2012/08/29

CSVN thừa nhận không thể gán tội danh "khủng bố" lên Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****

Thông Cáo Báo Chí
 
CSVN thừa nhận không thể gán tội danh "khủng bố"
lên Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân
Sau khi hết thời hạn 4 tháng tạm giam vô căn cớ đối với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, nhà cầm quyền CSVN lại vừa gia hạn giam giữ ông thêm 4 tháng nữa. Họ cũng thay đổi tội danh cáo buộc từ vi phạm Điều 84, tức “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, sang Điều 79, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Việc CSVN phải từ bỏ ý định truy tố ông Nguyễn Quốc Quân theo Điều 84 và chuyển sang Điều 79 cho thấy:
  1. Hà Nội hoàn toàn đuối lý và không thể tìm ra bất kỳ bằng cớ nào để có thể chứng minh ông Nguyễn Quốc Quân phạm tội khủng bố. Việc quy chụp vô căn cứ tội danh "khủng bố", cũng như việc bắt giữ ông tùy tiện vào ngày 17-4 vừa qua, là những tang chứng mới trong hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền CSVN.
  2. Việc đổi sang truy tố theo Điều 79, chỉ vì ông Nguyễn Quốc Quân là thành viên của Đảng Việt Tân, lại càng cho thấy bản chất phản dân chủ, phản nhân quyền của chế độ CSVN. Từ nhiều năm qua, Điều 79 chỉ là phương tiện của chế độ độc tài dùng để trấn áp, giam cầm, và ngăn chận những tiếng nói dân chủ tại Việt Nam.
  3. Trong một phán quyết vào tháng 9 năm 2011, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện đã tuyên bố việc nhà cầm quyền CSVN trước đây kết án một số đảng viên Việt Tân theo Điều 79 là sai trái và đi ngược lại bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Việc cáo buộc ông Nguyễn Quốc Quân vi phạm Điều 79 lần này càng cho công luận thế giới thấy rõ bản chất ngoan cố và sẵn sàng vi phạm các giao ước quốc tế mà nhà cầm quyền CSVN đã long trọng ký kết.
Đảng Việt Tân khẳng định Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân cũng như mọi đảng viên Việt Tân khác đều là những người tranh đấu bất bạo động cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục vận động mọi nguồn áp lực để buộc chế độ CSVN phải nhanh chóng trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và các nhà đấu tranh dân chủ khác đang bị giam cầm.
Ngày 29 tháng 8 năm 2012
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 90.5 kb
VT_TCBC_20120829

Lễ tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến 2012


Việt Tân

Sau đây là bài tường thuật Lễ tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến tại Nam California và hình ảnh các buổi Lễ tưởng niệm tại một số nơi khác.
BBT-WebVT
- - -

Lễ tưởng niệm 25 Năm Anh Hùng Đông Tiến tại Nam California

Chủ Nhật ngày 26/8/2012, lúc 1 giờ 30 trưa, cơ sở Đảng Việt Tân tại Nam California phối hợp cùng nhiều tổ chức, đoàn thể và cộng đồng đã tổ chức Lễ giỗ thứ 25 cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, vị chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng và Tưởng niệm 25 năm Anh Hùng Đông Tiến tại hội trường Civic Center của thành phố Westminster, California với gần 500 đồng bào tham dự.

Ai giữ nước?


Nguyễn Vũ

Suốt hơn nửa thế kỷ, mọi báo đài của đảng và nhà nước CSVN luôn dùng từ ngữ "ngụy quân, ngụy quyền" khi nói đến quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, với hàm ý đây chỉ là quân đội giả, chính phủ giả do ngoại bang lập ra và xử dụng mà thôi. Ngay cả khi có những tiếng kêu gọi hãy bỏ những lời phỉ báng đó đi vì mục tiêu hàn gắn các vết thương dân tộc, lãnh đạo đảng vẫn vênh vang làm ngơ. Chỉ trong vài năm gần đây, khi làn sóng gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng táo bạo và các tấm biểu ngữ 16 chữ vàng - 4 tốt ngày càng rách nát, thì cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” cũng gần như biến mất hẳn.
Có người đặt câu hỏi tại sao. Câu trả lời khá đơn giản: 4 chữ đó tác dụng ngược vì tạo ra sự so sánh trong lòng người dân. Tại sao một quân đội giả, một chính phủ giả lại nhất quyết bảo vệ đất nước đến như thế? Còn “những quân đội thật và chính phủ thật” của đảng CSVN ngày nay lại liên tục co rút và đầu hàng trước các bước xâm lấn của Bắc Kinh?
Hơn thế nữa, đảng và nhà nước CSVN hiện nay còn phải dùng những giọt máu hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để làm bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

12 tổ chức nhân quyền đòi thả 17 Thanh Niên Công Giáo


Ngày 27 Tháng 8, Năm 2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
1 Bách Thảo
Hà Nội - Việt Nam
V/v: Yêu cầu trả tự do tức khắc cho 17 nhà hoạt động xã hội và blogger và hủy bỏ mọi cáo buộc.
Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,
Khi lá thư này đến tay Ông thì 17 nhà hoạt động xã hội, bao gồm các blogger và các nhà dân báo, đã bị giam giữ gần một năm trời, và hầu hết chưa được xét xử. Mười bảy người này đã bị giam giữ tuỳ tiện vì những hoạt động viết blog, bảo vệ môi sinh, chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.
Trong năm qua cộng đồng bảo vệ nhân quyền thế giới đã biết đến tên tuổi của họ: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương và Hoàng Phong.
Những người này chỉ đơn giản thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế. Điểm chung mà họ chia sẻ là khát vọng công bằng xã hội và cùng sinh hoạt trong Dòng Chúa Cứu Thế.

Hoa Kỳ không nên bán đứng nhân quyền tại Việt Nam


Allen S. Weiner - Washington Post

Ngày 26 tháng 8
Ông Allen S. Weiner là giáo sư ngành luật thuộc Đại Học Stanford. Ông cũng là giám đốc của Chương Trình Luật Quốc Tế và So Sánh. Ông vừa đệ đơn lên Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện, thách thức tính hợp pháp của việc bắt và giam 17 nhà hoạt động Việt Nam vào năm ngoái.
Trải dài suốt năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ các thành viên của một nhóm thân hữu những nhà hoạt động chính trị và xã hội. Những người bị giam giữ có liên kết với Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Điều này cũng phản ảnh nếp kỳ thị các thành phần tôn giáo tại nước này. 11 trong số những người đệ đơn bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một đảng tranh đấu cho dân chủ của người Việt. Những người bị giam giữ đã phải chịu đủ loại vi phạm nhân quyền, kể cả những vi phạm các quyền căn bản về ngôn luận, hội họp, và lập hội. Hơn thế nữa, việc bắt và giam giữ những nhà hoạt động này cũng vi phạm các quyền của họ về tiến trình tố tụng đúng đáng và xét xử công bằng, được bảo đảm theo bản Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như các hiệp ước luật pháp quốc tế khác; vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cả việc bắt mà không có trát tòa, và giam giữ dai dẳng trước ngày ra toà mà chẳng cần lập cáo trạng. Sau ngày bị bắt, những người này bị giam cách ly nhiều tháng trời. Một vài người bị kết án bằng các “buổi xử” mà họ không được phép có luật sư. Hiện nay, hầu hết các người đệ đơn đang mòn mỏi trong tù, không được giao tiếp gì với bên ngoài, không được biết tại sao họ bị bắt và giam giữ. Họ được giao tiếp rất hạn chế với thân nhân, và trong vài trường hợp, hoàn toàn không được liên lạc.

Thân nhân 17 thanh niên bị bắt giam bất công đi thăm Đức tổng Kiệt


VRNs

(26.08.2012) – Ninh Bình – Lúc 21h30 ngày 24.08.2012 một đoàn giáo dân khoảng 30 người đã đến Đan viện Châu Sơn hành hương. Đoàn hành hương này là thân nhân của những anh chị em sinh viên, thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ hồi tháng 8 năm ngoái. Đặc biệt trong chuyến đi này có bố và anh trai của tù nhân lương tâm Phaolô Trần Minh Nhật đã từ trong Lâm Đồng (trong Nam) ra Bắc đi cùng với đoàn hành hương này.
Đoàn nghỉ đêm tại đan viện Châu Sơn, để sáng sớm ngày 25.08.2012 đoàn tham dự thánh lễ do đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ tế. Sau buổi lễ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã thăm hỏi, lắng nghe, khuyến khích, an ủi và, chia sẻ những tâm tư của thân nhân những anh em giáo dân bị bắt.
Trưa ngày 25.08.2012 đoàn thân nhân những tù nhân lương tâm đã rời đan viện Châu Sơn đi giáo xứ Thái Hà, Hà Nội. Tại đây đoàn sẽ tham dự kỳ tĩnh tâm đặc biệt kéo dài cho đến hết ngày Chúa Nhật 26.08.2012.
Đoàn hành hương này bao gồm thân nhân của những tù nhân lương tâm có tên sau: Phêrô Hồ Đức Hòa, Gioan Nguyễn Văn Duyệt, Gioan Nguyễn Văn Oai, Phaolô Hồ Văn Oanh, Paulus Lê Sơn, Phaolô Trần Minh nhật, Phêrô Nguyễn Xuân Anh, Phêrô Nguyễn Đình Cương, Phanxicô Xavie Đặng Xuân Diệu, Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, Gioan Thái Văn Dung, Antôn Chu Mạnh Sơn, Phêrô Trần Vũ Anh Bình, Maria Tạ Phong Tần và Nông Hùng Anh.
JPEG - 61.7 kb
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ cho các đan sĩ và đoàn thân nhân các thanh niên bị bắt và giam giữ trái pháp luật.

Công an Bạc Liêu đang dàn dựng về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng là do đất đai


VRNs

(27.08.2012) – Bạc Liêu - Những ngày vừa qua, giới thạo tin thành phố Bạc Liêu, trong đó có công an, bàn tán với nhau về nguyên nhân cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng và những thông tin liên quan đến con gái bà là blogger Tạ Phong Tần.
Trước khi bà Liêng tự thiêu, công an đã đến báo tin với bà rằng tòa án sẽ tách riêng 3 bloggers Điếu Cày, Anhbasaigon và Tạ Phong Tần để xử trong cùng một ngày (nhằm chi phối sự tập trung của dư luận trong phiên tòa xử các tù nhân lương tâm này). Chị Tạ Phong Tần sẽ được đưa về xử tại Bạc Liêu. Đây chính là giọt nước tràn ly dẫn đến cái chết của bà Liêng. Lâu nay hàng xóm của bà Liêng vẫn tưởng chị Tạ Phong Tần còn làm công an và đi làm việc xa nhà. Nếu đưa chị về Bạc Liêu xét xử khác nào là một đòn hiểm nhằm sỉ nhục thanh danh gia đình bà. Không chịu nổi áp lực này, bà Liêng quyết định chọn cái chết để được giải thoát.

Front Line Defenders lên án vụ hành hung Ls. Lê Quốc Quân


FLD

Ngày 23 Tháng 8, 2012
V/v: Việt Nam - Vụ hành hung luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân
Vào ngày 19 Tháng 8, 2012, luật sư nhân quyền có tiếng là Lê Quốc Quân đã bị hành hung ngay gần nhà của Ông ở Hà Nội. Luật sư Quân tin là công an đứng đằng sau vụ tấn công này. Ngoài việc biện hộ cho những người bị đàn áp khi đòi hỏi quyền lợi, Ls Quân còn trách nhiệm một trang blog (http://lequocquan.blogspot.com), trên đó Ông viết về nhiều vấn đề bao gồm cả quyền dân sự, đa nguyên chính trị, và tự do tôn giáo. Ông cũng tham dự một số cuộc biểu tình chống những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 19 Tháng 8, Ls Lê Quốc Quân đã bị 3 người đàn ông mặc thường phục tấn công khi Ông đang đi bộ về nhà từ bãi đậu xe gần đó. Ông đã bị đánh 3 lần vào đầu gối, đùi và lưng bằng những thanh thép. Ông cũng bị thương ở đầu và bụng. Những kẻ tấn công Ông đã bỏ chạy khi những người qua đường nghe tiếng kêu cứu của Ông. Ls Quân đã được đưa vào bệnh viện Giao Thông Vận Tải tại Hà Nội.

2012/08/24

Nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng kinh tế đang dâng cao ở Việt Nam


The New York Times

Thomas Fuller
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường bất động sản từng một thời bùng nổ đang sụp đổ. Hàng trăm khu vực xây dựng bị bỏ rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền kinh tế ốm yếu.
Tuyên bố trong phòng khách tiết trang hoàng lộng lẫy của một tòa nhà thuộc địa Pháp, một viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với sự sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm từng san bằng nhiều nền kinh tế ở châu Á.
"Tôi có thể nói rằng đây là tình trạng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997", ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tp. HCM, cơ quan điều hành hàng đầu của thành phố nói như thế, "Các nhà đầu tư bất động sản đã đẩy giá lên quá cao. Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử dụng ".
JPEG - 46 kb
Một trong nhiều công trình bị đình trệ ở Sài Gòn.
Các khó khăn kinh tế của Việt Nam trông có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với những năm tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - mặc dù tương đối xanh xao tiều tụy, nền kinh tế vẫn đang phát triển,, với tốc độ khoảng 4% - nhưng danh sách các khó khăn của đất nước vẫn tiếp tục tăng lên.
Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu có của Việt Nam trong tuần này, đưa đến mức sụt giảm 4,8% trong chỉ số thị trường chứng khoán của nước này, mức suy giảm nặng nề nhất trong vòng bốn năm qua. Những cáo buộc chống lại ông Kiên còn mơ hồ. Các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này.

Đồng hành với người em bị bắt oan sai


Đồng Hương

24.08.2012 – Sài Gòn – Cách đây gần một năm, 27.08.2011, Paul Trần Minh Nhật bị bắt không một lý do tại trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp. HCM. Kể từ đó, Nhật chưa một lần được đưa ra xét xử theo đúng pháp luật.
Anh Paul Trần Khắc Đạt, anh trai của Paul Minh Nhật sau đó đã trở thành “chiếc cầu nối” giữa hai nơi: một là Paul Minh Nhật ở trong trại giam cộng sản, hai là gia đình. Thời gian đầu sau khi Paul Minh Nhật bị bắt, anh Đạt là người vất vả chạy đi chạy lại giữa Sài Gòn và Lâm Đồng để thăm hỏi, động viên và đưa những vật dụng cần thiết cho người em gặp nạn. Anh trở thành “cánh chim xanh” từ hồi nào không biết. Chỉ biết là trong một năm qua, chưa một tháng nào anh lỡ chuyến thăm em mình.
Anh cũng thường xuyên cùng cha mẹ, anh em đọc kinh, xin Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự bình an của Paul Minh Nhật cùng các anh chị em bị bắt bớ, tù đày vì một lẽ yêu nước. Lời kinh Hòa Bình vang lên mỗi tối Chúa Nhật trong ngôi nhà gỗ đơn sơ làm ấm cả một vùng quê.
Tưởng rằng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, vì suy cho cùng Paul Minh Nhật không mắc tội gì cả, gia đình tin rằng sẽ sớm được trả tự do. Nhưng không phải vậy, họ không buông tha dễ dàng như thế, họ tìm không ra lý do để kết án thì họ bắt đầu gán tội, không nhận tội họ không xét xử, không xét xử thời gian tạm giam tăng lên. Họ không giam Paul Minh Nhật ở Sài Gòn nữa, họ chuyển ra Hà Nội. Từ đây khó khăn cho gia đình lại càng chồng chất.

2012/08/23

Phê và tự phê — Võ thuật theo định hướng XHCN


Phạm Nhật Bình

Từ lâu lắm rồi, người dân Việt hầu như đã quên hẳn mấy chữ “phê và tự phê”. Mọi người đã gần như đương nhiên coi đó là sản phẩm của những năm tháng “điên điên” của thời chủ nghĩa cộng sản còn ở “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Hơn một thập kỷ qua, tất cả những thứ gàn dở như “phê và tự phê” đều đã bị ném cả vào cái giai đoạn gọi chung chung là “thời bao cấp”, tức cái thời chứa đựng nhiều lạc hậu, sai lầm mà nay đảng và nhà nước vẫn hãnh diện bảo là đã qua rồi.
Chính vì thế mà nhiều người ngạc nhiên khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ phủi bụi bài bản “phê và tự phê” đem từ trong kho ra công bố tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào tháng 5/2012, cùng lúc với việc ông cho phục hồi Ban Nội Chính Trung Ương và nắm lấy ghế Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đợt phê và tự phê này, với tên gọi mới dài hơn một chút “Kiểm điểm phê bình và tự phê bình”, sẽ được thực hiện trong toàn đảng, ở mọi cấp, mọi địa phương. Cũng bất ngờ không kém, vào giữa tháng 8, Thông tấn xã Việt Nam được lệnh tung tin 14 ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Đảng đã phê và tự phê xong rồi. Mất tất cả 16 ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Tẩy chay Hạt Điều Máu từ Việt Nam


Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế vào cuối tháng Bảy vừa qua đã khởi động chiến dịch tẩy chay Hạt Điều Máu đến từ Việt Nam. Hiệp Hội kêu gọi giới tiêu thụ khắp nơi hãy tẩy chay hạt điều xuất phát từ sự bóc lột sức lao nô tân thời. Sau đây là bản tin.
BBT-WebVT
- - -

Hiệp Hội Nhân quyền Quốc tế

Hiệp Hội Nhân quyền Quốc tế (IGFM) khởi động chiến dịch tẩy chay sản phẩm đến từ sự bóc lột sức lao nô tân thời.
Frankfurt am Main (26 tháng 7 năm 2012) - Giới tiêu thụ trên toàn thế giới không nên mua hạt điều đến từ Việt Nam vì được sản xuất trong các trại tù cưỡng bách lao động. Liên Minh Bài Trừ Lao Nô Mới tại Châu Á (CAMSA) kêu gọi như thế trong chiến dịch tẩy chay của họ. Hiệp Hội IGFM, một trong những thành viên sáng lập CAMSA, đưa ra một số báo cáo của các tù nhân chính trị về điều kiện nguy hiểm và vô nhân đạo trong quá trình chế biến hạt điều. 

Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Cộng sản


Nhóm phóng viên FNA Khối 8406

(Bản tin ngày 22-08-2012)
Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 14-08-2012
Theo chương trình đã sắp xếp, thứ 7 ngày 11-08-2012, tôi (Nguyễn Công Hoàng) và người cháu ruột gọi bằng cậu ra Huế dự lễ đám cưới một người em bà con rồi tối Chủ nhật lên xe ra thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý, chú ruột và là ông theo huyết tộc. Nằm trên xe từ 5g chiều ngày 12-08 cho đến 6g sáng ngày 13-08 thì tới Phủ Lý. Do đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ đã khai thông nên xe về Hà Nội đa phần đi đường này, vì thế chúng tôi phải xuống tại ngã ba đường cao tốc quốc lộ 21 (cách Phủ Lý khoảng 7 km), rồi từ đó thuê xe lên trại tù Ba Sao (phía tây huyện Kim Bảng). Dọc đường gần tới trại, thấy xuất hiện nhiều cán bộ công an đứng 2 bên đường, hai cậu cháu thắc mắc chẳng hiểu có chuyện gì. Sau đó xe chúng tôi bị chăn lại, với thông báo: hôm nay không được thăm gặp thân nhân vì trại đang dời địa điểm.
Chúng tôi liên lạc với cán bộ trại giam, họ cũng cho biết như vậy, và hẹn sẽ xin ý kiến lãnh đạo rồi trả lời sau. Đành cho xe trở về Phủ Lý tìm nhà trọ nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau (14-08-2012), nhận tin báo được phép thăm gặp, hai cậu cháu vội vã sắp xếp hành lý, gọi xe lên trại giam mới để thăm gặp Lm Lý. Trại mới này nằm tại thôn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (cùng huyện, tỉnh, chỉ khác thôn, xã. Trại cũ, rộng hơn nhiều, đã được bán cho một công ty để làm khu du lịch sinh thái). Xe tới trại lúc 7giờ sáng và chúng tôi là những người khách đầu tiên của trại này. Nhà cửa đều mới xây nhưng còn ngổn ngang, bề bộn.
Sau phần thủ tục hành chánh, đến 7g30’ chúng tôi được gặp người thân.
Linh mục Lý bước đi vẫn còn khập khiễng, nhưng không dùng gậy nữa. Thân mình gầy hơn trước, song sắc diện hồng hào, nét mặt tươi cười, tỏ lộ sự bình an nội tâm.

Báo cáo của Human Rights Watch về việc cưỡng bức làm hạt điều


BBT-WebVT

Kính mời quí vị đọc Bản báo cáo của Tổ chức Quan Sát Quốc Tế (Human Rights Watch) về việc cưỡng bức làm hạt điều tại các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam. Việc cưỡng bức làm hạt điều không chỉ giới hạn ở các trung tâm cai nghiện mà bao gồm luôn các trại tù hình sự, đặc biệt là xử dụng cách cưỡng bức này để ép các tù nhân chính trị nhận tội.
BBT-WebVT
PDF - 3.5 Mb
Bản Báo Cáo tóm lược về cưỡng bức làm hạt điều (tiếng Việt).
PDF - 1.1 Mb
Bản Báo Cáo của Human Rights Watch về cưỡng bức làm hạt điều (tiếng Anh).
Đoạn video cảnh cưỡng bức làm hạt điều:http://www.hrw.org/video

Thư tâm tình của vị nữ tu, em gái của TNCG Đậu Văn Dương đang bị cầm tù


Lệ Thủy

Dưới đây là lá thư tâm tình của cô Thủy, một vị nữ tu em gái của anh Đậu Văn Dương, một trong 17 thanh niên công giáo bị bắt cầm tù trong cuộc trấn áp của nhà cầm quyền hơn một năm qua. Trong một phiên xử sơ thẩm vừa qua, anh Đậu Văn Dương bị nhà cầm quyền kết án 3 năm rưỡi tù giam chỉ vì những hoạt động giúp đỡ những người nghèo khổ, neo đơn...
Theo tin từ các thân nhân, nhà cầm quyền VN sắp đưa các anh ra tòa xử phúc thẩm trong một vài tuần sắp tới.
BBT DienDanCTM
* * *
Lời tâm sự của em gái 
Vạn Lộc thân thương!
“Tôi không làm được những điều trọng đại nhưng tôi muốn tất cả những gì tôi làm, ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất là để vinh danh Thiên Chúa”. Vì có Chúa mọi sự đều êm trôi, xa cách Chúa đời chẳng là gì?
Anh xa nhớ nhiều!
Anh có biết đó là câu nói của ai không? Đó chính là câu nói của Thánh Đaminh Saviô-là Thánh mà anh đã từng nhận làm bổn mạng cho sinh viên công giáo tổ Cửa Lò mà anh đã từng lãnh đạo tổ đó trong thời gian anh học tập đấy.Vâng! đúng như lời Thánh Đaminh Saviô thì em tin chắc rằng những lời nói, những việc làm của anh cũng như những anh em khác đều để làm rạng rỡ cho Thiên Chúa thôi, đúng không anh?

2012/08/19

Thế Vận Hội & Chiếc Đồng Hồ Dân Khí


Đinh Tấn Lực

Bốn năm chờ đợi. Hàng tỷ cặp mắt dồn về Luân Đôn. Thành phố sương mù này quả không hổ danh là một trong những kỳ quan văn hóa nhân bản và tự do dân chủ của loài người. Hai buổi lễ rộn rã khai mạc và tưng bừng bế mạc đã hớp hồn khán giả toàn cầu. Anh Quốc có quá nhiều danh nhân văn hóa ở tầm thế giới để tự hào và tuyên dương trước vài tỷ khán giả trải khắp địa cầu. Lại có thừa âm nhạc để một vạn vận động viên nhớ đời trong buổi chia tay nhau, và vẫy tay tạ từ khán giả khắp địa cầu sau những trận thư hùng với tinh thần thượng võ trong một dịp gặp gỡ mệnh danh là Thế Giới Hợp Nhất.
Khoảng giữa của hai buổi lễ hội kỳ vĩ đó là hơn hai tuần lễ hồi hộp làm nhảy sái nhịp tim một phần nhân loại, qua non vạn cuộc tranh tài, từ vòng loại đến chung kết, của 302 bộ môn thuộc 26 môn thể thao mùa Hè.

2012/08/17

Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giam cầm Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****

Thông Cáo Báo Chí
 
Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giam cầm
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân
Hôm nay, ngày 17 tháng 8 năm 2012, đánh dấu đúng 4 tháng kể từ ngày ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt giữ tại Phi Trường Tân Sơn Nhất, khi ông về nước để tiếp tục nỗ lực quảng bá phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động đến đồng bào ruột thịt của ông.
Ngay sau khi ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt giữ, công luận người Việt khắp nơi, các tổ chức nhân quyền, và chính giới Hoa Kỳ đã cực lực phản đối hành động bắt người tùy tiện này. Nhà cầm quyền CSVN đang vi phạm nghiêm trọng các quyền con người đã được cả nhân loại công nhận: từ thời gian “tạm giam” để điều tra (4 tháng và có thể gia hạn) rất vô lý khi không có sự việc phạm pháp nào; đến lý cớ điều tra (Điều 84: khủng bố) rất hàm hồ khi không có bất kỳ tang chứng gì; đến những cấm cản sự can thiệp của luật sư theo thông lệ công lý quốc tế; v.v...
Dù xử dụng công cụ pháp luật của chế độ để cố gắng dựng lên đủ loại tội trạng, nhưng sự thật cốt lõi của các vụ giam cầm chính trị đều là nỗi lo sợ của giới lãnh đạo đảng CSVN đối với tất cả những ai đang tìm cách trình bày với người dân Việt Nam về các quyền đương nhiên của họ, và về nguồn gốc của mọi loại lực trong xã hội. Chính người dân là nguồn lực đang nuôi sống chế độ độc tài hiện tại. Do đó, cũng chính người dân có khả năng ngưng hợp tác và rút lại nguồn lực đó.
Trong cùng xu hướng này, nhiều nhà yêu nước đã và đang cố gắng bằng lời nói, hành động, và cái giá ngục tù của mình để thuyết phục mọi người rằng: đất nước là tài sản của dân tộc, của từng người Việt Nam. Không một ai, kể cả những kẻ cầm quyền, được phép ngang nhiên hủy hoại, nạo khoét, hay dâng nhượng cho ngoại bang.
Trong lúc tai họa ngoại xâm đang ngày càng lớn dần, nhà cầm quyền CSVN lại liên tục viện cớ “vì có Việt Tân tham gia” để trấn áp mọi hình thức báo động và phản đối Trung Quốc xâm lược. Đây là thái độ ngụy biện, phi lý và coi thường truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Sự trấn áp đó cũng cho thấy họ đã mất hoàn toàn chính nghĩa, và nay chỉ còn xử dụng bạo lực và chỗ dựa Bắc Kinh để đối phó với dân tộc.
Đảng Việt Tân thách thức nhà cầm quyền CSVN hãy trưng dẫn các bằng cớ hay lý lẽ để chứng minh trước công luận Việt Nam và thế giới: tại sao việc tham gia của các đảng viên Đảng Việt Tân nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước và vận động thay đổi xã hội bằng phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động lại đồng nghĩa với khủng bố?
Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực đang tiến hành để góp phần cùng dân tộc đưa đất nước qua cơn hiểm nguy Bắc thuộc, và để xứng đáng với sự hy sinh cao quí của các nhà dân chủ Việt Nam đang bị giam cầm trong tù ngục.
Ngày 17 tháng 8 năm 2012
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 90.6 kb
VT_TCBC_20120817

Cảnh ’trại nô lệ’ người Việt ở Moscow

BBC
Phóng viên BBC Oxana Vozhdaeva quay video nhà máy Vinastar bị tố cáo giữ công nhân như ’nô lệ’ ở ngoại ô Moscow.
Chính quyền Nga đã bố ráp nhà máy sau khi BBC đưa tin về cảnh ngộ của các công nhân.
Hơn 70 công nhân đã được giải thoát và lần lượt trở về Việt Nam trong tuần qua.
Nhưng đây không phải là nhà máy duy nhất có điều kiện lao động khắc nghiệt cho người Việt tại Liên bang Nga.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/

Vấn đề an toàn lao động hiện nay


Huỳnh Công Đoàn

Mặc dù Bộ Luật Lao động của Việt Nam dành hẳn 14 điều (Từ điều 95 đến điều 108) để quy định về vệ sinh - an toàn lao động, nhưng trên thực tế vấn đề này chẳng được mấy doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Vì rằng không có một cơ cấu xã hội dân sự để giám sát và thúc đẩy việc thực thi những quy định về an toàn lao động. Kết quả là số vụ tai nạn lao động thương tâm không ngừng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Việc xử lý không nghiêm minh các vụ vi phạm an toàn lao động cũng làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng.
Người lao động không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động là điều thường thấy tại các doanh nghiệp hiện nay. Nhiều khi, cả chủ sử dụng lao động và người lao động đều thiếu hiểu biết về vấn đề an toàn lao động, nhất là khi làm việc trong môi trường độc hại. Người chủ doanh nghiệp không có những kiến thức đầy đủ về ngành nghề cũng như môi trường sản xuất, họ chỉ biết chạy theo lợi nhuận. Trong khi đó thì người lao động cũng không ý thức được những tác hại của công việc mình làm, không có hiểu biết về luật lao động. Các cơ quan chức năng thì lơ là và vô trách nhiệm trong việc kiểm tra và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường sản xuất và an toàn của người lao động. Vì vậy mà một cách vô tình hay cố ý, người ta đã vi phạm nghiêm trọng những quy định về an toàn – vệ sinh lao động, làm ảnh hưởng to lớn đến tính mạng và sức khoẻ người công nhân.

Thư của mẹ nhà đấu tranh cho dân oan Trần Thị Thúy


Bùi Thị Nữ

Ghi chú: Để dễ đọc và quảng bá, chúng tôi đã đánh máy lại bức thư như sau. Một số câu khó hiểu vì lỗi chính tả hoặc thiếu chữ đã được sửa chữa và đánh dấu [ ]. Chúng tôi cũng đăng tải hình chụp bức thư viết tay của Cụ Bùi Thị Nữ ở cuối bài.
BBT-WebVT
- - -
Kính gởi:
- Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền
- Cao Ủy Nhân Quyền Hoa Kỳ
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Tôi tên: Bùi Thị Nữ, sinh năm 1943, là mẹ ruột Trần Thị Thúy.
Hiện cư ngụ: Xã Long Khánh Huyện Hồng Ngự - Tỉnh Đồng Tháp.
Nguyên do: Vào ngày 10/08/2010 [con tôi] bị công an cộng sản Việt Nam bắt chở về Sài Gòn trực thuộc Bộ công an Quận 1. [Họ] đánh đập con gái tôi rất dã man. Cả mình điều mang thẹo rất nhức nhối, không lúc nào hết, cho uống ba viên thuốc độc, nắm tóc đập vào tường, chấn thương rồi hăm dọa và chuyển về Bến Tre. Đến ngày 30/05/2011 và 18/08/2011 [đưa] con tôi [ra tòa], không cho biết lý do, không cho gia đình đến và ghép con gái tôi vào Điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
Kính thưa quí ngài, chỉ có chính quyền cộng sản Việt muốn bắt ai thì tự ý, như cụ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư [nói] độc lập rồi thì phải tự chủ, muốn gài điều gì cũng được. Điển hình như tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ gài tội hai bao cao su mà 7 năm tù, như nhà báo Tuổi Trẻ Điếu Cày yêu nước bị gài tội trốn thuế 30 tháng tù, mãn hạn rồi không thả tự ý gài tội khác, như con gái tôi vậy, khi con tôi không có một tấc sắt, cây súng, quân đội mà ghép vào tội trên, đã bị cựu Đại Tá Phạm Ngọc Trọng chính quyền địa phương ăn cướp trên hai trăm hai chục công đất, thưa [kiện] đến năm nay [là] trên 20 năm, [nhưng] ở trên đá qua ở dưới đá lại.

DB Úc phản đối CSVN giam cầm tuỳ tiện các nhà tranh đấu nhân quyền


Bernie Ripoll

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 2 Hoàng Văn Thụ
Hà Nội, Việt Nam
Kính gửi Thủ tướng Chính phủ,
Tôi viết thư này để phản đối mạnh mẽ về cách đối xử đối với một vài trường hợp các tù nhân lương tâm tại quốc gia của ông gần đây.
Tôi được biết sự ngược đãi đang xảy ra đối với bà Trần Thị Thúy, một nhà tranh đấu cho quyền lợi đất đai và là thành viên của Đảng Việt Tân. Kể từ khi phiên tòa xử kín vào ngày 30 tháng Năm 2011, có tin rằng bà đã bị cưỡng bức lao động mặc dù bị nhiều thương tích và bị từ chối điều trị. Cũng có tin rằng bà bị đối xứ dã man vì muốn buộc bà nhận tội.
Tôi vô cùng quan ngại và rất buồn khi được biết về việc tự thiêu vào ngày 30 Tháng Bảy của bà Đặng Thị Kim Liêng có liên quan qua đến việc giam giữ con gái của bà là Tạ Phong Tần. Bà Tạ Phong Tần được dự kiến bị đưa ra toà xét xử vào ngày 7 tháng Tám cùng với các thành viên đồng sáng lập "Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do” là Điếu Cày và Phan Thanh Hải. Bởi vì việc làm duy nhất của bà Tạ là viết blog, tôi kêu gọi bà được thả để bà có thể chịu tang mẹ mình.

Tổ chức ACAT kêu gọi viết thư giải cứu chị Trần Thị Thúy


ACAT

Ngày 7/8/2012 vừa qua, tổ chức Pháp ACAT (Action des Chrétiens pour l’Abolition de la Torture - Tổ chức Kitô Hữu Hành Động Đòi Bãi Bỏ Tra Tấn) báo động các thành viên của Hội về trường hợp của nhà đấu tranh cho dân oan Trần Thị Thúy bị đối xử tồi tệ trong tù; đồng thời, ACAT kêu gọi các thành viên viết thư đến Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để yêu cầu trả tự do cho chị Thúy. Sau đây là lời kêu gọi.
BBT-WebVT

Ngày 7 tháng 8 Năm 2012

Lời kêu gọi khẩn cấp - Việt Nam

Đối xử vô nhân đạo trong tù với một nhà tranh đấu cho nhân quyền
Bà Trần Thị Thúy, 40 tuổi, người đấu tranh cho quyền lợi đất đai đã bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo.
Mặc dù các thương tích ở bụng chưa lành vì bị đánh đập trong các lần thẩm vấn trước phiên tòa xử án bà, bà đã bị cưỡng bách lao động khổ sai ngay trong nhà tù. Suốt cả ngày, bà phải lột vỏ hạt điều, khiến cho chân tay bị lở loét vì nhựa điều có chất phénol ăn vào da. Vì tinh trạng suy yếu, bà Thúy đã nhiều lần bị ngất xỉu. Mặc dù những vấn đề sức khỏe trầm trọng và rất nhiều lần bà yêu cầu cấp cứu, bà đã bị từ chối.

Bỏ Cộng cứu nước


Ngô Nhân Dụng

Bài Giải Cộng Nhi Thoát của Hà Sĩ Phu mới được công bố có thể gửi ngay cho các đảng viên cộng sản Việt Nam để giúp họ tự thoát khỏi những sai lầm, những điều mê hoặc được cố kết từ lâu nên rất khó tự mình cởi bỏ.
Ðây là những lời tâm huyết, lý luận chặt chẽ, nhắm vào lương tri và lương tâm của những ai còn đang suy nghĩ, lo lắng cho tương lai dân tộc. Giải là cởi trói. Có cởi bỏ chủ nghĩa Cộng sản thì mới thoát được. Không phải chỉ giải thoát cho các cá nhân các đảng viên cộng sản; mà là cứu dân tộc thoát khỏi mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc. Chính quyền đó do một đảng cộng sản cầm đầu nên chúng ta gọi là Trung Cộng. Thời chiến tranh, miền Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Diệt Cộng cứu nước.” Bây giờ, mục tiêu của dân tộc Việt Nam không phải là tiêu diệt những người theo cộng sản. Dân Việt Nam chỉ cần xóa bỏ một chế độ độc tài tham nhũng đang nhân danh chủ nghĩa Cộng sản để tiếp tục đàn áp dân trong khi nhu nhược, hèn yếu trước áp lực xâm lấn của Trung Cộng. Muốn xóa bỏ chế độ đó, trước hết phải giúp cho chính các đảng viên cộng sản tự cởi trói lấy, tự giải mê cho họ. Bài nhận định của Hà Sĩ Phu có mục đích đó. Ngay từ đầu ông đã nói đến lá thư của nhà văn Phạm Ðình Trọng gửi cho những đảng viên vẫn còn lưu luyến với Chủ nghĩa Cộng sản. Phạm Ðình Trọng muốn thuyết phục các đồng chí cũ phải biết một sự thật, là: “Chủ nghĩa Cộng sản mà học thuyết Mác-Lê vạch đường là một chủ nghĩa sai lầm, chỉ gây ra tội lỗi với đất nước, không thể sửa chữa mà chỉ có cách duy nhất là xóa bỏ tận gốc.” Rất nhiều người đã nêu ra điều đó trong không biết bao nhiêu bài viết từ lâu rồi. Hà Sĩ Phu đã làm một bản tổng kết các ý kiến được viết từ lâu nay, và ông nhấn mạnh đến một nhu cầu cần thiết của đất nước ngay bây giờ. Là phải xóa bỏ ngay cái chế độ đang còn tôn thờ Chủ nghĩa Cộng sản. Vì chỉ xóa bỏ chế độ tham tàn đó, mới giải thoát được dân tộc qua tình trạng nguy hiểm trước mối đe dọa của đế quốc Trung Cộng.

Thiếu lãnh đạo


Nguyễn Hưng Quốc

Việt Nam thiếu nhiều thứ. Về kinh tế: rất nhiều người thiếu công ăn việc làm; phần lớn dân chúng thiếu tiền bạc, thiếu cả những nhu cầu cần thiết nhất cho một cuộc sống bình thường. Về xã hội, thiếu sự ổn định và không có bảo đảm gì cho tương lai cả. Về giáo dục, thiếu trường tốt và thầy cô giáo tốt; thiếu một chương trình cũng như một cơ chế giảng dạy hợp lý và hiệu quả; thiếu không khí tốt lành để đạo đức và học thuật được phát triển. Về chính trị, cũng thế, nhìn đâu cũng thấy thiếu: thiếu dân chủ, thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu minh bạch, v.v.
Nhưng ở đây, tôi chỉ tập trung vào một cái thiếu mà tôi cho là quan trọng nhất trong tình hình hiện nay: thiếu lãnh đạo.
Nhận định ấy, thoạt nghe, dễ có cảm tưởng như nghịch lý. Trên nguyên tắc, Việt Nam được lãnh đạo bởi đảng Cộng sản, mà đảng Cộng sản hiện nay lại có đến 3,6 triệu đảng viên. Số đảng viên ấy lại được lãnh đạo bởi 175 ủy viên trong Ban chấp hành Trung ương. Số ủy viên ấy lại được lãnh đạo bởi 14 người trong Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng đồng thời của cả nước. Rõ ràng đó là một con số khổng lồ cho thành phần lãnh đạo một đất nước. Ở các nước dân chủ, chẳng hạn ở Mỹ hay ở Úc, nói đến giới lãnh đạo, người ta chỉ kể đến Tổng thống, Phó tổng thống (ở Úc là Thủ tướng và Phó thủ tướng), nội các và vài người lãnh đạo trong Quốc Hội. Hết. Tổng cộng, nhiều lắm là 20-30 người.

Giải "Cộng" nhi thoát!


Hà Sĩ Phu

Giải "Cộng" nhi thoát!

(解共而 脱 Bỏ Cộng sản thì thoát)
Trong “Thư gửi người đang yêu” nhà văn Phạm Đình Trọng đã nói với những bạn bè còn vương vấn chút “yêu đương” với Chủ nghĩa Cộng sản, rằng chủ nghĩa Cộng sản mà học thuyết Mác-Lê vạch đường là một chủ nghĩa sai lầm, chỉ gây ra tội lỗi với đất nước, không thể sửa chữa mà chỉ có cách duy nhất là xoá bỏ tận gốc.
Có một thực tế là trong nước cũng không ít người đã suy nghĩ gần giống như vậy nhưng còn đắn đo chưa nói hết ra thôi. Nhưng kẻ xâm lược đâu có chờ ta, chúng cứ khẩn trương lấn tới, ngày một nguy hiểm. Nay quân xâm lược đã riễu binh đến sát cửa nhà, thậm chí vào rất sâu trong nội tình, nội địa. Trước tình hình ấy, nhiều Blogger đã bày tỏ ý kiến rốt ráo quyết liệt hơn trước. Tôi xin liên kết nhiều ý kiến về lý luận và thực tiễn đã có trên công luận, từ gốc đến ngọn, nói gọn lại cho rõ ràng hơn.

2012/08/13

Hạt Điều Máu


Đỗ Đăng Liêu

Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác, đã lột tả ý nghiã ghê rợn của chữ “máu” đi liền với một số những viên đá quý mà quý vị phụ nữ nâng niu trang điểm.
Vào thập niên 1990, khi các cuộc nội chiến đẫm máu lan tràn tại các quốc gia Phi Châu như Angola, Sierra Leone, Cote d’Ivoire, Liberia, Congo, các lực lượng nổi loạn đã khai thác các mỏ kim cương để lấy tiền mua vũ khí và tài trợ cho các cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền tại các quốc gia đó.
Trong tiến trình sản xuất kim cương, họ bắt cóc nông dân và dân chúng, kể cả trẻ em, và lùa họ vào các mỏ kim cương. Ở đó họ bị đối xử tàn nhẫn và làm việc như những kẻ nô lệ, bị áp dụng những biện pháp thô bạo nhất để trừng phạt khi làm việc chậm chạp hay giấu trộm kim cương như chặt tay thậm chí chặt đầu hoặc bắn bỏ. Cuốn phim Kim Cương Máu đã trình bày những hình ảnh hãi hùng, ghê rợn tại những mỏ khai thác kim cương kể trên. Vì có nguồn gốc, mục tiêu và tiến trình khai thác dính đầy máu đó mà những hạt kim cương này đã bị thế giới đặt tên là những “kim cương máu”, khác với những kim cương được sản xuất bởi những công ty đá quý bình thường.
Vì mối quan tâm ngày càng gia tăng và gần đến mức tẩy chay của thế giới về “kim cương máu” nên các quốc gia sản xuất “kim cương lương thiện” đã họp lại tại thành phố Kimberley ở nước Nam Phi vào năm 2000 để tìm giải pháp ngăn chặn việc phổ biến kim cương máu. Vào Tháng 12 năm 2000, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết quan trọng. Theo đó, kim cương khi bán ra phải có chứng minh nguồn gốc để không bị nhầm lẫn với kim cương máu mà cả thế giới khinh tởm và tẩy chay.

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngưng bóp nghẹt tự do ngôn luận


Amnesty International

Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận
Ngày 7 tháng 8, Năm 2012
Nhà cầm quyên Việt Nam phải ngưng việc đàn áp tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã phát biểu như trên sau việc bắt bớ hàng loạt những người biểu tình ôn hòa tại thủ đô Hà Nội.
Ngày 5 tháng 8, nhà cầm quyền thủ đô đã bắt giữ khoảng 30 người biểu tình ôn hòa để phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Nam Hải đang tranh cãi, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Nhà đấu tranh chống tham nhũng Lê Hiền Đức, 81 tuổi, là một trong những người bị bắt giữ, cùng với các sinh viên và các blogger. Họ bị giữ tại những đồn cảnh sát và tại một trại phục hồi nhân phẩm. Tất cả những người bị bắt hiện đã được trả tự do.
"Đây là đòn đánh sau cùng vào tự do ngôn luận tại Việt Nam, với việc nhà cầm quyền sử dụng việc bắt giữ ngắn hạn như là cách đe dọa những người muốn biểu tình một cách ôn hòa", theo lời ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.
"Cuộc đàn áp bắt bớ tù đày các bloggers, các nhà văn, luật sư, các nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân, thành viên các tổ chức tôn giáo, các nông dân, thương gia, và các nhà đấu tranh dân chủ vẫn còn tiếp diễn", ông nói.

2012/08/11

Cựu tù lương tâm mô tả hệ thống trại tù và nạn đày ải bằng đạp hạt điều


RadioCTM

Kính mời quí độc giả theo dõi đoạn âm thanh của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển nói về hệ thống nhà tù tại Việt Nam hiện nay.
Riêng về tệ nạn ép buộc tù nhân đạp hạt điều, ông mô tả như sau:
Phóng viên Radio Chân Trời Mới: Như anh vừa trình bày về trường hợp của chị Trần Thị Thúy; theo chúng tôi được ghi nhận thì chị Thúy bị bắt đi đạp hạt điều. Vấn đề đạp hạt điều thế nào mà bảo là rất nguy hiểm đến tánh mạng, thưa anh?
Ông Nguyễn Bá Truyển: Thưa anh, tôi đã từng bị đạp hạt điều vào thời gian khi mới tới trại giam Xuân Lộc ở tại phân trại số 1. Anh biết hạt điều sống của mình họ đem vào họ sấy, sấy xong thì họ bắt người tù phải tách vỏ hạt điều ra để lấy cái nhân bên trong. Cái vấn đề này tại các trại giam ở Việt Nam rất phổ biến. Dùng người tù để tách hạt điều là một chuyện phổ biến ở các trại giam ở phía miền Nam. Hạt điều này phải nói là nó rất độc, thưa anh. Dầu của hạt điều nó trúng da mình thì sẽ bị phỏng ngay. Do đó khi làm việc mà không cẩn thận để nó trúng vào mắt, trúng vào tay, chân... Bản thân tôi lúc đó tách hạt điều cũng bị rất nhiều vết thương trên người bởi vì tách hạt điều như vậy. Phải nói rằng việc bắt tách hạt điều là một công việc hết sức là nguy hiểm. Nhưng nếu đem cho ngoài xã hội họ làm thì giá thành sẽ cao; do đó họ bắt buộc những người tù phải làm với một cái giá rẻ mạc, mà đồng lương hưởng được cũng không có - - cái đó trại giam hưởng. Và số lượng mà bắt tách hạt điều là vô cùng kinh khủng, thưa anh. Một người bình thường khó lòng mà làm được điều đó lắm. Bản thân tôi thì hồi đó cũng chỉ làm được mỗi ngày 5 kílôgam trên số lượng 17 kílôgam mà họ giao. Tôi [cũng] chỉ làm được khoảng 5 kí thôi bởi vì tôi không quen làm công việc đó. Sau đó chúng tôi đã đấu tranh rất mạnh về vấn đề này, thì cuối cùng bên ngoài mọi người lên tiếng; Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, Lãnh Sứ Quán Hoa Kỳ vào thăm chúng tôi ở trại giam, mặc dù không gặp được, nhưng cũng đã làm cho họ phải e dè, và cuối cùng họ cũng phải nương chuyện bắt tách hạt điều.
Và sau đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Nhà giáo Đào Tiến Thi đặt vấn đề về việc trấn áp sinh viên tham gia biểu tình yêu nước


Đào Tiến Thi

Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc bức thư của tác giả Đào Tiên Thi, một người đang làm việc tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và sinh sống tại Hà Nội.
Bức thư đặt vấn đề với việc nhà nước CSVN trấn áp và xử dụng những biện pháp hèn kém đối với những sinh viên tham gia biểu tình vì yêu nước.
Tuy một vài trích dẫn của tác giả không nhất thiết phản ảnh quan điểm của BBT-WebVT nhưng nội dung của toàn bức thư vẫn chứa đầy sự can đảm, lòng yêu nước, và lý luận đanh thép.
Xin trân trọng giới thiệu.
BBT-WebVT
* * * *

Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược


RFA

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-08-08
Vừa qua, tại miền Nam California đã có một cuộc hội thảo về "Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông" với bốn diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như địa dư và công pháp, lịch sử và chính trị hoặc kinh tế và an ninh.
Trong số diễn giả có chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa với bài phân tích những nhược điểm kinh tế và mục tiêu sâu xa của lãnh đạo Trung Quốc khi bành trướng vào vùng biển Đông Nam Á hay Đông hải của Việt Nam. Mục Diễn đàn Kinh tế tuần này sẽ tìm hiểu về những động lực đó của Trung Quốc.
JPEG - 21.4 kb
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa phát biểu tại Hội thảo Biển Đông tổ chức ở Nam California hôm 04-08-2012
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Trong cuộc hội thảo trưa Thứ Bảy mùng bốn vừa qua tại miền Nam California, ông có được mời lên trình bày khía cạnh kinh tế của các động thái gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị ông khai triển những ý ông đã phát biểu ngắn gọn tại cuộc hội thảo này. Nhưng trước hết, xin ông tóm lược cho biết về cuộc hội thảo đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thái độ của Trung Quốc và tình hình căng thẳng gần đây tại vùng biển Đông Nam Á khiến dư luận thế giới quan tâm. Cộng đồng người Việt ở bên ngoài cũng ưu lo về quyền lợi lâu dài của Việt Nam vì thế nhiều đoàn thể hay diễn đàn đều cố tìm hiểu chuyện này. Ban tổ chức cuộc hội thảo vừa qua là một đoàn thể đấu tranh chính trị, họ mời các chuyên gia ở ngoài tổ chức đến trình bày nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cho công luận cùng biết rõ.
Không là thành viên của một tổ chức chính trị nào, tôi nhận lời phát biểu như một bổn phận và qua đó còn học hỏi được nhiều ý kiến khác. Một diễn giả đáng chú ý là học giả Vũ Hữu San. Ông là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hoà, nguyên Hạm trưởng của Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đã đương cự Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến hồi Tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Sau 1975, ông đi học lại và nghiên cứu thêm về đặc tính hải dương và chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển Đông hải. Với tôi, ông là một học giả am tường với mấy chục năm cẩn trọng tìm hiểu sâu xa về một vấn đề sinh tử cho Việt Nam.