2011/02/28

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế vừa mới bị bắt

Lúc 1 giờ chiều thứ Sáu, giờ Sài Gòn, 12 công an đã đột nhập vào nhà riêng của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, lục xét, tịch thu các tài liệu và bắt bác sĩ đi. Đến giờ phút này, chưa có tin tức chính xác bác sĩ hiện đang bị giam giữ tại đâu và điều kiện của bác sĩ ra sao.
Được biết, ngày hôm qua, Bás sĩ Nguyễn ĐanQuế đã công bố lời kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam hãy cùng với ông “Đứng thẳng người hiên ngang tuyên bố: Tự Do hay Sống Nhục !”. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, trong cùng lá thư, đã kêu gọi đồng bào “xuống đường để dứt điểm chế độ độc tài nhũng lạm thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.”
Khi công bố lời kêu gọi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, về mặt tinh thần, đã chấp nhận bị bắt như đã bị bắt nhiều lần trong suốt 36 năm qua. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thân cận cho biết, Bác sĩ tin rằng phong trào dân chủ tại Việt Nam là một tiến trình không thể thay đổi và sẽ có nhiều người khác tiếp tục.
Vào ngày 10 tháng 2 vừa qua, trong dịp trả lời phỏng vấn của đài VOA, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận định “làn sóng biểu tình đòi Dân Chủ dồn dập nổ ra ở một loạt các xứ Ả Rập như Tunisia, Algeria, Yemen, Sudan… và đặc biệt là Ai Cập, đang thôi thúc mạnh người dân Việt đứng lên đòi Nhân Quyền và Dân Chủ”. Ông cũng tiên đoán “Và khả năng nổi dậy hòa bình có qui mô lớn trên toàn quốc để buộc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng Nhân Quyền và thực thi Dân Chủ là rất cao. Giới trẻ Việt Nam đang bảo nhau cách sử dụng điện thoại di động, email, Internet, Facebook, Twitter… để liên lạc, huy động, tổ chức, vào thời điểm thích hợp, đông đảo quần chúng xuống đường với khí thế để đòi Dân Chủ Hóa đất nước, giống như ở Ai Cập”.
JPEG - 38.1 kbBs. Nguyễn Đan Quế và ông Michael Cromartie, Phó chủ tịch Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo.
Được biết, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam sau hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Tốt nghiệp Y khoa Bác Sĩ năm 1966. Phục vụ tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, đồng thời là Giảng Sư tại Đại Học Y Khoa Sàigòn.
Trong những năm 1976-1977, ông cùng một số những người đồng chí hướng tổ chức Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ và phát hành hai tờ báo chui: Tờ “ Vùng Dậy” dành cho sinh viên và giới trẻ, và tờ “ Toàn Dân Vùng Dậy” dành cho đại chúng. Tháng 2-1978, ông bị bắt giữ cùng 47 thành viên của tổ chức và bị giam cầm 10 năm không xét xử cho đến năm 1988. Năm thành viên đã bị chết trong tù. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Hội Ân Xá Quốc Tế và áp lực rộng lớn của dư luận khắp nơi trên thế giới, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế được trả tự do nhưng vẫn bị theo dõi và ngăn cấm hành nghề.

2011/02/26

Hai Cuộc Nổi Dậy Song Song - Mối Đe Dọa Mới Cho Các Nước Ả Rập

DAVID D. KIRKPATRICK và DAVID E. SANGER

Do Đăng Giao chuyển ngữ
CAIRO, Ai Cập --- Khi những người phản kháng ở Quảng Trường Tahrir đối đầu với lực lượng thân chính phủ, họ áp dụng ngay bài học từ những người phản kháng ở nước láng giềng Tunisia: "Lời khuyên cho giới trẻ Ai Cập: rưới dấm và để hành củ trong khăn bịt miệng để chống hơi cay."
Những trao đổi như trên tại Facebook là một phần của một mối liên kết suốt hai năm trường để sản sinh một lực lượng mới trong thế giới Ả rập. Đó là một phong trào trẻ liên-Ả Rập để mở rộng dân chủ đến những vùng đất không có dân chủ. Những nhà hoạt động trẻ Ai Cập và Tunisia đã động não kiếm sáng kiến trong việc sử dụng kỹ thuật để tránh bị theo dõi, đã an ủi nhau về cảnh bị tra tấn, và mách nước cho nhau về các cách chống đạn cao su hay dựng hàng rào phòng thủ.
Họ nối liền những kinh nghiệm tổ chức các mạng xã hội đời thường với tinh thần kỷ luật của các hội đoàn tôn giáo. Họ kết hợp được khối năng lượng của những người say mê bóng đá với những suy nghĩ thâm sâu của các bác sĩ. Họ vượt thoát sự ràng buộc với giới đối lập chính trị già nua. Họ dựa vào chiến thuật phản kháng bất bạo đông, được chuyển từ một học giả Hoa Kỳ qua một tổ chức của những người trẻ Serbia, nhưng đồng thời cũng sử dụng những chiến thuật trong ngành tiếp thị mượn từ Silicon Valley.

Gia đình Nguyễn Bình Thành tố cáo công an chà đạp nhân quyền

Chị em chúng tôi tố cáo
Công an VN vi phạm nhân quyền có hệ thống
Bản tin từ Huế ngày 23-02-2011
Căn cứ vào:
+ Các Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã tham gia,
+ Hiến pháp của CHXHCNVN mà Quốc hội đã ban hành, về:
- Các Nhân quyền về thân thể: không bị tra tấn hành hạ, không bị giam giữ độc đoán..
- Các Nhân quyền về an cư: tự do đi lại, bí mật thư tín….
- Các Nhân quyền về lạc nghiệp: có công ăn việc làm….
Chúng tôi gồm 5 phụ nữ:
- Nguyễn Bình Việt Tú, sinh năm 1976, nhân viên giặt ủi.
- Nguyễn Bình Việt Thi, sinh năm 1981, nhân viên văn phòng
- Nguyễn Bình Việt Kim, sinh năm 1989,
- Nguyễn Bình Việt Châu, sinh năm 1993, học sinh lớp 12
- Nguyễn Bình Thảo Ngân, sinh năm 2001 (con của Nguyễn Bình Việt Tú), học sinh lớp 4
Hiện đang cư ngụ tại 87 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế.
Cha, Ông chúng tôi là: Nguyễn Bình Thành, sinh năm 1955, tù nhân lương tâm, đã bị nhà CQCSVN bắt từ ngày 30-3-2007 và hiện giam tại trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án 5 năm tù. Mẹ, Bà chúng tôi là: Hồ Thị Bưởi, sinh năm 1956 đã qua đời ngày 23-12-2009 vì bệnh nặng.
JPEG - 30.7 kb
Nguyễn Bình Việt Tú – Nguyễn Bình Việt Thi – Nguyễn Bình Việt Châu – Phan Thị Hiệp
Chúng tôi tố cáo những sự việc sau đây:
Vào lúc 15g30’ ngày 18-1-2011: Công an (CA) phường Trường An gửi giấy mời tôi (Nguyễn Bình Việt Thi) đến tại đồn để “làm việc” với lý do: thông báo tình hình liên quan đến Bố đẻ ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Vì nghĩ là việc có liên quan đến Ba mình, tôi đã tới đó trước giờ mời 15 phút và được ông CA khu vực dẫn vào một phòng ở tầng 2. Tại đây tôi thấy có 4 CA: 3 nam và một nữ: ông CA khu vực, Trung tá Nguyễn Ngọc Công trưởng CA phường, bà …Thanh Trà và ông …Quân CA thành phố.

Biểu tình ở Sài Gòn, công an hành hung Ms. Thân Văn Trường và Ms. Nguyễn Mạnh Hùng

Ms. Thân Văn Trường

Biểu tình ở Sài Gòn, Ms. Thân Văn Trường bị công an tông xe, Ms. Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt giữ
BIỂU TÌNH

Sáng nay 21/2/2011, dân oan từ các tỉnh miền tây, Bình Dương và các vùng phụ cận đã đồng khởi kéo về 210 Võ Thị Sáu, Sài gòn để biểu tình đòi lại nhà đất bị Việt cộng cướp bóc. Bà con trương băng rôn kêu gọi chính quyền trả lại quyền lợi cho dân, cũng viết trên áo, nón…Dân oan sẽ còn tiếp tục biểu tình, cho tới khi quyền lợi chính đáng của họ được Việt cộng trả lại.

Xin quí vị nắm chi tiết qua số dt bà Đa 01685822124 , cô Thành 01255298654, bà Nị 01656938832, cô Hồng 01634975611.

2011/02/24

Toàn văn bản hiệu triệu Cách Mạng Hoa Lài Trung Quốc

Trần Đông Đức chuyển ngữ
Giới Thiệu: Tác giả của văn bản hiệu triệu cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc vẫn còn là một bí mật. Các nguồn thông tin Hoa Ngữ ở Đài Loan đặt ra nghi vấn có sự tham dự của Pháp Luân Công vì trong lời kêu gọi có nhắc đến tổ chức này.
Trong lúc đó “Thế Giới Nhật Báo” lấy nguồn tin khác cho rằng do lãnh tụ phong trào sinh viên Thiên An Môn, Vương Đán viết ra. Gần đây BBC Hoa Ngữ liên tiếp đưa bài về Vương Đán với lời nhận xét của anh phong trào kêu gọi như vậy là đã thành công. Trung Quốc bị một bản tin trên mạng mà trở nên lo sợ báo động toàn quốc.
Trong lúc đó, Pháp Luân Công đã phủ nhận nguồn tin nói rằng chính họ kêu gọi phong trào. Pháp Luân Công cho rằng họ là những người tu hành, không tham dự chính trị, quản chi chuyện thế gian…
Do đó, bản văn kêu gọi này vẫn nằm ở dạng khuyết danh, không thủ lãnh, không tác giả, không tổ chức đảng phái nào chịu trách nhiệm.
Văn bản hiệu triệu phát đi vào ngày 17 tháng 2, và nằm trên facebook nhà Vương Đán vào ngày 18 tháng 2. Không loại trừ múi giờ chênh lệnh của giờ Trung Quốc và giờ Mỹ.
Dù thế nào đi nữa, bản văn hiệu triệu này trở nên hấp dẫn và quan trọng bởi tinh thần bao dung và ôn hòa, ứng xử với các tình huống qua lời gọi.
Đứng trên một góc độ xã hội, chính nó đã buộc nhà cầm quyền Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào tuy quyết đàn áp phong trào nhưng phải trả lời về những bức xúc của người dân trong cuộc họp vào ngay đêm hôm trước khi Hoa Lài xuống phố.

Úc sẵn sàng đón nhận các nhân viên ngoại giao từ tòa đại sứ Lybia xin tị nạn

Việt Thịnh

Hiện Chính phủ Úc đang sẵn sàng đón nhận các nhân viên ngoại giao chủ chốt từ tòa đại sứ Lybia xin tị nạn và ly khai khỏi chế độ của Gaddafi.
Chỉ 1 tiếng sau khi Đại sứ Lybia tại Canberra là Musbah Allafi được Bộ Ngoại giao Úc triệu tập để bày tỏ sự phản đối của Chính phủ về sự đàn áp dân thường tay không tấc sắt trong các cuộc biểu tình, tùy viên chính trị sứ quán Lybia, ông Omran Zwed, đã xin tị nạn và rời bỏ chế độ độc tài này.
Ông Omran Zwed đã nói chuyện với một đám đông người Lybia sống tại Úc phía trước tòa đại sứ là "Chúng tôi nay đại diện cho nhân dân Lybia chứ không còn ở phía những kẻ hiện đang cầm quyền nữa". Ngay sau câu nói đó, thái độ của đám đông biểu tình đã chuyển ngay từ chỗ căng thẳng căm ghét sang hoan hỉ và mọi người cùng hô câu "Thượng đế tối cao" để bày tỏ sự vui mừng.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc, ông Kevin Rudd, cho biết Chính phủ Úc đã đưa ra kế hoạch sẵn sàng nhận những người tị nạn chính trị từ tòa đại sứ.
JPEG - 29.5 kbNgười biểu tình trước Toà đại sứ Libya tại Canberra
Nếu các nhân viên tòa đại sứ Lybia tại Canberra đào tị thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2005, khi anh Chen Yonglin, tùy viên thứ nhất (chính trị) đào tị từ tòa lãnh sự Trung quốc tại Sydney. Trước đây cũng đã có trường hợp đào tị từ tòa đại sứ Liên Xô hồi những năm 50 khi còn chiến tranh lạnh.
Ông Rudd đã đưa ra lời cảnh báo rằng chế độ Gaddafi sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề về các tội ác chống lại loài người nếu đàn áp dân chúng, còn bà Julia Gillard thì cho biết hiện đang có kế hoạch sơ tán 105 công dân Úc đang ở Lybia.
Hiện đang có rất nhiều nhân viên ngoại giao Lybia từ bỏ chế độ khắp nơi trên thế giới. Các nhân viên cao cấp tại các tòa đại sứ Lybia ở Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Ba Lan và tại Liên đoàn Ả Rập đã bỏ chế độ, toàn bộ đoàn ngoại giao Lybia tại Liên Hiệp Quốc cũng đã bỏ chế độ.
Hiện tình trạng đàn áp của chế độ độc tài sắc máu Gaddafi là nặng nề nhất so với các nước khác trong đợt đấu tranh đòi dân chủ đang trải rộng tại vùng Trung đông. Nếu chế độ này đàn áp thẳng tay sẽ có rất nhiều người chết.
Ông Rudd đã kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần lên tiếng mạnh mẽ để ngăn một cuộc đàn áp như vậy tại Lybia.
Cộng đồng người Lybia tại Úc cũng đang kêu gọi Thủ tướng Úc, bà Gillard, có động thái can thiệp giúp đỡ người Lybia đang bị đàn áp trong nước.
Việt Thịnh tường trình từ Úc
Nguồn: http://radiochantroimoi.wordpress.com/2011/02/23/uc-san-sang-don-nhan-cac-nhan-vien-ngoai-giao-tu-toa-dai-su-lybia-xin-ti-nn/

Mười bài học từ cao trào cách mạng ở Tunisia và Egypt

Nguyễn Minh Cần

Mến tặng các bạn trẻ có lòng yêu nước, thương dân
Tiếp theo sự sụp đổ của “triều đại” tổng thống Ben Ali ở Tunisia hôm thứ sáu ngày 14.01.2011 thì ngày 11.02.2011, thế giới lại được chứng kiến sự sụp đổ của “triều đại” tổng thống Hosni Mubarak ở Egypt, sau 18 ngày đấu tranh cực kỳ gay go của hàng triệu quần chúng cách mạng trên khắp đất nước, đặc biệt là trên quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo.
Đây là những thắng lợi lớn, bước đầu nhưng rất căn bản, của cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia và Egypt. Những thắng lợi lịch sử này mở đường cho cuộc đấu tranh tiếp tục rất gay go và phức tạp của nhân dân hai nước này để xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Sóng thần cách mạng ở Tunisia và Egypt đang lay động mạnh các chế độ độc tài toàn trị trên nhiều nước A Rập lân cận và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả tình hình chung của thế giới.

2011/02/22

Quyền sử dụng internet và việc làm trái đạo lý

Hillary Clinton

Trong bài diễn văn về Tự do internet tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ ngày 15/2, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập đến trường hợp các bloggers tại Việt Nam bị đàn áp chỉ vì họ dám cất tiếng nói cho lẽ phải. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc bản dịch sau đây.
BBT WebVT
— -
Quyền sử dụng internet và việc làm trái đạo lý: Những chọn lựa và thách thức trong một thế giới nối mạng

Do Lê Minh chuyển ngữ
Bài phát biểu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton
trước cử tọa sinh viên tại trường Đại Học George Washington
Washington DC, ngày 15/02/2011
Cám ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại khuôn viên của trường Đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi đã có mặt để làm một số công việc khác nhau. Đặc biệt tôi chân thành cám ơn ông Knapp, Hiệu trưởng trường và ông Provost Lerman, bởi vì đây là một cơ hội cho tôi trình bày về một vấn đề quan trọng, rất đáng cho chúng ta và các chính phủ các nơi lưu tâm. Và có lẽ hôm nay trong phần trình bày này, chúng ta có thể bắt đầu một cuộc tranh luận quyết liệt để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta đã tận mắt thấy qua hệ thống truyền hình trong thời gian vừa qua.

2011/02/19

Ai Cập: những biến chiêu và cách hóa giải trong 18 ngày đối đầu

Đỗ Đăng Liêu

Cuối cùng thì chế độ độc tài tại Ai Cập cũng đã sụp đổ và ông Hosni Mubarak đã ra đi theo chân ông Ben Ali của Tunisia trước đó không đầy 1 tháng.
Nhìn lại những căng thẳng trong suốt 18 ngày trước khi ông Mubarak buông chiếc ghế quyền lực của ông ra, người ta sẽ thấy, nếu phong trào chống đối không hành xử khôn khéo, như họ đã làm, trước những chiêu thức của ông Mubarak thì chưa chắc kết quả cuối cùng đã diễn ra như vậy.
Ông Mubarak đã dùng những chiêu thức gì và phía biểu tình đã phản ứng ra sao?
Trước khi đi vào vấn đề cần nhần mạnh một điều hiển nhiên là, bước đầu của việc xây dựng dân chủ là phải chấm dứt được chế độ độc tài cũng như loại bỏ được những người lãnh đạo của chế độ đó. Tại Ai Cập, điều mà ai cũng thấy được là, sau 30 năm nắm giữ và củng cố quyền lực, ông Mubarak và tập đoàn cầm quyền xung quanh ông ta sẽ không từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng. Do đó, chắc chắn họ sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để duy trì quyền lực.
Việc đầu tiên mà các chế độ độc tài đều làm là xử dụng hệ thống công an cảnh sát rất hùng hậu của họ, một trụ cột cốt yếu của mọi chế độ độc tài, để giải tán các cuộc biểu tình, đồng thời bắt giữ hoặc cô lập những người được coi là có ảnh hưởng trong phong trào phản kháng. Rất nhiều phong trào chống đối đã bị dẹp tan ngay ở bước đầu này. Ông Mubarak cũng theo đúng bài bản đó, và hàng trăm người đã bị thương vong vì những “giãy giụa” như vừa kể của ông ta.
GIF - 20.7 kb
Trước sự đàn áp và những thương vong to lớn phải hứng chịu, thay vì sợ hãi, xuống tinh thần và cuối cùng tan rã, thì phong trào chống đối tại Ai Cập lại ngày càng mạnh mẽ và quyết tâm hơn. Khi số người biểu tình lên tới con số nhiều chục ngàn, trăm ngàn, thì lực lượng công an cảnh sát phải thúc thủ. Người ta thấy cảnh sát mặc sắc phục biến mất trên đường phố, nhiều người cởi bỏ sắc phục, lẫn vào đám đông để trốn khi các trụ sở công an bị bao vây. Trường hợp tương tự cũng đã diễn ra trong cuộc cách mạng nhung tại Đông Âu, Liên Xô, và trong cuộc cách mạng màu tại những nước Trung Á mấy năm trước đây. Tại Việt Nam, những cuộc biểu tình bất bạo động của vài chục, vài trăm người đã bị công an đàn áp thẳng tay; nhưng những cuộc cầu nguyện cho công lý của hàng chục, hàng trăm ngàn giáo dân tại Hà Nội, Tam Toà, La Vang,... dù rằng đó là một hình thức biểu tình phản đối, và không được nhà cầm quyền cho phép, nhưng công an cũng chẳng dám làm gì.

2011/02/18

Hiện tượng sụp đổ dây chuyền tại các nước độc tài

Lý Thái Hùng

Dường như cơn lốc dân chủ đã xảy ra theo chu kỳ 10 năm một lần?
Năm 1989, cuộc cách mạng dân chủ tại các quốc gia độc tài Cộng sản tại Đông Âu bùng nổ. Khởi đầu là sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong cuộc Tổng Tuyển Cử tự do đầu tiên vào tháng 6 năm 1989, dẫn đến sự mất quyền kiểm soát đất nước và sụp đổ của chế độ độc tài Cộng sản Ba Lan vào tháng 10 năm 1989. Sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã như cơn địa chấn làm rung chuyển tận gốc rễ các chế độ Cộng sản tại Đông Âu. Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1989, các cuộc xuống đường rầm rộ của hàng triệu người dân - theo gương của Ba Lan - đã lần lượt đốn ngã các chế độ Cộng sản tại Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Lỗ Ma Ni, Nam Tư.
Hệ quả của cơn địa chấn dân chủ tại Đông Âu đã làm tan rã thành trì Quốc tế Cộng sản ở Liên Bang Xô Viết vào năm 1991. Hiện chỉ còn 4 quốc gia Cộng sản cuối cùng là Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn đang cố thay đổi để kéo dài thời gian sống còn trong cơn lốc dân chủ toàn cầu.
Năm 1998, cuộc cách mạng dân chủ lại bùng phát một lần nữa bắt đầu từ Nam Dương khi sinh viên vùng lên đòi ông Suharto từ chức sau 32 năm xây dựng chế độ gia đình trị tại đây. Cuối năm 1999, sinh viên trong phong trào Otpor (Kháng Cự) đã cùng với các lực lượng đối kháng thuộc Cộng Hòa Serb (Nam Tư Cũ) đã đứng lên chống lại cuộc bầu cử gian lận và đòi ông Milosevic từ chức Tổng thống. Cuộc đấu tranh kéo dài non 1 năm và đã hạ bệ nhà độc tài Milosevic vào tháng 10 năm 2000. Khí thế này sau đó đã lan sang các quốc gia vùng Trung Á, dưới hình thức của những cuộc cách mạng Màu lần lượt đẩy sập các chế độ độc tài tại Cộng Hòa Georgia vào tháng 11 năm 2003; Cộng Hòa Ukraine vào tháng 1 năm 2005; Cộng Hòa Kyrgystan vào tháng 3 năm 2005 và tại Lebanon vào tháng 4 năm 2005.

Từ quyền lực và tiền bạc - Mẫu số chung của những chế độ độc tài đến nhà nước pháp quyền bền vững

Nguyễn Trung

I. Từ Quyền lực và Tiền bạc – Mẫu số chung của những chế độ độc tài
Không có gì là quá đáng nếu nói rằng thế kỷ XX là thế kỷ của những cuộc “Cách mạng”. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa nghệ thuật, và những cuộc cách mạng giành độc lập của các nước thuộc địa phần lớn đều ở thế kỷ XX. Thế kỷ “Cách mạng” này đã làm thay đổi toàn bộ thế giới và nhân loại. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem đến những sản phẩm khoa học kỹ thuật hữu ích để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Những cuộc cách mạng văn hóa nghệ thuật đã phá bỏ những hủ tục, phong cách bảo thủ để đem đến cho nhân loại những món ăn tinh thần, những cái đẹp mà những trường phái bảo thủ không có được. Còn những cuộc cách mạng giành độc lập của các nước thuộc địa đã hạ huyệt chủ nghĩa thực dân và đem Tự Do và Dân Chủ đến cho người dân ở những quốc gia thuộc địa.
Những tưởng nhân loại sẽ không còn thấy những cuộc cách mạng hay những phong trào cách mạng vĩ đại để đòi Tự Do và Dân Chủ trong thế kỷ XXI này. Bởi lẽ, một khi chủ nghĩa thực dân chuyên đi áp bức và bóc lột đã bị “hạ huyệt” thì những cuộc “cách mạng” đòi Tự Do và Dân Chủ cũng không còn đất để dụng võ. Nhưng quả là rất sai lầm với suy nghĩ trên đây.

Lại thêm một người mà CSVN sợ: Ông Vi Đức Hồi

Văn Chu

Ngày 26 tháng giêng vừa qua, trong một phiên toà gọn nhẹ, Tòa án tỉnh Lạng Sơn vừa tuyên án tám năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự. Bản án trên được xem là khá nặng so với phán quyết đối với các nhà bất đông chính kiến khác qua các phiên xử trước đây, đến nỗi, theo lời của luật sư Trần Lâm biện hộ cho ông nói với đài BBC, bên công tố cũng ngạc nhiên. Nhưng theo luật sư Lâm, sau khi nghe tuyên án, ông Hồi tỏ ra "rất bình thản, chịu đựng" và đã quyết định sẽ kháng án.
Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Từ năm 2006, ông Hồi bắt đầu viết nhiều bài báo phê phán Đảng CSVN, chống tham nhũng và bất công xã hội, cảnh báo hiểm họa mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Ban đầu ông dùng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007. Ông cũng là thành viên của Khối 8406 và đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ khỏi đảng vì không chịu lên án chồng.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".

Mật gấu

Đinh Tấn Lực

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Trong mục tiêu trên, xin giới thiệu đến quý vị bài viết nhan đề "Mật gấu" của blogger Đinh Tấn Lực
— -
Mọi thứ hiện ra đẹp như trong mộng. Nắng chan hòa. Gió hiu hiu. Sông nước hữu tình. Mai đào hớn hở. Băng rôn khẩu hiệu đung đưa. Loa phóng thanh rộn rã. Đảng thay “thằng” Trời, mang mùa Xuân tới…
Không vui sao được? 80 năm đời dân có đảng, có cả ánh sáng ngọn hải đăng tư tưởng chiếu rọi sáng ngời từ Mát-xcơ-va. 35 mùa Xuân thống nhất, với Huế-Sài Gòn-Hà Nội thẳng băng một mạch đường ray đơn, đậm đà nét quý phái cổ điển. Đã vậy, đảng còn cất công mang tới biết bao nhiêu đổi mới diệu kỳ. Sửa sai cải cách ruộng đất. Ngăn chận nạn diệt chủng trên nước bạn Kampuchia. Dẹp bỏ hệ thống tem phiếu. Cho vào bảo tàng mớ công điểm hợp tác xã. Niêm phong chính sách ngăn sông cấm chợ. Khóa sổ chiến dịch bán bãi vượt biên. Chính thức công nhận và vinh danh khoán 10. Cởi trói văn nghệ sĩ suốt 2 năm trường. Giải tỏa cấm vận. Sửa sai chính sách mạt sát Việt kiều. Tạm ngưng hệ thống lao cải vô thời hạn dành riêng cho sĩ quan chế độ cũ. Sửa sai hiến pháp. Nối lại quan hệ hữu nghị với TQ. Điều chỉnh vị trí cột mốc biên giới và tiếp thu 16 chữ vàng. Thực hiện và phát huy triệt để chiến lược Giải phóng Mặt bằng toàn quốc. Quy hoạch hàng trăm sân gôn, hàng ngàn rì-sọt. Khai trương thị trường chứng khoán đậm đà bản sắc VN. In tiền polymer. Xây mới xa lộ Đông-Tây. Nối VN vào mạng thương mại quốc tế WTO. Tổ chức mỹ mãn Hội nghị ACEM. Liên tục đẩy mạnh tiến độ các dự án của ODA. Cấp bằng cho hàng vạn tiến sĩ. Siêu sao và người mẫu chân dài chen nhau như ba khía mùa mưa ở Đầm Dơi/Cái Nước/Năm Căn. Kết nạp thêm hàng chục vạn đảng viên. Cấp thẻ nhà báo cho hàng vạn ký giả. Hoàn thiện sự vận hành của Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc. Tổ chức thành công nhiều đại hội Hội nhà văn và (không đếm xuể) các cuộc thi hoa hậu, kể cả Hoa hậu Hoàn vũ. Mở cổng thông tin điện tử của chính phủ. Kêu gọi cứu trợ bão lụt hàng năm. Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế Vinashin. Thành lập bộ phận an ninh mạng, với thành quả bước đầu đánh sập 300 trang và thu hoạch hàng ngàn mật khẩu email khác. Chia phiên thức ngủ canh gác nền hòa bình thế giới. Thống nhất 700 cơ quan ngôn luận dưới trướng duy nhất 1 tổng biên tập. Nâng cao chỉ số IQ cả nước (đủ để khởi công xây đường sắt cao tốc cho bà mẹ đi làm trẻ con đi học). Làm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ. Vận động hạm đội Ngư Chính cứu bão ngư dân Quảng Ngãi trôi dạt gần Hoàng Sa. Tưng bừng lễ hội ngàn năm thủ đô (rộng nhất thế giới) với bộ phim Đường Tới Thành Thăng Long tráng lệ không kém gì phim bộ của Hoàng Điếm, Triết Giang. Cho thuê rừng đầu nguồn. Tham quan hồ bùn đỏ Hung-ga-ry. Đẩy mạnh tiến độ khai thác bôxít Tây Nguyên. Thao dượt chống khủng bố. Triển khai có hiệu quả tinh thần thượng tôn luật pháp, đặc biệt đầy tính sáng tạo áp dụng ở các điều 79 và 88 giúp cho đất nước ổn định. Lắp tim cho tượng ngựa của Thánh Gióng…

Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền, Bao Dung và Dân Chủ

Các nhà bất đồng chính kiến, Cựu tù nhân chính trị tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva Kêu Gọi Sự Giúp Đỡ của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Các nhà đối kháng đề xuất thảo nghị quyết về Ai Cập, Trung Quốc, Iran, Zimbabwe và các điểm nóng khác. Hội Nghị Thượng Đỉnh được tổ chức bởi một liên hiệp 20 NGOs toàn cầu

Nguồn: Geneva Summit for Human Rights, Tolerance and Democracy (http://www.genevasummit.org)
Ngày: Ngày 11 Tháng 2, 2011
Các nhà bất đồng chính kiến, Cựu tù nhân chính trị tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva Kêu Gọi Sự Giúp Đỡ của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Các nhà đối kháng đề xuất thảo nghị quyết về Ai Cập, Trung Quốc, Iran, Zimbabwe và các điểm nóng khác. Hội Nghị Thượng Đỉnh được tổ chức bởi một liên hiệp 20 NGOs toàn cầu

Nguồn: Geneva Summit for Human Rights, Tolerance and Democracy (http://www.genevasummit.org)
Ngày: Ngày 11 Tháng 2, 2011


Geneva - Vào ngày 15 Tháng 3 năm 2011, nhằm đề cao buổi họp thường niên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, các nhà đấu tranh cho nhân quyền và các chuyên gia sẽ cùng họp mặt tại Geneva, Thụy Sĩ, để kêu gọi hành động chống lại những kẻ vi phạm nhân quyền, hỗ trợ cho các nhà đối kháng trên khắp thế giới, và đệ trình một nghị quyết lên Ủy Ban liên quan đến tình trạng khẩn cấp tại một số quốc gia và những mối quan tâm của thế giới.

2011/02/15

Tuổi Trẻ Ai Cập - Tuổi Trẻ Việt Nam

Chúng tôi vừa nhận được thông báo của nhóm Talamotweare1 (Ta Là Một) về đoạn phim sau đây và kính giới thiệu đến quí độc giả.
Xin chân thành cám ơn các anh chị Talamotweare1.
BBT-WebVT
Phim: Tuổi Trẻ Ai Cập - Tuổi Trẻ Việt Nam tại
http://www.youtube.com/watch?v=TJKwGU4q0Lo

Bắc Hàn chúc Mubarak trường thọ

Ngô Văn

Có lẽ người dân Ai Cập không ăn tết âm lịch như một vài nước Á Đông (trong đó có Bắc Hàn), bởi vậy trong mấy ngày tết âm lịch những cuộc biểu tình như thác lũ của dân chúng Ai Cập đòi tổng thống Mubarak phải từ bỏ quyền lực vẫn tiếp diễn thủ đô Cairo và nhiều thành phố khác của Ai Cập, với cường độ ngày càng mạnh mẽ hơn, để cuối cùng thì ông Mubarak đã phải đi trốn ở một nơi nào đó. Thế nhưng, nhân dịp tết âm lịch lãnh tụ Kim Chính Nhật của Bắc Hàn vẫn trịnh trọng gửi lời chúc đến “Ngài” Mubarak “được trường thọ để tiếp tục cai trị đất nước” [Ai Cập]. Lời chúc tết đó đương nhiên là được báo đài Bắc Hàn rầm rộ đăng tải. Sự kiện này khiến người ta phải tự hỏi: lãnh đạo chế độ mà còn như thế, thì người dân sống ở cái nước kín như bưng này theo dõi các diễn biến mới đây ở Bắc Phi và Trung Đông như thế nào?
Ai cũng biết chính sách bưng bít thông tin dưới các chế độ cộng sản, đặc biệt là ở Bắc Triều Tiên rất khắt khe, thế nhưng trong những năm gần đây, nhờ vào các phương tiện thông tin hiện đại như internet, điện thoại di động, người dân Bắc Hàn đã dần dần biết được những thông tin bên ngoài và nhận ra sự lố bịch của chính sách tuyên truyền rằng, Bắc Triều Tiên là một thiên đường hạ giới nhờ vào sự lãnh đạo anh minh của hai cha con ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật.

Con trai các nhà độc tài khiến cha mất chức

Con tệ hơn cha, là nhà có...?
Stephen Kinzer/Daily Beast
V.Giang chuyển ngữ
NEW YORK - Con trai của nhà độc tài Qaddafi ở Libya bị cho là có liên hệ đến buôn lậu võ khí. Hai người con trai của Saddam là những kẻ hiếp dâm và tra tấn người. Con của các tay bạo chúa, độc tài, thường giúp thúc đẩy sự sụp đổ của cha mình. Nếu không tin, ta cứ hỏi ông Mubarak khắc rõ.
JPEG - 42 kb
Uday Hussein, con trai Sadam Hussein, d(Hình: Ahmad Al-Rubaye/AFP/Getty Images)
Tổng Thống Hosni Mubarak ở Ai Cập phải rời khỏi quyền lực của mình trong sự nhục nhã, một phần vì ông không chịu học một bài học của lịch sử: Các nhà độc tài chẳng nên có con trai.
Phần lớn trong số những người này lại có con trai. Và điều này thường góp phần đẩy họ ra khỏi quyền lực hay làm sụp đổ đất nước.

Các trang mạng của Đảng Vì Dân bị tin tặc tấn công

Đảng Vì Dân

THÔNG BÁO SỐ 36 CỦA ĐẢNG VÌ DÂN
Ngày 14/02/2011

v/v: Toàn bộ web sites cơ hữu của Đảng Vì Dân bị tin tặc "H4ck3d by Qin Shi Huang Gr0up." tấn công
VPLL/ĐVDVN - Văn phòng Liên lạc Đảng Vì Dân Việt Nam trân trọng thông báo đến toàn thể quý tổ chức, đoàn thể, cơ quan truyền thông báo chí và đồng bào Việt Nam được rõ là tin tặc "H4ck3d by Qin Shi Huang Gr0up." đã tấn công và làm tê liệt toàn bộ mạng cơ hữu của Đảng Vì Dân, bao gồm:
www.dangvidanvietnam.net: Là mạng Việt Ngữ chính thức của Đảng Vì Dân.
www.vnpp.net: Là mạng Anh Ngữ chính thức của Đảng Vì Dân.
www.radiohoamai.us: Là mạng của Radio Hoa-Mai, cơ quan ngôn luận của Đảng Vì Dân.
www.vktnct.net: Là mạng phổ biến tài liệu, thông tin liên quan đến các vụ án chính trị đối kháng với đảng CSVN.
www.congbang.net: Là mạng cá nhân của ông Nguyễn Công Bằng, Tổng Thư Ký Đảng Vì Dân.
Đây là lần phá hoại thứ 3 nhắm vào các mạng cơ hữu của Đảng Vì Dân. Hai lần trước, sự phá hoại là hình thức tấn công bằng kỹ thuật DoS Attack (Denial-of-service attack).
Vào tháng 04/2010, tin tặc đồng thời cũng đã đánh cắp chủ quyền 16 tên miền của Đảng Vì Dân, bao gồm một số tên miền chính yếu được sử dụng nhiều như: hoamai.org, hoamai.net, dangvidan.org, dangvidan.net, dvdvn.org, dvdvn.net.
Đảng Vì Dân Việt Nam lên án hành động "khủng bố kỹ thuật" của các thành phần tin tặc nhắm vào các mạng toàn cầu của Đảng Vì Dân, cũng như của các đoàn thể đấu tranh và cơ quan truyền thông báo chí tự do trong thời gian qua.
Chúng tôi kính thông báo đến toàn thể quý tổ chức, đoàn thể, cơ quan truyền thông báo chí cùng đồng bào Việt Nam được tường và kính nhờ phổ biến rộng rãi để mọi người có dịp hiểu rõ hơn về hành động phá hoại này.
Trân trọng kính thông báo.
TM. VPLL Đảng Vì Dân
Lê Nguyên Bình
JPEG - 42.9 kb

2011/02/12

Phụ Nữ Ai Cập tại quảng trường Tahrir

Người phụ nữ Ai Cập, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, ngành nghề, đã sát cánh cùng nam giới suốt 18 ngày căng thẳng tại quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo, đòi lại quyền con người cho chính họ, gia đình họ, và cả dân tộc.
BBT WebVT
JPEG - 60.3 kb

2011/02/11

Đấu Tranh Bất Bạo Động: Trường Hợp Ai Cập

Lý Thái Hùng

Nhiều người bắt đầu sốt ruột về những diễn biến chính trị đang xảy ra tại Ai Cập khi chưa thấy ông Mubarak ra đi như ông Ben Ali bên Tunisia; trong khi đó, tân Phó Tống Thống Omar Suleiman, vừa mới được ông Mubarak bổ nhiệm lại xúc tiến những cuộc đàm phán với các nhóm chống đối để thương lượng về các biện pháp ổn định tình hình. Một số dư luận đã quan ngại rằng cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập có thể sẽ bị bán đứng hoặc dẫn đến một kết quả chính trị tồi tệ là phe nhóm của ông Mubarak tiếp tục cầm quyền mặc dù ông ta sẽ phải ra đi sau những “thương lượng” chính trị hiện nay.
Những sốt ruột và quan ngại về các diễn biến chính trị tiêu cực nói trên không phải là không có nguyên do, nhưng nếu hiểu rõ những đặc tính của đấu tranh bất bạo động, thì sự quan ngại này sẽ không có. Các diễn biến trong mấy ngày qua tại Ai Cập, chỉ là những thế trận được phe chống đối và phe chính quyền Mubarak tung ra hầu giành thế thượng phong trước công luận. Sự kiện phe chính quyền phải thuê một số người xuống đường ủng hộ Mubarak và tấn công bằng bạo lực đối với quần chúng tay không tại Quảng Trường Tahrir (Quảng Trường Giải Phóng) vào sáng ngày 3 tháng 2 cho thấy sự tuyệt vọng của phe chính quyền trước sự án binh bất động của quân đội và làn sóng biểu tình ngày một dâng cao. Hoặc việc tân Phó Tổng Thống Omar Suleiman mở các cuộc đối thoại với những nhóm chống đối chỉ là kế sách câu giờ.
Nhìn vào những diễn biến chính trị trong hơn 2 tuần lễ vừa qua, đặc biệt là từ những cuộc tụ tập kéo dài liên tục với sự tham gia của hàng trăm ngàn người tại Quảng Trường Tahrir, cho thấy là nhóm chống đối đã nắm rất vững 5 đặc tính của đấu tranh bất bạo động để điều hướng quần chúng. Đó là Số Đông, Công Khai, Quyết Liệt, Thương Lượng, Kỷ Luật.

Video HS.TS.VN - Hoàng Sa & Trường Sa CỦA Việt Nam (2011)

Nguyễn Văn Tân

Kính thưa quí vị,
Đánh dấu 3 năm tuổi trẻ Việt Nam tuyên xưng chủ quyền đất nước bằng những cuộc biểu tình kéo dài từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 để đòi hỏi Trung Quốc phải trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại cho Việt Nam. Đánh dấu 1 năm kể từ lúc những hàng chữ HS.TS.VN được lén lút vẽ ở một số nơi, sau đó trở thành một phong trào, với sự nhập cuộc của nhiều tầng lớp quần chúng Việt Nam. Nhóm Thanh Niên Hành Động Vì Đất Nước đã phối hợp với nhóm TALAMOT thực hiện một đoạn video ghi lại những việc làm của tuổi trẻ Việt Nam trong thời gian qua. Anh em đã vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự đơn độc, vượt qua sự bưng bít thông tin, vượt qua mọi rào cản trước mặt, để biểu lộ lòng yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam.
Chúng tôi kính mong quí vị giúp phổ biến rộng rãi đoạn video "HS.TS.VN - Hoàng Sa & Trường Sa CỦA Việt Nam (2011)", có thể xem qua hai đường nối dưới đây:

Xin chân thành cám ơn quí vị.
Thay mặt nhóm thanh niên hành động vì đất nước

Đến phiên Trung Quốc đấu đá tiền Đại Hội

Ngô Văn

Những cuộc xuống đường biểu tình của người dân Tunisia, Yemen, Algeria và Ai Cập đòi hỏi chấm dứt độc tài, thiết lập dân chủ đang được cả thế giới chú ý, với ước mong nhân dân các nước này sớm được hưởng các quyền đã quá bình thường của nhân loại. Nhưng đối với những người đang nắm độc quyền, độc đảng cai trị như tại Trung quốc, Việt Nam, thì tin tức từ Bắc Phi và Trung Đông thổi lên mối lo sinh tử của chế độ. Họ đang cố tìm mọi cách đắp bờ không cho làn sóng đòi tự do, dân chủ tràn vào đến. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội vốn dĩ đã kiểm soát gắt gao mạng Internet, nay càng siết chặt thêm để ngăn chận việc người dân sử dụng hệ thống Internet, các trang mạng Facebook, Twitter để kêu gọi nhau xuống đường biểu tình chống độc tài độc đảng như người dân các nuớc vừa kể trên. Báo đài ở Trung quốc, Việt Nam cũng có đưa tin về các cuộc xuống đường này, nhưng chỉ nhắm vào những cảnh xung đột để đưa đến kết luận biểu tình chỉ gây xáo trộn trật tự xã hội, làm trì trệ sự phát triển kinh tế. Tất cả các ý kiến ủng hộ của thế giới, hình ảnh quân đội đồng tình với người dân, và hình ảnh bạo hành của công an đều bị loại ra.

Đầu xuân: hoa thật, hoa giả

Lm. Nguyễn Ngọc Tỉnh

(Bài giảng đầu năm Tân Mão của Linh Mục Nguyễn Ngọc Tỉnh)
NHÌN THẤY CHÚA
HIỆN DIỆN VÀ HÀNH ĐỘNG
(Suy niệm Tin Mừng Mt 6,25-34)
2011

Lời Chúa với chúng ta
Chúng ta vừa mới nghe Đức Giê-su mời chúng ta đưa mắt nhìn: nhìn chim trời, nhìn bông hoa đẹp. Cần thiết chúng ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn chúng ta nhìn như thế nào.
Trong Tin Mừng, Đức Giê-su dạy ta khi đưa mắt nhìn con người hay sự việc,
Đừng dừng lại nơi dáng vẻ bên ngoài
Nấm mồ tô vôi, bên ngoài sơn trắng sạch sẽ, mà bên trong thì dòi bọ rúc rỉa (Mt 23,27).
Con người gạn lọc con muỗi có thể nuốt chửng cả con lạc đà (Mt 23,24).
Anh bạn có cặp mắt thật tinh, muốn giúp mình lấy cọng rác, nhưng lại không thấy cái xà chình ình ngay giữa con ngươi (Mt 7,3).
Ngược lại:
Bà goá nghèo bỏ hai đồng xu có thể là người đã góp phần nhiều nhất khi dâng cúng (Mt 12,43).
Ông thu thuế sống bằng một nghề không mấy lương thiện có thể là con cháu đích thực của tổ phụ Áp-ra-ham (Lc 19,9).
Cô gái điếm mà xóm diềng ai trông thấy cũng dè bỉu, có thể là người đã bày tỏ lòng yêu mến đối với Đức Giê-su hơn cả ông Dòng Ba đạo đức hôm nay mở tiệc khoản đãi khách quý (Lc 7,36-50).

Một chuyện Tết đặc biệt tại Đà Lạt

Phạm Hồng Sơn

Vừa trở về Hà nội cùng với gia đình sau mấy ngày ăn Tết tại Đà Lạt cùng với mẹ tôi và các anh chị, tôi vội đi thăm một số bà con và người thân quen. Trong một cuộc thăm gặp, một cụ già tuổi cao và thâm trầm nói rằng “Đi Đà Lạt có chuyện gì đặc biệt không kể lại cho ta nghe”. Tôi ngập ngừng nói rằng: ”Thưa cụ, có chuyện đúng là đặc biệt nhưng không được vui, nếu kể ngay bây giờ thì con sợ rằng sẽ làm “sái” cả một năm.”, “Cứ kể, không sợ. Có gì cứ nhìn thẳng, việc đã đến thì né cũng không tránh được. Dữ có khi lại là lành.” Nghe lời cụ tôi mới tự tin kể cho cụ nghe và dưới đây là tóm tắt những gì tôi đã kể cho cụ:
Gia đình tôi vào Đà Lạt trước Tết khoảng vài ngày, chúng tôi ở nhà của anh trai tôi, ngôi nhà nằm ở trên gần một đỉnh đồi còn khá thưa thớt dân tại phường 8 Đà Lạt. Khí hậu, phong cảnh và môi trường Đà Lạt vẫn còn là nơi hết sức lý tưởng và tuyệt vời so với Hà nội, thủ đô mến yêu của tôi và (chắc là) của tất cả mọi người Việt nam khác. Sáng mồng Một Tết (tức ngày 3/2/2011) khoảng 09h, cả nhà “xuất hành” bằng việc đi lễ chùa ở ngay ngôi chùa Vạn Hạnh gần nhà.

2011/02/08

Sách Biên Giới mới tinh mà đã cũ

Nguyễn Thanh Văn

Sau gần 12 năm Hiệp ước biên giới Việt – Trung được ký kết giửa 2 nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung quốc, vào chiều 25/1/2011, tại Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN đã cho các ban ngành như Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Hội Khoa học lịch sử, v.v. họp báo trình làng cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Sách Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dày 424 trang, có năm chương, nội dung viết về quá trình đàm phán dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Biên giới đất liền năm 1999 và công việc phân giới cắm mốc trên thực địa, kết thúc cuối năm 2009. Cuốn sách cũng chứa đựng 100 trang phụ lục, bao gồm các sơ đồ, hình ảnh và văn bản liên quan tới đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dưới sự chỉ đạo biên soạn của GS Phan Huy Lê và Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Lê Nghiêm, cuốn sách được các chuyên gia của Viện Sử học, Ủy ban Biên giới quốc gia và Đại Học Quốc gia Hà Nội gồm GS Vũ Dương Ninh (chủ biên), PGS. TS Nguyễn Minh Tường, PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, ThS Nguyễn Trường Giang, ThS Nguyễn Thị Hường và ThS Đỗ Văn Mai thực hiện.

Gia đình Nguyễn Tấn Dũng ăn tết lớn

Nguyễn Quốc Thiên

Năm nay, chắc hẳn gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng ăn tết lớn hơn mọi năm. Thực vậy, cứ xét vài biến cố liên quan đến ông trong khoảng khoảng thời gian trước tết thì sẽ thấy sự tin tưởng vừa kể là hoàn toàn có cơ sở. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã không những thoát nạn trong gang tấc vì vụ Vinashin, mà ông còn oanh liệt tiếp tục ngồi ở chiếc ghế thủ tướng tưởng chừng đã bị các đồng chí của ông đốn gãy trước đó. Ngoài ra, ông còn đưa được cậu quý tử Nguyễn Thanh Nghị vào Trung ương Đảng, cơ quan quyền lực chỉ thua bộ chính trị, dù rằng Nguyễn Thanh Nghị không phải là đại biểu dự đại hội Đảng... Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng ăn tết lớn nhỏ lẽ ra chỉ là việc riêng tư của ông, thế nhưng vì ông ta là thủ tướng, và khi kiểm nghiệm lại những lời nói và việc làm của ông trong cương vị thủ tướng, người ta thấy nhiều điều đáng lo hơn là đáng mừng.
Trước hết hãy nói qua về đại hội đảng CSVN kỳ thứ 11 vừa mới kết thúc hơn 2 tuần trước, qua đó người ta biết rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, dù rằng ngay trong nội bộ đảng, ông ta cũng chỉ được 200 phiếu trong tổng số gần 1400 đại biểu đảng, tức là chỉ khoảng hơn 14 phần trăm số phiếu. Điều này cho thấy sự tín nhiệm của các đại biểu đảng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng rất thấp. Nếu trong nội bộ đảng mà sự tín nhiệm đã thấp như thế thì ngoài quần chúng sự tín nhiệm này hẳn còn thấp hơn nhiều, nếu không nói là chẳng còn ai có thể tin được một người như ông trong chức vụ lãnh đạo, đặc biệt là sau những tuyên bố hùng hổ của ông, rồi sự thực lại cho thấy điều trái ngược. Chẳng hiểu là ông mau quên, hay là ông vẫn nhớ nhưng cố tình làm ngơ?

Lời Chúc Xuân của các hiền thê, bằng hữu các nhà dân chủ đang bị giam cầm

Kính mời quý độc giả theo dõi Lời Chúc Xuân Tân Mão của các hiền thê, bằng hữu các nhà dân chủ đang bị giam cầm.
BBT WebVT
Nguồn: http://radiochantroimoi.com/spip.php?article8328

2011/02/07

Việt Nam: Đem Facebook Lại Ngay

Hoàng Tứ Duy

Ngày 3 tháng 2, 2011
Hoàng Tứ Duy viết cho Global Voices
CTM chuyển ngữ
Chính quyền của tổng thống Mubarak trong tuần này đã cắt mạng internet trên toàn nước Ai Cập trong một cố gắng tuyệt vọng để chấm dứt sự chống đối của dân chúng bùng sôi khắp nơi. Trong khi vai trò xúc tác của các trang mạng xã hội trong phản kháng dân sự vẫn còn đang được thảo luận rộng rãi thì hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Facebook, Twitter và YouTube đã giúp sức cho các nhà đấu tranh tại Ai Cập, Tunisia và những nơi khác.
Tại Việt Nam, liệu nhà cầm quyền đã vô tình thúc đẩy sự chống đối của người dân khi ra lệnh cho các công ty cung cấp dịch vụ internet ngăn chặn trang mạng Facebook? Trong khi các phong trào phản kháng tại Việt Nam đang lớn dần, sự tham gia thường giới hạn ở con số vài ngàn người ngồi tọa kháng hoặc ủng hộ kiến nghị chống khai thác bô-xít.
Từ sau việc hạn chế Facebook lần nữa vào tháng 12 năm 2010, một số cư dân mạng đông chưa từng có tại Việt Nam đã kết hợp lại với nhau.
Một nhóm trên Facebook có tên là "Một triệu chữ ký để phản đối nhà mạng Việt Nam chặn Facebook" đã thu hút được gần 50.000 thành viên. Nhóm này tuyên bố:
"Mọi người đều có quyền lựa chọn trang mạng xã hội mình muốn sử dụng. Hãy cùng ủng hộ cộng đồng người sử dụng Facebook Việt Nam."

DI CHÚC Số 1 của Linh mục Nguyễn Văn Lý

Lm. Nguyễn Văn Lý

DI CHÚC Số 1
của Linh mục tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý

Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, ngày 02-02-2011
Ngày 15-3-2011 Nhà cầm quyền (NCQ) Cộng sản Việt Nam (CSVN) sẽ đưa tôi vào lại trại giam, tiếp tục áp bức tôi chịu bản án ngày 30-3-2007 tù giam 8 năm và 5 năm quản chế mà tôi luôn phủ nhận, vì nó hoàn toàn bất công và trái Công pháp Quốc tế. Để quyết liệt phản đối, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn liên tục nhiều đợt nối tiếp nhau và khước từ mọi điều trị của bạo quyền CS (bệnh tai biến mạch máu não 3 lần gây liệt tay-chân phải từ tháng 5-2009, hiện đã khỏi khoảng 60% và thi thoảng bị xuất huyết chi dưới đến nay đã 6 lần). Vì không biết chắc những gì sẽ xảy ra, tôi xin gửi lại vài điều cần thiết cho Giáo hội, thân nhân và toàn thể Đồng bào Việt Nam (VN) thân yêu trong và ngoài Nước, thay cho các Di chúc tôi đã viết hàng năm mỗi khi có điều kiện (Giáo luật), như là nỗ lực cuối cùng để hoàn thành trách nhiệm với Đồng bào, Dân tộc, Tổ quốc, Giáo hội và Thiên Chúa theo lương tâm thôi thúc đòi buộc.
I. Vài chuyện riêng.
1. Tạ ơn và tạ tội : Con tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho con muôn hồng ân trong gần 65 năm làm người và gần 64 năm được sinh ra làm con dân Nước Việt, được làm con Chúa và Hội Thánh Công giáo, được ăn học làm Linh mục gần 37 năm, được chia sẻ kiếp tù đày của hàng triệu người Việt 5 lần gần 17 năm (còn thêm 5 năm nữa) và bị quản chế 8 lần 15 năm (còn thêm 5 năm và vô thời hạn). Xin Chúa và mọi người tha thứ tất cả lỗi lầm của con do chưa sống xứng đáng đời một Tín hữu Công giáo, và chưa biết đấu tranh hiệu quả giúp Dân tộc VN thoát khỏi chế độ CS gian manh bạo tàn.

2011/02/03

Thư Đầu Năm Tân Mão 2011

Đỗ Hoàng Điềm

Thư Đầu Năm Tân Mão 2011
Kính Gửi Đồng Bào Việt Nam
Kính thưa đồng bào,
Trước thềm Xuân Tân Mão 2011, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính gửi đến quý vị lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và nhiều thành công. Nhân đây, tôi cũng xin bầy tỏ lòng tri ân của chúng tôi đối với sự hỗ trợ quý báu của quý vị trong năm 2010 qua cuộc vận động tự do cho các đảng viên Việt Tân hãy còn đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ.
Đại Hội lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vừa kết thúc vào tháng cuối cùng của năm Canh Dần. Nhưng trước khung cảnh sang trọng của đại hội, dáng vẻ hớn hở của những đại biểu và nhất là việc linh đình nhận chức của bộ ba lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, nhân dân Việt Nam thực sự được hưởng những gì?
Trước hết vẫn là một guồng máy đầy tham nhũng tận gốc rễ. Nhân dân còn trông chờ được gì khi ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục làm Thủ Tướng dù đã vi phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng từ vụ tham nhũng bạc tỷ đô la Vinashin, đến nghi vấn nhận tiền của Trung Quốc để đánh đổi lấy việc cho khai thác bô-xít tại Tây Nguyên. Thế nhưng ông Dũng vẫn giữ chức Thủ tướng và con trai ông vẫn được bầu vào Trung Ương Đảng. Tình trạng cha truyền con nối của thời phong kiến ngày xưa vẫn được đảng CSVN duy trì đến ngày nay.
Chính vì tham nhũng mà đất nước đã nẩy sinh một tầng lớp tư bản đỏ, giầu sang quá mức với tài sản hàng trăm triệu đô la trong lúc toàn dân vẫn còn loay hoay ở mức thu nhập bình quân chưa tới một ngàn đô la mỗi năm. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang đứng gần chót trong vùng và phải mất 158 năm mới bắt kịp Singapore, hoặc 95 năm mới bằng được Thái Lan. Vì được dung túng, bao che nên đã nẩy sinh ra những tệ trạng từ trong đảng ra đến ngoài xã hội. Hiện tượng Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Giang, mua dâm của nữ sinh 17 tuổi chỉ là một thí dụ nhỏ của sự ung thối trong tầng lớp cán bộ cầm quyền. Và bộ máy công an thay vì bảo vệ người dân lại được ưu đãi và sử dụng để đàn áp và khủng bố những ai chống đối lại họ. Chính vì thế đã đưa đến hiện tượng công an mặc tình sinh sát trong xã hội, ngang nhiên đánh chết người như đã xẩy ra ở Bắc Giang và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Nhưng nghiêm trọng nhất là hiểm họa xâm lăng từ Trung Quốc ngày càng trở nên một mối đe dọa lớn cho tổ quốc. Bắt đầu từ 10 năm trước, qua hai hiệp ước phân định lại lãnh thổ và lãnh hải, dân tộc ta đã mất biết bao đất đai, biển khơi và hải đảo thân yêu vào tay Trung Quốc. Họ đã lấy của ta Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đang gây ra nhiều thiệt hại cho dân tộc ta. Từ việc nhập hàng lậu tràn qua biên giới, đến việc khai thác quặng bô-xít tại Tây Nguyên, gây tàn phá môi sinh và thiệt hại đời sống của người dân. Tệ hơn nữa, tàu bè Trung Quốc thường xuyên xâm phạm hải phận nước ta, cướp bóc, đánh đập, thậm chí còn bắt ngư dân ta để đòi tiền chuộc. Trong khi đó, nhà nước lúc nào cũng rêu rao tình hữu nghị và quan hệ chiến lược với Trung Quốc. Chính những người lãnh đạo Đảng CSVN đang phản bội lại dân tộc để phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc và củng cố địa vị của họ.
Kính thưa đồng bào,
Sở dĩ dân tộc ta đang phải gánh chịu những tệ nạn xấu xa, ngày càng tụt hậu so với nhiều quốc gia trong vùng, và phải đối diện với hiểm họa Bắc thuộc chính bởi vì tình trạng độc tài, độc đảng hiện nay. Lịch sử loài người đã chứng minh độc tài là đi đôi với tham nhũng, lạm quyền, bất công và bạo lực. Tất cả những tệ nạn này đều đang xẩy ra hàng ngày trước mắt chúng ta.
Khát vọng của dân tộc Việt Nam rất đơn giản: làm sao được sống trong một xã hội bình đẳng, có công lý, lành mạnh, có tự do và dân chủ. Đảng Việt Tân được hình thành khởi đi cũng từ khát vọng đó. Đảng Việt Tân tập trung mọi nỗ lực vào hai mục tiêu cốt lõi:
    Xây dựng một nền dân chủ đích thực, nơi đó người dân có toàn quyền tự do chính trị, toàn quyền chọn lựa và thay thế những người lãnh đạo đất nước, và
    Canh tân đất nước để tạo dựng một xã hội bình đẳng, một môi trường sống lành mạnh và đạo đức, mọi người được tôn trọng và không lo sợ bị chèn ép, ức hiếp.
Để thực hiện hai mục tiêu nói trên, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là sát cánh bên nhau để cùng tranh đấu cho những ước mơ và khát vọng chung của dân tộc. Chúng ta có thể bắt tay thực hiện khát vọng này ngay hôm nay, bằng cách tích cực tham gia vào những hoạt động nhằm mục đích xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng và lành mạnh, một đất nước Việt Nam vững mạnh và dân chủ. Đảng Việt Tân đặc biệt kêu gọi những đảng viên Cộng Sản còn quan tâm đến tương lai đất nước, trước tình trạng băng hoại xã hội vì sự cai trị độc tài u tối, hãy đứng về phía dân tộc để cùng nhau đem lại những thay đổi cần thiết trong ôn hòa. Có như thế chúng ta mới mong bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, chặn đứng nguy cơ xâm lấn từ phương Bắc.
Vào giữa tháng Giêng 2011, ở xứ Tunisia xa xôi, quá uất ức vì bất công xã hội, nhân dân Tunisia đã nổi lên chấm dứt chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali đã kéo dài một phần tư thế kỷ. Với khẩu hiệu "Vì tình yêu cho quê hương, hãy vượt qua sự sợ hãi của bạn", cuộc cách mạng bất bạo động đã đạt thắng lợi khi quân đội Tunisia không chịu đàn áp người dân và nhiều người công an đã cùng tham dự biểu tình. Và ngay giờ phút này, hàng trăm ngàn người dân của xứ Ai Cập, Yemen và Jordan cũng đang biểu tình ôn hòa để đòi hỏi công bằng xã hội và tự do dân chủ.
Làn sóng dân chủ đang quét ngang qua vùng Bắc Phi và Cận Đông, đem lại ánh sáng cho nhiều dân tộc đã bị đè nén quá lâu. Còn dân tộc ta thì sao? Chẳng lẽ một dân tộc oai hùng đã vượt qua ngoại xâm và chiến tranh để tồn tại, mà ngày nay lại không thể gỡ bỏ độc tài để xây dựng lại một xã hội công bằng hơn? Chúng ta hãy cùng nhau vượt qua mọi trở ngại, tranh đấu để có một ngày không xa nữa, toàn dân ta sẽ cùng nhau hãnh diện vì cả đất nước Việt Nam đã chuyển mình, cả dân tộc được sống trong tự do và hạnh phúc. Với quyết tâm đó, bước sang năm Tân Mão, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam có nhiều nghị lực để can đảm vượt qua mọi thách đố và giữ vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng cho tổ quốc.
Trân trọng kính chào quý vị.
Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Nhạc Xuân Tự Do và Nhạc Xuân Cộng Sản

Lê Quốc Trinh

Thân mến chào bác Tưởng Năng Tiến,
Nhân đọc bài viết của bác về những bản nhạc Xuân trong dịp đón mừng năm mới trên DanChimViet, tôi xin phép được trao đổi với bác vài hàng và chia xẻ với bạn đọc khắp nơi như một lời mừng Xuân. Trước hết tôi xin thân chúc bác Tưởng Năng Tiến, các bạn độc giả xa gần và Ban Biên Tập DanChimViet, Ban Biên Tập web Việt Tân, một năm mới đầy an khang, thịnh vượng, sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc tràn trề.
Bác Tiến à, giống như bác, nói về nhạc Xuân là tôi bồi hồi cảm xúc nhớ về những kỷ niệm êm đềm xa xưa trong ký ức. Tôi là du học sinh đi từ miền Nam thời kỳ trước 1975, sống tha hương suốt 40 năm trời ở hải ngoại, chưa thể hồi hương vì điều kiện chính trị đất nước không cho phép, cho nên đành phải mượn những giòng nhạc miền Nam thời thơ ấu để xoa dịu nỗi nhớ nhà. Phải thú nhận rằng nếu không nhờ kỹ thuật tân tiến thời đại Internet và Multi Media thì tôi không có cơ hội tích lũy hơn 2700 bản nhạc yêu thích download từ nhiều Website hải ngoại, trong đó thể loại nhạc Xuân chiếm hơn 40 tác phẩm nổi tiếng từ thập niên 40 cho đến nay. Do đó khi nghe bác hồ hởi trích dẫn những bài ca quen thuộc tôi cũng xin phép chia sẻ với bác niềm vui đó.
Bác trích dẫn từ bài Xuân và Tuổi Trẻ (La Hối, Thế Lữ) cho đến Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương), Hoa Xuân (Phạm Duy), rồi Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông), nhưng có lẽ bác chưa được nghe nhiều bản nhạc Xuân khác cũng tươi vui, êm ái, nhẹ nhàng không kém, ví dụ như: Bến Xuân Xanh (Dương Thiệu Tước), Xuân Hoà Bình (Thương Anh), Xuân Vui Ca (Văn Phụng), Đồn Vắng Chiều Xuân (Trần Thiện Thanh), Gái Xuân (Tô Vũ), Xuân Trong Rừng Thẳm, Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích), Mộng Đêm Xuân (Tuấn Khanh), Ca Khúc Mừng Xuân (Văn Phụng), Xuân Miền Nam (V. Phụng), Cánh Thiệp Đầu Xuân (Lê Dinh), Hạnh Phúc Đầu Xuân (Minh Kỳ), Đám Cưới Đầu Xuân (TT Thanh), Đêm Xuân (P. Duy), Gió Mùa Xuân Tới (Hoàng Trọng), Khúc Nhạc Ngày Xuân (Nhật Bằng), Khúc Hát Thanh Xuân (P. Duy), Lá Thư Mùa Xuân (PĐ Chương), Mừng Nắng Xuân Về (Huỳnh Anh), Đón Xuân Thanh Bình, Xuân Tha Hương, Xuân Ly Hương, Xuân Thì, Xuân Nghệ Sĩ Hành Khúc, Chiến Sĩ Của Mùa Xuân, Tôi Chưa Có Mùa Xuân, Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Kia, Câu Chuyện Đầu Năm hay Xuân Về (Thẩm Oánh) và còn nhiều nữa ...

Tết nào cho cả dân tộc?

Kim Châm - Radio CTM

Việt Nam những ngày giáp Tết, dạo đường phố những ngày này người ta dễ dàng bắt gặp cảnh giăng đèn kết hoa, cờ đỏ lộng trời, câu khẩu hiệu “Mừng đảng – mừng xuân – mừng đất nước quang vinh, đổi mới” được treo ở hàng loạt dãy phố.
Người ta hay nói, hay hát “Xuân đã về, xuân đã về...” như một quán tính phải có ở những ngày cuối năm âm lịch, nhưng thật sự, có mấy người ở nước ta, kể cả tác giả bài này, đã biết đến một mùa xuân thực sự?
Đại lễ ngàn năm Thăng Long qua đi với con số chi phí lên đến hàng chục tỷ, các công trình táp nham để chào mừng lễ hội đã bị hư hỏng ngay khi đại lễ chưa hoàn tất; những phô trương văn hoá lai căng, đậm nét thần phục bắc triều. Tất cả để lại trong lòng người dân nhiều phiền muộn lẫn uất ức. Dân chúng cũng tự hỏi bao nhiêu phần trăm chi phí cho các công trình rình rang đó đã chạy vào túi các quan chức nhà nưóc? Thật xót xa khi đem con số khổng lồ được chi ra từ tiền thuế của người dân đó so với những gì người dân miền Trung được cứu trợ trong những ngày oằn mình trong mưa lũ vừa qua. Mùa xuân ở đâu cho những gia đình nạn nhân bão lụt miền Trung, khi người người mất nhà cửa, mất của cải, và đối diện với cái đói, cái rét lạnh cắt da thịt trong những ngày cuối năm?

Vận Động Quần Chúng: Từ Đông Âu Sang Bắc Phi

Lý Thái Hùng

Cách nay hơn 25 năm, để chuẩn bị cho cuộc tổng đình công trên toàn quốc vào ngày 1 tháng 5 năm 1987, ông Lech Walesa và ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết đã phải chuẩn bị ráo riết trong vòng 3 tuần lễ. Đặc biệt họ đã phải huy động hàng tấn giấy để in truyền đơn một cách bí mật tại các nhà thờ vào lúc nửa đêm. Sau đó, ban lãnh đạo Công Đoàn đã huy động rất đông những người nữ công nhân, thanh niên sinh viên và các vị nữ tu tiếp tay trong việc tán phát tờ truyền đơn đi các thành phố lớn. Kết quả của 3 tuần lễ chuẩn bị này có 10 thành phố tham gia đình công và tại Thủ đô Warsaw, Công Đoàn Đoàn Kết đã quy tụ được gần 30 ngàn người tham gia biểu tình.
Với khí thế lớn đó, Công Đoàn Đoàn Kết tiếp tục cho in và tung ra hàng triệu tờ truyền đơn khác, lần này có thêm một số hình ảnh đình công ở các nơi nhưng bị lem luốc do mực bị nhòe vì tung ra quá sớm không chờ khô mực. Thế nhưng những tờ truyền đơn in dã chiến này đã thu hút sự tham gia nồng nhiệt của dân chúng Ba Lan sau đó. Năm ngày sau khi phát động cuộc đình công, ngày 5 tháng 5 năm 1987, hơn 70 ngàn người đã tụ tập biểu tình tại Thủ đô Warsaw, khiến cho nội bộ đảng Cộng sản Ba Lan lúng túng đối phó. Cuối cùng phe cải cách đã ép Thủ tướng Jaruzelski, thủ lãnh nhóm bảo thủ phải từ chức, thay thế bởi Thủ tướng Mesnel, chủ trương đối thoại với Công Đoàn Đoàn Kết để tìm cách giải quyết các khủng hoảng. Hai năm sau, đảng Cộng sản Ba Lan tan rã, Công Đoàn Đoàn Kết thắng thế trong cuộc bầu cử tự do vào năm 1989.

Cách mạng không cần lãnh tụ

Trần Giao Thủy

Trong cuộc lật đổ chế độ độc tài vừa xẩy ra ở Tunisia và gần hơn nữa, trong cuộc biểu tình đang có cả 10.000 người và ngày càng đông hơn tại quảng trường Tahrir (Giải Phóng) ở thủ đô Cairo của Egypt ai là thủ lãnh, ai chủ động và lãnh đạo?
Trong những nhóm này, sinh viên,những người hoạt động trên mạng internet, chuyên viên vận động quần chúng, chính khách đối lập, hay Tổ chức Hồi giáo chính thống, ai là thủ lãnh?
Cố tìm, cố gắn nhãn lãnh đạo cho một trong những nhóm vừa nêu đều không thành công. Tại sao thế? Cách mạng, nổi dậy nhưng tại sao có thể không có lãnh đạo được?
Thế mà sự kiện đó vẫn đang xảy ra. Ngày thứ ba, người dân Ai Cập hứa hẹn sẽ nói với chế độ độc tài hiện tại, “cút đi”, bằng sự có mặt của hàng triệu người đang đổ về quảng trường Giải Phóng.
Ngày xưa Pháp có Robespierre, Mỹ có George Washington, hôm nay lãnh đạo cách mạng đang xảy ra ở Egypt là toàn dân. Ai cũng có thể là người lãnh đạo và cũng không ai là người lãnh đạo. Một cuộc cách mạng theo tổ chức mặt phẳng (flat organisation).
Mở những trang báo, xem đài, đọc tin trên mạng trong suốt tuần qua phóng viên quốc tế đã cho thế giới thấy dân Ai Cập tổ chức vùng lên như thế nào. Phóng viên Nic Robertson của CNN đã giới thiệu với khán giả một cuộc họp bí mật để tổ chức giữ an ninh cho người biểu tình ở Tahrir diễn ra trong một cao ốc ở Alexandria, thành phố lớn thứ nhì ở Egypt.

2011/02/02

Đi thăm người tù khi Tết đến

Nhã Ca

Hội thánh Chuồng Bò đã cử đoàn thăm viếng 4 người, đi thăm 5 thành viên của hội thánh đang ở tù tại trại giam tỉnh Bến Tre. Đó là những tù nhân lương tâm: mục sư Dương Kim Khải, thầy truyền đạo Nguyễn Chí Thành và các tín hữu Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông. Các vị này bị bắt hồi giữa năm 2010 và tất cả bị buộc chung 1 tội: Tham gia tổ chức phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân(???).
Đoàn thăm viếng đã đến trại giam nằm trên xã Bình Phú thuộc ngoại thành Bến Tre, lúc 9h ngày 31/1/2011, tức 28 tết. Tham gia đoàn thăm viếng có mục sư Thân Văn Trường, chấp sự Phạm Đình Kỷ, cô truyền đạo Nguyễn Chí Thành và anh Dương Mạnh Hùng. Để bày tỏ tâm tình hiệp thông với linh mục Nguyễn văn Lý, lãnh đạo HT. Chuồng Bò đã mặc sơ- mi trắng, bày tỏ mong ước sớm giải thể chế độ cộng sản ở Việt Nam.
JPEG - 35 kb

Xuân đến, nhớ bạn trong tù

Bảo Như

Xin giới thiếu đến quý độc giả nhạc phẩm "Bài Ca Cho Anh Em", sáng tác bởi Bảo Như.
BBT WebVT
PDF - 34 kb 
Bài Ca cho Anh Em
Nguồn: http://radiochantroimoi.wordpress.com/2011/02/01/xuan-den-nho-ban-trong-tu/

2011/02/01

Tunisia, rồi... sao nữa?

Đỗ Đăng Liêu

Nhiều chuyên gia thời cuộc nhìn nhận rằng cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia hoàn toàn nằm ngoài khả năng tiên đoán của họ. Lý do khiến các chuyên gia phải bó tay vì ở Tunisia đã không có những chỉ dấu quen thuộc giúp họ dự đoán những gì sẽ xẩy ra — không có sự xuất hiện của một lực lượng đối lập đáng kể để điều hướng một phong trào quần chúng đông đảo lớn mạnh mà người ta thường cho là yếu tố cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài. Cuộc cách mạng cũng đã không đi qua những giai đoạn quen thuộc, từ từ cho thấy sự sụp đổ tất yếu của chế độ. Ngược lại, tất cả đã diễn ra rất nhanh chóng, đột ngột, với một sức mạnh khổng lồ, bất chợt cuốn đi cả một chế độ mà trước đó chỉ vài ngày tưởng như không gì có thể làm suy suyển.
Sau cơn bàng hoàng, người ta đang tự hỏi là cái gì sẽ xẩy ra tiếp theo.
Chỉ trong vài ngày, kể từ khi nhà độc tài Ben Ali của Tunisia bỏ chạy sang Saudi Arabia vào ngày 14/1/2011, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ độc tài 23 năm tại Tunisia, ảnh hưởng của cuộc cách mạng hoa nhài đã lan ngay tới một số nước xung quanh như Ai Cập, Libya, Algeria và ngay cả ở những nước ở cách xa hơn như Syria và Yemen và chắc chắn đang làm rúng động tất cả những chế độ độc tài còn sót lại trên thế giới.
Người ta tin là vào lúc này không có một nhà độc tài nào trên thế giới có thể ăn ngon ngủ yên.
Nhưng phải có tật thì mới giật mình. Điểm chung giữa các quốc gia Ả Rập là gì khiến các nước này nghĩ rằng cuộc cách mạng tại Tunisia có thể lập lại tại quốc gia của họ?
Đó chính là chính sách cai trị độc tài tại tất cả những quốc gia này cho dù hình thức và mức độ có khác nhau.
Trong 24 quốc gia Ả Rập trên thế giới thì khoảng một nửa nằm ở phía bắc châu Phi, và một nửa thuộc vùng Trung Đông. Và cũng một nửa theo chế độ quân chủ và một nửa, “trên nguyên tắc”, theo thể chế cộng hoà. Nhưng dù quân chủ hay cộng hòa thì thực chất của cấu trúc chính trị tại tất cả các quốc gia này đều là nhất nguyên — độc quyền, độc tài, với quyền lực tuyệt đối tập trung trong tay một người hay một thiểu số lãnh đạo. Các chế độ này nắm chắc trong tay các trụ cột cốt yếu là quân đội, công an, và truyền thông. Họ luôn đưa ra đủ loại lý cớ để không thực thi dân chủ, như vì trình độ dân trí còn quá thấp; vì kinh tế còn chưa đủ phát triển; vì ngoại bang, đặc biệt là Do Thái, còn đe dọa an ninh quốc gia; vì đặc thù của tôn giáo và văn hoá v.v... Tất cả những lý cớ gian trá và ngụy biện đó được lập lại thường xuyên qua hệ thống thông tin độc quyền. Và hệ quả hiển nhiên của mấy chục năm tuyên truyền ngu dân đi kèm với bạo lực trấn áp là đại khối dân chúng Ả Rập tại 24 nước này không còn biết đâu là quyền của mình, chỉ yên phận chịu đựng cuộc sống lạc hậu, bên cạnh thiểu số thống trị giàu có tột cùng nhờ độc quyền khai thác tài nguyên quốc gia.
PNG - 179.7 kb
Dân chúng Ai Cập biểu tình.
Tình trạng hôn mê đó đã kéo dài nhiều chục năm qua, trở thành thói quen tới độ người ta không nghĩ là một ngày sẽ có thể thay đổi. Nhưng giới trí thức Tunisia, một nước có tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao nhất trong thế giới Ả Rập, đã thành công trong việc đánh thức đồng bào của họ ra khỏi cơn mê đó, giúp đồng bào của họ nhận thức được đâu là quyền hạn của mình, và biết được những điều dối trá mà lâu nay họ bị bịt mắt che tai. Giới trí thức Tunisia cũng đủ khiêm tốn để biết họ không thể thay đổi thời cuộc một mình. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa đầu tàu trí thức và số đông quần chúng để vô hiệu hóa bàn tay bạo hành của công an là bài học đấu tranh bất bạo động tuyệt vời cho cả thế giới.
Bài học này đã được dân chúng Ai Cập đón lấy áp dụng đầu tiên.

Việt Tân trong năm 2010


Kính mời quý độc giả theo dõi đoạn video tóm tắt các hoạt động của Đảng Việt Tân trong năm 2010.

BBT WebVT

Việt Tân trong năm 2010 from Viet Tan Media on Vimeo.


Việt Tân trong năm 2010 from Viet Tan Media on Vimeo.