The Economist
Một đảng đầy những vụ bê bối (xì-căng-đan) đã đả kích gay gắt các nhà bất đồng chính kiến và đang cố gắng giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Đầu tháng này, toà án tại Việt Nam đã tuyên các bản án tù dài hạn lên đến 14 năm đối với các nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ với những bằng chứng rất mơ hồ, và cáo buộc họ tội lật đổ chính quyền nhân dân. Ngay cả theo các tiêu chuẩn tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này thì sự kiện trên đã đánh dấu sự khắc nghiệt cũng như sự đàn áp tàn bạo không cân xứng. Những vi phạm của họ dường như đã không có gì khác ngoài việc tham dự một buổi tập huấn tại Bangkok bởi một đảng chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể dùng phiên tòa nhằm chứng tỏ sức mạnh chính trị cũng như đe dọa bất kỳ sự phản đối nào khác, nhưng nhiều người Việt đều cho rằng Đảng Cộng sản đã đối xử một cách bất cần đạo lý – một hành động tuyệt vọng bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng. Mặc dù sự tiến bộ về kinh tế đã giúp Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua với nhiều cải cách cũng như cởi mở hơn với thế giới bên ngoài, tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ về tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo đất nước.
Lý do chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải lo toan phòng phủ là vì cách quản lý yếu kém trong nền kinh tế. Chỉ năm năm trước đây, Việt Nam đã được tán dương là con hổ mới của châu Á, với các tỷ lệ tăng trưởng cao kỷ lục. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề về cấu trúc hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa cũ kỹ phần lớn lại không được cải cách, đã bắt kịp với tốc độ trên – sản xuất, lạm phát gia tăng, tiền tệ giảm sút, ngành ngân hàng nợ nần chồng chất cộng thêm tăng trưởng kinh tế chao đảo, giảm xuống chỉ còn 5% hồi năm ngoái. Tất cả mọi người, ngay cả những lãnh đạo Cộng sản, đều đồng ý rằng thủ phạm chính là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà qua đó Đảng đã cố gắng quản lý nền kinh tế theo cách truyền thống xã hội chủ nghĩa. Các DNNN chiếm khoảng 40% sản lượng của quốc gia nhưng vẫn chịu sự quản lý yếu kém, lãng phí và không có tính cạnh tranh trong nền thị trường. Trong năm 2011, Vinashin – một trong các doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất dưới sự quản lý của nhà nước – đã gần như hoàn toàn sụp đổ với các khoản nợ khổng lồ.
Tuy nhiên, điều thiệt hại hơn là hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thường liên quan đến vấn nạn tham nhũng, và điều đó đã làm suy yếu niềm tin của người sáng lập ra đảng chính trị này, ông Hồ Chí Minh. Tất cả các nhân vật quản lý cấp cao trong các DNNN đều được chính phủ bổ nhiệm. Thường thì các chức vụ này chủ yếu phải chạy chức trước vì lợi ích của riêng họ hoặc lợi ích nhóm, và nhiều người trong số họ hiện nay rất giàu. Năm ngoái là một năm khủng khiếp đối với tiếng tăm của các doanh nghiệp nhà nước cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam, với một số trường hợp các giám đốc điều hành đã bỏ trốn ra nước ngoài và một số khác phải chịu các án tù giam. Tham nhũng từ lâu đã được hệ thống hóa trong cơ chế hiện hành. Một báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hồi năm ngoái cho thấy 50% các doanh nhân thừa nhận đã hối lộ các quan chức để giành các hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế có thể cao rất nhiều.
Hiện có rất nhiều lời bàn tán về việc làm thế nào để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tương tự như việc thảo luận làm thế nào để giải quyết vấn đề tham nhũng – nhưng cho đến nay thì hành động lại chẳng có bao nhiêu. May thay, cuối cùng thì Đảng Cộng sản cũng đã hành động, nhưng chỉ mang tích cách điển hình. Thay vì sa thải hoặc buộc các lãnh đạo từ chức – và điều này có thể làm suy yếu tính ưu việt của Đảng – thì họ lại gửi một người khác trong Đảng ra để dàn xếp tình trạng lộn xộn đang diễn ra hiện nay.
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng và lãnh đạo Trường Đại học dân lập Duy Tân trồng cây lưu niệm tại sân trường. Ảnh: Văn Nở / Báo Đà Nẵng
Người được cử ra để giải cứu là ông Nguyễn Bá Thanh, năm nay 59 tuổi và hiện đang lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba tại nước này. Ông vừa được bổ nhiệm đứng đầu Ủy ban Nội chính Trung ương, với nhiệm vụ ngắn gọn là chống tham nhũng. Ông Thanh sẽ tới Hà Nội với danh tiếng là có uy tín, làm việc hiệu quả và ăn nói thẳng thừng. Ông mang niềm hy vọng của các nhà cải cách và rằng ông có thể xoay chuyển được tình thế nguy ngập này.
Ông sẽ phải phân chia công việc ra. Ông đang đi thẳng vào một cuộc tranh đấu quyền lực gay gắt một mặt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Danh tiếng của ông Dũng đã bị mờ nhạt bởi sự thất bại tại Vinashin cùng với một số vụ bê bối khác. Ngoài ra, ông Dũng còn được cho là có mối quan hệ gần gũi với một số giám đốc điều hành tại Vinashin và các nhóm ngân hàng, trong đó bao gồm ông Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt hồi cuối tháng Tám với cáo buộc “vi phạm kinh tế”. Hiện nay ông Dũng đang bị giảm bớt quyền lực trong chức vụ của ông. Sự xuất hiện của ông Thanh nhắm vào mục đích chặt thêm cánh tay khác của ông Dũng. Tuy nhiên, trong tình thế này thì ông Dũng cũng đang ra sức phản công. Hồi đầu tháng này cơ quan của chính phủ đã bất thường công bố một báo cáo tấn công cách quản lý yếu kém và tham nhũng tại Đà Nẵng, thành phố hiện đang nằm dưới quyền chỉ đạo của ông Thanh.
Những cuộc ẩu đả ở các cấp thượng tầng như vậy nếu trở nên công khai thì rõ ràng đó là một triệu chứng của cuộc khủng hoảng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Trong khi đó, công chúng đang ngày càng trở nên giận dữ và thất vọng hơn đối với đảng cầm quyền, mặc dù vẫn chưa đến mức gây nên làn sóng cách mạng. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu khác với phía chính quyền, ví dụ như cưỡng đoạt đất đai, có thể sẽ trở thành những cuộc xung đột bạo lực. Trong tất cả các khả năng đang diễn ra, ông Thanh có thể chỉ là người thợ hàn trong hệ thống chính trị hiện hành. Những thay đổi sâu sắc khác thì còn phải chờ đợi thêm, hoặc nếu không muốn đi ngược lại mong muốn của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét