Đinh Tấn Lực
Trung ương về họp chính tri
Cả bọn ngồi ỳ chẳng chịu phát biêu
Phong bì nào đáng bao nhiêu…
Còn nghe tổng Ngọng phát biêu cả buồi(ĐTL nhại thơ Bút Tre)
Cả bọn ngồi ỳ chẳng chịu phát biêu
Phong bì nào đáng bao nhiêu…
Còn nghe tổng Ngọng phát biêu cả buồi(ĐTL nhại thơ Bút Tre)
Bài “phát biểu quan trọng” bế mạc Hội nghị dài ngày nhất của BCH TW đảng CSVN chiều 15/10/2012 có lắm điều đáng được ghi nhận.
Không chỉ là cái đối tượng nhập nhằng nói cho nhau nghe hay nói cho dân nghe, về một phương pháp y khoa mới cáu: Dằn nọc để “trị bệnh cứu người” (trong tình “thương yêu đồng chí”).
Không chỉ là hoạt cảnh áp giải tay cục trưởng tàu ngầm về thủ đô để chiêm ngưỡng thỏa mãn dung nhan bầy vua sát thủ trong tấu khúc cung đình dậy sóng.
Không chỉ là chuyện tay Tể tướng đệ nhất gian tham vẫn ung dung giắt vàng qua ải, hay, xem ra, với cái tỷ lệ 40/175 phiếu tín nhiệm mà 3D, dù vẫn ngồi kiệu, song chẳng còn là cái cóc gì sau hội nghị.
Nó còn là những lời díu dịu của tổng Ngọng nhắc người ta nhớ đến một đàn thằng ngợm líu lo mô tả rồi cùng nện đến nứt chuông, hay, bức tranh thiên đường XHCN hiển hiện “một lạch đào nguyên suối chửa thông” từng được khắc họa trong thơ Hồ Xuân Hương.
Nó đúc kết rõ ràng và chính xác vị trí dân ta đang ngồi đâu bên lề đất nước.
Đáy Thẳm Biển Đông
Toàn văn bài phát biểu lê thê và rỗng tuếch đó chỉ chứa duy nhất và lơi khơi một từ “chủ quyền”, trong đoạn “Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”.
Không một từ Biển Đông, không Vịnh Bắc Bộ, không Tây Nguyên, không Rừng Đầu Nguồn, không Thác Bản Giốc, không Ải Nam Quan, không Ngư Trường Truyền Thống, không Hoàng Sa/Trường Sa… Tuyệt nhiên không. Tất cả không ý nghĩa gì. Tất cả không thành vấn đề là của ta hay của giặc.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia hoàn toàn đứng sau ưu tiên kiên quyết bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ.
Đồng nguyên hai mặt ở đây là:
Một, đảng dễ rã hơn đất nước và cần dốc sức cứu nguy hơn bao giờ hết;
Hai, chủ trương cực lớn, thuộc tầm đại cục, chính là cung cách tài tình du di linh động dâng đất/biển/đảo và cả xương máu nhân dân để đổi lấy ghế ngồi và các thứ trương mục ngân hàng nước ngoài.
Đó là một cuộc họp kín để lộ hàng: Mỗi ủy viên Bộ cai trị đều có cách riêng thậm thụt chạy vạy một chỗ dựa vững chắc giữa đám “con trời”, rồi tụ họp cả bầy trung ương về để khoe mẽ thành tích ô dù tìm được bên kia biên giới, thông qua những chiêu thức tàn độc triệt hạ đối thủ, nhân danh đạo đức cách mạng. Chưa bao giờ biên giới đất nước ta mong manh như thời này.
Từ Nam Ninh đến Bắc Kinh, từ Thành Đô đến Trung Nam Hải… mọi hiệp ước tuyệt mật đều xảy ra âm thầm lặng lẽ giữa bọn đại bá tàn hung và bầy du côn thi đua làm tiểu bá. Nghĩa là, cũng chưa bao giờ nhân dân bị gạt văng ra ngoài mọi cuộc thương lượng ở tầm quốc gia như thời này.
Đáy Vực Kinh Tế
“Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xã hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp…”.
Mỗi dấu chấm/phẩy/chấm phẩy ngắt câu trong đoạn văn nói trên đều là mỗi quả bom tấn giết dân hàng loạt, với một dự báo hệ lụy khó lường còn kéo dài trong những năm trước mặt.
Thế mà nghe qua tưởng chừng như Bộ cai trị đang bàng quan nhận định về một quốc gia xa xôi nào khác, và thản nhiên như không về những hậu quả chết người đối với dân tộc… nó.
Đối sách?
“Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch…”.
“…Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế… tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính… giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của bốn lĩnh vực chính, bao gồm: Công nghiệp quốc phòng; công nghiệp độc quyền tự nhiên; lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu… Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con; được kiểm toán hằng năm…”.
“Xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng… Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải toả, đền bù… Không để các nhà đầu tư trực tiếp thoả thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…”.
Sau cùng là “quyết định thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương”.
Rõ là Bộ cai trị rất chuyên nghiệp trong việc sử dụng xâu chuỗi biện pháp thay cho giải pháp. Trong đó, nhân dân không có ý nghĩa gì để cấu thành một loại yếu tố đáng quan tâm. Chính yếu xưa nay vẫn là biện pháp sai đây sửa đấy, nhanh chóng vượt qua và tiếp tục đặt để công đoạn truy cứu trách nhiệm lãnh đạo vào …tương lai. Bằng không thì đó là trách nhiệm… toàn dân.
Càng rõ hơn là trong lãnh vực này, nhân dân không được phép ngồi. Toàn dân sẽ được nhà nước quy hoạch tạo quỹ đất, song song với tăng thuế, tăng giá sinh hoạt, được giáo dục thêm về tính hy sinh… để giải quyết tận gốc tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kể cả những khó khăn khách quan triền miên đã đập vụn các quả đấm thép…
Đáy Hố Nhân Quyền
“Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục – đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển…”.
“Phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề…”.
“Phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương…”.
“Phải vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; cơ chế, chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn của Nhà nước. Tăng cường và phát huy tiềm lực khoa học quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thu hút nguồn lực và chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học – công nghệ của Việt Nam…”.
Nhân dân được nhắc tới nhiều nhất là ở khúc “cải tạo để tăng năng suất” này, gọi là nhằm vào việc phát triển về sau, sau khi trả xong nợ khủng của các tập đoàn. Ở đây, nhân dân không được coi là chủ thể, mà là công cụ, có chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn chính yếu là gánh vác trách nhiệm về mọi sai trái của trung ương.
Nói cách khác, nhân dân không có khả năng, không cần và không nên đóng góp ý kiến gì về loại chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn vừa nói. Lại càng không nên đề cập gì đến mục tiêu cả nước gia công trả nợ cho đảng, nhân danh phát triển. Ngay cả giới trí thức gạo cội ở tầm IDS cũng không. Và bởi đó, nhân dân tuyệt đối không cần thông tin hay nhu cầu được thông tin; không cần lập hội tương trợ/ái hữu/xã hội; không nên trao đổi/tranh luận/phản biện/học hỏi lẫn nhau; càng không nên tụ họp bày tỏ ý kiến hay biểu đồng tình về bất cứ vấn đề gì. Nhất thiết không xa xỉ làm báo và không tự ý lướt mạng liên kết xã hội.
Nhân dân phải lặng im. Tất cả đã có trung ương lo tất, kể cả tiện nghi trong các trại tập trung lao cải hay các nhà tù.
Đáy Biển Sóng Ngầm
Trong cả cái mảng tối bao trùm tương lai đất nước, may thay, bài “phát biểu quan trọng” của tổng Ngọng còn sót lại một ánh mờ duy nhất. Là khơi gợi cho nhân dân ta một câu hỏi hóc búa nhưng cực kỳ thiết thực:
Dân tộc ta ngồi thế đủ chưa? Hay cần phải đồng loạt đứng dậy?
Dân tộc ta ngồi thế đủ chưa? Hay cần phải đồng loạt đứng dậy?
Vì Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Hòa Bình.
Vì lương tâm chính mình và tương lai con cháu.
Như tuổi trẻ Hùng-Hạnh-Chương-Nghiên…
Hay như 17 thanh niên Công giáo ở Vinh.
Vì lương tâm chính mình và tương lai con cháu.
Như tuổi trẻ Hùng-Hạnh-Chương-Nghiên…
Hay như 17 thanh niên Công giáo ở Vinh.
16/10/2012. Kỷ niệm 34 năm ngày Đức Gioan Phaolô đệ nhị trở thành Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý từ thế kỷ 16.
Blogger Đinh Tấn Lực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét