2013/03/30

Không phải thay đổi là rối loạn xã hội


BS Nguyễn Quang Bình Tuy

Tướng Tô Lâm đã lập luận nếu “đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” thì sẽ mắc phải “các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổn định chính trị, xã hội của đất nước”. Tôi xin phản biện ý của Tướng Lâm chung quanh vấn đề “thay đổi”.
Thay đổi từ trên cao xuống là thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm soát mới tính tới nhượng bộ (như Syria, Lybia thì đến độ không có đường lui để giữ mạng sống, buộc phải giữ “tới cùng”) thì không phải là cách làm khôn ngoan. Không một người dân nước nào muốn sống trong xã hội bị rối loạn, bất ổn, bạo lực, chiến tranh… Nhưng nếu bị buộc phải làm điều đó để có một tương lai tươi sáng hơn, thì họ sẽ làm, dù biết rõ phải hy sinh, nhưng khát vọng “tương lai tươi sáng hơn” giúp họ có nhiều nghị lực hơn gấp nhiều lần để làm bất cứ điều gì. Minh chứng cho điều này là các cuộc đánh giặc ngoại xâm, mà gần nhất là Pháp, mặc dù Pháp có cả trăm năm đô hộ với vũ khí hiện đại, nhưng cũng không làm họ nhụt chí. Chẳng phải họ muốn có một tương lai tươi sáng hơn cho không chỉ con cháu họ mà cho dân tộc Việt Nam mai sau hay sao? Họ hy sinh cả cuộc đời, hy sinh nhiều người trong gia đình, cũng là mong có được “tương lai tươi sáng hơn” cho con cháu, chứ bản thân họ cũng đâu có sống được bao lâu sau chiến tranh?

Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng


Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

29-03-2013
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Anh Chị Em Tín hữu Công giáo.
Ngày 2 đến 5-4-2013 tới đây, quý nông dân Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Hiền sẽ bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam - qua Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng - đưa ra xét xử về tội gọi là “giết người” theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự, và “chống người thi hành công vụ” theo điểm D khoản 2 điều 257 Bộ luật Hình sự, sau khi họ đã bị bắt giam hoặc quản chế hơn một năm trời (từ 05-01-2012). 
Suốt thời gian 15 tháng này, nhân dân mọi giới lẫn giới chức cầm quyền, công luận trong lẫn ngoài nước, người Việt lẫn người ngoại quốc, đều theo dõi sát sao vụ việc tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, và hầu hết đều bênh vực cho các bị can nói trên, coi họ như là những nạn nhân vô tội của một vụ cưỡng chiếm đất đai tài sản do người của nhà cầm quyền. 
Ai cũng tưởng sau khi sự thật đã bị phơi bày thì công lý sẽ được thực thi và các nông dân được hoàn trả tự do, tài sản lẫn danh dự. Thế nhưng công luận đã hết sức bàng hoàng và phẫn nộ khi ngày 18-03-2013 vừa qua, “tòa án nhân dân” thành phố Hải Phòng đã quyết định đưa họ ra xét xử với các tội danh nói trên, sau một quá trình điều tra lắm mưu đồ và đầy gian lận.

Đài VTV dùng linh mục giả để tuyên truyền cho Hiến pháp


VRNs

(28.03.2013) – Sài Gòn – Bản tin thời sự trên VTV1 vào buổi tối ngày 26.03.2013, với tựa đề “Các chức sắc tôn giáo góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp” đã gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng.
Ông Nguyễn Quốc Hiếu, người mà VTV1 cho là “Linh mục” thuộc Giáo phận Bắc Ninh, đã trả lời trên VTV1 vào phút thứ 13 như sau: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để cái từ không ai được vi phạm, thì tôi nghĩ rằng là thì nó thuộc về cá nhân nhiều quá, vì vậy, cho nên chúng ta có thể thay đổi cái cụm từ không ai, bằng cái từ nghiêm cấm mọi hành vi.”
Cà Phê tối đã liên lạc với một Linh Mục thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xác minh về “Linh mục” Nguyễn Quốc Hiếu.
Linh mục thuộc Giáo phận Bắc Ninh, khẳng định: “Đấy chỉ là một giáo dân của Giáo xứ Xuân Hòa được mời đi tham dự buổi đó thôi. Chứ còn ở trên truyền hình họ đưa là Lm Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban đoàn kết Tôn Giáo ở tỉnh Bắc Ninh, là không đúng sự thật. Ở Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục hay cha nào tên là Hiếu, và không có cha hay linh mục nào làm trong Ủy ban đoàn kết Tôn Giáo hết”.

CSVN hù dọa, ngăn cản tín đồ PGHH tổ chức lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn


Cụ Lê Quang Liêm

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY
----
BẢN TIN


Chỉ còn một tuần lễ nữa là đến Mùa Đại Lễ năm thứ 66 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại. Biểu hiện hai sắc thái tương phản:

THỨ NHẤT: Về phần tín đồ PGHH thì từ trẻ đến già đều nô nức lo tổ chức ngày lễ kỷ niệm Đức Thầy. 

THỨ HAI: Về phía đảng csVN thì cúi đầu bóp trán tìm cách ngăn chận không cho tín đồ PGHH tổ chức ngày lễ. Điển hình là tại các địa phương có tín đồ PGHH thì công an đến tiếp xúc với các cấp lãnh đạo PGHH để tìm cách hoặc mua chuộc hoặc đe dọa để không tham gia những cuộc tổ chức ngày lễ. 

Năm nay, khối PGHH Thuần Túy đồng tình tổchức ngày lễ chánh tại nhà ông Út Điền, ở tù 7 năm vừa về. 

Vào ngày 22/3/2013, ông Điền được một pháiđoàn cs tỉnh Đồng Tháp gồm hơn 5 người công an cấp tỉnh do Đại Tá Bé Sáu cầmđầu, phối hợp với 4 công an Huyện Lai Vung xuống Xã Tân Phước mời Út Điền đến. Cuộc tiếp xúc có vẻ thân mật. Phái đoàn cs khuyên ông Điền nên đừng hoạt động chống nhà nước cs nữa và hứa sẽ cho ông Điền một miếng đất và cất cho một cái nhà đầy đủ tiện nghi trên đó để ở, tất nhiên ông Điền từ chối. Đây là một cái lối “mua chuộc” nhà nghề của cs. 

Vào ngày 28/3/2013, cũng phái đoàn này do Đại Tá Bé Sáu cầm đầuđến nhà ông Nguyễn Văn Thơ (5 Thơ) để thăm và cũng áp dụng lối vuốt ve, mua chuộc như đối với ông Út Điền, nhưng ông 5 Thơ từ chối. 

Công an Dương Nội bảo kê cho ai?


Mặc Lâm - RFA

Trong khi bọn côn đồ được nhà thầu thuế tới hăm dọa tấn công người dân Dương Nội, thì công an đứng nhìn và còn cố tình không lập biên bản hung khí cũng như tang vật gây án. Hành động này đang bị bà con Dương Nội lên án gắt gao.
Vào ngày 22 vừa qua trong khi người dân Dượng Nội kéo nhau về Hà Nội tiếp tục gửi đơn khiếu nại việc chính quyền trưng thu đất đai của họ một cách trái phép thì tại địa phương, một nhóm côn đồ kéo đến khu đất tranh chấp mà bà con đang cấy lúa để hành hung và có những lời lẽ xúc phạm mọi người. Bọn côn đồ này đã táo tợn khiêu khích tất cả mọi người và trên tay chúng lăm lăm gậy gộc, dao kiếm như sắp sửa xảy ra một trận thanh toán giữa hai phe xã hội đen mà người ta thường thấy trên phim ảnh Hồng Kông.
Hình ảnh khó chối cãi
Dư luận cả nước không khỏi xót xa khi một video clip do người dân Dương Nội tự quay được tung lên mạng cho thấy toàn cảnh bọn xã hội đen hùng hổ với người dân như chốn không người. Bọn côn đồ này trên tay cầm hung khí gồm tuýp sắt, gậy gộc, mã tấu, dao kiếm…chúng trân tráo cãi vã với người dân như bản thân chúng là chủ của những mảnh đất đang có tranh chấp. Video cũng quay lại khuôn mặt của ba công an phường Dương Nội, họ có mặt tại hiện trường và đứng nhìn bọn đấu gấu diễu võ dương oai mà không có bất cứ động thái nào đối phó với bọn này.
Bà con đa số là phụ nữ và người già đã tỏ ra không chút sợ hãi bọn đầu gấu. Họ tập trung với nhau bao vây và truy hỏi gắt gao bọn chúng tại sao lại tiếp tay cho tập đoàn đầu tư đang cố gắng thu mua đất của bà con với giá rẻ mạt. Một phụ nữ cho công an biết sự việc xảy ra trên video clip:
“Thế này nhé, các chú này này các chú quây tôn ở chỗ bà con đang cấy lúa kia, bà con bảo thôi các chú ơi các chú cũng là con em của nhân dân các chú cứ bình tĩnh để chúng tôi có ý kiến với chính quyền rồi các chú hẳn quây tôn bây giờ các chú, bố mẹ các chú có khi cũng là nông dân các chú với chúng tôi không có thù oán gì cả.”

Chuyện lạ: Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về Nhân Quyền


Ngô Quảng - DienDanCTM

Vào ngày 16/12/2012 tại New Delhi đã xảy ra một sự kiện làm cho người dân Ấn Độ lẫn dư luận thế giới không thể nào tha thứ được. Đó là việc một nữ sinh viên Ấn Độ bị 6 thanh niên hiếp dâm trên xe bus rồi tống xuống đường làm cho người nữ sinh này bị trọng thương.
Cô được cấp tốc đưa sang Singapore điều trị nhưng không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ngay sau khi biết được tin người nữ sinh viên này đã qua đời, nhiều cuộc biểu tình đông đảo của người dân Ấn Độ đã xảy ra để phản đối chính phủ của họ. Chính phủ đã không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người dân. Liền sau đó, Thủ tướng Ấn Độ đã lên báo đài nhận lãnh trách nhiệm và hứa sẽ gia tăng biện pháp an ninh để ngăn ngừa những chuyện như thế xảy ra, hứa sẽ xử phạt thật nặng những kẻ phạm tội theo đúng pháp luật để sự ra đi của người nữ sinh đó không trở thành vô nghĩa.
Trong khi cả thế giới lên án về sự kiện này thì Trung quốc chẳng màng gì đến. Nhưng bỗng dưng vào ngày 20/03/2013 vừa qua, nghĩa là hơn 3 tháng sau khi sự kiện xảy ra, báo đài ở Hoa lục lại đồng loạt lôi chuyện này ra bàn tán sôi nổi. Rồi họ lên tiếng chỉ trích Ấn Độ là một nước tự do hỗn loạn, vi phạm nhân quyền, xem rẻ mạng sống người phụ nữ...

2013/03/27

Thư của Mẹ anh Đoàn Văn Vươn


Kính gửi:
- Toàn thể mọi công dân Việt nam
- Những người yêu công lý – sự thật- hòa bình.
- Toàn thể giáo dân, các tín hữu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Những người có lương tâm trong hệ thống công quyền
Tôi là: Trần Thị Mạp - 85 tuổi.
JPEG - 28.4 kb
Bà Trần Thị Mạp, mẹ anh Đoàn Văn Vươn
Là mẹ của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Phan Thị Báu, Nguyễn Thị Thương và cháu Đoàn Văn Vệ, là những nạn nhân của vụ án cưỡng chiếm đất đai tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.
Thưa tất cả các quý vị,
Là người mẹ đã 85 tuổi, tôi đau đớn viết thư này kêu gọi tất cả mọi người một việc như sau:
Sau mấy chục năm các con tôi đã hi sinh tất cả sức lực, nguồn lực và tính mạng để quai đê lấn biển theo chủ trương của Nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi bồi ngoài đê biển. Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.
Khi đã hình thành được khu vực nuôi trồng thủy sản, sắp đến ngày thu hoạch thì đột nhiên nhiều hành động khuất tất do nhà cầm quyền Tiên Lãng, Hải Phòng thực hiện trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các con, cháu tôi. Đỉnh điểm là sáng ngày 5/1/2012, một đoàn bao gồm cán bộ, công an, bộ đội đã ập đến bao vây, bắt bớ, nổ súng và cướp phá tài sản của con cái chúng tôi. Kể cả những tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.
Trước tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng, các con, cháu tôi buộc phải tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Sự việc đã được hệ thống truyền thông loan báo rộng rãi. Chính Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: “Đây là việc làm trái cả Pháp lý và Đạo lý”.
Mặc dầu vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng bằng Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4/1/2013 vẫn truy tố các con tôi về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4/2013 và ngày 8-10/4/2013 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Miệng lưỡi chủ tịch tỉnh Dak Nông: "Tự chọc tay vào ổ điện"


Lê Thị Kim Dung

Một bản tin ngày 17/3/2013 của BBC Tiếng Việt cho biết: thêm một người dân lương thiện lại trở thành nạn nhân mới nhất của nạn công an sử dụng bạo lực bừa bãi, giết người vô pháp luật. Đó là anh Hoàng Văn Ngài, người được cho là bị công an thị xã Gia Nghĩa bắt giam cùng với người em Hoàng Văn Tá về tội “phá rừng”.
Anh Hoàng Văn Ngài bị công an thị xã Gia Nghĩa tra tấn đến chết tại trụ sở công an chiều ngày 17/3/2013 trong khi người em Hoàng Văn Tá bị giam phòng bên cạnh nghe tiếng anh mình kêu cứu mà không làm gì được.
Nhưng hôm 24/3 trả lời phỏng vấn của đài BBC Việt ngữ, Lê Diễn chủ tịch tỉnh Đắk Nông và cũng là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh này đã lên tiếng xác nhận nạn nhân “tự chọc tay vào ổ điện” mà chết! Nguyên văn theo BBC: "Cái ông này ông ấy đi phá rừng, anh em mới có mời lên thôi. Rồi ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu. Người nhà lên làm mọi thủ tục pháp lý hết rồi, người ta chứng kiến rồi người ta mai táng rồi."
Trong khi chưa có một cuộc điều tra và khám nghiệm pháp y đúng thủ tục, rõ ràng chủ tịch tỉnh Dak Nông đã bao che cho những tên sát nhân trong bộ máy đàn áp bằng cách trắng trợn tuyên bố nạn nhân "tự chọc tay vào ổ điện"! Mọi người đều thừa biết rằng dù anh Ngài bị cho là "có tội phá rừng" thì "tội" ấy cũng không có gì quan trọng khiến cho anh phải tự đi tìm lấy cái chết!

Ngụy tạo! Ai ngụy tạo?


Phạm Minh Hoàng

Trong thời gian qua mọi người đã biết và đọc bài Sự ngụy tạo có chủ đíchđược đăng trên báo Đại Đoàn Kết (09/3/2013) và sau đó là một email dưới tên Bần được gởi đến trang Boxit.net với mục đích bôi nhọ Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp do 72 nhân sỉ chủ xướng (tạm gọi là Kiến Nghị 72). 
Song song với Cáo Bạch của trang Bauxite Vietnam cũng như nhiều ý kiến trên mạng, tôi có vài suy nghĩ rút ra từ nguyên văn bài báo trên Đại Đoàn Kết như sau:
Báo Đại Đoàn Kết: nhìn (…) những người nông dân đang cặm cụi làm việc trên đồng, nét mặt thanh thản, chúng tôi không thể hình dung được ai trong số họ đã ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, với những điều đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam. Nhìn những con người chân chất kia, không ai có thể nghĩ họ lại mang trong mình một tâm hồn bị tổn thương, uất ức, không thể là của những con người đang bị áp bức được. Chỉ có những con người thực sự được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình mới có được nét mặt bình thản một cách tự nhiên như vậy.

Câu này tóm gọn như sau: một người thanh thản hoặc cặm cụi thì không thể có những suy nghĩ “lề trái”. Ở đâu ra một kết luận võ đoán và vô căn cứ như thế? Phải chăng những người lên tiếng nói chỉ là những người nóng nẩy, vô công rỗi nghề? Tôi chưa hề gặp một trong 72 nhân sĩ nhưng tôi nghĩ chắc họ cũng “thanh thản” như bao người nông dân Hà Tĩnh! Rồi trong 10.000 người ký tên vào Kiến Nghị 72 này cũng có biết bao người ngày ngày cặm cụi trên bàn giấy, ngoài đường phố vật lộn mưu sinh. Đó có thể là một thương gia ở Hà Nội hay là một người bán hàng ở Nanterre (Pháp). Chính vì phải phải cật lực để nuôi sống bản thân và gia đình, người ta mới trân trọng giá trị đồng tiền, không để cho những phường ăn trên ngồi trốc cướp đi thành quả lao động của họ, và cách bảo vệ căn cơ nhất là đất nước phải được điều hành trên những cơ sở tôn trọng các giá trị căn bản của Quyền Con Người.

Đưa tin giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được lệnh?


Võ Văn Tạo

Trưa 20-3, tàu tuần tra Trung Quốc số 786 rượt đuổi, bắn cháy tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Vượt hàng trăm hải lý, ngày 22-3, tàu cá trên, do ngư dân Bùi Văn Phải làm thuyền trưởng, với bằng chứng cabin tàu cháy tan hoang, mới về đến cầu cảng Lý Sơn.
9h17 phút sáng 24-3, Báo Tiền Phong online đưa tin vụ việc hết sức nghiêm trọng trên. Vài giờ sau, bỗng bản tin onlines biến mất, không một lời giải thích (!). Công luận đành suy đoán hai khả năng:
1. Tiền Phong nhanh nhảu đoảng, đưa tin không chính xác. Bóc tin không giải thích, thiếu tôn trọng bạn đọc.
2. Đưa tin đúng, nhưng bị lệnh bóc.
Phần lớn nghiêng về khả năng thứ nhất, vì chẳng lẽ đưa tin tố cáo giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được trên cho lệnh?
Rốt cuộc, tối 25-3, ít phút sau khi VTV1 đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về sự việc trên (nội dung như Tiền Phong đã loan tin), hàng loạt tờ báo nhất loạt đưa lại trên onlines và sáng 26-3, lục tục trên các báo in. Ngay tối 25-3, Tiền Phong online post trở lại bản tin đã đưa. Rõ rồi nhé, không có chuyện Tiền Phong bộp chộp đưa tin không chính xác. Thật buồn, cái điều “chẳng lẽ” lại là sự thật!

Thân nhân trao 30 ngàn chữ ký, vận động thế giới lên tiếng cho các Thanh Niên Yêu Nước


Thanh Phương - RFI

Vận động trả tự do cho 14 thanh niên Công giáo VN
Ngày 14/03/2013 tại Đại sứ quán Canada ở Hà Nội, thân nhân của những thanh niên Công giáo hiện đang bị giam với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" đã gặp đại diện các Đại sứ quán Úc, Mỹ, Anh, Canada, Na Uy và Thụy Sĩ.
Họ đến gặp đại diện các Đại sứ quán phương Tây mang theo chữ ký của 30 000 người Việt trong và ngoài nước lên tiếng cho các thanh niên Công giáo đang bị giam. Nhóm 14 thanh niên này đã bị kết án tù nặng nề trong phiên xử sơ thẩm hai ngày 08 và 09/01 vừa qua. Riêng blogger Paulus Lê Sơn lãnh án tù đến 13 năm, một bản án mà cậu ruột của Lê Sơn là ông Đỗ Văn Phẩm một lần nữa cho là "hết sức vô lý", khi trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ RFI hôm qua, 25/03/2013.
Nguồn: RFI

Tu viện DCCT Sài Gòn góp ý kiến sửa đổi HP 1992


(25.03.2013) – Sài Gòn – Thứ bảy, ngày 23.03 vừa qua, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Bề trên tu viện, đã thay mặt cho 109 công dân tu sĩ và linh mục đang thường trú và tạm trú tại tu viện, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sài Gòn, gởi bản góp ý đến cơ quan chức năng theo yêu cầu của họ.
Bản đóng góp ý kiến do cha Bề trên tu viện Sài Gòn ký cũng là bản, mà các gia đình trong Sài Gòn được nhận trong thời gian qua. Về nội dung góp ý (ban tổ chức lấy ý kiến) có đưa ra hai câu hỏi. Câu đầu tiên có gợi ý là “Xin ghi nguyên chữ ‘đồng ý’”. Tức buộc người góp ý chỉ có quyền đồng ý mà thôi. Nhận thấy việc xin ý kiến là việc làm ăn lương của người tổ chức, còn việc trả lời thì người dân phải trả lời thật lòng, mà thật lòng thì không thể đồng ý với bản dự thảo sửa đổi HP 1992 do Ủy ban soạn thảo đưa ra, nên cha Bề trên đã ghi rõ: “không đồng ý”.
Câu thứ hai mẫu trả lời cũng chỉ xác nhận “Đồng ý với những nội dung khác … và có ý kiến góp ý bổ sung …” Tức là vẫn chỉ cho phép dân trả lời đồng ý mà thôi. Ý thức mình là người đóng thuế trả lương cho các đại biểu QH, và những người đang làm công việc góp ý này, và nhất là với ý thức xây dựng quê hương, vì một nước Việt Nam phát triển văn minh, giàu mạnh, cha Bề trên đã trả lời: “Chúng tôi, các công dân tu sĩ và linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại tu viện Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, đề nghị Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội tiếp thu ý kiến của Hội đồng Giám mục Việt Nam (xem văn bản đính kèm) và sửa bản dự thảo lại cho phù hợp với góp ý tâm huyết này, vì đây là nguyện vọng và trí tuệ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà chúng tôi là thành viên”.

Đầu tư trên xác chết


Nguyễn Hưng Quốc

May quá, chính phủ Venezuela vừa quyết định bỏ ý đồ ướp và phơi bày vĩnh viễn xác của cố Tổng thống Hugo Chavez sau khi đoàn chuyên gia được mời từ Nga sang cho là công việc ướp xác, nếu có thể thực hiện được, cũng sẽ rất khó khăn, mất thời gian và tốn kém: Xác của ông phải để lại ở Nga ít nhất bảy tháng. Chính phủ Venezuela tuyên bố bỏ cuộc. Như vậy, trên bàn tiệc chính trị thế giới, sẽ đỡ được một món ăn trên tấm thực đơn độc tài: xác lãnh tụ.
Trong thế kỷ 20 và hơn mười năm đầu của thế kỷ 21, trên thế giới có chín lãnh tụ được ướp xác dài hạn (hoặc với ý định dài hạn), bao gồm, theo thứ tự thời gian:
1. Vladimir Lenin (Nga): Chết ngày 21/1/1924, xác được ướp và bày trong lăng Lenin tại Moscow. Các nhà khoa học cho cái xác hiện được bày trong tủ kính chỉ có khoảng 10% cơ thể của Lenin: ngoài các bộ phận bên trong bị cắt bỏ khi ướp, các bộ phận bên ngoài cũng dần dần bị phân hủy, do đó, người ta phải thay thế bằng đồ giả (ví dụ tai và mũi đều bằng sáp, tròng mắt là hai viên bi!).
2. Georgi Dimitrov (Bulgaria): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria, chết ngày 2/7/1949, xác được ướp và bày trong lăng tại Sofia. Tháng 8/1999, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, xác bị đem hỏa táng, sau đó, chôn; và lăng cũng bị đập nát.
3. Joseph Stalin: Sau khi chết vào ngày 5/3/1953, xác được ướp vào bày bên cạnh Lenin, tuy nhiên, đến năm 1961, trong chiến dịch xét lại và chống nạn sùng bái cá nhân, Nikita Krushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã quyết định mang xác Stalin đi chôn trong một nghĩa trang nhỏ ngay sau lăng.

Điều lạ ở Vĩnh Yên


Nguyễn Lễ - BBC

Suốt mấy ngày qua có lẽ Vĩnh Yên là địa danh được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí trong nước. Trước đó, nhiều người còn không biết có một thành phố có tên là Vĩnh Yên nằm cách Hà Nội không xa.
Đã hơn một tuần lễ nhưng những gì xảy ra ở đô thị tỉnh lẻ này vẫn chưa hết nóng với dư luận.
JPEG - 37.4 kb
Nguyễn Tuấn Anh đã chết một cách tức tưởi
Dẫu sao người chết cũng đã chết – khơi gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân là điều tôi thật sự không mong muốn.
Mạng người hết sức quý giá, nhất là của một người đàn ông đang ở tuổi gánh vác giang sơn, chèo chống gia đình như anh Nguyễn Tuấn Anh.
Một gia đình bỗng dưng đổ sập, một người vợ bụng mang dạ chửa không còn nơi nương tựa, một đứa trẻ mãi mất đi tình thương của cha và một đứa trẻ nữa sắp ra đời không bao giờ được gọi bố.
Trước hết tôi xin chia sẻ nỗi đau này với gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh và cầu mong hương hồn anh được yên nghỉ nơi chín suối.

2013/03/24

Nếu họ cứ giữ hiến pháp như cũ thì làm gì?


Phạm Nhật Bình

1. Sóng nước dâng trào:
Bất kể kiểu hé cửa, rồi đóng, rồi lại mở của lãnh đạo đảng, sự chán, bực, và nóng của người dân quanh vụ sửa đổi hiến pháp đã vượt ngoài sức dự đoán của tất cả.
  • Bản kiến nghị của 72 nhân sĩ ra đời, xoáy thẳng vào những điểm cốt lõi như: điều 4 quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng CSVN; tệ trạng chính trị hóa các lực lượng vũ trang; nhu cầu công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, v.v.

  • Sự ra đời của trang blog Cùng Viết Hiến Pháp của các nhân sĩ như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn. Đã có hẳn một bản Dự thảo hiến pháp hoàn toàn mới được viết ra với các hình thức tổ chức nền tảng chính trị tiên tiến của nhân loại.

  • Bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do xuất hiện ngay sau sự trừng phạt của nhà nước đối với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, cũng xoáy vào điều 4; nhu cầu đa nguyên, đa đảng cho đất nước; tam quyền phân lập; phi chính trị hóa quân đội. Và khẳng định mỗi người Việt Nam, nếu muốn, đều có quyền tuyên bố các điểm trên.

  • Bản lên tiếng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với ba đề nghị cụ thể: Xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng nào; Tam quyền phân lập; Nhân dân kiểm soát việc thi hành pháp luật.

  • Bản lên tiếng của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ nhấn mạnh nhu cầu phải thay đổi tận gốc rễ mà đáng lẽ đã phải xảy ra từ lâu.

  • Lời kêu gọi của Khối 8406: Đấu tranh đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát.

  • Cụ Lê Quang Liêm, đại diện Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy bày tỏ lòng ủng hộ các quan điểm cần thay đổi hệ thống chính trị hiện tại một cách cơ bản.

  • Và rất nhiều các lên tiếng cá nhân khác
  • .

Lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc bị lợi dụng?


Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 2 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.
Ông Lộc đã phát biểu rằng ông không tham gia soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm mặc dù làm trưởng đoàn giao bản kiến nghị này cho Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai vừa qua. Sự phủ nhận này gây một cơn lốc giận dữ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.
Trong Chương trình Thời sự VTV1 vào tối thứ Sáu 22/3/2013 người dân ngạc nhiên khi ông cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trả lời về việc người dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp. Ông Lộc trong những ngày gần đây rất nổi tiếng vì từng làm trưởng đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đến số 37 đường Hùng Vương để trao kiến nghị 7 điểm và bản Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 2013 cho Ủy Ban Pháp luật của Quốc Hội.
Khi được phóng viên truyền hình hỏi vai trò của mình trong bản kiến nghị, ông Nguyễn Đình Lộc đã trả lời như sau:
“Phần tôi thật ra đóng vai trò thì nói về trưởng đoàn nghe có vẻ to lắm nhưng chỉ đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn thành ra giao cho cái gọi là trưởng đoàn còn trước đấy tôi không tham gia tôi không soạn thảo. Vì tôi là nguyên là bộ trưởng Bộ Tư pháp nên các đồng chí ấy, các bạn có vẻ tín nhiệm tôi cao thôi chứ còn thật ra tôi không tham gia vào xây dựng văn bản ấy, cho nên bây giờ có người cứ bảo tôi thế này tôi thế kia nhưng nếu tôi làm thì tôi nhận thôi nhưng tôi không làm cái đó. Chính anh em họ làm mà hôm ấy mình chỉ là người đến đấy họ trao làm trưởng đoàn để mà trao cái quyết định thế thôi.
PNG - 42.8 kb
Ông Nguyễn Đình Lộc nói về bản ‘Kiến nghị 72’ trên VTV.
Tức nhiên trước khi trao thì phải đọc chứ. Tôi cũng có nghiên cứu và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng muốn sửa một số chỗ nhưng các đồng chí bảo: Không, cái này công bố trên mạng rồi bây giờ mình sửa thì không nên. Thật ra đến lúc đó mới trao cho tôi sau, trước đấy không trao đổi kỹ tôi nói rằng là cũng có lúc người khác trao nhưng hôm cuối cùng gặp nhau thì bảo cứ để ông Lộc ông ấy trao. Như tôi đã nói việc viết những văn bản ấy tôi không tham gia, tất nhiên tôi có tham gia ý kiến nhưng tôi không phải là người viết đâu. Còn cái dự thảo gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia cũng không phải là người thành lập ký vào chỗ bảy điểm còn Dự thảo Hiến Pháp sửa đổi năm 2013 thì tôi không hề viết cái đó.”

Hoa Kỳ nhận định: Việt Nam ’thụt lùi’ về nhân quyền


Thanh Phương - RFI

Theo Hoa Kỳ, Việt Nam ’thụt lùi về nhân quyền
Hôm qua, 21/03/2013, chính quyền Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về sự “thụt lùi” của Việt Nam về mặt nhân quyền, đồng thời khẳng định việc thúc đẩy các quyền tự do cá nhân là trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở Châu Á. Theo AP, phát biểu trước tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Dan Baer nêu lên ví dụ về cách đối xử của chính quyền Hà Nội đối với các blogger, bị truy tố về những điều luật liên quan đến an ninh quốc gia.
JPEG - 45.2 kb
Các thanh niên Công giáo và Tin lành tại Toà án Vinh, Nghệ An, ngày 09/01/2013 AFP PHOTO/Vietnam News Agency
Theo ông Dan Baer, chính phủ Hà Nội tự hào một cách chính đáng về tốc độ phát triển Internet Việt Nam, nhưng chính họ đã làm giảm giá trị (của thành quả đó), khi hạn chế tự do trao đổi tư tưởng trên mạng. Ông Baer mô tả những điều luật về an ninh quốc gia là "quá khắc nghiệt". Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý rằng, những tiến bộ về tự do tôn giáo mà Việt Nam đạt được trong vài năm qua đã chững lại.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama nhấn mạnh thúc đẩy nhân quyền và dân chủ là phần trong chiến lược của Mỹ ở châu Á, một chiến lược chủ yếu nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ và đẩy mạnh trao đổi mậu dịch thương mại để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

VP Cao Ủy Nhân Quyền LHQ đón nhận Thỉnh Nguyện Thư đòi thả các Thanh Niên Yêu Nước


Thi Thi

Ngày thứ Năm 21 tháng 3, 2013, vào lúc 16 giờ, Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM đã đến Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyên Liên Hiệp Quốc để nêu lên tình trạng của 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án những bản án nặng nề từ 3 năm tới 13 năm tù giam trong một phiên xử kéo dài hai ngày trong tháng Giêng vừa qua, đã làm chấn động dư luận trong cũng như ngoài nước. Phi lý hơn nữa là chính quan tòa là người vi phạm luật pháp trầm trọng khi không cho các Thanh Niên quyền bào chữa.
JPEG - 32.6 kb
Ông Nguyễn Tăng Lũy trao bà Chenie Yoon "Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho 14 Thanh Niên Yêu Nước" cùng 28,480 chữ ký ủng hộ.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Palais Wilson, thành phố Genève/Thụy Sĩ. Đón tiếp phái đoàn Cosunam là ông Finn Plekkenpol và bà Chenie Yoon, đặc phái viên thuộc Ủy Ban Đặc Biệt Bảo Vệ Các Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền (Special Rapporteur on the Situation of Human Rights Defenders).
Ông Nguyễn Tăng Lũy đã trao cho Bà Chenie Yoon "Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho 14 Thanh Niên Yêu Nước" do chính thân nhân của các Thanh Niên Yêu Nước khởi xướng. Tính đến ngày 11/03/2013 Bản Lên Tiếng đã thu thập được 28,480 chữ ký đến từ trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Trong dịp này ông Nguyễn Tăng Lũy đã chuyển đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc những lời yêu cầu sâu sắc của gia đình các Thanh Niên Yêu Nước qua những điểm chính sau đây: phản đối và phủ nhận các bản án; nhà nước Việt Nam phải thực thi nghiêm trọng pháp luật; phải chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện; chấm dứt lạm dụng các Điều luật 79 và 88; và yêu cầu Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc can thiệp với nhà nước phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho 14 Thanh Niên, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền của người bị giam cầm, gồm các quyền viếng thăm và quyền cho gia đình và thân nhân hiện diện tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới, và quyền để luật sự bào chữa.

Dân oan Dương Nội phản đối đài truyền hình Hà Nội đi tin sai lạc về việc khiếu kiện đất đai


Nguyễn Xuân Diện

BÀ CON DƯƠNG NỘI BIỂU TÌNH TRƯỚC CỬA ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI
Vào lúc 15h15 hôm nay, 21.3.2013, bà con Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội đã kéo tới Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội số 3-5 Huỳnh Thúc Kháng để biểu tình, phản đối đài này phát tin bài sai sự thật về vụ việc liên quan đến khiếu kiện đất đai của bà con.

Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?


Phạm Thanh Nghiên

Ngày 19/3/2013 – Khi tôi hỏi bạn câu này không có nghĩa tôi mong bạn hay bất cứ một người Việt Nam nào phải trải nghiệm những điều giống như tôi. Đơn giản tôi muốn ở bạn sự đồng cảm. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ thú vị và sống động hơn khi chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim của họ. Những tình huống tôi sắp đặt ra có thể khiến bạn thấy khó chịu và cho rằng “thật xui xẻo”. Nếu vậy, bạn hãy chấm dứt việc đọc nó. Nhưng tôi vẫn muốn bạn cùng tôi tham gia “trò chơi trắc nghiệm” này, để tôi được hiểu bạn hơn. Hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn nhé để chúng ta được gần nhau . Và đây là các tình huống bạn rất có thể sẽ gặp phải nếu bạn là tôi:
Chưa đầy 6 tháng kể từ lúc ra tù, bạn nhận hơn mười giấy triệu tập của chính quyền địa phương. Họ liên tục đến nhà làm phiền bạn với đủ các lý do: kiểm tra hộ khẩu, làm việc hoặc thăm hỏi. Những người nhân danh công an nhân dân này sẵn sàng đứng đập cửa nếu bạn không cho họ vào. Thật không dễ chịu chút nào khi nhiều lần họ nhằm lúc bạn vắng nhà để khủng bố tinh thần cho người mẹ gần 80 tuổi của bạn. Thậm chí, giữa lúc đêm tối, mất điện họ tự ý mở cổng ngoài và bắt ép mẹ bạn phải mở cửa để họ “kiểm tra hộ khẩu”. Cả đám người sắc phục lẫn không sắc phục cầm đèn pin rọi khắp nhà, từ phòng riêng cho đến toa-lét.
Bạn trở về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị nhưng luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn. Bạn hỏi: “Nếu tôi chẳng may bị bệnh nghiêm trọng cần phải đi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, mà bệnh viện lại nằm ở phường khác, quận khác. Khi đó theo như luật của các ông thì tôi vẫn phải làm đơn, báo cáo với các ông lên cấp phường, rồi chờ các ông trình lên cấp quận sau đó lại tiếp tục chờ các ông giải quyết rồi tôi mới được tự đi cứu mạng tôi à, nhỡ lúc đó chết thì sao?”. Và bạn sẽ nhận được câu trả lời từ chính miệng ông phó chủ tịch UBND phường rằng: “Đã là luật thì phải thi hành thôi, không khác được.” Tư gia của bạn liên tục bị công an chốt chặn, canh gác, bao vây nhằm khủng bố tinh thần và ngăn chặn quyền tự do đi lại của bạn. Không những thế, ban đêm họ còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn cũng như những người hàng xóm xung quanh.
Mồng 5 tết, công an vào tận nhà “khuyến cáo” bạn không nên đi đâu và lập tức kéo đến canh gác khiến cho khách khứa, bạn bè của bạn tỏ ra hoang mang, sợ hãi.
Bạn đi thăm người quen, hãy chuẩn bị tinh thần bị công an ập vào lôi đi bất cứ lúc nào rồi áp giải đến vài trụ sở mà họ muốn rồi thẩm vấn hàng tiếng đồng hồ. Sau cùng, bạn sẽ được “kỷ niệm” một giấy xử phạt trị giá 1,5 triệu đồng với cái gọi là “vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế”.

Khi quỷ sứ mời


Ngô Duy Quyền

Biết tin anh đã ra khỏi nhà tù nhỏ và trở về nhà từ lâu nhưng đến ngày 18/03/2012 tôi mới có dịp về thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc quê ở Thái Bình. Khi chú Lê Hùng đến chơi nhà, tôi đã kể về dự định đi thăm anh Túc, chú đã sốt sắng ngỏ ý muốn đi cùng. Tôi thầm cảm tạ Chúa đã mang đến bên tôi một người đồng hành. Chú Lê Hùng đã ngoài 60 tuổi, xưa chú làm việc cho Nhà xuất bản Thanh Niên, giờ đã nghỉ hưu. Chú và tôi quen nhau và trở nên thân thiết từ các cuộc tuần hành phản đối Trung cộng xâm lược mùa hè 2011 và 2012 tại Hà Nội.
Tôi chưa từng gặp anh Túc nhưng nghe đọc về anh thì nhiều. Anh là một người nông dân chất phác, từ một dân oan mất đất bền gan khiếu kiện anh đã trở thành một nhà đấu tranh dân chủ can trường. Anh Túc đã bị nhà cầm quyền bắt giam và kết án cách bất công. Bốn năm tù với vô số những ngón đòn khủng bố cả thể xác lẫn tinh thần, sức khỏe của anh bị tàn phá nghiêm trọng song tinh thần của anh thì càng đanh thép.
Qua hai lần bắt xe và vài cuộc điện thoại hỏi đường, chúng tôi đã tới được nhà anh chị Túc. Chuyện trò rôm rả cùng một bữa cơm trưa rất nhanh, nhìn đồng hồ đã hết thời gian buổi sáng, chúng tôi xin phép anh chị để quay trở lại Hà Nội.

Thấy gì trong bài viết của Trung tướng Tô Lâm


Nguyễn Trung Chính

“Chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản phát huy vai trò cách mạng trong xã hội Việt Nam với thiết chế tương ứng là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị của đất nước.
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội và của toàn dân, cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân....
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Kịch bản nào cho Việt Nam?


Lý Thái Hùng

Ngày 24 tháng 2 năm 2013, tổ chức Business Monitor International (BMI) đã công bố bản phúc trình “Vietnam Business Forecast Report” dài 55 trang. Bản phúc trình đã đưa ra một số dự báo về tình hình kinh doanh và chính trị tại Việt Nam từ đây cho đến năm 2022, là năm mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ hoàn thành kế hoạch phát triển Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến, theo Nghị quyết của Đại hội X (2006).
Tuy bản phúc trình đặt trọng tâm phân tích các vấn đề của nền kinh tế để “cố vấn” cho những công ty quốc tế muốn kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; nhưng BMI đã đưa ra một số rủi ro về mặt chính trị, với ba kịch bản:
Kịch bản thứ nhất là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giữ nguyên trạng với thể chế độc tài như hiện nay, vì Hà Nội không chỉ thành công trong việc ngăn chặn đà suy thoái kinh tế mà còn đạt được những kết quả trong cải tổ nền kinh tế nói chung, mang lại sự hài lỏng của người dân.
Kịch bản thứ hai là nhà cầm quyền CSVN chấp nhận một số cải tổ về chính trị. Ví dụ nới rộng dân chủ ở trong đảng, cho thêm quyền hạn của quốc hội, giảm thiểu kiếm soát báo chí, truyền thông. Ở kịch bản này, đảng CSVN vẫn còn nắm quyền nhưng tình hình chính trị sẽ từng bước biến dạng như các quốc gia Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Hàn trước đây.
Kịch bản thứ ba là nhà cầm quyền CSVN đối diện với một tình trạng khủng hoảng chính trị, đến từ những khủng hoảng kinh tế và các biện pháp sai lầm trong thế đối đầu ngày một gay gắt với lực lượng đối kháng và quần chúng.

Sau khi dân phản đối: Công an nhìn nhận nạn nhân bị đánh chết và bắt 5 nghi can


DienDanCTM

Trước sự đấu tranh quyết liệt của người dân hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ hai ngày nay, hôm nay công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra lệnh bắt 5 nghi can trong vụ án ỷ quyền đánh chết người tại địa phương này.
Vụ việc bùng nổ từ ngày hôm qua, 17-3-2013, khi hàng ngàn người dân Vĩnh Phúc kéo quan tài anh Nguyễn Tuấn Anh bị đánh chết kéo tới cơ quan công quyền tỉnh sau khi xác nạn nhân tìm được sau nhiều ngày mất tích, mà người nhà nạn nhân khẳng định là bị con rể của chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chủ mưu vào vụ giết người này.
Thi thể của nạn nhân được người dân phát hiện tại một cống nước và trong tình trạng đang phân hủy vì đã chết qua nhiều ngày. Ngay sau đó, Cơ quan pháp y khám nghiệm và đưa kết quả giảo nghiệm tử thi cho rằng anh Tuấn Anh "chết do uống rượu say và ngã xuống cống nên bị ngộp nước".
Không đồng ý kết quả khám nghiệm gian dối của cơ quan nhà nước, vì người nhà nạn nhân phát hiện thi thể của anh bị bầm tím nhiều chỗ với những vết tích bị đánh. Răng của nạn nhân bị mất nhiều cái, mắt bị lồi, và có cả vết dao chém... Tất cả dấu vết này chứng tỏ anh Tuấn Anh bị tra tấn đến chết nên ngay sau đó gia đình nạn nhân đã khiêng quan tài đến trước cơ quan công quyền thành phố Vĩnh Yên để phản đối đòi mạng người.

Dân Vĩnh Phúc kéo quan tài đi đòi công lý


BBT-WebVT

Theo tin tức từ các nhân chứng, con rể ông Phùng Quang Hùng, chủ tịch UBND Vĩnh Phúc đã thuê xã hội đen giết nạn nhân là anh Nguyễn Tuấn Anh rồi ném xuống cống. Khi gia đình vớt xác anh lên, thân thể nạn nhân vẫn còn nhiều vết bị đâm chém rất thảm thương.
Vì vậy khi có tin công an tuyên bố nạn nhân xay rượu té sông chết đuối, gia đình anh và mọi người biết chuyện trong vùng quá phẫn uất và cùng nhau kéo quan tài đến UBND Vĩnh Phúc để đòi công lý. (Trụ sở UBND Vĩnh Phúc Số 38, Nguyễn Trãi, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên. Điện thoại: 0211.3861169; Fax: 0211.3861743).
Mời quí độc giả theo dõi sự uất hận của người dân và cảnh tàn nhẫn, vô cảm của công an Vĩnh Phúc trong đoạn phim sau đây.
BBT-WebVT

Bạo Loạn Tại Vĩnh Phúc ( Đi Tìm Công Lý ) 17/03/2013 from Han Ly on Vimeo. Hoặc vào đường dẫn: http://www.youtube.com/watch?v=8p0YvDg4QFA

Bình Dương: Tổ trưởng tuyên truyền ép dân ký đồng ý Dự thảo sửa đổi HP 1992


VRNs

(16.03.2013) – Bình Dương - Đoạn ghi âm này ghi lại nội dung đoàn cán bộ xã thuộc tỉnh Bình Dương, gồm 2 phụ nữ đến nhà dân mục đích để vận động ép dân ký tên đồng ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bà chủ nhà nghe cán bộ nói chưa hiểu gì, suýt ký tên vào tờ Phiếu lấy ý kiến cho xong…thì đứa cháu trai, gọi bà chủ nhà bằng Mợ, ngăn cản bà đừng ký. Thế là cuộc tranh luận giữa 2 nữ cán bộ với anh thanh niên diễn ra căng thẳng. Cuối cùng 2 cán bộ chịu thua phải ra về trong hậm hực.
VNRs được biết tại phường 9 quận 3, hôm qua một bà Tổ phó của khu vực gần ga xe lửa Sài Gòn cũng vào một nhà dân bảo chủ nhà cứ ký đại đi rồi nộp cho phường lẹ lên, vì ở khu phố mình chỉ còn nhà này chưa nộp! Chủ nhà nói chưa đọc kỹ nên chưa ký. Thế là bà tổ phó trở về nhà mình (đối diện) chửi ỏm tỏi lên, dùng ngôn ngữ rất nặng nề để miệt thị dân.
Còn ở phường 7, quận Tân Bình tổ trưởng vào nhà một người dân ở đường Bành Văn Trân nói ý chang như bà cán bộ dưới đây rồi thúc ép ký nhanh để lấy đi ngay. Người Tổ trưởng này vừa đi thì gia đình thấy mình bị lừa nên chạy theo tìm nhưng không thể gặp được. Họ bèn tìm điện thoại Tổ trưởng để đề nghị rút lại bản đã ký, nhưng Tổ trưởng nói đã nộp cho phường rồi! Ông hứa sẽ gửi cho bản khác để ký lại nhưng chờ cả ngày hôm nay vẫn chưa thấy Tổ trưởng gửi gì cả!
Tại các trường học hay cơ quan, thầy cô giáo và nhân viên đều bị ép ký tương tự như vậy. Mặc dù họ đã góp ý tại nơi họ cư trú rồi. Phải chăng đây là chiêu để có càng nhiều nhiều chữ ký càng tốt.
Chắc chắn còn nhiều màn kịch do các tay sai của nhà cầm quyền VN dàn dựng để lấy chữ ký người dân vể việc góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992.

Một nỗ lực để Hoàng Sa - Trường Sa luôn trong tim


Đoan Trang

Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngày đánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”.
Cuốn sách có thể download ở đây:
Cuốn sách là kết quả công sức hơn một năm qua của nhóm Trúc Nam Sơn. Dung lượng không quá đồ sộ (hơn 100 trang), nhưng nói về nội dung thì đó là một tài liệu có thể được đánh giá bằng những tính từ như: đầy thông tin, tỉ mỉ, chi tiết.
Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Tường thuật chuyến đi Hải Phòng tưởng niệm các Chiến Sĩ Gạc Ma


Phươnh Bích

Tưởng niệm Gạc Ma - Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến!
Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979, mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.
Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng, kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3.
Để tránh sự chú ý của những kẻ phá bĩnh, mọi người muốn khi nào làm lễ tưởng niệm mới mặc áo phông, nhưng tôi cứ diện chiếc áo có in những dòng chữ, ghi dấu các địa danh và sự kiện ngày 14/3 ngay từ đầu. Khi xe đã lăn bánh, mọi người mới tạm thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy hệt như mình đang đi ra trận vậy.

2013/03/15

Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988


Lê Vĩnh

Trận Trường Sa ngày 14/3/1988 đã xẩy ra cách đây một phần tư thế kỷ, nhưng cho đến nay, để tìm hiểu thêm về trận đánh này người ta vẫn thấy có những khoảng trống khó hiểu. Quân sự của CSVN có ghi chép một số sự kiện về biến cố này, tuy nhiên với thói quen cố hữu cạo sửa, uốn nắn lịch sử cho mục tiêu tuyên truyền và nắm quyền của đảng, những ghi chép này có thể không hoàn toàn trung thực theo như nghĩa “sử” của nó. Còn đảng CSVN vẫn khoe rằng họ lãnh đạo đất nước đi “từ chiến thắng này sang chiến thắng khác” nhưng hai biến cố lớn và quan trọng là Trường Sa 1988 và trận biên giới phía bắc trước đó lại không được khoe ra và hoàn toàn không được một sử sách nào của họ đề cập đến.
Có lẽ hình ảnh rõ rệt và duy nhất về trận đánh Trường Sa là video tuyên truyền của Trung Cộng được tung trên mạng internet từ năm 2008. Qua đó, người ta thấy những người lính Việt Nam đang lom khom dưới biển, nước ngập tới lưng. Sau mấy tiếng “tả, tả, tả!....” (đánh, tấn công), các súng lớn súng nhỏ trên tàu chiến Trung Cộng thi nhau xả đạn vào những người lính và ba con tàu của Việt Nam. Tường thuật của 9 chiến sĩ VN sống sót trở về đi vào chi tiết và cận cảnh hơn, làm nổi rõ thêm sự tàn bạo của lính Trung Cộng được ghi lại trong video kể trên.

Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi ơn các anh


Gió Lang Thang

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Có khi quá dài trong một đoạn đời. Mà cũng quá ngắn đối với một dòng chảy mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc kiên cường. Chừng đó thời gian đủ biến một đứa trẻ thành một người trưởng thành thực sự, đủ biến một người đàn ông cường tráng thành một ông già lú lẫn, đủ biến một đời người thành cát bụi. Dẫu thế, vẫn không thể làm phai mờ đi trong tâm trí những người mẹ vẫn nhớ thương con, những người vợ vẫn chờ chồng, những người con vẫn nhớ cha; về những người con đất Việt giữ mãi mãi tuổi xuân của mình vào ngày hôm đó. 14/03/1988. 25 năm rồi, thù hận và mất mát của dân tộc này đâu dễ để quên. Dẫu rằng, ai đó đã cố tình bắt người khác phải quên, cố tình đánh cắp những bài học trên lớp mà đáng ra các em phải được học. Và 64 xác người chìm trôi trên biển năm đó, có biết rằng những hòn đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao vẫn nằm trong tay kẻ thù.

Tuyên Ngôn ngày Trường Sa 14/3/2013

Kính mời quí vị xem đoạn video Tuyên Ngôn Ngày Trường Sa 14/3/2013 tại Hà Nội.


Tuyên Ngôn Ngày Trường Sa 14/3/2013
Bắt đầu từ 6 giờ sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã nổ súng tấn công đảo Gạc Ma của quần đảo Trường Sa, chiếm đảo, phá tàu, giết hại 64 Chiến Sĩ và làm bị thương nhiều người khác. Trước sự kiện đau buồn này, Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng và xâm lấn nước ta, ngang ngược đưa ra đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông và âm mưu đưa nước ta vào cảnh nô lệ phụ thuộc. Ngày hôm nay khi các Liệt Sĩ chưa được tôn vinh xứng đáng, khi gia đình họ còn chịu nhiều khó khăn thiệt thòi, thì Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa tàu chiến ra Biển Đông phá hoại, khai thác dầu khí, bắt giữ và giết hại ngư dân của chúng ta.
Đó là lý do chúng ta có mặt ở đây hôm nay.
Chúng ta có mặt ở đây để tưởng niệm những Liệt Sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma, để chia sẻ nỗi đau thương mất mát của gia đình họ, và để nói lên rằng: Nhân dân không bao giờ quên sự hy sinh của các anh.
Chúng ta có mặt ở đây để kêu gọi và đánh thức những người Việt Nam còn thờ ơ và vô cảm trước vận mệnh dân tộc, trước hiểm họa ngoại xâm cho cả tương lai con cháu của chính họ.
Chúng ta có mặt ở đây hôm nay để thực hiện quyền tự do dân chủ, quyền được bày tỏ chính kiến, tình cảm và nguyện vọng.
Chúng ta ở đây để nhắc nhớ chính quyền hãy biết nghe nguyện vọng của nhân dân. Hãy tôn trọng và giải phóng những giá trị Tự do Dân chủ, để nước ta phát triển và thoát khỏi cảnh nô lệ và phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cuối cùng, chúng ta ở đây hôm nay để tuyên bố với nhà cầm quyền Trung Quốc rằng: Dân tộc Việt Nam không sợ! Nhân dân Việt Nam không sợ! Và sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc mà cha ông chúng ta để lại.
HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM!
HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM!

12 tổ chức nhân quyền lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân


MLDI

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp đòi thả blogger Việt Nam
MLDI và các tổ chức bạn kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều kiện cho Luật sư Lê Quốc Quân.
The Media Legal Defence Initiative cùng với 11 tổ chức nhân quyền khác, đã đệ trình yêu cầu hành động khẩn cấp đến ba Báo Cáo viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc và Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện, kêu gọi thả lập tức luật sư nhân quyền và blogger Việt Nam Lê Quốc Quân.
Lê Quốc Quân đã bị nhà chức trách Việt Nam biệt giam từ khi ông bị bắt vào ngày 27 tháng Mười Hai với cáo buộc dàn dựng tội trốn thuế. Ông chỉ được phép gặp luật sư của mình hai lần và đã không được tiếp xúc với gia đình.
Lê Quốc Quân bị lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách Việt Nam vì những việc làm liên quan đến nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, trên trang blog được nhiều người đọc của ông, ông đã viết về những vi phạm nhân quyền và các vấn đề khác mà truyền thông nhà nước không nhắc đến. Ông cũng đã bào chữa những nhà đấu tranh nhân quyền khác trong vai trò luật sư, cho đến khi ông bị tước quyền hành nghề luật sư năm 2007 vì bị nghi ngờ tham gia "hoạt động lật đổ chính quyền".
Trong vài năm qua, ông đã bị bắt nhiều lần và bị quấy rối liên tục bởi các cơ quan thẩm quyền nhà nước. Trong tháng 8 năm 2012, ông đã phải nhập viện sau khi bị những kẻ lạ mặt hành hung đánh đập gần nhà. Vụ hành hung này không bao giờ được cảnh sát điều tra cặn kẽ.
Nếu bị kết tội, ông Lê Quốc Quân sẽ đối mặt với ba năm tù và nộp số tiền phạt sẽ khiến ông bị phá sản.