Hoàng Tứ Duy
Đấu Tranh Trên Mạng Tại Việt NamTham Luận của Duy Hoàng, Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân
Hội Nghị Cấp Cao tại Genève về Nhân Quyền, Khoan Dung và Dân Chủ
Ngày 8-9 Tháng 3, 2010
Ngày 8-9 Tháng 3, 2010
***
Thật là một vinh hạnh được tham dự Hội Nghị Cấp Cao tại Genève với đông đảo các nhà đấu tranh tận tụy cho nhân quyền và dân chủ trên khắp thế giới. Tôi xin được chia xẻ với quý vị sức mạnh của đấu tranh trên mạng để thúc đẩy những thay đổi về chính trị tại Việt Nam.
Để có thể hiểu được tác động lớn lao của mạng internet trên cả nước, ta cần nhìn vào ba con số thống kê sau đây:
Trong điều kiện trên, internet có một tiềm năng rất lớn để mở tung hệ thống chính trị khép kín hiện tại. Thế giới của những bloggers tại Việt Nam trên thực tế là môi trường truyền thông tự do. Các trang mạng xã hội có thể được xem như những công viên trong thành phố mà mọi người có thể tự do tụ tập; và đấu tranh trên mạng là phương tiện hiện đại nhất của đấu tranh bất bạo động.
Trong hai năm qua, người Việt Nam đã tận dụng mạng internet để tìm hiểu và thảo luận những chủ đề chính trị mà chế độ coi là quá nhậy cảm. Những vấn đề thôi thúc các nhà đấu tranh trên mạng bao gồm:
Sự tham nhũng của các quan chức: Các bloggers thường phanh phui những vụ tham nhũng mà các cơ quan truyền thông nhà nước không muốn hoặc không được phép tường thuật. Có những nỗ lực mang đầy tính sáng tạo.
[Thí dụ như] trang "Câu Lạc Bộ Nó Kìa", <http://clbnokia.wordpress.com/> mời gọi mọi người đóng góp hình ảnh những căn nhà xa hoa lộng lẫy của các quan chức đảng và nhà nước tham nhũng.
Một nhóm theo dõi khác, <http://www.flikr.com/photos/47624590@N04/>, sử dụng một trang mạng chứa hình ảnh để thu thập tài liệu về những gian trá của các quan chức cao cấp.
Việc đàn áp các nhà đối kháng ôn hòa: Khi giới cầm quyền Việt Nam tấn công thô bạo nhà dân chủ Trần Khải Thanh Thủy và sau đó lại cáo buộc bà tội hành hung, các bloggers đã vạch trần các dữ kiện cho thấy bà bị công an gài bẫy. Họ đã chứng minh được tấm hình trên báo nhà nước chụp người đàn ông bị đánh mà công an vu khống cho bà Thủy là hình giả. <http://www.viettan.org/spip.php?article9068>
Những đe dọa môi sinh: Năm 2009, một phong trào quần chúng đã liên kết chống lại việc khai thác quặng bô-xít trên vùng cao nguyên trung phần Việt Nam, vốn là phần đất dễ bị thiệt hại về hệ thống sinh hóa. Bằng phương tiện internet, những người chủ trương đã thâu thập hàng ngàn chữ ký và thiết lập một trang mạng với khoảng 20 triệu lượt người xem. Cũng quan trọng không kém là việc các bloggers đã chuyển từ việc chống đối trên mạng sang việc thực hiện một chiến dịch mặc áo thun với những thông điệp báo động về những nguy cơ môi sinh và quốc phòng trong chính sách khai thác bô-xít của nhà cầm quyền.
Chủ quyền lãnh thổ Việt Nam: Những tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc và những nhận thức về sự yếu hèn trong cách đối phó của nhà cầm quyền Hà Nội đã là một vấn đề nóng bỏng. Vào tháng 12/2007, sinh viên và các bloggers đã tổ chức lần đầu tiên những cuộc biểu tình bên ngoài các cơ quan ngoại giao Trung Quốc. Đầu năm 2008, họ cũng đã biểu tình chống thế vận hội Bắc Kinh khi cuộc rước đuốc thế vận đi ngang qua Việt Nam.
- Ông Hoàng Tứ Duy trình bày sự Đấu tranh trên mạng tại Việt Nam
Phản ứng từ phía nhà cầm quyền
Nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng họ không thể nào cấm đoán hoàn toàn việc sử dụng internet. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể rút ra hàng loạt. Vì vậy họ đã sử dụng nhiều hình thức đàn áp, kiểm duyệt và phá hoại để thu hẹp quyền tự do internet. Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã thu thập nhiều bằng chứng về những thủ thuật này, bao gồm cả việc bắt bớ các bloggers và thiết lập tường lửa đối với những trang mạng nhậy cảm về chính trị.
Tôi xin được nêu ra hai sự kiện mới xảy ra gần đây:
Thứ nhất là việc ngăn chặn trang mạng Facebook tại Việt Nam. Vào khoảng tháng 8 năm 2009, Bộ Công An đã ra lệnh cho các công ty cung cấp dịch vụ internet (ISPs) tại Việt Nam giới hạn việc truy cập trang mạng xã hội được nhiều người ưa thích này. Vào tháng 11, các hãng ISPs bắt đầu thi hành lệnh này. Điều buồn cười là cả nhà cầm quyền lẫn các ISPs đều không chính thức xác nhận việc họ ngăn chặn Facebook. Khi những người sử dụng Facebook tại Việt Nam khiếu nại về việc không vào được trang mạng Facebook thì một vài ISPs giải thích rằng trang mạng này đang gặp trục trặc kỹ thuật. Thế nhưng công ty Facebook tuyên bố là không hề có trục trặc nào trong cả hệ thống.
Chúng ta có thể kết luận rằng cả nhà cầm quyền cũng như các ISPs đều không muốn đối diện sự phẫn nộ của dân chúng nếu đóng cửa hẳn Facebook – nơi mà hơn một triệu người đang sử dụng tại Việt Nam, bao gồm cả những ngoại kiều thành đạt và nhiều con cháu của giới lãnh đạo. Thay vào đó, nhà cầm quyền hy vọng có thể giết Facebook từ từ khi người sử dụng quá chán cảnh truy cập khó khăn mà không biết lý do. Điều mà họ không ngờ là một số hãng ISPs vẫn tiếp tục mở thênh thang đường truy cập cho các "khách hàng trả nhiều tiền" và nhiều người khác đã học được cách đi vòng qua những rào cản.
Điều đáng mừng qua vụ Facebook này là ngay cả một chế độ độc tài như Hà Nội cũng phải quan tâm đến phản ứng của quần chúng đối với những chính sách của họ - và những chính sách này không phải luôn luôn đạt được mục tiêu mà họ mong muốn.
Diễn biến quan trọng thứ hai gần đây là làn sóng tấn công có tổ chức nhắm vào các trang mạng thường hay phê phán chế độ và có máy chủ nằm bên ngoài Việt Nam. Những trang mạng này bao gồm những diễn đàn thảo luận được rất nhiều người ở Việt Nam ưa thích như X-Café; những trang mạng của những tổ chức vận động dân chủ như Việt Tân; và trang mạng Bauxite Vietnam, tiếng nói chính của phong trào bảo vệ môi sinh.
Xa hơn việc dùng tường lửa ngăn chặn những trang mạng nhậy cảm về chính trị, nhà cầm quyền Hà Nội nay còn giở trò khủng bố mạng. Khi tấn công những trang mạng bên ngoài Việt Nam, chế độ không chỉ phủ nhận quyền tự do internet của người Việt Nam mà còn giới hạn sự truy cập của cư dân mạng trên thế giới. Hậu quả của những đợt tấn công mạng này còn cần thêm thời gian mới thấy hết được.
Vậy chúng ta có thể làm gì?
Chìa khóa của đấu tranh trên mạng là một hệ thống Internet rộng mở. Việt Tân đã phát động một chiến dịch cho tự do internet tại Việt Nam. Sau đây là ba nỗ lực mà chúng tôi đang theo đuổi và mong được sự hỗ trợ của quý vị.
1/ Ủng hộ tự do internet: Đây là một vấn đề trong phạm vi nhân quyền. Là một thành viên ký tên vào nhiều công ước về nhân quyền, chế độ Hà Nội phải tuân thủ các ràng buộc quốc tế. Những áp lực buộc Hà Nội phải tôn trọng luật lệ quốc tế lại càng quan trọng trong năm nay vì Việt Nam đang là chủ tịch ASEAN và là thành viên của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc.
Một thành phần quan trọng khác là những công ty kỹ thuật. Những công ty cung cấp dịch vụ internet hoặc những cơ sở hạ tầng mạng cần phải được nhắc nhở về những nghĩa vụ xã hội của họ và không nên giúp đỡ hay tiếp tay những chế độ độc đoán trong việc kiểm duyệt thông tin.
2/ Hỗ trợ phong trào vòng qua rào cản: Chúng tôi tặng khả năng cho những người sử dụng internet tại Việt Nam qua những khóa huấn luyện và phổ biến những kiến thức về an toàn mạng và cách thức đi vòng qua các rào cản. Việc băng qua những hạn chế của nhà nước đối với quyền tự do thông tin chính là hành động bất tuân phục dân sự có tính nguyên tắc của thế kỷ 21.
3/ Đòi hỏi tự do cho những bloggers đang bị tù đày: Từ tháng 10 năm 2009, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết án 17 nhà vận động dân chủ. Nhiều người trong số đó là những nhà văn hoặc là những nhà hoạt động trên mạng. Chúng ta phải chặn đứng tình trạng bắt bớ và giam cầm tùy tiện như trên bằng những hành động ủng hộ không ngừng nghỉ từ trong nước cũng như từ cộng đồng thế giới.
Tôi vừa trình bày về tiềm năng của đấu tranh trên mạng tại Việt Nam và một vài phương cách để bảo đảm việc truy cập internet, vốn rất quan trọng cho phương cách đấu tranh này. Tôi mong đón nhận những câu hỏi cũng như những sáng kiến đóng góp của quý vị. Xin cám ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét