2011/12/30

Ca dao thời đại cháu con họ Hồ

Trần Khải Thanh Thủy

Có lẽ chưa thời kỳ nào mà ca dao dân ca nở rộ như thời kỳ xã hội chủ nghĩa (xấu hết chỗ nói) này, đơn giản vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiếng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: Thiếu cơm áo, gạo tiền, thiếu tự do, thiếu công bằng, hạnh phúc… Đời là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại, nhưng trong xã hội cộng sản ‘thằng giỏi bị giết thằng ngu làm thầy’ nên không phải ai cũng có thể sáng tác văn chương nghệ thuật - vốn là sản phẩm của một sự đào tạo chu đáo và năng khiếu bẩm sinh, vì thế ca dao là một vũ khí chống lại bạo lực cường quyền của tầng lớp bình dân. Họ tự nói và viết ra những điều trong tầm nhìn, tầm nghĩ, và cũng là trong chiều kích hữu hạn mà họ có thể làm được. Tuy không phải là bác học thiên tài cao xa gì nhưng những sản phẩm thuộc về trí tuệ của họ đôi khi lại trở thành bất tử, cho dù đó chỉ là những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm dưới sự độc tài đảng trị. 

Hội thảo tại Adelaide: Làm thế nào hỗ trợ đồng bào trước họa xâm lược Trung Quốc?

BT
Hội thảo tại Adelaide - Nam Úc
CHÚNG TA LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC
TRƯỚC HỌA XÂM LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG?
Tình hình đấu tranh dân chủ nhân quyền tại các nước trên thế giới trong năm 2011 có nhiều biến chuyển lớn đồng thời mang lại nhiều ảnh hưởng tới phong trào đấu tranh ở Việt Nam.
Để quảng bá thêm thông tin đấu tranh khắp nơi, cũng như trao đổi chia sẻ nhiều hơn về sự kiện trong nước với đồng hương tại Adelaide, Nam Úc, cơ sở đảng Việt Tân tại đây đã tổ chức một buổi hội thảo đấu tranh với chủ đề “Chúng ta làm gì để hỗ trợ đồng bào trong nước trước họa xâm lược của Trung Cộng?”.
Buổi hội thảo diễn ra buổi trưa ngày Chủ Nhật 18 tháng 12 năm 2011, tại hội trường Enfield Community Hall. Đã có khoảng 80 đồng hương tham dự buổi hội thảo này, trong đó có nhiều vị là thân hữu cũng như các vị thân hào nhân sĩ trong cộng đồng từng quan tâm đến hiện tình đất nước.
Hội trường tổ chức được trang trí trang trọng với biểu ngữ và các bảng triển lãm hình ảnh đấu tranh tại quốc nội. Đặc biệt nổi bật từ các bảng triển lãm là hình ảnh 15 thanh niên Công giáo cũng như các nhà dân báo - Blogger hiện đang bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ tù tội chỉ vì các hoạt động vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, tự do ngôn luận một cách ôn hòa.
JPEG - 38.4 kb
Ông Đỗ Đăng Liêu thay mặt cơ sở Việt Tân Adelaide chào mừng thân hữu tham dự buổi hội thảo.
Buổi hội thảo được khai mạc đúng như chương trình ấn định. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, ông Đỗ Đang Liêu, đại diện đảng Việt Tân tại địa phương đã ngỏ lời lời chào mừng quý quan khách dành thời gian tới tham dự và giới thiệu ông Trần Đình Thọ với đề tài thuyết trình.

2011/12/27

Việt Nam — 300 triệu: Hảo giá, Hảo nô!

Nhật Bình

Những hành động ngang ngược, diệu võ dương oai trên Biển Đông trong vài năm gần đây đã khiến cho các nước Á Châu, nhất là các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, phải khôn khéo tìm cách tách ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc để tự bảo vệ. Trong bối cảnh Hoa Kỳ công khai tuyên bố trở lại Á Châu để khẳng định vị thế siêu cường Thái Bình Dương của mình, những phản ứng tích cực của Philippines, Australia, India và nhất là Myanmar đã khiến Bắc Kinh nhìn lại giấc mộng bá chủ của mình một cách chua chát. Chiến thuật tranh thủ ngoại giao của Bắc Kinh thể hiện rõ rệt qua hai chuyến đi của hai lãnh đạo cấp cao của đảng và chính phủ Trung Quốc; Ủy viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc đi thăm Myanmar và gặp bà Aung San Suu Kyi - một điều chưa từng xảy ra – và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam.
Vì thế, trước ngày Tập Cận Bình đến Việt Nam đã có nhiều lời thì thầm bàn tán rằng phen này Bắc Kinh phải o bế Việt Nam, nếu không lại sẽ có thêm một đàn em lìa bỏ quỹ đạo Trung Quốc như Myanmar. Nhưng ý nghĩ đó nhanh chóng tan thành mây khói với hàng ngàn cây cờ 6 sao của trẻ em Việt Nam đón chào Phó chủ tịch Trung Quốc. Một thông điệp không còn gì rõ ràng hơn: “Nước chúng em đã là của anh rồi!”.

2011/12/26

Tuyết Quốc Sỉ

Nguyệt Quỳnh

Nhấp chén rượu mài gươm giận chém đá. 
Tấc cô thần nghịch tử có ai chia? 
Buổi Âu phong Á vũ vẫn còn mê. 
Chưa thức giấc cùng ta tuyết quốc sỉ? 

Lý Đông A
Rửa nhục nước, tuyết quốc sỉ là mối quan tâm canh cánh của tiền nhân ta từ muôn đời. Người Việt Nam ta rất coi trọng việc giữ gìn thanh danh, phải chăng cũng chính điều này đã giữ cho dân ta đứng vững suốt một ngàn năm Bắc thuộc. Chủ nghĩa Đại Hán đã khiến Trung Quốc lúc nào cũng muốn thôn tính và biến nước ta thành một quận huyện của họ. Tuy nhiên, điều lạ lùng là chiếm trọn mảnh đất nhỏ bé đó lại là điều không dễ dàng gì đối với một đế quốc hùng mạnh như Trung Quốc. Với ý thức quốc gia rất sớm, tổ tiên ta đã chấp nhận hy sinh xương máu để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhiều phen tiền nhân ta đã đánh thắng, và đánh thắng một cách lẫy lừng những đội quân lừng danh, đập tan mộng xâm lăng của những vương triều hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc như Vương Triều của Hốt Tất Liệt, Vương Triều vua Càn Long… Tôi vẫn yêu vô cùng cái hình ảnh người lính trong những câu thơ của Bắc Phong:
Ánh mắt bừng lên lửa căm hờn
Theo người áo vải đất Tây Sơn
Đuổi giặc Mãn Thanh về Phương Bắc
Rồi cắp giáo đi giữa biên cương

Nhớ Phạm Thanh Nghiên (tiếp)

Trần Khải Thanh Thủy

Tính ngày tính tháng thì Nghiên còn phải ở lại trong tù 7 tháng 25 ngày nữa (14-8-2008). Tám tháng ở ngoài như một cái chớp mắt, như một giấc ngủ ngày. Còn trong tù thì lê thê ghê rợn làm sao, xung quanh lúc nào cũng là những bộ mặt nhàu nát, thê thảm của bạn tù — phản ánh trung thành nỗi đau ngút trời mà họ vô cớ phải chịu, không phải một năm, hai năm mà 18, 20, 30 năm hoặc tù chung thân luôn. Bên cạnh đó là những bộ mặt cau có của cai ngục, quản giáo, chính xác hơn là của những con thú có bộ lông đẹp đẽ, luôn quay mặt trước nỗi thống khổ của tù hình sự, càng không đếm xỉa gì đến cái gọi là nhân cách lương tri, lý tưởng của những tù chính trị. Những kẻ này chỉ cần biết có tiền, vì vậy phải giẫm chân lên nhân cách mình hay cởi truồng về nhân cách như những quan thầy của chúng. Cụ thể một tên cán bộ hồn nhiên nói với hai chị em mình, trước đông đảo “đồng nghiệp, đồng chó” của chúng:

2011/12/24

Giáng Sinh về - Nhớ những người còn nằm trong ngục tối

Trần Khải Thanh Thủy

Thấm thoắt tôi đã ở Mỹ được 6 tháng, thời gian lùa tháng ngày như ngựa trên đồng cỏ, ngược hẳn với quãng thời gian trong nhà tù xã hội chủ nghĩa trước đó. Khi ấy, cuộc đời tôi vốn chỉ có máu và nước mắt, bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, không những bị cô lập với cánh bạn tù thường phạm mà cả với nhà dân chủ tọa kháng Phạm Thanh Nghiên, hay dân oan mặc quần áo lót đi biểu tình Trần Ngọc Anh (vốn bị nhốt chung trong một phân trại nữ) cũng bị “cấm vận tình cảm”, như mặt trăng với mặt trời, sao hôm với sao mai, như ngày với đêm. Cứ khoảng một tuần hay nửa tháng lại nghe tin hội đầu gấu Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nội chuẩn bị “táp lô” (đánh hội đồng) vì tội viết bài cho “phản động” hòng lôi kéo Mỹ trở lại xâm lược Việt Nam. Mệt mỏi, căng thẳng đến kiệt quệ cả thân xác, chưa kể 5 ngày 3 lượt bị cai ngục khám buồng, lục tung nội vụ để tịch thu giấy tờ sách vở, bút chì bút mực, tác phẩm....Nguy hiểm nhất là bị cắt thuốc dài ngày nên lượng đường trong máu tăng vọt, bao nhiêu biến chứng âm thầm phát sinh...Tuy vẫn được gia đình thăm nuôi đều đặn (một tháng một lần theo quy định khiến các bạn tù phải phát ghen) nhưng những cơn chấn thương liên tục dội về ám ảnh, gây chấn động sâu sa ở cả thể chất lẫn tâm thần. Cảm giác đau ốm lan tỏa rõ rệt từ các ngón tay đến các đầu mút giây thần kinh... Nếu không được ông bạn vàng “đế quốc Mỹ” giải cứu kịp thời chắc đã hóa thân thành cây cỏ, làm một hạt sương, vạt nắng nơi ngọn đồi thoai thoải ở núi Mành – nghĩa trang của trại – rồi.

Hội thánh Mennonite Bình Thạnh đi thăm tù nhân Bến Tre

VRNs (24.12.2011) – Hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đi thăm tù nhân Bến Tre.
Nhân dịp mùa Giáng sinh 2012, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo hội Mennonite Việt Nam và con dân Chúa, ngày 20/12/2011, hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đã tổ chức một phái đoàn đi thăm 7 tù nhân lương tâm bị tòa án tỉnh Bến Tre kết án 56 năm 6 tháng tù với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Phái đoàn gồm có:
Mục sư Phạm Ngọc Thạch, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hội Mennonite Việt Nam.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hạt Sài Gòn kiêm Quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò.
Mục sư Thân Văn Trường, Cố vấn Hội thánh Chuồng Bò.
Ban chấp sự, một số tín đồ Hội thánh Chuồng Bò và thân nhân người tù.

Miến Điện dân chủ hóa

Trần Khải

Tại sao trong khi các chính phủ Miến Điện và Việt Nam đang tưng bừng giở trò Chí Phèo quậy phá các nhà hoạt động dân chủ ở hai nước này, thì đột nhiên giới lãnh đạo Miến Điện hồi tâm tỉnh ngộ, nhất định buông dao đồ tể để thành Phật, bỏ mặc cho Việt Nam tiếp tục giữ vai trò quốc gia duy nhất trong Khối ASEAN còn vùi dập dân chủ.
Như thế là Miến Điện đã và đang có những bước nhảy vọt dân chủ bất ngờ, trong khi VN vẫn còn đứng trong liên minh thần thánh với Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba.
Không ai có thể hình dung Miến Điện đã nhanh chóng có sự nhượng bộ dân chủ, hay nói đúng ra, nên gọi là tỉnh thức dân chủ, hay cũng có thể gọi là giác ngộ dân chủ... như thế.
Chắc chắn không phải thuần túy vì áp lực của Mỹ và Châu Âu, vì độc tài quân phiệt cả nhiều thập niên rồi, Miến Điện có thể kéo dài cho chậm rãi thêm vài năm cũng chẳng sao. Cũng không phải thuần túy vì Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đã tới Miến Điện từ năm ngoái và trổ tài du thuyết mấy phen. Và chắc chắn cũng không phải vì các tướng lãnh Miến Điện bất ngờ từ bi với 59 triệu dân hay với nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, người đã bị quản thúc tại gia trong 14 năm chỉ trong vòng 20 năm qua. Vì có thật là các tướng cầm quyền đã mở lòng từ bi, trong khi họ là những người đã từng ra lệnh bắn thẳng vào hàng trăm ngàn vị sư xuống đường xin chính phủ bao cấp một phần nhằm giảm giá xăng dầu cho dân năm 2007.

2011/12/22

Bắc Triều Tiên thời hậu Kim Chính Nhật?

Lý Thái Hùng

Cái chết của Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) lãnh đạo Bắc Triều Tiên hôm Thứ Bảy ngày 18 tháng 12 vừa qua đã thu hút hầu hết sự chú ý của dư luận. Chú ý vì bản chất sự ra đi của một lãnh tụ đã để lại quá nhiều dấu hỏi về tương lai của một đất nước có nhiều điều bí ẩn.
Câu hỏi đầu tiên, ai là người thực sự nắm quyền lực hiện nay tại Bắc Triều Tiên? Người đó, chắc chắn chưa phải là Kim Chính Ân (Kim Jong Un), người con thứ ba của Kim Chính Nhật đã được sắp xếp kế vị từ năm ngoái. Trong những ngày qua, Kim Chính Ân đã được đưa lên đóng vai “lãnh đạo” để tiếp đón các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và được xưng tụng là “lãnh đạo xuất chúng của đảng, quân đội và người dân” và là “ngọn hải đăng” của Bắc Triều Tiên. Nhưng tình hình hãy còn quá sớm để biết rõ là Kim Chính Ân sẽ nắm giữ bao nhiêu quyền hành và nhất là khả năng ứng phó trước những xung đột quyền lực của đám cận thận từng phò lãnh tụ Kim Chính Nhật.

Nhật cần F-35 để đối đầu Trung Quốc trên biển

Ngô Văn

Dưới thể chế dân chủ tại Nhật, dân chúng, qua sự đại diện của các đảng phái chính trị, thường có sự khác biệt ý kiến trong hầu hết mọi vấn đề hay lãnh vực, từ bảo vệ môi sinh đến mức đánh thuế, đến chương trình giáo dục, và đặc biệt trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện tại. Nhưng việc chính phủ Nhật dự định chi 8 tỷ mỹ kim để mua từ 40 đến 50 chiến đấu cơ loại F-35 tối tân nhất của Hoa Kỳ lại nhận được sự đồng thuận đến mức không ngờ. Các phi cơ chiến đấu này do hãng Lockheed Martin chế tạo và sẽ được trang bị cho lực lượng phòng vệ bờ biển. Sự kiện này cho thấy mức quan tâm của người dân Nhật trước những hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung quốc trên biển Đông trong những năm gần đây.

Hãy đỡ lấy André và các góa phụ ôm mộ gió

Blogger Đinh Tấn Lực

“Trách nhiệm của chính quyền đối với ngư dân ngược lại với những lời nói hô hào sáo rỗng mà chúng ta thường nghe thấy” – André Menras Hồ Cương Quyết.
Cuốn phim La Meutrissure – Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát được chính tác giả diễn giải: “Mục đích chính của bộ phim là để ngư dân, những bà vợ góa, đồng bào tại nơi ấy nói những gì mình muốn nói. Từ đó để giải tỏa nỗi đau của họ, để bày tỏ lòng yêu quê hương, yêu nước của họ. Để Tổ quốc của họ nghe, chia sẻ, ủng hộ. Để dư luận nước ngoài có một phản ứng phẫn nộ, đoàn kết và hỗ trợ…”.
Nỗi Đau Mất Mát bị cấm chiếu ở Việt Nam, vì lý do đơn giản là …thiếu tính đảng.
Blogger Trần Minh Quân nhận định: “Trong một bài hát nào đó Trịnh Công Sơn đã viết ‘… người chết hai lần, thịt da nát tan’. Dù hai sự việc, hai hình ảnh khác nhau, diễn ra trong hai thời điểm, hoàn cảnh khác nhau nhưng sao giống nhau quá. Cấm công chiếu bộ phim ‘Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát’ chẳng khác nào khiến cho nỗi đau, sự mất mát ấy được nhân đôi”.
Bài hát đó có tựa đề là Ngụ Ngôn Mùa Đông. Còn sự mất mát đó không chỉ nhân đôi mà tăng lên gấp bội. Vì sao?
*

Freedom Now nói về Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ

Hồng Thuận - RadioCTM

Kính thưa quý thính giả, vào ngày 28/11/2011, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã thông báo phán quyết liên quan đến việc nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ, xét xử và giam cầm 7 người trong tháng 5 vừa qua gồm: Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy, bà Phạm Ngọc Hoa, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Nguyễn Văn Thông, ông Nguyễn Chí Thành và ông Cao Văn Tỉnh. Phán quyết này nêu rõ rằng nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhiều điều khoản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị. Đặc biệt Ủy ban đã phán quyết việc CSVN dùng lý cớ những người này tham gia hoặc có dính líu đến đảng Việt Tân để kết án họ, là sự vi phạm quyền tự do tham gia đảng phái và sinh hoạt chính trị. Phán quyết này là một chiến thắng chung của phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, đồng thời đem lại cơ hội gia tăng áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền CSVN. Để hiểu rõ thêm về Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, kính mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn bà Maran Turner, giám đốc điều hành của tổ chức Freedom Now do phóng viên Hồng Thuận thực hiện.

Thông Điệp Mùa Giáng Sinh: Bỏ Mác Lê xuống là... thành Phật

Trần Mạnh Hảo

Mừng lễ Noel, mừng Chúa Jesus giáng sinh, sao lại nhắc lời Phật dạy: “Bỏ đao (mác lê ) xuống là thành Phật, là sao ?
Phật dậy: bỏ đao xuống là thành Phật, chứ Phật có bảo bỏ mác lê xuống đâu! Thưa, ngày xưa chưa có súng ống nên người ta thích dùng đao to búa lớn làm vũ khí cho nó hoành tráng; nay thiên hạ ưa dùng đám đàn em của đao là mác, lê hơn vì nó gọn nhẹ; gươm, đao, giáo, mác, lê, búa, liềm… vốn là những chủng loại vũ khí dùng để giết người thông dụng nhất; ví như đồng chí Pôn Pốt & Iêng Xa ri dùng búa để đập đầu và liềm để cắt cổ mà xơi tái gần hai triệu đồng bào mình đó thôi. Đồng chí Mao Trạch Đông dùng lưỡi mác của Đức và mũi lê Nga-Xô mà tàn sát cả ngót trăm triệu đồng bào Trung Hoa của mình rất ngon ơ là gì?

2011/12/20

Thế giới đón nhận hai sự ra đi với tâm trạng khác nhau

DienDanCTM

Hôm nay, 19-12-2011, thế giới cùng lúc đã đón nhận tin sự qua đời của hai nhân vật nổi tiếng là cựu Tổng thống Tiệp Vaclav Havel, và đương kim lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-il.
Cựu Tổng thống Tiệp Vaclav Havel, sinh năm 1936, qua đời ở tuổi 17 hôm Chủ nhật 18-12-2011 tại nhà riêng ở vùng đông bắc thủ đô Praha, Tiệp Khắc, sau thời gian dài bị bệnh. Ông là nhà viết kịch bất đồng chính kiến, từng vào tù ra khám vì tham gia và lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân chủ tiệp khắc, và đã trở thành tổng thống hậu cộng sản đầu tiên của Tiệp Khắc vào tháng 12-1989. Ông Havel được quốc tế biết tới lần đầu tiên vào thập niên 70 khi ông tham gia soạn thảo Hiến Chương 77, một bản tuyên ngôn nhân quyền cho phong trào thay đổi dân chủ
Trong thời gian nhận lãnh trách nhiệm một vị Tổng thống, ông Havel đã dẫn dắt thành công quá trình chuyển đổi Tiệp Khắc từ chế độ CS sang dân chủ, cùng với một nền kinh tế thị trường tự do. Ông cũng giám sát việc chia tách lãnh thổ một cách hòa bình vào năm 1993 giữa Cộng hòa Séc và Slovakia.

“Mặt Trận Tổ Quốc”: Kẻ thù của xã hội dân sự

Lam Giang - DienDanCTM

Một Xã hội Dân Sự lành mạnh tồn tại dựa trên cơ sở độc lập với nhà nước, đó là nền tảng cho chế độ Dân chủ của một quốc gia. Thiếu đi sự phát triển lành mạnh của Xã hội Dân Sự cũng đồng nghĩa với việc các quyền tự do của con người đã bị cấm đoán hoặc hạn chế một cách phi lý. Điều đó khiến cho các quyền và lợi ích chính đáng của con người không được thực thi đúng mức và không thể phát triển để tiến lên cùng với thời đại tự do - dân chủ.
Xã hội Dân sự là tổng thể của các hoạt động và sinh hoạt, mà trong đó các quyền tự do căn bản của con người được thể hiện như: Quyền tự do thành lập hội, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận...; nhờ sự hoạt động đó mà xã hội được tiến triển tự do, là môi trường để khẳng định và phát triển các quyền của con người. Sự hoạt động và tranh đấu của các tổ chức xã hội – chính trị khiến cho môi trường xã hội trở nên trong sạch và phát triển lành mạnh. Một xã hội Dân sự đúng nghĩa là các tổ chức đó phải được tồn tại độc lập, không bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhà nước. Chúng ta có thể khẳng định rằng: Một đất nước mà xã hội Dân sự phát triển tự do và lành mạnh thì đó là chế độ dân chủ. Ngược lại, một xã hội Dân sự bị cấm đoán và bóp nghẹt dưới mọi hình thức thì đó chính là chế độ nhà nước Độc tài.

2011/12/19

Phỏng vấn ông Lý Thái Hùng về Hội Nghị Dân Chủ Á Châu

Thomas Việt - VRNs

VRNs (17.12.2011) - Sài Gòn – Đây là cuộc phỏng vấn giữa Thomas Việt, VRNs, với Ông Lý Thái Hùng, một thuyết trình viên tại Hội Nghị Dân Chủ Á Châu, lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 25-26.11 sau nhiều năm Nhật không lên tiếng trước tình trạng vi phạm nhân quyền và không có tự do dân chủ tại một số nước độc tài tại Á Châu.
Qua cuộc phỏng vấn này chúng ta sẽ biết được nội dung của hội nghị, các hoạt động hỗ trợ cho phong trào dân chủ tại Á Châu của chính giới và 8 triệu thành viên của nghiệp đoàn tại Nhật. Sự cộng tác của các dân tộc đang bị áp bức. Những việc làm cụ thể của các tổ chức, đảng phái, sinh viên, tu nghiệp sinh, công nhân và trí thức cho công cuộc dân chủ hóa và sau đó là cùng sống chung trong hòa bình là như thế nào sau khi các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ có được tự do dân chủ.
Mời quý vị lắng nghe hay xem bài phỏng vấn sau:
Thomas Việt: Hội Nghị Dân Chủ cho Á Châu diễn ra ngày 25 và 26 tháng 11 vừa qua chưa có đại diện của các nước dân chủ tại Á Châu và các nước lớn khác, Ông Lý Thái Hùng có thể cho biết là đã mời mà họ ngại không đến hay chưa tới lúc phải mời họ?
Lý Thái Hùng: Thưa anh, Ban Tổ Chức Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu vừa qua tại Tokyo đã đặt ra ba mục tiêu chính: Thứ nhất là muốn lắng nghe nguyện vọng và quan điểm của các dân tộc tại một số quốc gia độc tài ở Á Châu. Thứ hai là hiểu biết rõ hơn về những nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ của các dân tộc đang bị áp bức. Thứ ba là người Nhật Bản có thể làm gì để hỗ trợ những cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức hầu giành lại tự do dân chủ.
JPEG - 40.9 kb
Thành phần lãnh đạo Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu Từ Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu 26/11/2011 tại Tokyo. Từ trái qua phải: ông Ihman Mahimut (Uyghur), Lý Thái Hùng (Việt Nam), ông Tin Win (Miến Điện), Tiến sĩ Pima Gyalpo (Tây Tạng) và 3 thành viên Ban tổ chức Hội Nghị.
Vì chỉ gói ghém trong ba mục tiêu chính như vậy, Ban Tổ Chức đã chỉ mời đại diện của một số lực lượng thuộc các dân tộc đang bị chế độ độc tài áp bức như Miến Điện, Việt Nam, Trung Quốc, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Bắc Triều Tiên tham dự mà không mời những quốc gia dân chủ tại Á Châu hay các nước khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc tham dự là vì vậy.
Theo như phát biểu của bình luận gia Kasei, Chủ tịch ủy ban Dân chủ hóa Á Châu thì những người Nhật Bản trong Ủy Ban này, muốn tự mình tìm đến và cùng với các dân tộc bị độc tài áp bức để tranh đấu cho tự do dân chủ. Đồng thời họ muốn qua đó, dấy lên một làn sóng trên toàn quốc Nhật Bản hỗ trợ các phong trào dân chủ hóa Á Châu. Điều này cho thấy là hiện nay nguời Nhật chỉ muốn giới hạn khuôn khổ ở trong nước Nhật và chưa muốn làm lan rộng ra các quốc gia dân chủ khác.

Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

BNS Tự Do Ngôn Luận

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 137 (15-12-2011)
Hôm 10-12 mới rồi, toàn thể thế giới đã kỷ niệm 63 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948), một văn kiện quan trọng khẳng định rằng các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (vốn sẽ được khai triển và trình bày chi tiết trong hai Công ước Quốc tế Nhân quyền năm 1966) là biểu trưng đích thật của văn minh nhân loại hiện thời, bổn phận cấp thiết mà các chính quyền phải thực thi và là thành tựu chủ yếu mà các quốc gia phải nỗ lực đạt cho được. 
Quả vậy, Tuyên ngôn khẳng định trong phần mở đầu rằng “Mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều có nhân cách, có quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng. Sự công nhận nhân cách và các quyền này là nền tảng của tự do, công chính và hoà bình trên thế giới” và rằng “mọi sự coi thường và khinh thị nhân quyền đều đưa đến những hành động dã man, xúc phạm đến lương tâm nhân loại và ước vọng về một thế giới mà mọi người đều được hưởng tự do ngôn luận, tín ngưỡng và không bị đe dọa, bởi đã được tuyên cáo đó là khát vọng cao cả nhất của loài người”.

Nguyễn Ái Quốc và "Bản án chế độ thực dân Pháp"

Blogger Hoa Mặt Trời

Đọc trên trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thấy tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bằng pháp ngữ, ấn bản năm 1925-1926 trên tờ báo của Quốc tế cộng sản có tên là Imprékor. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục xoay quanh nội dung tố cáo tội ác khốc liệt của thực dân Pháp trên các vùng thuộc địa trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên là những tố cáo này phơi bày những thủ đoạn tàn khốc của chủ nghĩa thực dân vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tính thời sự của tác phẩm không hề dừng lại ở một quá khứ tởm lợm của lịch sử nhân loại đã qua, nhưng nó có hình hài trong thế kỷ XXI này tại một quốc gia cộng sản vốn tự phong là "dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản". Quý vị đừng vội đánh giá nhận định của HMT là cực đoan. HMT xin trích dịch một chương trong tác phẩm này nguyên văn trích dẫn bằng font chữ màu xanh, với những so sánh với font chữ màu đỏ, cùng những trích dẫn báo chí truyền thông (màu vàng). Quý Vị hãy đọc, và câu trả lời xin dành cho chính Quý Vị:
— -

Nguyễn Ái Quốc
Bản án chế độ thực dân Pháp
CHƯƠNG IX
CHÍNH SÁCH NGU DÂN

Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.
Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.

2011/12/16

Thắp nến cùng Đức cha Long

Quỳnh Hương

Cho đến nay đã có ít là 3 buổi thắp nến trên nước Úc để cầu nguyện cho Thái Hà, cho 15 thanh niên công giáo vừa bị bắt, và cho cả giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ vẫn là buổi đầu tiên tại Melbourne. Giữa mưa gió ướt át của buổi chiều ngày 19 tháng 11 năm 2011 những ngọn nến đã thắp lên cùng Thái Hà trước tiền đình Quốc Hội Tiểu bang Victoria. Trước các vị dân biểu Úc cùng đông đảo đồng bào đến tham dự, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne đã bắt đầu bài phát biểu của ngài như sau: “Hôm nay, chúng ta, những người quan tâm đến tình hình đất nước và đặc biệt là tại Giáo Xứ Thái Hà, đến đây để bày tỏ sự liên đới của chúng ta với đồng bào quốc nội và nhất là những người đang tranh đấu cho tự do, công lý và những giá trị nhân bản đang bị một chính phủ độc tài đảng trị chà đạp coi thường. Nhân danh ban tổ chức, tôi xin chào đón và cảm ơn quý vị, Công Giáo cũng như không Công Giáo, các đoàn thể tổ chức, cũng như mọi người đến đây không những vì một Thái Hà hay một tôn giáo mà vì tương lai cho cả một dân tộc và vì tiền đồ cho cả một Tổ Quốc.

Đức Quốc: Biểu tình đòi nhân quyền tại Frankfurt

DienDanCTM

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay vào ngày thứ bảy 10.12.2011, Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn tại Ðức đã tổ chức hai cuộc Biểu tình tại Berlin và Frankfurt, do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại CHLBĐ và Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh Tại CHLBĐ phụ trách.
Tại Frankfurt mặc dù hôm nay trời đẹp có nắng, nhưng thời tiết giá lạnh trong mùa đông bao trùm làm cho mọi người đi tham dự biểu tình phải choàng vào người cái áo khoát thật dầy!
Đồng bào từ khắp nơi lân cận đã tề tựu trước Lãnh Sự Quán CSVN tại Frankfurt tham gia biểu tình phản đối CSVN hèn với giặc ác với dân, lên án việc lãnh đạo Hà Nội đã dâng đất nhượng biển cho ngoại bang, đàn áp thô bạo những người yêu nước dám đứng lên chống Trung quốc xâm lược. Nhất là sự việc mới đây Hà Nội đã dùng trò "côn đồ nhân dân" khủng bố, bắt cóc các thanh niên yêu nước thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Phận Vinh.

Lá Thư ngỏ gởi các Linh mục, Tu sĩ và Cộng đồng Dân Chúa hải ngoại

http://vietcatholic.net
Kính thưa qúy Đức Ông, Linh Mục, Tu Sĩ và anh chị em tín hữu,
Trong tuần vừa qua từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12, ba anh em chúng tôi là Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Hoa Kỳ, Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Canada và Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia, đã có dịp gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cũng như những thao thức của các Cộng Đồng Dân Chúa nơi chúng tôi đang sống và làm việc. Chúng tôi cũng có dịp lắng nghe những quan tâm, ưu tư của các linh mục, tu sĩ và giáo dân qua những cuộc đối thoại trong tinh thần đoàn kết và xây dựng. Mặc dù đây chỉ là buổi gặp gỡ hữu nghị, chúng tôi nhận thấy cũng cần chia sẻ với anh chị em một số điều như sau:
1. Chúng tôi chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa đã thương dìu dắt khối người Việt Công Giáo hải ngoại. Sau những năm tháng nhiều đau thương, vất vả và khốn khổ, chúng ta đã ổn định và trở thành một trong những phần tử năng động nhất trong các Giáo Hội địa phưong, nơi chúng ta sinh sống. Lực lượng các linh mục, tu sĩ, giáo dân đông đảo và nhất là đời sống đạo nhiệt thành đã làm rạng rỡ cho truyền thống và di sản đức tin mà các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào minh chứng.

Bộ tranh "Việt Nam Anh Hùng"

Viet Toon

Xin giới thiệu đến bạn đọc bộ tranh "Việt Nam Anh Hùng" do Viet Toon thực hiện. Lời chú thích bên dưới các tấm hình là của tác giả.
BBT WebVT
— -
JPEG - 71.1 kb
Mẹ Âu Cơ bảo vệ lãnh thổ! Y phục dựa theo y phục đồng bào miền núi và vương miện trên trống đồng. Quyền trượng có hoa sen làm đài nâng 2 nhành lúa trĩu hạt bao quanh bản đồ Việt nam – tượng trưng cho dân tộc Việt nam. Tranh vẽ theo lối fantasy và vẽ nhân dịp đồng bào biểu tình chống Trung Cộng tại Sài gòn và Hà nội tháng 5, và 6, 2011

2011/12/14

Kỷ niệm 4 năm cuộc biểu tình yêu nước tự phát của người Việt Nam

Nguyễn Thanh Văn

Đúng 4 năm về trước, ngày 9/12/2007, đã nổ ra những cuộc biểu tình tự phát đầu tiên của người Việt Nam ở gần các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối việc nhà cầm quyền Bắc Kinh thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Tại Sài Gòn, trong khi cuộc biểu tình yêu nước đang diễn ra thì nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản cố thuyết phục đoàn người giải tán. Ông Phạm Thành Tài, Phó Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Sài Gòn, đại diện cho phía chính quyền đã đến hiện trường để đối thoại với những người biểu tình và hứa rằng thành đoàn sẽ chính thức tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày cuối tuần kế tiếp. Cuộc biểu tình theo lời hứa của ông Phạm Thành Tài đã không bao giờ diễn ra. Nhưng những cuộc biểu tình yêu nước, mà thành phần tham dự hầu hết là trí thức, thanh niên, sinh viên, vẫn tiếp tục diễn ra trong những tuần lễ sau đó, dù phải đối mặt với sự đàn áp khốc liệt của công an. Lúc đầu trên trang mạng một vài tờ báo cũng đăng tải những hình ảnh, bài viết khơi dậy lòng yêu nước, nhưng đều phải lấy xuống sau vài tiếng đồng hồ.

Hoà Lan: Hội thảo về nhân quyền và hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc

DienDanCTM

(Nieuwegein 11/12/2011) - Nhằm mục đích tạo cơ hội để các đoàn thể và đồng hương cùng có dịp trao đổi về hiện tình đất nước nhân kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan đã tổ chức một buổi hội thảo ngày 11/12/2011 tại hội trường ’t Veerhuis, thành phố Nieuwegein với chủ đề: “Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc”.
Buổi hội thảo bắt đầu vào lúc 13g45 với bài Quốc ca và phút tưởng niệm đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc. Ông Nguyễn Đắc Trung, chủ tịch Cộng Đồng tại Hoà-Lan đã chào mừng các vị đại diện hội đoàn và đồng hương, đặc biệt các hội đoàn đến từ Pháp và Bỉ, và giới thiệu các thuyết trình viên gồm Bs. Nguyễn Quốc Nam (nguyên chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, hiện là chủ tịch Giám Sát Đoàn Trung Ương Đảng Tân Đại Việt), Ks. Nguyễn Ngọc Bảo (Uỷ Viên Trung Ương Đảng Việt Tân), và ông Lê Quang Kế (Cố Vấn Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà tại Hoà-Lan). Ngoài ra ông Nguyễn Đắc Trung cũng cho biết trong buổi hội thảo có phần nói chuyện đặc biệt của Ls. Nguyễn Văn Đài từ Việt Nam qua hệ thống SKYPE.

Sydney cầu nguyện cho Thái Hà và 15 thanh niên sinh viên Vinh

Tiến Sơn - DienDanCTM

Chiều tối Chủ nhật 11.12.2011, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney (CĐCGVNS) đã cử hành Thánh lễ Hiệp thông Cầu nguyện cho Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cùng 15 thanh niên Công giáo bị bạo lực độc tài bách hại.
Có hơn 2.000 đồng bào và Giáo dân Sydney đã đến tham dự Thánh lễ nầy được tổ chức tại Công viên Paul Keating, tây nam Sydney. Thánh lễ mở đầu với một hồi chiêng trống vang vọng hồn dân tộc, tiếp theo đó toàn thể mọi người cùng ca đoàn Sydney đồng ca bản "Trời Cao" mở đầu Thánh lễ lúc 19g. Thánh lễ Đồng tế gồm 7 Linh mục, Linh mục Tuyên uý Trưởng Phê rô Nguyễn Khoa Toàn Chủ tế.
Trong một bài Giảng lễ hết sức ý nghĩa, Linh mục Phaolô Chu Văn Chi đã làm mọi người xúc động, Linh mục nói: Những đau thương và khốn khó hiện nay của Thái Hà nói riêng và của Giáo Hội Mẹ tại quê nhà nói chung cũng chính là những đau thương và khốn khó của Cộng đoàn Công giáo chúng ta tại Sydney và chúng ta cùng hiệp dâng Thánh lễ Cầu nguyện hôm nay là để chia sẻ và cầu nguyện cho Thái Hà, cho 15 anh chị em Thanh niên Công giáo và cho Giáo Hội Mẹ đang bị bách hại tại quê nhà…. Linh mục nhấn mạnh thêm: Thánh lễ Cầu nguyện hôm nay cũng là để Cộng đoàn Sydney chúng ta nói lên sự thật trước Hội Đồng Giám Mục Úc Châu và trước công luận Úc về tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ngày càng trầm trọng tại quê nhà….

2011/12/12

Tọa kháng cho nhân quyền tại Washington DC

Kính mời quý vị theo dõi một số hình ảnh cuộc tọa kháng ngày 10/12/2011 nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Washington DC. Cuộc tọa kháng được phối hợp tổ chức giữa Cộng đồng Việt Nam vùng DC-MD-VA, Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Liên Cộng Đồng vùng Đông Hoa Kỳ, Cộng Đồng Việt Nam vùng Boston, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Jersey, Cộng Đồng Việt Nam tại Georgia và Cơ sở Đảng Việt Tân tại Miền Đông Hoa Kỳ.
BBT WebVT
— -

Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2011

MLNQVN

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 đến Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được long trọng tổ chức tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Kensington, Úc Đại Lợi vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 (10 tháng 12 năm 2011). Buổi lễ được tổ chức do sự hợp tác của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) với Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, Đài Truyền Hình VNTV, Uỷ Ban Chống Tệ Nạn Buôn Người (AusAct), Đài Phát Thanh Viễn Xứ, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, và Khối 8406 Melbourne.
Tham dự Lễ Trao Giải có khoảng 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể trong vùng và các vùng lân cận. Sau phần nghi thức khai mạc, Trưởng Ban Tổ Chức là Ông Đoàn Việt Trung ngõ lời chào mừng quan khách và giời thiệu tóm tắt các sinh hoạt của MLNQVN, trong đó Giải Nhân Quyền Việt Nam là một sinh hoạt hàng năm.
Giải Nhân Quyền Việt Nam được MLNQVN thành lập từ 2002 nhằm tuyên dương những cá nhân hoặc đoàn thể đã có những thành tích đấu tranh bất bạo động vì quyền làm người của nhân dân Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay đã có 24 cá nhân và một tổ chức được vinh danh.
Tiếp đến TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN đến từ Hoa Kỳ, trình bày ý nghĩa của Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 trong khung cảnh những vi phạm quyền làm người tại Việt Nam càng ngày càng tồi tệ hơn. Ông cũng kêu gọi cộng đồng người Việt khắp nơi tiếp tục hỗ trợ cuộc cuộc đấu tranh gian khổ của những nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

14 DB Úc kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại VN

John Barilaro

Thông Cáo Báo Chí
Ngày 7 tháng 12 năm 2011
Mười bốn dân biểu quốc hội New South Wales đồng ký tên vào một văn thưgởi Thủ Tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ mối quan tâm và sự thất vọng về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm những nhân quyền căn bản.
Bức thư sẽ được gởi tới ông Nguyễn Tấn Dũng đúng vào ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền, 10 tháng 12.
"Nhiều thành viên của quốc hội New South Wales lấy làm lo âu về những hành động đàn áp của cầm quyền Việt Nam đối với những cuộc biểu tình ôn hòa và những người chỉ đơn giản biểu lộ quan điểm của họ."
JPEG - 57.8 kb
DB John Barilaro
"Những nhà hoạt động gồm những tu sĩ công giáo, học giả, sinh viên, và một công dân Úc, bà Hồng Võ, đã bị bắt và bị ngược đãi vì đã tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa, viết blog, hoặc biểu lộ sự bất đồng với chính phủ - những quyền tự do mà bên Úc chúng tôi xem là điều hiển nhiên", ông Barilaro nói.
"Việc bắt giữ một cách có hệ thống mười lăm nhà hoạt đông sinh viên Công giáo và Tin lành là việc làm rất đáng quan tâm."
"Các ông Đặng Xuân Diệu (32 tuổi), Hồ Đức Hòa (37 tuổi), Nguyễn Văn Oai (31 tuổi), Chu Mạng Sơn (22 tuổi), Đạu Văn Dương (25 tuổi), Trần Hữu Đức (23 tuổi), Paulus Lê Văn Sơn (26 tuổi), Nông Hùng Anh (23 tuổi), Nguyễn Văn Duyệt (31 tuổi), Nguyễn Xuân Anh (29 tuổi), Hồ Văn Oanh (26 tuổi, Thái Văn Dung (23 tuổi), Trần Minh Nhật (23 tuổi), cô Tạ Phong Tần (43 tuổi), và ông Trần Vũ Anh Bình (37 tuổi) hiện đang bị giam giữ chỉ vì “tội” cổ xuý công bằng xã hội, và không được tiếp xúc với gia đình của họ.