Trà Mi - VOA
24.01.2013
Bức tranh nhân quyền đầu năm 2013 của Việt Nam vén màn với một loạt các bản án lên tới tổng cộng 83 năm tù dành cho nhóm 14 nhà hoạt động trẻ về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Những người này được biết đến như những thành viên tích cực trong công tác thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, những blogger và những nhà báo tự do cổ xúy cho dân chủ, chống lại bất công xã hội và phản đối Trung Quốc xâm lược. Họ bị cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam bị Hà Nội xem là ‘khủng bố’, nhưng chính phủ Mỹ nói không có bằng chứng cho thấy tổ chức chính trị đặt trụ sở ở Hoa Kỳ này cổ xúy bạo động.
Bản án của 14 thanh niên Công giáo khiến quốc tế thêm lần nữa bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam và gây phẫn nộ cho công luận quan tâm, trong số này có 4 bạn trẻ tham gia cuộc trao đổi trên Tạp chí Thanh Niên hôm nay. Họ từ 4 phương đổ về Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An để được theo dõi phiên xử trong hai ngày 8 và 9 tháng Giêng vừa qua.
Trà Mi: Các bạn từ các nơi về đây theo dõi phiên xử của 14 thanh niên Công giáo. Làm thế nào các bạn biết đến các thanh niên này?
Loan từ Hà Nội: Em biết anh Paulus Lê Văn Sơn là một người hoạt động Công giáo ở nhà thờ Thái Hà rất sôi nổi. Anh làm rất nhiều việc cho bên truyền thông của nhà thờ Thái Hà. Phiên xử này, bọn em đã có mặt tại Vinh từ ngày mùng 7/1.
Trà Mi: Từ Yên Bái, Nam làm thế nào biết đến các thanh niên Công giáo này?Những người này được biết đến như những thành viên tích cực trong công tác thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, những blogger và những nhà báo tự do cổ xúy cho dân chủ, chống lại bất công xã hội và phản đối Trung Quốc xâm lược. Họ bị cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam bị Hà Nội xem là ‘khủng bố’, nhưng chính phủ Mỹ nói không có bằng chứng cho thấy tổ chức chính trị đặt trụ sở ở Hoa Kỳ này cổ xúy bạo động.
Bản án của 14 thanh niên Công giáo khiến quốc tế thêm lần nữa bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam và gây phẫn nộ cho công luận quan tâm, trong số này có 4 bạn trẻ tham gia cuộc trao đổi trên Tạp chí Thanh Niên hôm nay. Họ từ 4 phương đổ về Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An để được theo dõi phiên xử trong hai ngày 8 và 9 tháng Giêng vừa qua.
Trà Mi: Các bạn từ các nơi về đây theo dõi phiên xử của 14 thanh niên Công giáo. Làm thế nào các bạn biết đến các thanh niên này?
Loan từ Hà Nội: Em biết anh Paulus Lê Văn Sơn là một người hoạt động Công giáo ở nhà thờ Thái Hà rất sôi nổi. Anh làm rất nhiều việc cho bên truyền thông của nhà thờ Thái Hà. Phiên xử này, bọn em đã có mặt tại Vinh từ ngày mùng 7/1.
Nam từ Yên Bái: Mình biết các bạn này qua các trang mạng và những việc mà các bạn làm. Có bạn làm trong Ban Bảo vệ Sự sống. Có bạn làm về truyền thông. Mỗi người có cách làm khác nhau để phục vụ. Mình khâm phục những việc làm của họ. Họ mong muốn đem những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam này. Mình muốn tham dự phiên tòa này để chứng kiến công lý, pháp luật được thực thi thế nào.
Trà Mi: Từ Sài Gòn ra tận ngoài này, Tuấn mang theo mình những suy nghĩ, tình cảm thế nào đối với các thanh niên Công giáo này?
Tuấn từ Sài Gòn: Em chủ yếu biết những người bạn này qua mạng internet và lời kể của một số người bạn. Em thấy những việc làm của họ không có gì sai trái hay không tuân theo pháp luật, nhân quyền của một nước tự do. Em muốn tham dự phiên tòa này để xem ở một đất nước như Việt Nam, luật pháp được hiểu và được thể hiện như thế nào.
Trà Mi: Người bạn ở Vinh, nếu những bạn trẻ khác không hề biết đến các thanh niên Công giáo này hỏi Hằng họ là ai mà bị đem ra xét xử cùng lúc với số lượng nhiều như vậy, với tội nặng như vậy, Hằng sẽ trả lời ra sao?
Hằng từ Vinh: Em biết những người này qua những việc làm rất tốt đẹp của họ. Em cũng là một người trẻ, con của địa phận Vinh. Em cũng có những hoạt động và muốn học hỏi họ. Từ dó em mới tìm hiểu về họ. Thứ nhất vì họ cũng là người Công giáo giống em. Thứ hai vì em thấy người trẻ bây giờ rất ít người có tâm làm những điều tốt đẹp ấy cho đất nước. Cho nên, em mới quan tâm đến những thanh niên Công giáo này. Nếu ai hỏi em biết gì về họ, em sẽ bảo rằng họ biết sống theo lý tưởng và chọn đường đi rất chông gai. Hôm nay họ bị xét xử vì những việc làm như bảo vệ sự sống, phản đối hành động bành trướng của chính quyền Bắc Kinh thì cũng có nghĩa là chính quyền muốn ngăn cản những việc làm tốt đẹp của họ. Hôm nay, các anh bị bắt cũng chính vì các anh dám nói lên tiếng nói, lý tưởng của mình, vì các anh dám chấp nhận dấn thân để Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Các bạn nói họ có những hoạt động tốt đẹp, xin được hỏi cụ thể về những hoạt động đó.
Nam từ Yên Bái: Những việc họ làm mang tới những điều tốt đẹp cho xã hội như Sơn làm về truyền thông, mang các thông tin về sự thật đến với người đọc. Một số bạn làm về Ban Bảo vệ Sự sống, chống nạo phá thai. Có những người làm việc thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em thơ hay người già cô đơn. Và họ có cùng chung mục đích với Nam. Đó là họ cùng mong muốn đấu tranh cho một đất nước Việt Nam có dân chủ, tự do, nhân quyền thực sự, chứ không phải giả tạo, áp đặt, và bị định hướng trong một xã hội độc tài như bây giờ.
Hằng từ Vinh: Em biết những người này qua những việc làm rất tốt đẹp của họ. Em cũng là một người trẻ, con của địa phận Vinh. Em cũng có những hoạt động và muốn học hỏi họ. Từ dó em mới tìm hiểu về họ. Thứ nhất vì họ cũng là người Công giáo giống em. Thứ hai vì em thấy người trẻ bây giờ rất ít người có tâm làm những điều tốt đẹp ấy cho đất nước. Cho nên, em mới quan tâm đến những thanh niên Công giáo này. Nếu ai hỏi em biết gì về họ, em sẽ bảo rằng họ biết sống theo lý tưởng và chọn đường đi rất chông gai. Hôm nay họ bị xét xử vì những việc làm như bảo vệ sự sống, phản đối hành động bành trướng của chính quyền Bắc Kinh thì cũng có nghĩa là chính quyền muốn ngăn cản những việc làm tốt đẹp của họ. Hôm nay, các anh bị bắt cũng chính vì các anh dám nói lên tiếng nói, lý tưởng của mình, vì các anh dám chấp nhận dấn thân để Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Các bạn nói họ có những hoạt động tốt đẹp, xin được hỏi cụ thể về những hoạt động đó.
Nam từ Yên Bái: Những việc họ làm mang tới những điều tốt đẹp cho xã hội như Sơn làm về truyền thông, mang các thông tin về sự thật đến với người đọc. Một số bạn làm về Ban Bảo vệ Sự sống, chống nạo phá thai. Có những người làm việc thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em thơ hay người già cô đơn. Và họ có cùng chung mục đích với Nam. Đó là họ cùng mong muốn đấu tranh cho một đất nước Việt Nam có dân chủ, tự do, nhân quyền thực sự, chứ không phải giả tạo, áp đặt, và bị định hướng trong một xã hội độc tài như bây giờ.
Trà Mi: Nam chỉ được biết tới họ qua các phương tiện truyền thông không phải của nhà nước. Làm thế nào bạn có thể tin rằng những điều bạn biết qua mạng đó là đáng tin cậy?
Nam từ Yên Bái: Mình đọc về họ qua báo chí lề trái cũng chỉ một phần thôi. Mình đọc chính bản cáo trạng của nhà nước đưa cho gia đình các bạn được gia đình họ post lên mạng. Mình nghĩ rằng các việc làm của họ không có gì sai trái trong một đất nước có tự do, dân chủ, nhân quyền thực sự cả. Họ đấu tranh bất bạo động chứ họ có làm gì đâu. Nếu một xã hội tốt đẹp, họ đâu phải đấu tranh để đòi những quyền chính đáng. Họ muốn có đa nguyên đa đảng hay tự do báo chí, tự do phát biểu không bị ép buộc như bây giờ, và cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Đó là những quyền cơ bản mà họ đấu tranh đòi lại.
Trà Mi: Hằng ở ngay tại Vinh và cũng có một số sinh hoạt chung với các người bạn này, theo bạn, những hoạt động của họ có giá trị thế nào trong cuộc sống đối với thanh niên ngày nay?
Hằng từ Vinh: Về nhóm Bảo vệ Sự sống mà họ là thành viên, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về nạn phá thai. Nhóm Bảo vệ Sự sống đến những trung tâm nạo phá thai để khuyên nhủ những người mẹ có ý định muốn bỏ con, rồi đưa các bà mẹ lầm lỡ về trung tâm của mình chăm sóc đến khi sinh nở. Về việc các anh đi biểu tình chống Trung Quốc, họ biết nghĩ đến quê hương đất nước của mình. Đó là điều rất quý. Họ đi biểu thị chính kiến trong ôn hòa, chứ không gây rối trật tự. Pháp luật Việt Nam có nhiều luật chồng chéo nhau, nên chính quyền bây gìơ muốn ghép các anh vào tội gì mà chả được. Các anh hoàn toàn vô tội.
Nam từ Yên Bái: Mình đọc về họ qua báo chí lề trái cũng chỉ một phần thôi. Mình đọc chính bản cáo trạng của nhà nước đưa cho gia đình các bạn được gia đình họ post lên mạng. Mình nghĩ rằng các việc làm của họ không có gì sai trái trong một đất nước có tự do, dân chủ, nhân quyền thực sự cả. Họ đấu tranh bất bạo động chứ họ có làm gì đâu. Nếu một xã hội tốt đẹp, họ đâu phải đấu tranh để đòi những quyền chính đáng. Họ muốn có đa nguyên đa đảng hay tự do báo chí, tự do phát biểu không bị ép buộc như bây giờ, và cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Đó là những quyền cơ bản mà họ đấu tranh đòi lại.
Trà Mi: Hằng ở ngay tại Vinh và cũng có một số sinh hoạt chung với các người bạn này, theo bạn, những hoạt động của họ có giá trị thế nào trong cuộc sống đối với thanh niên ngày nay?
Hằng từ Vinh: Về nhóm Bảo vệ Sự sống mà họ là thành viên, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về nạn phá thai. Nhóm Bảo vệ Sự sống đến những trung tâm nạo phá thai để khuyên nhủ những người mẹ có ý định muốn bỏ con, rồi đưa các bà mẹ lầm lỡ về trung tâm của mình chăm sóc đến khi sinh nở. Về việc các anh đi biểu tình chống Trung Quốc, họ biết nghĩ đến quê hương đất nước của mình. Đó là điều rất quý. Họ đi biểu thị chính kiến trong ôn hòa, chứ không gây rối trật tự. Pháp luật Việt Nam có nhiều luật chồng chéo nhau, nên chính quyền bây gìơ muốn ghép các anh vào tội gì mà chả được. Các anh hoàn toàn vô tội.
Trà Mi: Các bạn phân tích hoạt động của các thanh niên Công giáo này để nói rằng họ đóng góp, xây dựng xã hội. Nhưng ngược lại, chính quyền nói họ còn có các hoạt động chính trị như tham gia đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị bị Việt Nam cấm, tham gia các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động, lôi kéo người khác tham gia đảng Việt Tan, là các hoạt động mà nhà nước gọi là ‘nhằm lật đổ chính quyền’. Các bạn thấy thế nào?
Loan từ Hà Nội: Em thấy chính quyền họ buộc tội 17 thanh niên Công giáo này thể hiện rõ một sự độc tài, không hề làm theo điều họ đã quy định trong Hiến pháp rằng công dân có quyền được hội họp, thành lập hội nhóm. Các anh ấy chống Trung Quốc xâm lược hay đưa tin về việc Công giáo bị chính quyền đàn áp. Nhà nước nói dân có quyền tự do tôn giáo, nhưng sự thật không phải là quyền mà là một sự xin-cho. Các anh nói lên điều đấy. Chính quyền làm ra luật nhưng luôn phủ định Hiến pháp, đạo luật mẹ.
Trà Mi: Những hoạt động của các thanh niên này liên quan đến chính trị, một điều rất nhạy cảm ở Việt Nam. Khi Hiến pháp Việt Nam chỉ công nhận một đảng cộng sản mà thôi mà họ lại tham gia một đảng đối lập, đó là một điều trái Hiến pháp và cũng là lý do họ bị xử tội. Các bạn khác có ý kiến ra sao?
Nam từ Yên Bái: Điều 4 Hiến pháp nói đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đã là một điều không hợp lý, sai trái rồi. Họ chống lại sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam thì không có gì sai trái với đất nước, với dân tộc này cả. Có thể là sai trái với đảng cộng sản, nhưng họ không làm gì sai trái với đất nước Việt Nam này. Đảng cộng sản chỉ 3 triệu đảng viên, không thể đại diện cho 80 triệu dân Việt Nam.
Loan từ Hà Nội: Em thấy chính quyền họ buộc tội 17 thanh niên Công giáo này thể hiện rõ một sự độc tài, không hề làm theo điều họ đã quy định trong Hiến pháp rằng công dân có quyền được hội họp, thành lập hội nhóm. Các anh ấy chống Trung Quốc xâm lược hay đưa tin về việc Công giáo bị chính quyền đàn áp. Nhà nước nói dân có quyền tự do tôn giáo, nhưng sự thật không phải là quyền mà là một sự xin-cho. Các anh nói lên điều đấy. Chính quyền làm ra luật nhưng luôn phủ định Hiến pháp, đạo luật mẹ.
Trà Mi: Những hoạt động của các thanh niên này liên quan đến chính trị, một điều rất nhạy cảm ở Việt Nam. Khi Hiến pháp Việt Nam chỉ công nhận một đảng cộng sản mà thôi mà họ lại tham gia một đảng đối lập, đó là một điều trái Hiến pháp và cũng là lý do họ bị xử tội. Các bạn khác có ý kiến ra sao?
Nam từ Yên Bái: Điều 4 Hiến pháp nói đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đã là một điều không hợp lý, sai trái rồi. Họ chống lại sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam thì không có gì sai trái với đất nước, với dân tộc này cả. Có thể là sai trái với đảng cộng sản, nhưng họ không làm gì sai trái với đất nước Việt Nam này. Đảng cộng sản chỉ 3 triệu đảng viên, không thể đại diện cho 80 triệu dân Việt Nam.
Trà Mi: Những việc làm của các thanh niên này như nhà nước cáo buộc là tham gia đảng Việt Tân, lôi kéo thành viên. Tuấn có thấy đó là những việc làm ghê gớm có thể ảnh hưởng tới trị an xã hội?
Tuấn từ Sài Gòn: Tham gia một đảng đối lập cụ thể như đảng Việt Tân như cáo trạng nêu, theo em, không có gì ghê gớm cả. Họ tham gia một hội nhóm, đảng phái là cơ hội để họ tìm hiểu thêm kiến thức, chứ không đến nỗi các cá nhân như họ vậy có thể lật đổ được chính quyền. Chính quyền Việt Nam thể hiện tính đảng trị rất mạnh, một nhóm người không đại diện cho toàn thể nhân dân.
Trà Mi: Bạn nói tham gia một đảng chính trị không có gì gọi là ghê gớm, nhưng đảng Việt Tân bị Việt Nam gọi là ‘khủng bố’. Chẳng phải đó là điều có thể ảnh hưởng đến trị an xã hội?
Tuấn từ Sài Gòn: Đối với đảng cộng sản này, những gì không theo ý họ có nghĩa là chống lại cả một đất nước. Họ tự cho họ đại diện cho một đất nước mà trong đó họ chỉ là những người thiểu số. Những người thiểu số này phần lớn vì lợi ích cá nhân mới gia nhập đảng cộng sản, để có tiền, có địa vị, chứ không phải để giúp ích cho đất nước phát triển tốt hơn.
Hằng từ Vinh: Bộ máy tuyên truyền của nhà nước nói đảng Việt Tân là đảng ‘khủng bố’. Những người bị tuyên truyền bởi nhà nước cứ nghĩ là đảng Việt Tân là một đảng phái rất ghê gớm đối với đất nước. Nhưng những người nắm thông tin thì biết là không phải vậy. Nhìn vào việc làm của các thanh niên Công giáo này đủ biết là họ không có tội. Điều 69 Hiến pháp nói dân có quyền lập hội, nói lên ý kiến của mình. Việc làm của các anh hoàn toàn thể hiện đúng tinh thần điều 69 Hiến pháp.
Trà Mi: Bản án của các thanh niên này có ý nghĩa thế nào với các bạn, những người trẻ? Nó nói lên điều gì?
Hằng từ Vinh: Những bản án đó rất là phi lý và quá nặng nề đối với việc làm của các anh. Nó nói lên sự bất lực của chính quyền trước các ý kiến phản kháng. Các bản án nặng nề này không làm cho người ta sợ hãi mà càng vững tin hơn. Nhà tù có thể giam cầm được thân xác các anh, nhưng ý chí và lý tưởng các anh theo đuổi những người trẻ tiếp sau như mình sẽ noi gương.
Tuấn từ Sài Gòn: Những người trẻ chính là tương lai của đất nước. Khi chính quyền này kết tội những người trẻ dấn thân vì đất nước khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn thì cũng giống như họ đang bỏ tù tương lai của một đất nước. Ở chế độ Việt Nam bây giờ, có nhiều thứ không dễ nói ra vì quyền tự do ngôn luận, quyền quan trọng nhất, đã bị bóp nghẹt ở Việt Nam rất ghê gớm. Các bạn trẻ nên cố gắng giúp những người khác xung quanh hiểu rõ vấn đề, cho nhiều người hiểu rằng việc làm của các thanh niên kia là mong muốn cho tương lai đất nước này tốt đẹp hơn thôi. Nhưng vì những việc làm này trái ngược với ý muốn của các nhà lãnh đạo cầm quyền, nên họ phải chịu những bản án nặng nề quá oan ức.
Trà Mi: Bị cáo trong các phiên tòa xử tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” hay “tuyên truyền chống nhà nước” thành phần trẻ ngày càng nhiều, có cả những người trên dưới 20 tuổi. Thực tế này nói lên điều gì trong mắt người trẻ?
Nam từ Yên Bái: Các bạn từ cấp ba bắt đầu hiểu biết cuộc sống có điều kiện tiếp cận internet, các bạn sẽ đi tìm hiểu sự thật nhiều hơn. Cho nên, điều tất yếu là sự thật sẽ được tôn vinh. Trong xã hội đang hòa nhập với cộng đồng quốc tế, các bạn trẻ ngày càng hiểu biết hơn. Nhưng sự hiểu biết đó nhà nước này không thích và họ áp dụng điều 88 hay 79 vào những người trẻ nào dám phát biểu chính kiến của mình. Mình mơ ước được chứng kiến công lý được thực thi trên đất nước Việt Nam. Những người bạn này vô tội.
Tuấn từ Sài Gòn: Tham gia một đảng đối lập cụ thể như đảng Việt Tân như cáo trạng nêu, theo em, không có gì ghê gớm cả. Họ tham gia một hội nhóm, đảng phái là cơ hội để họ tìm hiểu thêm kiến thức, chứ không đến nỗi các cá nhân như họ vậy có thể lật đổ được chính quyền. Chính quyền Việt Nam thể hiện tính đảng trị rất mạnh, một nhóm người không đại diện cho toàn thể nhân dân.
Trà Mi: Bạn nói tham gia một đảng chính trị không có gì gọi là ghê gớm, nhưng đảng Việt Tân bị Việt Nam gọi là ‘khủng bố’. Chẳng phải đó là điều có thể ảnh hưởng đến trị an xã hội?
Tuấn từ Sài Gòn: Đối với đảng cộng sản này, những gì không theo ý họ có nghĩa là chống lại cả một đất nước. Họ tự cho họ đại diện cho một đất nước mà trong đó họ chỉ là những người thiểu số. Những người thiểu số này phần lớn vì lợi ích cá nhân mới gia nhập đảng cộng sản, để có tiền, có địa vị, chứ không phải để giúp ích cho đất nước phát triển tốt hơn.
Hằng từ Vinh: Bộ máy tuyên truyền của nhà nước nói đảng Việt Tân là đảng ‘khủng bố’. Những người bị tuyên truyền bởi nhà nước cứ nghĩ là đảng Việt Tân là một đảng phái rất ghê gớm đối với đất nước. Nhưng những người nắm thông tin thì biết là không phải vậy. Nhìn vào việc làm của các thanh niên Công giáo này đủ biết là họ không có tội. Điều 69 Hiến pháp nói dân có quyền lập hội, nói lên ý kiến của mình. Việc làm của các anh hoàn toàn thể hiện đúng tinh thần điều 69 Hiến pháp.
Trà Mi: Bản án của các thanh niên này có ý nghĩa thế nào với các bạn, những người trẻ? Nó nói lên điều gì?
Hằng từ Vinh: Những bản án đó rất là phi lý và quá nặng nề đối với việc làm của các anh. Nó nói lên sự bất lực của chính quyền trước các ý kiến phản kháng. Các bản án nặng nề này không làm cho người ta sợ hãi mà càng vững tin hơn. Nhà tù có thể giam cầm được thân xác các anh, nhưng ý chí và lý tưởng các anh theo đuổi những người trẻ tiếp sau như mình sẽ noi gương.
Tuấn từ Sài Gòn: Những người trẻ chính là tương lai của đất nước. Khi chính quyền này kết tội những người trẻ dấn thân vì đất nước khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn thì cũng giống như họ đang bỏ tù tương lai của một đất nước. Ở chế độ Việt Nam bây giờ, có nhiều thứ không dễ nói ra vì quyền tự do ngôn luận, quyền quan trọng nhất, đã bị bóp nghẹt ở Việt Nam rất ghê gớm. Các bạn trẻ nên cố gắng giúp những người khác xung quanh hiểu rõ vấn đề, cho nhiều người hiểu rằng việc làm của các thanh niên kia là mong muốn cho tương lai đất nước này tốt đẹp hơn thôi. Nhưng vì những việc làm này trái ngược với ý muốn của các nhà lãnh đạo cầm quyền, nên họ phải chịu những bản án nặng nề quá oan ức.
Trà Mi: Bị cáo trong các phiên tòa xử tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” hay “tuyên truyền chống nhà nước” thành phần trẻ ngày càng nhiều, có cả những người trên dưới 20 tuổi. Thực tế này nói lên điều gì trong mắt người trẻ?
Nam từ Yên Bái: Các bạn từ cấp ba bắt đầu hiểu biết cuộc sống có điều kiện tiếp cận internet, các bạn sẽ đi tìm hiểu sự thật nhiều hơn. Cho nên, điều tất yếu là sự thật sẽ được tôn vinh. Trong xã hội đang hòa nhập với cộng đồng quốc tế, các bạn trẻ ngày càng hiểu biết hơn. Nhưng sự hiểu biết đó nhà nước này không thích và họ áp dụng điều 88 hay 79 vào những người trẻ nào dám phát biểu chính kiến của mình. Mình mơ ước được chứng kiến công lý được thực thi trên đất nước Việt Nam. Những người bạn này vô tội.
Trà Mi: Với khát khao đó, bạn sẽ góp phần thế nào trong việc bảo vệ công lý và sự thật?
Nam từ Yên Bái: Mình chỉ mong được đóng góp một tiếng nói, một hành động để thể hiện rằng công lý, dân chủ, nhân quyền, và tự do phải được hiện diện tại Việt Nam. Mình đi xe buýt gần 300 cây số vào thành phố Vinh chỉ mong muốn được nhìn thấy điều đó tại phiên xử các thanh niên Công giáo, nhưng công lý hòa bình đã không được thực thi trong phiên tòa ngày 9/1. Những bản án rất nặng nề đối với những người bạn này. Dù mình chưa được quen biết hay gặp mặt họ, nhưng tất cả chúng tôi có chung mục đích muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước Việt Nam, cho xã hội này, cho quê hương của chúng tôi. Những ngừơi đó là những người bạn đáng khâm phục. Nam xin một lời tri ân, cảm ơn đến các bạn. Các bạn đã có thể hy sinh tất cả lợi ích cá nhân để phục vụ lý tưởng của mình.
Hằng từ Vinh: Em ủng hộ việc làm của các anh. Câu cuối cùng em muốn nói là hãy quan tâm đến trường hợp như các anh và thêm một trường hợp đặc biệt nữa đó là vụ luật sư Lê Quốc Quân, nhà bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ hôm nay.
Trà Mi: Chúng ta vừa nghe 4 bạn trẻ từ Vinh, Hà Nội, Yên Bái, và Sài Gòn chia sẻ cảm nghĩ về các bản án với mức cao nhất lên tới 13 năm tù dành cho 14 nhà hoạt động ôn hòa cổ xúy cho dân chủ và công bằng xã hội bị nhà nước cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Quan điểm của bạn nghe đài thế nào về các bản án này? Xin mời các bạn trao đổi với chương trình và cùng bình luận cùng các độc giả khác trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Ðể nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài VOA www.voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp qúy vị và các bạn trên làn sóng đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Nam từ Yên Bái: Mình chỉ mong được đóng góp một tiếng nói, một hành động để thể hiện rằng công lý, dân chủ, nhân quyền, và tự do phải được hiện diện tại Việt Nam. Mình đi xe buýt gần 300 cây số vào thành phố Vinh chỉ mong muốn được nhìn thấy điều đó tại phiên xử các thanh niên Công giáo, nhưng công lý hòa bình đã không được thực thi trong phiên tòa ngày 9/1. Những bản án rất nặng nề đối với những người bạn này. Dù mình chưa được quen biết hay gặp mặt họ, nhưng tất cả chúng tôi có chung mục đích muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước Việt Nam, cho xã hội này, cho quê hương của chúng tôi. Những ngừơi đó là những người bạn đáng khâm phục. Nam xin một lời tri ân, cảm ơn đến các bạn. Các bạn đã có thể hy sinh tất cả lợi ích cá nhân để phục vụ lý tưởng của mình.
Hằng từ Vinh: Em ủng hộ việc làm của các anh. Câu cuối cùng em muốn nói là hãy quan tâm đến trường hợp như các anh và thêm một trường hợp đặc biệt nữa đó là vụ luật sư Lê Quốc Quân, nhà bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ hôm nay.
Trà Mi: Chúng ta vừa nghe 4 bạn trẻ từ Vinh, Hà Nội, Yên Bái, và Sài Gòn chia sẻ cảm nghĩ về các bản án với mức cao nhất lên tới 13 năm tù dành cho 14 nhà hoạt động ôn hòa cổ xúy cho dân chủ và công bằng xã hội bị nhà nước cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Quan điểm của bạn nghe đài thế nào về các bản án này? Xin mời các bạn trao đổi với chương trình và cùng bình luận cùng các độc giả khác trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Ðể nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài VOA www.voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp qúy vị và các bạn trên làn sóng đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Nguồn: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét