2012/12/29

Lê Quốc Quân những ngày trước khi bị bắt


Nguyễn Tường Thụy

Việc Lê Quốc Quân bị bắt không có ai lạ. Hình như Quân cũng cũng linh cảm được điều đó. Không phải vì LQQ mắc tội gì mà nghĩ tới chuyện sẽ bị bắt mà mọi người có chung ý nghĩ: Họ bắt LQQ vì thấy cần phải bắt.
Tuy vậy, tin Quân bị bắt vẫn làm tôi bàng hoàng.
Vợ chồng tôi quí Quân, coi Quân như em vì Quân nhiệt tình, chân thành, trong sáng, gương mặt rất dễ mến. Những lúc anh em gặp gỡ, chúng tôi chẳng bao giờ tò mò về công việc của nhau. Nghe nói Quân hoạt động đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi chỉ biết vậy chứ chẳng thấy Quân “vận động” bày đặt cho tôi cái gì bao giờ.
Chiều nay vào mạng, biết họ bắt LQQ vì “có hành vi phạm tội trốn thuế”. Kịch bản Điếu Cày đã lặp lại.
Buổi trưa, mấy anh em rủ tôi đến nhà chơi vì không khí noel vẫn còn. Tôi mệt không đi được nên mọi người lại kéo nhau đến thăm. Chúng tôi nhận được tin LQQ bị bắt do người nhà Quân thông báo vào lúc đó. Một người bạn nhận định, tin này họ sẽ đưa lên báo chí sớm để chủ động về thông tin, chiều tối nay sẽ là báo điện tử và ngày mai sẽ là báo giấy. Ngày mai chưa đến nhưng việc báo điện tử đăng tin ngay cũng chứng minh được một nửa nhận định của anh bạn tôi. Một nửa kia còn phải chờ tới ngày mai.

Đặc sứ Nhân Quyền Đức Quốc: Thất vọng về cách đối xử của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng quan điểm

RadioCTM

Kính mời quí độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Đài CTM với ông Markus Löning, Đặc sứ phụ trách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo của chính phủ Đức. Ông Löning nhận định về tình hình chính trị, xã hội và nhân quyền nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào giữa tháng 12 vừa qua.

Hà Nội: công an lại dựng cớ trốn thuế để bắt LS Lê Quốc Quân


DienDanCTM

(Bản tin ngày 27/12/2012)
Luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội đã vừa bị công an chận bắt vào lúc 8 giờ sáng nay trong lúc trên đường đưa con gái đến trường học. Ngay sau đó, công an đã thực hiện khám xét nhà và văn phòng của luật sư Quân, tịch thu nhiều vật dụng tài liệu và đưa ông đi nói là tạm giam để điều tra tội "trốn thuế".
Theo tin từ báo nhà nước chiều nay, trích dẫn lời công an Hà Nội cho biết luật sư Lê Quốc Quân "có hành vi phạm tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ Luật Hình sự", và họ "đã có đủ chứng cứ kết luận Công ty Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng, hiện bắt tạm giam ông để tiếp tục điều tra."

Anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần bị xử y án


VRNs

(28.12.2012) – Sài Gòn – Phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 bloggers Sài Gòn vừa kết thúc lúc 17:20 pm, ngày 28.12.2012. Anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và chị Tạ Phong Tần bị xử y án 12 và 10 năm như sơ thẩm. Riêng blogger Anhbasg Phan Thanh Hải được giảm án một năm, tức bản án còn lại 3 năm.
Đây tiếp tục là một phiên tòa có sẵn bản án bỏ túi.
Chiều hôm qua, 27.12.2012, khi trao đổi với luật sư của cô Tạ Phong Tần, chúng tôi được biết phiên tòa sơ thẩm đã vi phạm luật tố tụng nghiệm trọng, vì không cho luật sư và Viện kiểm sát (VKS) tranh tụng trước tòa. Đây luôn luôn là phần quan trọng giúp quan toà thấy rõ bản chất của vụ án. Do đó có thể nói phiên tòa sơ thẩm không có giá trị.
Trong phần bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư của blogger Điếu Cày đã tập trung vào các điểm chính như sau:
1. Yêu cầu tòa buộc VKS phải công bố 26 bài viết được xem là bằng chứng kết tội anh Điếu Cày.
2. Vì phiên tòa xử hôm nay (28.12) là công khai, nên yêu cầu tòa có lệnh cấm công an ngăn chặn những người đến tham dự phiên tòa đúng theo quy định của luật.
3. CLBNBTD không phải là tổ chức, nên không thể kết án anh Điếu Cày là người cầm đầu tổ chức.
4. Blog của CLBNBTD chủ yếu là đăng lại các bài báo của các hãng tin trong và ngoài nước về đấu tranh chống tham những và khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.
5. Việc tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc (năm 2007 – 2008) chiếm Hoàng Sa và cắm cờ Olimpic tại quần đảo này là một hoạt động yêu nước đáng khen ngợi.
6. Bản án sơ thẩm không chứng minh được “hậu quả nghiêm trọng” do blogger Điếu Cày gây ra.
7. Anh Điếu Cày không có động cơ chống nhà nước.
8. Những lời buộc tội của VKS trong cáo trạng mơ hồ, không có bằng chứng cụ thể.
9. Việc Điếu Cày sử dụng blog để thể hiện quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992, điều 69.
Phần biện hộ cho cô Tạ Phong Tần, hai luật sư chú ý hoàn toàn đến việc tố tụng sai, dẫn đến không thể chấp nhận bản án là kết quả của một quá trình tố tụng sai.
So với phiên sơ thẩm, thời gian của luật sư trình bày trước tòa có dài hơn, và có chút tranh luận, tuy nhiên kết quả phiên tòa cho thấy, đó chỉ là cách hợp thức hóa một phiên tòa xét xử sai trước đây về mặt nghi thức, chứ không thực chất xét xử vụ án.
Blogger Huỳnh Công Thuận bị bắt từ sáng đến giờ tại phường Tân Quý, quận Tân Phú đến nay vẫn chưa được tự do. Các bolggers khác An Đổ Nguyễn, Hành Nhân, đạo diễn Bách Việt, anh Đinh Nhật Uy và Nguyễn Trí Dũng vẫn chưa được tự do.
PV.VRNs
Nguồn: VRNs

Hội Thánh Tin Lành Mennonite Bình Tân đi thăm tù nhân Bến Tre


Ms. Nguyễn Mạnh Hùng

Một mùa Giáng sinh nữa lại đến, mùa Giáng sinh tràn đầy niềm tin và hy vọng về sự phục hưng của Thiên Chúa với Vương Quốc Đức Chúa Trời trên quê hương Việt Nam thân yêu. Nhân dịp mùa Giáng sinh 2012, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng Giáo Hội Mennonite Việt Nam và con dân Chúa trong và ngoài nước. Ngày 20/12/2012, Hội Thánh Mennonite Bình Tân (còn gọi là Hội Thánh Chuồng Bò) đã tổ chức một phái đoàn đi thăm các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại trại tù Z30A của Bộ công an tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Phái đoàn gồm có:
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Giáo Hạt Sài Gòn kiêm Quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò (HTCB). Mục sư Thân Văn Trường, Cố vấn Hội Thánh Chuồng Bò. Ban chấp sự, một số tín đồ Hội Thánh Chuồng Bò và thân nhân người tù.

2012/12/27

Cộng sản Việt Nam không thể cưỡng lại đà thoái trào


Lý Thái Hùng

Tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 68 ở Hà Nội vào ngày 17 tháng 12 năm 2012, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho lực lượng công an các cấp là “dứt khoát không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.” Phát biểu của ông Dũng đã không chỉ nói lên sự tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài độc đảng, mà còn cho thấy tư duy của giới lãnh đạo Hà Nội có ít nhiều nao núng trước sức ép của xu thế dân chủ hóa toàn cầu hiện nay. Đó là xu thế xuất hiện của những tập hợp quần chúng, đoàn thể chính trị nhằm cùng hợp tác với nhau giải quyết các nhu cầu của đời sống xã hội nằm ngoài sự cho phép hay kiểm soát của chính quyền.
Từ việc coi các đảng phái chính trị là phản động, có âm mưu lật đổ chế độ, CSVN đang chuyển sang thế ngăn chặn để không cho xuất hiện công khai những lực lượng chính trị đối lập; rõ ràng là CSVN biết rằng sớm muộn gì họ cũng phải đối diện với những thay đổi này vì các áp lực sau đây của xã hội.
1/ Nhu Cầu Phản Biện
Áp lực này bắt đầu nổ lớn trong năm 2012 với sự nhập cuộc mạnh mẽ của các trang mạng xã hội loan tải về những vụ án “cưỡng chiếm đất đai” của người dân một cách côn đồ và phi nhân từ chính quyền địa phương ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Đông Triều v...v… Áp lực này càng gia tăng sức ép lên thượng tầng lãnh đạo CSVN khi một số đảng viên và cán bộ địa phương bày tỏ công khai sự bất mãn việc Trung ương đảng đã không có bất cứ biện pháp kỷ luật nào đối với những cán bộ lãnh đạo bị suy thoái về đạo đức, lối sống mà Trung ương đảng đã tập trung bàn thảo trong 3 kỳ hội nghị trung ương lần thứ 4, thứ 5 và thứ 6 kéo dài từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012, dưới cái gọi là “phê và tự phê”.

Đài CTM phỏng vấn Giáo sư Linda Malone về trường hợp Ts. Nguyễn Quốc Quân

Gs. Linda Malone và bà Mai Hương, vợ Ts. Nguyễn Quốc Quân tháng 12/2012.

Trúc Linh - CTM

Sau đây là cuộc phỏng vấn Giáo sư Linda Malone, luật sư biện hộ tự nguyện cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân. Kính mời quí độc giả theo dõi.
BBT-WebVT

2012/12/23

Cuộc tra tấn hai giờ liền của Trần Đăng Thanh


Trần Giang

Nghe hay đọc toàn bộ buổi nói chuyện của Trần Đăng Thanh (https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-giang-ve-bien-dong-cho-lanh-dao-cac-truong-dai-hoc/) có lẽ câu nói ấn tượng nhất của vị Đại Tá Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nhà Giáo Ưu Tú Học Viện Chính Trị Bộ Quốc Phòng với cử tọa cấp đại học hôm ấy là:“Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”.
Người viết bài này vô cùng cảm thông với cử tọa. Đứng lên phản biện tại chỗ thì bị trả thù. Ngồi yên nghe một anh tự mãn, kiến thức lượm lặt, bất cần lôgíc, cứ mỗi vài phút lại tung ra một câu càn rở suốt 2 tiếng đồng hồ thì bố ai chịu nổi, xác suất lên máu, đứt mạch cứ lừng lững dâng lên. Còn lối thoát nào khác ngoài đọc báo!?

Ân Xá Quốc Tế lên tiếng cho 3 blogger


Amnesty International

ÂN XÁ QUỐC TẾ THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 21 tháng 12, 2012

Việt Nam: Hãy thả blogger, ngưng bóp nghẹt tiếng nói đối kháng
Ba blogger Việt Nam bị án tù nặng nề vì bị buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước phải được thả ngay lập tức, Ân Xá Quốc Tế lên tiếng trước phiên tòa phúc thẩm vào ngày 28 tháng 12, 2012.

Các vị blogger này bị kết án tù vào ngày 24 tháng 9, 2012 sau một phiên xử vỏn vẹn có vài tiếng đồng hồ.

Nguyễn Văn Hải, còn có bút danh Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù giam; Tạ Phong Tần, cựu sĩ quan công an, bị án tù 10 năm; và Phan Thanh Hải, còn có bút danh Anh Ba Sài Gòn bị 4 năm tù.

Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra tại Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, Tp.HCM.

Theo ông Rupert Abbott, chuyên viên nghiên cứu về Việt Nam của Ân Xá Quốc Tế, “Bản án cho các blogger này là một mưu tính trắng trợn của nhà chức trách Việt Nam để bóp nghẹt tiếng nói đối kháng”.

“Chúng tôi xem các blogger này là tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực thi ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ qua các bài viết trên mạng. Họ phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.”

Chủ nghĩa cộng sản tiếp tục dạy chúng ta những gì?


Václav Havel

Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhân giỗ đầu Václav Havel (18/12/2011-18/12/2012)
Lễ kỷ niệm lần thứ 15 Cách mạng Nhung (ngày 17 tháng 11 năm 1989), cuộc Cách mạng đã đưa chế độ độc tài cộng sản ở Tiệp Khắc đến chỗ cáo chung, là cơ hội để suy tư về ý nghĩa của hành vi mang tính đạo đức và hành động tự do. Hiện nay chúng ta đang sống trong xã hội dân chủ, nhưng nhiều người – không chỉ ở Cộng hòa Czech – vẫn tiếp tục tin rằng họ không phải là chủ nhân của số phận của mình. Họ đã đánh mất niềm tin rằng họ có thể thực sự có ảnh hường đối với những sự kiện chính trị, và còn có ít ảnh hưởng hơn đối với xu hướng phát triển của nền văn minh của chúng ta.
Trong giai đoạn cộng sản, đa số người dân đều tin rằng những cố gắng của cá nhân nhằm tạo ra thay đổi đều chẳng có ý nghĩa gì. Các nhà lãnh đạo cộng sản luôn luôn khẳng định rằng hệ thống đó là kết quả của những quy luật khách quan của lịch sử, những quy luật không thể nghi ngờ và những người không chấp nhận logic này đã bị trừng phạt – chỉ có thế thôi.

Mưa gạch đá trong cưỡng chế giải tỏa đất đai ở Quảng Ninh


Dân Luận tổng hợp



Theo BBC Việt Ngữ:
Tại Việt Nam lại vừa xảy ra một vụ cưỡng chế diện nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án đô thị Kim Sơn ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012.
Các hình ảnh truyền tải trên mạng Internet trong này cho thấy một đơn vị cảnh sát cơ động đã tràn vào giải phóng khu đất mà báo chí Việt Nam nói là còn 82 hộ dân chưa chịu nhận đền bù giải toả cho dự án kéo dài từ tám năm nay.
Một số trang ngoài luồng cũng chạy tựa "Cưỡng chế đất Đông Triều Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012, có tiếng kẻng của dân, tiếng la hét, kêu khóc ...trong khói lửa mù mịt", và hình ảnh về vụ việc đã được truyền tải trên mạng Youtube.

2012/12/21

LS Malone: Cần Thả Gấp GS Quân


Việt Báo

WASHINGTON (VB) — Đấu tranh ôn hòa để đòi dân chủ hóa VN là tôi lỗi sao?
Đó là lời của Giáo Sư Luật Khoa Linda A. Malone, người sẽ bênh vực Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân trước tòa án CSVN vào phiên tòa dự kiến là tháng sau.
Cần nhắc rằng, GS Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ đồng thời là một nhà đấu tranh cho dân chủ, đã bị bắt giữ tại Việt Nam từ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Ông Quân là thành viên của Đảng Việt Tân, bị buộc tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.” Trong lần về nước hồi tháng 11-2007, ông Quân từng bị Hà Nội bắt giam với cáo buộc tội khủng bố. Trước áp lực của quốc tế, lần đó, Việt Nam đã phóng thích và trục xuất ông Quân sau nửa năm giam cầm.
Trả lời phỏng vấn của VB qua email, GS Malone hôm Thứ Hai 17-12-2012 đã đáp:
“Trong năm 2007, TS Quân bị giam nhiều tháng không cho điều trần, và khi phiên tòa mở ra, ông bị kết tội nhưng thời gian bị án bằng thời gian ông đã bị giam trước đó. Trước hết và trên hết, mục tiêu chúng tôi là đòi thả TS Quân về với vợ và gia đình càng sớm càng tốt. Ông bị xử vì nỗ lực lật đổ chính quyền về điều mà bản cáo trạng mô tả nhiều lần đó là ôn hòa đòi hỏi cải tổ dân chủ cho VN. Việc giam ông và các cáo buộc này là vô căn cứ, bất công, là vi phạm nhân quyền căn bản là tự do, và là quyền tự do phát biểu...”
Nguồn: Việt Báo

2012/12/20

Quyền con người trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử theo Luật hình sự quốc tế


Lê Quang Việt

Luật của Sự Thật xin gửi đến quý bạn một bài phân tích mới của Lê Quang Việt về quyền con người trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử theo Luật hình sự quốc tế để chúng ta có thể hiểu rõ hơn, nhất là trong thời gian gần đây với nhiều trường hợp bắt giam và các phiên tòa truy tố.
Luật hình sự quốc tế quy định các quy tắc và tiêu chuẩn về bảo vệ quyền con người trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Các quyền con người của người bị điều tra, truy tố và xét xử được tôn trọng và bảo đảm bằng các quy định của luật pháp quốc tế trong Hiến chương Liên Hợp quốc và các công ước quốc tế. Có thể kể đến các quyền này liên quan trực tiếp trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử dưới đây.
Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng là quyền trước tiên được bảo vệ. Quyền này là tiền đề cho việc bảo đảm các quyền con người trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhưng đặc biệt có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử... [1]. Mọi người cũng đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân. Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) quy định, mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Quyền này biểu hiện cụ thể ở việc không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ, việc tước tự do của một người phải có lý do và theo đúng những thủ tục luật pháp.

Năm người VN được giải nhân quyền

Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố trao giải Hellman/Hammett cho năm cây bút ở Việt Nam trong số 41 nhân vật từ 19 nước.
Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch hôm 20/12/2012.
JPEG - 39.9 kb
Từ trái sang phải, các vị: Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú.
Ông Lawrence Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.

Infographics: Điểm Tham Nhũng Năm 2012


Tường trình của tổ chức Transparency International về mức độ tham nhũng của các quốc gia trên thế giới.
Bấm vào hình bên dưới để xem ấn bản lớn hơn.

Đem cơm gạo cả nước đặt vào canh bạc hoả tiễn, vệ tinh, và bom nguyên tử


Ngô Văn

Ngày 29/11/2012, đại học Johns Hopkins ở tiểu bang Maryland (Hoa Kỳ) công bố một số không ảnh chụp dàn phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên từ vệ tinh dân sự. Các không ảnh cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng tên lửa. Vì không thể giấu được nữa nên hai ngày sau Bình Nhưỡng công bố trước thế giới trong năm nay sẽ phóng thử vệ tinh thêm một lần nữa, thời điểm phóng sẽ từ ngày 10 đến 22 tháng 12.
Nhưng chỉ qua ngày hôm sau, nhà nước Bắc Hàn thông báo sẽ triển hạn ngày phóng. Và sau hết, thế giới ngạc nhiên vào lúc 9 giờ 49 phút (giờ Bắc Hàn) sáng ngày 12 tháng 12, Bình Nhưỡng khai hỏa tên lửa phóng lên không trung.
Kiểu tuyên bố bất thường đó của Bắc Hàn không phải là chuyện lạ. Chính vì thế mà ba nước Nam Hàn, Nhật Bản và cả Philippines vẫn duy trì cảnh giác cao độ để đối phó nếu tên lửa Bắc Hàn rơi xuống lãnh thổ của mình. Riêng Nam Hàn và Nhật Bản, tuy cả 2 chính phủ đều chuẩn bị kỹ càng để đối phó, kể cả chuẩn bị loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn để bắn rơi hỏa tiễn Teapodong của Bắc Triều Tiên, nhưng vẫn bị truyền thông và dân chúng phê phán. Phần lớn các phê phán nhắm vào sự yếu kém về mặt tình báo của 2 chính phủ.

Giới chức Đức kêu gọi VN thả tù nhân chính trị, theo gương Miến Điện


VOA

Giới chức đặc trách về nhân quyền của chính phủ Đức, ông Markus Löning, mới có chuyến thăm Hà Nội và TP HCM để hội đàm và tìm hiểu thêm về tình hình chính trị, nhân quyền ở Việt Nam. Sau khi trở về nước, ông Löning đã ra một tuyên bố, nói rằng những người chỉ trích Hà Nội không được phép gặp ông và ông cũng không được phép tới thăm một nhà tù theo dự kiến. Từ TP HCM, ông Löning đã dành riêng cho VOA một cuộc phỏng vấn, và trước hết, ông cho biết về tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong mối bang giao Việt – Đức.

Ông Markus Löning: Đức rất quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng tôi có mối bang giao lâu năm cả về chính trị lẫn văn hóa với Việt Nam. Ở Đức cũng có rất nhiều người gốc Việt nên giữa hai nước còn có mối quan hệ mang tính gia đình. Hai bên ngày càng gia tăng các mối giao tiếp về mặt kinh tế. Tất cả những mặt tôi vừa kể đều rất tốt đẹp, nhưng Đức quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam mà chúng tôi cho là rất lẫn lộn. Chúng tôi thấy có một số tiến bộ về các vấn đề như lương thực, chống đói nghèo, nhưng lại không có tiến bộ về quyền chính trị.
JPEG - 37 kb
Ông Löning (giữa) cùng bà Đại sứ Đức Jutta Frasch trong cuộc thảo luận với các đại diện của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.
VOA: Ông có nêu với phía chính quyền Hà Nội các trường hợp cụ thể về các nhà bất đồng chính kiến bị tống giam ở Việt Nam không, thưa ông?

Ông Markus Löning: Tôi đã gặp một số nhà hoạt động. Không chỉ họp với giới chức chính phủ, tôi còn gặp các nhà hoạt động từ nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau. Tôi cũng gặp những người từng bị tống giam vì các hoạt động chính trị. Tôi cũng gặp thân nhân của những người hiện vẫn còn bị cầm tù. Tôi cũng tiếp xúc với những người từ các cộng đồng tôn giáo để trao đổi với họ về hình hình hiện tại. Chúng tôi cũng đã trao cho chính quyền Việt Nam một danh sách gồm từ 70 tới 80 tên khi chúng tôi yêu cầu thả tù nhân và bày tỏ quan ngại về tình trạng các nhà tù. Chúng tôi cũng yêu cầu được giải thích là tại sao những người đó bị tống giam. Tôi chỉ chuyển cho họ danh sách đó chứ không nêu tên cụ thể bất kỳ ai. Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực về mặt chính trị nhằm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thả các tù nhân chính trị.

2012/12/18

Cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với Ts. Nguyễn Quốc Quân


DienDanCTM

Bản tin đặc biệt: Cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với Ts. Nguyễn Quốc Quân
DienDanCTM vừa nhận được bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, đề ngày 11/10/2012 đối với Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bao gồm một số điểm chính sau đây.
Ông Quân bị bắt ngày 17/4/2012 khi vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất dưới tên Nguyen Richard.
Ngày 26/4/2012 công an CSVN buộc ông tội "Khủng bố", tức điều 84 Luật Hình Sự. Nhưng có lẽ vì không có bằng chứng gì trước các thách thức từ phía chính quyền Hoa Kỳ, công an CSVN tự ý đổi sang tội danh "Lật đổ chính quyền nhân dân", tức điều 79 Luật Hình Sự.
Bản cáo trạng ghi rằng ông Quân: "mang theo nhiều tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước CHXHCNVN". Nhưng đến phần tang vật thì lại chỉ liệt kê: "tài liệu về nội dung đấu tranh bất bạo động, đảng cương Việt Tân, tài liệu về giảng dạy kỹ năng mềm."
Về các hoạt động mà bản cáo trạng cho là phạm pháp để truy tố ông Quân bao gồm:
- "Giảng dạy kỹ năng mềm" tại Thái Lan và tại Việt Nam cho một số người. Cho các học viên xem phim đấu tranh bất bạo động ở một số nước. Hướng dẫn cách bảo mật thông tin khi liên lạc.
- "Thăm dò tình hình Việt Nam, phản ứng của người dân trước các cuộc biểu tình".

Sáng kiến biểu tình chống Trung Quốc


Nguyễn Lân Thắng

Thật bất ngờ... hôm nay một cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra rầm rộ trước cửa đại sứ quán Trung Quốc... Tham gia cuộc biểu tình có đông đảo các thành phần khác nhau trong thế giới đồ chơi... rất nhiều khẩu hiệu đã tung bay ngạo nghễ trước cửa đại sứ quán Trung Quốc... các lực lượng chức năng đã không kịp trở tay... Kết quả: không biểu tình viên nào bị bắt, tất cả ra về yên ổn mà không phải sang Lộc Hà... ;)

Xử phúc thẩm 3 bloggers Sài Gòn ngày 28/12/2012


VRNs

Tòa án nhân dân tối cao, tại Sài Gòn, sẽ xử phúc thẩm 3 bloggers Sài Gòn là Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, Công lý sự thật-Tạ Phong Tần, và Anhbasaigon-Phan Thanh Hải, sáng ngày 28.12.2012 tới đây tại Sài Gòn.
Phóng viên chúng tôi hỏi bà Dương Thị Tân, người nhà của ông Nguyễn Văn Hải và được bà cho biết, đến trưa hôm qua, 15.12.2012, gia đình bà vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào của Tòa án về phiên xử phúc thẩm. Cô Tạ Minh Tú và Tạ Khởi Phụng, hai người em của cô Tạ Phong Tần cũng cho biết chưa nhận được thông báo. Bà Liên, vợ ông Phan Thanh Hải cũng chưa nhận được thông báo.
Chỉ một mình blogger Uyên Vũ là nhận được lệnh triệu tập của tòa án đến dự phiên xử phúc thẩm, ngày 28.12.2012, với tư cách là nhân chứng.
Bà Liên cho biết thêm, chỉ mới được gặp ông Phan Thanh Hải lần đầu tiên, sau phiên xử sơ thẩm, ngày 04.12.2012 vừa qua. Bà Liên cho biết, ông Phan Thanh Hải đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu. Ông có gầy đi nhiều, nhưng vẫn khỏe. Ông bị cao huyết áp, nhưng trại giam không cho bà Liên gởi thuốc.
Cách đây ít ngày, cô Tạ Minh Tú cũng cho VRNs biết, cô Tạ Phong Tần bị giam ở Chí Hòa. Hiện rất cần thuốc chuyên trị, nhưng trong nhà tù không có. Gia đình mang thuốc đến thì giám thị không cho nhận, bắt phải làm đơn xin gởi. Khi cô Tú làm đơn xong, nộp, thì giám thị lại bảo phải do cô Tạ Phong Tần làm đơn thì mới chấp nhận, nhưng không được gặp cô Tần, nên cô Tú không thể nhắn tin được.

2012/12/15

4 dân biểu Canada lên tiếng về Nhân Quyền Việt Nam


Bản lên tiếng của Dân Biểu Judy A. Sgro và Dân Biểu Wayne Marston về trường hợp của Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Thúy.
BBT-WebVT
K/g: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
2 Hoàng Văn Thụ - Hà Nội - Việt Nam

Thưa Thủ Tướng, 
Tôi viết thư này để thêm tên tôi vào danh sách những người quan tâm về những báo cáo gần đây liên quan tới những vi phạm nhân quyền có hệ thống tại quý quốc. Tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể là việc bắt giam và bỏ tù bà Trần Thị Thúy.
Dựa trên sự tìm hiểu của cá nhân tôi cũng như những thông tin mà những vị đại diện cộng đồng trong khu vực cử tri của tôi cung cấp cho văn phòng chúng tôi, thì dường như bà Thúy đã bị giam giữ trái phép vào Tháng 8, 2010 để chờ một phiên xử bí mật hoàn toàn thiếu minh bạch và công bằng mà sau đó đã áp đặt một bản án 8 năm tù cho bà Thúy. Trên căn bản đó tôi trân trọng đề nghị là nếu Việt Nam muốn được tiếng là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới thì chính phủ của Ông cần phải nỗ lực để tránh những trường hợp bất công như kể trên.
Thêm vào đó, tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu xa về việc bà Thúy đã bị đối xử dã man tàn tệ trong thời gian bị giam giữ. Hơn thế nữa, tôi cũng được biết là bà Thúy đã bị từ chối không được chữa trị y tế cũng như không được gặp luật sư. Những vi phạm này là những vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền căn bản và những vấn đề lớn hơn nữa.
Vấn đề này đã được nêu lên tại những quốc gia như Úc Đại Lợi và Gia Nã Đại, và tôi có dự định chia sẻ sự quan tâm của tôi với những vị dân cử tại những khu vực khác. Tôi mong là Ông sẽ xét lại quan điểm của mình và phản ảnh trong những ngày sắp tới.
Cảm ơn Ông đã quan tâm và mong nhận được hồi âm sớm.
Trân trọng,
DB Judy A. Sgro
York West
- - -

Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam


Cầu Nhật Tân

Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.
Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.
Năm 2007, “tập đoàn” Formosa quốc tịch Đài Loan (hiện đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) tiếp cận các quan đầu tỉnh của Hà Tĩnh nhằm thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu đồ chiến lược lâu dài. Họ vẽ ra 1 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lên đến 23 tỉ USD, cộng với khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ mắt các quan to.

Trì hoãn hội họp: Dấu hiệu lạnh nhạt trong quan hệ Việt-Mỹ


Times Online

Việt Thi chuyển ngữ
Hoa Kỳ và Việt Nam, hai cựu thù cùng chia sẻ mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đều nhận thấy rằng vấn đề nhân quyền đã ngăn trở quan hệ thân thiết hơn giữa hai nước.
Sự căng thẳng giữa hai nước đã hiện rõ khi cuộc họp hàng năm giữa Washington và Hà Nội về vấn đề nhân quyền bị trì hoãn. Cuộc gặp gỡ thường niên này đã được tiến hành liên tục từ năm 2006, nhưng lần gặp gỡ cuối cùng năm 2011 đã mang lại ít kết quả, và một viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao nói rằng hai bên còn đang cố gắng "xác định những thông số" của lần gặp gỡ tới để cuộc họp tiến bộ hơn.
Hoa Kỳ thất vọng và bực mình về những trấn áp mới đây của Việt Nam đối với các bloggers, các nhà hoạt động, các nhóm tôn giáo, mà Việt Nam nghĩ là mối đe dọa đối với việc nắm chặt quyền hành của họ và việc bắt giữ một công dân Mỹ với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền có thể bị án tử hình.
"Chúng tôi chưa thấy những cải thiện mà chúng tôi mong muốn," một viên chức của Bộ Ngoại Giao ẩn danh vì không được phép tuyên bố công khai, đã cho biết như vậy. "Chúng tôi rất muốn được thấy những hành động cụ thể."

Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền thăm VN


Thông Tin Đức Quốc

Đúng dịp toàn thế giới kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (10.12.2012) ông Markus Löning, ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền, bắt đầu chuyền công du của ông tại Viet Nam từ 09.12. tới 14.12.2012. Lần này chính quyền Đức không gửi bộ trưởng hay các viên chức hành chánh mà lại cử một nhân viên đặc biệt ủy nhiệm lo cho vấn đề nhân quyền qua thăm viếng Việt Nam.
Đúng với mục đích của chính phủ Đức về vấn đề nhân quyền: bảo vệ, gìn giữ, thực thi nhân quyền tại khắp mọi nơi, ông Markus Löning sẽ tìm hiểu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam qua các cuôc đàm thoại trao đổi với các quan chức nhà nước, các nhân viên tư pháp, công an, cảnh sát, đại diện các tổ chức xã hội dân sự (Zivilgesellschaft), các tổ chức ngoài chính quyền (NGO/ Nichtregierungsorganisationen,) và các nhà tranh đấu cho nhân quyền. Viếng thăm tù nhân chính tri còn đang ngồi tù hay đã mạn hạn tù cũng nằm trong chương trình công du của ông Löning. Ông cũng sẽ trò chuyện với với các doanh nhân Việt nam và thăm một công ty may quần áo. Trong lãnh vực kinh tế chính phủ Đức luôn nhấn mạnh việc tôn trọng nhân quyền là điều tiên quyết cho mọi hợp tác kinh doanh giữa Đức Quốc và các quốc gia khác.
Trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Đức DEUTSCHLANDRADIO ngày 10.12.2012 tại phi trường Hà Nội, ông Löning tuyên bố ông sẽ nói chuyện thẳng với chính quyền Việt Nam về các trường hợp vi phạm nhân quyền như tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tù nhân chính trị, kiểm duyệt sách báo và trình bày rõ với họ quan điểm của chính phủ Đức.
Được biết nhiệm vụ của "Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền“ bao gồm việc quan sát tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới, phối hợp các chương trình viện trợ nhân đạo và đề nghị với chính quyền Đức các biện pháp giao thiệp phù hợp với quốc gia liên hệ.
Tháng tư vùa qua ông Löning đã qua Miến Điện quan sat cuộc bầu cử và đã được bà Aung San Suu Kyi tiếp kiến.

2012/12/13

Có nên đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam không?


VRNs

(12.12.2012) - Sài Gòn - Gần đây vấn đề gặp gỡ, đối thoại giữa môt số cán bộ cao cấp của chính quyền Việt Nam với một vài nhân vật trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại đã dấy lên sự tranh cãi và chống đối. Bên chống thì cho rằng chính quyền Viêt Nam chỉ lợi dụng những buổi đối thoại này để tuyên truyền, gây phân hóa chứ không thực tâm lắng nghe để thay đổi. Bên ủng hộ thì cho rằng cần phải có những đối thoại song song với những vận động chống đối để áp lực CSVN chấp nhận những thay đổi tốt hơn .
Đây là một vấn đề rất phức tạp, tế nhị trong tình hình chính trị hiện nay; nhưng nó là một diễn trình có thể xảy ra nếu cả hai phía (CSVN và các đảng phái không cộng sản) có những bước ngoặc thay đổi khi tìm ra những đồng thuận cần phải giải quyết trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Thomas Việt của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) và Radio An Phong xin mời quý vị theo dõi quan điểm của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về vấn đề đối thoại với chính quyền VN - một đảng chính trị mà CSVN cho là lực lượng nguy hiểm nhất cho họ hiện nay.
Thomas Việt, VRNs (PV): Kính chào ông Lý Thái Hùng. Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt hôm nay về chủ đề đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam. Như ông biết là hiện nay, chính quyền Viêt Nam có cử ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao và là Chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài mở một số cuộc đối thoại kín đáo với vài nhân vật có quá trình hoạt động chống cộng trong Cộng đồng người Việt hải ngoại như tại Paris (Pháp), Orange County (Nam California) và Houston (Texas). Ông nghĩ sao về những cuộc gặp mặt, đối thoại này thưa Ông?
Ông Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, đây không phải là chuyện xảy ra lần đầu tiên. Trong vai trò chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Thanh Sơn đã từng đi nhiều nơi, gặp gỡ một số người trong Cộng đồng hải ngoại không ngoài 3 mục tiêu: Một là chiêu dụ một số người về Việt Nam làm ăn, đầu tư; hay kêu gọi hợp tác một số dự án nào đó mà chế độ đang cần. Hai là giải thích, biện minh cho một số đường lối, chính sách của chế độ để qua đó vô hiệu hóa một phần các chống đối. Ba là tìm cách mua đứt hoặc hùn hạp với một số cơ quan truyền thông tại hải ngoại để làm loa cho chế độ. Đặc biệt, ông Sơn còn lên tiếng mời một số nhân vật được coi là “chống cộng” trong Cộng đồng về nước tham quan mà chính ông Sơn sẽ là người ra đón tại phi trường.

Điếu văn của Hội đồng Lưỡng Viện tại Lễ Thọ tang Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác ở Huế


PTTPGQT

Điếu văn của Hội đồng Lưỡng Viện tại Lễ Thọ tang Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác ở Huế – 2000 Phật tử Huế tham dự Lễ Hiệp kỵ tại chùa Long Quang

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế

PARIS, ngày 12.12.2012 (PTTPGQT) - Sáng nay, 12.12.2012, Lễ Thọ tang Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giácđã được Hội đồng Lưỡng Viện phối hợp với Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Thừa thiên - Huế cử hành trọng thể tại Tổ đình Quốc Ân– 143 Đăng Huy Trứ, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

Mặc dù công an tìm đủ cách ngăn chận và đàn áp, nhưng vượt bao khó khăn buổi lễ vẫn được diễn ra như dự trù. Sau nghi thức thọ tang là phần đọc Hành trạng Đức Phó Tăng Thống, Thư Tưởng nguyện của hai Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo và Điếu văn.

Ngoài đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử Huế, còn có hàng giáo phẩm đại diện Viện Hóa Đạo từ Saigon và Đà Nẵng quang lâm tham dự, như chư Hòa thượng Thích Viên Định, Thích Không Tánh, Thích Nguyên Lý, Thích Thanh Quang và Đại đức Thích Đồng Minh cùng các Huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật tử Việt Nam.

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2012


MLNQVN & CĐ-NVQG Vùng Montréal

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave, Westminster, CA 92683
Tel.:  (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net

Bản Tin Báo Chí
Ngày 9/12/2012
Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2012 tại Montréal, Canada

Giải Nhân Quyền Việt Nam 2012 đã được long trọng diễn ra tại Nhà Văn Hóa Côte-des-Neiges của thành phố Montréal vào chiều ngày 9 tháng 12 năm 2012 nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 64. Buổi lễ được tổ chức do sự hợp tác của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal, và được sự bảo trợ của 18 tổ chức của người Việt trên thế giới, tại Canada, và địa phương như Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do, Liên Hội Người Việt Canada, Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Canada, Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Montréal…. Đặc biệt Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay đã nhận được sự tài trợ của Cộng Đồng Người Việt San Diego, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Montréal, và Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do.
Mặc dù thời tiết Montréal đã trở lạnh, đông đảo đồng hương và khách mời vẫn đến sớm và chiếm hết chổ ngồi của hội trường nhà văn hóa Côte-des-Neiges, rất nhiều người đến trể phải đứng suốt buổi lễ vì không đủ ghế ngồi. Về phía chính quyền Canada có Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải và phu nhân, hai Dân biểu liên bang gốc Việt Mai Hoàng và Anne Quách Minh Thư, Dân biểu cựu Bộ trưởng Tư pháp Irwin Cotler, đại diện Dân biểu Thomas Mulcair, và Nghị viên Mount Royal, Lê Thị Minh Diễm. Trong thành phần tham dự có nhiều phái đoàn đồng hương đến từ xa như đại diện Cộng đồng Người Việt Toronto, đại diện Liên Hội Người Việt Canada (Ottawa), đại diện Ủy Ban Bảo Vệ Lao động (Toronto), Ủy viên Nhân quyền Liên Hội Người Việt Canada (Vancouver – British Columbia)…

Thêm tin về thanh niên phất cờ biểu tình ở Sài Gòn bị công an đánh đập


DienDanCTM

Ngay sau cuộc biểu tình của những người yêu nước diễn ra tại nhà hát lớn thành phố Sài Gòn kết thúc vì bị nhà cầm quyền đàn áp giải tán, tin người thanh niên đứng ra phất cờ khởi động cho cuộc biểu tình bị công an chận bắt, đánh đập khi đang trên đường về được loan truyền khiến dư luận cộng đồng mạng quan tâm tâm theo dõi hai ngày qua. Nhất là sau khi có bài "Viết cho người anh em bị bắt" của anh Paulo Thành Nguyễn trên trang blog khoinguontrithucvn.wordpress.com.
JPEG - 136.7 kb
Người thanh niên phất cờ khởi động cuộc biểu tình trước nhà hát TP Sài Gòn hôm Chủ nhật 9-12-2012 đã bị CA "bắt nguội" và đánh đập khi anh đang trên đường về nhà
Ngày hôm nay, người thanh niên phất cờ biểu tình Lê Doãn Cường đã liên lạc hồi âm anh Paulo Thành Nguyễn cho biết tình trạng và vụ việc anh bị công an bắt hành hung dã man ra sao, và cho chúng ta thấy công an nhà nước này "hèn với giặc - ác với dân" như thế nào. Dưới đây là bài "Viết cho người anh em bị bắt" và "Thư hồi âm" của anh Cường Lê:
*

2012/12/11

Trong trại giam Paulus Lê Sơn từ chối khai báo


VRNs

(06.12.2012) – Hà Nội – “Tại Cơ quan điều tra, ngoài Lê Văn Sơn [Paulus Lê Sơn] từ chối khai báo, các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình”, là điều Ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao nói đến trong Bản cáo trạng số: 09/VKSTC - V2, ký ngày 18 tháng 9 năm 2012.
Điều anh Sơn từ chối khai báo là đúng, nhưng "các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình" là điều ghán ghép, và ép cung mà có. Cụ thể các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, qua luật sư chúng tôi được biết các anh này tuyên bố mình vô tội.
Bản cáo trạng suy diễn tội của Paulus Lê Sơn như sau:
“Trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2011, một mặt Lê Văn Sơn đã viết, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên blog của mình, mặt khác do sẵn có mối quan hệ quen biết Nông Hùng Anh, Sơn đã giới thiệu Nông Hùng Anh để Nguyễn thị Thanh Vân liên lạc, lôi kéo tham gia vào tổ chức "Việt Tân". Theo chỉ đạo của tổ chức, Lê Văn Sơn đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000 VND để mua vé máy bay xuất cảnh sang Thái Lan (chuyến đi từ ngày 28/6 đến ngày 03/7/2010). Riêng Lê Văn Sơn cũng đã xuất cảnh ra nước ngoài 03 lần để hoạt động (lần 1 vào ngày 03/11/2010 qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh sang Lào, Thái Lan; lần 2 từ ngày 21 đến ngày 25/3/2011 sang Thái Lan; lần 3 vào ngày 12/7/2011 qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sang Campuchia, Thái Lan. Lê Văn Sơn có tham dự khóa huấn luyện “Quang Trung 711” do “Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011 cùng các đối tượng khác trong vụ án. Tại đây, Lê Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh là hai đối tượng cầm cờ tổ chức “Việt Tân” phục vụ lễ kết nạp Nông Hùng Anh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc vào tổ chức “Việt Tân” ngày 25/7/2011. Căn cứ kết quả điều tra đã có đủ căn cứ xác định Lê Văn Sơn tham gia tổ chức “Việt Tân” từ trước tháng 6/2010 và Sơn đã được tổ chức “Việt Tân” cung cấp 543,05 USD để phục vụ hoạt động. (BL 2076, 2323-2329)”.

Một ngày không thể quên - Biểu tình yêu nước và đàn áp biểu tình yêu đảng tại đất ngàn năm văn vật


Phóng sự nóng của BVN
Ảnh Người Buôn Gió
Như đã đoán trước, những khuôn mặt đầy ấn tượng không thể xuất hiện nhiều trong sáng hôm nay. Họ đều đã bị an ninh phường “cai quản”. Cụ Lê Hiền Đức là trường hợp tiêu biểu. Cụ bị nhốt chặt, không làm sao ra khỏi nhà, gọi taxi công an không cho đỗ, gọi xe ôm, vừa tấp đến đã bị những đồng phục áo xanh đứng ở cửa xua tay bắt đi ngay. Cụ chỉ còn cách dùng điện thoại báo tin kêu cứu với anh chị em đang trên đường đến nơi hẹn. Thế mà đến 11 giờ cụ còn bị bắt lên công an phường chất vấn lý do vì sao lại chứa vỏ nổ của chính công an từng... cho nổ vào mặt dân Văn Giang, được dân nhặt lấy rồi tặng cụ vài quả làm kỷ niệm! Không biết những kẻ điều hành đội quân công cụ này có còn chút liêm sỉ nào không khi giở đến thủ đoạn hạ cấp như vậy nhỉ? Nhưng hỏi thế thì cũng là quá sang cho họ rồi đấy. TS Nguyễn Quang A cũng ở vào một hoàn cảnh tương tự. Dù tối hôm qua mấy cậu áo xanh đến nhà đã bị cụ nhà (bố ông A) mắng cho te tát vuốt mặt không kịp, vừa mắng cụ vừa giải thích nghĩa vụ yêu nước của công dân cho mà biết; thế mà sáng nay ông A vừa ra khỏi nhà là cả một bầy áo xanh từ đâu đã bám theo, đi đến đâu chúng đeo đến đấy, quay trở lại chúng quay trở lại, quay phim thì có một tên từ phía sau đã kịp chạy ngay lên đứng ngáng không cho quay... Ông bực bội không nói hết đành phải trở về nhà.
Lực lượng chính dẫn đầu biểu tình chỉ còn lại là những người trẻ nhưng vẫn là những gương mặt quen thuộc trong suốt 10 cuộc biểu tình tuần hành trong năm 2011: Nguyễn Văn Phương, Bùi Thị Minh Hằng, Lã Việt Dũng, Lê Dũng, Dương Thị Xuân, Mỹ Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Hồ Lan Hồ... và một số bạn trẻ khác.

Ký giả Đoan Trang đối đáp công an về tội biểu tình

Sau đây là đoạn clip âm thanh ký giả Đoan Trang đối đáp công an về tội biểu tình, kính mời quí độc giả theo dõi.
BBT-WebVT

Một góc nhìn cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 9/12/2012


Phạm Đình Trọng

Tối thứ bảy thường tôi nghỉ ngơi xem truyền hình trực tiếp bóng đá Anh. Tối thứ bảy 8.12.2012 có trận đấu của đội Arsenal, đội bóng mà tôi ủng hộ nhưng tôi cũng không quan tâm đến bóng đá nữa, cả tối nghỉ ngơi hiếm hoi đó tôi tìm giấy, bút màu viết khẩu hiệu HOÀNG SA TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM cho cuộc biểu tình sáng mai.
Viết xong khẩu hiệu thì có điện thoại của anh Kha Lương Ngãi, một người tôi rất kính trọng, hẹn sáng mai, 7 giờ 30 gặp nhau ở quán phở gà đường Nguyễn Du nhìn sang Bưu điện thành phố để từ đó ra nơi biểu tình, Nhà Hát Lớn. Nghe điện thoại của anh Ngãi rồi tôi gọi cho anh Lê Phú Khải, hẹn 7 giờ sáng mai gặp nhau ở bến xe buýt cạnh cây xăng đường Cộng Hòa, cùng đến chỗ hẹn với anh Kha Lương Ngãi. Từ năm 2004, khi đang là phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, tờ báo của thành ủy Sài Gòn, anh Kha Lương Ngãi đã có đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư thành ủy trực tiếp gặp gỡ khuyên rút đơn nhưng anh Ngãi vẫn dứt khoát ra khỏi đảng khi đã có 38 tuổi đảng và xin về nghỉ hưu trí khi mới 58 tuổi đời.
Sáng chủ nhật 9.12.2012, 6 giờ 50 tôi vừa bước ra khỏi cửa, ông Tuấn, trên sở công an thành phố, người đã nhiều lần lấy tư cách an ninh gặp tôi, làm việc với tôi, tước đoạt quyền công dân của tôi, cùng cả chục người nữa, công an thì mặc đồ dân sự, dân phòng mặc đồng phục có logo dân phòng ở cánh tay, mỗi người một xe máy xô đến bảo tôi dừng lại nói chuyện. Tôi bảo không có chuyện gì để nói với các anh rồi lách qua đầu xe của họ mà đi. Dù tôi đi trên vỉa hè, họ vẫn lao đầu xe chắn trước mặt tôi.

2012/12/10

’Đòi Người Yêu Nước chính là đòi Nhân Quyền’


DienDanCTM

Tin Nhanh Số 15
Ngày Nhân Quyền 2012
RadioCTM
“Đòi Người Yêu Nước chính là đòi Nhân Quyền”

Sau những màn công an chìm, nổi xô đẩy, lôi lùa người biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội: