HRW
(New York, ngày 11 tháng 5 năm 2010) - Tòa phúc thẩm Tp. HCM nên hủy bỏ bản án của ba nhà đấu tranh dân chủ được nhiều người biết đến trong phiên xử được ấn định vào ngày 11 tháng 5 năm 2010, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) lên tiếng ngày hôm nay. Bất cứ quyết định nào, ngoài việc hủy bỏ hoàn toàn bản án, là một dấu ấn mới về sự không dung thứ của Việt Nam về một thể chế chính trị đa nguyên, cũng theo lời của tổ chức này.
Ba nhà đấu tranh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long, đã bị bị kết án trong tháng 1 năm 2010 về tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền" theo điều 79 của bộ luật hình sự, vì đã ủng hộ việc thành lập một đảng đối lập với đảng cộng sản Việt Nam. Họ bị kết án tù từ 5 tới 16 năm. Trong phiên xử, ông Thức đã khẳng đinh mình vô tội và nói rằng ông đã nhận tội vì bị ép cung và ông đã bị bản án nặng nhất. Nhà đấu tranh thứ tư là Nguyễn Tiến Trung đã không kháng án. Ngoài ra, tòa kháng án ngày 1 tháng 5 cũng đã xử y án ông Trần Anh Kim, bị kết án 5 năm 6 tháng tù vào tháng 12 năm 2009.
Theo ông Brad Adams, Giám Đốc Á Châu Vụ của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền thì "tiến trình tư pháp cho những người tù chính trị tại Việt Nam thường không có lối thoát". Theo ông, "những bản án nặng nề là minh chứng về sự thiếu khoan dung của Việt Nam đối với những công dân đã bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa. Những nhà đấu tranh này và hàng chục những nhà bất đồng chính kiến khác đã bị bỏ tù một cách oan uổng. Họ phải được trả tự do ngay tức khắc."
Các ông Định, Thức, Long, và Trung đã bị buộc tội đồng lõa với với những người Việt đấu tranh tại hải ngoại để thành lập đảng Dân Chủ Việt Nam, bị cấm hoạt động tại Việt Nam cũng như tất cả các tổ chức chính trị đối lập khác. Nhà cầm quyền Việt Nam làm ngơ về sự kiện những hoạt động trên hoàn toàn mang tính cách ôn hoà. Trong bản luận tội ông Định - một luật sư nổi tiếng đã từng được học bổng Fulbright - biện lý đã buộc tội ông sử dụng "diễn biến hòa bình" và "đội lốt dân chủ và nhân quyền để thực hiện những âm mưu phản động".
Bầu không khí chính trị tại Việt Nam ngày càng căng thẳng hơn vì các phe nhóm đang dùng mọi mánh khóe để dành ưu thế trong đại hội lần thứ 11 Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào đầu năm 2011 để xác định thành phần lãnh đạo trong 5 năm tới. Việc nhà cầm quyền cố gắng ngăn chặn những thông tin về hàng loạt những vụ xử các nhà bất đồng chính kiến từ tháng 10 năm 2009, trong đó ít nhất là 17 người đã lãnh án tù, chứng tỏ quyết tâm của nhà cầm quyền trong việc ngăn chặn những thảo luận công khai về tù nhân chính trị, nhân quyền, sự chống đối ôn hòa, nhất là trên mạng internet.
Việc nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu các nhà dân báo đối kháng cũng như tấn công các trang mạng đối kháng đã giới hạn thông tin trên các trang mạng tiếng Việt độc lập về những phiên tòa xử ba nhà đấu tranh. Chỉ còn lại những thông tin đã được kiểm duyệt trên các phương tiện truyền thông do nhà nước quản lý.
"Những nhà đầu tư quốc tế tham gia phát triển Việt Nam cần lên tiếng khi những người đấu tranh ôn hòa bị bỏ tù trong tình trạng đàn áp chính trị gia tăng", ông Adams nói. "Việc hỗ trợ những nhà đấu tranh dân chủ can đảm, những người viết bài trên internet, những nhà bảo vệ nhân quyền, không những sẽ làm thay đổi vận mệnh những người bị sách nhiễu và bị bỏ tù mà còn buộc nhà cầm quyền Hà nội phải lưu tâm."
Việt Nam đang giữ cương vị chủ tịch Tổ Chức Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) cho hết năm 2010. Cương lĩnh của ASEAN, được chấp nhận tháng 11 năm 2007 bởi toàn bộ 10 nước trong khối, đã xác định rõ ràng sự cam kết "gắn bó với nguyên tắc dân chủ... và tôn trọng cũng như bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản".
"Với những phiên xử có tính cách trình diễn và kết án tù lâu dài những nhà đối lập chính trị, Việt Nam đã chứng tỏ sự coi thường những nguyên tắc cốt lõi trong cương lĩnh của ASEAN", ông Adams nói tiếp. "Làm sao mà Việt Nam có thể tự cho là có quan tâm đến ước mơ của người dân trong khối ASEAN khi họ bỏ tù một số những công dân Việt Nam can đảm nhất".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét