2012/11/30

Ông Lý Thái Hùng nhận định về lãnh đạo mới của TQ

Thanh Thảo - RadioCTM

Nhận định của ông Lý Thái Hùng về việc thay đổi lãnh đạo của Trung quốc qua Đại hội đảng lần thứ 18. Thanh Thảo thực hiện.

2012/11/29

Còn Đất Chính Chủ và Nước Chính Chủ thì sao?


Nguyễn Vũ

Thần dân ai nấy đều tưởng cái Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ coi như đã đi vào dĩ vãng và chỉ còn nằm trong danh sách tổng kết những chuyện cười rũ rượi năm 2012, nhưng xem ra nó vẫn chưa chịu chết hẳn.
Một số quan chức thuộc Bộ Công An bảo hiện nay chỉ "tạm hoãn" thi hành thôi chứ không bỏ; nhưng các quan chức Bộ Tư Pháp lại nói nhỏ rằng "tạm hoãn" chỉ là cách nói cứu vớt sĩ diện thôi chứ nghị định này bị xếp cùng loại với nghị định cấm ngực lép lái xe rồi. Trong khi đó, Quốc Hội lại lôi ra bàn bạc như còn ấm ức lắm.
Không ấm ức sao được khi Nghị Định 71/2012/ND/CP, do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 19/09/2012, quy định rằng kể từ ngày 10/11/2012 dân chỉ được xe ai nấy đi, cấm cho nhau mượn dù là cùng gia đình, nếu không sẽ bị phạt từ 6 đến 10 triệu đồng mỗi xe hơi, và 1 triệu đồng mỗi xe máy 2 bánh. Luật này còn thản nhiên báng bổ: xe nào sang tay quá nhiều lần và không tìm ra được chủ đăng ký thì coi như là xe "không được lưu hành" nữa, phải vất đi.

Tấm hộ chiếu bành trướng và những phản ứng


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Mấy hôm nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới xôn xao về tấm hộ chiếu Trung Cộng vẽ đường lưỡi bò chiếm 80% Biển Đông, phần lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, Đài Loan, Nam Hàn vào hộ chiếu cấp cho công dân họ đi khắp thế giới. Đây là một đòn bẩn, nhằm buộc các nước vào thế khó, nếu đóng dấu chứng thực vào tấm hộ chiếu này, nghĩa là công nhận phần lãnh thổ tham vọng đó thuộc Trung Cộng.
Nói đến những đòn bẩn của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của đảng và nhà nước ta, thì kể suốt ngày không hết. Không chỉ chuyện bây giờ mà từ ngàn xưa đến nay vẫn thế, ai mà không biết. Dù với thời đại nào, chính thể nào ở Trung Hoa, thì âm mưu bành trướng bá quyền vẫn là một hằng số, không thay đổi. Vấn đề biết vậy, nhưng hành động với nó ra sao, là điều cần bàn.
JPEG - 85 kb
Tấm hộ chiếu bành trướng vẽ đường lưỡi bò
Khắp nơi trên thế giới, những phản ứng mạnh mẽ đã được đưa ra: Ấn Độ quyết định cấp thị tờ thực khẳng định phần lãnh thổ tranh chấp là của mình. Còn Philippines thì Bộ trưởng Ngoại giao chính thức gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh và gọi bản đồ là“tuyên bố vô lý về không gian hàng hải và là vi phạm luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, còn Đài Loan cũng lên tiếng phản đối điều này.

Đến chơi nhà Cù Huy Hà Vũ nghĩ về cụm từ “chống chính quyền”


Paulus Lê Sơn

Bài viết của anh Paulus Lê Sơn được đăng trên trang webWeFightCensorship.org, một website chống kiểm duyệt do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tung ra ngày 27 tháng 11 vừa qua.
BBT-WebVT
- - -
Đến chơi nhà Cù Huy Hà Vũ nghĩ về cụm từ “chống chính quyền”
Theo từ điển tiếng việt từ chống có nghĩa là như một điểm cố định vững chắc tựa vào một điểm khác để giữ cho vật này khỏi bị đổ vỡ, khỏi bị ngã nhào. Chẳng hạn như chống mái nhà đang trong tình thế sụp đổ. Nhưng từ chống cũng còn cho thấy nghĩa khác đó là chống lại những hành động gây phương hại đến cho một ai đó, một tập thể, tổ chức hay cả một xã hội. Chẳng hạn như chống áp bức, chống bất công, chống bán nước…

Phóng viên Không Biên giới khai trương website chống kiểm duyệt


Các blogger, nhà báo, những người vẽ biếm họa thường bị kiểm duyệt giờ đây có được một công cụ để thoát nạn này: đó là website chống kiểm duyệt mang tên WeFightCensorship. Địa chỉ web này vừa được tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trụ sở tại Pháp, tung ra vào hôm qua 27/11/2012.
Trong buổi giới thiệu website này, Tổng giám đốc Phóng viên Không Biên giới Christophe Deloire, đã giải thích rằng sáng kiến này được đề ra là vì «chế độ kiểm duyệt cũ kỹ, ngu xuẩn và tai ác vẫn còn tồn tại». Ông nhắc lại là hiện nay trên thế giới có 155 nhà báo và 130 cư dân mạng đang ngồi tù.
JPEG - 28.5 kb
Mạng wefightcensorship có đăng bài viết của bloger Việt Nam Paulus Lê Sơn (DR)
Ông nhấn mạnh là «Tất cả mọi người đều có quyền phổ biến thông tin mà không bị giới hạn ranh giới. Mục tiêu của website là cung cấp cho tất cả những ai bị kiểm duyệt, một công cụ để phổ biến các nội dung họ muốn nói».
Tổ chức cho biết là trước khi đưa lên mạng các nội dung bị kiểm duyệt, họ phải kiểm tra tính xác thực của nội dung, và nhất là xem xét những rủi ro đối với tác giả, họ phải được sư đồng ý của tác giả hay người thân.
Theo kiểu như WikiLeaks, trang webhttps://www.wefightcensorship.org liệt kê bằng tiếng Anh và tiếng Pháp những bài viết, video, âm thanh hay hình ảnh mà những người bị kiểm duyệt, nhà báo hay cư dân mạng gởi đến.

Từ đồng chí “X” đến đồng chí “tự trọng”


Ngô Đình Thu - DienDanCTM

Tính đến nay, trong suốt hơn một nhiệm kỳ làm thủ tướng của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng được mọi người đồng thuận đánh giá là một vị thủ tướng gây nhiều tai tiếng hơn là tăm tiếng. Các tập đoàn kinh tề và tổng công ty do chính ông lập ra và chỉ đạo lần lượt sa vào nợ nần và thất thoát hàng tỷ đô la, những con số làm cho các nhà kinh tế trong nước chóng mặt. Nhưng những cố gắng đẩy ông khỏi chiếc ghế quyền lực đều tỏ ra vô hiệu quả. Sau những cuộc đấu đá, mổ xẻ từ Bộ Chính Trị đến Hội nghị Trung ương 6, ông vẫn tại vị nhờ nắm chắc "chuyên chính TÀI sản". Sau đó, mặc dù thuộc đơn vị ứng cử tại Hải Phòng, thủ tướng đã vội vàng theo chân chủ tịch nước bay vào Sài Gòn để “tiếp xúc cử tri” và đến nói chuyện tại Đại học Quốc gia TPHCM ngày 21/10 vừa qua.

Phong Trào Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói vượt ngưỡng cửa 100.000 chữ ký!


SBTN

Thông Cáo Báo Chí

Ngày 26 tháng 11, năm 2012
Kính thưa quý Hội Đoàn, Chính Đảng, Cơ Quan Truyền Thông, và đồng hương ở khắp nơi.
Tính đến 12 giờ trưa (giờ California) ngày 26 tháng 11 năm 2012, phong trào vận động nhân quyền cho Việt Nam Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói đã có hơn 105.000 người ký tên ủng hộ, vượt qua mức 100 ngàn mà Ban Tổ Chức mong muốn đạt được. Với sự tham gia của gần 100 hội đoàn, cộng đồng, chính đảng và cơ quan truyền thông ở khắp nơi trên thế giới, đây không chỉ là một thành quả to lớn về số lượng chữ ký có được trong một thời gian ngắn, nhưng sự tham gia đông đảo này còn thể hiện cao độ tinh thần đoàn kết của người Việt Nam khắp nơi trong mục tiêu đấu tranh cho nhân quyền tại quê nhà. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là trong số lượng 105 ngàn chữ ký này có gần 5000 chữ ký từ Việt Nam, nơi mà bất cứ ai cũng có thể bị tù đày hoặc ít ra là bị gây khó khăn trong đời sống hàng này, nếu đơn lẻ đứng lên đòi hỏi những điều được ghi trong bản thỉnh nguyện thư. Sự kiện này mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên một tập thể đông đảo như vậy của người dân trong nước đã công khai lên tiếng về vấn đề nhân quyền.
Chúng ta đạt được thành quả này là nhờ tinh thần đấu tranh chống độc tài áp bức luôn luôn tiềm tàng trong mỗi người Việt Nam và đã cùng thể hiện tinh thần đó bằng chữ ký của mình khi chiến dịch Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói được phát động qua sự quảng bá, vận động nhiệt tình của các hội đoàn từ khắp năm Châu, đặc biệt từ Việt Nam. Bên cạnh đó, sự hăng say đóng góp của các tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới trong những cuộc xuống đường lấy chữ ký, bất kể những trở ngại của thời tiết, cũng góp phần quan trọng cho thành quả của chiến dịch.

2012/11/27

Viết cho sinh nhật Anh


Ngô Mai Hương

Bây giờ là bốn giờ sáng, căn nhà vắng lạnh và buồn. Không có một tiếng động nào ngoài tiếng nức nở của trái tim tôi mà tôi cố dùng lý trí của mình để không nghe thấy nó. Tôi đã làm như vậy rất nhiều lần, có những lúc tôi đã thua cuộc như cái hôm nhận tin về bản án của anh Điếu Cày, tôi đã bật khóc như một đứa trẻ. Lúc ấy chỉ một mình tôi với khung cửa sổ và bầu trời bên ngoài, chắc đất trời cũng cảm thương cho sự yếu đuối tầm thường của tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của anh, cũng là ngày anh bắt đầu tuyệt thực. Cái tin anh tuyệt thực từ mười đến mười lăm ngày làm tôi xót xa. Tôi cố vững vàng như lời anh dặn qua Tổng Lãnh Sự Mỹ “H nhớ luôn lạc quan, đừng lo lắng buồn khổ”.
Tôi nghĩ đến một bài viết của Hoà Thượng Tinh Vân “khoảnh khắc và một đời” để cảm thấy tỉnh táo hơn. Khoảnh khắc mình đang sống, những lo lắng, buồn khổ, những gian nan rồi sẽ qua đi. Nhưng những điều tốt đẹp sẽ ở lại mãi với chính mình. Không phải đó là điều tôi cũng mong muốn hay sao, huống chi đó là công việc anh đã theo đuổi từ lâu, là điều anh mong muốn được làm. Anh bảo: “Làm thế nào khi mình nhắm mắt, mình biết rằng mình đã đóng góp cái phần của mình trong giai đoạn đen tối nhất của đất nước.”

Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình: Đừng sợ sự thật


MP3 - 3.6 Mb
Âm thanh: Cha Phương dẫn ý lễ, cha Hiên nói về ý nghĩa thánh lễ và bài chia sẻ của cha Giuse Đinh Hữu Thoại.

VRNs

(26.11.2012) - Sài Gòn - Đừng sợ sự thật, hãy cầu nguyện cho nhân quyền là chủ đề của thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, tối hôm qua, 25.11.2012, với khoảng 2000 người tham dự.
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình hôm nay do Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Giám Đốc Học Viện làm chủ tể. Cùng đồng tế có các cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, Trưởng ban Công Lý & Hòa Bình, Antôn Lê Ngọc Thanh, Thường trực ban truyền thông, Giuse Lê Quang Uy, Phó xứ, Đa Minh Nguyễn Văn Phương và cha Giuse Đinh Hữu Thoại giảng lễ.
Cha Đa Minh Nguyễn Văn Phương mở đầu thánh lễ với lời giới thiệu ý cầu nguyện trong thánh lễ: Cầu cho công lý và hoa bình trên quê hương đất nước, cầu cho những nạn nhân bị kết án oan sai, vì nó đã đẩy biết bao người vào cảnh tù tội,

Quốc hội "họp kín" chuyện hộ chiếu lưỡi bò?


Ba Sàm

Có một chuyện liên quan rất đáng chú ý, nhưng không hiểu sao từ chiều qua tới sớm nay hình như mới chỉ có tờ Sài Gòn Tiếp thị đưa tin: Biển Đông: “Quốc hội họp kín nhưng cử tri hỏi thì sẽ trả lời”.
Như lời bình luận sáng qua chúng tôi đã đặt dấu hỏi, là liệu có vị đại biểu quốc hội nào trong ngày họp cuối cùng (hôm qua) đưa ra yêu cầu quốc hội nán lại thêm để bàn về một nghị quyết khẩn cấp, làm kim chỉ nam cho chính phủ xử lý vấn đề “hộ chiếu lưỡi bò” rất nguy hiểm này. Thế rồi tới tối, đọc cái tin mù mờ về cuộc “họp kín” của Quốc hội “về tình hình Biển Đông”, với lời giải thích cũng mù mờ của ông chủ nhiệm VPQH, nửa mừng, nhưng lại nửa … buồn thay cho cái chính thể này.

2012/11/23

Gặp gỡ Văn Giang – Sống lại tình Cá Nước


Phóng sự nóng của BVN
Ảnh: Vũ Danh
Theo đúng lịch mời của bà con 3 xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên, sáng sớm hôm nay 18/11/2012 các đại biểu và những người quan tâm đến Văn Giang đã đến tập trung ở điểm hẹn tại trước cửa Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển hợp tác Quốc tế (Trường đại học Ngoại thương), số 91 phố Chùa Láng. Ông Trương Văn Kỉnh, người dân Văn Giang, được cử đến đón đoàn đại biểu về Văn Giang. Nhiều bà con dân oan các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương… đi khiếu nại ở Hà Nội cũng đến đây từ sớm, cùng lên xe về thăm Văn Giang theo Đoàn.
Chúng tôi liếc mắt nhìn quanh: lác đác một số phóng viên báo chí, nhiều anh chị em từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và nhiều nhất là các blogger vốn hăng hái trong việc đưa tin, bình luận, ủng hộ vụ việc Văn Giang lâu nay; nhưng sao không thấy một vị đại biểu Quốc hội nào cả, kể cả đại biểu tỉnh Hưng Yên thế nhỉ? Đại biểu Quốc hội là những người được nông dân Văn Giang ưu tiên mời về trong cuộc gặp gỡ này kia mà? Họ được nhân dân bầu ra, trong đó có nhân dân Văn Giang, lẽ đâu nay lại coi mình là đại biểu của nhân dân mọi vùng miền khác, chỉ trừ lại có... Văn Giang? Ô hô! Thế mới biết lên tiếng “vì dân” trên nghị trường và hành động vì dân trong thực tế là hai chuyện xem ra chẳng có gì ăn nhập với nhau, cũng giống như một câu chuyện của nhà văn Nguyễn Công Hoan viết lâu lắm rồi, kể về một ông chủ đi trong chiếc xe bóng lộn bỗng bị chết máy trên đường, được mấy nông dân đang làm ruộng bỏ việc chạy ngay lên đẩy giúp một quãng rất dài, bất kể mồ hôi tuôn ra dòng giọt, cho đến khi xe lại nổ dòn, khiến ông cảm động một hai mời họ về Hà Nội đến nhà mình chơi cho bằng được; và cũng ông chủ ấy ít lâu sau gặp lại các bác nông dân kia đang thập thò trước cửa thì bỗng chẳng còn nhớ ra đấy là ai, đi ra nhìn tận mặt rồi lại đi vào, trong đầu ngẫm nghĩ: đám người này lại đến nhờ vả chứ gì, đến bực cả mình (?!).

Cuối thu nhớ bạn!


Anthony Thiên Ân

Đã khá lâu tôi chưa có tin tức gì thêm kể từ khi nghe tin bạn tôi bị bắt cóc ngày 30/7/2011. Nay, đang lúc tản bộ dưới tiết thời se lạnh của lúc giao mùa, tôi nhận được tin các bạn tôi sắp bị đem ra xét xử với tội danh cáo buộc“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Mặc dầu tôi đã được nghe và biết nhiều về những những vụ án xét xử theo lối chụp mũ, gán ghép tội danh cho những người không có cùng quan điểm với đảng cộng sản Việt Nam hoặc lên án về sự thối nát của chính quyền hiện nay. Đối với trường hợp của bạn tôi, tôi mới thấm thía hơn sự man rợ của nhà cầm quyền. Đơn giản bởi tôi là một trong những người bạn thân tình hơn 10 năm qua nên tôi hiểu được bản chất, tâm tính và việc làm của bạn tôi. Tuy là những người trầm tính, nhưng nếu có ai đó quan tâm về các khía cạnh xã hội như việc đạo đức đang bị xuống dốc trầm trọng: lối sống buông thả, sống thiếu lí tưởng, sống vội, sống gấp trong tầng lớp thanh niên, sinh viên dẫn đến tình trạng nạo phá thai tràn lan; những trẻ thơ vô tội bị giết hại khi chưa lọt lòng mẹ, bị vứt bỏ lúc mới chào đời; những trẻ thơ khuyết tật bị chính cha mẹ mình bỏ rơi…cũng như việc thao thức trước sự vô cảm đang hoành hành cả dân tộc… thì nếu có dịp đặt chân đến thành phố Vinh, Nghệ An, quí vị hãy tìm đến những địa danh như: Trung Tâm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II, Trung tâm Khuyết Tật 19-3, giáo xứ Yên Hòa, giáo xứ Xuân Mỹ thì những cái tên Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu luôn được nhắc đến với một niềm kính trọng và biết ơn.

Pháp quan ngại về bản án tù cho nhà giáo Đinh Đăng Định


Anh Vũ - RFI

Theo AFP, một ngày sau khi Việt Nam y án tù 6 năm với nhà bất đồng chính kiến, nhà giáo Đinh Đăng Định vì tội «tuyên truyền chống Nhà nước» tại phiên xử phúc thẩm, hôm nay 22/11/2012 Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố «rất lấy làm tiếc» về bản án nói trên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, ông Philippe Lalliot tuyên bố: «Nước Pháp khẳng định lại sự gắn bó của mình với quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến, trong đó bao gồm cả trên internet, ở khắp nơi trên thế giới.»Ông cũng nhắc lại bản án đối với nhà giáo Đinh Đăng Định nối tiếp các bản án nặng nề tuyên hôm 24/9 đối với ba blogger và hôm 30/10 đối với hai nhạc sĩ, cũng với những tội danh tương tự là «tuyên truyền chống Nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ».
Theo AFP thì ở trong đất nước mà đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo thì những tội danh như vậy vẫn thường được sử dụng để quy kết cho những người bất đồng chính kiến, hoặc đấu tranh ôn hòa vì dân chủ.

2012/11/22

Tây Tạng và Việt Nam - Kẻ trước người sau?


Phạm Nhật Bình – Lê Vĩnh

Tây Tạng (Tibet) là một quốc gia vùng Trung Á, đất nước của Lạt Ma Giáo được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”, đã bị Trung Cộng đưa quân xâm chiếm từ năm 1950 và hoàn toàn nằm dưới ách thống trị của ngoại bang kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong sang Ấn Độ năm 1959. Cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân Tây Tạng kéo dài nhiều thập niên với một chính phủ lưu vong tại Dharamsala, bang Pradesh (Ấn Độ).
Ngày 16 tháng 11 vừa qua, Đại hội quốc tế ủng hộ dân tộc Tây Tạng đã được tổ chức ở "thủ đô tỵ nạn" Dharamsala với khoảng 200 đại biểu từ 43 quốc gia trên thế giới về tham dự. Trong ba ngày của đại hội đặc biệt này, các đại biểu đã nỗ lực thảo luận những biện pháp để giảm thiểu làn sóng tự thiêu của các sư tăng và dân chúng Tây Tạng để phản đối chính sách cai trị tàn ác của Bắc Kinh; cũng như thảo luận các phương thức vận động quốc tế trong việc tạo sức ép, buộc nhà nhà cầm quyền Trung Cộng phải ngừng tay bạo hành trên xứ Tây Tạng. Trong bài diễn văn khai mạc đại hội, tiến sĩ Lobsang Sangay, Thủ Tướng của chính phủ Tây Tạng Lưu Vong đã gọi đây là một đại hội lịch sử và vô cùng quan trọng của người Tây Tạng.

20/11 – Nhớ những người Thầy ở tù vì lý tưởng


2012-11-20
Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, Café Wifi kỳ này sẽ nói về những người thầy phải ở trong nhà tù vì lý tưởng của mình.
Khánh An: Khánh An hân hạnh chào đón quý vị và các bạn đến với chương trình Café Wifi. 20/11 là ngày mà những người học trò ở Việt Nam tri ân và nhớ đến những người thầy của mình. Chủ đề ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về những người thầy phải ở trong nhà tù vì lý tưởng của mình, Khánh An đang muốn nói đến hai người thầy là thầy Phạm Minh Hoàng và thầy Đinh Đăng Định.
JPEG - 45 kb
Thầy Phạm Minh Hoàng tại phiên xử ở Tòa án TPHCM hôm 10-08-2011. (AFP)
Trước tiên để bắt đầu cho chương trình, Khánh An mời các bạn tự giới thiệu.
Tuấn: Vâng, chào chị Khánh An, chào quý vị độc giả. Em là Tuấn, hiện đang sống ở Đắc Lắc.
Tiến: Xin chào quý vị khán thính giả, chị Khánh An và hai bạn. Mình là Tiến, đang là sinh viên sống tại Hà Nội.
Nam: Xin chào tất cả quý vị. Mình là Tiến Nam, sống ở Hà Nội, hiện tại mình đang đi làm.
Nhớ Thầy Cô
Khánh An: Vâng. Khánh An một lần nữa chào đón tất cả các bạn đến với chương trình. Trở lại với đề tài của chúng ta hôm nay, ngày 20/11, chúng ta nhớ đến những ngừơi thầy ở trong nhà tù, trước tiên Khánh An muốn hỏi các bạn là các bạn đã đi thăm, tặng quà hay gửi thiệp chúc mừng đến các thầy cô giáo của mình chưa?
Nam: Năm nay là năm mà mình có nhiều kỷ niệm về ngày 20/11. Mình đã về thăm trường cũ sau 10 năm chưa về nhân kỷ niệm ngày thành lập trường. Mình đã gặp lại các thầy cô giáo cũ, bạn bè thân thiết và đặc biệt là một thầy cô mà năm nào mình cũng về thăm đó là cô giáo dạy lớp 1 của mình. Vào những năm 89, 90, vấn đề dạy thêm học thêm còn ít lắm. Mà mình ngày đó vào lớp 1 viết chữ thì xấu, học cũng không được nhanh nhẹn bằng các bạn lắm nên cô giáo dạy lớp 1 của mình kéo 4 học sinh học kém của lớp về nhà cô dạy và cô không lấy một đồng. Sáng sớm, Tiến Nam đến nhà cô học, buổi trưa ăn cơm ở đấy và buổi chiều đi học luôn. Đó là kỷ niệm cực kỳ sâu sắc trong lòng mình.

Ls. Nguyễn Quốc Lân phản bác Đại sứ CSVN


Ls. Nguyễn Quốc Lân

Ngày 18 tháng 11 năm 2012
Đại Sứ Nguyễn Bá Hùng
Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại San Francisco
1700 California St, Suite 430
San Francisco, CA 94109
Re: Dự luật ngăn cấm các chuyến thăm của các quan chức Việt Nam
Thưa Ông Đại Sứ:
Là một Ủy Viên Giáo Dục trong Hội Đồng Giáo Dục của Khu Học Chánh Thống Nhất Garden Grove mà bao gồm một phần lớn trongThành Phố Santa Ana và cư dân trong vùng, tôi xin trả lời thư của Ông đề ngày 8 tháng 11 năm 2012 gửi đến thành phố Santa Ana và Thị trưởng Miguel Pulido về một dự luật nhằm ngăn cấm các chuyến thăm chính thức của các quan chức Việt Nam. Thư của Ông đã trình bày rất nhiều sai lạc về luật pháp cũng như chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
Đề luật dự tính đơn thuần chỉ là một biểu hiện sự mong muốn của người dân trong thành phố Santa Ana rằng họ không muốn cho phép các quan chức Việt Nam đi qua thành phố với sự bảo vệ của cảnh sát trong khi nhà cầm quyền Việt Nam chẳng bao giờ cho phép người dân của họ những quyền căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, hay tránh bị giam giữ tùy tiện. Những ước nguyện này của cư dân thành phố Santa Ana cũng tương tự như mong ước của người dân Hoa Kỳ từng được thể hiện nhiều lần qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam mà đã được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với tỉ lệ gần như tuyệt đối trong nhiều năm qua.
Ông cho rằng dự luật này đi ngược lại Công Ước Quan Hệ Ngoại Giao của Liên Hiệp Quốc năm 1961 và 1963. Tuy nhiên, Công ước đó vẫn phải dưới quyền của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1976 và Hiến pháp Hoa Kỳ, khi thực hiện các quy ước quan hệ ngoại giao xâm phạm vào quyền của người dân được tự do phát biểu. Các nhà ngoại giao Việt Nam mong việc đi lại an toàn qua thành phố phải nhường bước trước quyền được lên tiếng phản đối những chuyến thăm này. Đó là một tập quán tại Hoa Kỳ khi các nhân viên chính phủ, đặc biệt là các dân cử, không cần hợp tác hoặc hỗ trợ các quan chức của những chính quyền độc tài ngoại quốc để đi ngược lại nguyện vọng của những cư dân mà họ phục vụ.

Việt Nam vi phạm nhân quyền


Phạm Văn Trội

Việt Nam vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng đối với quyền làm người đã được qui định ở Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 10-12- 1948, một sự vi pham toàn diện ở các mặt đời sống chính tri. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập ở một số vi phạm quyền tối thiểu hàng ngày nhưng quan trọng, nó cản trở sự phát triển cá nhân, xã hội và quốc gia dân tộc.
Với tư cách là người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam tôi đối chiếu thực tế trong luật Việt Nam và thực tế hành xử của các cơ quan chính quyền đối với tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc thì thấy:
1- "Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán" - trích điều 17 Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Như vậy ở điều 17 này đã nói lên quyền được sở hữu về tài sản, mà đã sở hữu thì họ có quyền tư hữu- [làm của riêng mình], có quyền sử dụng [để khai thác vào mục đích cá nhân], có quyền định đoạt tài sản [cho biếu tặng…].
Vậy đất đai là một loại tài sản đặc biệt của mỗi cá nhân và mỗi cá nhân có quyền sở hữu, nhưng trên thực tế ở Việt Nam thì đất đai lại qui định về quyền sở hữu nhà nước. Như vậy nhà nước đã tước đoạt quyền sở hữu của người dân về loại tài sản đặc biệt này một cách cố ý. Đi ngược lại với điều 17 nêu trên.

Tâm tình của nhạc sĩ Trúc Hồ


Trúc Hồ

Chúng ta làm thỉnh nguyện thư có ích lợi gì?
Có nhiều bạn thắc mắc là chúng ta làm thỉnh nguyện thư này có lợi ích gì... và một số bạn còn cho rằng Trúc Hồ thật... khờ khi đi làm những chuyện vô bổ này. Sẵn đây có một vài suy nghĩ muốn chia sẻ đến tất cả mọi người.
Đoàn kết là sức mạnh... chúng ta không thể nào tạo nên một sự thay đổi nào được, dù nhỏ, nếu chúng ta không biết đoàn kết. Đối với Trúc Hồ, mục tiêu quan trọng nhất của những phong trào vận động nhân quyền như thế này đó là nó tạo cơ hội cho người Việt ở khắp nơi cùng nhau đoàn kết, làm một điều gì đó mà chúng ta cho là đúng, đó là bảo vệ những người yêu nước ở Việt Nam và lên tiếng phản đối những hành động bắt bớ giam cầm vô lý của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân. Với hơn 60 hội đoàn, đảng phái trên khắp nơi trên thế giới cùng đứng vào Ban Tổ Chức của phong trào Triệu Con Tim cho đến thời điểm này, Trúc Hồ hy vọng đây chính là nền tảng cho sự đoàn kết về mặt chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại mà trước đây chưa từng thấy.

2012/11/20

TT Obama cùng đón chào bình minh dân chủ tại Miến Điện


Vòng ôm để nói rằng bà không lẻ loi:
Tổng thống Obama và bà Clinton gặp nhà dân chủ Aung San Sui Kyi trong chuyến viếng thăm lịch sử Miến Điện
Sáng nay Tổng thống Obama đã có một cuộc gặp gỡ lịch sử với lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Ang San Suu Kyi. Tổng thống Obama là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm quốc gia gây nhiều tranh cãi này.
Sự đón tiếp chân tình của bà Suu Kyi, người đã được thế giới chú ý vì đã bị quản thúc tại gia trong suốt hai thập niên vì đã thúc đẩy dân chủ tại Miến Điện, có ý nghĩa quan trọng về ngoại giao vì điều này cho thấy rõ là Hoa Kỳ hậu thuẫn công cuộc đấu tranh của bà.
Để tăng thêm sự thân thiện giữa các nhà lãnh đạo, Ngoại Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton đã trao cho bà Kyi với vóc dáng nhỏ bé, một vòng ôm thật lớn; vì hai bà đã gặp nhau một số lần trước đây.

Bạn của SV Trần Minh Nhật phản đối bạn mình bị bắt giam tuỳ tiện


Nguyễn Quang Đồng

(19.11.2012) – Sài Gòn – Nguyễn Quang Đồng, một người bạn của Phaolô Trần Minh Nhật vừa gởi đến chúng tôi Tâm Thư của anh nói về sự vô tội của Nhật. Điều anh Nguyễn Quang Đồng nói cũng đúng với những gì Nhật đã nói với các linh mục phụ trách về Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, rằng Nhật chỉ muốn phục vụ Chúa và dấn thân trong sứ mạng truyền thông, không tham gia đảng phái chính trị hay phong trào dân quyền nào cả.
VRNs xin chuyển đến quý độc giả Tâm Thư này để cùng suy nghĩ và hành động.

Tâm thư

Kính gửi:
- Gia đình bác Chín - Các cá nhân, tổ chức yêu chuộng công lý và sự thật - Luật sư biện hộ cho Trần Minh Nhật - Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam và toàn thể mọi người
Hơn 1 năm kể từ khi bạn tôi, sinh viên Phaolo Trần Minh Nhật bị bắt cóc và sau đó bị truy tố theo điều 79 BLHS với tội danh cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Là người cùng quê hương Nghệ An, cùng niềm tin Tôn giáo lại là sinh viên với nhau nên chúng tôi thường chia sẻ cho nhau tất cả những suy nghĩ, trăn trở trong việc học tập cũng như cuộc sống. Và chúng tôi không hề dấu diếm nhau chuyện gì. Mặc dầu vậy, tôi vẫn rất hoang mang về việc Nhật bị công an VN bắt cóc, bởi trong thời gian đó đã xảy ra hàng loạt vụ bắt cóc các thanh niên khác nên tôi không thể có đủ sự hiểu biết để suy xét và lên tiếng. Một phần vì sợ làm cho gia đình Nhật hoang mang thêm, phần vì đã có nhiều cá nhân, tổ chức lên tiếng phản đối cách bắt bớ tùy tiện của công an VN, hơn nữa tôi vẫn còn có một chút hi vọng vào sự chính nghĩa của nhà cầm quyền. Nhưng cho đến nay, những điều trước đây tôi mới chỉ được nghe thì nay đã có cơ hội để kiểm chứng, đó là cách sử dụng luật pháp tùy tiện và bất chấp đạo lí của công an và chính quyền.

Bảy lợi thế của Tập Cận Bình


Lâm Trung Bân

Tháng 11 18, 2012
Phỏng vấn của tờ Standard (Áo) với ông Lâm Trung Bân (Lin Chong Pin), giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan
StandardÔng đánh giá thế nào về thay đổi nhân sự tại Bắc Kinh, đặc biệt là việc chuyển giao đột ngột chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương?
Lâm Trung Bân: Hồ Cẩm Đào đã gạch một đường rất rõ ràng. Từ đó nảy sinh nhiều khía cạnh liên quan: Với việc thôi chức này, ông ấy đã tăng áp lực khiến Giang Trạch Dân cũng phải cắt cái văn phòng của ông ta trong Quân ủy Trung ương. Cách đây mấy tuần, có tin là Giang Trạch Dân đã làm việc đó. Thế là Hồ Cẩm Đào tháo gỡ được một trong những rào cản đáng kể trên con đường tiếp nhận và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Đó là những điều kiện khởi đầu rất tốt cho nhân vật mới ở Bắc Kinh.

2012/11/19

Những ngọn nến của tình liên đới


TNCG

Anthony Thiên Ân
Nghệ An: Hợp cùng toàn thể Giáo Hội trong ngày kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng như cầu nguyện cho những người trong giáo họ đã qua đời. Đặc biệt, cầu nguyện cách riêng cho các Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành đã bị nhà cầm quyền bắt bớ và giam cầm một cách mờ ám hơn 1 năm qua nay lại sắp bị đem ra xét xử.
Hôm qua, vào lúc 20h ngày 17/11/2012, hơn 200 người đã qui tụ tại tư gia ông Chu Văn Nghiêm, thuộc giáo họ Diệu Ốc, xứ Đức Lân, Gp Vinh (xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) để cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ và hiệp thông cùng những đau khổ mà những người con ưu tú của quê hương đang phải gánh chịu cảnh tù đày chỉ vì yêu đất nước, yêu giáo hội.
Hòa quyện trong ánh nến lung linh là những lời nguyện tha thiết được những người dân chân lấm tay bùn cất lên làm tan biến cảnh tĩnh mịch vốn có của những vùng quê xứ Nghệ mỗi lúc tiết thời chớm lạnh. Họ cầu nguyện cho những người lãnh đạo quốc gia biết hướng đến lợi ích chung của đất nước, biết tôn trọng công lý và sự thật…và cầu nguyện cho những người đang dấn thân để làm chứng cho công lý, sự thật biết noi gương các Thánh Tử Đạo để dù có phải trả giá bằng mạng sống thì cũng không thỏa hiệp với ma quỉ.

Chủ Tịch Đảng Việt Tân hội kiến Thủ Tướng Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong


WebVT

Đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao & Thông Tin của chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân đã tham dự Đại Hội Quốc Tế Ủng Hộ Dân Tộc Tây Tạng tại Dharamsala vào trung tuần tháng 11/2012.

Lật tẩy bằng chứng những bản án bỏ túi


Đinh Tấn Lực

Trích từ trang Facebook của Đinh Nhật Uy (anh của SV Đinh Nguyên Kha):
- Tôi chở mẹ tôi lên TP. HCM, cầm theo tờ giấy yêu cầu chỉnh sửa thông tin báo chí. Đem theo tất cả các bản gốc giấy tờ cần thiết. Mẹ tôi trình bày vấn đề với báo CAND… thì được mời vào phòng trong có hai cô (tôi xin phép không nhắc tên và đặc điểm) xưng là xxx….. đón tiếp rất niềm nở. Thông qua những gì mẹ tôi trình bày, hai cô này thở dài và thông cảm. Cô rót nước, lấy bánh trái ra mời mẹ tôi và khuyên những lời chân tình, cảm động.
- Trích lời: “Tụi em cũng có con lớn, tụi em cũng biết nỗi đau của người mẹ. Em thông cảm và biết suy nghĩ của chị, em thương chị nên khuyên chị như vầy: Đây là vụ án “bỏ túi” rồi, chị đừng tốn công đi tới đi lui cho mất sức khỏe mà chẳng thay đổi gì đâu. Có sự sắp đặt hết, tụi em chứng kiến biết bao nhiêu vụ thế này rồi. Bây giờ em nhận giấy khiếu nại của chị, em gửi lên cấp trên. Ở trên cũng gạt qua một bên không thèm coi đâu. Em hứa chắc là như vậy. Còn về phần thằng Kha, chị nên giữ gìn sức khỏe và lo làm ăn kiếm tiền để nuôi nó trong tù. Chị cũng đừng vì quá thương con mà phí tiền thuê luật sư, em chấp 10 người luật sư cũng không làm tình tiết vụ án thay đổi. Còn phần đăng tin của báo tụi em, tụi em chỉ đăng theo chỉ đạo và thông tin của bên công an điều tra gửi qua thôi, tụi em không dám thêm bớt gì hết. Còn chị đòi gặp tác giả bài báo thì tác giả chỉ là người đánh lại thông tin và đăng lên thôi. Chị nên về phía công an để hỏi cho ra lẽ mới phải. Mà chị lên đó cũng chẳng ai nói đâu. Vụ án con chị có tính chất răn đe các thành phần còn lại nên quyền quyết định ở ‘ngoài kia’ kìa. Thôi chị đừng buồn nữa, đây là số ĐT của 2 đứa tụi em, chị có gì thắc mắc hay cần biết gì thì ĐT cho em. Chị đừng đi nữa mất sức khỏe, chị nên nằm nhiều cho khỏe” (mẹ tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, đi phải đeo đai và không ngồi xe được).

2012/11/17

Các dự tính kế tiếp của Bộ Giao Thông Vận Tải — Tin mật từ trang BácLàmBáo


Trần Giang

Chúng tôi, Ban Biên Tập trang blog BácLàmBáo vừa nhận được thông điệp mật do một giới chức cấp cao đang làm việc tại văn phòng bộ trưởng Đinh La Thăng gởi ra. Nguyên văn như sau:
"Xin thông báo khẩn với các anh rằng Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ không hề bị hủy bỏ như đã thông báo trên báo đài, mà chỉ tạm hoãn việc thi hành để chờ bổ xung. Hiện trên bàn bộ trưởng đã có 2 kế hoạch chi tiết như đính kèm dưới đây. Trong tài liệu, tên bộ trưởng được viết khác đi — ĐHL tức Định Hét Lên — để tránh trường hợp kế hoạch bị lọt ra ngoài trước ngày công bố mà còn các sai sót như vừa rồi. Cụ thể là hiện có kế hoạch điều chỉnh NĐ 71-CP để ban hành trở lại vào cuối tháng 11/2012, và kế hoạch giải quyết nạn kẹt xe sẽ được ban hành vào ngày đầu năm 2013.
Nghị Định 71X-CP: Xe Chính Chủ Tập Thể (điều chỉnh và bổ xung luật Xe Chính Chủ)
Với các phê bình góp ý từ quần chúng và kết quả nghiên cứu thực tế SAU khi ban hành Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ, đồng chí ĐHL đã chỉ thị một số điều chỉnh và bổ xung để trở thành Nghị Định 71ĐCVBX-CP hay gọi tắt là NĐ 71X-CP. Tên chính thức là Nghị Định về Xe Chính Chủ Tập Thể, hay gọi tắt là Xe Chính Thể.

Bản lên tiếng của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam


Phong Trào Hưng Ca Việt Nam



Bản Lên Tiếng


Trong tháng Mười vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã một lần nữa cho thế giới thấy rõ chính sách đàn áp nhân quyền thô bạo, chính sách chà đạp quyền tự do ngôn luận của người dân cùng khủng bố tinh thần bất khuất của dân tộc qua việc bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên vào ngày 14-10-2012 và kết án hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vào ngày 30-10-12, một bản án phi lý và bất công đã khiến dư luận thế giới gọi bản án là “thêm một vết nhơ lên bộ mặt của chế độ”.
Phong Trào Hưng Ca Việt Nam cực lực lên án hai bản án dành cho hai nhạc sĩ trẻ, đầy lòng yêu nước, Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cùng hành vi bắt người vô cớ và thô bạo đối với nữ sinh Nguyễn Phương Uyên. Đồng thời, Phong Trào Hưng Ca nhiệt liệt ca ngợi tinh thần bất khuất của hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, đã bất chấp tù tội, cương quyết không kháng án. Các sáng tác của họ, Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu và Ngục Tối Hiên Ngang đã nói lên tiếng nói của lương tâm, của lòng yêu nước trước chế độ “hèn với giặc, ác với dân”.

Báo động tình trạng ngặt nghèo của tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù


DienDanCTM

Bị còng tay suốt chặng đường từ trại giam đến bệnh viện, bị còng tay khi làm các xét nghiệm tại bệnh viện và nếu bệnh nhân không cương quyết đòi đổi cả mạng sống thì cũng đã bị xích chân vào giường bệnh ngay sau khi chịu cuộc giải phẫu. Đó là tình trạng của tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa.
Bà Nguyễn Thị Nga, vợ của của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đã cho biết như trên khi tường thuật về tình cảnh của chồng bà khi được công an áp giải đến bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An ngày 15/11/2012 để chữa bệnh.
Nhà văn yêu nước Nguyễn Xuân Nghĩa bị giam ở trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Do tình trạng thiếu thốn và khắc nghiệt trong nhà tù cộng sản, ba chứng bệnh của ông Nghĩa gồm bệnh trĩ, u tiền liệt tuyến và khối u ở má ngày càng trầm trọng thêm. Đến hôm 14/11 vừa qua, bệnh tình của ông Nghĩa trở nên nguy kịch, trước sức ép của gia đình, công an trại giam đã buộc phải để nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đi điều trị bệnh. Tại bệnh viện, chỉ đến lúc được đưa lên bàn mổ để cắt trĩ ông mới được tháo còng. Nhưng ngay sau khi mổ xong, công an đem đến bộ cùm chân và đòi cùm chặt chân ông vào giường bệnh. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã quyết liệt phản đối hành vi vô nhân đạo này và tuyên bố sẽ chết ngay tại chỗ nếu công an làm như vậy. Sự cương quyết của ông khiến công an phải nhượng bộ, nhưng vẫn để cùm và còng tại giường bệnh.
Bà Nga cho biết chồng bà sẽ lưu tại bệnh viện 4 hoặc 5 ngày, sau đó sẽ bị đưa trở lại trại giam.

Triệu Con Tim hướng về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012


Nguyễn Thanh Văn

Thời gian qua, người Việt Nam đã có quá nhiều cơn phẫn nộ từ việc xâm lăng trắng trợn của Bắc Kinh trên biển Đông của Việt Nam, đến những hành động tàn bạo phi nhân của nhà cầm quyền CSVN đối với người dân oan thấp cổ bé miệng, đối với những người vì lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý đã dám cất lên tiếng nói hoặc bày tỏ thái độ một cách ôn hòa.
Người ta khó mà quên được hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức khi tham dự cuộc biểu tình tự phát ngày 17.07.2011 tại Hà Nội để phản đối Trung quốc gây hấn tại biển Đông của Việt Nam đã bị bốn công an khống chế như súc vật để Đại uý công an Phạm Hải Minh đạp từ trên đạp xuống vào mặt.
Người ta bàng hoàng và bức xúc trước việc nhà cầm quyền điều động một lực lượng hùng hậu công an, quân đội cướp đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và sau đó còn phá hủy ngôi nhà của họ thành đống gạch vụn; khiến vợ con họ phải sống trong túp lều dựng tạm cho đến hôm nay.
Người ta cũng vô cùng phẫn nộ từ việc Linh mục Nguyễn Văn Lý bị liên tục tống vào ngục tù dầu bị liệt một phần thân thể, đến việc các nữ tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hạ, đánh đập dã man trong tù vì tinh thần bất khuất của họ; rồi đến tin nhạc sĩ Việt Khang bị bắt chỉ vì sáng tác 2 nhạc phẩm Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu để nói lên lòng yêu nước của mình trước sự xâm lăng một cách trắng trợn của Trung quốc và sự nhu nhược của nhà cầm quyền Hà Nội.

Quanh Đại hội Toàn đảng thứ 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc (2)


DienDanCTM

Bản tin cập nhật số 2
(RadioCTM)
Trước ống kính TV, 97% dân Hoa Lục đành phải nói là có hạnh phúc
Mấy ngày trước khi đảng Cộng sản Trung quốc tổ chức Đại hội lần thứ 18, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch “Đảng quan tâm đến đời sống của người dân’’ bằng cách chỉ thị cho các cơ quan truyền thông của họ thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn người dân ngoài đường phố qua câu hỏi: “Hiện nay ông, bà, anh, chị có hạnh phúc không?”
Chương trình phỏng vấn này được phát liên tục mỗi đêm vài phút vào những giờ cao điểm suốt trong thời kỳ Đại hội đảng họp. Để cho có vẻ trung thực, các ban đi phỏng vấn được phép mời một vài phóng viên nước ngoài đi theo để thấy tận mắt và có quyền đề nghị phỏng vấn người này, người kia nếu muốn.

Ông Lý Thái Hùng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Melbourne


Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 11/11/2012, tại Đền Thờ Quốc Tổ, tiểu bang Victoria, Đảng Việt Tân tại Melbourne đã tổ chức một buổi sinh hoạt thân mật giữa ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân đến từ Hoa Kỳ và đồng bào tại Melboune qua chủ đề: “Tình hình phân hóa của CSVN và những nỗ lực của các Phong Trào Dân Chủ hiện nay.”
Về phía quan khách có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria (CĐNVTD); bà Thủy Lê, Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát CĐNVTD tiểu bang Victoria; ông Nguyễn Thế Phong, cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu; quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể trong Cộng Đồng và trên 100 đồng bào tham dự.
Sau nghi thức chào Quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm, bà Võ Hồng, đại diện Đảng Việt Tân đã ngỏ lời chào mừng đến quan khách và cám ơn sự đóng góp, hỗ trợ của Ban Chấp Hành Cộng Đồng và đồng bào cho những công tác và sinh hoạt của đảng Việt Tân trong thời gian vừa qua cũng như giới thiệu ông Lý Thái Hùng cùng cử tọa.

Áp lực lên VN để giúp nhà dân chủ Nguyễn Quốc Quân


Sacramento Bee

Tạo Áp Lực Lên Việt Nam Có Thể Giúp Nhà Hoạt Động Địa Phương
Bài quan điểm của nhật báo Sacramento Bee
Ngày 7 tháng 11, 2012
Quay trở lại vùng Châu Á-Thái Bình Dương và thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam là điều hợp lý về mặt kinh tế và chiến lược cho Hoa Kỳ. Tuy thế chúng ta không nên nhượng bước trong những lập trường cơ bản khi làm điều đó.
Trường hợp của Nguyễn “Richard” Quân, một nhà hoạt động dân chủ từ Elk Grove là một thử thách cho quan niệm nói trên.
Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ 59 tuổi, đã bị bắt giữ ngay khi vừa bước xuống máy bay tại Tp.HCM và đã mòn mỏi trong tù hơn sáu tháng nay.
Thoạt đầu ông bị buộc tội âm mưu hoạt động khủng bố nhân dịp kỷ niệm Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4, 1975. Bây giờ thì lại bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản.
Theo những người hậu thuẫn cho ông thì Nguyễn chẳng phải là khủng bố. Ngược lại ông là môn đồ của Martin Luther King Jr và Mahatma Gandhi kêu gọi biểu tình bất bạo động khắp nơi để phản đối chính quyền Việt Nam.
Ông Nguyễn đã từng bị sáu tháng tù ở Việt Nam năm 2007 và 2008 vì phát truyền đơn kêu gọi bất phục tùng dân sự.
Ông là thành viên của Việt Tân, một tổ chức đấu tranh quốc tế có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của cộng đồng Việt Nam tại Sacramento nhưng lại bị chính quyền Việt Nam gán ghép là tổ chức khủng bố.

2012/11/15

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam giải quyết nhanh chóng vụ bắt giữ ông Nguyễn Quốc Quân


RFI

Theo tờ The Modesto Bee, một tờ báo địa phương ở bang California, hôm nay, các giới chức Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết đã năm lần vào thăm nhà hoạt động chính trị Nguyễn Quốc Quân kể từ khi ông bị công an Việt Nam bắt giam cách đây hơn 6 tháng với tội danh khủng bố.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, tên Mỹ là Richard Nguyen, đã bị bắt ngày 17/04 năm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ông bị cáo buộc « âm mưu tổ chức biểu tình và hoạt động khủng bố » nhân ngày 30/04. Sau đó, tội danh của ông Nguyễn Quốc Quân được đổi thành « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » và ông sắp sửa ra tòa với tội danh này. Đây là lần thứ hai trong vòng 5 năm tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị bắt vì hoạt động chính trị ở Việt Nam.
Phát ngôn viên của Tòa đại sứ Mỹ Christopher Hodges tuyên bố : « Chúng tôi nghĩ rằng không một ai đáng bị giam giữ vì đã bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ hoặc khát vọng của họ về một tương lai tự do hơn, dân chủ hơn và thịnh vượng hơn. Chúng tôi tiết tục kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết vụ này một cách nhanh chóng và minh bạch ».
Theo lời ông Hodges, nhân chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu lên trường hợp của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân với các quan chức Việt Nam. Đại sứ Mỹ David Shear cũng đã nhiều lần nêu vụ này với các giới chức Việt Nam.
Nguồn: RFI

RFA phỏng vấn bà Mai Hương về tình hình Ts. Quân

RFA
Kính mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn của RFA với bà Mai Hương chia sẻ tin tức mới nhất về Ts. Nguyễn Quốc Quân.
BBT-WebVT

Thấy gì nhân cuộc bầu cử tại Mỹ


Đặng Vũ Chấn

Cuộc bầu cử 2012 tại Mỹ đã qua, nhưng dư âm vẫn còn với những bàn tán sôi nổi. Đây là cuộc bầu cử mà khắp nơi trên thế giới đều hào hứng theo dõi. Ở Việt Nam, những phân tích về cuộc bầu cử trên các diễn đàn mạng cho thấy bà con theo dõi rất sát và có khi còn chứng tỏ am hiểu tình hình chính trị tại Mỹ hơn nhiều người ở ngay đất nước của Obama-Romney.
Ta thấy gì qua cuộc bầu cử này?
Đây là trận so găng giữa hai đảng chính trị đối lập nhau một cách toàn diện vì không phải chỉ là chạy đua vào Nhà Trắng, mà còn đụng độ trên nhiều cấp từ Thượng Viên, Hạ Viện Liên Bang, Thống Đốc, quốc hội tiểu bang, tới cấp thành phố. Có người cho rằng đây bản chất là một cuộc tranh giành quyền lực, dân chủ hay độc tài, tự do hay cộng sản, cũng đều là đấu đá nhau để giành quyền cả. Nhưng sự tranh giành đấu đá nhau để giành quyền khác nhau rất xa:
Ở chế độ dân chủ trận đấu diễn ra công khai minh bạch dưới ánh mặt trời, với luật chơi rõ ràng qua đó nhân dân vừa là khán giả, vừa là trọng tài, giám khảo. Vì công khai, nên những trò chơi đểu, đánh dưới thắt lưng quần đều được quần chúng thấy rõ và sẽ phải trả giá đắt, bị lên án, la ó. Trong khi đó sự đấu đá trong chế độ độc tài CS được diễn ra trong bóng tối cung đình, người dân không được biết hay chỉ được biết những gì các phe đấu đá muốn cho biết. Cứ nhìn cách kiểm soát thông tin chặt chẽ không khí ngột ngạt trong Đại Hội Đảng 18 bên Tàu đang vừa diễn ra thì biết; trong lúc Đại Hội Đảng, dân Bắc kinh bị cấm cả thả chim bồ câu, thả bong bóng bay, cấm hạ kính xe đằng sau khi đi taxi v.v.... Không có luật chơi rõ ràng, hay trọng tài và giám khảo nhân dân, thì những đòn càng đểu và độc trong bóng tối bấy nhiêu càng dễ làm nên chiến thắng, cho nên kẻ chiến thắng thường là những tên ma đạo cao cấp.

Thông báo về phiên toà “bỏ túi” các Thanh Niên Công Giáo


TNCG

(15/11/2012) Để dọn đường cho phiên toà “bỏ túi” xử các Thanh Niên Công Giáo (TNCG) trong thời gian sắp đến, Bộ Công An Việt Nam đã lần lượt cho đăng trên báo Công An TP Hồ Chí Minh ở các số báo các ngày 8, 10, 13 tháng 10 năm 2012. Với bản chất “tạo bằng chứng giả và xảo trá” của nghành công an Việt Nam, cả 3 bài báo đã qui chụp, kết tội các TNCG yêu nước với tội danh theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Trong những ngày qua, qua sự tìm hiểu của chúng tôi, thân nhân của các TNCG yêu nước cho biết, hồ sơ của các anh Phêrô Trần Đức Hoà, Nguyễn Xuân Anh, Paul Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Oai, Paulus Lê Sơn, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Thái Văn Dung đã được chuyển về toà án Vinh tỉnh Nghệ An. Những hồ sơ còn lại, đến hôm nay, vẫn chưa biết đang ở đâu. Ngoài ra, chúng tôi cũng được gia đình của các TNCG yêu nước cho biết là người thân yêu của họ vẫn còn đang bị giam giữ tại Hà Nội.

Vào ngày 5/11/2012, luật sư Hà Huy Sơn đã từ Hà Nội vào Vinh để xúc tiến thủ tục xin biện hộ cho các thân chủ của mình. Tuy nhiên, việc nộp đơn xin biện hộ đã không thực hiện được vì người có trách nhiệm cấp đơn đã đi vắng? Theo chúng tôi được biết luật sư Hà Huy Sơn chỉ có thể thăm hỏi các gia đình thân chủ của ông và về lại Hà Nội sau đó. Mới đây, vào ngày 12/11/2012, luật sư Trần Thu Nam cũng đã vào Vinh để tiếp xúc với các gia đình và nghe trình bày các nguyện vọng của họ về việc người thân của họ sắp bị đem ra xử án.
Qua tiếp xúc với các gia đình của các TNCG yêu nước, chúng tôi được biết họ rất hoang mang và lo lắng vì không biết tình hình người thân đang bị giam cầm kể từ sau khi bị CA, an ninh Việt Nam bắt cóc, nhốt giam. Thêm vào đó, đến bây giờ, cũng chưa biết được ngày giờ và nơi xử án “bỏ túi” sẽ diễn ra ở đâu, Hà Nội, Sàigòn hay Vinh?
Chúng tôi kính gởi bản tin này để thông báo đến toàn thể đồng bào về phiên xử “bỏ túi” sắp đến của nhà nước Việt Nam đối với các TNCG yêu nước. Chúng tôi kêu gọi mọi người chú ý, quan tâm đến vụ án sắp xảy ra.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến vụ án xét xử “bỏ túi” các TNCG yêu nước trong những ngày sắp đến.
Trân trọng kính chào!
BBT Thanh Niên Công Giáo