2012/05/31

Du đãng Trung Quốc gặp cao thủ Bắc Hàn


Ngô Văn

Ngày 09/05/2012 lúc 9 giờ 30 sáng, giới lãnh đạo Bắc Kinh nhận được báo cáo khẩn cấp đồng loạt từ sở cảnh sát duyên hải ở Đại Liên, sở cảnh sát duyên hải ở Đan Đông, sở Ngư nghiệp ở Đan Đông và sở cảnh sát vũ trang ở Thẩm Dương, rằng Bắc Triều Tiên đã bắt 29 ngư phủ Trung Quốc trên 3 tàu đánh cá.
Tin này nhanh chóng rò rỉ lên mạng Internet và làm kinh ngạc giới quan sát quốc tế. Ai cũng biết trong nhiều năm qua, Trung Quốc là nước viện trợ chính yếu và liên tục cho Bắc Hàn, đặc biệt trong những giai đoạn thế giới cấm vận ngặt nghèo vì những hành động hiếu chiến của chế độ này. Vì vậy, ít ai nghĩ Bình Nhưỡng dám làm Bắc kinh mất lòng, hay giận dữ.
JPEG - 34.9 kb
29 ngư phủ Trung Quốc bị Bắc Hàn bắt giữ.
Có lẽ chính các lãnh tụ Trung Quốc cũng nghĩ như vậy. Họ lập tức yêu cầu xác nhận lại là 3 tàu đánh cá nêu trên bị Bắc Hàn hay Nam Hàn bắt giữ. Sau hơn một tuần lễ giàn xếp kín bên trong hậu trường không có kết quả, mãi đến ngày 17/05/2012, truyền thông ở Hoa lục mới được công khai loan tin này.
Ấn bản của sự việc theo báo đài Trung quốc như sau: vào ngày 08/05/2012, khi 3 tàu đánh cá thuộc sở Ngư nghiệp Đan Đông đang đánh cá trong lãnh hải của Trung Quốc, một tiểu pháo hạm của Bắc Triều Tiên đã đến bắt cả 3 tàu rồi chạy về phía lãnh hải Bắc Hàn. Các tàu đánh cá khác đang hành nghề gần đó chứng kiến cảnh tượng “bắt giữ phi pháp” này và gọi về cấp báo với cảnh sát Đại Liên, Đan Đông và Thẩm Dương. Cũng theo báo đài ở Hoa lục, phía Bắc Hàn đưa điện thoại di động cho các ngư dân Trung Quốc “bị bắt cóc” đó gọi về nhà bảo đóng tiền phạt. Muốn cả 3 tàu được thả phải nạp 1,2 triệu đồng tiền nguyên, tức 40 vạn nguyên mỗi chiếc. Khoảng 90 phút sau, phía Bắc Hàn gọi lại và hạ tổng số tiền chuộc xuống còn 900 ngàn nguyên. Báo đài Trung Quốc cũng không quên kết án hành động này của Bắc Hàn chẳng khác nào “bọn hải tặc”, “không thể tha thứ”. (Và đó cũng chính là những động thái rất “hải tặc” và “không thể tha thứ” của hải quân Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam).

DB Chris Hayes lên tiếng cho 4 Thanh Niên Công Giáo tại Quốc Hội Úc


Chris Hayes

Phát Biểu về Nhân Quyền

Thông Báo Kiến Nghị

Ngày 28 tháng 5 năm 2012
Là một đại diện cho cử tri vùng Fowler, tôi thường nêu lên những mối quan tâm liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Lập trường của tôi về vấn đề này rõ ràng.
Tôi tin vào một thế giới ở đó các quyền cơ bản của con người được tôn trọng, và tôi rất ngưỡng mộ những người can đảm dám gióng lên tiếng nói vì quyền hạn của họ.
Trong vòng mười tám tháng qua kể từ khi trở thành đại diện cử tri vùng Fowler, tôi đã thường được tiếp cận với cộng đồng người Việt và được yêu cầu nêu mối quan tâm của họ lên Quốc Hội Úc.
Mối quan tâm chính của 1/4 số cử tri trong địa hạt tôi là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, và tôi xem đó là một vinh dự và đặc quyền để đại diện họ trong Quốc hội về một vấn đề quan trọng như vậy.
Cùng tham dự với tôi hôm nay là các đại diện Ban Chấp Hành VCA (Cộng Đồng Người Việt Tự Do), giới truyền thông Việt Nam và một số người Úc gốc Việt quan tâm về nhân quyền. Tôi xin gởi lời cảm ơn họ đã đến tham dự ngày hôm nay.
"... tôi cảm thấy kinh hoàng trước số lượng người dân hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của con người..." 
DB Úc Chris Hayes

Quyết tâm đạt đến cái đích mà cả đảng không ai biết


Đinh Tấn Lực

Cách đây 5 năm, trên Yahoo!Việt Nam Hỏi & Đáp có người nêu một câu hỏi cứ tưởng đâu ngô nghê ngờ nghệch:
Lời đáp hay nhất, do chính người đặt câu hỏi bình chọn, như sau:
Màu sắc là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm (hồn) người nghệ sĩ, không qua trung gian của lý trí mà tranh trừu tượng là điển hình. Những nét chấm phá đậm lợt là một thứ ngôn ngữ vô thanh, âm hưởng vào lòng người thưởng ngoạn tùy theo mức độ tâm thức, tạo nên những rung cảm khác nhau, do đó cái nhìn cũng khác nhau. Cùng một bức tranh, mỗi người nhìn và cảm khác nhau, thật là kỳ diệu!
Phần đông, khi xem tranh trừu tượng người ta đều không hiểu, bởi cách đặt vấn đề sai, bao giờ cũng nghĩ tranh là phải vẽ một cái gì đấy cụ thể. Họ không biết rằng các họa sĩ thường vẽ bằng cảm giác, vì vậy, mỗi khi xem tranh trừu tượng mọi người đừng quá cầu kỳ, hãy nghĩ giản đơn và trong sáng như một đứa trẻ, khi đó những nét đẹp sẽ toát ra từ các bức tranh trừu tượng”.
Người trả lời có ghi trích nguồn: Theo tạp chí Nghệ Thuật.
Lại có câu trả lời khác, dù không được bình chọn và sắp hạng, nhưng cũng đáng quan tâm:
“…Từ đó nảy sinh nhiều trường phái khác nhau trong tranh trừu tượng.
Tùy thiên hướng của người họa sĩ mà theo 1 trong 2 hướng: 
+ Trọng hình hơn trọng màu: trường phái tả thực, trường phái siêu thực…v..v..
+ Trọng màu hơn trọng hình: trường phái dã thú, trường phái lập thể..v..v..”.
À há! Eureka! Đây rồi! (Xin phép các họa sĩ đáng kính,) Thế là rõ:
Chủ Nghĩa Xã Hội của ta là loại bánh ga-tô có đủ cả 5 tính chất nói trên: Trừu tượng, Tả thực, Siêu thực, Lập thể, và, dễ nhận dạng nhất: Dã thú.
Vì sao à?

2012/05/26

Người Lính bị Xoá Bỏ


Nguyệt Quỳnh

    Các em nằm yên nghỉ bên sông
    Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
    Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
    Trời biên cương xanh ngắt
    Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi
    Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia 
    Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được
    ...
    (Gặp Lại Các Em - Nguyễn Đình Chiến)
Những câu thơ trên Nguyễn Đình Chiến viết cho những người lính trẻ nằm lại Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh Biên Giới năm 1979. Bài thơ khắc thật sâu vào lòng tôi một nỗi thương cảm tận cùng. Nỗi thương cảm đã mặn hơn cả nước mắt khi nhìn thấy những khuôn mặt non trẻ rạng rỡ của họ. Bỗng dưng tôi chợt có ý nghĩ tha thiết một cách lạ lùng - giá mà tôi được vuốt mắt cho họ. Bài thơ đoạt giải nhất cuộc thi Thơ của báo Văn nghệ năm 1982, nhưng bài thơ cũng mang cùng số phận bị bôi xóa, bị lãng quên như những người lính ấy. Không biết ai trong cái hội nhà văn gồm những tên tuổi lớn như Hữu Thỉnh, Hữu Nhuận… đã quyết định cho đục bỏ hai câu thơ: “Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia / Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được” ?!
Bất chấp lịch sử, bất chấp những hy sinh hào hùng của những chiến binh tại Lạng Sơn, dấu tích của Sông Kỳ Cùng, cầu Khánh Khê trong bài thơ đã bị đục bỏ để xóa nơi chốn của trận đánh. Ngày ấy, trước sức tấn công dữ dội của địch quân, sư đoàn 3 đã một mình phải đương đầu với 3 sư đoàn của bộ binh Trung Quốc. Người Cộng Sản sẵn sàng xóa bỏ ngay chính những người lính của họ, chuyện bắt giam và đày đọa một triệu quân dân cán chính miền Nam trong các trại tù cải tạo sau biến cố tháng 4 năm 75 phải chăng là chuyện “đương nhiên” ?! Đây là nỗi đau chung mà mỗi gia đình Việt Nam có người thân trong các biến cố này đã gánh chịu.

Thù thành bạn từ một bài ca


RFA

Tường An
30 tháng 4 2012
Sau 30 tháng 4, chiến tranh VN không chỉ để lại nhiều mất mát, đổ vỡ mà đôi khi cũng có những mối tình đã đứng lên từ những đổ vỡ ấy.
Tường An kể lại một trường hợp ngẫu nhiên, từ một bài hát đã biến hai người đã từng kẻ thù của nhau, trở thành hai người bạn thân thiết. Một bài báo của Đức cũng đã viết về tình bạn này dưới tựa đề « Von feinden zu Freunden. Eine deutsch-vietnamesische Spurensuch" tạm dịch "Từ thù thành bạn. Đi tìm một chứng tích Đức-Việt". Đó là câu chuyện của hai anh Lê Nam Sơn và anh Phạm văn Mài.
Ở hai đầu chiến tuyến
Mỗi năm, đến ngày 30 tháng 4, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn được kể lại bằng những xúc động vẫn còn nóng bỏng của những người ở bên hai bờ chiến tuyến. 37 năm trôi qua, đất nước có thể đã thống nhất nhưng lòng người vẫn còn biên giới, vết thương 30 tháng 4 với nhiều người tưởng chừng như không thể hàn gắn được.
Thế nhưng, thế giới không có quy luật cho lòng người. Vẫn có một chỗ đứng cho tình yêu thương, vẫn có nơi mà những mất mát có thể hàn gắn được.
Đó là một buổi chiều của năm 1994, trong một hội trường nhỏ bé của thành phố Hannover, Đức quốc khi một người đàn ông với giọng Bắc Hà Nội ôm đàn cất tiếng hát bản « Những ngày xưa thân ái » , khởi đầu cho một tình bạn của hai người đã từng là kẻ thù, đã từng cầm súng bắn vào nhau trên cùng một trận địa ở Cổ Thành Quảng Trị.
JPEG - 36.1 kb
Binh sĩ VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị, 1972, ảnh minh họa.
Photo courtesy of hoiquanphidung.com

Trung Quốc: Quan chức đảng tận dụng dân báo... khi bị bịt miệng


Ngô Văn

Sau khi ông Bạc Hy Lai, Ủy viên bộ Chính Trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức thì hầu như tất cả mọi trang mạng của cánh ủng hộ ông trong đảng Cộng sản Trung quốc như mạng Điểu Hữu Chi Hương (Utopia), Mao Trạch Đông Kỳ Sí, v.v. đều bị công an ra lệnh dẹp bỏ. Ngược lại, các trang mạng ủng hộ ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, mà một số báo chí Tây phương gọi là cánh hữu, tiếp tục tha hồ lên tiếng đả kích ông Bạc Lai Hy.
Đó là chưa kể hàng triệu tấm băng rôn trên cả nước, hàng triệu hàng chữ lớn trên các mặt báo, mặt trang mạng ghi câu ủng hộ quyết định của Trung Ương Đảng trừng phạt Bạc Hy Lai. Ngay cả quảng cáo của các hãng tư, quảng cáo của các siêu thị cũng phải bắt đầu bằng câu ủng hộ đó – ’’Nhiệt liệt ủng hộ..., hôm nay tại tiệm chúng tôi xì dầu đen hiệu xxx giá xxx một chai...’’.
Trong quá khứ, khi Bộ Chính Trị đã mở chiến dịch trấn áp một nhân vật nào ở cấp toàn quốc như vậy, thì toàn bộ phe cánh ấy chỉ còn nước bỏ chạy tứ tán. Nhưng lần này thì không. Lập tức hàng loạt trang mạng mới xuất hiện, chỉ trích không những Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà còn tấn công luôn hai nhân vật sắp lên nắm quyền vào tháng 10 năm nay là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Ông Đỗ Hoàng Điềm nhận định về vụ xét xử 4 Thanh Niên Công Giáo


Nguyễn Vũ - RadioCTM

Nguyễn Vũ xin kính chào qúy thính giả. Vào buổi sáng 24.05.2012 Tòa án Nhân dân Vinh đã xét xử 4 thanh niên công giáo là các anh Đậu Văn Dương,Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong. Bản án được ghi nhận là quá nặng nề đối với các thanh niên. Nhân dịp này chúng tôi có liên lạc với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, xin mời quí thính giả theo dõi những nhận định sau vụ xử 4 thanh niên yêu nước.
Nguyễn Vũ: Xin chào ông Đỗ Hoàng Điềm. Thưa ông, trong phiên tòa tại Vinh sáng ngày 24.05.2012 vừa qua, cả 4 thanh niên Công giáo vừa bị kết án với tổng cộng gần 15 năm tù và quản chế, đều bị khép tội liên quan đến việc liên lạc với Lm. Nguyễn Văn Lý cũng như ám chỉ thanh niên này làm việc chỉ vì nhận tiền của Lm. Lý. Ông nghĩ gì về những sự kiện này?
JPEG - 25.6 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa ông và thưa quí thính giả. Câu hỏi chúng ta cần nhìn lại là, những thanh niên này đã làm gì để có thể bị kết án nặng như vậy? Theo tôi, chúng ta nhìn thấy rõ ràng rằng họ chỉ trình bày cái nhìn của họ một cách rất ôn hòa về cuộc bầu cử quốc hội của nhà nước CSVN. Họ là những người đã thực sự hành xử quyền tự do phát biểu ý kiến một cách ôn hòa. Thưa quí vị, trong xã hội văn minh ngày nay việc làm này hoàn toàn bình thường và được công pháp quốc tế cũng như các nước tiến bộ mặc nhiên công nhận và bảo vệ. Do đó việc xử án này theo tôi nghĩ – và đây không phải là lần đầu tiên - cho thấy bộ mặt độc tài và bất chấp công lý của nhà nước CSVN. Đây thực sự là một hành động vi phạm nghiêm trọng quyền căn bản của người dân, đi ngược lại chính những điều mà nhà nước CSVN vẫn rêu rao là phải tôn trọng; thì chúng ta thấy rõ rằng, luật pháp được chế độ CSVN xử dụng để bảo vệ chế độ chứ không phải để bảo vệ công lý cho người dân. Và điều này cũng cho thấy là nhà nước CSVN hoàn toàn không đại diện cho dân tộc Việt Nam của chúng ta. Câu hỏi tôi nghĩ chúng ta phải tự hỏi là, chúng ta có thể để tình trạng phi lý này kéo dài thêm bao lâu nữa và phải chờ thêm bao nhiêu người khác phải chịu oan ức, thì chế độ độc tài này mới ra đi? Và chúng ta cần phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng bất công này càng sớm càng tốt.

2012/05/25

’Các con vô tội, các con hãy can đảm lên’


VRNs

(25.05.2012) – Nghệ An – “Các con vô tội, các con hãy can đảm lên. Cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư, công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”. Đó là tuyên bố của ông Chu Văn Nghiêm trong phiên tòa xét xử con ông, Chu Mạnh Sơn, và ba thanh niên Công giáo khác tại thành phố Vinh, Nghệ An, sáng ngày 24.05.2012.
Một câu nói rất ngắn gọn nhưng tỏ rõ sự cương quyết cũng như bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của ông và những người thân khác của bốn bạn trẻ đối với những việc mà con em họ đã làm. Hơn nữa, lời nói ấy còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác đối với chính bốn bạn trẻ bị xét xử và tất cả những ai quan tâm đến ‘vụ án’ cũng như hiện tình đất nước nói chung.
‘Con tôi vô tội’
Đối với bất cứ gia đình nào, nếu con, anh, chị, em của mình rơi vào vòng lao lý đó là một điều đau buồn, bất hạnh và thậm chí tủi nhục vì tù tội thường gắn liền với những việc làm phi pháp, bất lương. Vất vả, hy sinh nuôi con khôn lớn, cho con học hành, ai cũng mong con mình trưởng thành, không ai lại muốn con mình phải đứng trước vành móng ngựa và chính mình bị người đời dèm pha, khinh bỉ.
Với gia đình ông Chu Văn Nghiêm và người thân của Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Hoàng Phong, chắc cuộc sống của họ cũng bị đã đảo lộn từ ngày con của họ bị bắt và thất vọng, đau buồn nhiều khi con mình phải đối diện với vòng lao lý.

2012/05/24

Sợ hay không sợ?


Đỗ Đăng Liêu

Kể từ khi ông Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vào năm 1930, đặc biệt là vào những thập niên 1940, 1950 và sau đó cho tới thời gian gần đây, thì Đảng CSVN đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng người Việt qua các cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, thảm sát Huế Tết Mậu Thân, vô vàn những cuộc pháo kích, giật mìn vào trường học tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tù cải tạo sau 1975 và biết bao nhiêu vụ ám sát, thủ tiêu dân lành và những người bị họ quy cho tội “phản cách mạng”.
Tất cả những hành động giết hại người Việt tàn bạo và bất nhân đó Đảng CSVN đã lạnh lùng thực hiện trong khung cảnh một đất nước Việt Nam bị bưng bít thông tin gần như tuyệt đối.
Trong nhiều thập niên nắm quyền, Đảng CSVN tự tung tự tác, bất chấp dư luận thế giới và bất chấp sự phản kháng gần như không còn nữa của người dân Việt Nam vì bị đàn áp quá sức tàn bạo.
Nhưng trong thời gian gần đây, kể từ cuộc biểu tình chống Đuốc Bắc Kinh vào cuối năm 2007, và những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược vào đầu Tháng 6/2011, thì tất cả đã thay đổi và thay đổi tận gốc.

Tường thuật vụ xử án 4 Thanh Niên Công Giáo tại Nghệ An


Nữ Vương Công Lý

Bất chấp các sai trái vi phạm Luật tố tụng và các bào chữa trên cơ sở pháp luật của Luật sư và thực tế Pháp luật, cái gọi là Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An vẫn tuyên án như sau:
Chu Mạnh Sơn 36 tháng tù giam, quản chế 1 năm sau khi mãn hạn tù; Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam, 18 tháng quản chế; Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam, quản chế 12 tháng; Hoàng Phong 18 tháng tù treo.
Kính mời quí độc giả theo dõi diễn tiến do blog Nữ Vương Công Lý tường thuật.
BBT WebVT
========
Tường thuật trực tiếp phiên tòa xét xử 4 thanh niên Công giáo GP Vinh tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An
Thưa quý vị
Sau mấy tháng bắt bớ giam cầm theo hình thức khủng bố của nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An, hôm nay 24/5/2012, nhà cầm quyền Nghệ An đưa 4 thanh niên sinh viên công giáo ra cái gọi là phiên tòa xét xử.
Nữ Vương Công Lý sẽ tường thuật trực tiếp phiên tòa từ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ngay từ sáng sớm, trước công Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An đã có hàng trăm giáo dân đổ về dự phiên tòa. Tuy nhiên, xung quanh cổng Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An dày đặc các lực lượng công an, cảnh sát. Trước nỗi oan khuất của các thanh niên, sinh viên công giáo, bà con giáo dân và những người quan tâm đến công lý, sự thật đã bất chấp sự ngăn cản đã đến phiên tòa.

Phải thả ngay lập tức 4 Thanh Niên Công giáo


Human Rights Watch

Việt Nam: Cần trả tự do cho các nhà vận động Công giáo

Bốn nhà vận động phải ra tòa vì hoạt động xã hội
NGÀY 22 THÁNG 5, 2012
(Bangkok) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức bốn nhà vận động Công giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và hủy bỏ mọi cáo trạng đối với họ. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ mở phiên tòa xử bốn người vào ngày 24 tháng Năm năm 2012.
Bốn người – Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong – thuộc cộng đồng Công giáo Vinh, tỉnh Nghệ An. Họ bị chính quyền bắt giữ với lý do được cho là phát tán truyền đơn ủng hộ dân chủ.
“Thật cực kỳ xấu hổ khi chính quyền Việt Nam đưa những nhà vận động Công giáo ra tòa xử và có thể sẽ kết án tù chỉ vì họ bày tỏ quan điểm và phát truyền đơn,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Qua việc truy tố bốn nhà vận động nói trên, chính quyền Việt Nam cho thấy họ rất coi thường tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.”
Trong quá khứ, bốn nhà vận động đã tham gia nhiều việc làm thiện nguyện, như vận động phụ nữ không nạo phá thai, hiến máu, và tình nguyện giúp trẻ mồ côi và các nạn nhân bị thiên tai. Chính quyền bắt giữ Đậu Văn Dương, 24 tuổi, đang là sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An và người em họ Trần Hữu Đức, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức, Nghệ An vào ngày mồng 2 tháng Tám năm 2011. Hôm sau, chính quyền tiếp tục bắt Chu Mạnh Sơn, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Hoàng Phong, 25 tuổi, cựu sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, bị bắt ngày 29 tháng Mười Hai.

Tận cùng của sự bỉ ổi, hèn hạ và đê tiện


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Gần đây, tình hình ngư dân trên Biển Đông gặp muôn vàn khó khăn khi làm ăn bị bọn Trung Cộng bắt, giam cầm đánh đập tàn bạo đòi tiền chuộc. Ngoài Biển Đông Trung Cộng ngang nhiên cấm đánh cá trên lãnh hải Việt Nam, rồi lại tiếp tục đưa giàn khoan ra khai thác dầu ngang nhiên, tàu đánh cá xâm nhập vùng biển, vi phạm chủ quyền đất nước. Mới đây Việt Nam còn bắt được hai tàu Trung Cộng xâm nhập vùng biển Việt Nam… Còn ngư dân thì kiên quyết bám biển để sinh tồn.
JPEG - 65 kb
Ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắt trên biển Việt Nam
JPEG - 66 kb
Tuy không có được sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và quân đội anh hùng bách chiến bách thắng, nhưng người dân Philppines vẫn hiên ngang chống bành trướng
Bên cạnh chúng ta, đất nước Philippines đang gồng mình chống lại tên bành trướng khổng lồ Bắc Kinh với thái độ hết sức quyết liệt, dù họ không mạnh bằng Việt Nam, không có tình trạng “ra ngõ gặp anh hùng” như ở Việt Nam, đặc biệt họ không có được điều kiện tuyệt vời như ở Việt Nam là có “sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt” của đảng cộng sản. Việt Nam đưa các thông tin sắm máy bay, tàu chiến, các loại vũ khí tiền tỉ đola được tậu về, nhưng chưa rõ để làm gì khi ngư dân kiên quyết bám biển nhưng bị đe dọa tính mang không có một lực lượng quân đội nào cứu trợ, bảo vệ.

Tôi sẽ đến dự phiên tòa xét xử 4 thanh niên Công giáo


Trần Thị Hoài Đức - TNCG

Tôi là người được sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ, anh chị đều là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Ngay từ nhỏ cho đến hết năm thứ nhất của đại học, tôi luôn ngoan ngoãn nghe theo những gì mà bây giờ tôi muốn nói chính xác là tôi đã bị nhồi sọ. Tôi sẽ mãi là người thiếu hiểu biết và đáng thương nếu tôi không được gặp các bạn sinh viên Công Giáo ngay từ năm thứ nhất của bậc đại học. Được tham gia sinh hoạt với các bạn chỉ một thời gian ngắn mà tôi đã trở thành một người hoàn toàn mới. Qua các công việc các bạn tham gia, qua các buổi chia sẻ Lời Chúa hàng tuần các bạn tổ chức. Tôi tự cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình và xót thương cho biết bao các bạn trẻ ở trong đất nước này. Tôi thấy hổ thẹn vì các bạn cũng bằng tuổi mình mà sao các bạn lại biết sống cho mọi người, cho đất nước mà tôi thì chỉ biết tìm mọi cách để vun vén cho bản thân. Tôi thấy xấu hổ vì hàng tuần các bạn biết dành thời gian gặp gỡ nhau để chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống xa nhà của đời sinh viên mà tôi và đa số các bạn khác chỉ biết tìm đến với những thú vui vô bổ khác!? Tại sao các bạn biết tìm đến các bệnh nhân nghèo để chia sẻ, hiến máu cho các bệnh nhân cần cung cấp máu mà không có tiền, thu lượm các thai nhi bị giết hại để chôn cất, đùm bọc những hoàn cảnh lỡ lầm…còn tôi chỉ biết ăn diện, tụ tập bạn bè ở các quán hàng, vùi đầu vào các trò chơi game…? 

Phản đối việc giam cầm và xét xử 4 thanh niên Công giáo


Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

Kháng thư phản đối việc giam cầm và xét xử 4
thanh niên Công giáo Giáo phận Vinh, Nghệ An

của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền 21-05-2012


Kính gởi
- Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý Anh Chị Em thành tâm thiện chí.
- Quý Thân nhân Gia đình 4 thanh niên sắp bị xét xử
Theo tin tức của Truyền thông quốc tế và quốc nội, ngày 24-05-2012 tới đây, các em sinh viên Công giáo, thành viên Giáo phận Vinh và thành viên Nhóm Truyền thông (Dòng) Chúa Cứu Thế là Antôn Ðậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Ðức, Antôn Chu Mạnh Sơn (bị bắt từ tháng 8-2011) và Gioan Baotixita Hoàng Phong (bị bắt từ tháng 12-2011) sẽ bị lôi ra tòa án Cộng sản tỉnh Nghệ An, với tội danh cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ Luật hình sự Cộng sản, và phải đối diện với mức án từ 3 đến 15 năm.
Trước sự việc này, hợp với vô số cá nhân đoàn thể Công giáo hoặc không Công giáo, trong nước lẫn hải ngoại, đã và đang hiệp thông với các bị can bằng việc cầu nguyện, lên tiếng, vận động, hỗ trợ… Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi:
1- Cực lực lên án việc công an đã bắt các bị can một cách mờ ám, kiểu bắt cóc, lại còn tước đoạt tài sản và không thông báo ngay cho thân nhân gia đình, hoàn toàn sai với các quy định của Luật Tố tụng hình sự (điều 80, 84, 85), của Hiến pháp (điều 71) và của các Tuyên ngôn Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (điều 9).

Quảng Ngãi: nhà cầm quyền xác nhận Trung Quốc bắt giữ trái phép tàu ngư dân Việt


DienDanCTM

Chiều hôm qua, 21-5-2012, chính quyền địa phương Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã xác nhận là tàu cá QNg-50003TS của ngư dân Nguyễn Thành Nhất ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ cùng với 7 ngư dân trên tàu.
Được biết, trước đó vào ngày 16-5, trong lúc hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá QNg-50003TS bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và bắt giữ trái phép. Hiện gia đình của 7 ngư dân trên tàu cá QNg-50003TS đang tìm mọi cách liên lạc với người thân nhưng vẫn chưa được thông tin gì về những ngư dân này gần tuần qua.
Xác nhận sự việc này, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch xã Bình Châu cho biết là địa phương "đã báo cáo vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền", với hy vọng là ở trên "sẽ sớm can thiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân trong lúc hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh hải Việt Nam."
JPEG - 14.7 kb
Thuyền trưởng Lê Thanh Vân của tàu cá QB 92678 bị tàu lạ đâm chìm, được cứu về đất liền đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng
Cũng liên quan đến tình trạng bất an của ngư dân Việt khi hành nghề trong vùng lãnh hải của đất nước mình ở Biển Đông, hôm 18-5 vừa qua, một chiếc tàu cá của ngư dân Quảng Bình mang số hiệu QB 92678 TS do ông Lê Thanh Vân làm thuyền trưởng đang hành nghề trên biển đã bị một "tàu lạ" của nước ngoài đâm chìm ngay tại chỗ. Rất may, sau hơn 2 giờ lênh đênh trên biển cả 8 ngư dân của tàu này đã được các tàu ngư dân Việt gần đó phát hiện và cứu sống. Sau đó được tàu cứu hộ khu vực 2 đưa vào bờ an toàn.
Đã xảy ra thường xuyên các tàu đánh cá của ngư dân Việt hành nghề ở biển Đông bị "tàu lạ" đâm chìm trong lúc đánh bắt cá ngay trong hải phận Việt Nam. Danh từ "tàu lạ" thường được báo chí nhà nước dùng để né tránh khi loan tin những sự việc xảy ra cho các tàu cá ngư dân mình như thế, và người ta đều biết hầu hết các vụ đâm chìm tàu đánh cá ngư dân Việt ở biển đông là do tàu Trung Quốc .

2012/05/22

Lấy lại đất đai bị chiếm đoạt: Từ Libya đến Việt Nam


Nguyễn Vũ – Lê Vĩnh

Người dân Libya chắc không bao giờ quên chuyện xẩy từ những năm đầu thiệp niên 80 của thế kỷ trước, khi nhà cửa của họ bị binh sĩ của đại tá Muammar el Qaddafi chiếm đoạt. Bởi vậy, ngay sau khi ông Qaddafi bị hạ bệ vào tháng 10 năm ngoái, các rắc rối về nhà đất bắt đầu xảy ra. Vụ đầu tiên được ghi nhận là ông Tunali, một trong những người trong nhóm nổi dậy, dẫn theo một số người có võ trang đến căn nhà vốn là cửa hàng cũ của mình nói với người đang cư ngụ tại căn nhà đó rằng: "Nếu trong hai ngày mà ông không dọn ra khỏi căn nhà này thì tôi sẽ giết ông ngay tại đây”. Một số vụ tương tự lác đác nối tiếp sau đó. Và đến ngày 30 tháng 3 vừa rồi, đột nhiên hiện tượng đòi lại nhà đất bùng lên hàng loạt nhắm vào những người trước đây đã nhờ phe đảng của ông Qaddafi để chiếm đoạt nhà cửa của người khác. Nhiều nạn nhân thời đó bị cướp trắng, phải đi ra khỏi nhà hoặc bị giết chết.

DB Na Uy lên tiếng cho Ts. Nguyễn Quốc Quân


Peter Gitmark

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Đường Hoàng Hoa Thám 
Ba Đình, Hà Nội
Thưa Ông,
Tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của tôi về sự đàn áp ngày càng leo thang đối với các nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Gần đây nhất là trường hợp của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà toán học và nhà bảo vệ nhân quyền có tên tuổi từ Hoa Kỳ. Ông bị bắt ngày 17 tháng Tư khi vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất. Ông bị buộc tội "khủng bố" vì mang theo những bài viết về kỹ năng lãnh đạo và vì cổ võ các hoạt động ôn hoà.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác đã gây ra sự phản đối rộng trên thế giới về những vi phạm nhân quyền. Một số vụ nổi bật là trường hợp của blogger Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Paulus Lê Sơn. Tôi tin rằng danh sách này còn nhiều người hơn nữa hiện đang bị cầm tù một cách bất công chỉ vì họ cổ võ nhân quyền.
Được biết, tất cả các nhà hoạt động này đã bị bắt giữ dựa trên những luật lệ an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng tùy tiện để bịt miệng những tiếng nói đối lập. Việt Nam đã ký kết vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, do đó chúng tôi mong đợi rằng Việt Nam phải duy trì các giá trị này qua việc tôn trọng các nhân quyền cơ bản.
Tôi kêu gọi Ông hãy can thiệp và chấm dứt tất cả các vụ đàn áp cũng như thả tất cả các tù nhân chính trị hiện nay. Việt Nam cần phải tiến bộ hơn nữa, và điều này chỉ có thể đạt được nếu các tiêu chuẩn quốc tế được duy trì. Pháp luật phải được áp dụng một cách đúng đắn và không thể dùng để bảo vệ chánh phủ hoặc để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến.
Tôi mong nhận được hồi âm của Ông.
Trân trọng,
Peter S Gitmark
Dân Biểu
PDF - 114.7 kb
Thư của DB Peter Gitmark gửi đến Nguyễn Tấn Dũng.

Chia sẻ cùng Ts. Nguyễn Xuân Diện


Nguyễn Thanh Giang

Được tin hôm qua “thương binh” lại vừa xông vào tận cơ quan để “hỏi tội” tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện. Sau ba giờ đồng hồ quấy đảo, họ đã ra về và cho đến lúc này chưa thấy động tĩnh gì thêm. Mặc dầu vậy, tôi vẫn phải viết mấy dòng chia sẻ cùng tiến sỹ.
Vì sao họ làm việc này?
Cách đây gần tám năm, sau bài “Về vụ án chính trị siêu nghiêm trọng liên quan đến Tổng cục 2″ và bài “Bộ quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước” của tôi được tán phát rộng rãi và xuất hiện trên internet thì một loạt sự việc đen tối đã xẩy ra đối với tôi: Điện thoại bàn, điện thoại cầm tay réo gọi ngày đêm không cho ăn ngủ. Năm bức thư, ba bức xưng là của cá nhân, hai bức ký tên tập thể được gửi đến tôi với những lời đe doạ.
Bức thư không đề ngày, không ký tên, xưng là của một cựu chiến binh 1/4 viết: “… Tôi xin đại diện cho một số thương binh, cựu chiến binh ở nơi tôi cư trú cảnh báo cho biết là ông đã đi quá xa và khuyên ông hãy sớm tỉnh ngộ khi còn chưa quá muộn. Đừng để chúng tôi phải ra tay trừng trị….”
Bức thư đề ngày 20 tháng 10 năm 2004 xưng: “Chúng tôi là anh em cựu chiến binh, thương binh đang sinh sống, làm ăn ở tỉnh Hoà Bình…” viết “…Chúng tôi tuy tuổi đã cao, một số người không còn lành lặn, sức khoẻ có hạn nhưng sau khi đọc bài viết của ông, chúng tôi sục sôi căm phẫn, hẹn nhau dứt khoát vào ngày gần đây chúng tôi sẽ tập trung nhiều người kéo đến nhà ông….”

CSVN xuyên tạc sự thật, bôi nhọ các cá nhân và tổ chức yêu nước


Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc

BẢN LÊN TIẾNG

Về việc

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN

Xuyên Tạc Sự Thật, Bôi Nhọ Các Cá Nhân và Tổ Chức Yêu Nước

Báo Quân Đội Nhân Dân của Cộng Sản Việt Nam số ra ngày 13/5/2012 đăng tải thư của Bộ trưởng Quốc phòng quân đội CSVN là tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, khen ngợi các đảng viên và đơn vị đã “đập tan” được cái gọi là “kế hoạch ‘Tháng tư đỏ lửa’ của tổ chức ‘phản động’ Phục Hưng Việt Nam”.

Theo bài báo này, thư khen ngợi đề ngày 11/5/2012 của ông Thanh nêu thành tích của thuộc cấp là đã “bắt giữ một số đối tượng cùng các thiết bị viễn thông khác để phá sóng phát thanh, tuyên truyền các luận điệu phản động; gây cháy, nổ tại các khu phố người Hoa ở tỉnh Bình Dương, rải truyền đơn có nội dung phản động tại một số thành phố lớn, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”. Xem bản đính kèm toàn văn bài báo này.

2012/05/20

Bắc Kinh cũng tự bôi nhọ bằng bài bản ’khủng bố’


Ngô Văn

Khi biết được cộng đồng người Uyghur trên khắp thế giới dự định sẽ tổ chức Hội nghị Đại biểu toàn thế giới tại Tokyo trong tháng 5 này, nhà nước Cộng sản Trung Quốc đã áp lực mạnh chính phủ Nhật phải tìm cách ngăn cản, không cho tổ chức. Dân Uyghur hay còn gọi là người Ngô Duy Nhĩ đa số sống tại vùng Tân Cương, một quốc gia đã bị Trung Quốc xâm chiếm từ thời nhà Thanh. Tuy nhiên, hiểm họa bị xóa sạch văn hóa và bị kỳ thị tàn tệ đang ngày càng gia tăng dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Nhiều văn thư chính thức từ bộ Ngoại giao và cả bộ Công an Trung Quốc đuợc gởi đến chính phủ Nhật Bản yêu cầu không cấp chiếu khán nhập cảnh cho các Đại biểu Uyghur ở các nước vào Nhật, đặc biệt là bà Rebiya Kadeer, đương kim Chủ tịch Cộng đồng Uyghur hải ngoại, với lý do tất cả những người đó đều là khủng bố và cả cơ chế đại biểu Uyghur hải ngoại là một tổ chức khủng bố.
Bộ Ngoại giao Nhật chính thức gởi văn thư trả lời rằng Nhật Bản đã cập nhật danh sách khủng bố mới nhất từ cơ quan Cảnh sát Hình sự Quốc tế (ICPO), nhưng không thấy tên bà Chủ tịch Rebiya Kadeer hay tên những đại biểu khác trong danh sách đó. Vì vậy chính phủ Nhật không thể từ chối cấp visa nhập cảnh cho họ. Tổng nha Cảnh sát Nhật cũng gởi văn thư trả lời cho bộ Công an Trung Quốc biết rằng ngay cả trong trường hợp Hội nghị Đại biểu Cộng đồng người Uyghur hải ngoại có lên tiếng chỉ trích chính phủ Nhật Bản đi nữa, thì cảnh sát Nhật sẽ vẫn không ngăn cản hay cấm tổ chức, vì Hiến pháp và luật pháp Nhật tôn trọng quyền phát biểu, quyền hội họp, và quyền biểu tình ôn hòa.
Tại Bắc Kinh, trong Hội nghị định kỳ giữa lãnh đạo ba nước Trung-Nhật-Hàn, hôm chủ nhật, ngày 13 tháng 5, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trực tiếp yêu cầu Thủ tướng Noda ra lịnh không cho Cộng đồng người Uyghur tổ chức Hội nghị Đại biểu tại Tokyo. Theo tường thuật của các viên chức có mặt tại chỗ, Thủ tướng Noda trả lời rằng mặc dù hiện nay ông là Thủ tướng, đứng đầu ngành Hành pháp Nhật Bản, nhưng ông cũng không thể đứng trên Hiến pháp và luật pháp Nhật Bản, và bà Rebiya Kadeer cũng như các Đại biểu khác của Cộng đồng Uyghur hải ngoại không có trong danh sách khủng bó của ICPO. Một số bình luận gia khen ngợi ông Noda đã nhẹ nhàng vạch rõ cho họ Ôn thấy sự khác biệt giữa một chính phủ dân chủ pháp quyền và một nhà nước độc tài đảng trị.

DB Úc: Cáo buộc tội khủng bố cho Ts Quân là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ


DB Luke Simpkins

HẠ VIỆN QUỐC HỘI Thứ Năm, 10 tháng 5 năm 2012
Dân biểu LUKE SIMPKINS (Khu vực bầu cử Cowan)
DB Simpkins: Ngày Chủ Nhật vừa qua tôi đã tham dự Lễ Phật Đản cùng với cộng đồng người Việt tại đơn vị cử tri Cowan. Lễ Phật Đản bao gồm việc đản sinh, sự giác ngộ và qua đời của Đức Phật. Đây là thời điểm thích hợp để nghiệm lại một thực tế là cho đến ngày hôm nay tại Việt Nam người dân vẫn không có tự do phát biểu, tự do thờ phụng, tự do đi lại mà không bị công an theo dõi chặt chẽ.
Trong những năm gần đây đã có vô số nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đã bị nhà cầm quyền Hà Nội đối xử tàn tệ và bị giam giữ tùy tiện. Nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đã đồng cam cộng khổ với những khó khăn của người trong nước và đẩy mạnh thay đổi dân chủ qua những nỗ lực quần chúng ôn hoà. Một thí dụ là việc Ts Nguyễn Quốc Quân bị bắt vào Tháng Tư vừa qua khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Theo các bài báo được truyền thông nhà nước phổ biến thì Ts Quân đã bị cáo buộc tội danh khủng bố dựa theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Sự cáo buộc tội khủng bố cho Ts Quân bởi nhà nước Việt Nam là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ. Ts Quân là một cựu giáo chức bậc trung học ở Việt Nam, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu và là một thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ. Việc bắt giam Ts Quân là bằng chứng mới nhất của việc Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục trấn áp những nhà bảo vệ nhân quyền cũng như những người lên tiếng chống lại họ. Tôi thách thức chế độ Hà Nội đưa bằng chứng cho những cáo buộc của họ trước toà án công luận Việt Nam và thế giới. Ts Quân cũng như tất cả những tiếng nói lương tâm khác phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện.

Hành hương "công lý và sự thật"


Mạc Khải - TNCG

Sau hơn ba tháng chuẩn bị, vận động, quảng bá, Ngày Hành Hương “Công Lý và Sự Thật” do Hội Thanh Thiếu Niên Paris tổ chức nhân lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên cũng đã đến. Cuộc Hành Hương tới Nhà Thờ Đức Mẹ Chartres, cách xa Paris 88 cây số có mục đích hiệp thông với 17 anh chị em thanh niên Công Giáo đang bị tù đày trong nước và cầu nguyện cho họ cùng gia đình họ được bình an và sớm thoát cảnh ngục tù oan khuất. Suốt thời gian này, tin tức về 17 anh chị em Thanh Niên Công Giáo nhận được từ trong nước cho thấy nhà cầm quyền cộng sản chẳng những không tỏ ra bất cứ dấu hiệu thiện chí nào đối với họ; trái lại còn có vẻ cứng rắn và ác ôn hơn nữa. Ai cũng biết tình cảnh bi thương của gia đình anh Paulus Lê Sơn, một mẹ một con neo đơn, nghèo khó. Trong khi anh Lê Sơn bị bắt và bị giam giữ trái phép vì đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo, bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ anh lâm trọng bệnh và mong chờ được gặp mặt con lần cuối. Bà đã từ trần vào ngày 20.04.2012 vừa qua trong cô quạnh vì họ đã không cho anh Sơn về để tang và chôn mẹ. Tiếp theo là tin chị Tạ Phong Tần đang bị suy kiệt vì tuyệt thực, yêu cầu được chịu bí tích Xức Dầu là bí tích Công Giáo ban cho người bệnh có nguy cơ lâm chung. Nhưng cũng đã bị nhà cầm quyền trại giam từ chối. Sắp tới có thể 4 anh trong họ sẽ bị đưa ra xét xử.

Thừa Thiên - Huế: Công an sách nhiễu và hăm dọa Lm. Phan Văn Lợi


DienDanCTM

(Bản tin 18-05-2012)
Theo tin từ ông Nguyễn Chính kết, thành viên Ban điều hành Khối 8406, sáng hôm nay, 18-05-2012, vào lúc 9g45, có ba người mặc thường phục – một người lớn tuổi mặc áo màu cà phê, hai người trẻ mặc áo đen và áo trắng – tay cầm một tập hồ sơ, đến nhà Lm. Phan Văn Lợi, đứng chờ phía ngoài cổng lúc đó còn đang khóa.
Khi em gái của linh mục đi chợ về, họ chặn lại và yêu cầu cô mở cổng ra để họ vào gặp Lm. Lợi, nhưng cô không đồng ý. Nghe tiếng ồn ào, linh mục đi ra. Ba người tự xưng là công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết họ muốn đến để "bàn với linh mục một vài vấn đề."
Linh mục Lợi nói: “Tôi không có thì giờ để gặp các anh. Lẽ ra, muốn gặp tôi, các anh phải có giấy thông báo xin gặp và nói rõ là bàn về chuyện gì, để nếu tôi đồng ý và có giờ thì tôi sẽ gặp. Còn tới đột ngột thế này thì không phải là cách làm việc đúng đắn của một cơ quan nhà nước. Vả lại, những gì cần nói thì tôi đã phát biểu công khai trên mạng, các anh đọc thì hiểu lập trường của tôi rồi. Nay có đối thoại với các anh thì chỉ là đối thoại với những người điếc, vì các anh có bao giờ muốn nghe sự thật đâu? Giữa chúng ta với nhau không cùng một quan điểm. Nếu cần thì tôi sẽ đối thoại với cấp trên cao nhất của các anh với điều kiện là các ông đó tỏ thiện chí muốn lắng nghe sự thật”.
Nhưng họ cứ nằng nặc đòi vào.
Linh mục trả lời: “Có gặp tôi cũng vô ích, tôi không nói chuyện với các anh đâu. Từ lâu tôi đã không muốn tiếp xúc và nói chuyện với công an”.
Họ nói: “Lâu nay, chúng tôi thấy ông có những lời phát biểu, bài viết và hành động biểu lộ quan điểm chống chính quyền”.
Linh mục trả lời: “Tôi không bao giờ chủ trương vô chính phủ, cũng không bao giờ chủ trương loại bỏ chính quyền, vì để điều hành đất nước luôn luôn cần thiết phải có một chính quyền.
Nhưng nếu làm chính quyền mà lại phạm những sai lầm, lại gây tội ác, chẳng hạn như đàn áp các tôn giáo, cướp đất của nhân dân, đánh đập dân oan như xảy ra mới đây tại Văn Giang, tại Vụ Bản… thì lương tâm buộc tôi phải lên án, phải vạch trần những sai lầm và tội ác đó.”

Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay


Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình - HĐGMVN

Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và nhìn chung có vẻ giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện.
1. Nền kinh tế Việt Nam
Sau gần hai thập niên đạt tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp nhất, nhưng tình trạng mấy năm gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Biểu hiện rõ nhất là quản lý kinh tế yếu kém, các tập đoàn Nhà nước thua lỗ nặng, doanh nghiệp phá sản càng nhiều ngân hàng lãi càng lớn, lạm phát tăng cao, chênh lệch giàu nghèo nới rộng, chất lượng cuộc sống của đại đa số dân chúng giảm sút, nhiều người rơi trở lại tình trạng nghèo trước đây… Phải chăng mô hình kinh tế hiện tại đang làm giàu cho nhóm đặc lợi hơn là cho toàn dân?

Phiên tòa xét xử 4 thanh niên Công giáo ngày 24 tháng 5


VRNs

(17.05.2012) – Nghệ An – Theo tin chúng tôi vừa nhận được, phiên tòa xét xử 4 anh em sinh viên công giáo thuộc Giáo phận Vinh là Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, Gioan B. Hoàng Phong và Antôn Chu Mạnh Sơn sẽ diễn ra lúc 7h00 ngày 24 tháng 5 tới đây tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Theo như thành viên gia đình anh Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức cho biết gia đình không nhận được thông báo từ phía Tòa án, mà trong chuyến thăm nuôi các anh vào sáng ngày hôm nay (17 tháng 5) đã được các anh cho biết như vậy.
JPEG - 10.5 kb
Trái qua phải, trên xuống dưới là Đức, Dương, Phong và Sơn
Em gái anh Đậu Văn Dương có nhờ ban truyền thông chúng tôi chuyển lời đến quý vị: “Kính mong quý cộng đoàn dân Chúa và toàn thể anh chị em thắp nến và hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho các anh trong phiên tòa xét xử sắp tới. Em xin thay mặt gia đình cảm ơn tất cả mọi người và mong mọi người loan báo tin này cho những người bạn hữu để cùng nhau hiệp thông trong Đức Kitô.”
Hai anh em bạn Dì Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức bị bắt cùng ngày 2/8/2011, Chu Mạnh Sơn bị bắt ngày 3/8/2011 và Hoàng Phong bị bắt ngày 29/12/2011. Tất cả đều bị bắt cóc khi đang đi học và làm việc và đều bị nhà cầm quyền cho rằng vi phạm vào điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Suốt những tháng giam giữ vừa qua chưa một lần đưa ra xét xử cũng không có bằng chứng luận tội. Tuy chưa có thông báo chính thức từ phía nhà cầm quyền nhưng kính mong mọi người hiệp ý cầu nguyện để cho công lý sớm được thực thi trả tự do cho những anh em bị bắt vô cớ trong năm vừa qua.

5 dân biểu Mỹ đề nghị Ðại sứ Shear thúc đẩy VN phóng thích ông Nguyễn Quốc Quân


VOA

Lá thư gửi đại sứ David Shear đề ngày 15/5 do dân biểu Frank Wolf đề xướng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc chính phủ Việt Nam bắt giam tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động cổ xúy dân chủ người Mỹ gốc Việt, vì các tài liệu đấu tranh ôn hòa trong máy tính xách tay của ông Quân khi ông về tới phi trường Tân Sơn Nhất ngày 17/4.
5 dân biểu Mỹ đồng ký tên trong thư cho biết họ lo ngại vì kể từ khi ông Quân bị bắt tới nay đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chưa vào thăm và tòa đại sứ Mỹ cũng chưa liên lạc với vợ ông Quân về vụ việc này.
Phát biểu tại buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức hôm 15/5 ở Quốc hội Mỹ, dân biểu Frank Wolf, đồng Chủ tịch Ủy ban cho rằng đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thất bại trong việc thúc đẩy chính phủ Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Cùng với dân biểu Frank Wolf, các dân biểu đồng ký tên trong thư bao gồm Daniel Lungren, Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, và Bob Filner kêu gọi đại sứ Shear nhanh chóng liên lạc với tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và gia đình của ông, đồng thời thúc đẩy Việt Nam phóng thích ngay lập tức nhà hoạt động này.
Tháng rồi, Việt Nam loan báo bắt tạm giam 4 tháng và khởi tố ông Quân, một thành viên của đảng Việt Tân, về tội ‘khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo điều 84 Bộ luật Hình sự.

Ts. Cù Huy Hà Vũ được đề cử Giải Front Line Defender 2012


Front Line Defender

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Quốc Hội Ái-Nhĩ-Lan công bố 5 ứng viên được tuyển chọn từ 107 ứng viên thuộc 46 quốc gia cho Giải Thưởng Front Line Defender Năm 2012 Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp.
JPEG - 81.4 kb
Bà Mary Lawlor (trái) của Front Line Defender cùng với Ban Giám Khảo.
Hàng năm Giải Thưởng Front Line Defender Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp được trao cho một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp đấu tranh nhân quyền. Năm nay Giải Thưởng Front Line Defender nhận được tổng cộng 107 sự đề cử từ 46 quốc gia.
Ban giám khảo bao gồm: ông Pat Breen TD, Thượng nghị sĩ Averil Power, Bộ trưởng Giáo dục ông Ruairi Quinn TD, Bộ trưởng Nông nghiệp, thực phẩm và hàng hải, ông Simon Coveney TD, va bà Noeline Blackwell Giám đốc, FLAC (Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Luật Miễn Phí) hôm nay công bố danh sách năm người bảo vệ nhân quyền được lọt vào danh sách cho giải thưởng năm nay. Người thắng Giải Thưởng Front Line Defender 2012 sẽ được công bố tại một buổi lễ ở Dublin City Hall vào ngày 08 Tháng Sáu.
Các ứng cử viên lọt vào danh sách Giải Thưởng Front Line Defender 2012 là:
• Cuba: Ivonne Mallezo Galano
• Malawi: Rafiq Hazat
• Việt Nam: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
• Ai Cập: Mona Seif
• Syria: Bà Razan Ghazzawi