2010/03/31

2010: Tử chiến thành internet

Đông Hà

Càng gần về những ngày cuối năm 2009 sang đến đầu năm 2010 nhà cầm quyền Việt Nam càng gia tăng nhân lực và kỹ thuật đối phó với những thông tin trên Internet. Những cuộc hội thảo, họp hành và những bài viết của những sĩ quan cao cấp trên mặt trận tuyên truyền như tiến sĩ, giáo sư, đại tá, thiếu tướng, hiệu phó, chủ nhiệm khoa, nhà báo, phó, tổng biên tập… liên tiếp xuất hiện với mức độ dày đặc từng ngày. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công trấn áp dư luận tự do trên Internet, nhà cầm quyền Việt Nam đã huy động thậm chí đến cả những hội đoàn thập cẩm như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Nhi đồng; các tổ chức xã hội như Hội văn hóa nghệ thuật, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội cán bộ hưu trí, Hội doanh nghiệp các cấp; các nhóm sở thích như câu lạc bộ cây, cá cảnh, cờ vua, cờ tướng (http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/105307/Default.aspx). Ngoài ra còn những sinh viên khoa công nghệ thông tin hết khóa này đến khóa khác được bổ sung vào đội ngũ an ninh mạng làm nhiệm vụ phá hoại các trang web, blog hay truy tìm chứng cớ để bắt bớ những người bất đồng chính kiến với nhà nước.

Bắc Ninh: chính quyền lại sử dụng côn đồ để trấn áp người dân

RFA

Vừa rồi người dân thôn Đình Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại bị chính quyền địa phương dẫn một nhóm côn đồ tới đòi trưng thu đất, xô xát đã xảy ra và một số người dân bị thương.
Việc buôn bán đất cho tư nhân này không thông qua một hội thảo hay bầu cử nào với dân chúng, như lời một nhân chứng khác tại hiện trường cho chúng tôi biết sau đây:
“Dự án này người ta bảo là dự án ma. Dự án ma có là không công khai gì với dân cả. Chỉ một số người là anh em họ hàng người ta, rồi khuấy động lên để người ta thành lập dự án đấy.Bấy giờ mới o ép dân để đổi đất.”
Khoa Diễm: Vậy thì họ mua lại đất của dân hay sao ạ? Và nếu mua thì mua bao nhiêu? Giá cả có thống nhất không ạ?
“Mua 21 triệu một sào, có chỗ nào cao là 48 triệu một sào, nó mua cứ lung tung thế. Số đông người dân không nhất trí và nó cứ đàn áp dân.”
Khoa Diễm: Việc cướp đất mới đây xảy ra như thế nào ạ?
“Lần trước thì người ta ra đấy, người ta ngăn chặn được rồi ạ. Lần thứ 2 là 27 Tết, họ lại bắt đầu dùng lực lượng vũ trang, đông lắm, hơn 100 người cộng bên ngoài khoảng 30 - 40 đầu gấu, họ đàn áp dân. Hôm ấy là hôm 28 thì đánh nhau to. Đánh dân đau quá, có mấy người đi viện gần chết.”

2010/03/30

Hữu Loan: Nhà thơ, Nhà đấu tranh bất khuất

RadioCTM

Có một loại người, đứng giữa hai sự quan tâm trái ngược, được kính trọng, thương yêu tuyệt đối; và ngược lại, bị sự thù ghét vô cùng, nhưng lại không dám khinh khi. Người bị đứng giữa hai sự quan tâm là nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” bất hủ.
Tiểu sử:
Theo Tự Điển Bác Khoa Wikipedia thì Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan. Bút danh: Hữu Loan. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916, tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa, sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt Nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm “Cũng những thằng nịnh hót” và truyện ngắn “Lộn sòng”. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt.

2010/03/29

Điệu Vũ Thoát Y Của Nàng CAM

Blogger Đinh Tấn Lực

Ban biên tập web VT: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết "Điệu Vũ Thoát Y Của Nàng CAM" của blogger Đinh Tấn Lực:
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/538/538

Vâng, nàng họ Lò.
Không, nàng không có dây mơ rễ má gì với nhà thơ Lò Ngân Sủn nổi cồn nhờ mấy tứ thơ nhiệt độ: “Người đẹp trông như tuyết / Chạm vào lại thấy nóng…”.
Cũng không, nàng không dính vào chi hệ muống cà nào với thi sĩ quỳ Lò Pánh Cương, bất luận các điểm trùng hợp về tư thế.
Lại càng chẳng liên hệ gì tới tác giả Lò Mai Cương của quyển Hướng Dẫn Ghép Vần Chữ Thái. Nàng không nhiều chữ đến thế. Chỉ đôi ba lá cải là cạn. Nhưng làm ơn đừng vội nghĩ tới tác giả Sợi Xích trơn tuột. Không thể so lá cải với lá đa. Đó là một liên tưởng thiếu công bằng.
Vẫn không, phả hệ của nàng hoàn toàn khác tông, khác chi với các đại biểu quốc hội Lò Thị Phương/Lò Văn Muôn, hoặc các đồng chí có cùng họ hiện là tỉnh/huyện ủy hay chủ nhiệm ủy ban các thứ ở Lai Châu/Điện Biên/Hòa Bình/Sơn La, đặc biệt là ở Mường Lò, Yên Bái, có đỉnh PhanXiPăng cao nhất Đông Dương và có lời thơ mời gọi thiết tha: “Khi đi qua đèo Ách cửa Nhì / Khi đã nghe tiếng rừng gió hút / Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?”… Không, nàng chưa đủ trình độ, cả thơ văn cởi nút lẫn chính trị khấu đầu, cho dù hai bên cùng có một vài điểm chung nào đó ở phong cách. Riêng nàng, cả đời chỉ biết khép mắt tuân phục.

2010/03/28

Hữu Loan và... Tôi

Hồng Thuận

Tựa đề bài viết này khiến nguời đọc dễ lầm tưởng rằng, nhà thơ Hữu Loan và tôi là bạn đồng trang lứa, hoặc có mối giao tình với nhau, hay ít ra là có quen biết nhau,... Không, hoàn toàn không phải vậy. Nhà thơ Hữu Loan sinh trước tôi gần 3 phần tư thế kỷ lận... Thực ra, tôi biết đến tên nhà thơ lớn này vào lúc tôi khoảng 7, 8 tuổi qua bản nhạc được nhạc sĩ Dzũng Chinh phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Màu Tím Hoa Sim” của ông. Tóm lại, tôi biết về thơ được phổ nhạc của ông trước khi tôi biết về những dòng thơ hay về con người của ông.
Lần đầu tiên tôi được nghe thơ phổ nhạc của Hữu Loan là qua một dàn máy karaoke ở nhà người hàng xóm, trong xóm nghèo của tôi ở Sài Gòn. Nhà hàng xóm tôi, với một cái tivi cũ kỹ và một dàn máy karaoke lỗi thời, là nơi tụ tập thường xuyên của bà con trong xóm. Ngày nào cũng vậy, dù là đang ngủ trưa hay đang học bài, tôi cũng nghe văng vẳng những bài vẫn bị coi là nhạc “sến”, mà trong đó tôi thích nhất là bài “Màu tím hoa sim”. Nghe riết đến thành thuộc lòng, đi đâu tôi cũng ngân nga “những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt…”. Có lẽ trong một lúc cao hứng nào đó, khi nghe tôi hát, ba tôi lôi cuốn tập sưu tầm các bài thơ ông ưa thích ra, đọc cho tôi nghe vài bài. Với tâm hồn của tuổi thơ lúc ấy, tôi không cảm nhận được gì nhiều. Tuy nhiên, có lẽ vì ảnh hưởng qua bài nhạc phổ thơ nên tôi vẫn thích nhất bài “Màu tím hoa sim” của tác giả Hữu Loan. Vì yêu thích bài hát nên tôi đã học thuộc lòng luôn bài thơ. Nói thuộc vậy thôi chứ lúc đó tôi có hiểu gì đâu về câu chuyện và ý nghĩa sau lưng bài thơ tràn đầy tình cảm đó.

Khốn nạn thay nền văn hóa "Nhiệt liệt"!

Trong tiếng Việt, "Nhiệt liệt" là một trợ động từ kiêm tính từ, dùng để thể hiện lòng hăng hái, nhiệt tình, biểu lộ thái độ hoan nghênh hết mình. Không rõ tự khi nào, người dân, các cơ sở làm ăn tư nhân, hay cơ quan công quyền bắt đầu sử dụng phổ thông "nhiệt liệt", nhưng có lẽ người cộng sản Việt Nam (xin gọi tắt là Việt Cộng) chính là kẻ đã lạm dụng ngôn từ này nhất.
Ở miền Bắc sau năm 1954, và ở miền Nam kể từ sau năm 1975, người dân phải làm quen với các khẩu hiệu, băng rôn với những hàng chữ màu vàng hoặc màu trắng trên nền vải đỏ, được treo, dán đầy rẫy khắp mọi nơi. Nội dung thì lúc nào cũng bắt đầu với chữ "Nhiệt liệt", chẳng hạn như "Nhiệt liệt chào mừng đại hội Đảng,...", "Nhiệt liệt ủng hộ nhân dân Campuchia,..." hay "Nhiệt liệt hưởng ứng phong trào thi đua,...".

2010/03/26

Hành trình rút khỏi Hoa Lục của Google

Ngô Văn

Hơn hai tháng trước đây, công ty Google tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Trung Quốc để phản đối hệ thống kiểm duyệt của quốc gia cộng sản này, và từ chối hợp tác với chính quyền Bắc Kinh trong việc ngăn chận các thông tin trung thực, nhưng Bắc Kinh cho là có hại cho chế độ của họ; cũng như bắt Google phải cung cấp danh sách khách hàng sử dụng Internet để chuyển tải những tin tức, bài viết có ý tuởng chống lại chế độ. Trong thời gian này cả thế giới đều chú mục theo dõi những động thái của cả hai bên. Có thể tóm tắt như sau: Phía Google cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn cố gắng tiếp tục thương lượng với chính quyền Bắc Kinh; còn phía Bắc Kinh thì tuyên bố rằng, họ rất muốn Google ở lại nhưng với điều kiện là Google phải tuân thủ theo luật lệ và điều kiện của họ đưa ra.
Ngày 14 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo họp báo nói với các ký giả rằng, trong vấn đề Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc, nếu đó là khuyết điểm của ông thì cũng chỉ vì ông ít tiếp xúc với các xí nghiệp nước ngoài. Và ông Ôn Gia Bảo hứa rằng ông sẽ cố gắng gặp gỡ các xí nghiệp nước ngoài nhiều hơn để trình bày cho họ hiểu rõ về chính sách của Trung Quốc.

2010/03/25

Cộng sản Việt Nam chuẩn bị nhân sự cho 5 năm tới

Trung Điền

Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa X đang nhóm họp tại Hà Nội từ ngày 22 kéo dài đến 28 tháng 3. Tại hội nghị lần thứ 12 này, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thảo luận lần chót các dự thảo văn kiện trước khi tung ra ngoài để gọi là nhận “các góp ý của nhân dân”, như bản bổ sung Cương Lĩnh năm 1991, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020), Báo cáo chính trị, Tu sửa Điều lệ đảng. Tuy nhiên, trọng tâm chính của hội nghị lần này - giống như những lần Hội nghị Trung ương rơi vào thời điểm 8 tháng trước khi đại hội đảng diễn ra - có hai nhiệm vụ quan trọng. Đó là chung quyết những nguyên tắc tuyển chọn nhân sự cho Trung ương khóa XI và quyết định về số lượng, tư cách và phân bố số lượng đại biểu tham dự đại hội đảng lần thứ XI vào tháng 1 năm 2011.
Vì thảo luận hai vấn đề liên quan đến nhân sự - chọn 1,200 đại biểu tham dự đại hội và chọn khoảng 200 ứng viên đề cử vào Trung ương đảng – có liên hệ trực tiếp đến quyền lợi của mỗi phe nhóm (phe Nông Đức Mạnh, phe Nguyễn Minh Triết, phe Nguyễn Tấn Dũng, phe Đỗ Mười – Lê Đức Anh, phe Quân đội, phe Công an, phe thân Tàu, phe thân Tây Phương... ) nên chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột gay gắt về nguyên tắc và cách tuyển chọn để dành ưu thế cho mỗi phe.

2010/03/24

Radio CTM trao đổi với ông Lý Thái Hùng về việc phát áo thun và mũ nhân ngày tưởng niệm trận chiến Trường Sa

Radio CTM

Thanh Thảo thực hiện
Thanh Thảo: Kính thưa quý thính giả, nhân ngày tưởng niệm trận chiến Trường Sa xẩy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 khi hải quân Trung Quốc tung lực lượng xâm chiếm quần đảo Trường Sa khiến cho 64 chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân VN hy sinh, một số đảng viên đảng Viêt Tân đã xuất hiện công khai tại cầu Thê Húc lối dẫn vào đền Ngọc Sơn trong khu vực Hồ Hoàn Kiếm vào sáng ngày 14 tháng 3 vừa qua, để phát áo thun và mũ có hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”. Công tác này đã được đồng bào tại chỗ bày tỏ sự đồng tình khi họ được anh chị em Việt Tân giải thích, giúp hiểu rõ hơn về mục đích cao đẹp của công tác này. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị đón nghe những chia sẻ của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, liên quan đến công tác này.
Xin kính chào ông Lý Thái Hùng và xin mời ông lên tiếng chào quý thính giả nghe đài.
Lý Thái Hùng: Chúng tôi là Lý Thái Hùng, xin kính chào chị và xin kính chào quý vị thính giả của đài phát thanh CTM.
Thanh Thảo: Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng chia sẻ cùng quý thính giả vì sao Đảng Việt Tân đã chọn ngày 14 tháng 3 để làm công tác vừa qua, thưa ông.
Lý Thái Hùng: Thưa quý vị thính giả, như chúng ta biết là ngày 14 tháng 3 năm 1988 là ngày Trung Quốc đã xua quân xâm chiếm quần đảo Trường Sa, nằm về phía Nam trong khu vực 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam. Và trong trận hải chiến này, phía CSVN đã mất 3 tàu vận tải có vũ trang và 64 lính hải quân đã bị hy sinh. Biến cố này cũng giống như biến cố Trung Quốc đã tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, khiến cho 58 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Đây có thể nói là hai biến cố quan trọng đánh dấu sự xâm lăng của Trung Quốc khi cướp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cách đây hơn 2 thập niên; tuy CSVN đã cố tình bưng bít và che dấu, thậm chí còn tìm mọi cách ngăn chặn những ai đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa hay là phản đối Trung Quốc trong việc họ đã xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và chính vì lý do đó, để tạo tác động, hỗ trợ và kêu gọi đồng bào nhớ về những người đã từng hy sinh bảo vệ những quần đảo của đất nước Việt Nam, thì đảng Việt Tân đã chọn ngày 14 tháng 3 vừa qua để phát áo mũ mang dòng chữ "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam", nhằm 3 mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất là để vinh danh những người đã nằm xuống trong việc bảo vệ 2 quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Mục tiêu thứ hai là nhằm phá vỡ sự bưng bít của CSVN đang bị quan thầy Trung Quốc xỏ mũi để nhắc nhở người Việt Nam - đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội, ngay tại Hồ Hoàn Kiếm - về cái nguy cơ mà lịch sử Việt Nam đang đối diện: đó là sự tiếp tay của CSVN để bưng bít việc Trung Quốc đã cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của đất nước chúng ta. Và mục tiêu thứ 3 là những đảng viên Việt Tân muốn tiếp nối những tấm gương yêu nước của giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, linh mục Nguyễn Văn Lý hay là luật sư Lê Thị Công Nhân, để tiếp tục dấy lên ngọn lửa đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nói tóm lại, thưa chị và thưa quý thính giả, việc đảng Việt Tân chọn ngày 14 tháng 3 để làm công tác, chính là ngày để xiển dương sự hy sinh của những người đã nằm xuống để bảo vệ đất nước; và một lần nữa chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người ngay tại thủ đô Hà Nội cùng nhau tiếp tục đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Linh mục Nguyễn Văn Lý gặp Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406

Bản tin ngày 24-03-2010

Vào lúc 13g15 ngày hôm qua, 23-03-2010, Bà phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Virginia E. Palmer, cùng với một thông dịch viên tên Đức đã đến thăm gặp linh mục Nguyễn Văn Lý, đang được tạm tha để điều trị tại Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, 64 Phan Đình Phùng, Huế. Đưa hai vị này tới là hai nhân viên sở ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế và hai nhân viên công an.
Sau khi chào hỏi, cha Lý mời bà phó đại sứ và thông dịch viên vào phòng. Hai nhân viên ngoại vụ ra ngồi chờ ngoài sân còn hai nhân viên công an đứng bên ngoài phòng linh mục, sát cửa để nghe lén (và có thể là ghi âm lén. xem hình 1).
Bà phó đại sứ cho biết mục đích thăm viếng: vấn an sức khỏe của linh mục Lý và hỏi cho biết tòa đại sứ lẫn chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp linh mục như thế nào trong lúc này?

Quần chúng tự phát và hệ quả tất yếu

Phong Thương

Trong những năm gần lại đây, người dân có sự thay đổi rất tiến bộ về nhận thức pháp luật. Hầu hết những vụ khiếu nại đòi đất, đòi quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận được tiến hành đúng với trình tự pháp luật. Điều này gây nên sự khó chịu của bộ máy cầm quyền, khi một mặt họ giương cao khẩu hiệu sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng một nhà nước pháp quyền....mặt khác họ lại nặn ra những thủ đoạn để đối phó với những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật của người dân.
Điển hình như những vụ án về tôn giáo, an ninh quốc gia đã xuất hiện nhiều luật sư tham gia tranh cãi, biện hộ cho bị cáo khiến chính quyền độc tài bị lúng túng. Nhà nước đã phải dùng đến biện pháp hèn hạ như ngăn chặn luật sư bào chữa, khủng bố tinh thần, áp lực vào đời sống cá nhân, vu khống....

Bs. Phạm Hồng Sơn lại khổ vì "quần chúng tự phát"

Phạm Hồng Sơn

Tường trình và kiến nghị khẩn
Kính gửi:
- Ủy ban Nhân dân phường Thụy khuê, quận Tây hồ, Hà nội.
- Công an phường Thụy khuê, quận Tây hồ, Hà nội.
- Công an điều tra thành phố Hà nội.
- Hội cựu chiến binh thành phố Hà nội.
- Bộ Công an nước CHXHCN Việt nam
- Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt nam
- Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt nam
- Các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Tôi tên là Phạm Hồng Sơn, bác sỹ y khoa.
Nghề nghiệp hiện tại: Nghiên cứu và viết báo tự do về các vấn đề dân chủ hóa, chính trị, xã hội.
Địa chỉ thường trú: nhà 21 Ngõ 72 B Thụy khuê, Hà nội. Điện thoại: 3847 3583; 0903 40 40 23.
Tôi xin trình bày với các quí vị một việc khẩn cấp và những đề nghị khẩn như sau:
Khoảng 08:25 ngày 23 tháng Ba năm 2010 khi tôi đang ở nhà một mình, bỗng nhiên có 3, 4 người trung niên lạ mặt đến nhà tôi, giới thiệu là ở hội cựu chiến binh muốn vào gặp tôi để nói chuyện, tôi mở cửa và mời mọi người vào phòng khách và bỗng nhiên ồ vào thêm rất nhiều người nữa, có hai người chống nạng, nhiều người mặc đồ xám kiểu dân phòng, trong đó có một phụ nữ trên 50 tuổi. Mặc dù mọi người xô vào nhà một cách rất hỗn độn, theo phép lịch sự, tôi phải huy động tất cả các ghế ở trong nhà để tiếp một số lượng quá lớn các vị khách bất ngờ, nhưng nhiều người đi cả giầy vào nhà. Tất cả khoảng 15 người ở độ tuổi trung niên và một vài người trên 60 hoặc trên 70 tuổi. Ở bên ngoài còn thêm khoảng 4, 5 thanh niên trẻ lạ mặt đứng, ngồi ở cửa, và ngoài sân. Sau khi mọi người yên vị, một người khoảng trên 50 tuổi nói là họ thuộc hội cựu chiến binh chiến trường Tây nguyên, hôm nay đến đây hỏi tôi về một số chuyện liên quan đến các bài viết của tôi ở trên mạng. Cuộc nói chuyện kéo dài từ 08:30 đến khoảng 09:35. Trong cuộc nói chuyện này có nhiều điểm tôi xin tường trình như sau:

2010/03/23

Tư tưởng ái quốc của Phan Châu Trinh và hiện tình Việt Nam

Đỗ Thái Nhiên

Thông thường, con người diễn đạt cảm nghĩ bằng ngôn ngữ, bằng mắt nhìn, bằng cử chỉ, điệu bộ. Đặc biệt, thông qua nhạc phẩm “Chiều Qua Trường Cũ”, nhạc sĩ Trần Nhật Ngân đã dùng cảnh để tả tình. Cảnh ở đây là cảnh:
“Chiều về qua trường cũ, thấy pho tượng buồn đứng lặng giữa sân…, thấy cây phượng già vẫn cô đơn…cửa lớp buồn khép kín im hơi…Một mình tôi lặng đứng bên pho tượng buồn, mái trường hắt hiu…”
(“Chiều Qua Trường Cũ” – Nhạc và Lời Trần Nhật Ngân)
Cảnh tượng tịch liêu kia diễn tả tâm tình rằng: công lao phục vụ dân tộc của nhà cách mạng Phan Châu Trinh đang bị che mờ bởi bụi thời gian. Đây là một tình huống rất đáng buồn. Đáng buồn hơn nữa, Việt Nam hiện lâm nguy, hiện bị áp lực mất nước vào tay Trung Quốc, thế nhưng tư tưởng ái quốc của chí sĩ Phan Tây Hồ lại biến thành pho tượng cô đơn đứng lặng giữa sân trường.

Thủy - Nghiên - Nhân

Lê Chân

Nghiêng mình chào các bạn
Nguời chiến sĩ hiên ngang
Ngẫng đầu trước bạo lực
Ngạo nghể trước sói lang
Lao tù là thử thách
Chỉ là Thép phải Toi
Non sông đang chờ đợi
Người chiến sĩ tôi ơi
Nhất định phải ở lại
Phải đứng trên quê hương
Nhân lọai chỉ lắng nghe
Tiếng kêu người trong nước
Giặc tràn như thác đổ
Sao ta lai bỏ đi
Nhường giang san cho giặc
Há còn khí phách chi
Hãy đứng trên đất nước
Để đòi lại nhân quyền
Để kêu gào thế giới
Giành lại Ải Nam Quan
Dân ta đang mắc cạn
Ta mất cả Hoàng sa
Non sông đầy máu lệ
Cùng Tổ quốc suy tàn
Thủy Nghiên Nhân hởi Bạn
Lịch sử sẽ sang trang
Khi đôi vai bé nhỏ
Cùng gánh vác giang san

Không ai có thể cấm cản lòng yêu nước

Thế Giang

Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây từ tác giả Thế Giang. Thay mặt các anh chị em liên hệ trong công việc này xin cám ơn tác giả và kính giới thiệu đến bạn đọc.
BBT Web VT.
— -
Ngày 14-3-10 và các ngày sau đó rất nhiều trang mạng đã đưa một tin bất ngờ: “Phát áo, mũ Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” tại Hà Nội.
Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã phân phát tặng phẩm gồm áo thun và mũ mang giòng chữ HS.TS.VN, mà ý nghĩa của việc làm này thì người tham gia cho biết như sau:
“Chúng tôi muốn ghi ơn 58 chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở tại Hoàng Sa vào năm 1974, và 64 chiến sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ở tại Trường Sa vào năm 1988. Những người con ưu tú này của Việt Nam đã nằm xuống với mục đích duy nhất đó chính là bảo vệ toàn vẹn vùng biển, lãnh thổ của Việt Nam trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Quốc.”
Theo bản tin, người đọc được thấy nhiều hình ảnh và video phát áo mũ, hình ảnh các bạn trẻ cầm chiếc áo, mũ màu xanh, có hàng chữ “Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam”, hình ảnh người dân đang nhận áo mũ trên cầu Thế Húc.

2010/03/22

Tiếp nối tinh thần bất khuất Hai Bà Trưng

Trần Diệu Chân

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài nói chuyện của Tiến sĩ Trần Diệu Chân nhân Ngày Giỗ Hai Bà Trưng tại Denver, Colorado, ngày 21 tháng 3, 2010.
Ban Biên Tập web Việt Tân
— -
Lịch sử Việt là tranh đấu sử
Bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh
Để có ngày quê mẹ được quang vinh
Sống tự chủ và tự do, no ấm
Giòng lịch sử bất khuất, anh dũng của dân tộc Việt Nam đã bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm của hai Bà Trưng hơn 2000 năm về trước, khi đất nước rơi vào vòng Bắc thuộc lần thứ nhất khoảng 230 trước Tây lịch. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Hai bà Trưng là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, thuộc dòng dõi vua Hùng Vương. Mẹ hai Bà là Man Thiện tức Trần Thị Đoan thuộc dòng dõi quí tộc, nổi tiếng bất khuất và tự chủ. Tháng 2, năm Canh Tý (39 Dương lịch), Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) để đánh đuổi quân xâm lược Tô Định. Bốn quận và 65 thành trì ở Lĩnh Nam đều nhất tề hưởng ứng. Có rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành tướng soái của hai bà như nữ tướng Lê Chân (Thánh Chân Công Chúa), Vũ Thục Nương (Bát Nàn công chúa), Thiều Hoa (Phụ vương công chúa Đông quân tướng quân), Diệu Tiên, Man Thiện (tức Man Hoàng Hậu), Ngọc Lâm (Thánh Thiên công chúa), Đào Kỳ v.v... Trước khí thế dũng mãnh của hai Bà, mà lịch sử nhà Hán còn phải ghi lại với sự thán phục, Tô Định đã đại bại tháo chạy về Tầu. Cuộc khởi nghĩa anh dũng của Hai bà để giải phóng dân tộc sau hơn 270 năm Bắc thuộc đã được truyền tụng đến con cháu tận ngàn sau:
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Chị em Trưng Trắc nổi lên
Phất cờ Nương Tử thay quyền Tướng Quân
Tô Định cuốn gói, rút quân
Toàn dân ghi nhớ công ơn hai Bà.

2010/03/20

Đổi tên đường Trường Sa: một hành động “lục súc tranh công”

Đông Hà

Hôm 19/3/2010, một bạn trẻ từ thành phố Đà Nẵng đã tức tưởi ngậm ngùi gửi bức thư tới trang mạng BeauxitVietNam để thông báo một tin ngỡ ngàng với những người dân Viêt Nam: “Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa mới quyết định đổi tên đường Trường Sa thành đường 30-4.”
Không thể chối rằng, việc đổi tên đường vừa kể vào thời điểm này là không có động cơ chính trị. Trường Sa đang là cái tên nổi bật thu hút hàng triệu người dân Việt trong cũng như ngoài nước hướng tới; bởi sự an nguy của hòn đảo quê hương đang bị quân thù nhòm ngó, bởi bao nhiêu người lính Viêt Nam đã nằm trong lòng biển mẹ, dâng hiến cuộc đời cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Trường Sa, nơi mà bao nhiêu máu của hải quân, ngư dân Việt Nam đã đổ xuống, và còn đang đổ xuống tại đó ngày hôm nay.

Tội to gấp vạn lần so với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống

Phạm Viết Đào

Ban biên tập web VT: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết "Tội to gấp vạn lần so với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống" của nhà văn Phạm Viết Đào. Tác giả đặt câu hỏi về "vụ cho thuê trên 300.000 ha rừng trên 50 năm liệu có thể xếp vào loại hành vi rước ’voi- rắn lạ’… về quê không?"
— -

Phúc Lộc Thọ.

Có thể coi đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi trong là một đúc kết, một định đề lịch sử tiên liệu trước về sự lâm nguy của vận nước, cơ hội cho ngoại bang đến gây hấn đối với đất nước ta trong hết thảy mọi thời kỳ:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…

2010/03/19

Tháng Ba Hà Nội

Phạm Diễm Hương


Ngày 14-3-10, báo Người Việt online loan tin “Phát áo, mũ ’Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam’ tại Hà Nội. Cùng ngày, trên trang web của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, cũng đưa ra một thông cáo báo chí có đoạn:
Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã công khai phân phát đến đồng bào các tặng phẩm bao gồm áo thun và mũ mang giòng chữ HS.TS.VN.
Đài phát thanh Chân Trời Mới, nghe được qua địa chỉ http://radiochantroimoi.com, trong chương trình ngày 14 tháng 3, đã phát đi phần phỏng vấn một người đang tham gia phân phát áo, mũ, người này cho biết lý do chọn ngày 14 tháng 3 là vì trùng với ngày trận chiến Trường Sa năm 1988:
“Chúng tôi muốn ghi ơn 58 chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở tại Hoàng Sa vào năm 1974, và 64 chiến sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ở tại Trường Sa vào năm 1988. Những người con ưu tú này của Việt Nam đã nằm xuống với mục đích duy nhất đó chính là bảo vệ toàn vẹn vùng biển lãnh thổ của Việt Nam trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Quốc.”

2010/03/18

Linh mục Nguyễn Văn Lý ra khỏi tù

Lý Thái Hùng

Sự kiện Cộng sản Việt Nam phải ra quyết định “tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù” đối với Linh Mục Nguyễn Văn Lý vào ngày 15 tháng 3 vừa qua, và dùng xe cứu thương đưa Ngài từ nhà tù Ba Sao, Nam Hà về Tòa Tổng Giám Mục Huế vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày là một thắng lợi của các nỗ lực vận động trong thời gian qua, đặc biệt là từ sự chiến đấu kiên cường của Linh Mục Nguyễn Văn Lý khi Ngài quyết định khước từ sự điều trị của bệnh viện công an vào cuối tháng 12 năm 2009.
Tuy quyết định “tạm đình chỉ” không phải là giấy ra khỏi tù, và bản án 10 năm tù (còn 5 năm tù giam và 5 năm quản chế sau khi mãn tù) vẫn còn đó, nhưng việc Ngài được trở về Tòa Tổng Giám Mục chữa bệnh để có sức khoẻ tiếp tục chiến đấu là một niềm vui lớn cho tất cả những ai đã quan tâm đến sự an nguy của Ngài.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã dành cả đời mình để tranh đấu cho quyền làm người và được sống trên một đất nước tự do dân chủ. Ngài đã trả giá rất đắt cho cuộc chiến đấu gian nan nhưng rất hào hùng này qua bốn lần tù tội.

Sinh viên Công giáo bị bắt và đánh đập tàn nhẫn

Nữ Vương Công Lý

TUYÊN CÁO CỦA CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
(V/v: Sinh viên Công giáo bị bắt và đánh đập tàn nhẫn trong Học viện Tài chính Hà Nội)
Anh Mathia Vũ Hoàng Quang, thành viên của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, là sinh viên hệ tại chức của Học viện Tài Chính.
Khoảng 10 giờ ngày 15/3/2010 khi anh Quang đang trong lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội) đã bị một nhóm người đi xe biển số xanh vào bắt đi trước sự chứng kiến của giáo viên và sinh viên trong lớp.
Anh bị trói tay chân, bịt mắt và đẩy lên xe bịt kín đưa đi đến một nơi bí mật.

Ý đồ thực sự của Trung Cộng trong những hăm doạ tấn công Việt Nam

Kim Tuấn

Trạng mạng đài BBC ngày 3/3 vừa qua, đăng bài của ông Dương Danh Dy, trích dịch từ Mạng Hoàn Cầu của Trung Cộng ngày 7/2/2010, một bài viết đầy lời lẽ hăm doạ Việt Nam; trong đó có đoạn: “Biện pháp tốt nhất để hóa giải nguy cơ Biển Đông là nhắm vào kẻ cầm đầu, thực thi chiến thuật ’Cầm tặc cầm vương’. Kiên quyết đánh Việt Nam, bắt vua giặc Việt Nam trước, trấn áp các cường đạo nhỏ khác, rồi giải quyết triệt để nguy cơ Biển Đông”.....Bài viết trên mạng Hoàn Cầu cho rằng.....”Giả sử cuộc chiến bùng nổ ở Biển Đông, Mỹ không thể bàng quan. Nhưng Mỹ và VN chưa có hiệp ước quân sự, sự ủng hộ của Mỹ khẳng định khó có thể chi phối cục diện chiến tranh” và kết thúc bằng câu: “Chẳng lẽ chúng ta - Tức Trung Cộng - đợi đến sau khi Mỹ và Việt nam ký Hiệp ước Quân sự mới động vũ ư?!...
Chưa bàn đến ngôn từ và nhiều lập luận ngớ ngẩn của bài viết trên Mạng Hoàn Cầu, những lời lẽ sặc mùi hiếu chiến trong bài báo trên trang mạng bán chính thức của nhà nước Trung Cộng này thực sự mang ý đồ gì? Phải chăng Trung Cộng đang chuẩn bị để tấn công Việt Nam?

2010/03/15

Nhân ngày Trường Sa 14/3/2010, đảng viên Việt Tân xiển dương tinh thần bảo vệ đất nước

Nhân ngày kỷ niệm trận đánh Trường Sa, tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 14/3/2010, đảng viên Việt Tân xiển dương tinh thần hy sinh của các chiến sĩ đã bỏ mình ở Hoàng Sa, Trường Sa để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.

HS.TS.VN tại Hà Nội — phóng sự bằng hình

Vào sáng ngày 14/3/2010, tức ngày giỗ thứ 22 của 64 chiến sĩ Việt Nam trong trận chiến chống Trung Quốc bảo vệ Trường Sa, linh qui tại Hồ Hoàn Kiếm nổi lên mặt nước. Một sự kiện hiếm hoi tại Hà Nội.

Trước đền Ngọc Sơn, những con dân Việt khác đang tiếp nối nỗ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
  Có người chỉ mới biết về hiểm họa mất nước.

Linh mục Nguyễn Văn Lý ra khỏi tù

Nhóm Phóng viên FNA

Linh mục Nguyễn Văn Lý đã "được" "tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù"
Bản tin ngày 15-03-2010
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
"Tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù", đó là nội dung tờ Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam, ra ngày 15-03-2010 hôm nay (xin xem bản scan 2 đính kèm).
Với Quyết định này của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã được xe cứu thương của trại giam Ba Sao (còn gọi là trại Nam Hà), huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đưa ra khỏi trại lúc 4g sáng hôm nay.
Đi trên xe có viên phó giám thị trại, viên công an giám sát cha Lý là trung tá Nam (xin xem lại các bản tin cũ), một bác sĩ và 2 nhân viên công an. Suốt chặng đường dài từ Hà Nam vào Huế, cha Lý phải nằm trên băng-ca, không thể ngồi dậy được (vì chóng mặt).
Tới Huế lúc 4g30, trước tiên xe ghé Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Ninh (khu vực trong đó có Tòa Giám mục và Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế) để làm thủ tục giao cha Lý cho nhà cầm quyền địa phương quản lý. Tại đây đã có gần hai chục nhân viên báo đài, cầm máy ảnh và máy quay phim chực sẵn (để làm mục tin tức thời sự vào ban tối).

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân lên tiếng tại Đại Hội của Ân Xá Quốc Tế - Phân Hội Pháp

Tuấn Bách

Hơn 800 đại biểu và thành viên của Hội Ân Xá Quốc Tế, phân hội Pháp (Amnesty Internation France – AIF) đã tụ tập tại Cité des Congrès, thành phố Nantes, cách Paris 350 km về phía tây, tham dự Đại Hội của Ân Xá Quốc Tế - Phân Hội Pháp, được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 3/2010. Trong đại hội này, lần đầu tiên đại diện của đảng Việt Tân đã trình bày những nỗ lực đa dạng của Việt Tân trong nỗ lực đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, và đặc biệt hơn cả là sự lên tiếng từ Việt Nam của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trước đại hội.
Chương trình bắt đầu vào trưa thứ sáu 12 tháng 3 với lời chào mừng của dân biểu Jean-Marc Ayrault, thị trưởng Nantes và lời khai mạc đại hội của bà Geneviève Garrigos, chủ tịch AIF. Sau những phiên họp khoáng đại, các đại biểu và thành viên chọn cho mình một trong 4 nhóm làm việc (workshop) gồm những đề tài:
JPEG - 28.3 kb
Quang cảnh workshop ngày đầu tiên của Đại Hội
1) bảo vệ nhân phẩm con người,
2) tình hình vi phạm nhân quyền tại Nga,
3) vận động để hủy bỏ án tử hình trên thế giới,
4) các nhà tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới.

Bác Mười tự hoạn

Blogger Đinh Tấn Lực

Ban biên tập web VT: Tiết mục "Làng Dân Báo" sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và "ngoài luồng" của quần chúng Việt Nam.
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết "Bác Mười tự hoạn" của blogger Đinh Tấn Lực:
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/537/537
— -
Bẵng đi từ bài “Về Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Xây Dựng Đất Nước Ta Hiện Nay” (2005, ngay sau khi bác Đào sang thăm Việt Nam), lâu lắm rồi độc giả ở đây mới được thưởng lãm một bài viết khác của bác Mười. Mà là một bài lý luận công phu/uyên bác đến trên cả mức ngạc nhiên nữa, mới thú! Cho dù phong thái dùng từ và chấm câu có một khoảng cách rất xa với bản chất bình dị/xề xòa/mộc mạc hàng ngày của tác giả, vẫn thú! Cho dù tác giả chủ ý nhắm vào đối tượng đảng viên trong mục tiêu Về Xây Dựng Đảng, càng thú!
*

Thú thật!
Thú nhất là ở (chỗ mường tượng ra khung cảnh nếu đây là một bài đọc, thì hẳn tác giả đã giơ tay nhẹ nhàng lẳng lơ vuốt mái tóc phớt chẻ đôi một cách cực điệu nghệ, rồi hắng giọng thanh phá mà nhấn mạnh) cái khẳng định ấn tượng (đến mức được nâng cấp thành tựa đề): “Không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới”.

2010/03/14

Tại Hà Nội đảng viên Việt Tân tiếp nối các hành động tuyên nhận chủ quyền Việt Nam



VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - Blog: http://vnctcmd.wordpress.com



****



Ngày 14 tháng 3 năm 2010

Thông Cáo Báo Chí

Tại Hà Nội đảng viên Việt Tân tiếp nối
các hành động tuyên nhận chủ quyền Việt Nam

Trước tình trạng hàng loạt các tiếng nói yêu nước bị nhà  cầm quyền CSVN bịt miệng bằng tù ngục, sáng ngày 14/3/2010, một số đảng  viên Việt Tân đã có mặt tại khu Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để tiếp nối các  hành động tuyên nhận chủ quyền Việt Nam.

Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã công  khai phân phát đến đồng bào các tặng phẩm bao gồm áo thun và mũ mang  giòng chữ HS.TS.VN. Đây chính là câu khẩu hiệu “Hoàng Sa  Trường Sa Việt Nam” đã được thanh niên sinh viên Việt Nam hô vang  trong các cuộc biểu tình trước sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào  tháng 12/2007; và cũng là một trong những dòng chữ đã được các nhà yêu  nước Hải Phòng treo trên 2 cầu vượt vào tháng 8/2008.



Qua việc làm này, các đảng viên Việt Tân ước mong được  cùng với dân tộc

•    Tuyên bố: Chủ quyền đất nước là điều tối hệ trọng đối  với dân tộc Việt Nam và không thể đem ra trao đổi dù dưới bất kỳ hình  thức nào.

•    Khẳng định: Yêu nước và bày tỏ lòng yêu nước là quyền  của mỗi người Việt Nam. Báo động về hiểm họa mất dần từng phần đất,  biển, đảo, rừng là bổn phận khẩn cấp của tất cả mọi người Việt Nam.

•    Công khai bày tỏ: Lòng biết ơn sâu xa đối với tất cả  các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước tại Hoàng Sa  năm 1974, dọc theo biên giới phía Bắc từ năm 1979, và  các chiến sĩ đã  bỏ mình trong trận chiến ngày 14/3/1988 chống hải quân Trung Quốc để bảo  vệ Trường Sa.



Quyền tự do bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà là một trong  những quyền căn bản của con người. Không một chính quyền nào có thể ngăn  cấm. Hơn thế nữa, những hành động bày tỏ lòng yêu nước lại càng phải  được tôn trọng và xiển dương. Không một nhà cầm quyền bình thường và  chân chính nào trên thế giới hiện nay lại muốn trấn áp lòng yêu nước và ý  chí bảo vệ quốc gia của toàn dân. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục tiến hành  các hình thức đấu tranh bất bạo động để đóng góp phần mình trong bổn  phận bảo vệ quyền tự do của người dân và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua mọi trở lực để giữ gìn từng  tấc đất quê hương trải hơn 4000 năm hy sinh của cha ông để lại.

Ngày 14 tháng 3 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


---- oOo ----

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 - www.viettan.org - vnctcmd.wordpress.com
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

USCIRF lên án hành động hăm dọa LS Lê Thị Công Nhân, yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

USCIRF

ĐỂ PHỔ BIẾN NGAY
12 Tháng 3, 2010
Việt Nam: USCIRF Lên Án Hành Động Hăm Dọa LS Lê Thị Công Nhân và Yêu Cầu Chính Phủ Obama Đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

HOA THỊNH ĐỐN - Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế USCIRF hôm nay đã tuyên bố Việt Nam lại tiếp tục thụt lùi trên vấn đề tự do nhân quyền và tôn giáo khi bắt giữ LS Lê Thị Công Nhân hôm thứ Tư vì cô đã nhận lời trả lời phỏng vấn của truyền thông quốc tế.

Lê Thị Công Nhân, luật sư nhân quyền tôn giáo và cũng là nhà bất đồng chính kiến, đã được trả tự do hôm thứ Bảy, 2 tháng trước khi án tù “hoạt động chống nhà nước” 3 năm mãn hạn. Nhưng một lần nữa cô đã bị tạm bắt giữ tại Hà Nội hôm thứ Tư vì đã trả lời phóng viên rằng thời gian cô ở trong tù đã chứng thực niềm tin của cô đối với công cuộc “đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.”

Chủ tịch USCIRF ông Leonard Leo nói, “USCIRF mạnh mẽ lên án hành động bắt giữ LS Lê Thị Công Nhân. Cô [Công Nhân] là nhân vật tiêu biểu cho thành phần ưu tú đối với tương lai của Việt Nam, không phải là một mối đe dọa cho chính quyền quốc gia này. Cộng đồng quốc tế thế giới cần phải hành động để bảo đảm cô không đi từ nhà tù này đến nhà tù khác. USCIRF đồng thời cũng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho LS Lê Thị Công Nhân và các nhà tranh đấu ôn hòa khác cho nhân quyền và tự do tôn giáo, kể cả LM Nguyễn Văn Lý và LS Nguyễn Văn Đài. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đáp ứng lời kêu gọi này và gặp mặt LS Lê Thị Công Nhân.”

Sinh viên Công giáo ở Vinh bị cản trở không cho sinh hoạt

Kể từ tháng 12 năm ngoái đến nay, nhóm Sinh viên Công Giáo tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn, bị côn đồ đánh đập khi họ đến sinh hoạt tại gia đình một giáo dân địa phương.
Vào ngày 9/3, nhóm sinh viên này lại bị một nhóm thanh niên gây hấn, vứt đồ dơ bẩn lên người. Trong khi đó, gia đình giáo dân cho mượn chỗ sinh hoạt bị chính quyền địa phương sử dụng hương ước để cấm mọi sinh hoạt tôn giáo của nhóm sinh viên tại đây.
Khánh An tìm hiểu thêm về sự việc này.
Thành phố Vinh hiện có 14 nhóm sinh viên Công Giáo đang học tập và sinh hoạt tại đây. Vì điều kiện địa lý và cơ sở vật chất khó khăn, các nhóm sinh viên thường chọn một địa điểm tư gia của giáo dân để sinh hoạt, chia sẻ và cầu nguyện. Tất cả các hoạt động trên đã diễn ra từ nhiều năm nay và trở thành một trong những sinh hoạt chính của sinh viên công giáo tại thành phố này. Thế nhưng, bắt đầu từ đầu tháng 12 năm 2009, nhóm sinh viên công giáo của Đại học Kỹ Thuật Vinh bắt đầu gặp khó khăn từ phía chính quyền địa phương.

2010/03/13

Ai chống tham nhũng bằng Chu Nguyên Chương?

Ngô Nhân Dụng

Các nhà kinh tế biết rằng nạn tham nhũng làm cho quốc gia chậm phát triển. Tham nhũng là một thứ thuế “phụ thu” làm nản lòng người đầu tư. Tham nhũng là thêm một yếu tố bất trắc khiến người ta ngại làm ăn. Một quốc gia đầy tham nhũng như Congo, Việt Nam, Campuchia, nếu nạn tham nhũng giảm bớt được một nửa thì kinh tế có thể phát triển nhanh thêm được 2 đến 3% một năm.
Nhưng ít có kinh tế gia nào nhìn vào vấn đề tham nhũng mà thấy như Phan Bội Châu: Có bài trừ tham nhũng thì người dân một quốc gia mới phục hồi được lòng liêm sỉ.
Giữa hai mục tiêu “phát triển kinh tế” và “phục hồi liêm sỉ,” bên nào quan trọng hơn? Ðối với một người từng làm nghề nghiên cứu và dậy môn kinh tế học, thì tôi xin trả lời rằng: Phục hồi liêm sĩ quan trọng hơn. Bởi vì dân có liêm sỉ thì kinh tế có triển vọng tiến nhanh hơn; ngược lại, kinh tế tiến bộ chưa chắc đã làm cho người ta có đức liêm sỉ.

Ngày thế giới chống sự kiểm duyệt internet

Thứ sáu 12-3-2010 này được Reporters Sans Frontieres, tức Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF, trụ sở tại Paris, Pháp chọn là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”.
Theo RSF, internet là phương tiện thông tin tự do, nhanh chóng và hữu ích, một kho tàng trí thức quý báu của nhân loại, nhưng lại bị các chế độ độc tài hạn chế, ngăn cấm và kiểm soát bằng mọi cách, vì xét thấy bất lợi cho chính sách cầm quyền độc đoán của họ.
Nhân dịp Tổ chức Phóng viên Không biên Giới phát động “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”, Đỗ Hiếu hỏi chuyện bà Lucie Morillon, Trưởng Văn phòng Internet của RSF.
Hãy cùng nhau lên tiếng
Đỗ Hiếu: Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet” mang ý nghĩa và mục đích gì, thưa bà?
Lucie Morillon: Những tháng gần đây, chắc quý vị cũng nhận thấy rõ là tại một số quốc gia đã có sự kiểm soát chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn trên mạng Internet.
Chính vì thế mà công luận trên toàn cầu trong đó có RSF chúng tôi cho rằng, mọi người cần phải có phản ứng chung đối với những biện pháp độc đoán đó và phương cách hay nhất lúc này, là hãy bày tỏ thái độ rõ rệt, hãy sát cánh với nhau hầu tìm cách hoá giải, phá vỡ sự gia tăng kiểm soát trên mạng.
Hãy cùng đóng góp ý kiến, quan điểm, biện pháp kỹ thuật, song song với việc đẩy mạnh vận động yêu cầu các chánh phủ phi dân chủ, trả tự do cho các phóng viên, nhà báo, bloggers bị cầm tù vì đã nói lên nguyện vọng yêu chuộng dân chủ, công lý, lẽ phải trên mạng Internet.
RSF kêu gọi mọi người hãy tích cực ủng hộ những ai còn bị cầm tù chỉ vì họ dám công khai đòi hỏi quyền tự do chính đáng của nhân loại qua phương tiện Internet.

Tham nhũng ở Việt Nam không còn là chuyện riêng của Việt Nam

Ngô Văn

Trước đây người Nhật cũng biết là nạn tham nhũng, hối lộ tha hồ hoành hành dưới chế độ cộng sản Việt Nam, nhưng biết để mà biết, chứ chẳng hề quan tâm. Cùng lắm thì với nếp suy nghĩ của người dân ở một nước dân chủ, họ chỉ thắc mắc tại sao dân tộc Việt Nam lại để cho cái chế độ thối nát đó tồn tại mãi. Thế nhưng, sau khi vụ PCI bị đưa ra ánh sáng thì dân Nhật không còn xem chuyện tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam là chuyện riêng của Việt Nam, mà có liên can đến họ nữa. Điều này cũng dễ hiểu, vì chẳng người dân Nhật nào chấp nhận việc đem tiền thuế đóng góp của họ đút vào túi cán bộ, quan chức CSVN.
Nắm được tâm lý này, nên nhiều đạo diễn của Nhật đã dựng lên những phim kịch (drama) nói về cách làm ăn bất chính của những công ty Nhật, đặc biệt là các hãng kiến thiết, cấu kết với một vài chính trị gia hay quan chức của Nhật bị tai tiếng trong việc đấu thầu ở Việt Nam. Tuy các phim kịch này không nêu rõ tên PCI ra, nhưng người xem ai cũng hiểu đó là PCI. Những phim kịch này được trình chiếu vào lúc 9 giờ tối, tức là giờ cao điểm có nhiều khán giả, và sau đó được phát lại nhiều lần.

Cuộc thăm viếng Luật sư Lê Thị Công Nhân tại nhà của cô

Nữ Vương Công Lý

HÀ NỘI – Tối Chủ nhật 7/3/2010, đường phố Hà Nội ồn ào, náo nhiệt. Người người vội vã, những quầy bán hoa tươi nhộn nhịp, các hàng lưu niệm đông đúc… dường như cả thành phố tấp nập bất chấp những khó khăn của thị trường, của cuộc sống để mừng ngày Quốc tế Phụ nữ – 8/3.
Chúng tôi, mấy giáo dân, sau khi đi thăm người thân trong Bệnh viện Bạch Mai, ngồi trong một quán cafe nhìn dòng người hối hả xuôi ngược mà thấy vui vui. Thì ra, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, con người vẫn nghĩ tới con người thật nhiều và dành cho nửa nhân loại những điều tốt đẹp nhất.
Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc
Công Nhân, một tín hữu Kitô mới trở về nhà của mình.
Mấy anh em ngồi nói chuyện về giáo lý, giáo luật như lệ thường khi gặp nhau. Bỗng như một sự vô tình cùng nhau nói đến lời kinh “Thương người có mười bốn mối”, một bạn trẻ đọc “Thương xác bảy mối:… thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc…” đọc đến đây, một anh bạn chợt lên tiếng: “Chúng ta vừa đi thăm kẻ liệt, nhưng kẻ tù rạc thì chưa, chúng ta đã thăm nhiều kẻ ốm đau, giúp đỡ một số người đói rách, nhưng đúng là chưa bao giờ đến thăm những kẻ đã và đang ở tù, hình như chúng ta quên mất họ là một trong những thành phần chúng ta cần quan tâm”. Một người tiếp lời: “Thăm kẻ liệt thì còn được, thăm tù nhân thì coi chừng nhà nước lại coi là… liên quan chính trị đấy”.
Một người lên tiếng: “Tại sao lại sợ là liên quan nào, chúng ta chỉ đến thăm họ trong cảnh tù đày, khổ sở vì những lý do cụ thể là con người, còn việc họ ở tù vì sao, đó là việc của chính quyền với bản thân họ. Ai làm, người đó chịu chấp nhận, không có luật pháp nào cấm thăm kẻ tù đày, không luật pháp nào cấm được tình yêu thương, nếu tám giáo dân Thái Hà “được” đi tù thì hôm nay tớ đi thăm ngay”.

Thức dậy đi anh

Lý Nhân Bản

Thức dậy đi anh mặt trời đã mọc
Nụ đã đâm chồi, lá đã xanh tươi
Con sâu nhỏ nằm co trong tổ kén
Đã mọc cánh rồi, bay lượn muôn nơi.
Thức dậy đi anh có cái gì thôi thúc
Như tiếng oai linh cuả núi cuả rừng
Như hồn tổ tiên ngàn đời bất khuất
Thể nhập từ đâu qua núi, qua sông
Chổi dậy mà đi bước chân tuổi trẻ
Mang đôi hia bảy dặm lên đường
Đi! ta đi! Sóng dồn cuồn cuộn
Đi! ta đi! ta đi! Cứu nước dựng quê hương.
Bởi bất công, bạo lực: Ta không nghỉ
Bởi xéo dày, trù dập: Ta không nằm
Bởi tuổi thanh xuân tràn tràn nhựa sống
Tưới đất khô cằn cho đá nở bong
Đứng dậy đi anh những bước chân dũng cảm
Vươn cao vai và ưỡn ngực thật to
Mặt trời đã lên. Mặt trời rực sáng.
Hành trang lên đường: Dân Chủ, Tự Do!
Lý Nhân Bản

2010/03/11

Bắc Kinh chuẩn bị cho Nguyễn Chí Vịnh?

Trung Điền

Đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc. Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Chí Vịnh kể từ sau khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng quốc phòng vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh đã không được báo chí tại Việt Nam đề cập nhiều, thậm chí không nói rõ mục tiêu và thời gian thăm viếng của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại thổi lớn việc Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn quân sự thăm viếng Trung Quốc với mục tiêu thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nhân dịp đánh dấu 60 năm quan hệ Trung Việt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đã hết lòng khen ngợi Nguyễn Chí Vịnh và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Trung tướng Lương Quang Liệt, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
Từ đầu năm 2010 đến nay, có lẽ Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội viếng thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Tại sao?
Nguyễn Chí Vịnh và Tô Huy Rứa được coi là hai nhân vật “thân tín” nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tô Huy Rứa đang được Bắc Kinh hỗ trợ để trở thành một lý thuyết gia “Mác-xít” cuối mùa tại Việt Nam; giống như Liên Xô đã từng uốn nắn Đào Duy Tùng trở thành lý thuyết gia “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” vào những năm cuối thập niên 80. Tô Huy Rứa hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, nắm trong tay toàn bộ công cụ báo chí tuyền thông và các cơ sở giáo dục. Tô Huy Rứa còn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, một cơ quan trá hình để tổ chức những buổi học tập bồi dưỡng chính trị và tư tưởng cho các cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy của cán bộ chính trị từ Trung Quốc.

Làm gì để cứu vãn nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm phát triển bền vững về lâu dài cho đất nước? Đây là vấn đề mà biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi nêu ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên hiệp quốc, và là người luôn theo dõi sát tình hình Việt Nam.
Chỉ thấy lượng mà không thấy chất


Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Theo tôi nghĩ phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống; phải thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đến nay không có chất lượng. Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xã hội khác … Người ta không nhìn thấy, hoặc thấy mà cũng lờ đi.
Vấn đề là phải nhìn lại. Nếu không nhìn lại, thiếu hụt cán cân thanh toán đã lớn sẽ còn tiếp tục lớn, lên đến 18-20 tỷ đô la, khi đó lấy gì bù vào. Áp lực lạm phát sẽ rất lớn trong năm nay. Thế rồi, việc phải trả nợ nước ngoài mà trước đây đã hơn 30% một tí rồi, và sẽ tiếp tục lên 50%. Nếu cứ đà này sẽ lên đến 70% và 100% trong vòng một vài năm. Lúc đó áp lực trả nợ sẽ khó khăn, áp lực giải quyết các vấn đề của nền kinh tế sẽ khó khăn hơn bây giờ.

2010/03/10

Đấu tranh trên mạng tại Việt Nam


Hoàng Tứ Duy

Đấu Tranh Trên Mạng Tại Việt Nam
Tham Luận của Duy Hoàng, Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân
Hội Nghị Cấp Cao tại Genève về Nhân Quyền, Khoan Dung và Dân Chủ
Ngày 8-9 Tháng 3, 2010
***

Thật là một vinh hạnh được tham dự Hội Nghị Cấp Cao tại Genève với đông đảo các nhà đấu tranh tận tụy cho nhân quyền và dân chủ trên khắp thế giới. Tôi xin được chia xẻ với quý vị sức mạnh của đấu tranh trên mạng để thúc đẩy những thay đổi về chính trị tại Việt Nam.
Để có thể hiểu được tác động lớn lao của mạng internet trên cả nước, ta cần nhìn vào ba con số thống kê sau đây:
Việc sử dụng internet đã phát triển nhanh chóng trong thập niên qua. Ngày nay có khoảng 25 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, so với chỉ khoảng 200,000 mười năm trước đây.
Hơn phân nửa dân số Việt nam hiện nay dưới 30 tuổi. Cũng như giới trẻ ở khắp nơi, thế hệ ngưòi Việt mới này muốn có một đời sống tốt đẹp hơn, ít muốn chấp nhận hiện trạng và tương đối am hiểu kỹ thuật.
Tất cả phương tiện truyền thông tại Việt Nam đều do nhà nước kiểm soát. Đảng cộng sản cầm quyền kiểm soát mọi đài truyền hình, truyền thanh và báo chí trên cả nước. Không có một cơ quan truyền thông độc lập nào.
Trong điều kiện trên, internet có một tiềm năng rất lớn để mở tung hệ thống chính trị khép kín hiện tại. Thế giới của những bloggers tại Việt Nam trên thực tế là môi trường truyền thông tự do. Các trang mạng xã hội có thể được xem như những công viên trong thành phố mà mọi người có thể tự do tụ tập; và đấu tranh trên mạng là phương tiện hiện đại nhất của đấu tranh bất bạo động.

Thư của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gửi quốc hội CSVN về việc 10 tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn

Tiếp theo sự lên tiếng của hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh về việc CSVN cho thuê đất rừng đầu nguồn, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, một cán bộ lão thành đảng CSVN, đã gửi đến trang mạng Bauxite Việt Nam thư của ông gửi quốc hội CSVN về vấn đề này. Sau đây là nội dung chính lá thư của tướng Nguyễn Hữu Anh.
— -
Kính gửi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Trong một thời gian ngắn, ở một không gian khá rộng trên địa bàn 10 tỉnh, miền Bắc có, miền Trung – Tây Nguyên có, miền Nam có, có cả những địa bàn hiểm yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế, 10 tỉnh đã cho trên 10 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê dài hạn (50 năm) đất rừng có cả rừng đầu nguồn để họ kinh doanh rừng, với diện tích trên 305.000 hecta = 3050 cây số vuông tương đương diện tích đất một tỉnh như Hà Nam.

2010/03/09

Chỉ vì sợ luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời báo chí ngoại quốc

Tin Nhanh
Radio Chân Trời Mới
Lúc 8 giờ tối ngày 9/3/2010, giờ Việt Nam
Như chúng tôi vừa loan tin, vào trưa thứ ba, 9/3/2010, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã bị công an bắt đi khi cô cùng với một người chị đi mua sắm vật dụng cá nhân. Cảnh tượng diễn ra như một vụ bắt cóc trên đường Trần Ngọc Thạch, gần nơi nhà tập thể của gia đình cô. Nhiều công an nổi và chìm kéo luật sư Lê Thị Công Nhân lên một chiếc xe kín màu đen và phóng nhanh về đồn công an phường.
Tại đồn công an, những kẻ bắt cô mới cho biết lý do là vì vi phạm lệnh quản chế nhưng không nêu được khoản nào trong luật đó vì luật sư Lê Thị Công Nhân không hề rời vùng cư trú. Tuy vô lý và phi pháp như vậy, họ vẫn buộc cô phải viết bản tường trình về việc vừa bị bắt. Một lần nữa, luật sư Lê Thị Công Nhân quyết liệt từ chối và cho họ biết rằng, ngay trong trại giam cô còn không làm điều này theo lệnh của công an.
Tuy không nói ra, nhưng cả luật sư Lê Thị Công Nhân và các kẻ bắt cô đều biết lý do thật sự của việc bắt giữ chỉ là để phá hỏng cuộc phỏng vấn của cô với ký giả hãng tin ngoại quốc AFP. Cuộc phỏng vấn này được dự trù vào lúc 3 giờ chiều tại một quán cà phê gần nhà. Việc bắt giữ kể trên là bằng chứng về hành vi nghe lén điện thoại phi pháp của công an.
Cũng tại đồn, khoảng 10 công an luân phiên hạch hỏi luật sư Lê Thị Công Nhân. Đến khoảng hơn 4 giờ chiều, có lẽ được báo tin phóng viên của hãng AFP không thể chờ đợi thêm nữa và đã rời quán cà phê, những người bắt giữ chị đã bỏ đi. Tuy nhiên các công an phường tiếp tục hạch hỏi đến 5 giờ 15 chiều mới để cô ra về.
Như vậy toàn bộ vụ bắt bớ chỉ là thủ thuật phi pháp của guồng máy bạo lực khi lo sợ dư luận quốc tế sẽ có thêm bằng chứng về những hành vi chà đạp nhân quyền của chế độ độc tài hiện nay.
Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn của đài CTM với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân ngay sau khi cô được thả về trong chương trình phát thanh ngày 9/3, hoặc tại các địa chỉ: radiochantroimoi.com và radiochantroimoi.wordpress.com
Kim Châm
Phóng viên Radio CTM tại Hà Nội
=======================
Công an lại bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân
Tin Nhanh
Radio Chân Trời Mới
Lúc 2 giờ chiều ngày 9/3/2010, giờ Việt Nam
Vào trưa hôm nay, thứ ba ngày 9/3/2010, khoảng 7 công an mặc sắc phục và nhiều công an chìm bất ngờ xông tới bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân khi cô và người chị gái đang đi ngoài phố gần nhà để mua một vài vật dụng cá nhân và quần áo. Nhóm công an này không cho biết lý do bắt giữ mà chỉ hung bạo ép cô phải đi.
Hiện gia đình luật sư Lê Thị Công Nhân không biết cô bị giam giữ ở đâu và lo lắng vì cô không kịp mang theo thuốc men trong tình trạng sức khỏe hiện tại.
Như vậy luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt lại chưa đầy 72 giờ sau khi ra khỏi tù tại Thanh Hóa. Vào ngày 6/3/2010 vừa qua, mẹ cô phải đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa từ 2 giờ đêm để đến trại giam đón con lúc 6 giờ sáng. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, quản trại cho biết công an đã đưa cô Lê Thị Công Nhân về nhà rồi. Mẹ cô đành ra về tay không. Nhưng khi về đến nhà lúc 2 giờ chiều bà mới biết đã bị lừa vì không thấy con mình đâu cả. Mãi đến 5 giờ chiều, công an mới áp giải luật sư Lê Thị Công Nhân vào nhà.
Khi được biết tin này, hầu hết các nhà dân chủ đều phẫn nộ và nhận định rằng cách hành xử này chỉ phản ánh một lần nữa thái độ Hèn Với Giặc – Ác Với Dân và vô luật lệ của chế độ cầm quyền hiện nay.
Chúng tôi sẽ theo dõi và tiếp tục tường trình tại blog : radiochantroimoi.wordpress.com
Kim Châm
Phóng viên Radio CTM tại Hà Nội

Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03 tại Paris

TND

Chủ nhật ngày 07/03/2010 vừa qua đảng Việt Tân và Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris, cùng với đại diện cộng đồng Miến Điện tại Pháp, đồng tổ chức một buổi vinh danh ngày Quốc Tế Phụ Nữ lần thứ 100 tại Paris (1910 – 2010), trong hội trường Oslo thuộc trung tâm sinh hoạt Quốc Tế FIAP Paris quận 14.
Mở đầu chương trình bà Trần Dung Nghi, đại diện ban tổ chức, chào mừng:
«…Trong 100 năm qua, các xã hội chúng ta sinh sống đã có nhiều tiến triển vượt bực, thế nhưng ngày hôm nay tại một số nơi trên thế giới, vẫn còn đang xảy ra những trường hợp bạo hành, đánh đập, hãm hiếp, buôn bán phụ nữ. Nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/03 hôm nay, ngoài những người phụ nữ tên tuổi mà mọi người đều biết đến, chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm cùng bảo vệ, cùng tranh đấu cho hàng trăm ngàn phụ nữ vô danh nhỏ bé khác đang ngày đêm đối diện với các chính sách hủy hoại con người, mà người phụ nữ phải gánh chịu nhiều nhất.»

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 2010: ’Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người’

Trùng Dương

Ngày 8 tháng 3 năm là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới với chủ đề: "Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người" (Equal rights, equal opportunities: Progress for all). Đây là ngày phụ nữ khắp thế giới họp nhau lại, trong khuôn khổ của mỗi địa phương, để tạo nhịp cầu giữa các quốc gia nhằm đòi hỏi hòa bình và cơ hội phát triển. Đây cũng là dịp để mọi người, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tuổi tác và giới tính, ngồi lại với nhau trong tình đoàn kết, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó mỗi người, không phân biệt nam hay nữ, đều có cơ hội phát triển đồng đều về phương diện giáo dục, kinh tế, nghề nghiệp. Tổ chức Phụ Nữ Quốc Tế loan báo sẽ tổ chức đồng loạt cùng ngày, ngoài hai địa điểm chính là New York và London, tại khắp nơi trên thế giới các buổi sinh hoạt gọi là Bắc Một Nhịp Cầu, http://www.womenforwomen.org/bridge/attend-bridge-event.php
Lịch sử Ngày Phụ Nữ Quốc Tế
Ngày Phụ Nữ Quốc Tế thành hình vào đầu thế kỷ 20 tại Bắc Mỹ và Âu châu và là kết quả của những hoạt động của các phong trào thợ thuyền nhằm cải thiện môi trường làm việc. Tại Mỹ, Ngày Phụ Nữ Quốc Gia đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909, để vinh danh cuộc đình công của các thợ may phụ nữ đã diễn ra cùng ngày năm trước đó tại New York, khi các bà biểu tình phản đối điều kiện làm việc thiếu an toàn. Tới năm 1910, nhóm Xã hội Quốc tế họp tại Copenhagen thành lập Ngày Phụ Nữ để vinh danh phong trào phụ nữ đòi quyền sống và xây dựng nền tảng cho cuộc tranh đấu đòi quyền đầu phiếu (universal suffrage) cho phụ nữ, và được các đại biểu của khoảng 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia chấp thuận.
Năm sau, 1911, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 3, có sự tham dự của đại biểu của Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, với sự hiện diện của hơn một triệu người của cả hai phái nam và nữ trong các cuộc diễn hành tại nhiều nước. Ngoài việc đòi quyền đầu phiếu, họ cũng còn đòi quyền có công ăn việc làm, quyền được huấn luyện trong các ngành nghề và sự chấm dứt kỳ thị tại nơi làm việc.
Vào năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã dành ra nguyên năm, gọi là Năm Phụ Nữ Quốc Tế, và chọn ngày 8 tháng 3 hàng năm làm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Hội đồng LHQ chính thức ban hành quyết định thành lập Ngày Nữ Quyền và Hoà Bình Thế Giới (United Nations Day for Women’s Rights and International Peace). Tại một số quốc gia, như Nga, Ukraine, Armenia, chẳng hạn, còn coi ngày 8 tháng 3 này là một ngày lễ chính thức nữa.

2010/03/08

Phụ nữ Việt: Một tiềm năng kiến quốc

Nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 2010 với chủ đề ‘Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người’, thử đi tìm một đường lối phát triển cho người phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt: Một tiềm năng kiến quốc

Trần Diệu Chân, Ph.D
Công cuộc canh tân để đưa Việt Nam từ tình trạng độc tài, đói nghèo và lạc hậu như hiện nay sang một thể chế chính trị tự do, dân chủ và một xã hội thịnh vượng, đồng thời bắt kịp đà văn minh của nhân loại, đòi hỏi nỗ lực của toàn dân: già cũng như trẻ, nam cũng như nữ, Kinh cũng như Thượng, quốc nội cũng như hải ngoại. Bài viết này xin được chia sẻ một số những suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong trách nhiệm chung nói trên, hầu tạo dựng thêm sức mạnh cho công cuộc canh tân để mau chóng đưa đất nước thoát khỏi hoàn cảnh tang thương, đói nghèo hiện tại.

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 2010: ’Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người’

Trùng Dương

Ngày 8 tháng 3 năm là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới với chủ đề: "Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người" (Equal rights, equal opportunities: Progress for all). Đây là ngày phụ nữ khắp thế giới họp nhau lại, trong khuôn khổ của mỗi địa phương, để tạo nhịp cầu giữa các quốc gia nhằm đòi hỏi hòa bình và cơ hội phát triển. Đây cũng là dịp để mọi người, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tuổi tác và giới tính, ngồi lại với nhau trong tình đoàn kết, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó mỗi người, không phân biệt nam hay nữ, đều có cơ hội phát triển đồng đều về phương diện giáo dục, kinh tế, nghề nghiệp. Tổ chức Phụ Nữ Quốc Tế loan báo sẽ tổ chức đồng loạt cùng ngày, ngoài hai địa điểm chính là New York và London, tại khắp nơi trên thế giới các buổi sinh hoạt gọi là Bắc Một Nhịp Cầu, http://www.womenforwomen.org/bridge/attend-bridge-event.php

Nỗi nhục cho quốc thể

Quốc Tấn

Giải quyết chưa xong những vấn nạn cho dân tộc và đất nước do hành động lấn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Cộng trên biển Đông Hải, và do việc cho Trung Cộng đưa người vào khai thác bô-xít, nay lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục dấn bước trong sự nghiệp bán nước, ngụy trang bằng việc cho thuê đất rừng đầu nguồn suốt NỬA THẾ KỶ trước mặt. Đối với một nhà cầm quyền thiển cận, ngoan cố đến mức trơ trẽn hiện tại ở Việt Nam, dù đã có nhiều lời cảnh tỉnh, ta thán trên nhiều diễn đàn trong thời gian vừa qua, thiết tưởng có phải lập lại những hệ quả tai hại của vụ việc này cũng vẫn không là việc làm vô ích; nhất là khi những diễn đàn trong nước đang bầm dập vì sự bắt bớ trù dập và làn sóng phá hoại bằng tin tặc của nhà cầm quyền này. Tuy nhiên trong phạm vi bài này ta hãy cùng nhìn lại hành động cho thuê rừng đầu nguồn trên khía cạnh ảnh hưởng của nó thế nào đến thể diện của quốc gia và dân tộc Việt Nam, và sự khác biệt trong phản ứng của nhà cầm quyền CSVN và của những quốc gia khác ra sao đối với cái nhục quốc thể.