2012/10/30

Phiên xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình


Kính mời quí đọc giả theo dõi phiên xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình qua đường dẫn sau đây:
BBT-WebVT

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc - Trả tiền cho nỗi đau


Trịnh Kim Tiến

 đây mỗi khi mua một món đồ của Trung Quốc tôi cảm thấy tôi đang phải trả tiền cho những nỗi đau mất mát của đồng bào mình, trả tiền cho sự nô lệ của đất nước tôi vào hàng hóa Trung Quốc. Một nỗi đau âm ỉ đến từ từ nhưng lại rất sâu đắng.
Tôi cảm thấy căm ghét sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc, ghét việc họ đô hộ đất nước tôi cả nghìn năm, ghét việc họ Hán hóa người Việt, ghét họ bắt, đánh, giết ngư dân tôi, ghét họ chiếm đóng núi rừng Việt Bắc của cha ông, ghét họ hung hăng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa, ghét họ nghênh ngang trương bảng Tam Sa, ghét họ đưa lưỡi bò đòi liếm sạch biển Đông...
Vậy thì tại sao tôi lại vừa xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động xâm lăng lại vừa có thể tiếp tay làm giàu cho kẻ xâm lược!? Tại sao tôi lại phải bỏ đồng tiền vất vả kiếm ra để làm giàu cho những kẻ đang bắn giết ngư dân, mưu đồ xâm lấn, chà đạp lên danh dự dân tộc mình!? Tôi tự hỏi mình khi tôi cầm chiếc áo nhập từ Trung Quốc tôi đã từng mua trước đây.
Trung Quốc đã biến thị trường của chúng ta trở thành một bãi rác với những sản phẩm kém chất lượng, phế phẩm, thậm chí là những sản phẩm gây độc hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều đáng đau xót là tôi phải thừa nhận một điều rằng Việt Nam đang phải làm nô lệ hàng hóa cho Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến sự nô lệ này nhưng chính chúng ta, những người tiêu dùng đã trực tiếp vô tình góp phần nào vào tình trạng nô lệ ngày hôm nay.

2012/10/29

Tuyên bố về những bạn trẻ yêu nước đang bị bắt


Khối 8406

Tuyên bố về những bạn trẻ yêu nước đang bị bắt
(Hoàng Nhật Thông, Võ Minh Trí, Nguyễn Phương Uyên)
Theo tin tức báo chí:
- Sáng ngày 30-10-2012 tới đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ đưa hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình (tên thật: Hoàng Nhật Thông) và Việt Khang (tên thật: Võ Minh Trí) - bị bắt vào tháng 9 và tháng 12 năm 2011- ra xét xử tại cái gọi là “tòa án nhân dân” thành phố Sài Gòn vì đã thực hiện nhiều hành vi (như rải truyền đơn đòi tự do nhân quyền công bằng xã hội, sáng tác nhạc nói lên tình trạng đau khổ của đồng bào và đất nước, tham gia những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược) bị cho là vi phạm khoản 2 điều 88 Bộ luật Hình sự: “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo đó bản án sẽ từ 10 đến 20 năm.
- Sáng ngày 14-10-2012, công an Cộng sản Việt Nam đã bắt cóc nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (thuộc Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn) ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn, bất chấp mọi quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, và nay đem cô về Long An giam giữ để thẩm vấn trong sự khủng bố tinh thần, vì cho rằng cô có dấu hiệu “tham gia một tổ chức rải truyền đơn” cũng bị coi là vi phạm điều 88 Bộ luật Hình sự. (Hành động mới nhất của tổ chức này là rải truyền đơn dưới chân cầu An Sương đoạn quốc lộ 1A Trường Chinh ở Sài Gòn vào ngày 10-10-2012. Xin xem phụ lục bên dưới).
- Hai nam nhạc sĩ và nữ sinh viên nói trên đều được cho là thành viên của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước. Theo một bài viết của nhóm, đăng lên mạng ngày 21-01-2012, thì “Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) là một tập hợp những người trẻ phần lớn là sinh viên, thanh niên, văn nghệ sĩ ý thức trách nhiệm của mình trước sự bất công của xã hội, trước cảnh đất nước đang mất dần vào bàn tay ngoại xâm của Trung Cộng, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về biển Đông bị Trung Quốc ức hiếp và xâm lược một cách ngang ngược, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang. TTYN chính thức thành lập vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2011, những hoạt động của TTYN là viết bài đưa lên những trang web, những trang blog kêu gọi nhà nước CSVN tôn trọng nhân quyền đã được quy định bởi Liên Hiệp Quốc, tôn trọng tự do và bầu cử dân chủ… sáng tác những bản nhạc nói lên tình yêu quê hương dân tộc và những cảnh huống bất công xã hội, xuống đường một cách ôn hoà để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam… dùng ngòi bút và tiếng hát như những phương tiện nhằm chuyên chở và kêu gọi lòng thiết tha yêu nước của mọi người, ý thức đứng lên đòi nhân quyền, đòi tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam”.

2012/10/28

Từ Trường Sa gửi Nguyễn Phương Uyên

Nguyễn Hàm Thuận Bắc

Em ơi nhớ chăng
Phút chia tay dưới đường hoa phượng đỏ 
Anh đã ngỏ lời cùng em khi giã biệt mái trường
Em lặng lẽ chỉ nhìn anh không nói
Làm tim anh thêm thổn thức yêu thương

Em sẽ đi đâu? Em sẽ vào đại học
Dù biết mẹ cha chưa đủ sống để nuôi nhau
Nhưng sẽ làm được gì nếu em không học giỏi
Em là nữ nhi có cầm nổi súng đâu?

Bởi câu nói của em mà anh thành lính đảo
Để gìn giữ sự bình yên cho đất nước quê hương
Giữa Trường Sa quanh năm thừa sóng gió
Chỉ thiếu bạn hiền và lời nói yêu thương


2012/10/26

Quyền duy nhất được thực thi


Thành Đô

22 tháng 10, 2012
“Việc tước bỏ các quyền tích cực của công dân là tội phạm nặng nhất, là sự sỉ nhục dân tộc”. (Robespiere)
Là một công dân sống trên trái đất này, hẳn quý vị đều từng biết đến những lời sau:
“Xét rằng, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di bất dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới;
Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người…”.
Những lời trên được trích dẫn tại Lời nói đầu của “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” (International Covenant on Civil and Political Rights), do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16.12.1966. Bản thân Việt Nam đã tham gia ký kết vào ngày 24.9.1982. Như vậy Việt Nam cũng là quốc gia thành viên của Công ước này. Khi tham gia ký kết một bản Công ước Quốc tế, thì bất kể thành viên liên quan nào cũng phải tuân thủ nghiêm túc những quy định và cam kết được ghi trong đó. Đó là trách nhiệm và bổn phận của quốc gia thành viên, những vi phạm về các điều khoản sẽ bị cộng đồng thế giới có những biện pháp chế tài tương ứng. Do vậy, theo quy định – Việt Nam phải tuân thủ nội dung ghi trong bản Công ước này.

Vụ bắt sinh viên Nguyễn Phương Uyên: Công an vi phạm BLTTHS ra sao?


VRNs

(26.10.2012) – Sài Gòn – Trong Đơn Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Nhungngày 25/10/2012 về việc công an bắt con gái bà là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên có trưng ra một số qui định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) chứng minh việc các cơ quan Công an đã vi phạm các điều luật về bắt người, tạm giam… Cụ thể: khoản 2, Điều 80, khoản 1 Điều 84, Điều 85, khoản 4 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra cơ quan Công an cũng vi phạm các qui định về chế độ tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 26 và Điều 30 Qui chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ) khi từ chối cho gia đình gửi dòng chữ: “MẸ YÊU CON”.
Kể từ sau bản tin đầu tiên của Đài Á châu Tự do (RFA) loan tải việc nữ sinh Phương Uyên bị mất tích sau khi làm việc tại công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn vào ngày 16/10/2012 tức là 2 ngày sau khi sự việc xảy ra, tính đến nay đã có hàng chục bản tin của các trang mạng trong và ngoài nước loan tải và cập nhật từng giờ về sự kiện này. Thế mà mãi đến hôm qua, ngày 25/10, sau khi mẹ của Phương Uyên chính thức gửi Đơn khiếu nại đến công an tỉnh Long An, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Thanh tra Bộ công an thì báo lề phải bắt đầu cảm thấy lo lắng nên đã buộc phải mở miệng. Bài “Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh” trên báo Pháp luật đưa tin hoàn toàn sai sự thật. Bài viết này thể hiện sự dối trá chứ hoàn toàn không có những chứng cứ rõ ràng đáng tin cho thông tin của mình. Đã dối trá lại còn tự nhận mình là kênh thông tin chính thức để mỉa mai các thông tin loan tải việc này là “không chính thức”.

Cực đoan – Phản động

Vietsoul21


Cuối tuần vừa rồi người Việt tỵ nạn cộng sản ở Hoa-kỳ đã tiễn đưa nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện ra đi vĩnh viễn. Dù chúng tôi chưa bao giờ gặp mặt nhưng có đọc nhiều bài thơ của ông và lấy lòng cảm phục với tấm lòng chân thật và tinh thần bất khuất của con người ấy.
Cái giá mà ông Nguyễn Chí Thiện trả cho việc nói lên sự thật quả rõ đắt và đắng. Dù đó chỉ là sự thật của một sự kiện trong lịch sử:
“Anh chuẩn bị kỹ, giải thích cho học sinh biết rằng phát xít Nhật bị bắt buộc phải đầu hàng vào tháng 8-1945 là do 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nagasaki và Hiroshima. Thế là có phụ huynh học sinh cùng một giáo viên ganh tỵ với anh tố cáo với công an quận rằng anh cố tình truyền bá tư tưởng đế quốc, không theo giáo án, nói trái quan điểm của đảng, không giải thích rằng phát xít Nhật thua là do công ơn của Nguyên soái Stalin đã chỉ huy Hồng quân tiêu diệt đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu.”
Có lẽ cái giá của sự thật không bao giờ rẻ, nhất là ở những nơi mị dân đầy xảo trá lọc lừa thì phải rất đắt. Đắt bằng 3 lần đi tù, gần nửa đời người cho nhà thơ.

An ủi và ủng hộ tinh thần gia đình TS Nguyễn Quốc Quân


Quỹ Tù-Nhân Lương-Tâm

Một thành viên Quỹ Tù Nhân Lương Tâm đã đến nhà tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân ở California để tặng chị Mai Hương, vợ ts Nguyễn Quốc Quân tấm chân dung của anh để tỏ lòng quý trọng lòng dũng cảm. Từ Australia chúng tôi cũng gọi điện thoại hỏi thăm chị và được chị dành cho cuộc nói chuyện sau, chúng tôi cũng gọi về LS Nguyễn Văn Đài để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan. Kính mong quý vị vào trang web www.tnlt.net để nghe trực tiếp, hoặc có thể down load ở các đường dẫn sau:
Nghe chị Mai Hương nói chuyện:
MP3 - 4.9 Mb
Chị Mai Hương
Nghe LS Nguyễn Văn Đài nói về luật “bào chữa viên nhân dân” của hiến pháp VN:
MP3 - 917.3 kb
LS Nguyễn Văn Đài

Chỉ 3 chữ ’Mẹ yêu con’ cũng bị công an cấm


DienDanCTM

Theo thông báo chính thức của cớ quan công an tỉnh Long An, nơi đang giam giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, thì cô bị bắt tạm giam điều tra với tội danh là "tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN, theo điều 88 Bộ luật hình sự"
Tờ thông báo này được viên công an Nguyễn Văn Hớn ở tỉnh Long An trao tay cho bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ cô Phương Uyên, vào sáng nay 23-10-2012, khi bà tiếp tục theo chỉ dẫn xuống Long An tìm cứu con bị bắt mất tích hơn một tuần qua.
Theo tờ giấy báo, đề ký ngày 20-10 bởi Phó thủ trưởng ANĐT Nguyễn Thanh Sơn, chỉ ghi sinh viên Nguyễn Phương Uyên "có hành vi tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN theo điều 88 Bộ luật hình sự", nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hiện sinh viên Phương Uyên bị giam giữ tại trại giam số 159 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Nhân viên công an nói là cô Phương Uyên bị bắt không có tiền trong người, nên gia đình cần gởi tiền ngay để Uyên có tiền tiêu dùng, vì khẩu phần ăn của tù nhân hạn chế.
Mẹ cô đã đến trại giam, gặp thiếu tá đội phó trại giam Nguyễn Hùng Gian cho biết chỉ cho gửi một ít vật dụng cần thiết như mùng mền và tiền. Không cho thăm gặp hay nhắn gửi dù bà Nhung chỉ muốn ghi nhắn 3 chữ "Mẹ yêu con" cho con gái an tâm. Được biết, tất cả vật dụng và tiền gửi đã không được công an cấp giấy biên nhận nên gia đình lo không biết có đến được tay con mình hay không.

Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng TQ


Những người lao động tự do ở Hà Nội

Mấy hôm nay nhân đọc các thông tin về việc cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM bị nhà cầm quyền bắt cóc vì dám làm thơ chống Trung Quốc khiến không ít người trong chúng tôi đã phải xót xa, bàng hoàng. Đặc biệt khi biết rằng em thường xuyên căn dặn ba mẹ mình không sử dụng hàng Trung Quốc đã khiến những người lao động như chúng tôi phải cảm phục tấm lòng của em đối với cộng đồng.
Mẹ em kể: “ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung Quốc.” Là sinh viên công nghệ thực phẩm, lại rất chăm chú học hành và có thành tích tốt trong việc học nên em thừa biết sản phẩm Trung Quốc độc hại như thế nào cho sức khỏe người tiêu dùng, việc làm của em không những không có tội (như việc nhà cầm quyền đang đối xử với em) mà còn đáng được tuyên dương vì đó là việc làm của một công dân tốt, có trách nhiệm với cộng đồng và có trách nhiệm với công việc trong chuyên môn của mình.
Chúng tôi còn nể phục em vì tuy còn rất trẻ mà đã biết lo nghĩ cho tương lai đất nước, biết dùng thời gian quý báu của mình để giúp người khác hiểu được sự nguy hiểm của tên láng giềng bất lương, hiểu được nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, hiểu được sự nhu nhược hèn hạ của những kẻ cầm quyền.
Chúng tôi chưa biết phải làm sao để giúp em thoát khỏi sự bất công mà em đang chịu, nhưng với những gì có thể chúng tôi sẽ giúp em thực hiện tốt những ý nguyện của mình. 
Là những người lao động bình thường có thu nhập trung bình, chúng tôi sẽ bảo vệ tài sản và sức khỏe của mình bằng cách không dùng những sản phẩm độc hại từ Trung Quốc, chúng tôi quyết không làm giàu cho bọn xâm lược, không củng cố địa vị cho lũ tay sai.
Những dòng này xem như những LỜI CAM KẾT của chúng tôi trước quốc dân đồng bào, trước tấm lòng của em đối với dân tộc.
Cảm ơn em rất nhiều.
Những người lao động tự do ở Hà Nội

Xây dựng văn hóa nhân quyền cho Việt Nam thời kì mới


Lê Quang Việt - LCST

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa. Cho nên, xét đến cùng, xây dựng nền văn hóa mới là nhằm tạo ra những con người Việt Nam mới thấm nhuần tinh thần dân tộc và những giá trị nhân quyền phổ quát của nhân loại để rồi các thế hệ người Việt Nam sẽ nối tiếp gây dựng và phát triển một nền văn hóa có bản sắc riêng, có khả năng đối thoại, hội nhập với thế giới, trong đó mỗi người dân Việt Nam đều coi sự tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền như một phương cách sống.
Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…Tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.

Công an bắt dân oan biểu tình tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ


VRNs

(22.10.2012) – Sài Gòn – Sáng nay dân oan Đồng Nai, Mỹ Tho và Bến Tre biểu tình. Nhóm tại Võ Thị Sáu giơ cao biểu ngữ, hô khẩu hiệu, phản đối nhà cầm quyền địa phương cướp đất, giải tỏa bất công và vu khống dân oan trên công luận. Tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một nhóm đã giăng băng rôn đi bộ, tiến đến Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, nằm ở số 4 trên đường Lê Duẩn, quận 1, Sài Gòn. Nhóm này nhanh chóng bị công an mật vụ bắt lùa lên trên một chiếc xe bus đã đậu sẵn ở đó từ trước.
Nhóm dân oan bị bắt tống lên xe đa số là dân Tiền Giang (Mỹ Tho).
Một người dân oan biểu tình cho biết: “Chúng tôi phải trốn lên xe, chứ công an ở tỉnh không cho chúng tôi đi Sài Gòn khiếu kiện”. Được biết số dân oan Bến Tre lên khoảng 30 người.
Đoàn người bị tống lên xe bus đưa đi một đoạn xa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ thì bị đẩy xuống xe.
Hiện nay những người dân oan lại trở về Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ngồi ở đó.
JPEG - 81.8 kb
Dân chúng ồn ào, xáo trộn trước TLS. Nhân viên thanh tra xây dựng xuất hiện đông cách khác thường

An ninh đang dàn dựng bằng chứng giả để buộc tội nữ sinh viên Phương Uyên


VRNs

(23.10.2012) – Sài Gòn – An ninh mật vụ đang dàn dựng bằng chứng để buộc tội nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, người Bình Thuận, sinh viên năm thứ 3 Trường đại học Công nghiệp thực phẩm.
Chiều thứ bảy, ngày 20.10.2012 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Phương Uyên đã đến nhà trọ của Phương Uyên thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, gặp một nữ sinh viên ở cùng phòng trọ với Uyên, tên là Phương. Phương cũng là một trong bốn người đã bị công an bắt lên phường, nhưng sau đó Phương và hai sinh viên khác được ra về, một mình Phương Uyên bị giữ lại.
Bà Nhung cho biết, cô sinh viên tên Phương kể lại như sau:
Ngày hôm sau, tức thứ hai, 15.10.2012, một anh tên là Phong, mặc thường phục, nhận là công an và đòi cô Phương phải giao máy ảnh của Phương Uyên cho anh ta. Anh Phong xem ảnh xong rồi xóa hết ảnh trong máy.

SBTN: nhạc phẩm Triệu Con Tim

2012/10/25

DB Sanchez ủng hộ phong trào Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói cho nhân quyền VN

Washington, D.C., USA – Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47), đồng Chủ tịch Nhóm Congressional Caucus on Vietnam và thành viên của Nhóm Human Rights Caucus phát biểu ủng hộ Chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói do Đài truyền SBTN phát động. Dân biểu Sanchez đã lên án chính sách đàn áp nhân quyền và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.

VP DB Loretta Sanchez

“Tôi hân hạnh là một tiếng nói ủng hộ cho Chiến dịch “Million Hearts, One Voice”, yêu cầu cộng đồng quốc tế rọi tia sáng trước những chính sách đàn áp tiếng nói nhân quyền tại Việt Nam. Tôi vui mừng được đồng hành với các tiếng nói dân chủ để cùng hỗ trợ những tiếng nói lương tâm như blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sự Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thuý, nhạc sĩ Việt Khang và vô số nhà hoạt động dân chủ khác. Những người này đã không có quyền tự do để phát biểu, hành động hoặc tranh đấu cho quyền lợi của họ. Các tiếng nói lương tâm này là những người hết mình tranh đấu cho quyền lợi công nhân lao động, cho các dân oan mất đất, và các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến.
“Ngày 17 tháng 4, 2012 đánh dấu kỷ niệm 6 tháng từ ngày tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, là một công dân Hoa Kỳ bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ phi lý tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sàigòn. Tiến sĩ Quân đã bị nhà cầm quyền Hà Nội cáo buộc tội danh khủng bố nhưng sau bốn tháng thì họ quyết định thay đổi tội danh tiến sĩ Quân từ tội khủng bố qua tội lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật hình sự mà không có một căn cứ buộc tội nào. Trên thực tế, chúng ta thấy rất nhiều tiếng nói lương tâm đều phải đối đầu với tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 hoặc với Điều 88 tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ này thật là những điều luật lố bịch và vô lý. Khi họ lạm dụng Điều 79 và 88 để âm thầm bắt giữ các nhà hoạt động ôn hòa, họ đã cho cả thế giới thấy những trò vi phạm nhân quyền trắng trợn.
“Đằng sau sự đánh bóng về mặt phát triển kinh tế là một quốc gia không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, nơi mà quyền lợi của chế độ luôn nằm trên luật pháp, và những lời hứa trống rỗng.
“Những vụ đàn áp các tiếng nói dân chủ ngày càng gia tăng của nhà cầm quyền Việt Nam là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng họ không có chủ trương bênh vực quyền lợi của người dân của họ. Tôi kêu gọi mọi người hãy cùng tham gia Chiến dịch “Million Hearts, One Voice”, ký vào thỉnh nguyện tại trang mạng www.democracyforvietnam.netvà cùng nhau vận động cho các quyền tự do của người dân Việt Nam.”
VP.Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez

2012/10/22

Các Dân biểu HK lên tiếng cho Ts. Nguyễn Quốc Quân


DienDanCTM

Qua sự kiện nhà cầm quyền CSVN bắt giam cầm Ts. Nguyễn Quốc Quân một cách phi lý kéo dài 6 tháng qua, các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ nhân dịp này đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp lực mạnh, đòi Hà Nội phải trả tự do cho Ts. Nguyễn Quốc Quân.
Tại vùng Sacramento, California, Dân biểu Dan Lungren trong bản lên tiếng hôm 16-10-2012 đã nhấn mạnh rằng "ngày 17 tháng 10 đánh dấu Ts. Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm 6 tháng một cách phi lý. Tiến sĩ Quân, một nhà đấu tranh dân chủ có tên tuổi từ Elk Grove, California, đã dấn thân nhiều trong việc cổ xuý thay đổi dân chủ một cách ôn hòa tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai Ts. Quân bị giam giữ vì những hoạt động đối kháng ôn hòa, và việc đấu tranh của ông đã làm sáng tỏ tình trạng vi phạm nhân quyền khắp nơi tại Việt Nam."
DB Lungren nhân dịp này cũng lên tiếng tố cáo là "trong những năm gần đây nhà cầm quyền Việt Nam đã bị thế giới chú ý và lên án vì đã lạm dụng những luật lệ liên quan đến an ninh quốc gia nhằm dập tắt quyền tự do ngôn luận và quyền đối kháng ôn hòa." Và câu chuyện của Ts. Quân là một trong những lý do khiến ông đồng bảo trợ cho Nghị Quyết 484 nhằm "kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và ngưng lạm dụng những luật lệ an ninh quốc gia mơ hồ."

Thế nào là phản động?


Ls. Nguyễn Văn Đài

Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Thế nào là phản biện?


RFA

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-10-21
TS Vũ Quang Việt, một cựu nhân viên LHQ, hiện là tư vấn cho LHQ và một số tổ chức các nước, góp ý rằng phản biện là từ chỉ có ở Việt Nam, phát sinh sau quyết định 97 của thủ tướng chính phủ, phản ảnh lý luận một cách ôn hòa của giới trí thức trong nước.
Phản đối bằng lý luận
TS Vũ Quang Việt: Phản biện là một chữ xuất phát từ Việt Nam và có lẽ chỉ có Việt Nam dung; nó phản ảnh cái hoạt động ở Việt Nam trong thời gian qua, do đó phải hiểu rõ ý nghĩa của chữ phản biện này.
Tôi nghĩ phản biện có thể hiểu là phản đối một cách hòa bình bằng lý luận của giới trí thức Việt Nam. Tức là không chỉ nói lên ý kiến mà còn đòi quyền có ý kiến. Có nghĩa rằng người trí thức ở Việt Nam không có quyền phát biểu ý kiến một cách rộng rãi trước dân chúng, và đặc biệt phản biện trở thành một hoạt động của những người trí thức về mặt lý luận ở trên Internet và ở khắp các hệ thống gọi là lề trái.

Bầu trời tự do cho Phương Uyên


August Anh

Ở xã hội Việt Nam này có bao giờ ta từng rơi cảnh huống đang bay nhảy bổng dưng biến mất không? Có nhiều lắm, đó là những vụ bắt cóc tống tiền của xã hội đen phải không? Lúc đó thì tất nhiên ta phải báo công an để truy tìm. Nhưng bây giờ thì đã ngược lại, công an bắt cóc, để chúng ta phải đi tìm nạn nhân, đúng là trò chốn tìm có một không hai ở xã hội: "đi vào đồn, hồn có khi không trở lại".
Cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người đã bị công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú bắt đi biệt tăm trưa ngày 14-10 cùng với 3 người bạn trong lúc đang chuẩn bị bữa trưa, mà không có bất kỳ trình tự pháp lý nào, sau đó 3 người bạn được thả về cùng ngày nhưng Uyên thì bị giữ lại mà hoàn toàn không thông báo đến gia đình.Ông Nguyễn Duy Linh, bố Uyên đã đến đồn để hỏi tung tích con gái mình, nhưng không ngờ ngờ công an ở đó phủi bụi ,không nhận mình bắt .Thiết nghĩ con người được sinh ra để làm chủ trái đất, được sống và được hạnh phúc,vì con người có lương tri và nhân vị. xét về phương diện nhân bản là tuyệt đối tôn trọng phẩm giá con người, cho dù họ có xuất phát từ giai tầng nào, từ thân phận nào. Vậy cho nên con người không thể bị xem như là một món hàng, muốn đối xử sao cũng được, muốn đem "dấu" ở đâu cũng được mà không cần thông báo, rồi chối bay bổng:"tao đâu biết" tựa hồ như mất trí sau một cơn động kinh.

’Nếu dân nói thẳng nói thật’


Bùi Văn Bồng

Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
"Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng...," ông kêu gọi.
Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng.
Nghề Chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc "vi hành" xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không?
Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: "Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.

2012/10/21

Sinh viên bị công an bắt giam biệt tích chỉ vì "ghét Trung Quốc"


DienDanCTM

Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, thuộc trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM bị công an bắt cóc biệt tích từ hôm 14-10-2012 đến nay chỉ vì 4 câu thơ bài chống Trung quốc xâm lược đăng trên mạng internet. Có đến khoảng 10 công an thường phục và sắc phục đã vào dẫn Uyên và những bạn trong nhà trọ đi, nói là để xác minh một số vấn đề.
Những người này đã đưa Phương Uyên và các bạn về đồn công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM, sau đó Phương Uyên bị giải lên công an quận Tân Phú và mất tích cho đến nay .
Theo gia đình cô ở Bình Thuận, cha cô là ông Nguyễn Duy Linh có lên thành phố và tiếp xúc nơi nhà trọ cùng 3 cô bạn bị bắt đã được thả. Ông cũng đã tới công an Phường Tây Thạnh để tìm con gái, nhưng không có được tin tức gì, vì công an tại đây nói là ở đấy không có bắt giam ai hết.
Trước sự việc mất tích của con mình, không biết là liên lạc với ai để tìm ra tung tích, hiện gia đình đang rất hoang mang, đang lên tiếng muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, nhất là các luật sư để tìm con gái mình.

Bắt giữ Ts. Quân cho thấy sự tệ hại của luật lệ mập mờ


DB Susan A. Davis

Ngày 19 tháng 10, 2012
Ngoại trưởng Hillary Clinton
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street NW
Washington, D.C 20520
Thưa Bà Ngoại trưởng Hillary Clinton,
Như Bà đã biết, tuần này đánh dấu ông Nguyễn Quốc Quân bị giam cầm 6 tháng tù một cách tuỳ tiện bởi nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi viết thư này để yêu cầu văn phòng của Bà cập nhật về tình hình của ông Quân trong lao tù và nỗ lực của Sứ quán Hoa Kỳ trong việc mang lại tự do cho ông Quân.
Ông Nguyễn Quốc Quân là một công dân Hoa Kỳ và cư dân tiểu bang của tôi là California. Ông từng tốt nghiệp bằng tiến sĩ toán học tại Đại học North Carolina. Tiến sĩ Quân là một thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam qua những phương thức ôn hoà. Việc làm của ông Quân không khác gì những nhà hoạt động can đảm và những người biểu tình đã khởi động làn sóng dân chủ trong sự kiện Mùa Xuân Ả Rập. Sự kêu gọi đấu tranh ôn hòa của ông Quân đã cảm kích nhiều người Mỹ gốc Việt, kể cả những người tại địa hạt San Diego của tôi, nơi mà ông đã từng tổ chức những khóa về hoạt động dân sự.
Nhân viên của tôi đã có dịp gặp bà Mai Hương, vợ Ts. Quân khi bà điều trần trước Ủy Bản Nhân Quyền Tom Lantos để trình bày về số phận của chồng bà. Phần điều trần gây xúc động của bà Mai Hương đã phác họa đầy đủ hình ảnh về người chồng của bà, một người đã cống hiên đời mình tranh đấu cho công bằng xã hội và dân chủ.
Vào tháng trước, Quốc Hội đã thông qua Nghị Quyết H.Res 484 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngưng lạm dụng những luật lệ an ninh quốc gia mơ hồ để bắt giam những người đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và chính trị. Việc bắt giữ Ts. Quân cho thấy sự tệ hại của những luật lệ mập mờ này, khi mà việc đấu tranh ôn hòa có thể là lý cớ để bắt giam công dân Hoa Kỳ.
Tờ Wall Street Journal trong bài quan điểm đã viết như sau, "Hoa Thịnh Đốn không nên ngần ngại trong việc mong đợi Hà Nội cải thiện nhân quyền như một điều kiện thắt chặt mối quan hệ mà chính quyền Việt Nam đang rất mong muốn." Tôi khẩn thiết kêu gọi Bà lưu ý thông điệp này trong những cuộc điện đàm với các nhà trức trách Việt Nam, và cảm ơn Bà về sự hỗ trợ công cuộc đấu tranh bền bỉ cho nhũng quyền tự do và nhân quyền căn bản tại Việt Nam.
Cảm ơn Bà đã lưu tâm đến vụ việc quốc tế quan trọng này. Tôi mong đợi hồi âm của Bà.
Trân trọng,
Susan A. Davis

2012/10/19

DB Hoa Kỳ: Thả ngay Ts. Quân và ngưng coi thường các quyền tự do


DB Ed Royce

Ngày 17 tháng 10, 2012
Ông Trương Tấn Sang,
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
c/o Tòa Đại Sứ Việt Nam
1233 20th Street NW, Suite 400
Washington, DC 20036
Thưa Chủ tịch Trương,
Vào ngày 17/4/2012 Ts. Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ đã bị giới chức trách Việt Nam bắt giữ khi ông vừa đến sân bay Tp. HCM. Ông đã bị bắt giữ một cách tùy tiện kể từ đó. Tôi khẩn thiết kêu gọi ông thả Ts. Quân ngày lập tức và vô điều kiện.
Chỉ vì liên hệ đến Việt Tân và đấu tranh dân chủ ôn hòa, Ts. Quân thoạt đầu đã bị bắt giữ và bị cáo buộc một cách mơ hồ về tội "khủng bố" theo Điều 84 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên Việt Tân không nằm trong danh sách khủng bố quốc tế nào cần theo dõi cả. Việt Tân chủ trương đối kháng và đấu tranh ôn hòa. Đấy không phải là những nét đặc thù của một tổ chức khủng bố. Tôi được biết Ts. Quân không còn bị cáo buộc tội "khủng bố", tuy nhiên cáo buộc mới "âm mưu lật đổ chính quyền" cũng không kém mơ hồ.
Chính quyền ông đang muốn làm đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ; tuy nhiên mối quan hệ này khó vững bền khi mà Việt Nam xem các hoạt động chính trị ôn hòa là những vi phạm an ninh quốc gia, và ngược đãi các công dân Hoa Kỳ.
Tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Ts. Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ, và chấm dứt ngay việc coi thường các quyền tự do tôn giáo, đối kháng chính trị và các quyền tự do căn bản khác. Gần đây, tôi cùng với các dân biểu khác đã viết thư đến Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton để bày tỏ mối quan tâm về vụ việc này. Tôi được biết là bà Clinton có nhắc đến mối quan tâm này đến chính quyền ông trong chuyến đi Đông Nam Á tháng 7/2012. Mối quan tâm của chúng tôi ngày càng tăng khi mà Ts. Quân vẫn còn bị giam cầm.
Cám ơn ông đã lưu tâm đến vụ việc này. Tôi mong đợi hồi âm của ông.
Trân trọng,
Edward R. Royce
PDF - 265 kb
Ed Royce’s letter to Vietnamese President (pdf)

Đi thăm Phạm Thanh Nghiên


Nguyễn Tường Thụy

Ngoài mục đích đến thăm, động viên Phạm Thanh Nghiên, bày tỏ sự cảm phục đối với cô, tôi còn có sự tò mò muốn trực tiếp gặp gỡ người con gái có tinh thần thép ấy. Không hiểu sao, một cô gái mảnh mai cân nặng có 36 ký mà tỏa ra một năng lượng ghê gớm như vậy.
Phạm Thanh Nghiên bị bắt ngày 18/9/2008 khi đang tọa kháng ở nhà. Thế nhưng 16 tháng sau, ngày 29/1/2010 họ mới đưa cô ra tòa và kết án cô 4 năm tù và 3 năm quản chế.
Nghiên bị bắt cùng đợt với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng. Họ đã lần lượt ra tòa với mức án từ 2 đến 6 năm. Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett của Human Rights Watch năm 2009 cùng với 5 người Việt Nam khác là nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), nhà giáo Nguyễn Thượng Long, thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu chiến binh Trần Anh Kim và ông Vi Đức Hồi.
Sau hơn 3 giờ chạy xe, 4 anh em chúng tôi có mặt tại số nhà 17, đường Liên Khu, Phương Lưu 2, phường Đông Hải 1 (quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Nghiên là con gái út trong một gia đình có 7 anh chị em, hiện cô đang ở với mẹ và vợ chồng người anh cả. Cùng tiếp chúng tôi là bà Nguyễn Thị Lợi mẹ của Nghiên, năm nay 76 tuổi, cùng với các anh chị của Nghiên.
Trước mặt tôi lúc này là một cô gái đúng như tôi tưởng tượng vì tôi đã nhiều lần xem ảnh cô trên mạng. Cô nói năng hoạt bát, mạch lạc, tác phong nhanh nhẹn. Cô kể cho chúng tôi nghe về những ngày trước khi bị bắt, lúc bị giam, lúc ra tòa và những ngày trong tù.

Tội phạm chân chính


Lê Nguyên Hồng

Nghe đến hai từ “tội phạm”, người này thì sợ hãi, người kia tỏ thái độ khinh bỉ. Họ liên tưởng ngay đến những kẻ hiếp dâm, trộm cướp, lừa đảo, tham nhũng, giết người… Nhưng có những tội phạm, phải nói một cách trung thực rằng: Họ là những con người chân chính, thậm chí còn trở thành vĩ đại.
Suốt chiều dài lịch sử thế giới, tội phạm chân chính và danh giá có nhiều, rất nhiều, khó mà có thể liệt kê ra hết. Vậy chỉ xin đơn cử ra đây một số trường hợp là người Việt hoặc có ít nhiều liên quan đến người Việt. Trước hết đó là Lê Nin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Cả ba con người này đã được các nhà nước Cộng Sản ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam tôn sùng như những ông thánh sống, mặc dù chế độ cầm quyền trước đó đã coi họ là những tên tội phạm nguy hiểm.
Lê Nin. Vladimir Ilyich Lenin từng bị Nga Hoàng bắt giam 14 tháng vì tội phản loạn. Sau khi lãnh đạo cuộc nổi dậy bất thành tháng 7/1917 đã phải chạy sang Phần Lan tị nạn. Người anh ruột của Lênin là Aleksandr Ilyich Ulianov cũng là một tội phạm danh giá, đã bị treo cổ vì tham gia ám sát Nga Hoàng Aleksandr III năm 1887.
Mao Trạch Đông. Nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch coi Mao là một tội phạm khủng bố (nằm trong danh sách bạch sắc khủng bố) cực kỳ nguy hiểm, sau khi ông này lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Vụ Gặt Mùa Thu ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc năm 1927 bất thành.
Hồ Chí Minh. Năm 1931 bị nhà đương cục Thượng Hải bắt giam, đến năm 1932 được thả. Năm 1942 lại bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc bắt giam lần 2 và tháng 9/1943 lại được thả. Hồ Chí Minh cũng bị Thực dân Pháp coi là một tội phạm cực kỳ nguy hiểm.

2012/10/17

Đâu là Trung Quốc thật?


Mời quí bạn đọc xem tập tranh hí họa về bản chất Cộng Sản Trung Quốc do chính nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành vào đầu thập niên 1980.
Ngoài tập tranh này còn có 3 tài liệu quan trọng khác tiết lộ bản chất gian trá của giới lãnh đạo Bắc Kinh và các thủ thuật chiếm dần lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu này đều đã được ấn hành bởi đảng CSVN. Địa chỉ nơi lưu trữ các tài liệu này được ghi tại cuối đoạn video. Kính mời quí bạn đọc theo dõi.
BBT-WebVT

30 tháng 10 xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình


VRNs

(17.10.2012) – Sài Gòn – Hôm qua, ngày 16.10, Tòa án vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Tòa án nhân dân Sài Gòn, ngày 30.10.2012, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.
Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?”
[Mời quý vị nghe nhạc phẩm Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? của Việt Khang do ca sĩ Trung tâm Asia trình bày]
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và trung tâm âm nhạc Asia nhận xét: “Phải là người ở trong cuộc, Việt Khang mới viết ra được những tác phẩm yêu nước hay đến như vậy. Việt Khang là món quà Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam trong lúc này”.
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1975. Anh là ca viên ca đoàn xóm 7 và 8 thuộc giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp sài Gòn, do các cha DCCT phụ trách. Anh có vợ và một con trai. Anh có nhiều nhạc phẩm được nhiều ca sĩ đang thành danh ở Việt Nam hát như Đan Trường, Đinh Tiến Đạt (Mr Dee), Đăng Khôi, Mai Khôi, Mai Văn Hạnh… Những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích là Người Miền Trung, Vắng Em Vắng mãi câu Hò, Người Việt Nam, Rạng Ngời Nước Nam,…
[Mời nghe bài Người Việt Nam và Rạng ngời nước Nam sáng tác của Trần Vũ Anh Bình, do Đan Trường trình bày]

Dân tộc ta ngồi đâu bên lề đất nước?


Đinh Tấn Lực

Trung ương về họp chính tri
Cả bọn ngồi ỳ chẳng chịu phát biêu
Phong bì nào đáng bao nhiêu…
Còn nghe tổng Ngọng phát biêu cả buồi
(ĐTL nhại thơ Bút Tre)
Bài “phát biểu quan trọng” bế mạc Hội nghị dài ngày nhất của BCH TW đảng CSVN chiều 15/10/2012 có lắm điều đáng được ghi nhận.
Không chỉ là cái đối tượng nhập nhằng nói cho nhau nghe hay nói cho dân nghe, về một phương pháp y khoa mới cáu: Dằn nọc để “trị bệnh cứu người” (trong tình “thương yêu đồng chí”).
Không chỉ là hoạt cảnh áp giải tay cục trưởng tàu ngầm về thủ đô để chiêm ngưỡng thỏa mãn dung nhan bầy vua sát thủ trong tấu khúc cung đình dậy sóng.
Không chỉ là chuyện tay Tể tướng đệ nhất gian tham vẫn ung dung giắt vàng qua ải, hay, xem ra, với cái tỷ lệ 40/175 phiếu tín nhiệm mà 3D, dù vẫn ngồi kiệu, song chẳng còn là cái cóc gì sau hội nghị.
Nó còn là những lời díu dịu của tổng Ngọng nhắc người ta nhớ đến một đàn thằng ngợm líu lo mô tả rồi cùng nện đến nứt chuông, hay, bức tranh thiên đường XHCN hiển hiện “một lạch đào nguyên suối chửa thông” từng được khắc họa trong thơ Hồ Xuân Hương.

Ts. Nguyễn Quốc Quân bị giam cầm 6 tháng tù một cách phi lý


DB Dan Lungren

Ngày 16 tháng 10, 2012
Gold River, CA – Hôm nay nhân dịp đánh dấu Ts. Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm 6 tháng một cách phi lý, Dân Biểu Dan Lungren (Đảng Cộng Hòa – vùng Gold River) đã ra Bản Lên Tiếng như sau:
"Ngày 17 tháng 10 đánh dấu Ts. Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm 6 tháng một cách phi lý. Tiến sĩ Quân, một nhà đấu tranh dân chủ có tên tuổi từ Elk Grove, California, đã dấn thân nhiều trong việc cổ xuý thay đổi dân chủ một cách ôn hòa tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai Ts. Quân bị giam giữ vì những hoạt động đối kháng ôn hòa, và việc đấu tranh của ông đã làm sáng tỏ tình trạng vi phạm nhân quyền khắp nơi tại Việt Nam.
"Trong những năm gần đây nhà cầm quyền Việt Nam đã bị thế giới chú ý và lên án vì đã lạm dụng những luật lệ liên quan đến an ninh quốc gia nhằm dập tắt quyền tự do ngôn luận và quyền đối kháng ôn hòa. Câu chuyện của Ts. Quân là một trong những lý do khiến tôi đồng bảo trợ cho Nghị Quyết 484 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và ngưng lạm dụng những luật lệ an ninh quốc gia mơ hồ.
"Mặc dầu mối quan hệ Mỹ-Việt có khá hơn vì những lợi ích trong vùng, chúng ta không thể để mối quan hệ gần gũi hơn này cản trở chúng ta trong việc giữ vững vị trí hàng đầu để cổ xúy cho nhân quyền."
###

DB Thụy Sĩ tiếp tục lên tiếng cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


Anne Marie von Arx-Vernon
Dân Biểu Liên Bang

24, avenue Pictet de Rochemont
1207 Geneva
Kính Gửi:
Ông Đại Sứ Việt Nam 
Phái Đoàn Việt Nam 
30, Chemin des Corbillettes
1218 Grand-Sarconnex
Geneva ngày 1 tháng 10, 2012,
V/v: Công dân Việt Nam Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh năm 1950, bị giam ở trại tù K3, tỉnh Nghệ An
Thưa ông Đại Sứ,
Tôi viết thư cho ông ngày 24 tháng 4, 2012 mà cho đến nay chưa có sự hồi âm. Như tôi đã viết trong thư, trong chuyến thăm viếng Việt Nam vào tháng 2 tôi có gặp gia đình của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh năm 1950. Tôi được tường trình về tình trạng giam cầm từ khi ông bi bắt vào tháng 9 năm 2008, và sau đó bị phạt 6 năm tù vào tháng 10 năm 2009.
Với tư cách là một công dân và dân biểu Thụy Sĩ thuộc Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, tôi muốn trình bày sự phẫn nộ của tôi trước số phận dành cho một nhà văn Việt Nam nổi tiếng đã từng được Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman/ Hammett.
Tôi được biết hiện ông Nghĩa đang bị biệt giam trong một căn phòng không có ánh sáng. Hơn nữa, ông bị những căn bệnh nặng như sạn thận với nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tôi biết tình trạng sức khỏe của ông Nghĩa cần phải được giải phẫu nhanh chóng, nhưng vẫn chưa làm được vì gia đình không được phép đến bệnh viện chăm sóc ông.

Viết sau 3 cuộc làm việc với công an


Trương Duy Nhất

Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.
Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ.
Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92).