2009/10/30

Đảng Việt Tân vận động chính giới Úc


Vào hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2009, một phái đoàn của Đảng Việt Tân, do Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng dẫn đầu, đã đến Quốc Hội Liên Bang Úc Đại Lợi (Australia) tại thủ đô Canberra để gặp gỡ theo lời mời của một số vị dân cử tại đây.

Các buổi trao đổi đã diễn ra tuần tự với các Dân Biểu Steve Georganas, Kerry Rea, Bernie Ripoll; và sau đó, với các Thượng Nghị Sĩ Brett Mason, David Feeney, Gary Humphries, Russell Trood và Mark Furner.

Cùng đi trong phái đoàn còn có các đại diện Việt Tân tại Úc — ông Đỗ Đăng Liêu, Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, ông Trương Minh Đức — cùng một số đảng viên khác.

Mục đích của các cuộc gặp gỡ lần này là để vận động cho Quyền Tự Do Internet tại Việt Nam và tranh đấu cho tất cả các nhà dân chủ đang bị cầm tù tại Việt Nam. Danh tánh của từng nhà đấu tranh này được liệt kê trong một tài liệu có tên Những Tiếng Nói Lương Tâm (Voices of Concience) mà Đảng Việt Tân đã cập nhật hơn 10 năm qua. Phái đoàn cũng đặc biệt kêu gọi chính giới Úc đặt vấn đề với Hà Nội về trường hợp 9 nhà dân chủ vừa bị kết án bất công, cũng như những thủ thuật công an CSVN đã sử dụng đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy; và tình trạng nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên bị giam giữ đã hơn một năm không xét xử. Đây là những hồ sơ vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà nước CSVN.

Phái đoàn đã trình bày về hiện trạng kiểm soát ngặt nghèo toàn bộ hệ thống truyền thông của nhà nước CSVN. Tất cả 800 báo và đài phát thanh, phát hình chỉ có một tổng biên tập. Vì vậy, người dân Việt Nam hiện nay chỉ còn cửa ngõ duy nhất là mạng Internet để có được các nguồn thông tin độc lập và trung thực. Nhiều người đã thực hiện những trang blog của riêng mình, để vừa chủ động san sẻ những tin tức trung thực, vừa thực thi quyền tự do ngôn luận của họ. Từ đó, các blogger đã đương nhiên trở thành những "nhà dân báo", với chức năng thông tin và phân tích. Tập thể các bloggers trở thành một "làng dân báo" nằm ngoài luồng kiểm soát của chế độ. Hiện tượng phát triển tự nhiên theo đà tiến bộ của nhân loại này đã khiến nhà nước CSVN lo ngại và đang áp đặt ngày càng nhiều những biện pháp giới hạn tự do internet. Một trong những biện pháp đó là các trò bạo hành nhằm trói tay các nhà dân báo.

Phái đoàn đã kêu gọi các Dân biểu và Thượng Nghị Sĩ Úc hỗ trợ bằng cách:

- Thúc đẩy Chính Phủ Úc mở nhiều hơn nữa các cuộc đối thoại song phương với nhà nước Việt Nam về nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Internet. Đây là cách để cho các lãnh tụ CSVN biết các hành vi của họ đang được thế giới theo dõi và ghi sổ.

- Bảo trợ một nghị quyết kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam để đệ trình toàn Quốc Hội Úc. Đây là bước tích cực để ảnh hưởng lên các chính sách của Chính phủ Úc.

- Lên tiếng đòi Hà Nội phải trả tự do lập tức và vô điều kiện cho các nhà đấu tranh dân chủ hiện bị giam giữ và quản chế tại Việt Nam.

Tại tất cả các cuộc gặp gỡ này, các dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc cả 2 đảng — Đảng Lao Động đang nắm quyền và Đảng Tự Do trong vai đối lập — đều tích cực đáp ứng lời kêu gọi của phái đoàn Việt Tân. Một số hành động cụ thể đã được đồng ý tiến hành để vận động Hành Pháp Úc và tạo thêm áp lực lên nhà nước CSVN, kể cả việc yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc và Sứ Quán Úc tổ chức các chuyến "thăm tù".

Ngoài ra phái đoàn cũng đã có một buổi ăn tối cùng một số vị dân cử và những nhà hoạt động tích cực trong chính giới Úc. Trong dịp này Đảng Việt Tân đã có cơ hội trình bày về đường hướng và thành quả hoạt động của Đảng, dựa trên các nguyên tắc và chiến lược đấu tranh bất bạo động.

2009/10/28

Buổi Sinh Hoạt Về Hiện Tình Việt Nam tại Hawaii

Chiều ngày 24 tháng 10 vừa qua, Cơ sở Đảng Việt Tân tại Hawaii đã tổ chức một buổi nói chuyện về tình hình đấu tranh tại Việt Nam do ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trình bày, đồng thời giới thiệu đoạn phim ngắn “Đi Tù Vì Yêu Nước” ghi lại diễn tiến phiên tòa xét xử 9 nhà dân chủ yêu nước đã bị Hà Nội kết án tổng cộng 59 năm tù gồm 32 năm tù giam và 27 năm quản chế. Buổi sinh hoạt dưới hình thức bữa cơm gây quỹ yểm trợ các nhà dân chủ đã khai mạc vào lúc 6 giờ chiều tại nhà hàng Golden Palace, quy tụ 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể, cơ quan truyền thông tham dự.

Sau nghi thức khai mạc, ông Nguyễn Văn Hoàng, đại diện Cơ sở đảng Việt Tân tại Hawaii ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương, đồng thời cho biết mục tiêu chính của buổi sinh hoạt là để đảng Viêt Tân trao đổi với đồng bào về tình đấu tranh của các nhà dân chủ hiện nay tại Việt Nam. Sau đó, ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng đến từ California, đã có một bài nói chuyện rất xúc tích, thu hút sự chú ý của mọi người.

Ông Lý Thái Hùng đã cho biết chủ tâm của Hà Nội là bao vây và triệt hạ nguồn kinh tế của các nhà dân chủ và thân nhân của họ để không dám chống lại chế độ; nhưng âm mưu này thất bại vì có sự yểm trợ tích cực và kiên trì của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nên làn sóng phản kháng ở trong nước vẫn tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, ông Lý Thái Hùng đã phân tích về những áp lực đấu tranh của phong trào dân chủ tại Việt Nam khiến cho Hà Nội không thể nào ổn định được tình hình, và sự qụy lụy của Hà Nội vào sự bảo hộ của Trung Quốc để có thể duy trì quyền lực độc tôn, bán rẻ đất nước đã là động lượng gia tăng làn sóng chống đối. Ông Lý Thái Hùng cho rằng, đấu tranh để Việt Nam sớm có tự do dân chủ là một nhu cầu khẩn cấp trong những năm đầu thế kỷ 21; nhưng sự lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh hiện nay là một vấn nạn lớn cho sự độc lập của Việt Nam nếu như toàn thể người Việt Nam không gấp rút đấu tranh chống lại Trung Quốc và chống lại tập đoàn lãnh đạo tay sai bán nước Hà Nội.

Sau phần nói chuyện của ông Lý Thái Hùng, ban tổ chức đã mời ông Lý Thái Hùng, Đông Y Sĩ Cảnh Thiên và ông Trưởng ban tổ chúc Nguyễn Văn Hoàng lên bàn điều hợp, để trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình. Đa số các câu hỏi đều xoáy rất nhiều vào thái độ bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, về nhu cầu đoàn kết mọi người và nhu cầu tạo một quỹ hỗ trợ cho các nhà dân chủ đang đấu tranh trực diện tại Việt Nam một cách liên tục và lâu dài. Buổi sinh hoạt kết thúc vào lúc 9:30 tối cùng ngày. Mọi người đều hài lòng về những nội dung trao đổi rất tích cực và soi sáng nhiều vấn đề về tình hình Việt Nam hiện nay.

— -

Bài Nói Chuyện
Của Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân
tại Hawaii Ngày 24 Tháng 10 Năm 2009.

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần.
Kính thưa quý vị đại diện các đoàn thể và các cơ quan truyền thông.
Kính thưa quý vị thân hữu
Kính thưa toàn thể quý chiến hữu

Chúng tôi rất hân hạnh đưọc gặp mặt quý vị trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Tuy gọi là buổi ăn gây quỹ yểm trợ cho các nhà dân chủ tại Việt Nam nhưng chúng tôi thiết nghĩ, sự hiện diện của quý vị ở đây ngày hôm nay đã phần nào nói lên sự quan tâm của quý vị đối với phong trào dân chủ tại Việt Nam nói chung và đối với sự hy sinh của những nhà dân chủ đang trải qua những năm tháng lao lý trong ngục tù Cộng sản Việt Nam.

Kính thưa quý vị,

Tính từ năm 2005 trở đi, tức là từ sau khi Cộng sản Việt Nam có đợt ân xá tù nhân chính trị nhiều nhất trước áp lực đấu tranh của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của các đoàn thể nhân quyền quốc tế thì cho đến nay, số người bị Cộng sản Việt Nam khống chế, bắt cầm tù lên đến vài trăm người, chia làm ba thành phần như sau:

1/ Số người bị cộng sản Việt Nam bắt giữ một vài năm rồi sau đó đưa ra toà kết án từ 3 đến 8 năm hiện có đến vài chục người, như Linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 8 năm; Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị kết 6 năm tù, Kỹ sư Phạm Văn Trội bị kết 4 năm tù; Luật sư Lê Thị Công Nhân bị kết án 3 năm tù; Luật sư Nguyễn Văn Đài bị kết án 4 năm tù. Hoặc những người đang bị bắt nhưng chưa đưa ra xét xử như cô Phan Thanh Nghiên, Luật sư Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Tiến Trung… Những người này đều bị Cộng sản Việt Nam ghép vào tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”, dựa theo điều 88 của Luật hình sự. Đây là điều luật phi lý và ngược ngạo vì chính nó đã huỷ diệt quyền tự do ngôn luận mà Cộng sản Việt Nam cho ghi trong hiến pháp.

2/ Số người đang bị quản chế tại gia, tức là không bị ở tù hay mãn tù nhưng vẫn còn trong thời gian quản chế. Những người này rất bị giới hạn tự do, đi đâu phải xin phép công an khu vực và luôn luôn bị theo dõi. Số người này cũng lên đến vài chục người, đơn cử như Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, ông Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Khắc Toàn, ông Phạm Bá Hải, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Viên Định, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế vân vân…

3/ Những người tuy không bị quản chế nhưng luôn luôn bị công an theo dõi. Đây là những người đã từng viết những bài nhận định hay đã trả lời phỏng vấn trên các đài phát thanh ở Hải ngoại nhằm trình bày những ý kiến mà chế độ cho là chống lại họ. Con số này rất đông lên đến hàng trăm người như nhà giáo Nguyễn Thượng Long, ông Vi Đức Hồi, Ký giả Huy Đức, Blogger Người Buôn Gió, Blogger Mẹ Nấm, Sinh Viên Cao Ngọc Phương, Linh Mục Phan Văn Lợi, Linh Mục Nguyễn Hữu Giải v.v…

Tất cả những người nói trên, dù ở trong nhà tù hay ở ngoài nhà tù, họ không chỉ bị công an theo dõi gắt gao mà chính thân nhân của họ cũng bị theo dõi và cô lập kinh tế. Mục tiêu của Cộng sản Việt Nam là triệt hạ sự sống để những người này không còn dám chống lại đảng và nhà nước.

Nhưng phải nói là Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong kế hoạch bao vây kinh tế đối với những nhà dân chủ và thân nhân của họ. Lý do duy nhất là họ được sự giúp đỡ và bảo bọc của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại và những nhà dân chủ khác.

Thật vậy, trong nhiều năm qua, nhờ sự yểm trợ miệt mài nhưng kín đáo từ các đoàn thể tại hải ngoại, chúng ta đã chuyển vào giúp cho những nhà đấu tranh qua thân nhân và bạn bè của họ từ tiền thuê luật sự bào chữa trước tòa, tiền thuốc men, mua những dụng cụ liên lạc, tiền di chuyển và kể cả những tiền sinh hoạt phí cho gia đình. Không những thế, số tiền yểm trợ từ hải ngoại còn giúp cho bà con dân oan từ những vùng quê xa xôi có phương tiện lên Hà Nội hay Sài Gòn để nộp đơn kêu oan, giúp cho những người công nhân tham gia vào các đợt đình công đòi tăng lương hay đòi cải thiện nơi làm việc tồi tệ vì bị chủ cúp lương v.v... Chính những nguồn tiền yểm trợ này, chúng ta đã duy trì được ngọn lửa đối kháng tại Việt Nam.

Kính thưa quý vị,

35 năm qua, kể từ ngày Cộng sản Việt Nam đặt ách thống trị lên trên cả nước, phải nói là không một ngày nào họ ổn định được tình hình và luôn luôn phải trực diện với những sự chống đối ngày một leo thang của người dân. Có ba nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, Cộng sản Việt Nam đã coi vị trí quyền lực của họ cao hơn sự sống và tương lai của người dân. Tất cả những kế hoạch cải cách kinh tế, chấn chỉnh xã hội đều chỉ nhằm mục tiêu xoa dịu sự phẫn hận của quần chúng trước sự suy đồi của xã hội chứ không để cho đất nước được tự do phát triển. Họ biết là chủ nghĩa Mác Lênin đã bị nhân loại vứt vào xọt rác lịch sử; nhưng họ vẫn cố gượng ép tròng lên đầu nhân dân Việt Nam chỉ vì muốn núp sau bức bình phong này để biện minh cho độc quyền thống trị.

Thứ hai, thiểu số lãnh đạo đã ban phát quyền lợi cho một số người liên hệ ở trong và ngoài đảng, tạo thành một giai cấp quý tộc đỏ hầu cùng nhau nắm giữ quyền lực với nhau. Giai cấp này có một đời sống giàu có, sống xa hoa trước sự cơ cực của đại đa số dân chúng và vì được hưởng xa hoa nên giai cấp này phải bám vào quyền lực và bảo vệ sự tồn tại của chế độ.

Thứ ba, thiểu số lãnh đạo không có khả năng nên phải luôn luôn dựa vào quan thầy. Trước đây thì họ dựa vào Liên Xô. Từ khi Liên Xô tan rã, họ dựa vào Trung Quốc từ năm 1991, và để được Bắc Kinh bảo hộ họ đã phải dâng lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo và những khoáng sản tại thềm lục đia của Việt Nam.

Vì những hành vi cai trị độc ác và phản dân tộc nói trên, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam là tập đoàn bị người Việt Nam lên án là: Hèn với Giặc mà Ác với Dân. Tại sao?

Đối với Trung Quốc, họ không dám lên tiếng mạnh mẽ trước những hành động bá quyền của Bắc Kinh ở biển Đông hay trước sự kiện hải quân Trung Quốc đánh đập, cướp bóc và ngay cả bắn chết các ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam. Trong khi đó, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương đã không chỉ lên tiếng phản đối mạnh mẽ những vi phạm lãnh hải của Bắc Kinh mà còn tuyên bố sẵn sàng chiến đấu chống lại lực lượng hải quân Trung Quốc nếu vị phạm chủ quyền của họ.

Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam lại đàn áp những sinh viên, trí thức lên tiếng chống lại những hành động bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Song song, Cộng sản Việt Nam còn bắt giữ và kết án nặng nề những ai có hành động kêu gọi mọi ngưòi cùng nhau chống Trung Quốc để bảo vệ lãnh hải, hải đảo. Khi lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đưa ra tòa trừng phạt 9 nhà dân chủ vừa rồi tại Hà Nội và Hải Phòng vừa qua, họ đã không dám xét xử 9 nhà dân chủ dựa trên tội treo biểu ngữ chống Trung Quốc, mà xét xử theo điều 88 luật hình sự “âm mưu tuyên truyền chống phá nhà nước”. Rõ ràng là Hà Nội đã không dám mang vụ treo biểu ngữ ra xét xử vì sợ sẽ làm xấu mặt Trung Quốc và cũng một lần nữa tự vạch trần bộ mặt “Hèn với giặc – Ác với dân” của chính họ.

Kính thưa quý vị,

Tranh đấu để đất nước sớm có tự do dân chủ là một nhu cầu cấp bách trong thế kỷ 21. Chỉ khi nào Việt Nam có thể chế tự do dân chủ thật sự, người dân Việt Nam mới đóng góp hiệu quả vào vấn đề phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong khi chúng ta theo đuổi nhu cầu cấp bách nói trên, một nguy cơ khác, tuy đã tiềm ẩn từ nhiều năm qua nhưng nay đã trở thành một vấn nạn lớn của dân tộc, đó là nếu chúng ta không tranh đấu quyết liệt ngay từ bây giờ để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đang được sự tiếp tay của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, thì đất nước một lần nữa sẽ lại rơi vào vòng thống trị của ngoại bang.

Sau khi nối lại quan hệ với Trung Quốc từ năm 1990, lãnh đạo Hà Nội đã không chỉ tạo quan hệ ngoại giao bình thường mà còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa quan trọng để duy trì quyền lực độc tôn tại Việt Nam. Chính vì coi Trung Quốc là chỗ dựa để tồn tại, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội không bình đẳng. Hà Nội là học trò và là kẻ nhờ vả của Bắc Kinh trong mọi cải tổ về tư tưởng, an ninh, kinh tế, đối ngoại...

Trong mối quan hệ thầy trò, Bắc Kinh đã nuốt chửng Hà Nội trên nhiều lãnh vực:

Một là trong vụ đàm phán hai bên về biên giới phía Bắc, Cộng sản Việt Nam đã phải dâng cho Trung Quốc hàng trăm cây số vuông đất biên giới qua hiệp định Biên giới ký năm 1999. Đồng thời Việt Nam cũng đã mất vào tay Trung Quốc hơn 10 ngàn cây số vuông lãnh hải qua Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Việt ký năm 2000.

Hai là trong quan hệ kinh tế, theo công bố của Tổng Cục Thống Kê Cộng sản Việt Nam thì trong năm 2008, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc một lượng hàng hóa trị giá 15,7 tỷ Mỹ Kim gồm những hàng công nghiệp, đồ gia dụng như xe gắn máy, tủ lạnh, tivi…; trong khi Việt Nam bán sang Trung Quốc chỉ có 4,5 tỷ Mỹ Kim hàng hóa mà đa số là dầu thô, than đá, cà phê, ngũ cốc và hải sản… Cán cân mậu dịch chênh lệch là 11 tỷ Mỹ Kim. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam và đang giết chết rất nhiều xí nghiệp sản xuất của Việt Nam.

Ba là từ năm 1999, Trung Quốc ra thông báo là từ giữa tháng 5 đến tháng 8 hàng năm không cho đánh cá trên vùng diện tích 130 ngàn cây số vuông, chiếm 75% Biển Đông với lý cớ là bảo vệ hải sản. Đây là chủ trương vô cùng phi lý và hồ đồ vì lãnh hải mà Trung Quốc áp đặt quyền cai quản nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai. Mặc dù đưa ra như vậy, nhưng năm nay, Trung Quốc mới bắt đầu áp dụng và đã bị Mã Lai, Phi Luật Tân phản kháng rất mạnh mẽ và cho tàu chiến sẵn sàng ứng chiến với hải quân Trung Quốc nếu vi phạm luật biển của Phi Luật Tân hay Mã Lai. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam lên tiếng phản đối rất yếu, chỉ yêu cầu Trung Quốc rút lại lệnh trên rồi thôi và quay ngược lại khuyên ngư dân Việt nên tránh vùng biển đó. Ngay cả việc ngư dân ở miền Trung bị tàu Trung Quốc bắt khi đang đánh cá trên lãnh hải của Việt Nam và bị chúng gọi điện thoại đến tận nhà thân nhân trên đất Việt để đòi tiền chuộc mà Cộng sản Việt Nam đã không có hành động đáng kể để can thiệp.

Bốn là do nhu cầu phát triển công nghiệp, Trung Quốc cần một số lượng nhôm rất lớn. Trung Quốc đã chiêu dụ Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đồng ý kế hoạch khai thác Bauxite tại Tây Nguyên để lấy Alumium hầu bán cho Trung Quốc để tinh chế ra nhôm, trong khi Trung Quốc lại không tiến hành việc khai thác quặng Bauxite trên đất nước mình. Lý do là khai thác quặng Bauxite sẽ tạo ra nạn bùn đỏ không những gây ô nhiễm môi trường mà còn huỷ diệt môi trường sống của toàn khu vực khai thác và suốt vùng hạ lưu của các dòng sông liên hệ. Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đã tham tiền nên đã chấp nhận cho tiến hành khai thác tại Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên từ tháng 11 năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề khai thác Bauxite không chỉ đe dọa sự hủy diệt môi trường ở Tây Nguyên mà còn đe dọa đến vấn đề an ninh chiến lược tại Tây Nguyên khi Hà Nội để cho hơn 10 ngàn người gọi là “chuyên gia Trung Quốc” đến sống và làm việc tại đây đến năm 2025.

Kính thưa quý vị,

Một vài điều trình bày nói trên cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc lên vấn đề Việt Nam rất nghiêm trọng. Kinh tế Trung Quốc hiện đang đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật nhưng người ta dự kiến là Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật vào năm 2020 trở thành cường quốc số 1 ở Á Châu. Không những thế, Trung Quốc đang tân trang quân đội, nhất là bành trướng lực lượng hải quân với tham vọng chia ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên vùng biển Thái Bình Dương mà cụ thể là khống chế Biển Đông. Do đó, tốc độ tiến hành cuộc đấu tranh của chúng ta hiện nay phải gấp rút, phải nhanh chóng trước khi mà Cộng sản Việt Nam ra sức tiêu diệt các tiềm lực đối kháng tại quốc nội và rước các thái thú Trung Quốc núp dưới vỏ chuyên gia vào khống chế Việt Nam.

Trong tinh thần đó, nhân cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng tôi xin mạn phép đề nghị cùng quý vị bốn nỗ lực mà mỗi chúng ta có thể làm để cứu nguy đất nưóc.

Thứ nhất là hãy góp phần loan tải những thông tin liên quan đến nguy cơ việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên và sự yếu hèn của Hà Nội không dám phản đối Bắc Kinh chiếm Hoàng sa – Trường sa và khống chế Biển Đông cho thân nhân và bạn bè tại Việt Nam cũng như hải ngoại đều biết để cùng quan tâm tranh đấu.

Thứ hai là tích cực hỗ trợ những nhà dân chủ cũng như những phong trào đấu tranh tại Việt Nam dưới mọi hình thức.

Thứ ba là góp phần tranh thủ dự luận quốc tế, chính giới các quốc gia lên tiếng ủng hộ của đấu tranh của người Việt Nam và áp lực Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền; đồng thời phải phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Thứ tư là cùng nhau ủng hộ lời kêu gọi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để vận động mọi người cố gắng cắt giảm tối đa hoặc tẩy chay hoàn toàn việc sử dụng các hàng hóa và thực phẩm của Trung Cộng.

Kính thưa quý vị,

Năm nay – 2009 – đánh dấu 20 năm biến cố Đông Âu. Tại sao người dân Đông Âu đã thanh toán được chế độ vô sản chuyên chính cách đây 20 năm mà người Việt Nam lại chưa làm được điều này? Đương nhiên Đông Âu và Việt Nam có những mặt khác nhau, nhưng nếu chúng ta nhìn thấy tự do dân chủ là khát vọng lớn nhất khiến cho người dân Đông Âu xuống đường tranh đấu và họ đã thành công, thì tôi tin là người Việt Nam có dư khát vọng này. Hơn thế nữa, ngày hôm nay, người Việt Nam còn có một động lực khác lớn lao hơn, đó là sự toàn vẹn lãnh thổ từ sự xâm lược của Phương Bắc. Thấy hiểm họa này mà không đứng dậy thì chúng ta còn chờ ai nữa? Đã đến lúc dân tộc Việt Nam cần đứng lên, phải đứng lên để làm lịch sử.

Trân trọng kính chào toàn thể quý vị,

Lý Thái Hùng

Tuyên Dương Vedan: Cá Tháng 10 Tại Việt Nam?


Trong danh sách tuyên dương “100 sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009”, Cộng sản Việt Nam đã vinh danh 3 sản phẩm của công ty Vedan, một công ty liên doanh của người Đài Loan đã từng thải hóa chất bừa bãi ra sông Thị Vải gây ô nhiễm và đe dọa môi trường sống cho hàng triệu người thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sài Gòn trong các năm vừa qua. Khi tin tức nói trên được loan tải trên báo chí, mọi người tưởng là chuyện đùa vì cho đến nay công ty Vedan vẫn từ chối bồi thường thiệt hại cho nông dân ba tỉnh lên đến 600 tỷ đồng, tương đương 34 triệu Mỹ Kim.

Công ty Vedan chuyên sản xuất bột ngọt và tinh chế bột, thức ăn gia súc, phân bón v.v… được thành lập vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, công ty đã thải chất cặn bã gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thuỷ sản chết hàng loạt. Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu công ty Vedan ngưng hoạt động một thời gian để cải thiện ô nhiễm môi trường; nhưng chỉ ba tháng sau, công ty Vedan đã được phép hoạt động trở lại và tiếp tục gây ô nhiễm dòng sông Thị Vải.

Đến năm 2005, tình trạng ô nhiễm trên dòng sông Thị Vải ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của nông dân một cách trầm trọng; Cộng sản Việt Nam ra lệnh công ty Vedan xử lý ô nhiễm, nhưng công ty này chỉ chấp nhận bồi thường 15 tỷ đồng và tiếp tục hoạt động. Tháng 7 năm 2005, công ty Vedan bị xử phạt vi phạm hành chính 9 triệu đồng và được yêu cầu khắc phục ô nhiễm cũng như hoàn thành các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng thay vì khắc phục ô nhiễm, công ty này đã thiết kế và lắp đặt hệ thống xả nước thải một cách tinh vi che mắt sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Công ty Vedan đã lắp đặt hệ thống bơm nước thải sâu dưới đất dài 2,2 cây số và trụ bơm thoát nước được cắm sâu xuống sông Thị Vải đến 8 mét. Với sự che giấu này, tận dụng lúc trời tối, công ty đã xả nước thải chưa qua giai đoạn xử lý xuống sông, mỗi tháng tới 44,800 mét khối.

Sự che giấu của công ty Vedan nói trên đã bị phát hiện vào năm 2008. Cộng sản Việt Nam ra lệnh cho công ty này ngưng hoạt động, tháo gỡ toàn bộ hệ thống ống ngầm và nộp phạt vi phạm hành chính 267 triệu đồng. Cộng sản Việt Nam còn ra lệnh cho công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho 11 ngàn đơn kiện của nông dân ba tỉnh với số tiền lên đến 600 tỷ đồng. Năm 2009, công ty Vedan tuyên bố rằng họ sẽ dời công ty sang nước khác nếu không cho tiếp tục hoạt động và không trả tiền bối thường 34 triệu Mỹ Kim theo như đề nghị của các nông dân ba tỉnh vì cho là quá cao và chỉ bồi thường ở mức 1 triệu 400 ngàn Mỹ Kim mà thôi.

Trong khi vụ án của công ty Vedan chưa ngã ngũ thì ban tổ chức giải thưởng “100 sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng” lại công bố công ty này có ba sản phẩm gồm Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo và tinh bột biến đổi. Được biết, những công ty muốn tham gia để được tuyên dương thì phải ký hợp đồng, hỗ trợ ban tổ chức tổng cộng 30 triệu đồng để gọi là "phục vụ công tác tổ chức, xét tặng, truyền thông và lễ tuyên dương giải thưởng". Ban tổ chức giải thưởng này do Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng thành phố Sài Gòn chủ trì cùng với sự tham vấn của Bộ khoa học công nghiệp, Bộ y tế, Bộ công thương. Với sự liên hệ của ba bộ quan trọng trong vấn đề sản xuất các sản phẩm tiêu thụ, ban tổ chức giải thưởng có một ảnh hưởng rất lớn lên các công ty liên hệ.

Nhưng khi tin tức ba sản phẩm của công ty Vedan được tuyên dương loan tải vào chiều ngày 26 tháng 10 thì dư luận đã nổi lên làn sóng phản đối rất mạnh mẽ, khiến cho ông Ngô Quý Việt, tổng cục trưởng tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã phải họp báo cho rằng việc trao giải thưởng cho Vedan là sai sót của ban tổ chức. Trước áp lực này, Bộ y tế cũng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác của ông Hoàng Thủy Tiến, cục phó cục an toàn vệ sinh thực phẩm, người đã ký vào bản tuyên dương 3 sản phẩm công ty Vedan. Bộ khoa học công nghệ thì ra chỉ thị cho ban tổ chức phải thu hồi lại giấy tuyên dương đã cấp cho công ty Vedan. Nhưng đại diện công ty Vedan phản đối cho rằng họ không trả lại giải thưởng vì khi bình chọn giải thưởng phải có những tiêu chỉ cụ thể cho từng loại sản phẩm, và bây giờ rút lại cũng phải có tiêu chỉ đàng hoàng.

Trong khi đó, đại diện cho ban tổ chức giải thưởng là ông Bùi Văn Quyền (Bộ Khoa học công nghệ) nói rằng trong đêm trao giải thưởng không có trao cho công ty Vedan và đại diện công ty Vedan chỉ lên sân khấu ủng hộ tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung. Bà Nguyễn Thị Sinh, giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng tại Sài Gòn và cũng là Trưởng ban tổ chức giải thưởng, thì đỗ lỗi do sai sót của nhân viên đánh máy đã nhầm lẫn khi đưa danh sách đề cử và danh sách doanh nghiệp đoạt giải lên trang web. Trong khi đó, ông Yeh Sheau Yeh, giám đốc công ty Vedan thì khẳng định là họ được nhận 3 chứng chỉ tuyên dương ba sản phẩm từ ban tổ chức.

Những loay hoay giải thích và phủi tay trách nhiệm của cán bộ Cộng sản Việt Nam liên quan đến việc cấp 3 chứng chỉ tuyên dương công ty Vedan đã cho thấy ra ba điều:

Thứ nhất là con vi khuẩn coi thường dư luận của những cán bộ trách nhiệm liên quan đến những vấn đề sức khoẻ của người dân đã ở mức miễn nhiễm. Họ có thể giải thích bất cứ những lý do gì để chạy tội cho họ. Bà Nguyễn Thị Sinh, trưởng ban tổ chức giải thưởng đã phủi tay khi đổ lỗ lỗi cho người đánh máy giống như trường hợp Đào Duy Quát đã đổ lỗi cho cậu thanh niên đánh máy khi đưa bản tin ca ngợi hải quân Trung Quốc tập trận ở Hoàng sa.

Thứ hai là hệ thống tham nhũng chằng chịt trong các cơ chế. Mỗi công ty muốn tham gia vào việc bình chọn phải đóng cho ban tổ chức 30 triệu. Công ty Vedan chắc chắn đã phải đóng một số tiền gấp nhiều lần để không chỉ được ghi vào danh sách đề cử, mà còn được nhận 3 chứng chỉ chứng nhận ở phía sau hậu trường, do đại diện Bộ y tế ký. Công ty Vedan đã dùng tiền để mong xóa tội lỗi của họ đối với công chúng Việt Nam qua các quan tham ở Sài Gòn.

Thứ ba là lễ trao giải thưởng diễn ra tối ngày 11 tháng 10, nhưng đến hai tuần sau mới công bố lên báo chí (26/10), cho thấy là ban tổ chức muốn đặt dư luận vào chuyện đã rồi trong sự đồng tình của cán bộ lãnh đạo các Bộ. Nghĩa là họ mua thời gian để không tạo cho dư luận quan tâm ngay vào kế hoạch “bán giải thưỏng” của ban tổ chức cho công ty Vedan. Nhưng điều mà Cộng sản Việt Nam không ngờ là sức mạnh của truyền thông ngoài luồng đã góp phần kích lên sự phẫn nộ của dư luận, khiến cho chế độ không thể làm ngơ các tội ác của ban tổ chức giải thưởng.

...Cộng sản Việt Nam càng ngày càng đối diện với những phanh phui của dư luận về những sai trái của chính họ mà không còn có thể che giấu hoặc bưng bít như trước đây.

Tóm lại, qua vụ án Vedan cho chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam càng ngày càng đối diện với những phanh phui của dư luận về những sai trái của chính họ mà không còn có thể che giấu hoặc bưng bít như trước đây. Đây chính là những diễn biến mang tính “tự diễn biến” trong hệ thống độc tài mà họ đã không chịu nhìn ra, cứ đi đổ lỗi cho các thế lực thù địch bên ngoài kích động. Vụ án Vedan, như nhận xét của đại biểu quốc hội Nguyễn Đỉnh Xuân là chuyện đùa dai của chế độ, ngu xuẩn tới độ người ta tưởng Ngày Cá Tháng Tư (April Fool’s Day) đang xảy ra vào tháng 10 tại Việt Nam.

Trung Điền

2009/10/27

Blogger và nhà dân chủ Trần Khải Thanh Thuỷ bị đánh đập và bắt giữ


Ngày 23 tháng 10, 2009

Việc bắt giữ các blogger Việt Nam vẫn tiếp diễn: Blogger và nhà hoạt động dân chủ Trần Khải Thanh Thủy bị đánh đập và bắt giữ*

Ngày 23 Tháng 10 năm 2009 – Nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ thêm một blogger sau khi đã bỏ tù chín nhà tranh đấu mạng từ 2 đến 6 năm vì họ bày tỏ quan điểm trên internet.

Trần Khải Thanh Thủy đã bị bắt vào tối ngày 08 Tháng 10 năm 2009 sau khi công an phái nhân viên thường phục đến nhà bà để quấy rối bà, chồng bà, và cô con gái 13 tuổi của họ. Các viên chức đã đánh bà Thủy bằng viên gạch, gây chấn thương đầu bà. Bà Thủy và chồng sau đó đã bị cảnh sát bắt đi, để lại cô con gái của họ ở nhà một mình.

Trước ngày hôm đó bà Thủy đi Hải Phòng để hỗ trợ sáu nhà hoạt động dân chủ bị bắt giữ chờ đưa ra xét xử. Bà đã bị cảnh sát chận lại và bắt đi mà không có lý do. Sau vài giờ bị bắt giữ không cho liên lạc, bà đã được thả ra, sau đó bị bắt giữ một lần nữa trong cùng buổi tối hôm đó.

Đây không phải là lần đầu tiên Trần Khải Thanh Thủy đã bị bắt vì viết blog và các hoạt động của bà. Bà bị bắt giam trong chín tháng trong năm 2007 vì lên tiếng giúp dân oan tìm công lý vì đất đai bị chiếm đoạt. Trong thời gian bị cầm tù, bà bị bệnh tiểu đường và bệnh lao trầm trọng nhưng đã không được chữa trị.

Kể từ khi được thả ra trong tháng 2 năm 2008, bà và gia đình đã bị cảnh sát liên tục theo dõi và sách nhiễu. Nhà của bà thường bị phá hoại như bị ném phân vào.

Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về tội bạo hành. Các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam tường thuật rằng bà và chồng bà đánh và gây thương tích một người đàn ông, vì thế mới bị truy tố. Một bức hình của một người đàn ông chảy máu đã được đăng trên trang web Dân Trí, một trang web của nhà nước Việt Nam. Các blogger Việt Nam đã nghiên cứu tấm hình này và tuyên bố rằng các dữ kiện kỹ thuật số được mã hóa trong hình cho thấy rằng nó đã được chụp vào ngày 28 tháng 2 năm 2005. Tuy nhiên, tấm hình đăng trên trang web mang dấu ngày tháng lại là ngày 09 tháng 10 năm 2009. Nhiều blogger Việt Nam tin rằng bức hình đã được dàn dựng bởi cảnh sát để khép tội bà Thủy.

Trần Khải Thanh Thủy là một thành viên danh dự của Hội Văn Bút Anh Pen, một tổ chức phi chính phủ hoạt động quảng bá văn học và nhân quyền, và bà cũng là người nhận giải Hellman 2007 của Human Rights Watch’s / Hammett Award.

Blog của bà Thuỷ có thể tìm đọc tại http://trankhaithanhthuy.blogspot.com. Chúng tôi đang kêu gọi các blogger lên tiếng về trường hợp Trần Khải Thanh Thủy bằng cách hỗ trợ blog của bà cũng như viết thư đến các đại diện ngoại giao của mình tại Hà Nội để nhờ can thiệp. Bạn cũng có thể truy cập vào blog của chiến dịch http://freetrankhaithanhthuy.wordpress.com.

* Bài viết này đã được viết với sự hợp tác của Việt Tân - một tổ chức tranh đấu cho dân chủ.

Nguồn: Global Voices Advocacy

Người Tù Vì Tự Do


Vào ngày 6 - 9/10/2009 chế độ CSVN đã đem các nhà yêu nước sau đây ra kết án:

Nhà thơ Trần Đức Thạch, Nhà giáo Vũ Hùng, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Sinh Viên Ngô Quỳnh, Ông Nguyễn Văn Tính, Ông Nguyễn Văn Túc, Ông Nguyễn Kim Nhàn và Ông Nguyễn Mạnh Sơn.

Bản án tổng cộng dành cho các ông là 59 năm tù và quản chế chỉ vì tội tuyên nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.

Ngay sau các phiên tòa đầy tính Hèn Với Giặc - Ác Với Dân này, nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã cảm tác bản nhạc sau đây. Ban Biên Tập WebVT xin trân trọng giới thiệu:

Ca khúc "Người Tù Vì Tự Do", nhạc sĩ Nguyệt Ánh

- Nghe bằng nhu liệu riêng trên máy của bạn
- Tải âm thanh về máy

2009/10/26

Hãy Cùng Nhau Lập Hồ Sơ Bọn Tham Nhũng


Không biết đây là một sự ngẫu nhiên hay là có sự dàn xếp trước, mà hai Ban phòng chống tham nhũng của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều chọn ngày 13 tháng 10 năm 2009 để công bố một số thành quả trong việc chống tham nhũng của họ trong thời gian qua. Trong dịp này, Ban phòng chống tham nhũng Trung ương của chính quyền Cộng sản Trung quốc khoe rằng, nhờ quy chế mới về bao bì của Tổng cục kiểm phẩm và Ủy ban quản lý tiêu chuẩn hóa các mặt hàng mà uỷ ban này đã ngăn chặn được hối lộ trong dịp tết Trung thu vừa qua. Còn phía Cộng Sản Việt Nam thì người đứng đầu Ban phòng chống tham nhũng là ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc họp Ban này đã đưa ra thành tích phấn khởi là tình trạng tham nhũng đã có giảm, chỉ còn tồn tại một số vụ việc; rồi ông yêu cầu các tỉnh lập danh mục toàn bộ vụ án tham nhũng trên địa bàn của mình để theo dõi và chỉ đạo xử lý dứt điểm.

Với nạn tham nhũng lan tràn từ hàng chục năm nay, thành tích chống tham nhũng được Thủ tướng Ôn Gia Bảo, là người trực tiếp điều hành Ban phòng chống tham nhũng Trung quốc, công bố như vừa nêu đã bị dư luận Trung Quốc chỉ trích chỉ là một thứ trò hề. Ông Ôn Gia Bảo đã biện bạch cho thành thích của ông rằng, tham nhũng vẫn đang là một quốc nạn và cần phải nỗ lực hơn nữa để bài trừ, nếu không thì dân sẽ xa Đảng.

Được biết, trong dịp công bố thành tích vừa nêu, Ban phòng chống tham nhũng Trung Quốc khoe rằng, nhờ các quy chế bao bì mà tết Trung thu năm 2009 đã chận đứng được nạn bỏ vàng bạc, đá quý vào bánh trung thu để biếu tặng cho thủ trưởng, cán bộ, quan chức cao cấp. Công bố này lập tức trở thành trò cười cho người dân Hoa lục, vì tại sao đến năm nay mới đạt thành quả đó, trong khi quy định về bao bì đã đưa ra từ năm 2006. Hơn thế nữa, đâu phải bỏ tiền, vàng bạc, kim cương, hột xoàn vào hộp bánh trung thu đem đến biếu cấp trên, thủ trưởng, là cách duy nhất để đưa và nhận hối lộ? Cũng như phải gói thật sát những quà tặng theo quy định bao bì, thì người muốn hối lộ không còn cách nào khác, đành phải bó tay hay sao?

Người ta đã từng biết về nạn tham nhũng bất trị ở Trung Quốc, cũng như ít nhiều biết rằng, ông Thủ tướng Ôn Gia Bảo được người dân Hoa lục liệt kê trong danh sách những người tham nhũng khét tiếng ở Bắc Kinh. Nhưng đó chẳng phải là điều mà người Việt Nam quan tâm. Điều mà người Việt không thể không quan tâm là sự tham nhũng của ông Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức trong đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Tầm vóc tham những này quá lớn, đến nỗi tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từng là cố vấn kinh tế của mấy triều đại tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã từng tuyên bố rằng, hàng chục ngàn vụ tham nhũng bị phát hiện chỉ là phần nhô lên khỏi mặt nước của tảng băng sơn; chỉ chiếm không đầy 10 phần trăm của nạn tham nhũng. Đối với tầng lớp lãnh đạo đảng và nước CSVN, tuy rất khó để mà kiểm chứng, vì những gì liên quan đến tài sản kếch xù của giới lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam được coi là bí mật quốc gia; nhưng người ta đều tin chắc rằng, dù chỉ với đồng lương khoảng 500 mỹ kim một tháng, tài sản của cá nhân và gia đình họ đều ở mức hàng tỷ đô la. Chẳng hạn như ông Nguyễn Tấn Dũng hiện có xấp xỉ khoảng 2 tỷ mỹ kim. Đó là chưa tính đến 150 triệu mỹ kim mà tập đoàn Nhôm Trung quốc đã kín đáo biếu xén gia đình ông, để cho họ được khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, như giới ngoại giao và tài phiệt ở Hà Nội đã xìm xầm từ mấy tháng nay.

Trước sự ta thán của nhân dân, để chống tham nhũng, mấy năm trước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy định tổ chức các cơ quan phòng chống tham nhũng. Ngay sau đó, người ta đã vạch trần ra sự khôi hài và bịp bợm của tấn tuồng này, vì những người khét tiếng tham nhũng đều được chỉ định đứng đầu Ban phòng chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương. Như vậy thì có khác nào giao trứng cho ác? Và đây chính là mối lo của người dân Việt Nam cho đến nhiều thế hệ sau này. Bởi vì khi mà tệ nạn tham nhũng ngày càng thâm căn cố đế, thì xã hội sẽ mỗi ngày một suy đồi. Khi đất nước có tự do dân chủ sau này, các nỗ lực canh tân con người, canh tân xã hội sẽ khó khăn hơn bội phần. Không những thế, những tham nhũng, vơ vét của quan chức hiện nay đối với các khoản vay mượn, hay tiền viện trợ từ nước ngoài phải hoàn trả, sẽ là những món nợ khổng lồ mà con cháu Việt Nam đời sau phải nai lưng trả cả vốn lẫn lãi mẹ lãi con…

Trước tệ nạn tham nhũng, đã có nhiều người, hoặc là để bảo vệ quyền lợi của mình, hoặc là có tâm huyết chống tham nhũng, đã làm đơn tố cáo hay công khai hưởng ứng phong trào chống tham nhũng,... Nhưng hầu hết họ đều trở thành nạn nhân của sự trả thù, trù dập của nhà nước. Điều này cũng dễ hiểu, vì những kẻ đầu sỏ tham nhũng đang cầm đầu các uỷ ban phòng chống tham nhũng chẳng đời nào có thực tâm chống tệ nạn này vì những lý do thiết thân của họ. Nhất là khi họ thừa biết những hô hào chống tham nhũng của nhà nước chỉ là “hô hào cuội”, nên chẳng đời nào họ thực tâm thực hiện trên nền tảng vốn dĩ là “cuội” đó. Ngoài ra, hơn ai hết, 15 “ông vua không ngai” trong bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, hoặc những người có chức có quyền, đang giàu xụ, không ai lại muốn mất đi những cơ hội kiếm chác béo bở, cũng như phải bạch hoá những tài sản mà họ đã vơ vét, bán chác tài nguyên quốc gia hoặc hút máu hút mủ của nhân dân.

Như vậy phải chăng người dân đành phải bó tay cam chiụ mãi?? Gần đây người ta thấy xuất hiện trên internet một trang mạng có tên khá ngộ nghĩnh, trang mạng “Nó Kìa” (http://clbnokia.wordpress.com). Mặc dù mới xuất hiện, nhưng trang mạng “Nó Kià” đã được rất nhiều trang mạng và các cơ quan truyền thông khác giới thiệu, nối kết, với những lời giới thiệu đầy thiện cảm như: “Ý tưởng hay”, “việc thực tế cần làm”, v.v....

Vậy, Nó là gì? Nó là ai?... Những câu hỏi này được trả lời ngay trong phần giời thiệu của trang mạng vừa nêu:

“Nó Kià! Nó Kià! Nó là gì? Nó là ai?

“Nó là những ngôi nhà hoành tráng, những cơ sở làm ăn to lớn của các quan chức nhà nước đầy đặc quyền đặc lợi.

Nó là hiện thân, là kết quả của những vụ tham nhũng, cướp đoạt tài sản của người dân hay ăn cắp tiền viện trợ của nước ngoài.

Nó Kìa là một trang web chuyên lập các hồ sơ tham nhũng tại Việt Nam, trang web này đăng tải các hình ảnh, thông tin về những cán bộ, quan chức tham nhũng trong đảng CSVN.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mức độ giàu sang, quan liêu của cán bộ, đảng viên nhà nước CSVN đến mức độ nào.

Hãy tiếp tay diệt trừ tham nhũng theo lề bên trái!!

Nó Kìa là trang mạng của toàn dân Việt Nam tố cáo tham nhũng.”

Theo sau lời giới thiệu là hình ảnh cụ thể những biệt thự “hoành tráng” của các “đầy tớ nhân dân”; những người luôn luôn khoe rằng, họ thấm nhuần tư tưởng và gương đạo đức Hồ Chí Minh”; những người mà đồng lương chính thức chỉ ba, bốn trăm mỹ kim một tháng.....

Khi vào xem trang mạng “Nó Kìa”, chỉ cần qua hình ảnh các ngôi biệt thự, người ta có thể mường tượng ra được đời sống xa hoa của các ông “vua đỏ” từ trung ương đến địa phương ra sao, bên cạnh đại đa số nhân dân cùng khổ chạy ăn từng bữa, ốm đau bệnh tật không có thuốc men, thậm chí phải bán con cho bọn buôn người... Từ đó mới thấy khẩu hiệu “công bằng xã hội”, một mục tiêu đấu tranh chính mà chế độ thường rêu rao, nó trái ngược với thực tế như thế nào.... Cũng từ đó sẽ suy ra được tài nguyên phong phú của quốc gia, mà lẽ ra là của chung của dân tộc, nay hầu như cạn kiệt vì đã... biến thành những gì và ở trong tay ai? Cũng từ đó mới hình dung ra được nhân dân cùng khổ bị bóc lột, ăn chặn như thế nào, để rồi con cháu mai sau phải trả nợ ra sao!!!

Tóm lại, tương tự lời kêu gọi ngay từ bây giờ phải lập hồ sơ, hình ảnh của những kẻ gian ác, đang hàng ngày kìm kẹp, hà hiếp nhân dân; lời kêu gọi toàn dân thu thập và góp sức thiết lập hồ sơ tham nhũng như sáng kiến của trang mạng “Nó Kìa” (hoặc của những tổ chức vô vị lợi khác) là những chuẩn bị vô cùng thiết thực và cần thiết, để sau này, khi đất nước có tự do dân chủ, dân tộc Việt Nam có sẵn những chứng cứ cụ thể, khởi đầu cho việc thực hiện công bằng và công lý trong tinh thần nhân bản của dân tộc.

Ngô Văn

2009/10/23

Đọc Báo Cáo Của Nguyễn Tấn Dũng


Ngày 20 tháng 10 vừa qua, Quốc hội CSVN nhóm họp phiên thứ 6 của khóa 12. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã thay mặt chính phủ đến đọc một bản báo trong buổi sáng ngày khai mạc quốc hội. Bản báo cáo dài 12 trang, đầy chữ. Ông Dũng đã tốn gần 1 tiềng đồng hồ để kể lể về thành tích: “đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chận kịp thời đà suy thoái kinh tế và sau cùng là tiếp tục kiên định quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế thành công trong năm 2010”.

Theo thông lệ, những loại báo cáo của thủ tướng chính phủ trước các đại biểu quốc hội là văn kiện mang tính phô trương hơn là đi vào thực chất vấn đề. Tất cả được viết rất tròn và giải quyết xong mọi chuyện dù có khó khăn lúc đầu. Mục tiêu là để các đại biểu và cử tri toàn quốc an tâm phó mặc cho đảng và nhà nước giải quyết. Tuy nhiên, trong bản báo cáo lần này, có lẽ vì không thể nào tiếp tục che dấu những sự thật hãi hùng đang bị phơi bày trước công luận nên Nguyễn Tấn Dũng đã phải thú nhận một số những “hạn chế, yếu kém” của mình trong bản báo cáo.

Trong phần đánh giá về tình hình kinh tế xã hội năm 2009, Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra hai vấn nạn:

Một là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt nhất là ba lãnh vực: 1/ Đầu Tư; 2/ Xuất khẩu; và 3/ Du lịch đã suy thoái một cách nghiêm trọng.

Hai là tình hình yếu kém ở trong nước hiện nay nảy sinh từ ba nguyên do: 1/ Hậu quả của tình trạng lạm phát từ cuối năm 2008; 2/ Những yếu kém của tình trạng quản lý kinh tế; và 3/ Sự gia tăng chống đối của các thế lực thù địch.

Sau phần đánh giá tình hình, Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến khả năng khắc phục những yếu kém, trong đó có hai điểm đáng chú ý là: 1/ Đã thành công trong việc ngăn chận đà suy thoái kinh tế, giám sát chặt chẽ chính sách tiền tệ nền kinh tế vĩ mô ổn định; 2/ Công tác đối ngoại đạt kết quả toàn diện, giúp nâng cao vị thế trên trường quốc tế và xây dựng quan hệ hữu nghị tốt với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Hà Nội đang phải trực diện hai vấn nạn rất lớn, nếu không khắc phục thì sẽ gặp khó khăn. Đó là làm sao tiếp tục giữ vững được an ninh chính trị và trật tự xã hội. Do đó, khi đề cập về mục tiêu hướng tới năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng nhà nước CSVN phải gấp rút giải quyết một số việc, trong đó có ba điểm đáng lưu ý là:

1/ Nâng cao chất lượng tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô để ngăn chận lạm phát trở lại. Đặc biệt để khắc phục tình hình xuất khẩu sang các thị trường Âu Mỹ suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Dũng đưa ra chủ trương rằng Việt Nam sẽ tập trung mở rộng thị trường nội địa, coi trọng thị trường nông thôn, thực hiện hiệu quả cái gọi là “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2/ Bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dân. Trong đó, ông Dũng nhấn mạnh đến nhu cầu gọi là “hỗ trợ và khuyến kích người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo” nhưng không nói rõ chính sách làm như thế nào. Ngoài ra, ông Dũng cũng đã vạch ra ước mơ rằng nhà nước của ông sẽ tập trung đầu tư vào hai khu công nghệ cao ở Hòa Lạc và Sài Gòn với hai ngành mũi nhọn là tin học và sinh học, để làm động lực cho nhu cầu xây dựng Việt Nam là một quốc gia công nghệ cao vào năm 2020.

3/ Giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng. Ông Dũng đã nêu quyết tâm: “chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chận làm thất thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”. Trong khi đó, ông Dũng vạch ra hai sách lược: Tiếp tục vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để dễ dàng trao đổi bình đẳng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán và ký nghị định thư về phân giới cắm mốc, hiệp định về quy chế quản lý biên giới với Trung Quốc.

Lược qua một số điểm chính trong bản báo cáo của ông Nguyễn Tấn Dũng nói trên, tuy ông Dũng đề cập khá nhiều về khía cạnh chấn chỉnh kinh tế và nhu cầu giữ trật tự xã hội, người ta thấy rằng, Cộng sản Việt Nam đang phải đối diện bốn vấn đề lớn do chính chế độ gây ra trong vòng 2 thập niên vừa qua.

Thứ nhất là chính sách huy động đầu tư ngoại quốc để hướng nền kinh tế theo mô hình xuất khẩu đã thất bại sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam đang bắt chước Trung Quốc chuyển nền kinh tế theo mô hình giảm xuất cảng, hướng vào thị trường nội địa. Nhưng với hệ thống phân phối còn quá yếu kém, nhất là ở các khu vực nông thôn và hơn 67% dân số còn sống trong điều kiện quá nghèo (theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc là dưới 200 Mỹ Kim/đầu người) làm sao có tiền để tiêu xài, do đó lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Thứ hai là Việt Nam đang thiếu hụt tín dụng trầm trọng do sự giảm sút ngoại tệ (suy giảm xuất cảng, lượng kiều hối giảm) và do sử dụng 8 tỷ Mỹ Kim để thay vì kích cầu lại kích cung qua việc hỗ trợ cho các công ty quốc doanh tái phối trí sản xuất. Hiện nay Hà Nội đã vay 500 triệu Mỹ Kim từ Ngân hàng Á Châu, 500 triệu Mỹ Kim từ Nhật Bản và sắp tới sẽ vay thêm 1 tỷ Mỹ Kim từ Ngân Hàng Thế Giới nhưng chắc chắn không đủ đáp ứng với tình hình suy thoái kinh tế còn đang tiếp tục. Hệ quả trước mắt cho thấy là Việt Nam sẽ còn phải đối diện với cơn khủng hoảng tài chánh vào cuối năm nay.

Thứ ba là ông Dũng nhắc lại nhiều lần trong bản báo cáo về mối bận tâm của chính phủ CSVN về việc đối phó với hai vấn đề: an ninh chính trị và trật tự xã hội. Nói một cách dễ hiểu là nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ trực diện ngày một nhiều hơn những chống đối chính trị của lực lượng dân chủ, đồng thời nhức đầu giải quyết các cuộc phản kháng của quần chúng trên mặt xã hội. Mối lo của ông Dũng bắt nguồn từ những bất ổn xã hội và chính trị liên tục và trên đà gia tăng của vài năm gần đây. Chỉ nhìn vào 8 tháng của năm 2009 vừa qua, Cộng sản Việt Nam đã phải đối phó rất nhiều biến động như: vụ Tam Tòa ở Vinh, vụ Bát Nhã ở Lâm Đồng, vụ các trí thức trong Viện IDS tự giải thể để chống Quyết Định 97 của Nguyễn Tấn Dũng - một quyết định đã tạo ra làn sóng bất mãn mạnh mẽ của giới trí thức trong nước; vụ bắt giữ 3 Bloggers dẫn đến sự phê phán của thế giới, đặc biệt là Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết 672 hỗ trợ chiến dịch tranh đấu cho tự do internet tại Việt Nam; vụ bắt giữ các nhà dân chủ của đảng Dân Chủ Việt Nam; vụ tránh né xét xử 9 nhà dân chủ về việc treo biểu ngữ kêu gọi chống Trung Quốc mà dùng điều 88 để kết án một cách hồ đồ và phi lý tạo sự bất mãn lớn trong dư luận... Chính những nỗi lo này mà ông Dũng đã phải “hạ quyết tâm” làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực phản động.

Thứ tư là ông Dũng đã không có một chữ nào nhắc đến vấn đề tranh đấu nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải ở Biển Đông, cũng như bảo vệ sự an toàn sinh mệnh và nguồn sống của ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam đối với Trung Quốc. Đây là vấn đề nóng nhất hiện nay ở trong nước mà ông Dũng và chính phủ của ông hoàn toàn không đề cập đến. Sự né tránh này của ông Dũng cho thấy là thành phần lãnh đạo Hà Nội đã bán mình cho Bắc Kinh.

Tóm lại, tuy bản báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng đọc dài dòng nhưng nó được tóm vào hai ý chính: 1/ Không đụng chạm những vấn đề tranh chấp tế nhị Biển Đông đối với Trung Quốc để tiếp tục được làm nô bộc của Bắc Kinh; 2/ Chủ động phát hiện và kiên quyết tiêu diệt các lực lượng chống đối để giữ vững quyền lực chính trị. Cả hai ý đồ nói trên của ông Dũng sẽ không thể nào thực hiện được vì các hành động tay sai, bán nước và chà đạp lên quyền sống của người dân đã bị người dân Việt Nam thấy rõ và đang chống đến cùng.

Lý Thái Hùng

2009/10/22

Đi Tù Vì Yêu Nước

Đi Tù Vì Yêu Nước from Viet Tan Media on Vimeo.

Quốc Hội Hoa Kỳ Thông Qua Nghị Quyết 672 về Quyền Sử Dụng Internet tại Việt Nam


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - Blog: http://vnctcmd.wordpress.com

****

Ngày 21 tháng 10 năm 2009

Thông Cáo Báo Chí
Quốc Hội Hoa Kỳ Thông Qua Nghị Quyết 672 về Quyền Sử Dụng Internet tại Việt Nam

Hôm nay, ngày 21/10/2009, Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết 672 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải thả các nhà dân báo (bloggers) và hủy bỏ các luật lệ bóp nghẹt quyền sử dụng mạng Internet tại Việt Nam.

Đây là một nghị quyết được sự ủng hộ rộng rãi từ cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Với công sức vận động của cộng đồng người Việt trên toàn nước Mỹ, 22 dân biểu đã cùng đứng tên bảo trợ cho nghị quyết này trước khi đệ trình lên toàn Hạ Viện.

Trong phần giới thiệu trước các đồng viện, Dân Biểu Loretta Sanchez, tác giả và cũng là người khởi động Nghị Quyết 672, tuyên bố: "Rất tiếc, thay vì được cải thiện, thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam lại ngày càng tệ hại hơn. Tôi quan ngại là Hoa Kỳ chưa có thái độ đủ cứng rắn đối với sự xem thường nhân quyền quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam".

Bà Sanchez cũng nhận định: "Việc cứu xét để thông qua nghị quyết này rất đúng lúc bởi vì nhà nước Việt Nam vừa mở chiến dịch đàn áp một số nhà dân báo cũng như các nhà hoạt động đã dùng Internet làm phương tiện quảng bá ý niệm dân chủ". Bà liệt kê tên tuổi 18 nhà hoạt động đang bị cầm tù hoặc bị trù dập tại Việt Nam.

Bà khẳng định: "Một nhà nước dùng bạo lực đối với công dân của mình, chỉ vì họ thực thi các quyền tự do căn bản, thì nhà nước đó không xứng đáng là một thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO); và cũng không có quyền đóng vai Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đang diễn ra".

Dân Biểu Hoa Kỳ gốc Việt, ông Joseph Cao cũng nhận định: "Việc Hoa Kỳ chọn thái độ cứng rắn đối với cách hành sử hung bạo của nhà nước Việt Nam là điều vô cùng hệ trọng và sẽ giúp thúc đẩy tiến trình dân chủ tại đây cũng như trên khắp thế giới một cách hiệu quả hơn". Ông cũng kêu gọi hành pháp Hoa Kỳ hãy đưa nhà nước Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần đặc biệt quan ngại (CPC)".

Nghị Quyết 672, tiếp theo sau bản lên tiếng của Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, là một phần phản ứng của chính giới ngoại quốc từ nhiều nơi trên thế giới sau các phiên tòa bất công và vô lý vào đầu tháng 10 vừa qua ở Hà Nội và Hải Phòng. Tại các phiên tòa này, 9 nhà yêu nước đã bị kết án tổng cộng 59 năm tù và quản chế chỉ vì các vị này kêu gọi hãy bảo vệ lãnh thổ và cải thiện xã hội. Công luận quốc tế cũng mạnh mẽ phản đối các thủ thuật dàn dựng của công an CSVN để hành hung và giam giữ nhà dân chủ Trần Khải Thanh Thủy khi bà đang vận động cho 9 nhà yêu nước nêu trên.

Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục cùng đồng bào khắp nơi mở rộng chiến dịch đưa ra trước công luận thế giới bàn tay bạo hành của chế độ CSVN đối với những người Việt yêu nước đang đấu tranh cho sự vẹn toàn lãnh thổ và các quyền con người.

Ngày 21 tháng 10 năm 2009
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 - www.viettan.org

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Các Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù


PEN

Mạng Lưới Hành Động Cấp Kỳ
14 October 2009
RAN 52/09

VIỆT NAM: Các nhà văn phản kháng bị kết án

Ủy Ban Bênh Vực các Nhà Văn bị Cầu Tù (WiPC) rất bức xúc bởi những bản án được ban hành đối với 9 nhà văn trong những ngày gần đây vì họ đã “tuyên truyền” chống chính quyền. Đó là các bản án từ 2 đến 6 năm. Tất cả 9 nhà văn này bi bắt giữ vào tháng 9, 2008 và trong đó có cả nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, một thành viên lãnh đạo của nhóm tranh đấu Dân Chủ bị cấm cản, Khối 8406. Ông Nghĩa cũng là biên tập viên của tạp chí Tổ Quốc, một tờ báo kín ủng hộ Dân Chủ. Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức trao trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người đã bị bắt giam ở Việt Nam vì họ đã ôn hòa thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình, dựa theo Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Văn Tính, nhà dân chủ đối kháng Nguyễn Kim Nhàn, nhà thơ Nguyễn Văn Túc, sinh viên và nhà văn dân chủ đối kháng Ngô Quỳnh, và nhà văn Nguyễn Mạnh Sơn đã bị truy tố tội hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 BLHS VN vì họ đã hoạt động và viết bài ủng hộ Dân Chủ, đặc biệt là việc họ đã gia nhập Khối 8406. Những người này đã bị kết những bản án từ 2 đến 6 năm trong hai ngày xét xử ở Hà Nội kết thúc vào ngày 9 tháng 10. Năm 2006, Khối 8406, một liên minh bao gồm các tổ chức chính trị và hội đoàn vận động cải cách chính trị, đã thảo một bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho VN”.

Tên gọi của khối liên minh này được đặt theo ngày bản tuyên ngôn được thảo. Bản tuyên ngôn này đã chính thức được 118 nhà bất đồng chính kiến đồng ký tên, số người ký tên sau đó gia tăng đến hàng nghìn người. Nổi bật nhất là ông Nguyễn Văn Lý, một linh mục và tác giả đã bị bắt vào tháng 2 năm 2007 và đã bị kết án 8 năm tù giam vì đã liên hệ với Khối 8406.

Sáu người bị kết án vào ngày 9 tháng 10 năm 2009 là một số trong những nhà hoạt động đã bị bắt giữ kể từ tháng 9 năm 2008 trong một cuộc đàn áp các nhà đối kháng ôn hòa. Người dẫn đầu của nhóm, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đã bị kêu án nặng nhất. Bản cáo trạng ghi ngày 3/7/09 liệt kê 57 bài viết của ông Nghĩa được viết vào khoảng thời gian kể từ năm 2007 cho đến khi ông bị bắt vào năm 2008 với nhiều hình thức như thơ, văn, truyện ngắn, và các bài báo bị xem là “phỉ báng ĐCSVN, xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu và bôi nhọ lãnh tụ đất nước, đòi đa nguyên đa đảng… và kích thích kêu gọi người khác tham gia phong trào đối kháng.” Xin liên lạc WipC để có thêm chi tiết về việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều nhà văn, tác giả và nhà báo khác bị bắt giam tại Việt.

Để biết thêm chi tiết, xin thảm khảo:

Bài viết của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền: http://www.hrw.org/en/news/2009/08/19/vietnam-release-peaceful-democracy-advocates

Trang cảnh giác và báo cáo về quyền tự do phát biểu ở Việt Nam của tổ chức Trao Đổi Quốc Tế về Quyền Tự Do Phát Biểu IFEX: http://www.ifex.org/en/content/view/full/164/

Sơ lược về Việt Nam ở trang BBC: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/country_profiles/1243338.stm

Xin gửi kháng nghị thư để:

Đánh tiếng cảnh giác đối với chiến dịch đàn áp các nhà đối kháng đang diễn ra ở Việt Nam, một chiến dịch mà trong đó có ít nhất 9 tác giả đã bị kết những bản án tù dài đăng đẳng đối với những hoạt động và bài viết ôn hòa của họ.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy lập tức trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bị bắt giữ vì họ đã ôn hòa thực thi quyền tự do phát biểu của mình dựa theo Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết.

Hãy gửi kháng nghị thư đến:

Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Ngoại Vụ
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Ông Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Xin lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam không có các số fax, cho nên bạn có thể cần phải nhờ đến các dại diện của sở ngoại vụ VN ở quốc gia bạn cư ngụ chuyển kháng nghị thư của bạn đến họ. Việc liên lạc các đại diện của bộ ngoại giao của nước bạn cư hiện đang ở Việt Nam nhờ họ can thiệp các bản án này cũng rất hữu ích.

Danh sách các lãnh sự quán của Việt Nam trên thế giới có thể tìm thấy ở đây: http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam

*** Hãy gửi kháng nghị thư ngay lập tức. Xin kiểm soát lại với PEN nếu kháng nghị thư được gửi sau ngày 31 tháng 10, 2009. ***

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc bà Cathy McCann ở Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù tại Brownlow House, 10/51 High Holborn, London WC1V 6ER, ĐT: +44 (0) 20 7405 0338 – Fax: +44 (0) 20 7405 0339 - Điện thư: cathy.mccann@internationalpen.org.uk

KD chuyển dịch

2009/10/18

Nhân các cuộc bầu cử tại Đức, Nhật và Hàn quốc, nhìn lại Việt Nam


Cuối tháng 9 vừa qua, cuộc bầu cử quốc hội tại Đức đã kết thúc trong sự phấn khởi của đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) của bà đương kim thủ tướng Angela Merkel. Trước kỳ bầu cử, hai đảng này đã thoả thuận với nhau rằng nếu thắng cử thì họ sẽ liên minh. Hiện nay hai đảng đang thảo luận để đồng thuận về một số chính sách trong 4 năm sắp tới. Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Steinmeier, ứng viên thủ tướng của đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) cay đắng thú nhận là đảng của ông đã thua nặng nề chưa từng có trong lịch sử của đảng.

Trong buổi vận động tranh cử tại Berlin ngày 26.9.2009, bà Angela Merkel đã kêu gọi người dân Đức hãy thực hiện quyền của mình bằng cách đi bỏ phiếu; một quyền công dân căn bản mà bà không hề có khi còn sống dưới chế độ Cộng Hoà Dân Chủ Đức (DDR), hay còn gọi là nước Cộng sản Đông Đức.

Mặc dù Thủ tướng và cả Tổng tống Đức đều kêu gọi người dân đi bầu, nhưng thống kê bầu cử cho biết số người đi bầu kỳ này còn ít hơn 4 kỳ năm trước. Tuy vậy những người không chịu đi bầu kỳ này (dù với bất cứ lý do gì) chẳng có ai bị công an hoặc chính quyền địa phương sách nhiễu, làm khó dễ như sống tại nước CHXHCN Việt Nam.

Nhìn về phương Đông, tháng 8 năm nay Nhật Bản cũng đã có cuộc bầu cử quốc hội. Đảng Dân Chủ Tự do (LDP) của thủ tướng Taro Aso cầm quyền từ 54 năm qua, tưởng chừng như khó mà bị mất quyền lãnh đạo nước Nhật, nhưng lần này thì thảm bại, đến nỗi ông Aso phải từ chức chủ tịch đảng.

Trong khi đó, một nước Á Châu khác là Hàn Quốc, tuy chưa đến hạn kỳ bầu cử thay đổi chính phủ, nhưng tháng 9 vừa qua nước này cũng có những thay đổi quan trọng trong chính phủ đương nhiệm, hầu đáp ứng với đòi hỏi của quần chúng và đáp ứng với sự đòi hỏi của tình hình. Qua đó, tổng thống Lee Myung-pak đã bổ nhiệm ông Chung Un-chan, 63 tuổi, giáo sư kinh tế, nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc gia Seoul, làm Thủ tướng Hàn Quốc thay ông Han Seung-Soo, đồng thời thay đổi một loạt 5 Bộ trưởng, trong đó có Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ kinh tế, Bộ lao động và Bộ bình đẳng giới.

Những sự kiện vừa nêu cho thấy, trong một đất nước tự do dân chủ, khi người dân không hài lòng với những gì mà đảng cầm quyền đang làm, thì hoặc đảng cầm quyền phải thay đổi nhân sự và chính sách cho hợp lòng dân, hoặc người dân sẽ mời đảng khác lên thay thế trong chu kỳ kế tiếp qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Đức và Hàn Quốc đều có hoàn cảnh chia đôi đất nước giống như Việt Nam trước năm 1975. Một bên theo chủ nghĩa cộng sản, nửa còn lại theo thể chế tự do. Tuy nhiên may mắn cho họ là cả 2 đều được một thời gian dài yên ổn để phát triển và vượt xa khả năng lấn chiếm của nửa nước bên kia theo chủ nghĩa cộng sản.

Trong 3 nước bị chia đôi, có lẽ may mắn nhất là nước Đức đã được thống nhất theo hướng dân chủ tự do và bóng ma cộng sản không còn là nỗi ám ảnh đối với người dân Đông Đức năm nào. Năm 2009, nước Đức đã kỷ niệm lớn 20 năm thống nhất. Hình ảnh người dân Đông Đức reo mừng hớn hở tràn vào sứ quán CHLB Đức tại Prague năm 1989, sau lời tuyên bố họ sẽ được rời bỏ "Thiên đường Cộng Sản Đông Đức" của Ngoại trưởng Genscher; đến cuộc biểu tình vĩ đại tại Leipzig của người dân Đông Đức với khẩu hiệu "Chúng tôi là nhân dân", và cảnh bức tường ô nhục Bá Linh bị xụp đổ, đã được trình chiếu nhiều lần trên các hệ thống truyền hình.

Khi được hỏi về nhà nước Đông Đức, bà Angela Merkel, người đã một thời sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức và nay đương kim thủ tướng nước Đức, đã nói rằng "hệ thống đó đem lại bài học là không bao giờ nên lặp lại nó".

Hàn Quốc hiện vẫn còn bị chia đôi. Dù rằng Bắc Hàn đang có kho vũ khí khiến lân bang phải lo ngại, nhưng đời sống của người dân Bắc Hàn thì có lẽ không khác mấy so với 2 thế kỷ trước. Trong khi đó thì Nam Hàn đã tiến bộ vượt bực. Mặc dù là quốc gia nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên, nhưng hiện nay Nam Hàn là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ tư ở Á Châu và hàng thứ 15 trên thế giới.

Trong mấy nước bị chia cắt, chỉ riêng Việt Nam kém may mắn, đã bị thống nhất trong gọng kèm độc tài cộng sản.

Sau thế chiến thứ hai, Đức, Nhật đều là 2 nước bại trận và đều bị quân đội "đế quốc Mỹ", từng là kẻ thù của họ chiếm đóng. Hiện nay quân đội Mỹ vẫn trú đóng tại cả ba nước Đức, Nhật và Nam Hàn. Nhưng may mắn cho các nước này là họ không có những đảng cộng sản... đủ "quang vinh" như đảng CSVN, để phát động và lãnh đạo những cuộc "chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước"; nhờ vậy mà nay họ đều là những cường quốc kinh tế, vừa là đối tác vừa là đối thủ với Hoa Kỳ... Điều này cho thấy, cái gọi là "chống Mỹ cứu nước" của lãnh đạo CSVN chỉ là lý cớ để dùng hàng triệu sinh mạng người Việt thi hành nghĩa vụ cho cộng sản quốc tế. Lý cớ "chống Mỹ cứu nước" càng thể hiện sự lố bịch khi mà ngay sau khi "đánh Mỹ" xong thì Hà Nội đã tính đến chuyện mời Mỹ trở lại, đến nỗi cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã phải than thở rằng: "Ngày nào chưa bang giao được với Mỹ thì ngủ chỉ nhắm được một mắt". Mỉa mai hơn, sau khi đã trải thảm đỏ mời Mỹ trở lại, cho đến nay Hà Nội vẫn không ngớt kể công trạng đã "đánh mỹ cứu nước". Hãy nhìn những số liệu sau đây để thấy "công trạng đánh mỹ cứu nước" và sau đó là công trạng lãnh đạo đất nước của CSVN như thế nào. Trước năm 1975 Việt Nam Cộng Hoà có mức phát triển tương đương với các nước trong vùng, cũng như Hàn Quốc. Vào đầu năm 2006, ô. Il Houng Lee, Trưởng Ðại Diện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) tại Việt Nam đã tuyên bố rằng, Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Nam Dương, 34 năm đối với Thái Lan và 197 năm với Tân Gia Ba (nếu các quốc gia đó đều đứng yên tại chỗ để... chờ). Lúc đó lợi tức đầu người của Thái Lan gấp 3 lần của Việt Nam. Đến nay, theo World Bank lợi tức đầu người của Hàn Quốc trong năm 2007 lên đến 12.270 mỹ kim, tức là hơn Việt Nam 22 lần. Thử hỏi bao giờ VN mới đuổi kịp một nước mà hơn 30 năm trước chỉ tương đương với mình?

Trở lại các cuộc bầu cử tại Đức, Nhật vừa qua , người ta thấy yếu tố "thể theo ý muốn đại đa số người dân" là yếu tố căn bản để ổn định lâu dài. Người dân thực sự có quyền chọn lựa người lãnh đạo đất nước mà họ thấy sẽ đáp ứng được quyền lợi cho họ, qua các chương trình hành động được đưa ra trong lúc tranh cử. Điều này cũng thể hiện qua việc tổng thống Nam Hàn phải thay cả thủ tướng và 5 bộ trưởng, để đáp ứng với tình hình thực tế xuyên qua sự đòi hỏi của đại đa số người dân.

Trong khi đó, từ trước đến nay tại các quốc gia cộng sản, lãnh đạo đất nước không do người dân bầu. Cứ mỗi lần sắp có đại hội đảng là cả nước lại qua một cơn động đất kéo dài cả năm trời. Cả xã hội nằm trong tình trạng căng thẳng, và càng gần đến ngày đại hội thì số người bị bắt bớ hoặc bị giam giữ càng nhiều. Trong nội bộ đảng, các phe cánh sát phạt, hãm hại và ngay cả giết hại lẫn nhau đằng sau bức màn bưng bít của đảng. Đây là truyền thống từ thời kình chống nhau giữa Hồ Chí Minh và Trần Phú, Lê Hồng Phong, kéo dài đến triều đại của hung thần Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, đến thời đánh nhau kịch liệt giữa bộ ba Mười, Anh, Kiệt; và nay là cuộc chạy đua tới đại hội đảng CSVN lần thứ 11 vào năm 2011 của Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Dân chúng có thể sẽ thấy những chỉ dấu đấu đá đó qua việc những nhân vật đàn em thuộc mỗi phe cánh đột nhiên bị kéo ra tòa, đột nhiên bị mất chức, bị đẩy về hưu, và ngay cả đột tử. Bởi vậy, cái gọi là sự ổn định của chế độ độc tài chỉ là kiểu cột nắp ngày càng chặt hơn một nồi nước sôi khổng lồ. Khi mà sợi dây cột nắp nồi không đủ mạnh để kìm hãm áp xuất ngày càng gia tăng của nồi nước sôi thì nồi sẽ nổ tung.

Giữa sự sôi sục trong việc lựa chọn những người lãnh đạo thượng tầng vào mỗi kỳ đại hội đảng, thì trên thực tế sự lựa chọn này thường chỉ do sự thoả thuận giữa một nhóm rất nhỏ cá nhân chóp bu của đảng CSVN, thường là Bộ chính trị. Nhưng cũng có lúc chỉ do 2 người quyết định, chứ chẳng phải do Trung Ương Đảng, hay do Đại Hội Đảng chọn. Lại càng không phải do toàn đảng chọn, và dĩ nhiên hoàn toàn không dính líu gì đến người dân. Thế nhưng những cá nhân được đảng chọn để ngồi vào các ghế thượng tầng đó, thay vì chỉ lãnh đạo đảng CS của họ, thì lại cai trị và thao túng toàn bộ vận mạng quốc gia.

Đảng CSVN chọn lãnh đạo, hướng đi, quyết định vận mạng cho đảng là chuyện riêng của họ. Lãnh đạo đảng CSVN không phải là lãnh đạo đất nước, vì họ không do người dân bầu ra và không ai giao quyền lãnh đạo cho họ. Vì vậy, việc đảng Cộng Sản từ trước đến nay cứ tự tiếm danh lãnh đạo đất nước, chọn hướng đi và quyết định vận mạng cho Việt Nam là điều vô lý và vô cùng tai hại, như đã được chứng minh ít nhất là từ năm 1975 đến nay. Chấm dứt sự vô lý và tai hại là điều bất cứ dân tộc nào cũng phải làm. Người dân Việt Nam đã và đang tiến hành đấu tranh bất bạo động để thực hiện điều này.

Nguyễn Thanh Văn

2009/10/17

Bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 14/10/2009


Điều Trần Trước Quốc Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Internet Tại Việt Nam Trong Phiên Nhóm tại Hạ nghị Viện ngày 14 tháng 10 năm 2009

Do ông Hòang Tứ Duy, Phát Ngôn Viên Đảng Việt Tân Đệ Trình

* * *

Trước tiên tôi xin cám ơn quý vị Dân Biểu Sanchez và Lofgren đã thực hiện buổi điều trần này. Tôi cũng xin cám ơn quý vị đã đệ trình Dự Luật H.R 672 nhằm khuyến khích Tự Do Internet tại Việt Nam. Rất mong Quốc Hội sẽ thông qua Dự Luật quan trọng này.

Internet có khả năng mang lại sự thay đổi cho Việt Nam. Điều này đã xẩy ra trên một số bình diện.

Trong khi đảng Cộng Sản Việt Nam nắm độc quyền báo chí, truyền hình và truyền thanh, hàng triệu người dân đã nhờ qua Internet mà có được các nguồn thông tin độc lập. Càng ngày càng có nhiều người Việt thực hiện được những trang blog riêng, theo dõi các sinh hoạt xã hội qua YouTube và trao đổi quan điểm tại các phòng Paltalk. Cũng như tại nhiều nơi khác, người dân Việt Nam không còn chỉ đóng vai thuần túy độc gỉa của các trang web, họ đã chủ động đóng góp và đã trở thành những công dân ký giả.

Những tin tức đã làm rung động xã hội Việt Nam những năm gần đây - như tệ nạn hối lộ của các giới chức cao cấp trong chính quyền, các cuộc tranh đấu của giáo dân để đòi lại tài sản chính quyền tịch thu của Giáo hội Công giáo, các cuộc tranh đấu của sinh viên chống lại việc Trung Quốc xâm chiếm các hải đảo của Việt Nam - đã được tường thuật rộng rãi bởi các blogger mặc dầu áp lực từ chính quyền và trong khi guồng máy truyền thông trong tay nhà nước hoàn toàn giữ im lặng.

Bên cạnh công dụng truyền thông, Internet còn là phương tiện kết hợp rất hữu hiệu. Trong khi chính quyền Hà Nội giới hạn chặt chẽ quyền tự do lập hội, thì những hội đoàn cũng đã được thành lập trong thực tế dưới hình thức những nhóm xã hội, những nhóm thảo luận và các câu lạc bộ chuyên biệt sinh hoạt với nhau qua Internet. Khi các thành viên “gặp nhau” qua mạng truyền thông, họ không cần phải xin chính quyền giấy phép tụ họp.

Sợ rằng Internet nới rộng sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, vào năm ngoái, nhà cầm quyền Hà Nội đã lấy một số biện pháp nhằm giới hạn tự do Internet:

• Vào tháng 10 năm 2008, chính quyền đã lập nên một cơ quan quản trị truyền thanh, truyền hình và thông tin điện tử, dưới quyền Bộ Thông Tin và Viễn Thông với mục đích điều khiển và kiểm sóat Internet.

• Tháng 12 năm 2008, Bộ Thông Tin và Viễn Liên ban hành Thông Tư Số 07 quy định việc kiểm soát các blog tư nhân. Điều đáng lo ngại là Thông Tư nầy đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ phải hợp tác với chính quyền. Ngay cả các công ty ngoại quốc cung cấp Internet như Yahoo, Google, Microsoft cũng buộc phải hợp tác với công an để chính quyền có thể theo dõi các sinh hoạt Internet.

Những biện pháp vừa nêu nhằm kiểm soát Internet là những biện pháp tương đối mới trong một chính sách đã có từ lâu nhằm ngăn cản những quyền căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Việc kiểm soát này được áp dụng căn cứ trên điều luật 88 quy định trừng phạt tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa” có thể tới 12 năm tù.

Trước tình trạng đang thấy tại Việt Nam, những người tranh đấu cho nhân quyền, tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có thể làm gì để bảo vệ và phát huy Tự Do Internet?

Tôi xin xin trình bầy ba đề nghị đại cương sau đây:

1/ Khuyến khích cải tổ pháp lý tại Việt Nam

2/ Khuyến cáo các công ty cung ứng dịch vụ điện tóan không được đầu hàng chế độ kiểm duyệt Internet

3/ Hỗ trợ những blogger bị cầm tù và những ai đang vận động cho tự do Internet.

Khuyến khích cải tổ pháp lý

Các luật lệ nhằm ngăn cản sinh hoạt đối kháng đã vi phạm các điều khoản quốc tế về nhân quyền mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Các luật lệ đó mâu thuẫn với cả Hiến Pháp của quốc gia và lợi ích của người dân Việt Nam. Nhiều nhóm quốc tế vận động cho nhân quyền và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua các dịp trao đổi thường niên đã kêu gọi Hà Nội hãy loại bỏ điều luật lỗi thời là sắc luật sô 88 .

Chính sách của Hà Nội về kiểm duyệt Internet không phải chỉ vi phạm vấn đề nhân quyền, nó còn có ảnh hưởng làm trì trệ sự phát triển xã hội và kinh tế và mục tiêu tiến tới nền kinh tế căn cứ trên kỹ năng mà giới lãnh đạo hằng tuyên bố. Đương nhiên, không một quốc gia nào có thể thực hiện được một nền công nghệ thông tin khi sự trao đổi thông tin bị giới hạn, và đôi khi còn bị trừng phạt. Những nỗ lực để xây dựng một nền giáo dục cao cấp cũng sẽ không đạt được kết quả khi những phát biểu và suy nghĩ tự do bị hạn chế.

Đó là những lý do tại sao Quốc Hội và Hành Pháp, bằng ngoại giao và qua các chương trình viện trợ, cần vận động việc cải tổ pháp lý tại Việt Nam, bắt đầu bằng việc hủy bỏ Thông tư 07 và Điều khoản 88.

Vai trò công ty cung cấp dịch vụ Internet

Tuy chính quyền Hà Nội có ý muốn rập khuôn bắt chước theo kiểu Trung Quốc trong việc kiểm soát thông tin, nhưng có một yếu tố căn bản khiến họ không làm được: Lý do là vì các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Trung Quốc đều họat động trong lãnh thổ nước này và chịu áp lực của chính quyền sở tại. Trong khi những công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật thông dụng cho Việt Nam là Yahoo, Google và Microsoft thì đều có cơ sở đặt ở hải ngoại. Đó là lý do các công ty này không buộc phải cung cấp dữ kiện của khách hàng hoặc kiểm tra các blog theo sự yêu cầu của công an Việt Nam.

Theo như chính sách hiện nay về Internet của Hà nội, các công ty kể trên có thể vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam đòi hỏi cung cấp cho họ các dữ kiện của khách hàng. Về điểm này, chúng tôi muốn nhắc nhở các công ty đó là họ có bổn phần phải bảo vệ quyền phát biểu và những chi tiết cá nhân của khách hàng, đặc biệt là sau hành động đáng tiếc của Yahoo tại Trung Quốc đã khiến cho nhiều nhà đối kháng bị bắt tại đây.

Vì quan tâm gìn giữ uy tín cho mình, những công ty như Yahoo, Google và Microsoft sẽ không muốn “mang tiếng xấu” trước sự thẩm định của Quốc Hội, truyền thông và giới tiêu thụ.

Hỗ trợ những blogger bị giam cầm tù và những nhà đấu tranh cho tự do Internet

Trong tuần qua Tòa án bù nhìn tại Việt Nam đã tuyên án khổ sai chín nhà dân chủ. Tội danh chính là họ đã phổ biến các bài viết trên mạng Internet. Vì hành động này họ sẽ bị giam cầm nhiều năm trong tù.

Trong khi chính quyền Hà Nội muốn mọi người sẽ quên đi số phận của những con người đấu tranh dũng cảm đó, nhưng chúng ta sẽ không quên. Họ là Thi sĩ Trần Đức Thạch, Thầy giáo Vũ Hùng, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Sinh viên Ngô Quỳnh, Dân oan Nguyễn Văn Túc và Công nhân Nguyễn Kim Nhàn.

Sự lên tiếng của quý vị Dân Biểu và các chuyến viếng thăm Việt Nam của quý vị, đòi hỏi chính quyền Hà nội phải trả tự do cho các blogger và các nhà tranh đấu bị giam cầm sẽ có tác dụng quan trọng. Việc làm đó là niềm an ủi tinh thần cho gia đình của các nhà đấu tranh và nhắc nhở chính quyền cộng sản Hà nội là họ không thể ngang nhiên đàn áp những hình thức phản kháng ôn hoà.

Tôi xin được kết thúc phần trình bầy của tôi bằng một trích dẫn lời phát biểu Dân Biểu Sanchez: “Mạng lưới Internet là một phương tiện tuyệt vời để chia sẻ thông tin, phát huy tiến bộ xã hội và kinh tế và mang mọi người trên thế giới lại gần với nhau”. Đó là lý do dân tộc Việt Nam phải được hưởng Tự Do Internet.

Xin thành thật cám ơn quý vị.

Việt Tân

2009/10/14

Nhà Giáo Yêu Nước Vũ Hùng Tuyệt Thực Phản Đối Bản Án


Radio Chân Trời Mới
Tin nhanh số 12
Lúc 2:00 sáng ngày 14/10/2009 giờ Việt Nam

Vào chiều ngày 13/10/2009, thân nhân của nhà giáo Vũ Hùng gồm cụ thân sinh của ông, vợ ông là bà Lý Thị Tuyết Mai, và con gái của ông đã đến trại giam để thăm nuôi. Tuy nhiên, quản trại từ chối, không cho gặp với lý do nhà giáo Vũ Hùng đang “vi phạm nội qui trại”.

Khi bị gặng hỏi nhiều lần, cán bộ trại mới cho biết ông Vũ Hùng đã tuyệt thực gần 7 ngày qua để phản đối bản án chế độ CSVN áp đặt lên ông. Vào ngày 7/10/2009, sau vỏn vẹn 3 giờ “xét xử”, tòa án Hà Nội đã kết án ông 3 năm tù giam và 3 năm quản chế. Trọng tội của ông là đã cùng với 8 nhà yêu nước khác treo biểu ngữ tuyên nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam và kêu gọi cải thiện nhiều mặt tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay. Tại phiên tòa ông khảng khái duy trì quan điểm hết lòng vì nước vì dân của mình. Ông phủ nhận các cáo buộc vô lý của chế độ và tuyên bố “Tôi chỉ muốn đóng góp tiếng nói nhỏ bé của tôi để xã hội tốt đẹp hơn.”

Kể từ ngày bị bắt vào năm ngoái, 18/9/2008, đến nay gia đình vẫn không được gặp mặt nhà giáo Vũ Hùng. Tại phiên tòa ngày 7/10/2009, sau khi bị tuyên án, ông đã cố gắng tiến lại để an ủi vợ vài lời nhưng công an lập tức ngăn bà Mai lại và kéo ông ra khỏi tòa.

Vào ngày 9/10/2009, tức chỉ 2 ngày sau khi có bản án phi lý và bất công này, tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã phát động lời kêu gọi hành động khẩn cấp đến các thành viên trên khắp thế giới để tranh đấu cho nhà giáo Vũ Hùng.

RadioCTM

2009/10/12

Khi bọn phản quốc kết tội những Người Yêu Nước


Theo dõi vụ xử án tại Hà Nội và Hải Phòng trong những ngày vừa qua, lòng tôi cứ nhớ đến những vụ án tương tự cách đây gần tám chục năm. Đó là vụ chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp xét xử các nhà cách mạng Việt Nam tranh đấu cho nền độc lập tự chủ của nước nhà. Đó là vụ xử án anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông ngày 23.3.1930. Với chính sách đàn áp dã man mọi cuộc nổi dậy của nhân dân ta, tên toàn quyền thực dân Pasquier [1] sau khi dẹp tan cuộc khởi nghĩa Yên Bái và bắt được nhiều chiến sĩ yêu nước, đã không giao cho ngành tư pháp thụ lý mà đã ký nghị định thành lập cái gọi là "Hội Đồng Đề Hình" [2] để kết tội các tù nhân chính trị mà không cần các thủ tục pháp lý như biện hộ, chống án v.v... Hội đồng này đã tuyên bố hàng trăm bản án tử hình, hàng trăm bản án tù đày biệt xứ đối với những người yêu nước chống đối chúng.

Vụ xử án chín người yêu nước trong các ngày 6, 7, 8 và 9/10/2009 vừa qua tại Hà Nội và Hải Phòng thật không khác gì các phiên xử tù nhân chính trị thời thực dân Pháp Pasquier, nếu không muốn nói là tệ hại hơn, bỉ ổi hơn. Tệ hại hơn ở chỗ CSVN đã dùng ngay hệ thống tư pháp của mình bao gồm điều 88 bộ luật Hình Sự và tòa án của họ để gán ghép tội lỗi cho những người công dân Việt Nam. Đây là điều mà tên toàn quyền thực dân Pasquier không dám làm để tránh bị người ta đánh giá nền tư pháp của Pháp là man rợ, mà phải lập ra Hội Đồng Đề Hình để xử tội những người yêu nước Việt Nam. Bỉ ổi hơn ở chỗ thực dân Pháp là quân xâm lược chiếm đóng nước ta, nên chúng thẳng tay đàn áp dân thuộc địa nổi loạn bằng bạo lực chống lại chúng. Trái lại, chính quyền cộng sản coi những người Việt Nam chống đối lại chúng một cách ôn hòa, bất bạo động, như kẻ thù khác giống nòi và đã không ngần ngại gán ghép những người yêu nước vào cái tội vu vơ là "tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam" để giáng lên đầu họ những án tù nặng nề, vô lý.

Họ là ai? và họ đã làm gì nên tội?

Sinh viên Ngô Quỳnh, sinh năm 1984 đã tham gia cuộc biểu tình bất bạo động của sinh viên Hà Nội nhân cuộc rước đuốc thế vận Bắc Kinh, ngày 29/4/2008, hô hào bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối Trung Quốc xâm lược. Anh bị kết án 3 năm tù kèm theo 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Kim Nhàn, 60 tuổi, dân oan bị chính quyền tịch thu nhà đất, đi khiếu kiện nhiều năm ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội. Đầu tháng 9/2008 đã cùng một số người treo biểu ngữ phản đối các tệ nạn đang hoành hành trên đất nước. Ông lãnh án 2 năm tù và 2 năm quản chế.

Ông Nguyễn Mạnh Sơn, 66 tuổi, cựu đảng viên đảng CSVN, cán bộ hồi hưu, đã có nhiều bài viết và thơ đòi hỏi đa nguyên, đa đảng. Ông đã cùng các bạn treo biểu ngữ trên cầu vượt tại Hải Phòng hồi đầu tháng 9/2008 đòi hỏi bảo vệ biên giới và chủ quyền quốc gia cũng như thực hiện đa nguyên đa đảng. Ông bị kết án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 60 tuổi, là một trong những người đứng đầu khối Dân Chủ 8406. Bị công an bắt và đánh đập dã man khi ông cùng sinh viên tổ chức biểu tình bất bạo động chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo Việt Nam. Ông bị 6 năm tù và 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Văn Tính, sinh năm 1942, cựu cán bộ giảng dậy, đã sớm có ý thức dân chủ và đã bị tù trong 2 thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Ông đấu tranh đòi dân chủ đa nguyên. Ông lãnh bản án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Văn Túc, 45 tuổi được biết đến qua nhiều bài viết tố cáo những bất công xã hội và nạn tham nhũng cũng như sự hủ hóa của đảng CSVN. Ông bị bắt vì tham gia treo biểu ngữ trên cầu vượt ở Hải Phòng. Ông bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế.

Anh Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, tham gia tranh đấu cho Nhân Quyền từ năm 2006. Nhiều lần bị công an sách nhiễu, đấu tố, đánh đập. Anh bị 4 năm tù và 3 năm quản chế.

Ông Vũ Hùng, 43 tuổi, là giáo viên tại tỉnh Hà Tây, đã bị bắt và sách nhiễu bởi công an nhiều lần từ năm 2007. Thày giáo Hùng đã tham gia cuộc biểu tình bất bạo động của sinh viên Hà Nội chống Trung Quốc và bị bắt, bị hành hung dã man. Thày giáo Hùng bị tòa án Hà Nội kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.

Nhà thơ Trần Đức Thạch, sinh năm 1952, là bộ đội phục viên của chế độ. Ông đã sớm có những tư tưởng tự do, dân chủ, chống độc tài từ thập niên 90. Ông đã bị tòa án Hà Nội lén lút đưa ra xét xử vào ngày 6/10/2009. Thân nhân và bạn bè không được thông báo, không có luật sư biện hộ mặc dù CSVN tuyên bố là công khai xét xử theo đúng pháp luật. Ông bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.

Chín bản án vừa rồi là một xỉ nhục cho chế độ cộng sản tại Việt Nam. Các tòa án của chế độ đã không có bằng chứng cũng như yếu tố thuyết phục để buộc tội các bị cáo. Kết tội các bị cáo "tuyên truyền chống Nhà Nước" trong lúc mọi phương tiên thông tin tuyên truyền đều nằm trong tay Nhà Nước là chuyện bỉ ổi không thể tưởng tượng nổi. Như vậy, thực chất là không có vấn đề "tuyên truyền chống Nhà Nước". Vấn đề ở chỗ nào?

Nhìn lại quá trình cũng như bản cáo trạng, người ta thấy cả 9 bị cáo đều có chung một số hoạt động. Đó là họ tuyên xưng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ đòi hỏi toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới, biển đảo.

Họ lên án và phản đối Trung Quốc xâm lược. Chính những hoạt động này đã đụng chạm đến chủ nhân của bọn bán nước. Bọn này đã cúi đầu làm theo chỉ thị của Bắc Kinh để trừng phạt những kẻ nào dám chống Thiên Triều. Lịch sử đã ghi nhiều tên việt gian bán nước, theo ngoại bang giết hại người Việt Nam yêu nước. Nhưng hồi đó, quân ngoại bang chiếm đóng nước ta, đô hộ dân ta, nên có nhiều kẻ vì ham danh lợi, vì bị ép buộc đã làm việc cho giặc. Ngày hôm nay, bao nhiêu xương máu đã đổ ra để giành được độc lập, tại sao còn có chuyện Trung Quốc hoành hành tại nước ta? Hiển nhiên là có kẻ bán nước đang nằm ở thượng tầng Nhà Nước CSVN. Bọn này sợ đụng chạm đến quan thày của chúng và sẽ mất đi sự che chở, mất đi con đường tháo chạy khi nhân dân đứng lên hỏi tội chúng. Vì thế đã có những phiên tòa, những bản án phi lý, bất công vừa qua.

CSVN đã một lần nữa chứng tỏ trước nhân dân ta là họ dựa vào thế lực ngoại bang, làm tay sai, đầy tớ ngoại bang và quay lại đàn áp nhân dân ta. Bọn bán nước mượn danh giai cấp công nhân để lên nắm chính quyền, nhưng giai cấp công nhân là giai cấp cần cù lao động để làm ra miếng ăn, làm ra của cải. Bọn mạo danh, bản chất là thành phần cặn bã của xã hội, chây lười, ăn bám, bóc lộ, độc tài.

Là người Việt Nam ai cũng phải thấy được phải lấy dân tộc làm căn bản, lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Tại khu di tích lịch sử Nguyễn thái Học ở Yên Bái, nơi thực dân Pháp đã dựng máy chém, nơi các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã hiên ngang hiến mình cho Tổ Quốc, giữa hai phần tượng đài và phần mộ là một tấm bia lớn cách điệu. Trên hai mặt bia đều khắc dòng chữ vàng “Yên Bái, đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ ” (Louis Aragon). Mỉa mai thay, những lời lẽ này lại do chính quyền Yên Bái khắc ghi khi xây dựng khu di tích này từ 1991 đến 2002.

Trần Đức Tường

[1] Pierre Marie Antoine Pasquier. Toàn quyền từ 1926 đến 1934.

[2] Commission criminelle