2013/01/31

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã được trả tự do


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****

Thông Cáo Báo Chí
 
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã được trả tự do
Sau nhiều lúng túng thể hiện qua việc phải hoãn phiên xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vào ngày 22/01/2013 vừa qua, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do vô điều kiện cho Ts Nguyễn Quốc Quân vào chiều ngày 30/01/2013 (giờ Việt Nam). Hiện thời Ts Nguyễn Quốc Quân đang trên đường trở về Hoa Kỳ và sẽ tới phi trường quốc tế Los Angeles vào lúc 19:25 cùng ngày.
Ts Nguyễn Quốc Quân đã bị công an bắt giữ ngay lúc vừa đáp xuống phi trường Sài Gòn vào ngày 17/04/2012. Mặc dù CSVN đã cố gán ghép ông vào tội “khủng bố” rồi sau đó lại chuyển thành tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là những cáo buộc hàm hồ, vô căn cứ. Sau nhiều tháng giam giữ trái phép Ts Nguyễn Quốc Quân, nhà cầm quyền CSVN đã cho thấy sự lúng túng và nhất là lo ngại trước những phản ứng mạnh mẽ từ dư luận sau vụ xử 14 Thanh Niên Yêu Nước tại Nghệ An đã xảy ra trước đó vào hai ngày 8 và 9/01/2013.
Đuối lý và nhất là trước những áp lực nặng nề từ chính quyền Hoa Kỳ và quốc tế, cuối cùng nhà cầm quyền CSVN đã phải trả tự do vô điều kiện cho Ts Nguyễn Quốc Quân. Trước sự kiện này, Đảng Việt Tân xác nhận quan điểm như sau:
  • Cực lực phản đối nhà cầm quyền CSVN đã giam giữ trái phép Ts Nguyễn Quốc Quân, đồng thời đã xuyên tạc đường lối và hoạt động của Đảng Việt Tân.
  • Đảng Việt Tân chủ trương đấu tranh chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ bằng phương pháp bất bạo động. Trong tinh thần đó, mọi đảng viên Việt Tân sẽ tiếp tục sát cánh cùng đồng bào Việt Nam để giành lại nhân quyền, công lý và dân chủ cho đất nước.
  • Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục vận động mọi áp lực để tranh đấu cho sự tự do của tất cả mọi tù nhân lương tâm đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ vì lý do chính trị.
Sau cùng, Đảng Việt Tân xin chân thành cảm tạ chính quyền Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, các tổ chức nhân quyền, cơ quan quốc tế, và nhất là sự hỗ trợ của đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước đã nỗ lực góp sức tạo áp lực để Ts Nguyễn Quốc Quân được tự do.
Ngày 30 tháng 1 năm 2013
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 90.2 kb
VT_TCBC_20130130

Đảng viên Việt Tân, TS Nguyễn Quốc Quân bị trục xuất về Mỹ


Người Việt

QUẬN CAM (NV) .- Tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân, một đảng viên cấp cao của đảng Việt Tân, bị nhà cầm quyền CSVN trục xuất về Mỹ hôm Thứ Tư 30 tháng Giêng năm 2013, sau 9 tháng giam cầm.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và trục xuất sau ít tháng giam giữ dù nói ông là một thành phần của tổ chức “khủng bố” Việt Tân, lại còn đe dọa kết án ông với bản án nặng nề.
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) qua một bản tin ngắn, nói “ngày 30/1/2013, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã quyết định trục xuất khỏi Việt Nam đối với Nguyễn Quốc Quân, sinh ngày 20/11/1953, tại Hà Nội, quốc tịch Mỹ, tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân.”
Bản tin này nói ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt giữ ngày 17/4/2012 khi ông đáp máy bay về tới phi trường Tân Sơn Nhất “về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 - Bộ luật hình sự”.
Nhà cầm quyền Việt Nam từng loan báo đem ông ra tòa vào ngày 22/1/2013 vừa qua mà bản án có thể đến tử hình nhưng đột ngột hoãn xử rồi chỉ một tuần lễ sau, phóng thích và trục xuất.
TTXVN nói rằng “Cơ quan An ninh điều tra đã thu được tài liệu phản ánh về hoạt động vi phạm pháp luật của Nguyễn Quốc Quân. Đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình; xin được khoan hồng để trở về Mỹ đoàn tụ gia đình.”
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, bà Ngô Mai Hương, vợ tiến sĩ Quân, cho hay “Anh Quân nói chuyện với tôi khi máy bay ngừng ở phi trường Đài Bắc cho biết làm gì có chuyện đó”.
“CSVN luôn luôn loan tin gán ghép cho những người đựoc họ thả ra là nhận tội và xin khoan hồng mà tôi biết chồng tôi không làm điều đó.”
JPEG - 82.3 kb
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân biểu tình ở Hoa Kỳ đòi trả tự do cho thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung bị nhà cầm quyền Hà Nội kết án tù năm 2009. (Hình do gia đình cung cấp)

Thư gửi đảng Việt Tân khi nghe tin Ts. Nguyễn Quốc Quân


Nguyễn Ngọc Già

Chúng tôi vô cùng cảm động và chia sẻ nỗi đau của tác giả Nguyễn Ngọc Già: "Tôi rưng rưng nước mắt nhớ về các tù nhân lương tâm khác, sau cánh cửa sắt nặng nề và lạnh lùng, đang nằm chèo queo trên nền đất lạnh!"
Tất cả anh chị em đảng viên Việt Tân đã, đang và nguyện sẽ tiếp tục đóng góp hết sức mình tranh đấu cho tất cả những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đáng kính phục đang bị giam cầm trong tù ngục.
Kính mời quí độc giả.
BBT-WebVT

Thư gửi đảng Việt Tân
Thưa quý vị đảng Việt Tân!
Khi nghe tin TS. Nguyễn Quốc Quân "bị" trục xuất về Mỹ [1], lẽ ra tôi nên có lời chúc mừng như thông lệ, sau gần cả năm TS. Quân phải hy sinh tự do và chấp nhận nhiều thiếu thốn trong nhà tù CS, tuy nhiên, suy cho kỹ chẳng có gì ngạc nhiên để chúc mừng, bởi việc này không nằm ngoài dự đoán của nhiều người quan sát.
Giới cầm quyền VN, trước sau cũng phải trả tự do cho ông Quân mà thôi, bởi họ hiểu [2]:
"Sẽ là một thảm họa cho Việt Nam nếu họ dám trừng phạt một công dân Hoa Kỳ bằng một bản án nặng nề chỉ vì ủng hộ nhân quyền trong hòa bình" - Linda Malone, một giáo sư tại Trường Luật William và Mary, người tư vấn cho luật sư bảo vệ Quan cho biết. "Họ sẽ phải chịu một mất mát hết sức lớn vào những gì mà họ từng nỗ lực để vươn lên".
Lời bình luận của bà GS. Linda Malone làm tôi vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy nhục và tủi. Vui đây là vui vì giới cầm quyền Việt Nam biết sợ... người giàu (!). Nhục đây là nhục khi đứng trước dân vừa giàu, vừa giỏi, vừa ... dữ :) giới cầm quyền Việt Nam biết phải hạ mình. Tủi đây là tủi cho tôi (và hàng triệu người trong nước) là người Việt Nam, nên "giá" ... quá bèo so với... người Mỹ!!!

Việt Nam thả và trục xuất Ts. Nguyễn Quốc Quân cách tùy tiện


VRNs

(31.01.2013) – Sài Gòn – Theo Tinmoi.vn, “Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, ngày 30/1/2013, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã quyết định trục xuất khỏi Việt Nam đối với Nguyễn Quốc Quân, sinh ngày 20/11/1953, tại Hà Nội, quốc tịch Mỹ, tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân.”
Tin này diễn ra ngay sau khi hoãn phiên tòa xét xử, trùng với ngày ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN viếng thăm ĐGH Bênêđictô XVI tại điện Vatican, hôm 24.01.2013.
Tin tức từ nhà cầm quyền Việt Nam cho hay, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã nhận tội, nhưng phu nhân tiến sĩ Quân cho BBC biết: “Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó”.
Website của đảng Việt Tân cho hay: “Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã thực hiện một số chuyến đi vào Việt Nam trong những năm qua. Trong chuyến đi ngày 17/4/2012, ông bị chận giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất. Báo chí CSVN loan tin ông bị truy tố với tội danh “khủng bố” theo điều 84 luật hình sự CSVN.

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992


Nữ Vương Công Lý

Trước hiện tình thê thảm của đất nước đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng mọi mặt từ mô hình phát triển xã hội đến từng bước phát triển, từ lãnh đạo đến đường lối, từ kinh tế đến chính trị, từ ổn định xã hội đến an ninh quốc phòng, đời sống người dân đang bị bần cùng hóa, đất nước ngày càng xác xơ và họa xâm lăng đã thành hiện thực buộc mọi tầng lớp nhân dân phải đối mặt với thực tại.
Mớ lý thuyết Mác – Lênin đã càng ngày càng chứng tỏ sự tác hại ghê gớm của nó ở tất cả các vùng đất, các xã hội và đất nước nó có mặt. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Cộng sản đã phát huy đến mức tối đa sự phản động và phá hoại của nó trên mọi bình diện. Các nhân sĩ, trí thức hàng đầu có tâm huyết với xã hội Việt Nam, với đất nước đã có bản Kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 theo lời kêu gọi của Quốc hội và nhà nước Việt Nam. Bản Kiến nghị đúc kết tâm huyết và trí tuệ của các trí thức đã được hưởng ứng sâu rộng từ nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước không phân biệt thành phần, tôn giáo, quan điểm xã hội đã phản ánh sâu sắc nguyện vọng, ý chí của nhân dân trong việc muốn có những thay đổi đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước hiện nay.

Ngoại giao Tháp Rùa


Phạm Thị Hoài

Không có nghị định nào buộc các cơ quan và cá nhân thuộc Đảng và Nhà nước Việt Nam phải dùng tranh thủ công mĩ nghệ làm quà lưu niệm. Nhưng ở mọi ngành, mọi cấp, mọi nơi, mọi dịp, cứ đến đoạn trao quà lưu niệm là người tặng và người được tặng đứng hai bên, chung tay khoe một bức tranh sơn mài, tranh thêu, tranh lụa, tranh gỗ hay tranh khảm ra trước ống kính. Giá trị vật liệu của những sản phẩm này tùy vào tầm vóc của sự kiện liên quan. Giá trị nghệ thuật thì luôn bằng nhau – đều là con số 0. Chúng đơn thuần là Kitsch. Như để khẳng định nghệ thuật Kitsch của Việt Nam phong phú, chúng ta có 3 lựa chọn: tranh Bác Hồ, tranh Chùa Một Cột hay tranh Tháp Rùa. Trong chuyến công du châu Âu những ngày này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhất quán chọn Tháp Rùa. Hai cái nhỏ tặng hai ông Thủ hiến ở Bỉ. Một cái to hơn tặng Giáo hoàng.

Ủy ban Thụy Sĩ VN trao Thỉnh Nguyện Thư, trao đổi về nhân quyền với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ


Hải Đăng

Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ tiếp Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam
và tiếp nhận 125,000 chữ ký "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói"


Phái đoàn Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam đã được Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đón tiếp ngày 24 tháng Giêng 2013, tại dinh “Palais Fédéral” thủ đô Bern, để trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Các ông Martin Michelet, trưởng khối đặc trách về Nhân Quyền Thụy Sĩ và ông Leo Trembley, trách nhiệm phối hợp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đã thay mặt ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Didier Burkhalter tiếp đón phái đoàn.
Ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thơ Ký Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam trình bày một số trường hợp các nhà dân chủ bị bắt và đặc biệt của 14 thanh niên Thiên Công Giáo và Tin Lành vừa bị xử vào ngày 9 tháng Giêng với những bản án phi lý. Ông cũng đề cập đến trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Đảng Việt Tân bị nhà cầm quyền chận bắt ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông từ Mỹ trở về và bị cáo buộc tội "âm mưu lật đổ chính quyền".
Một hồ sơ về các nhà dân chủ và bloggers bị bắt giam được trao tận tay đến ông Martin Michelet, trong đó có nhắc đến nhà báo Điếu Cày. Ông Nguyễn Đăng Khải cho biêt 2 anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã bị tù nặng nề chỉ vì các anh đã sáng tác những bài ca kêu gọi lòng yêu nước trước sự xâm chiếm lãnh thổ của Trung quốc. Ông Martin Michelet cũng cho biết là Thụy Sĩ theo dõi tường tận tình hình trong tù quá nghiêm khắc của bà Trần Thị Thúy.
Tháp tùng với Ủy Ban Cosunam là ông Rolin Wavre, cựu tổng thư ký Đảng Party Radical tại tiểu bang Geneva. Ông đã nêu lên trường hợp cô Nguyễn Thị Oanh, em họ của Luật sư Lê Quốc Quân. Cô bị bắt bất ngờ với lý do là "trốn thuế", và hiện bị giam tại tù Họa Lò/ Hà Nội trong tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại vì cô đang mang thai. Ông Rolin Wavre là người mà năm 2010 đã được đảng của ông yêu câu đi Việt Nam để viếng thăm gia đình các nhà dân chủ bị tù đày và tim hiểu thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thụy Sĩ là một trong 4 quốc gia bên cạnh Gia-Nã-Đại, Na-Uy và Tân Tây Lan, có vai trò làm phúc trình tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Bộ Ngoại Giao Thủy Sĩ cũng cho biết Thụy Sĩ và Việt Nam có những buổi gặp gỡ song phương để trao đổi chủ đề nhân quyền hàng năm vào khoảng Tháng 4 và Thụy Sĩ sẽ nêu các trường hợp trên trong kỳ họp sắp tới.
JPEG - 30.8 kb
Phái đoàn Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam đã được Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đón tiếp ngày 24 tháng Giêng 2013.
Kết thúc buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Tăng Lũy đã trao cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ Thỉnh Nguyện Thư "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói" do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài SBTN khởi xướng với 125,000 chữ ký thu thập trên toàn thế giới, và đặc biệt có 5,000 chữ ký đến từ Việt Nam. Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi các quốc gia dân chủ quan tâm đến thình hình nhân quyền tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ rất bổ ích cho đôi bên.
Hải Đăng tường trình từ Thụy Sĩ

Bản Lên Tiếng đòi thả các Thanh Niên Yêu Nước


TNCG

Vận Động Ký Tên Vào Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Chính Quyền Việt Nam Trả Tự Do 14 Thanh Niên Yêu Nước
27.1.2013) Phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành tại thành phố Vinh, Nghệ An vào hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013, về tội âm mưu lật đổ chế độ (điều 79 Luật hình sự) theo sự dàn dựng phi lý và phi pháp của công an, đã kết án quá nặng với mức án lên đến trên 100 năm bao gồm những năm tù giam và quản chế sau khi mãn tù, tạo ra một sự phẫn nỗ rất lớn trong dư luận Việt Nam và Quốc tế. Đặc biệt rất đông quý Linh Mục và bà con Giáo dân tại hầu hết các giáo xứ thuộc tỉnh Nghệ An đều lên tiếng phản đối và không chấp nhận bản án. 

Linh Mục Nguyễn Xuân Tính, Quản Xứ Lập Thạch, Nghi Lộc đã nói rằng: phiên tòa xét xử 14 thanh niên yêu nước tại Vinh là một tòa án ô nhục làm ô mờ đạo đức của dân Việt. Linh Mục Hoàng Xuân Lập, Quản Xứ Vạn Lộc - Nam Lộc - Nam Đàn đã phát biểu rằng: Là người đứng về phía công lý, tôi hoàn toàn phản đối bản án bất công dành cho các thanh niên Công giáo yêu nước. Linh Mục Phạm Ngọc Quang, Quản Xứ Yên Lạc - Nam Lĩnh - Nam Đàn đã lên tiếng :Yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xem xét lại bản án vừa qua để trả tự do cho những anh em yêu nước. Linh Mục Nguyễn Tất Đạt, Quản Xứ Làng Anh, Nghi Phong, Nghi Lộc đã chia xẻ : Là công dân Việt Nam tôi rất đau lòng vì VN chúng nói là hội nhập quốc tế, nhưng còn tồn tại những phiên tòa bất công và chẳng mang tính quốc tế chút gì. Tôi phản đối chính quyền Tỉnh Nghệ An vì những phiên tòa bất công này. 

Công ty Skype có thể nghe lén bạn?


BBT No Firewall

Skype cho phép cảnh sát và các giới thẩm quyền nghe lén điện đàm của người sử dụng? Đó là là câu hỏi được đặt ra bởi một nhóm đông đảo bao gồm các tổ chức tranh đấu cho các quyền hạn như Electronic Frontier Foundation, Ký Giả Không Biên Giới, nhiều nhà hoạt động, ký giả, .... trong một lá thư ngỏ đăng tải trên mạng.
Nhóm đồng ký tên lá thư ngỏ cho rằng Skype với hơn 600 triệu người sử dụng đã trở thành một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Nhiều người sử dụng cậy nhờ vào Skype cho những cuộc điện đàm nhạy cảm, như các nhà hoạt động sống trong các thể chế độc tài, hoặc ký giả nói chuyện với nguồn tin của họ. Nói cách khác, người sử dụng phụ thuộc vào Skype để giữ kín thông tin và có khi mạng sống của họ.
Vậy mà, "rất tiếc là người sử dụng và các cố vấn về an ninh vi tính vẫn mơ hồ và mù mờ về mức độ kín đáo của các cuộc điện đàm Skype, đặc biệt là giới chính quyền và những nhóm thứ ba khác có truy cập được dữ kiện và thông tin về người sử dụng Skype không."
Đó là lý do nhóm ký tên thư ngỏ muốn Skype và công ty mẹ là Microsoft công khai và thường xuyên phổ biến những báo cáo minh bạch, kiểu như Google từng làm, cho biết rõ chính sách về quyền riêng tư, dữ kiện gì Skype cung cấp cho các nhóm khác, dữ kiện gì Skype thu thập, bao nhiêu lần Skype hồi đáp khi giới thẩm quyền đòi hỏi dữ kiện, và Skype dùng tiêu chuẩn gì khi đáp ứng.

2013/01/27

Cuối năm con Rồng, sự sợ hãi chuyển bên


Vũ Đăng Châu

Cuối năm 2012, người ta để ý thấy hai người gần trùng tên bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam truy tố. Một là Nguyễn Quốc Quân, tiến sĩ toán học, từ nước ngoài về Việt Nam, vẫn tiếp tục bị giam giữ từ tháng 4 năm 2012; người kia là Lê Quốc Quân, luật sư, người trong nước mới bị bắt ngày 27/12/2012.
Từ khi bị giam cầm, ông Quốc Quân họ Nguyễn đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối chế độ cai tù. Còn về phía nhà cầm quyền, sau nhiều tháng loay hoay không thể tìm được lý do để duy trì tội danh “khủng bố” mà họ đã gán ghép cho TS Quân lúc ban đầu, nên buộc phải chuyển sang tội danh mới để truy tố ông theo điều 79 bộ luật hình sự: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Quốc Quân họ Lê thì bị truy tố về tội danh gán ghép lúc ban đầu là trốn thuế và người ta sẽ không ngạc nhiên khi Cộng Sản Việt Nam trong những ngày tháng tới sẽ đổi từ trốn thuế sang tội danh chẳng dính gì tới thuế như vi phạm điều 79 hay điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước, như họ đã từng làm với blogger Điếu Cầy hay với luật gia Cù Huy Hà Vũ. Ông Quân này cũng tuyệt thực trong tù để phản đối sự bạc đãi trù dập ông ngay trong nhà tù nhỏ.

Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ


Hà Đình Sơn

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nướcđược cai trị bởi một cá nhân: kẻ độc tài (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Xã hội Việt Nam thiếu dân chủ; dân chủ là mục tiêu, là nhu cầu sống còn của đất nước hiện nay. Nhưng kẻ thù của dân chủ lại chính là chế độ độc tài. Phương pháp đấu tranh loại bỏ chế độ độc tài được nhân loại văn minh ngày nay lựa chọn là đấu tranh bất bạo động.
Chế độ độc tài đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng chính là “lý tưởng” thật của chế độ độc tài. Tham nhũng là chất keo gắn kết của chế độ độc tài. Ngược lại không có chế độ độc tài thì không thể tham nhũng tràn lan, nhưng tham nhũng lại làm xói mòn và dẫn đến hủy diệt chế độ độc tài. Đây chính lý do giải thích một mâu thuẫn là tại sao chế độ độc tài cũng kêu gọi chống tham nhũng, nhưng chỉ chống nửa vời vì không còn tham nhũng thì cũng không còn chế độ độc tài. Tham nhũng và chế độ độc tài là hai mặt của “sinh vật ký sinh” trong xã hội. Nên thường một người mới lên làm lãnh đạo thì đều tuyên bố sẽ tuyên chiến với tham nhũng, nhưng trong đó chỉ có 20% là thật tâm còn đến 80% là giả dối. Do tách rời lợi ích của số ít với lợi ích của toàn dân, lợi ích của đất nước nên dẫn đến: chống ngoại xâm thì lo mất bạn; chống tham nhũng thì sợ thù oán. Trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ phân định ai là vì thể chế độc tài ai là vì lợi ích nhân dân.

2013/01/26

Lưỡi gỗ trên báo Nhân Dân


Trung Điền

Ngày 21 tháng 1 vừa qua, Báo Nhân Dân đã đăng bài viết “Hãy tôn trọng sự thật” ký tên Hoài Ân đề cập về vụ xử 14 Thanh niên yêu nước tại Vinh hôm mồng 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Bài báo này cho rằng: “một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao của một số nước, do không xem xét từ bản chất của vấn đề (?), do thiếu thiện chí với Việt Nam (?), đã không tôn trọng sự thật (?) khi lên tiếng phê phán sự phán quyết công minh của phiên tòa.”
Và để chứng minh “tôn trọng sự thật”, Hoài Ân của báo Nhân dân lại lôi ra ba văn kiện sau đây ra để gọi là chứng minh, nhưng thực chất là ngụy biện.
1/ Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoài Ân đã dựa vào cái gọi là điều tra của công an khi quy chụp rằng 14 thanh niên yêu nước này đã được đảng Việt Tân móc nối, đưa ra nước ngoài huấn luyện, sử dụng họ để thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền bằng phương pháp “diễn biến hòa bình”. Vì thế 14 thanh niên nói trên bị xét xử theo điều 79 (âm mưu lật đổ) của Luật hình sự là đúng.
Cái gian của Hoài Ân và báo Nhân Dân là dựa trên sự quy chụp một chiều của công an để cáo buộc 14 thanh niên Công giáo và Tin lành đã tham dự các khóa học của Việt Tân và vì thế họ là thành viên của Việt Tân. Họ quy chụp mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào. Trong phiên tòa, những thanh niên Công giáo này đều chủ trương là họ không làm điều gì sai và tuyên bố vô tội. Đặc biệt là trong 14 thanh niên công giáo này có một thanh niên tên là Lê Văn Sơn (Blogger Paulus Lê Sơn) bị CSVN kết án 13 năm tù giam.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Pháp đã lên tiếng cho biết Blogger Paulus Lê Sơn chỉ tham dự khóa học về Internet do cơ quan này tổ chức vào thời điểm mà CSVN cáo buộc rằng do đảng Việt Tân tổ chức. Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã thách thức công an CSVN đưa ra bằng chứng nhưng đến nay Bộ công an CSVN vẫn hoàn toàn im lặng.

Ông Thanh – người ‘thợ hàn’?


The Economist

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo The Economist
Một đảng đầy những vụ bê bối (xì-căng-đan) đã đả kích gay gắt các nhà bất đồng chính kiến và đang cố gắng giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Đầu tháng này, toà án tại Việt Nam đã tuyên các bản án tù dài hạn lên đến 14 năm đối với các nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ với những bằng chứng rất mơ hồ, và cáo buộc họ tội lật đổ chính quyền nhân dân. Ngay cả theo các tiêu chuẩn tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này thì sự kiện trên đã đánh dấu sự khắc nghiệt cũng như sự đàn áp tàn bạo không cân xứng. Những vi phạm của họ dường như đã không có gì khác ngoài việc tham dự một buổi tập huấn tại Bangkok bởi một đảng chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể dùng phiên tòa nhằm chứng tỏ sức mạnh chính trị cũng như đe dọa bất kỳ sự phản đối nào khác, nhưng nhiều người Việt đều cho rằng Đảng Cộng sản đã đối xử một cách bất cần đạo lý – một hành động tuyệt vọng bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng. Mặc dù sự tiến bộ về kinh tế đã giúp Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua với nhiều cải cách cũng như cởi mở hơn với thế giới bên ngoài, tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ về tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo đất nước.

Blogger Tạ Phong Tần được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của ’Index on Censorship’


VOA

Blogger Tạ Phong Tần được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc.
Đây là giải thưởng hằng năm nhằm vinh danh những nhà văn, nhà báo, blogger trên thế giới bị đàn áp vì dám phơi bày thực trạng xã hội và đấu tranh cho công lý, nhân quyền, và dân chủ. Blogger Tạ Phong Tần lọt vào danh sách 4 ứng cử viên chung cuộc và Giải thưởng sẽ chính thức được trao vào ngày 21/3 năm nay.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, ông Padraig Reidy, chủ biên của tổ chức Index, cho biết thêm chi tiết:
Ông Padraig Reidy: Tạ Phong Tần nằm trong số các nhà báo trên thế giới được các tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận và nhân quyền quốc tế đề cử cho Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship. Ban giám khảo của chúng tôi hiểu rõ tình hình kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam đặc biệt là tình trạng bị đàn áp của các blogger. Tạ Phong Tần, một trong những ngòi bút đang bị giam cầm tại Việt Nam, nên được vinh danh trong Giải thưởng năm nay, không những để ghi nhận đóng góp của bà đối với xã hội mà còn để nêu bật thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam.

Người trẻ nghĩ gì về án tù của 14 thanh niên Công giáo?


Trà Mi - VOA

24.01.2013
Bức tranh nhân quyền đầu năm 2013 của Việt Nam vén màn với một loạt các bản án lên tới tổng cộng 83 năm tù dành cho nhóm 14 nhà hoạt động trẻ về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Những người này được biết đến như những thành viên tích cực trong công tác thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, những blogger và những nhà báo tự do cổ xúy cho dân chủ, chống lại bất công xã hội và phản đối Trung Quốc xâm lược. Họ bị cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam bị Hà Nội xem là ‘khủng bố’, nhưng chính phủ Mỹ nói không có bằng chứng cho thấy tổ chức chính trị đặt trụ sở ở Hoa Kỳ này cổ xúy bạo động.

Bản án của 14 thanh niên Công giáo khiến quốc tế thêm lần nữa bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam và gây phẫn nộ cho công luận quan tâm, trong số này có 4 bạn trẻ tham gia cuộc trao đổi trên Tạp chí Thanh Niên hôm nay. Họ từ 4 phương đổ về Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An để được theo dõi phiên xử trong hai ngày 8 và 9 tháng Giêng vừa qua.

Trà Mi: Các bạn từ các nơi về đây theo dõi phiên xử của 14 thanh niên Công giáo. Làm thế nào các bạn biết đến các thanh niên này?

Loan từ Hà Nội: Em biết anh Paulus Lê Văn Sơn là một người hoạt động Công giáo ở nhà thờ Thái Hà rất sôi nổi. Anh làm rất nhiều việc cho bên truyền thông của nhà thờ Thái Hà. Phiên xử này, bọn em đã có mặt tại Vinh từ ngày mùng 7/1.

Lm. Nguyễn Văn Khải: Nguyễn Phú Trọng gặp Đức Giáo Hoàng để đánh bóng CSVN trước quốc tế


RFA

Ý kiến về việc ĐGH Benedicto 16 tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-01-23
Vào ngày thứ Ba, 22 tháng 1, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã tiếp kiến Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Vatican.
Thành công ngoại giao?
Hiền Vy có cuộc nói chuyện nhanh với LM Nguyễn Văn Khải, người đang du học tại Rome, trước hết LM Khải cho biết ý kiến của ông về buổi gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:
JPEG - 17.6 kb
Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 tiếp kiến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam hôm thứ ba tại Vatican.
LM Nguyễn Văn Khải: Ở Việt Nam những năm gần đây thực quyền của chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản bị suy giảm. Trong số ba nhân vật chủ chốt nắm giữ các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng, thì bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, về phương diện cá nhân, cũng không phải là người thể hiện được vai trò lãnh đạo nổi bật hơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trên phương diện ngoại giao quốc tế thì vị thế Tổng Bí thư ngày càng mờ nhạt. Năm ngoái ông đã có một chuyến công du không thành công tại Mỹ Latin. Sau nữa, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch nước đều đã gặp Đức Giáo Hoàng, nên bây giờ họ muốn Tổng Bí thư còn lại cũng gặp nốt. Đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì những chuyện thế này là quan trọng. Trong chiều hướng đấy, tôi nghĩ cuộc gặp lần này giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là do phía Việt Nam đề nghị rồi Tòa Thánh đã chấp thuận và Đức Giáo Hoàng đã chiếu cố tiếp ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng. Có lẽ Đức Giáo hoàng tiếp ông không phải với tư cách là người đứng đầu một đảng phái, mà với tư cách của một nguyên thủ quốc gia theo thực tế tổ chức của chế độ cộng sản.

Thủ Tướng Anh nên kêu gọi CSVN thả tù nhân lương tâm


Amnesty International

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 23 tháng 1 năm 2013
Ông David Cameron nên kêu gọi thả tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong lúc lãnh tụ đảng Cộng sản thăm Anh quốc.
Thủ tướng David Cameron nên kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng đàn áp tự do ngôn luận và thả tất cả tù nhân lương tâm, Ân Xá Quốc Tế lên tiếng trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm chính thức Anh Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo lời mời của Thủ Tướng Cameron, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ viếng thăm Anh Quốc trong vòng hai ngày. Cuộc viếng thăm đánh dấu 40 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chuyên gia về Việt Nam của Ân Xá Quốc Tế, ông Rupert Abbott nói:
"Ông Cameron nên công khai nêu lên mối quan tâm về tình trạng bóp nghẹt tự do ngôn luận tệ hại và nhiều người tranh đấu cho nhân quyền bị bắt giữ."
"Ông nên yêu cầu thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện - họ là những người bị giam cầm chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa."
"Tháng này qua tháng nọ, chính quyền Việt Nam bắt giam người chỉ vì họ dám nói lên những vấn đề gây khó chịu cho nhà cầm quyền – bao gồm các blogger, nghệ sĩ, luật sư, các nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân, thành viên những tôn giáo và các nhà đấu tranh dân chủ."

Những phiên tòa Việt Nam


Wall Street Journal

Việt Thi chuyển ngữ
Hà Nội kết án chính công dân của họ vì hoạt động phản kháng ôn hòa.
Một tòa án Việt Nam đã kết án 14 nhà dân chủ tuần trước và tuyên án một loạt bản án từ tù treo đến 13 năm tù giam. Nguồn tin từ giới đối kháng cho biết phiên xử Nguyễn Quốc Quân - một công dân Hoa Kỳ có thể bị lãnh án nặng vì hoạt động cổ xúy cải tổ chính trị ôn hòa - dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Danh sách thù địch
Danh sách và bản án của 14 nhà đấu tranh bị xét xử vào ngày 8-9 tháng 1:
Hồ Đức Hòa (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Đặng Xuân Diệu (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Paulus Lê Sơn (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Nguyễn Văn Duyệt (6 năm tù giam, 4 năm quản chế)
Nguyễn Văn Oai (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Hồ Văn Oanh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Nguyễn Đình Cương (4 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nguyễn Xuân Anh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Thái Văn Dung (5 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Trần Minh Nhật (4 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nông Hùng Anh (5 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (án tù treo)
Nguyễn Đặng Minh Mẫn (9 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Đặng Ngọc Minh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Đây là lần thứ nhì ông Quân phải qua hệ thống "công lý" Việt Nam. Năm 2007 ông đã bị bắt cùng một nhóm người hoạt động tại một tư gia trong lúc chuẩn bị phát tán tờ rơi về đấu tranh bất bạo động. Ông đã bị trục xuất sau 6 tháng tù giam, có lẽ nhờ sự vận động từ Washington.

Truyền hình quốc tế bàn về bản án 14 Thanh Niên Yêu Nước


Bên cạnh các bản tin trên nhiều báo chí và các đài truyền hình ngoại ngữ, hãng truyền hình quốc tế Al Jazeera vừa tổ chức hội luận về bản án đối với 14 Thanh Niên Yêu Nước tại Vinh và tình trạng đàn áp tự do ngôn luận nói chung tại Việt Nam. Tham gia buổi hội luận có Gs. Nguyễn Ngọc Bích, Ông Đỗ Hoàng Điềm, và nhiều cư dân mạng. Kính mời quí bạn đọc theo dõi.
BBT-WebVT

Người hâm mộ Martin Luther King bị cáo buộc "lật đổ chính quyền"


Sacramento Bee

Stephen Magagnini
Việt Thi chuyển ngữ
Thứ Hai, ngày 21/1/2013
Bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ, người hâm mộ ông Martin Luther King đối diện phiên xử tại Việt Nam
Lẽ ra Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân phải là một trong số 28 ngàn cư dân của thành phố Sacramento đi diễn hành tưởng niệm Tiến sĩ Martin Luther King Jr vào sáng hôm nay nếu ông không đang bị giam tại nhà tù ở Việt Nam vì đã áp dụng phương thức phản kháng bất bạo động của ông King để tạo thay đổi.
Ts Quân, 59 tuổi, dự trù bị đem ra xét xử vào chiều ngày hôm nay tại Toà Án Nhân Dân TP HCM vì “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo bản cáo trạng.
Ông Quân bị bắt tại phi trường TP HCM vào Tháng 4 vừa qua dưới tên Richard Nguyen – một trong nhiều chuyến đi của Ông để vận động dân chủ cho Việt Nam sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam vào năm 2008.
Là người hâm mộ ông King và Mahatma Gandhi, Ts Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ vào năm 2007 vì đã phân phối 7 ngàn tờ truyền đơn mà Ông đã viết về bất tuân dân sự.
Sau khi ở tù 6 tháng, ông đã bị kết án vào năm 2008 với tội danh khủng bố, bị trục xuất và cấm không bao giờ được trở lại Việt Nam, quê hương mà Ông đã vượt thoát bằng tàu đánh cá vào năm 1981.
Đoàn tụ với vợ và 2 con trai tại Elk Grove, Ts Quân cho tờ báo The Bee biết ông hoàn toàn không phải là một tên khủng bố, nhưng nhìn nhận là ông đã viết tờ truyền đơn 2 trang với tên là “Đấu Tranh Bất Bạo Động: Phương Thức Xóa Bỏ Độc Tài Để Xây Dựng Dân Chủ”.

Nhân quyền và chủ quyền quốc gia – cần một nhận thức mới?


Lê Quang Việt - LCST

Nhân loại văn minh ngày càng trở nên một cộng đồng gắn kết, sự liên hệ giữa các chính phủ và các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Chính quyền của các quốc gia ngày càng chấp nhận đối thoại cũng như chấp nhận sự phê bình về việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (đôi khi được gọi là hồ sơ nhân quyền) của mình từ người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Với các quốc gia, chủ quyền (sovereignty) thường được hiểu theo hai nghĩa tương đối khác nhau. Thứ nhất, chủ quyền giữ vị trí độc lập của một quốc gia với một quốc gia khác, mỗi quốc gia có quyền tài phán quốc gia độc lập trong phạm vi địa lý của mình. Thứ hai, chủ quyền hàm ý trong mỗi quốc gia có một chủ thể (thường là nhân dân hay nghị viện) có quyền chính trị pháp lý tối cao.
Tôn trọng chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một nguyên tắc cơ bản co bản của luật quốc tế hiện đại mà đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. Trước đây, chủ quyền quốc gia thường được hiểu theo nghĩa hẹp (chủ quyền tuyệt đối), trong đó các quốc gia không được can thiệp vào công việc được coi là “vấn đề nội bộ” của quốc gia, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, xu hướng chung của luật pháp quốc tế hiện đại ngày nay là thay thế khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối bằng khái niệm chủ quyền quốc gia hạn chế, trong đó có sự mở rộng chi phối của cộng đồng quốc tế đối với một số vấn đề vốn trước đây được coi là nội bộ của quốc gia trong đó có vấn đề nhân quyền- một vấn đề cực kì quan trọng và nhạy cảm.

2013/01/25

Chủ tịch Châu Âu nhắc ông Nguyễn Phú Trọng về vụ xử blogger

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy

VOA
Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu mới lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong các buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Brussels, Bỉ.
Bà Maja Kocijancic, nữ phát ngôn viên của người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton, đã cho VOA Việt Ngữ biết như vậy về chuyến công du châu Âu của ông Trọng mà bà coi là ‘rất quan trọng’.
Bà Kocijancic cũng cho hay rằng Tổng bí thư Việt Nam đã gặp hầu như tất cả các nhân vật quan trọng nhất của EU, và hai bên đã bày tỏ cam kết tăng cường quan hệ.
Bà Kocijancic nói: "Đôi bên cam kết mở rộng và tăng cường quan hệ giữa EU và Việt Nam trên cơ sở các thỏa hiệp về đối tác và hợp tác cũng như thỏa thuận về thương mại tự do trong tương lai."
Ông Trọng tới Liên hiệp châu Âu theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khi ông tới thăm Việt Nam hồi cuối tháng Mười năm 2012.

2013/01/22

Phu nhân tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân: Nhà cầm quyền không thể bắt được 10 ngàn người


VRNs

(22.01.2013) – Sài Gòn – “Nhà nước Việt Nam có thể bắt giam 100 người, một ngàn người, vài ngàn người nhưng họ không thể bắt giam 10,000 người, 100,000 người phải không anh? Anh Quân cho việc trở về của anh để sát vai với các nhà dân chủ trong nước là cần thiết. Mà tôi nghĩ tôi hay bất cứ người nào muốn đất nước thay đổi cũng nhìn thấy như vậy”. Bà Mai Hương, phu nhân của tù nhân chính trị, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã trả lời với VRNs như vậy.
Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên VRNs với bà Mai Hương, vợ của tiến sĩ Quân, người đã bị bắt giam hơn 9 tháng nay tại Sài Gòn, và phiên tòa dự định xử ông vào ngày 22.01.2013, nhưng đã bị hoãn vô thời hạn.
Thomas Việt: Chào bà Hương, tuy được biết phiên xử chồng bà là tiến sĩ Quân đã bị trì hoãn, nhưng trước đó bà có nhờ đến Đại sứ David Shear yêu cầu cộng sản Việt Nam cấp thị thực nhập cảnh để bà về Sài Gòn tham dự phiên xét xử chồng bà, hay là thăm gặp tiến sĩ Quân sau hơn 9 tháng ông bị giam tại Sài Gòn. Phản hồi từ tòa Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tới lúc này là như thế nào, thưa bà?
Mai Hương: Washinton DC cũng như Tòa đại sứ lúc nào cũng lo lắng và thúc đẩy để cho tôi tham dự phiên tòa cũng như thăm gặp anh Quân. Tuy phiên tòa đã hoãn rồi, tôi đang chờ giấy bên ông thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt sau khi đã viết đơn yêu cầu được vào tham dự phiên tòa cũng như thăm gặp anh Quân.

Phản đối bản án phi pháp và bất công đối với các Thanh Niên tại Vinh


Ban Công Lý Hòa Bình Giáo phận Vinh

Ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh phản đối bản án phi pháp và bất công
Ngày 08/01/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ an đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại điều 79 Bộ luật Hình sự. Đây là một bản án bị dư luận và những người yêu chuộng công lý cho là phi pháp và bất công vì không minh bạch từ đầu đến cuối. Ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh bày tỏ quan ngại và lặp lại những quan điểm đã khẳng định trước đây, đồng thời nhấn mạnh thêm một vài điểm sau:
1. Việc công dân tham gia hoạt động đảng phái, bày tỏ lập trường quan điểm chính kiến chính trị là quyền của một người dân bình thường được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Để đảm bảo tính hiệu lực trên phạm vi Quốc tế, Điều 30 Tuyên ngôn Nhân quyền quy định: “Không được diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong bản Tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền tham gia vào bất cứ hoạt động hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích phá hoại bất kỳ quyền hoặc tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này”. Theo đó, Nhà nước không thể dựa vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tôn giáo, văn hoá truyền thống, các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, v.v… để tùy tiện diễn giải dẫn đến phủ nhận tính phổ quát của quyền con người - kết quả của nhận thức chung, mục đích chung, nguyện vọng chung của tất cả mọi cá nhân trong xã hội về quyền con người; Nhà nước cũng không thể viện vào các điều kiện đặc thù của quốc gia, khu vực hay dân tộc để áp đặt ý thức hệ lên trên quyền con người. Khoản 1 Điều 6 Luật ký kết, tham gia và thực hiện Điều ước Quốc tế của Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 quy định: “trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Nghĩa là Nhà nước đã thừa nhận giá trị pháp lý của luật Quốc tế lớn hơn luật quốc gia. Đây cũng là nguyên tắc nhất quán của luật quốc tế.

DB Thụy Sĩ phản đối bản án nặng nề dành cho các Thanh Niên Công giáo và Tin lành


Cosunam

VIỆT NAM: Dân biểu Serge Dal Busco thuộc Đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo của Quốc hội tiểu bang Genève, đã phản đối mạnh mẽ việc kết án 14 nhà hoạt động Nhân quyền tại Việt Nam.
Genève, 21 Tháng 1, 2013 - Dân biểu Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Genève, ông Serge Dal Busco ủng hộ mạnh mẽ bản tuyên ngôn của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM, phản đối việc kết án nặng nề 14 nhà đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam ngày 9 Tháng 1, 2013.
Một trong các luật sư cho biết là những công dân Việt Nam này, trong đó phần lớn thuộc Giáo hội Công giáo, ngày 9 Tháng 1 vừa qua đã bị kết án nặng về tội "âm mưu lật đổ chính quyền", theo cách vu khống chế độ Hà Nội vẫn thường làm.
Ông Serge Dal Busco nói: "Tôi thật kinh ngạc về lối hành xử của chính quyền Việt Nam", và phát biểu tiếp "họ phải chấm dứt ngay tức khắc tình trạng này, và hãy bắt chước các quân gia lân bang, mặc dầu những quốc gia này gần đây cũng rất độc đoán, tuy nhiên đã dần dần biết mở cửa hội nhập với thế giới dân chủ".
Trong thông cáo báo chí vừa qua, Ủy Ban COSUNAM cũng nhắc nhở rằng thái độ của Hà Nội thực khó hiểu và đáng lên án, khi mà Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ASEAN vừa ra Bản tuyên ngôn về Nhân quyền, nhằm đẩy mạnh vấn đề tôn trọng Quyền làm người tại Châu Á.
Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam COSUNAM
*

Dòng sông tưởng nhớ


Trần Đức Thạch

(Quý tặng các bạn trẻ tổ chức đêm hoa đăng trên sông Hồng.)*
Ba chín năm Tổ quốc mất Hoàng sa
Bảy mươi tư chàng trai không về nữa
Sông Hồng đầy vơi khôn nguôi sóng vỗ
Cuồn cuộn một dòng hướng biển đông...
Những người con bảo vệ non sông
Bị cố tình quên trong âm mưu lừa dối
Người yêu nước bị quy là có tội
Dân tộc này nông nỗi đến oái oăm...
Vẫn còn đây văn hiến bốn ngàn năm
Sông Hồng sáng hoa đăng đêm tưởng nhớ
Các bạn trẻ vượt lên nỗi sợ
Bày tỏ lòng tôn kính tới cha anh...
Dâng các anh những ngọn nến lung linh
Dâng các anh đóa hoa sen thơm ngát
Đêm hoa đăng sông Hồng dào dạt
Niềm thương nỗi nhớ Hoàng sa...
Vâng! cho tôi được góp câu thơ
Làm giọt nước trong dòng sông tưởng nhớ
Hoàng sa Việt Nam ngàn đời muôn thuở!
Chân lý chủ quyền là xương máu các anh.
Những ngày tưởng nhớ bảy mươi tư vị “Vị quốc vong thân”
Trần Đức Thạch

Còi Hụ, Made-in China


Đinh Tấn Lực

Trong một thời gian kéo dài chưa thể tiên liệu bao lâu, loại sản phẩm Made-in China có nhiều xác suất đứng đầu bảng hàng hóa nội địa Cung nhỏ hơn Cầu chính là ...còi hụ”. ĐTL
Trước tiên là còi hụ báo động nạn ô nhiễm không khí gia tăng từ 30-45 lần mức độ an toàn cho phép.
Theo báo cáo của bà Zhou Rong, thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh Lục - Vận động cho Môi trường & Năng lượng, thì: “Toàn bộ duyên hải miền Đông TQ là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nề hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. TQ đang đốt gần phân nửa, và riêng miền duyên hải phía Đông này đã đốt ¼ tổng lượng than đá của cả thế giới”.
Tờ New York Times gọi mức độ ô nhiễm đó là tình trạng “vượt sức tưởng tượng”. Phóng viên Jason Lee của Reuters chộp một bức ảnh bắt mắt về một người đàn ông đứng hút thuốc ngoài trời mà không thấy khói, bởi khói thuốc đã lẩn vào không khí đậm đặc như khói. Reuters đăng thêm bức ảnh một phụ nữ đeo khẩu trang đứng trước một lâu đài hậu cảnh khá gần nhưng không thể thấy rõ nét. Ký giả Scott Suttherland của hãng thông tấn Geekquinox giật tít bài “Chất lượng không khí Bắc Kinh đạt mức hậu tận thế“. Còn tay nghệ sĩ đối kháng Ngãi Vị Vị thì đeo hẳn một mặt nạ chống hơi độc để xuống đường phản đối chính sách phát triển gây ô nhiễm của nhà nước.

Vì sao phiên tòa xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị hoãn


Nguyễn Trung

Cách nay 10 ngày, Cộng sản Việt Nam đã thông báo là sẽ xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân về tội “âm mưu lật đổ chế độ” theo điều 79 của Luật hình sự, trong phiên tòa tại Sài Gòn vào ngày 22 tháng 1 năm 2013. Nhưng còn 4 ngày đến phiên xử - ngày 18 tháng 1 - CSVN đã đột ngột hủy phiên tòa và không thông báo cho Luật sư cũng như thân nhân của Tiến sĩ Quân. Khi Luật sư của Tiến sĩ Quân hỏi thì tòa án mới nói là phiên tòa bị hoãn nhưng không cho biết chừng nào phiên tòa sẽ mở lại.
Đây không phải là lần đầu tiên CSVN hoãn một phiên tòa. Nó đã diễn ra nhiều lần và không bao giờ CSVN giải thích lý do. Ứng xử tùy tiện này là bản chất của những chế độ độc tài khi điều họ làm chỉ để đáp ứng các mục tiêu chính trị hơn là dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật và công lý như tại các quốc gia dân chủ.
Nếu như CSVN không hoãn thì phiên tòa xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã diễn ra 2 tuần lễ sau khi CSVN kết án nặng nề 14 Thanh niên yêu nước tại Vinh hôm mồng 8 và 9 tháng 1 vừa qua. Có thể nói là dư luận thế giới - từ Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, các tổ chức nhân quyền quốc tế, cho tới các nhà hoạt động nổi tiếng, và nhất là các tổ chức Công giáo - đã đồng loạt lên án CSVN một cách mạnh mẽ về những bản án phi lý và phi nhân dành cho những thanh niên yêu nước. Đặc biệt là truyền thông quốc tế đã không những loan tải rộng rãi, mà còn đưa ra các nhận định cho rằng phiên tòa xét xử phi pháp, và các bản án đều nhằm phục vụ mục tiêu chính trị, vi phạm quyền con người một cách trắng trợn.