2010/05/31

Hai tiếng súng và những điều tất yếu trong vụ “giải phóng mặt bằng” Nghi Sơn

Nguyễn Thanh Văn

"Giải phóng mặt bằng” là nhóm từ ngữ văn hoa mà các cơ quan chức năng vẫn hay dùng để nói về một việc làm rất thường xuyên của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Đó là “đuổi dân, chiếm đất, kiếm lời, bỏ túi” của các quan chức. Để việc đuổi dân, chiếm đất được chóng vánh, thường thì nhà cầm quyền đưa đến hiện trường đông đảo công an võ trang đầy đủ từ súng ống, dùi cui, roi điện, lựu đạn cay, hoặc ngay cả chó nghiệp vụ. Với lực lượng “giải phóng” hùng hậu như vậy, lúc nào nhà nước cũng có những “thắng lợi rực rỡ” để khoe trên báo đài.
Vụ “giải phóng mặt bằng” tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, hôm 25 tháng 3 vừa qua thì hơi khác một chút. Có nghĩa là công an không dùng đến những biện pháp thường lệ, mà giải quyết gọn nhẹ bằng mấy phát súng thị uy. “Chiến công” để đi đến “thắng lợi” của họ là một em bé 12 tuổi bị thiệt mạng, hai người khác bị thương. Sự việc sau đó đã được vài tờ báo điện tử như VietNamNet, Dân Trí, Tiền Phong, v.v.… đưa tin, kèm theo bản thông tin của công an tỉnh Thanh Hóa về vụ việc này. Thế nhưng chỉ đến buổi chiều cùng ngày các trang mạng đó đã đồng loạt lấy bản tin xuống. Việc bài vở, tin tức vừa được đăng trên các trang mạng nhà nước rồi bị lấy xuống ngay lập tức vẫn thường xẩy ra. Điều này cũng dễ hiểu, vì với một nhà nước lấy dối trá, bạo lực làm tiêu chuẩn hành xử, nhưng lại cố tô vẽ cho họ bộ mặt tốt đẹp bằng các phương tiện thông tin độc quyền, thì đương nhiên là dấu đầu lòi đuôi, để lộ nhiều điều khuất tất. Khi mà nỗ lực bưng bít thông tin ngày càng trở nên vô hiệu, thì hệ quả tất yếu sẽ là sự lúng túng, bất nhất; đưa tin gian dối lên rồi phải lấy xuống ngay.

2010/05/30

“Một bức hình có giá trị nghìn lời”

Nguyên Đình

Bất luận câu chuyện như thế nào, lỗi tại ai, chỉ cần nhìn vào bức hình này, hành xử của những cán bộ gọi là công bộc của dân cần phải được xem xét, đạo đức cần phải được chấn chỉnh.
Một người đã bị thương, dù là tội phạm nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm, cũng phải được đối xử như một con người – tính mạng phải được bảo vệ theo một nguyên tắc bất di bất dịch: cần phải được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện y tế hỗ trợ, bất luận là nạn nhân còn sống hay đã chết. Đó là nguyên tắc của một xã hội văn minh, biểu thị sự tôn trọng đối với quyền sống của con người.
Trong vụ Nghi Sơn, bức hình sau đây cho thấy hình ảnh một viên công an đang lôi một nạn nhân (anh Lê Hữu Nam bị trúng đạn) lên sàn chiếc xe thùng công vụ của công an giao thông trong khi anh đã bị thương nặng. Thật là một hình ảnh man rợ, mà người xem phải rỏ máu con tim!

Nhân việc tìm được bức hình “biết nói” này, chúng tôi trân trọng đề nghị quý bạn đọc, nếu có những bức hình “biết nói” tương tự, bất kể là về vấn đề gì, vui hay buồn, miễn có giá trị nói thay những lời phát ngôn, thì xin gửi về cho BVN lần lượt đăng tải lên, để cùng chia sẻ với nhiều người khác.

Luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt một cách thô bạo

FreeLeCongDinh

Chiều ngày 28/5, nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân lại bị Công An dùng bạo lực bắt giữ một cách trái pháp luật, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân. Công Nhân cho biết chị đã bị 6 viên An ninh thô bạo bẻ tay và “lôi xềnh xệch trên mặt đất“.
Sau 5 tiếng tra khảo liên tục, họ thả Công Nhân về nhà lúc 10 giờ tối cùng ngày. Hiện tại chị đang rất mệt, hai vai còn đau nhức sau những đòn trấn áp thô bạo của An ninh.
Chúng tôi đã liên lạc với Công Nhân, chị cho biết CA đã hành hung và bắt chị vào lúc 5.15pm tại Highlands Coffee (ngã tư Phan Bội Châu và Lý Thường Kiệt, Hà Nội).
Công Nhân đã kể lại những chi tiết của sự việc như sau:
Vào khoảng 5h chiều, khi đang ngồi uống cafe với 2 người bạn thì bất ngờ Công An ập đến và ngang ngược yêu cầu Công Nhân phải đứng lên đi theo. Trước yêu cầu quá vô lý, Công Nhân kiên quyết từ chối. Ngay lập tức, 6 viên an ninh xúm lại dùng bạo lực bẻ tay, nắm tóc và kéo chị đi.

2010/05/29

Người Chết như nhau

Người Buôn Gió

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây của blogger Người Buôn Gió nhan đề "Người Chết như nhau" (http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/470/470).
— -
Ngày hôm nay báo giới lề phải Việt Nam đồng loạt im lặng trước vụ việc chết người ở Nghi Sơn - Thanh Hóa. Tuy nhiên một số báo vẫn tiếp tục khai thác vụ giết người, chặt đầu đã xảy ra trước đó mấy hôm tại Hà Nội. Ngoài chuyện đi vào những tình tiết xoay quanh vụ giết người này, các báo còn ca ngợi các chiến sĩ công an đã nhanh chóng khám phá vụ án, bắt giữ hung thủ. Dư luận từ ngoài đường đến công sở, trên các trang mạng trong nước hăm hở bàn tán về quan hệ tình ái của hung thủ Đức Nghĩa, về tư cách của nạn nhân Phương Linh, thậm chí là về những ông bố của nạn nhân, thủ phạm. Vụ án hung thủ Đức Nghĩa gây xôn xao, thu hút dư luận bởi tính chất ly kỳ trong quan hệ tình ái và man rợ trong cách phạm tội. Các báo khai thác triệt để liên tục, ngay như Vietnamnet.vn, một tờ báo tương đối có uy tín cũng tiếp tục đưa bài thứ 6 chung quanh vấn đề này.

Thanh Niên Hành Động Vì Đất Nước tiếp tục dán tờ rơi tại Cần Thơ và Sài Gòn

NT

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin gửi đến bạn đọc bản tin của Nhóm Thanh niên Hành động vì Đất nước tiếp tục dán tờ rơi “HS.TS.VN” tại Cần Thơ và Sài Gòn (Nguồn: Uỷ Ban Phối Hợp Hành Đồng Vì Dân Chủ)
— -
Kính gửi Ủy ban Phối hợp Hành động vì Dân chủ.
Kính thưa Ủy ban,
Chúng tôi xin gửi đến ủy ban một số hình ảnh dán tờ rơi tại Cần Thơ và TP. HCM. Những hình ở Cần Thơ đã được làm từ ngày 10/5. Các hình ở TP. HCM được thực hiện trong 2 ngày 20 và 21/5.
Thay mặt nhóm Thanh niên Hành động vì Đất nước.
NT

Kiến nghị đổi tên biển “Nam Trung Hoa” thành biển “Đông Nam Á” - bắt đầu từ những việc nhỏ!

Nguyễn Đắc Hải Di

Trước tiên tôi xin mở đầu bằng 1 câu chuyện có thật. Khoảng đầu năm học này tại trường, tôi tình cờ thấy 1 tấm bản đồ tôi đã chụp lại ở đây:
Trong đó Sør-Kina là Nam Trung Hoa. Và Paracel-øyene (Kina) là Hoàng Sa (Trung Hoa).
Ban đầu tôi đã sùng sục lên và muốn làm rõ. Nhưng thứ nhất, trong lớp có 2 học sinh người Việt nhưng chỉ có 1 phản ứng, người còn lại đứng đờ ra không nói gì và hơi cười cười như thể đó chỉ là trò vui và tôi đang thổi phồng vấn đề. Thứ 2, cô giáo của tôi không nghĩ rằng đó là việc quan trọng và bảo nhà trường không thể xé cái bản đồ đi mà thay bằng cái khác được vì nó đắt tiền, như thể chuyện giá tiền quan trọng hơn vấn đề lãnh hải của 1 quốc gia. Thứ 3, tôi đã đi khắp trường và thấy mọi cái bản đồ đều như vậy và nhiều lần khác tới 1 số cơ quan, công ty… cũng thấy cũng loại bản đồ, tôi luôn nhắc mọi người nước ngoài tôi gặp nói Lunar new year thay vì Chinese new year, nhưng làm sao tôi có thể nói với từng người trong số họ về vấn đề này, khi mọi bản đồ ở Na Uy đều như vậy, và đa số các bản đồ khác trên thế giới đều như vậy, và mọi người bắt đầu hình thành suy nghĩ tin điều đó là đúng, vùng biển tên là biển nam Trung Hoa, và thuộc về Trung Hoa, và họ chẳng cần quan tâm điều tôi đang nói?

Sự khác nhau của công lý và dân chủ

Lê Nguyên Hồng

Sự khác nhau của công lý và dân chủ (Đòi công lý hay giành dân chủ?)
Lời tác giả:
Trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt Nam hiện nay, nhằm giải thể chế độ độc tài độc đảng Cộng Sản đang nắm quyền. Việc xác định tư tưởng và đường lối đấu tranh là điều hết sức quan trọng, nhất là đối với các nhà lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh. Quan điểm “đấu tranh đòi công lý thay vì đấu tranh giành dân chủ” là một quan điểm chưa chính xác về mục tiêu và ý nghĩa của hành động tranh đấu..
“Tư tưởng chỉ đạo hành động, tư tưởng đúng thì hành động mới đúng”.
Trước hết muốn tìm hiểu xem khái niêm “Công Lý” là gì và nó được bắt nguòn từ đâu, chúng ta sẽ phải xác định được sự công bằng là gì?
Công bằng có tự khi nào?
Thực ra công bằng đã có từ rất sớm, có lẽ là từ khi con người còn sống theo hình thức bộ lạc, bộ tộc, và nó là kết quả của sự phát triển lý trí, trong sự tiến hóa về mọi mặt của loài người. Sự công bằng thủa sơ khai hiện diện cùng với tự do bản năng, ví dụ, xuất phát từ tình cảm tự nhiên giữa con người với con người, một nguyên tắc nảy sinh: “Kẻ mạnh bảo vệ kẻ yếu” trong cộng đồng trước sự tấn công của thú dữ cũng như sự cạnh tranh từ các nhóm người khác…

Người Việt Nam: Thân thể ở Ba Đình nhưng tinh thần ở Bắc Kinh

Kami

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Mời bạn đọc theo dõi bài “Người Việt Nam: Thân thể ở Ba đình nhưng tinh thần ở Bắc Kinh” của blogger Kami
— -
"Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao"
(- HCM - Nhật ký trong tù)
Vừa qua trên các trang mạng thỉnh thoảng lại có xuất hiện các bài viết của những người trong nước gửi tới (có kèm theo hình ảnh) và được đăng trên một số trang web site nói về việc một số người trong nước viết các khẩu hiệu yêu nước trên bờ tường các khu vực công cộng tại TP. HCM và thủ đô Hà nội với nội dung HS.TS.VN.
Sáu chữ trên là là viết tắt chữ đầu của câu Hoàng sa-Trường sa-Việt nam, câu khẩu hiệu đó nếu viết đầy đủ sẽ là "Quần đảo Hoàng sa-Trường sa là của Việt nam", đây là một khẩu hiệu yêu nước mà chắc 90% những ai là người Việt nam đều phải ghi nhớ rằng hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt nam trên Biển Đông là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt nam. Câu khẩu hiệu đó đã được giương cao một cách tự do, hợp pháp duy nhất trong đợt biểu tình chống Trung quốc của nhân dân Việt nam cuối tháng 12/2007.

Gửi bạn ở Nghi Sơn

Đinh Tấn Lực

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết nhan đề "Gửi bạn ở Nghi Sơn" của blogger Đinh Tấn Lực
— -
Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để giành cho mình độc quyền tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là ‘thực tế khách quan’, qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không. — Luật sư Lê Công Định
Bạn hỡi,
Chúng mình chưa thân nhau, thậm chí chưa quen nhau. Nhưng tôi biết bạn, rất tình cờ, qua một mẩu tin ngắn (tính trên độ dài số chữ lẫn độ dài đời sống của nó từ lúc lên mạng tới lúc bị gỡ xuống đồng loạt), về những “va chạm” hết sức đáng tiếc tại công trường xây dựng nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn, Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, ngày 25/5/2010 vừa qua. Tựa đề của bản tin đáng tiếc đã gãy link đó là Ba người bị bắn ở khu kinh tế Nghi Sơn. Cũng chính điều đáng tiếc và cực kỳ đáng hối đó đã bật ra những dòng đường đột này để gửi đến người bóp cò, là bạn.

Việt Nam: Chấm dứt cuộc tấn công nhằm vào những người bất đồng ý kiến trên mạng

HRW

Chính phủ đàn áp blogger và các trang mạng
(New York, ngày 26 tháng Năm, 2010) – Việt Nam đã phát động một đợt tấn công tinh vi và kéo dài, gồm hai mũi giáp công nhằm vào những người bất đồng chính kiến trên mạng, theo thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra hôm nay. Chính quyền bắt giữ và đe dọa các blogger độc lập ở Việt Nam, đồng thời bật đèn xanh cho các đợt tấn công vi tính từ Việt Nam để đánh sập các trang mạng có xu hướng phê bình chính quyền Việt Nam.
Trong hai tháng vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất bảy blogger độc lập, khiến họ phải chịu các đợt thẩm vấn kéo dài, và trong một số trường hợp, sử dụng vũ lực. Sự gia tăng sách nhiễu này diễn ra đồng thời với các đợt tấn công vi tính có hệ thống nhằm vào các trang mạng vận hành bởi một số blogger và các nhà hoạt động ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Các đợt tấn công gây nguy hại nhất là sử dụng “botnet” – phần mềm xấu giả dạng công cụ hỗ trợ bàn phím tiếng Việt – để do thám máy tính cá nhân người sử dụng và tiến hành các đợt tấn công từ chối dịch vụ làm tê liệt các trang mạng. Những đợt tấn công này đã được cả Google và McAfee, một tập đoàn nổi tiếng về an ninh mạng xác nhận.

2010/05/27

Dân tộc phải hồi sinh!

Hà Sĩ Phu

Sự nghiệp chống nội xâm là việc căn bản của ta, còn phải làm dài dài. Nhưng việc chống ngoại xâm cấp thiết trước mắt bỗng dưng lại thành nhân tố tích cực, nó thức tỉnh, hoạt hoá xã hội, thêm người tốt, bớt người xấu, kéo mọi người lại gần nhau…
1. Mất nước là gì?
Ngoại xâm là sự xâm lăng từ bên ngoài, nội xâm là sự xâm lăng từ bên trong, đối với một quốc gia. Nếu quốc gia ấy không chống cự nổi trước sự xâm lăng, dù từ bên ngoài hay từ bên trong, thì kết quả đều giống nhau: mất nước!
Có người thắc mắc: trường hợp mất nước vào tay người trong nước là nghĩa làm sao? Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu “mất nước” là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình.
Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước!
Quyền làm chủ ấy bị mất vào tay người nước ngoài thì gọi là nạn ngoại xâm, mất vào tay kẻ thống trị độc tài trong nước thì đó là nạn nội xâm. Giặc ngoại xâm hay nội xâm đều cướp mất của dân quyền làm chủ đất nước, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền làm chủ đối với đất đai, lãnh thổ. Cả hai trường hợp đều do thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng, hoặc là thiếu dân chủ giữa các quốc gia, hoặc do thiếu dân chủ trong nội bộ một nước.

Ý tưởng mới cho hành động "HS-TS-VN" tại Tuyên Hóa, Quảng Bình

Blogger Tumasic

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin chuyển quý độc giả thêm một sáng kiến về cách thực hiện hàng chữ HS.TS.VN tại Tuyên Hóa, Quảng Bình. Bản tin và hình ảnh được đăng lại từ trang blog của Tumasic http://tumasic.blogspot.com.
— -
TUMASIC.TK - Tiếp tục các hành động yêu nước của những thanh niên Việt Nam khắp nơi viết chữ "HS-TS-VN" tại các nơi công cộng, hôm nay, Tumasic nhận được những hình ảnh từ Tuyên Hóa, Quảng Bình ghi lại kết quả hành động của một số bạn trẻ nơi đây.
Những hình ảnh này được ghi lại vào hai ngày 15/16-05 sau khi các bạn này đã phun các dòng chữ lên cột điện, ống cống ở nơi công cộng.
JPEG - 74.4 kb

2010/05/26

Nghĩ gì về ca khúc Sài Gòn trước 1975

Lê Quốc Trinh

Tôi là một Việt kiều xa quê hương lâu năm, nhưng trong tâm tư không bao giờ quên những hình ảnh quê nhà, nhất là những giai điệu tân nhạc mà tôi hằng ấp ủ say mê hồi còn ở miền Nam, trước năm 1975. Nhân đọc bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" của tác giả Nguyễn Thuỵ Kha đăng trên Tuần Việt Nam (21-04-2010), tôi cảm thấy tình cảm quê hương bị gián tiếp xúc phạm, do đó cần phải viết lên vài hàng góp ý với tác giả.
Trước hết xin nói rõ tôi chỉ là một kỹ sư, say mê tân nhạc Việt Nam, kiến thức âm nhạc không dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để trao đổi, tôi xin các nhạc sĩ yêu mến của hai chính thể VNCH (những người quá cố và những người còn sống hiện nay trong nước và hải ngoại) cho phép tôi "múa rìu qua mắt thợ" một lần.
Đọc lướt qua bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" tôi có cảm tưởng tác giả Nguyễn Thuỵ Kha cố tình diễn giải vấn đề dưới một cái nhìn chính trị chủ quan một chiều rất dễ bị độc giả thuộc giới am tường người ta đánh giá là thô thiển. Mở đầu là một câu phân biệt thể chế chính trị hai miền: "Sau hiệp định Geneve 20/07/1954,... Ở miền Bắc là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ở miền Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà". Cách phân biệt này cho thấy ngay tính chất giả dối của chính sách "hoà hợp hoà giải dân tộc" như thế nào trên một website của Nhà Nước.

Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn

Lê Minh

Tối hôm nay 24/5 lúc 8.30g, đài truyền hình ABC1 đã cho trình chiếu loạt phóng sự “Dirty Money” (Đồng tiền dơ bẩn) trên chương trình phóng sự nổi tiếng “4 Corners”. Đây là thiên phóng sự kéo dài của phóng viên Nick MacKenzie, chú tâm điều tra những vụ tham nhũng có liên quan đến các hợp đồng in tiền nhựa Polymer, giữa công ty Securency với Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia.
Nói đến tiền nhựa Polymer thì phải nói đó là công đầu của RBA. Sau khi thử nghiệm và cho lưu hành thành công tờ giấy bạc nhựa $5 đô la vào năm 1988, RBA đã tiến hành thay đổi lần lượt tất cả các loại tiền giấy còn lại sang tiền nhựa Polymer, và hoàn tất công việc này vào năm 1996. Thừa thắng xông lên, RBA cho thành lập công ty con Securency International, một liên doanh giữa RBA (50%) và Innovia Films (50%) một công ty Anh Quốc, để tiếp thị kỹ thuật in loại tiền nhựa Polymer này.
Tuy là loại tiền nhựa Polymer chứng tỏ được ưu thế vượt trội hơn hẳn tiền giấy, mà một trong những ưu điểm là khả năng chống giả cao lên đến 98%, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao Securency có thể tiếp cận và thuyết phục quan chức ngân hàng các nước khách hàng chịu thay đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer. “Cái khó đẻ cái khôn”, thế là các quan chức Securency bèn nghĩ ra cách thuê mướn, lập ra một mạng lưới chân rết các “trung gian” để tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với các quan chức ngân hàng từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi.

Một người làm, cả họ liên lụy

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến bạn đọc tâm tình về hành động bày tỏ lòng yêu nước qua hàng chữ "HS.TS.VN" của Nguyễn Minh:
— -
Nguyễn Minh - "Một người làm, cả họ liên lụy"
Kính thưa Ban biên tập và quí bạn đọc,
Sau khi gởi đến Dân Luận những tấm ảnh "HS.TS.VN" do tôi thực hiện vào giữa tháng 4, tôi đã tiếp tục việc làm này ở một số nơi tại TP. HCM vào cuối tháng 4 vừa qua. Việc làm đã xong, ảnh đã có, nhưng mãi đến ngày hôm nay, tôi mới có thể gởi đến Ban biên tập, vì một phần là do công ăn việc làm, phải đi xa và mới trở về được vài hôm. Phần khác là gia đình tôi khám phá ra là tôi đã dám làm chuyện "tày trời", nên đã năn nỉ tôi ngưng, để không liên lụy đến gia đình. Điều này đã làm cho tôi phải khựng lại và suy nghĩ rất nhiều. Trong xã hội này, mặc dù lúc nào chính quyền cũng nói là "sống và làm theo pháp luật", nhưng khi cần, họ áp dụng luật rừng để đối xử với nhân dân và hành xử như một chế độ phong kiến, đó là "một người làm, cả họ liên lụy". Họ đã áp dụng cách này đổi với gia đình anh Điếu Cày và gia đình của nhiều nhà dân chủ. Đây chính là điều tôi phải suy nghĩ và sau cùng đã phải hứa với gia đỉnh là tôi sẽ không tiếp tục nữa. Tuy nhiên, những tấm ảnh tôi chụp những việc làm vào cuối tháng tư, tôi vẫn gởi cho Ban biên tập và xem như là đóng góp sau cùng của tôi cho những việc làm tuy nhỏ, nhưng lại không thể tiếp tục.
Xin cho tôi gởi lời cám ơn đến tất cả những bạn đã hỗ trợ, khuyến khích việc làm của tôi. Xin gởi lời tạ lỗi đến anh Nguyễn Ngọc là mặc dù cố gắng vượt lên trên sự lo âu, sợ hãi, nhưng sau cùng tôi đã không vượt qua được sự lo âu những gì sẽ xảy ra cho gia đình. Tôi đành chấp nhận mình trở lại thân phận của một thằng hèn và tiếp tục để nỗi đau lòng của một thằng yêu nước dày xéo lương tâm của mình.
Nguyễn Minh

2010/05/25

Biến động Thái Lan: Khát vọng của số đông nghèo khó

Nguyễn Kim Hạnh

I.Diễn tiến cuộc biến động chính trị tại Bangkok:
Triều đại Chakri của Vương Quốc Thái Lan bắt đầu từ Vua Rama I vào năm 1782 và kéo dài đến hiện nay là Vua Rama IX. Trừ Rama I, hầu hết các vua Thái còn lại đều du học nước ngoài, có trình độ ít nhất là Cử Nhân và hấp thụ nền văn minh của Tây phương. Cho đến năm 1932, vương triều Chakri đã chuyển từ thể chế quân chủ sang thể chế đại nghị (nghị viện chế) dưới thời Vua Rama VII; tuy nhiên, sinh hoạt chính trị xứ Thái vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của Hoàng gia cho đến ngày nay. Một điểm đặc biệt của triều đại Chakri là nhờ khôn khéo bang giao và mở cửa giao thương với Châu Âu và Châu Mỹ, các vua Thái đã giúp quốc gia của họ tránh được nhiều chiến tranh trong lịch sử cận đại và không bị đô hộ bởi Tây phương như các nước còn lại tại khu vực Đông Nam Á.
Trong 78 năm dưới nền dân chủ nghị viện, Thái Lan đã trải qua 18 cuộc đảo chánh do những bế tắc của chính phủ dân sự. Đồng thời Thái Lan cũng đã có những cuộc nổi dậy của quần chúng chống đối lại chính phủ đương thời. Nổi bật nhất là các cuộc phản đối của quần chúng, sinh viên và giới trí thức lên đến hàng trăm ngàn người trong những năm 1973, 1976 và 1992. Riêng hai cuộc nổi dậy của sinh niên trường Đại học Thammasat năm 1976 và cuộc tranh đấu của quần chúng trung lưu chống chính quyền quân đội vào 1992, người biểu tình đã bị quân đội và lực lượng bán quân sự đàn áp đẫm máu, để lại một vết nhơ trong lịch sử Thái và vẫn còn gây nhiều nhức nhối trong người dân Thái mỗi khi nhắc tới.

Nước Nga “không Stalin” và thế giới “không di sản Stalin”

Ngô Văn

Nước Nga dưới triều đại của ông Putin, và sau này với cái bóng của tổng thống Medvedev bên cạnh, vẫn bị thế giới chê là không biết làm gì hơn là bám vào nguồn dầu thô để sống và đi bắt nạt những nước Cộng Hoà cũ đã ly khai khỏi Liên Bang Xô Viết trước đây. Đặc biệt là thành phần cộng sản cũ bám vào hình tượng Stalin, nương theo tinh thần quốc gia cực đoan của ông Putin hô hào phục hồi lại thời “vàng son” của nước đàn anh cộng sản này, đã khiến hình ảnh nước Nga ngày nay càng bị xấu đi... Thế nhưng, hình ảnh này của Nga có thể đã được cải thiện rất nhiều qua những gì đã diễn ra trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Phát Xít vừa qua, mà điều quan trọng nhất là sự nhìn nhận những thực tế của lịch sử của giới lãnh đạo nước Nga.
Năm nào Nga cũng tổ chức kỷ niệm chiến thắng Phát Xít vào ngày 9 tháng 5, nhưng những năm chẵn thường long trọng hơn. Lễ kỷ niệm năm nay, ngoài cuộc diễn hành vĩ đại ở quảng trường Đỏ thì sự có mặt của nhiều vị nguyên thủ một số quốc gia như Đức, Anh, Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô cũ; và đây là năm đầu tiên lễ kỷ niệm diễn ra ở đồng thời 30 thành phố khác nhau trên toàn nước Nga, được coi là những nét đặc biệt của lễ kỷ niệm lần này.

Hàng chữ HS.TS.VN xuất hiện tại Phan Thiết

Nguyễn Thành Sơn

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin chuyển đến quý độc giả bản tin về hành động bày tỏ lòng yêu nước qua hàng chữ HS.TS.VN được thực hiện tại Phan Thiết (http://vietinfo.eu/821/99997/ban-doc-viet-xin-tiep-tuc-bay-to-long-yeu-nuoc.htm)
— -
Bạn đọc viết: Xin tiếp tục bày tỏ lòng yêu nước
24-05-2010
Tôi đã dự định sẽ tiếp tục thực hiện việc làm này. Nhưng trong thời gian qua, một phần là tôi bận công việc làm ăn, một phần khác là hồi hộp, lo sợ, không biết cơ quan điều tra của nhà nước có tìm đến tôi hay không.
Kính gửi Ban biên tập trang mạng Vietinfo
Kính thưa Ban biên tập.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban biên tập đã cho phổ biến lá thư và hình ảnh của tôi gửi về việc bày tỏ lòng yêu nước qua cách vẽ các hàng chữ "HS.TS.VN" ở một số nơi công cộng. Tôi không ngờ là các hình ảnh này đã được nhanh chóng truyền đi trên mạng internet. Điều này làm cho tôi lên tinh thần rất nhiều.
Tôi đã dự định sẽ tiếp tục thực hiện việc làm này. Nhưng trong thời gian qua, một phần là tôi bận công việc làm ăn, một phần khác là hồi hộp, lo sợ, không biết cơ quan điều tra của nhà nước có tìm đến tôi hay không. Vì các nơi tôi vẽ, công an đã cho người xóa và mở cuộc điều tra. Sở dĩ mà tôi biết họ đang điều tra là vì có người quen ở ngay nơi có vẽ chữ "HS.TS.VN" nói cho tôi biết là công an đến hỏi là có thấy ai đã vẽ các chữ này không, nhưng cho đến nay công an không tìm ra được dấu vết gì cùa người đã vẽ các hàng chữ này.
Sau một thời gian nín thở, tôi nhận thấy họ không biết tôi. Nỗi lo sợ không còn nữa. Nên tôi quyết định làm tiếp và kỳ này thì thực hiện ở nơi xa. Tôi và một người bạn đã rũ nhau đi Phan Thiết vào cuối tuần 15 và 16 tháng 5. Vừa đi chơi, vừa nhân cơ hội vẽ và dán trên tường ở một số nơi khẩu hiệu "HS.TS.VN" và "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam".
Tôi kính mong Ban biên tập giúp tôi phổ biến các tấm ảnh này rộng rãi, với hy vọng rằng giới trẻ Việt Nam cùng hưởng ứng đề bày tỏ lòng yêu nước và nói lên sự bất bình đối với chính quyền về các hành động đàn áp các nhà yêu nước như anh Điếu Cày, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn Phạm Thanh Nghiên, v.v.
Nguyễn Thành Sơn


2010/05/24

Thư ngỏ về việc nhà khoa học Hà Sĩ Phu lại bị cắt điện thoại

Bùi Minh Quốc

Trân trọng gửi đến các đồng nghiệp cầm bút, các Luật sư và tất cả những ai quan tâm
(Kính nhờ các báo đài trong ngoài nước và mạng internet công bố giùm)
Ngày 08.05.2010, điện thoại và đường truyền internet của nhà khoa học Hà Sĩ Phu (địa chỉ tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà lạt) ngưng hoạt động.
Sau khi yêu cầu sửa chữa không kết quả và cố công lần tìm manh mối, tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu mới được chính thức thông báo rằng cơ quan nhà nước quyết định cắt vĩnh viễn liên lạc từ 2 máy điện thoại mà ông thuê của Trung tâm viễn thông Đà Lạt vì lý do “được sử dụng để truyền tải những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an tỉnh Lâm Đồng)” (trích biên bản làm việc số 64/BB – TTr ngày 18.05.2010 giữa công dân Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sĩ Phu với Thanh tra sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lâm Đồng gồm chánh thanh tra Bạch Ngọc Dũng và phó chánh thanh tra Nguyễn Thúy Hằng).
Tôi, Bùi Minh Quốc, cũng có mặt cùng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong buổi làm việc đó. Tôi nói với Chánh, Phó thanh tra Sở TTTT: Thế là hôm nay nhà nước cũng đã hơi khá lên về mặt hành chính trong quan hệ với công dân, chứ như lần trước, ông Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại liên tục 11 năm 7 tháng từ 1997 đến 2008 mà chẳng nhận được một văn bản nào của cơ quan thẩm quyền.

2010/05/23

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền: công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi

RFA

Tường An, thông tín viên RFA
2010-05-22
Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW đã lên tiếng về vụ công an bắt giữ ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam.
Ba người này là: Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.
“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”

2010/05/22

Bài học từ Giáo Hội Balan cho Giáo Hội Việt Nam

Vinh Mỹ

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu cùng quý độc giả bài viết mang tựa đề "Bài học từ Giáo Hội Balan cho Giáo Hội Việt Nam" của tác giả Vinh Mỹ. Bài được đăng trên trang blog http://muoisau.wordpress.com
— -
“Ôi cái ông già nầy, cái ông già này…
Tổng Giám mục đã mất liên hệ với dân chúng!” (1)
Trong những ngày gần đây, giới truyền thông công giáo bình luận rất nhiều về câu nói sau đây của Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Balan “Tình hình của Giáo Hội tại Việt Nam rất giống với tình hình Giáo Hội Ba Lan chúng ta trong hai thập niên 60 và 70,.. Đáng tiếc là giờ đây chúng ta thấy những gì đã diễn ra ở Ba Lan lại được tái diễn tại Việt Nam”.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta nhận thức được sự giống nhau nói trên; nhưng thử hỏi Giáo hội Công giáo Việt Nam đã học hỏi được gì và có thể học được gì qua những biến cố đã xảy ra ở Ba lan để đối phó với những gì đang tái diễn tai Việt Nam?

Hiện tình Đối nội và ứng xử Đối ngoại

Lê Quốc Trinh

Đáp ứng loạt bài ca tụng tài đức lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dịp tưởng niệm ngày 19 tháng Năm, nhìn lại những khó khăn của dân tộc Việt Nam đứng trước thử thách cấp bách của đất nước, tôi xin phép có đôi lời phân giải.
Trước hết chúng ta hãy bình tĩnh quan sát kỹ tình hình xưa và nay để thấy rõ những vấn đề mấu chốt:
- Ngày nay, ở thời điểm năm 2010 này, tổ quốc Việt Nam đã thật sự thống nhất lãnh thổ hai miền, một thực tế không thể chối cãi. Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên chính thức trong Liên Hiệp Quốc, tuy rằng tranh chấp chủ quyền hãy còn bàn cãi với ngoại bang. Do đó nếu cứ tiếp tục đi ngược lịch sử nhắc lại hình ảnh ông Hồ Chí Minh và những lời tuyên bố hào hùng 50 năm trước đây thì vô hình chung chúng ta cứ muốn bị giam hãm mãi trong quá khứ vừa oai hùng vừa tang thương đẫm máu và nước mắt sao? Phải chăng Nhà Nước muốn đánh bóng tên tuổi ông Hồ để tiếp tục lôi kéo tình cảm dân tộc đi vào con đường sa lầy không lối thoát?

2010/05/21

Công An Nhân Dân: Vì Đảng quên dân, vì thân phục vụ!

Lê Minh

Mấy hôm nay dân mạng trong và ngoài nước chuyền nhau bức hình tấm panô treo trước cửa của trụ sở Bộ Công An CSVN tại 44 Yết Kiêu, Hà Nội. Tấm panô này có hàng chữ rất... kêu và rất phản động: Công an Nhân dân: Chỉ biết còn Đảng còn mình.
JPEG - 35.6 kbTấm panô “Công an Nhân dân - Chỉ biết còn Đảng còn mình”.
Tại Việt Nam, hầu hết các cơ quan, tổ chức đều có tên gọi đi kèm với “Nhân dân”, chẳng hạn Tòa án Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Quân đội Nhân dân. Đương nhiên lực lượng công an cảnh sát cũng không ngoại lệ, cho nên mới có tên gọi chính thức là Công an Nhân dân (CAND). Đối với trường hợp của tổ chức này thì có mối “gắn bó” với nhân dân “đặc biệt” hơn cả.
Cũng như tất cả lực lượng công an cảnh sát mật vụ tại các nước cộng sản, lực lượng công an CSVN mà tên chính thức là Công an Nhân dân, là cánh tay duy trì quyền lực hữu hiệu nhất của ĐCSVN. Đây cũng chính là lực lượng sắt máu, trung thành tuyệt đối với Đảng, không khác gì chó trung thành với chủ, sẵn sàng cắn xé bất cứ lúc nào, không cần biết đó là những mệnh lệnh đúng sai, hay phi nhân bản. Để đạt được sự phục tùng mệnh lệnh một cách tuyệt đối, không đắn đo, người CAND phải “tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong lời hứa danh dự trước tiên của mình. Cũng chính vì sự trung thành tuyệt đối này của lực lượng CAND mà người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phải khổ sở điêu đứng.

Thư tố cáo công an dùng bạo lực cưỡng đoạt tài sản, khủng bố tinh thần

Lư Thị Thu Trang

Sài Gòn ngày 19/5/2010
THƯ TỐ CÁO
Về việc:
Nhận lệnh chỉ đạo từ Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam, công an an ninh nỗ lực đàn áp, khủng bố tinh thần trẻ con; dùng bạo quyền cưỡng đoạt tài sản + giấy tờ tùy thân của dân oan Lư Thị Thu Trang.
Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam ở trong và ngòai nước.
- Các chính khách của những quốc gia yêu chuộng Tự do và Công lý.
- Các Cơ quan truyền thông đại chúng.
- Ông Lê Hồng Anh - Bộ trưởng Bộ công an nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi tên Lư Thị Thu Trang, hiện đang cư ngụ tại 77/13B đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.Gò Vấp, Tp. Sài Gòn. Nay viết đơn này tố cáo tội ác mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) đã gây ra cho tôi và gia đình. Cụ thể là: Lãnh đạo công an Việt Nam đã chỉ đạo cho lực lượng công an an ninh tại Tp. Sài Gòn bủa vây đàn áp, chặn bắt người trái phép, đánh đập, cướp đoạt tài sản. Hiểm độc hơn, họ cố tình khủng bố tinh thần những trẻ nhỏ vô tội của gia đình họ Lư chúng tôi.
Vào ngày 28/4/2010 khi tôi chở đứa con trai nhỏ hơn 5 tuổi đến nhà chị Dương Thị Tân ở đường Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Tp. Sài Gòn, dự định cùng đi Chùa với chị, vì hôm đó là ngày Rằm. Đến nơi mới biết chị Tân không có mặt tại nhà. Tôi gọi điện thoại cho chị, chị nói sẽ về nhà ngay nên vẫn ở nhà chị để chờ. Độ ít phút sau, tôi nghe cháu Dũng nói: “Mẹ con mới bị chặn bắt ngoài bãi giữ xe của siêu thị, cô cứ ở đây đợi mẹ để con đi đón em con về”. Cháu còn dặn thêm: “Con đi rồi, ai gọi cửa thì cô cũng đừng mở, hãy chờ con về”.

2010/05/20

Hà Nội che dấu sự xung đột trên Biển Đông?

Trung Điền

Ngày 11 tháng 5 vừa qua, nhân khai mạc Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 4 nhóm họp tại Hà Nội, Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng quốc phòng và cả tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã phủ nhận tin tức liên quan đến những “xung đột gần đây giữa hải quân Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc” trên biển Đông. Theo bản tin của DPA thì Tướng Thanh cho rằng mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc hiện nay “rất tốt với tinh thần đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện”. Phùng Quang Thanh còn nói rằng, Hà Nội sẽ làm hết sức để kềm chế chính họ và không để cho những “thế lực thù địch” bên ngoài khích động hay tạo ra những rạn nứt trong mối quan hệ Việt – Trung.
Trong khi đó, Nguyễn Chí Vịnh, một nhân vật thân Trung Quốc và đang nổi lên trong Bộ quốc phòng, thì bác bỏ xác suất có thể xảy ra cuộc xung đột võ trang trên Biển vì cho là sẽ bất lợi cho mọi phía. Đối với những ngư dân Quảng Ngãi bị bắt giữ, Nguyễn Chí Vịnh cho rằng “vì rất khó để phân biệt ranh giới rõ ràng khi đánh bắt cá ở vùng biển Đông nên mới xảy ra vụ tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt”. Phát biểu vừa kể của những người đứng đầu bộ máy quân đội là ông Thanh lẫn ông Vịnh, cho thấy là Cộng sản Việt Nam đã không những phủ nhận những “xung đột” gần đây mà còn cố tình đổ cho “các thế lực thù địch bên ngoài” dựng ra những xung đột để kích động hai bên.

Bài báo sặc mùi hiếu chiến trên báo mạng Trung Quốc

Vũ Cao Đàm

17 tháng 5/2010
Bài Vũ Cao Đàm gởi RFA.
Thêm một bài báo sặc mùi hiếu chiến trên trang mạng Trung Quốc: “Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa”. (Đưa lên mạng TQ ngày 9/1/2010)
Vật tế cho trận chiến
“Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa” là kết luận ngắn gọn, rắn đanh của bài báo mang tiêu đề “Việt Nam, Vật tế cho trận chiến thu hồi Nam Sa” (越南—收复南沙之战的祭品) vừa được đưa lên nhiều trang mạng của Trung Quốc.
Nguyên văn câu kết luận bằng Hán ngữ là “杀越寇为 南沙之战祭旗” (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa – Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ).
Chúng ta là dân, không thể biết được các nhà lãnh đạo hai “đảng anh em” bàn với nhau những chuyện gì, nhưng bằng bài báo này, thì có thể nói chắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, các ông anh Đại Hán đã gọi dân Việt Nam là bọn “giặc Việt” (Việt khấu), và hạ quyết tâm giết thẳng tay bọn “giặc Việt” để làm vật tế cho cuộc chiến “thu hồi” Nam Sa, thu hồi miền biển đảo mà tổ tiên họ chưa hề đặt chân đến. Theo cách viết trong bài báo mà tôi đã dịch đăng trên BVN mấy ngày trước đây, thì người Trung Quốc phải quyết tâm giết bọn “giặc Việt” “lòng lang dạ sói” không cần bàn đến việc điều đó có là đạo đức hay là vô đạo đức.

Tân Rai: Khai thác Bô-xít hay chiếm lĩnh trận địa?

Lê Quốc Trinh - Radio CTM

Nhận thấy rằng mối quan hệ VN-TQ càng ngày càng căng thẳng, VN tiếp tục bị bao vây và bị đe doạ trên Biển Đông, hôm nay lệnh cấm đánh bắt cá của TQ trong vùng lãnh hải VN bắt đầu có hiệu lực, mà chính quyền Nhà Nước thì bó tay, bài phản biện này được xem như là một tiếng chuông gióng lên báo động tình hình khai thác khoáng sản trên Tây Nguyên. Trong bối cảnh thông tin công khai của báo chí trong nước không đầy đủ, bài viết này có thể chưa thể hội đủ dữ kiện chính xác và cập nhật, đành phải dựa trên những kinh nghiệm thực hành mà tôi từng thực hiện trong các công trường khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy tinh luyện kim loại ở Canada, mong các độc giả thứ lỗi, nếu có sơ sót.
Hồi cuối tháng Chạp năm ngoái đúng lúc Trang Mạng BauxiteVietNam bị tin tặc đánh phá điên cuồng thì tôi có đọc được một bài viết của nhà văn Phạm Viết Đào nói về chuyến lên thăm công trường khai khoáng Tân Rai trên Lâm Đồng, ngày 25-12-2009 đăng rộng rãi trên Blog Phạm Viết Đào (bài SỰ BÍ HIỂM CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN ALUMIN TÂN RAI-LÂM ĐỒNG) và nhiều Website, từ đó tôi xin phép sử dụng như một chứng tích (reference). Trong thiên phóng sự đó anh Đào đã chụp một lô ảnh khoảng 20 tấm, rất rõ ràng về quang cảnh xây cất nhà máy, nhà cửa, biệt thự, vườn tược, vv... Tôi hãy còn giữ những tấm ảnh đó trong hồ sơ để đối chiếu. Tôi xin đặt giả thuyết rằng những bức ảnh đó là chứng cớ thật của tình hình xây cất trên công trường Tân Rai đến cuối năm 2009.
Sau khi quan sát những bằng chứng đó, tôi giữ lại sáu (6) bức ảnh nổi bật gây nghi vấn nhiều nhất, như sau:
JPEG - 57.6 kb
1)- Hình #1: Tấm bảng vẽ sơ đồ khu công nghiệp đựng trước cổng ra vào, xem như cách quảng cáo về viễn ảnh nhà máy tương lai;
2)- Hình #2: Bức hình chụp hàng chục ống cống ximăng đừơng kính lớn (gần khoảng 1.5m) xếp hàng chờ đợi lắp đặt;
3)- Hình #3: Bức hình chụp những giao thông hào rộng và sâu, chắc là để chuẩn bị đón nhận những đường ống ximăng cho hệ thống cống thải?
4)- Hình #4: Bức hình chụp những nhà máy cỡ nhỏ đang được đúc cột bêtông giống như căn nhà lầu đang xây cất ở thành phố;
5)- Hình #5: Bức hình chụp chính diện căn nhà lầu biệt thự to lớn dùng cho Ban Quản Trị công trường, mỗi phòng có riêng một dàn máy điều hoà không khí gắn cạnh cửa sổ;
6)- Hình #6: Tấm hình chụp khu vườn hoa to lớn, xinh đẹp, hoa lá cắt tỉa rất công phu, chắc là dành riêng cho các ông lớn;

Ân Xá Quốc Tế Anh biểu tình trước sứ quán CSVN đòi thả tù chính trị

Tin Luân Đôn – VQ Anh: Hôm Chủ Nhật 16/05/2010 tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước Đại sứ quán CSVN tại Luân Đôn để đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Theo tổ chức nầy cho biết việc giam giữ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm bằng cách áp đặt một bản án hình sự cho họ là một hành động vi phạm công ước quốc tế. Hàng trăm tờ rơi (Flyer) đã được phát cho bộ hành chung quanh khu vực biểu tình và nhiều người nước ngoài đã tham gia vào việc ký kháng thư gởi nhà cầm quyền CSVN đòi trả tự do toàn diện cho các tù nhân nói trên (hình chụp tờ rơi tiếng Anh đính kèm bên dưới bản tin).
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói là họ bỏ một số kháng thư vào thùng thư của Đại sứ quán (vì cổng vào Đại sứ quán bị đóng chặt) và sẽ gởi thêm các thư mới cho Đại sứ quán, nhưng họ không hy vọng Đại sứ quán CSVN tại Luân Đôn chuyển về cho Bộ Ngoại Giao CSVN, vì họ biết là các viên chức sứ quán thường giấu đi các tin tức làm dị ứng nhà cầm quyền CSVN trong nước (ông Lee Lindsey, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình, nói như thế với các đại diện chính đảng của Việt Nam tham dự biểu tình).
Nhiều người Anh lái xe đi ngang khu vực biều tình đã ngừng xe hỏi thăm mục đích cuộc biểu tình đọc tờ rơi và tự nguyện đến ký tên vào kháng thư.
Tham dự bên cạnh Ân Xá Quốc Tế, về phía Việt Nam có các thành viên của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, đảng Dân Chủ 21 và đảng Việt Tân.
Cuộc biểu tình kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều cùng ngày.
Thông tín viên tự do tại Luân Đôn (Freelance correspondent) ghi lại.
JPEG - 48.8 kb

2010/05/18

Tâm tình với chị Lê Thị Công Nhân

Tiểu Hà

Úc Châu ngày 17 tháng 5 năm 2010
Chị Công Nhân kính mến,
Đầu tiên em xin gửi lời chúc mừng chị và gia đình cuối cùng cũng đã được đoàn tụ sau 3 năm dài đau khổ và đầy uất ức.
Em chỉ là một người con gái Việt bình thường, sống trên một đất nườc thứ hai, là người rất ngưỡng mộ tinh thần bất khuất và anh dũng của chị Nhân. Em biết chị Nhân đã hy sinh một cuộc sống yên bình, một sự nghiệp sáng lạng và cả một mái gia đình êm ấm của chính bàn thân mình để đứng lên đấu tranh đòi lại quyền tự do, dân chủ cho hàng triệu đồng bào Việt nam. Em thật cảm phục tấm lòng yêu nước, yêu dân và sự hi sinh quá lớn của chị!
Đất nước Việt Nam mình còn quá nghèo, người dân thì bị đàn áp khổ sở cùng cực. Thế mà những giai cấp lãnh đạo cứ nhởn nhơ vơ vét, làm giàu trên mồ hôi, nước mắt, thậm chí trên cả xương máu, và tính mạng của người dân lao động nghèo. Sao cuộc đời lại bất công đến thế! Đến bao giờ đất nước mình mới có sự thay đổi?
Chị Nhân à, nhưng xin chị đừng nản lòng chị nhé. Hãy tiếp tục vững bước vì giờ đây sẽ có rất nhiều đồng bào ở hải ngoại này và rất nhiều người dân Viêt Nam mình đang dõi mắt theo bước chân của chị. Chúng ta sẽ cùng chung bước trên công cuộc đấu tranh này chị nhé!
Em xin nguyện chúc chị Nhân luôn mạnh khoẻ, và vững niềm tin vào cuộc sống, vào lý tưởng tự do, dân chủ của mình. Chị mãi mãi là một niềm kiêu hãnh cho toàn thể dân tộc Việt Nam, là một tấm gương soi sáng cho thế hệ trẻ chúng em noi theo.
Cố lên nhé chị Nhân ơi, mọi người sẽ luôn sát cánh bên chị!
Ký tên
Em gái rất ngưỡng mộ chị.
Tiểu Hà
Sydney

2010/05/17

Thì ra, công an là tin tặc

Sau khi một loạt những trang web bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Việt Nam bị tấn công hồi cuối năm 2009 và đầu năm 2010, công ty phần mềm McAfee và công ty Internet Google Inc đã phát hiện ra thủ phạm. Ngày 30/3/2010, trang blog của ông George Kurtz, trưởng bộ phận công nghệ của McAfee, đã viết: “chúng tôi tin là những kẻ tấn công có thể có động cơ chính trị và có thể họ là những người có liên hệ với chính phủ nước CHXHCN Việt Nam”. Đồng thời bài viết của ông Neel Mehta trên blog Google cũng viết “cụ thể là những vụ tấn công này nhằm tìm cách dập tắt những ý kiến phản đối dự án khai thác bauxite, một vấn đề quan trọng và gây bức xúc ở Việt Nam”.
Ngay sau đó, ngày 3/4/010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin trên diễn đàn An ninh mạng Google (Google Online Security Blog) và McAfee về vấn đề này, đã bác bỏ những cáo buộc từ phía Google và McAfee. Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng: “Đây là những ý kiến không có cơ sở.”

Tập sống tự do dân chủ mất bao lâu?

Ngô Nhân Dụng

Ðầu thế kỷ trước, Phan Bội Châu đang ở Ðông Kinh viết thư cho Phan Châu Trinh ở Quảng Nam trong nước để khuyên không nên đề xướng các học thuyết tự do dân chủ, “Dân chi bất tồn, chủ ư hà hữu?” Phan Bội Châu cho rằng người dân Việt Nam chưa đủ khả năng sống theo lối tự do dân chủ. Cụ ví “quốc dân ta còn đang măng sữa” như đứa trẻ con răng chưa chắc mà cho ăn xương thì sẽ bị hóc, chân chưa vững mạnh mà bắt chạy thì sẽ ngã, què chân. Các học thuyết của Montesquieu và Rousseau thì ngay cả các nhà Nho nước ta cũng chưa biết đến. Ðem những học thuyết dân chủ ra cổ động, người ta không hiểu đầu đuôi gì thì sẽ không được mấy người tán thành!
Cụ Phan Hà Tĩnh có lý do riêng để phản đối cụ Phan Quảng Nam: Ông đang phò tá Cường Ðể, hy vọng sẽ lập lên làm vua sau này, khi đuổi được người Pháp. Lập một người hoàng tộc làm minh chủ thì dễ vận động dân chúng hơn. Ngoài ra, muốn cầu viện Nhật Bản thì chọn thể chế quân chủ lập hiến giống như họ.

2010/05/15

Bế tắc chung và những lối thoát riêng

Kim Tuấn

Trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ lãnh đạo của họ lại bế tắc như hiện nay. Dĩ nhiên, ngay trước mắt là những bế tắc về tư tưởng chỉ đạo hay chủ thuyết nền tảng, những bế tắc trong nỗ lực gán ép miễn cưỡng 2 hệ kinh tế ngược chiều, nhưng quan trọng hơn nữa là họ không còn thấy tương lai phía trước. Hay nói cách khác, họ đã cảm được sâu xa trong lòng, tương lai không thuộc về họ.
Trong quá khứ, vào thời chiến tranh bị thúc đẩy và chỉ đạo bởi cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, với mục tiêu bành trướng khối cộng sản, thống trị thế giới, CSVN được cung cấp đầy đủ mọi mặt để đơn thuần đóng trọn vai một người lính xung kích cho thế giới đỏ. Thật vậy, trong cuộc chiến tranh này họ đã nhận từ các đàn anh, đặc biệt là từ Cộng Sản Trung Quốc sự giúp đỡ to lớn và toàn diện từ chính trị đến ngoại giao, kinh tế, cách thức xiết chặt xã hội, chiến lược chiến thuật, vũ khí, kỹ thuật, và ngay cả nhiều sư đoàn lính Tàu trên đất Việt.
Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, sát nhập hai miền mà họ gọi là “thống nhất”, lãnh đạo Đảng chính thức chọn Liên Xô làm chỗ dựa để lấn chiếm Miên, Lào, và cắt cầu với Trung quốc. Người “đồng chí lớn" trước đây trở thành kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp, và rất thâm hiểm suốt từ thời kháng Pháp (theo 3 tài liệu đảng CSVN phát hành vào đầu thập niên 1980). Và cái giá cho sự “đổi chiều” này là cuộc chiến Biên giới 1979 với rất nhiều tàn phá, chết chóc.

Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa thượng Quảng Độ

RFA

 2010-05-13
Tại lễ Kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam hôm 11/05/2010, ở trụ sở Quốc hội Mỹ, một đoạn phim về cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ do Kristopher Anderson thực hiện đã được trình chiếu.
Nhân dịp này Quỳnh Như của Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn ông Kristopher Anderson, một trong hai người của Diễn đàn Tự do Oslo đã thăm Hòa Thượng Tăng Thống GHPGVNTN.
Ông Anderson là người thu hình cuộc phỏng vấn với Hòa thượng Thích Quảng Độ, biên tập và trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 11 tháng 5 vừa qua. Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Thịch Quảng Độ. Việt Long chuyển ngữ.
Cần tiếp tục tranh đấu
Kristopher Anderson: Tại sao ngài bị quản chế tại chùa?
HT Thích Quảng Độ: Bởi vì chính quyền Cộng sản nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ. Cho nên tôi bị quản chế để không có cơ hội nào được gặp gỡ nhiều người. Ở đây, tôi có muốn nói cũng không có ai để nói, hay có ai đến gặp tôi thì đôi khi công an ở quanh đây, bên kia đường, sẽ vào chùa. Cho nên tôi bị cô lập. Họ không muốn tôi gặp một ai, vì thế họ phải buộc tôi bị quản chế lâu dài.

Thêm những tấm hình biểu ngữ HS.TS.VN

Thanh

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin chuyển quý độc giả một bản tin và hình ảnh khác về hàng chữ HS.TS.VN của tác giả Thanh (http://danluan.org/node/4945).
— -
Kính gởi Ban Biên Tập Dân Luận,
Trong những ngày vừa qua, tui có cảm giác là bị theo dõi. Do đó, tôi phải tạm thời ngưng việc vẽ mấy chữ "HS.TS.VN" một thời gian. Cách đây vài hôm, tôi thấy có thể cảm giác này là do sự lo lắng quá mức của tôi, chứ thực ra, không có gì. Do đó, tôi quyết định làm nữa.
Tôi xin gởi tiếp mấy tấm hình tôi mới chụp. Xin nhờ ban biên tập phổ biến.
Thanh
JPEG - 74.2 kb

Thư lên tiếng của 2 dân biểu Úc Châu về trường hợp 4 tù nhân chính trị tại Việt Nam

Jason Clare & Chris Hayes

Ngày 12 tháng Năm 2010
Thượng Nghị Sĩ Stephen Smith
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Parliament House
CANBERRA ACT 2600
Kính gửi Bộ Trưởng Stephen Smith,
Chúng tôi viết thư nầy đại diện cho những người ủng hộ đảng Việt Tân, mà gần đây có gặp gỡ chúng tôi về trường hợp của 4 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam.
Việt Tân là một tổ chức có nhiều thành viên khắp nơi trên thế giới tranh đấu cho một nền dân chủ bền vững tại Việt Nam và đòi hỏi công lý cho những nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam.
Chúng tôi được Đảng Việt Tân cho biết rằng Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân và Linh mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý đã bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm về tội danh chống lại nhà nước liên quan đến quan điểm chính trị và tôn giáo của họ.
Trần Khải Thanh Thủy đã kháng án và đã ra toà tại Hà Nội ngày 16 tháng Tư 2010.
Những người ủng hộ Việt Tân rất lo ngại về sự an nguy của những tù nhân nói trên và tin rằng họ đã bị bỏ tù một cách bất công vì đã bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình một cách ôn hòa.
Chúng tôi yêu cầu Ông khẩn cấp đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam hãy ngưng những hành động bắt bớ, giam tù những cá nhân bày tỏ chính kiến ôn hòa.
Với mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh như vầy, chúng tôi rất mong Chính phủ Úc cứu xét vấn đề nầy một cách khẩn cấp.
Cảm ơn Ông.
Jason Clarke
Dân biểu vùng Blaxland
Chris Hayes
Dân Biểu vùng Werriwa

Báo chí & Đồng chí

Đinh Tấn Lực

Ban biên tập web VT: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu quý độc giả bài "Báo Chí và Đồng Chí" của blogger Đinh Tấn Lực:
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/541/541
— -
Thiệt là phước lớn (không sao kể xiết) cho nền báo chí cách mạng nước ta.
Tờ Văn Hóa, ra ngày 06/5/2010 đã giựt tít lớn: “Báo chí Việt Nam luôn được tạo điều kiện tốt để phát triển”. Bọn truyền thông tư bản giãy chết ắt phải đồng loạt khai mở chiến dịch tham khảo/tra cứu/điều nghiên/nghiền ngẫm bản tin về “Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan báo chí năm 2010” này, để cùng nhau học hỏi/rút tỉa/thu hoạch về những thành quả cực kỳ to lớn mà nền báo chí cách mạng nước ta đã may mắn được hoạt động suốt 85 năm qua trong một môi trường tràn đầy ơn mưa móc.
Kể cũng không phải dễ dàng gì mà báo chí của bọn tư bản giãy chết có thể phấn đấu cật lực để được giao giữ các cái chức năng/trọng trách cao cả là “cơ quan ngôn luận”, là “bộ phận tiên phong trong công tác tư tưởng của Đảng” và là thứ “vũ khí tư tưởng sắc bén”, luôn “bám sát thực tiễn”, của từng bộ phận một, bất kể là lớn/nhỏ, trung ương/địa phương, hay nội/ngoại vi, của đảng và nhà nước.

2010/05/13

Việt Nam phải làm gì trước một Trung Quốc bá quyền?

Lý Thái Hùng

Giống như năm ngoái, cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc lại đưa ra lệnh cấm đánh cá trên một diện tích rộng hơn 120 ngàn cây số vuông vùng biển Đông từ ngày 15 tháng 6 kéo dài đến 1 tháng 8 năm 2010. Đây là vùng biển nằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà Trung Cộng đã ngang nhiên coi là vùng biển theo hình “lưỡi bò” của họ. Để thi hành lệnh này, Trung Quốc đã đưa hai tàu Ngư Chính 311 và 202 từ vịnh Tam Á, thuộc tỉnh Hải Nam đến tuần tra khu vực Trường Sa và hộ tống các tàu đánh cá của họ. Cộng sản Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối qua cuộc họp báo của bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao như mọi lần rằng “lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên biển Đông đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam” rồi thôi.
Một ngày sau khi bà Phương Nga lên tiếng phản đối, hải quân Trung Quốc đã “đáp lễ” bằng cách bắt giữ một tàu đánh cá của ông Đặng Tầm với 12 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Ngãi đang đánh cá gần khu vực đảo Hoàng Sa kéo về đảo Phú Lâm đòi tiền chuộc là 70 ngàn nhân dân tệ vào ngày 4 tháng 5 năm 2010. Năm ngoái, đã có hàng chục tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt ngay trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, đòi tiền chuộc nhưng Hà Nội cũng chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, không có bất cứ biện pháp nào để bảo vệ ngư dân. Thậm chí Trung Quốc còn sử dụng một số tàu hải quân đã xóa bỏ những dấu tích của Trung Quốc, rồi tấn công đâm chìm một số tàu đánh cá của ngư dân, nhưng Hà Nội đã không dám chỉ đích danh Trung Quốc để đòi bồi thường mà lại gọi đó là những “tàu lạ”.

Nhân trường hợp Tiêu Viết Là

Ban biên tập web VT: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết "Nhân trường hợp Tiêu Viết Là" của blogger Đào Tuấn:
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=2444
— -
Thế là lại có thêm một vụ 12 ngư dân VN bị bắt giữ, bị đưa về Đảo Phú Lâm, bị đòi tiền chuộc và chắc chắn là bị phá sản.
Đây là vụ bắt giữ thứ 3 trong hai tháng qua và là vụ đầu tiên sau khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa. Câu chuyện bắt ngư dân VN và giam giữ tại đảo Phú Lâm nghe thực chua chát bởi địa điểm giam giữ chính là hòn đảo của VN bị Trung Quốc, dùng tàu chiến, phi cơ đánh chiếm vào năm 1974 sau một cuộc hải chiến đẫm máu. Và từ vài năm nay, Ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển VN tuyên bố chủ quyền đã bị bắt, bị đánh đập, bị đòi chuộc, bị thu giữ tài sản phương tiện và bị giam giữ ngay trên lãnh hải đất nước mình với lý do... xâm phạm lãnh hải của láng giềng.
Đầu tháng 4, khi được tàu hải quân hộ tống tới thăm đảo Bạch Long Vĩ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố rất cứng rắn: "Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình...Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng". (Tuổi trẻ ngày 2-4).

Trước "LẠ" sau QUEN... rồi QUÊN?

Đông Hà

Mấy tháng trước đây, sự "nhầm lẫn" từ câu chữ về biển đảo (được đổ cho là vì "lỗi của cậu đánh máy") trên báo Đảng Cộng Sản khiến tờ báo của ông Đào Duy Quát phụ trách bị phạt 30 triệu đồng. Đáng nói là việc xử phạt chỉ được tiến hành khi có quá nhiều những trang mạng ngoài lề phát hiện và lên án mạnh mẽ. Trước đó đã có tình trạng các cơ quan văn hoá của nhà nước cộng sản VN chính thức phổ biến những quan điểm lạ lùng của những người làm văn hóa Việt Nam; như báo Hà Nội Mới, do Hồ Quang Lợi là tổng biên tập, đã ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, một tướng từng chỉ huy quân Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979; còn nhà xuất bản Văn Học tại Hà Nội, do Nguyễn Cừ phụ trách, tung ra thị trường cuốn Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn, với nhiều chi tiết khiến người đọc nghĩ cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới Việt Nam là một cuộc chiến bảo vệ biên giới của Trung Quốc.
Những sự kiện văn hóa lịch sử nhập nhèm nêu trên đã bị đại khối người Việt Nam yêu nước và tôn trọng sự thật lên án một cách dữ dội. Tưởng rằng sau các phản ứng đó, những người phụ trách văn hóa Việt Nam sẽ rút ra được bài học phải tôn trọng sự thực khi đụng đến những vấn đề liên quan đến lịch sử, nhất là ở một nước có nền kiểm duyệt về tư tưởng, văn hóa gắt gao như Việt Nam. Dấu ấn những cuộc thanh trừng hồi Nhân Văn Giai Phẩm vẫn còn đó. Một câu, chữ, chỉ cần bị hiểu khác đi trong nghĩa bóng cũng khiến một đời người làm văn hóa, văn nghệ bị vùi dập, tù đầy, áp bức, một nhà in, một tờ báo bị xóa sổ vĩnh viễn.

Quan Sát Nhân Quyền kêu gọi Việt Nam hãy huỷ bỏ bản án của các nhà đấu tranh dân chủ ôn hoà

HRW

(New York, ngày 11 tháng 5 năm 2010) - Tòa phúc thẩm Tp. HCM nên hủy bỏ bản án của ba nhà đấu tranh dân chủ được nhiều người biết đến trong phiên xử được ấn định vào ngày 11 tháng 5 năm 2010, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) lên tiếng ngày hôm nay. Bất cứ quyết định nào, ngoài việc hủy bỏ hoàn toàn bản án, là một dấu ấn mới về sự không dung thứ của Việt Nam về một thể chế chính trị đa nguyên, cũng theo lời của tổ chức này.
Ba nhà đấu tranh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long, đã bị bị kết án trong tháng 1 năm 2010 về tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền" theo điều 79 của bộ luật hình sự, vì đã ủng hộ việc thành lập một đảng đối lập với đảng cộng sản Việt Nam. Họ bị kết án tù từ 5 tới 16 năm. Trong phiên xử, ông Thức đã khẳng đinh mình vô tội và nói rằng ông đã nhận tội vì bị ép cung và ông đã bị bản án nặng nhất. Nhà đấu tranh thứ tư là Nguyễn Tiến Trung đã không kháng án. Ngoài ra, tòa kháng án ngày 1 tháng 5 cũng đã xử y án ông Trần Anh Kim, bị kết án 5 năm 6 tháng tù vào tháng 12 năm 2009.

Chưa lên đã xuống

Ngô Thiện Khải

Câu Chuyện Kinh Tế
Tháng 5 Năm 2010
Trong giai đoạn được coi như hậu khủng hoảng hiện nay, khuynh hướng chung của các quốc gia đã phát triển là tìm cách giảm chi tiêu để cắt bớt thâm thủng ngân sách. Lý do là vì các nguồn đầu tư từ các quốc gia có thặng dư dự trữ ngoại tệ đang trên đà giảm đi, và trong nước, nguồn tiền kiếm được do xuất khẩu cũng giảm, chưa kể thuế nhập khẩu khó tăng do những ràng buộc đã ký kết với WTO. Thật vậy chỉ riêng kinh tế nước Mỹ, nơi có truyền thống thâm thủng ngân sách cao nhất trong các quốc gia phát triển, thì mức thâm thủng cũng đã giảm đi phân nửa, từ hơn 750 tỷ Mỹ kim, do ảnh hưởng chung của làn sóng phá sản về phía tư nhân, sự nghiêm ngặt hơn trong điều lệ cho vay về phía ngân hàng, và các biện pháp tiết kiệm tối đa về phía các công ty.
Ở phía ngược lại, vì nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển có chủ lực dựa vào xuất khẩu, các biện pháp nêu trên tại các nước tiên tiến cũng có nghĩa là mức nhập khẩu trên phạm vi toàn cầu có cơ giảm đi trong những tháng sắp tới, tạo áp lực làm hạ giá thêm các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt từ các nước nghèo. Tuy giá cả đi xuống làm chậm mức tăng trưởng lại dẫn đến nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể lại co cụm, nhưng mặt tích cực của tình trạng này là lạm phát sẽ không tăng, nếu mọi biến số khác vẫn giữ nguyên không đổi — nghĩa là không có sự can thiệp một chiều của các chính quyền hay các ngân hàng trung ương.

2010/05/11

Thâm ý của Hà Nội khi đưa tin biểu tình ở Thái Lan

Ngô Văn

Suốt mấy năm nay tại Thái Lan, hết phe áo vàng đến phe áo đỏ thay phiên nhau xuống đường biểu tình đòi chính quyền phải trong sạch hóa guồng máy hành chánh, phải diệt trừ nạn tham nhũng, nếu không thì đi chỗ khác chơi cho đảng phái khác lên cầm quyền. Nhiều cuộc biểu tình có khi lên đến cả trăm ngàn người kéo dài trong một tuần lễ liên tiếp làm tê liệt thủ đô Bangkok làm thiệt hại nhiều cho nền kinh tế nước này, đặc biệt là kỷ nghệ du lịch. Ngay đến hội nghị ASEAN mở rộng tại tỉnh Pattaya vào tháng 4 năm 2009 cũng phải đình chỉ vì đoàn biểu tình áo đỏ tràn vào hội trường, sự kiện này làm cho chính phủ Thái Lan bị mất phần nào uy tín với thế giới, nhất là các nước tham dự hội nghị.
Cơn sốt chính trị của Thái Lan được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi kèm theo những lời bình luận về những điểm xấu và điểm tốt. Những người lãnh đạo ở Hà Nội cũng cho phép báo đài Việt Nam đưa tin thật nhiều về những cuộc biểu tình ở Thái Lan, nhưng chỉ rọi đèn kỹ vào những cảnh hỗn loạn, những cuộc xung đột với lực lượng an ninh, cảnh những người biểu tình bị thương, và mấy vụ tử vong. Thâm ý của Hà Nội ai cũng nhìn ra; họ muốn lợi dụng sự việc này để răn đe người dân là biểu tình đòi tự do, dân chủ chỉ đưa đến hỗn loạn, máu đổ xương rơi, làm thiệt hại sự phát triển kinh tế đất nước mà thôi chứ chẳng có lợi lộc gì cả. Đọc báo, nghe đài, xem TV của chế độ CSVN loan tin theo định hướng đó, làm cho nhiều người chán ngán và sợ biểu tình cho dù là biểu tình trong ôn hòa để đòi hỏi nhà nước phải tôn trọng những quyền căn bản của con người, phải bảo toàn lãnh thổ đất nước, không được cắt đất, nhượng biển cho Trung quốc.…

2010/05/10

Bốn mươi hung thần đàn áp tự do báo chí

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới

Ngày 3 tháng 5 năm 2010
Danh sách “Hung Thần Đàn Áp Tự Do Báo Chí” năm nay có 40 tên – đó là 40 nhân vật chính trị, quan chức chính quyền, lãnh tụ tôn giáo, lãnh tụ các nhóm vũ trang và những tổ chức tội phạm, những kẻ không thể chấp nhận được quyền tự do báo chí, coi đó là một kẻ tử thù, và đàn áp trực tiếp các ký giả. Những nhân vật này là những kẻ đầy quyền lực, nguy hiểm, ưa bạo lực và đứng trên luật pháp.
Nhiều trong số đó vốn đã có mặt trong danh sách năm ngoái. Tại Châu Mỹ La Tinh, không có sự thay đổi nào về bốn nguồn đe dọa và khủng bố chính đối với giới nhà báo: bọn buôn lậu ma túy, chế độ độc tài Cu Ba, lực lượng du kích FARC và các nhóm bán quân sự. Châu Phi cũng ít có thay đổi. Nhưng tại Trung Đông và Châu Á, các mối liên quan quyền lực thì có thay đổi.
Một số hung thần đã ra khỏi danh sách, ví dụ như tại Somali, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mohamed Warsame Darwish, kẻ đã ra lệnh thực hiện các cuộc đàn áp nặng nề, bắt giữ người tùy tiện, và cả một số trường hợp cố tình bắn vào những nhà báo vốn đã ít ỏi ở nước này, nay đã bị thôi chức từ hồi tháng 12 năm 2008. Tại Nigeria, Lực lượng An ninh Quốc gia đã bị hạn chế trong lúc Lực lượng Cảnh sát do Ogbonna Onovo chỉ huy đã nổi lên như là nguồn gốc chính của những vụ lạm dụng bạo lực chống lại giới nhà báo. Lực lượng cảnh sát vốn được đào tạo yếu kém ở đây được khuyến khích dùng các biện pháp vũ lực để đối phó với báo giới với mục đích không còn ai có thể mục kích và đưa tin về những hoạt động của họ.

Hàng chữ "HS.TS.VN" được tiếp nối tại Bình Chánh, Thủ Đức

Nguyễn Thành Sơn

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin chuyển đến bạn đọc thêm một bản tin về khẩu hiệu "HS.TS.VN" xuất hiện tại Bình Chánh, Thủ Đức (http://vietinfo.eu/821/93501/ban-doc-viet-khau-hieu-hoang-sa—truong-sa-tai-sai-gon.htm)

Bạn đọc viết: Khẩu hiệu Hoàng Sa - Trường Sa tại Sài Gòn
29-04-2010 19:06
Vừa qua Vietinfo nhận được thư từ bạn Nguyễn Thành Sơn ở Thủ Đức gửi đến. Bạn Nguyễn Thành Sơn cố gắng vượt qua sự hồi hộp, sợ hãi để đi một vài nơi ở Bình Chánh, Thủ Đức và vẽ lên trên tường hàng chữ "HS - TS - VN" như một số bạn đã làm.... Thật chua cay khi yêu nước cũng phải biểu hiện một cách "vụng trộm". BBT xin đăng nguyên văn bức thư và hình ảnh gửi đến.

Kính gửi Ban biên tập trang mạng Vietinfo.
Kính thưa Ban biên tập,
Qua sự tìm kiếm tin tức trên google, tôi đã vào xem trang Vietinfo, trong đó có rất nhiều tin tức hữu ích. Tôi quan tâm đặc biệt đến bài "Giới trẻ dần nhận thức mối đe dọa chủ quyền: Hành động nhỏ cho một thay đổi lớn". Qua bài này, tôi được biết đã có những người thanh niên can đảm giăng biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" ngay tại thủ đô Hà Nội. Là một người thanh niên, tôi cũng có những bức xúc tương tự. Nhưng trước sự cấm đoán, đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với những ai công khai bày tỏ lòng yêu nước như trường hợp của anh Điếu Cày, LS Lê Công Định,... tôi nghĩ rằng sẽ không có ai dám đứng lên công khai nữa.
Nhưng qua các bài viết trên Vietinfo và sau đó tôi tiếp tục tìm kiếm trên mạng, thì thật là bất ngờ, không chỉ có những bạn ờ Hà Nội, mà còn có những bạn ở TP HCM đã bày tỏ lòng yêu nước bằng cách vẽ nhiều khẩu hiệu "HS.TS.VN" ở khắp nơi. Theo tôi, họ viết tắt như vậy cũng là cách hay. Vì một mặt vẫn nói được "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" và một mặt còn biểu lộ sự tức giận đối với chính quyền, trước những bắt bớ đàn áp đối với những ai nói lên lòng yêu nước.
Lời nói của bạn Hoàng Minh trong bài viết làm tôi suy nghĩ nhiều. Là người Việt Nam, ai cũng có con vi rút sợ hãi trong người. Nhưng nếu tiếp tục để nó chế ngự mọi hành động của người Việt Nam, thì tôi nghĩ vận số của đất nước ta sẽ càng lúc càng thê thảm và một ngày kia mảnh đất Việt Nam do ông cha để lại sẽ trở thành một quận huyện của Trung Quốc ! Với suy nghĩ như vậy, tôi đã cố gắng vượt qua sự hồi hộp, sợ hãi để đi một vài nơi ở Bình Chánh, Thủ Đức và vẽ lên trên tường hàng chữ "HS - TS - VN" như một số bạn đã làm. Đây là một đóng góp của tôi vì lòng yêu nước.
Tôi xin gởi đến ban biên tập mấy tấm hình chụp việc làm của tôi và rất mong được phổ biến. Mặc dù nó không được đẹp lắm, nhưng sau khi làm được, tôi đã thấy tôi trưởng thành và tin rằng mình sẽ làm được thêm nhiều việc khác để đóng góp cho đất nước Việt Nam thân yêu.
Thủ Đức, ngày 28 tháng 4 năm 2010
Nguyễn Thành Sơn
JPEG - 38.1 kb

2010/05/07

35 năm đấu tranh cho dân chủ Việt Nam

Lý Thái Hùng

Sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam và sự thống trị trên cả nước của đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đưa dân tộc Việt Nam đối diện với hai hoàn cảnh mới:
Thứ nhất là cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam đã trở thành cuộc chiến đấu chống lại sự thống trị của đảng Cộng sản với mục tiêu giải phóng toàn thể đất nước ra khỏi sự nộ lệ của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
Thứ hai là cuộc chiến đấu đã không còn giới hạn ở một nửa đất nước mà đã trải rộng trên cả nước và ra tận hải ngoại, vì mọi người Việt ở cả hai miền Nam Bắc đã nhìn thấy rõ bản chất tráo trở và phi nhân của thiểu số lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy sau biến cố 30 tháng 4, lực lượng chống lại đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ Hà Nội đã mở rộng ra trong nhiều thành phần dân tộc. Và mục tiêu đấu tranh đã không còn nhiều tranh cãi như trước năm 1975 mà được đồng thuận trên nền tảng: Chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ và thịnh vượng, bằng cách lấy trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam làm chính. Nếu sau năm 1975 dân ta chiến đấu không chỉ để giành lại tự do dân chủ mà còn để chấm dứt sự lệ thuộc vào đế quốc Liên Xô thì từ năm 1991 cho đến nay, mục tiêu đấu tranh giành độc lập vẫn còn nguyên vẹn, tuy đối tượng bây giờ là Trung Cộng.

Lời cuối với Đảng

TP/HCM ngày 27 tháng 4 năm 2010
Kính gửi: Bà NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG, Bí thư quận ủy Tân Bình, TPHCM
Đồng Kính gửi:
- Ông NGUYỄN VĂN ĐUA, Phó Bí thư thành ủy TPHCM
- Ông TÔ HUY RỨA, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương
PNG - 41.8 kbNhà văn Phạm Đình Trọng
Thứ hai ngày 23.11.2009, tôi đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ. Hơn năm tháng sau, sáng ngày 26.04.2010, bí thư chi bộ Đặng Văn Quý thuộc đảng ủy phường 15, quận Tân Bình, tpHCM đến nhà tôi giao quyết định khai trừ đảng đối với tôi. Quyết định do phó bí thư thường trực quận ủy quận Tân Bình, tpHCM kí. Trong biên bản giao quyết định có phần dành cho người nhận quyết định ghi ý kiến. Tôi rất muốn có một số ý kiến nhưng vì tôi vừa có khách đến đang ngồi đợi, tôi đề nghị cho giữ lại biên bản để viết ý kiến rồi gửi lại bí thư Quý sau. Bí thư Quý nói rằng phải nộp biên bản cho đảng ủy ngay. Tôi đành kí biên bản mà chưa kịp ghi ý kiến. Nay tôi có một số ý kiến về quyết định khai trừ đảng của quận ủy Tân Bình đối với tôi. Để ngắn gọn, tôi sẽ không đề cập đến lí luận.
Chủ nghĩa Mác Lê nin là một lầm lẫn vĩ đại, khủng khiếp nhất trong lịch sử tư tưởng triết học loài người, đã đẩy loài người vào thảm họa lớn kéo dài gần suốt thế kỉ hai mươi, làm cho thế kỉ hai mươi trở thành thế kỉ đẫm máu nhất của lịch sử loài người. Tất cả những nước theo chủ nghĩa Mác Lê nin đều phải nhận những thảm họa vô cùng to lớn, dẫn đến cái chết thảm khốc của hơn một trăm triệu người!