2011/09/29

Để soạn Dự Luật Biểu Tình hiệu quả

Trung Điền

Sau hơn 1 tháng chỉ thị cho Bộ công an phải đàn áp và chấm dứt những cuộc biểu tình hàng tuần mỗi sáng Chủ Nhật của người dân chống lại các hành vi xâm lấn biển Đông của Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 8 năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản đã yêu cầu Bộ công an nghiên cứu và soạn thảo một dự án liên quan đến Luật biểu tình để thông qua kỳ họp quốc hội khóa XIII trong những ngày tới. Theo Bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại diễn đàn Quốc hội Cộng sản Việt Nam chiều ngày 28 tháng 9 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đã đến lúc phải có một đạo luật về quyền biểu tình, để thể chế hóa việc tuần hành, tụ tập bày tỏ ý kiến của người dân, trong phiên họp nội các tháng 9.
Theo ông Cường thì Luật biểu tình là 1 trong 19 dự án luật được đề xuất trong lãnh vực xây dựng luật điều chỉnh về quyền công dân, quyền tự do dân chủ của người dân. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có luật nào trong 19 dự án luật nói trên được Quốc hội CSVN thảo luận và thông qua. Hai dự án luật về “quyền lập Hội” và “quyền tiếp cận thông tin của người dân” đã được Bộ tư pháp soạn và tu chính nhiều lần dưới cả hai đời chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Văn An và ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng vẫn chưa được đưa ra biểu quyết thông qua.

2011/09/28

RSF tiếp tục lên tiếng về việc Hà Nội kết án tù các bloggers

DienDanCTM

Hôm 26-9-2011, Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF, có trụ sở tại Paris, đã phổ biến một thông cáo báo chí lên án nhà cầm quyền CSVN kết án ông Lư Văn Bảy, một người viết blog ở Việt Nam, với án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế trong một phiên tòa diễn ra hôm 22-8 vừa qua tại tỉnh Kiên Giang.
Hôm 22/08/2011, Tòa án tỉnh Kiên Giang đã xử ông Lư Văn Bảy 4 năm tù, 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.
Qua phiên xử lấy lệ diễn ra nhanh chóng và không có luật sư bào chữa, Ông Lư Văn Bảy đã bị Tòa án tỉnh Kiên Giang kết án với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN", chỉ vì những bài viết phản ảnh những trăn trở của người yêu nước, khiến chế độ lo sợ và gán cho là "có nội dung nói xấu Đảng và nhà nước, đòi đa nguyên đa đảng, phục vụ mưu đồ lật đổ chính quyền thế lực phản động".
Ông Lư Văn Bảy năm nay 59 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, là một con người luôn tâm huyết, có lòng với vận mệnh của đất nước trước họa ngoại xâm từ Trung Cộng. Rất nhiều bài viết của ông mang đề cập đến chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa-Trường Sa cùng vấn đề Hà Nội cho Trung Cộng khai thác Bô-Xít ở Tây Nguyên.
Ông bắt đầu viết bài từ những năm 2005, 2006, với nhiều bút danh khác nhau như Chánh Trung, Hoàng Trung Việt, Hoàng Trung Chánh, hoặc Nguyễn Hoàng. Năm 2007, người ta biết nhiều đến ông khi bài viết được phổ biến rộng rãi qua trang web Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ.
Từ đầu năm 2010, ông bắt đầu sử dụng bút danh Trần Bảo Việt trên các trang mạng như Đàn Chim Việt, Thông Luận, Đối Thoại, Báo Tổ Quốc,... Ông đã bị công an bắt giữ vào ngày 26-3-2011.
Qua bản thông cáo, Phóng viên không biên giới cũng đề cập và lên án nhà cầm quyền Hà Nội đang bắt giam giữ 17 công dân mạng và 3 nhà báo ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt là trường hợp của giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng, từ Pháp về Việt Nam, tức blogger Phan Kiến Quốc, cũng mới vừa bị tuyên án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế ngày 10-8 vừa qua, cùng tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền". Tổ chức Phóng viên không Biên giới nói rằng họ ủng hộ Giáo sư Phạm Minh Hoàng khi gần đây hay tin ông quyết định kháng án bản án bất công dành cho ông nói trên.
Nguồn: http://diendanctm.blogspot.com/2011/09/rsf-tiep-tuc-len-tieng-ve-viec-ha-noi.html

Nhạc phẩm "Anh Là Ai?"

Việt Khang

Xin giới thiệu đến quý độc giả nhạc phẩm "Anh Là Ai?", được sáng tác và trình bày bởi Việt Khang.

Nguồn: http://youtu.be/R4L1grczk6E

Giã từ Trung Quốc

Liêu Diệc Vũ

(Liêu Yiwu)
Lời giới thiệu: Bài “Giã Từ Trung Quốc” được dịch từ bản Anh ngữ tựa là “Walking Out on China” (do Wen Huang dịch từ tiếng Trung Hoa) của nhà văn đối kháng Trung Hoa, Liêu Yiwu, xuất bản trên The New York Times số ra ngày 15 tháng 9, 2011. Ông Liêu, tên Hán Việt là Liêu Diệc Vũ, cũng còn được biết tới dưới tên Lão Vị, sinh năm 1958 tại tỉnh Tứ Xuyên, đúng vào năm Mao trạch Động phát động chiến dịch Một Bước Nhẩy Vọt đã đưa cả nước vào nạn đói trầm trọng. Chính ông Liêu cũng suýt chết đói khi mới 2 tuổi.
JPEG - 30 kb
Liêu Yiwu, 2010 (Ảnh Wikipedia)
Ông là tác giả, phóng viên, nhạc sĩ và thi sĩ của nhiều tác phẩm bị chính phủ Trung Cộng liệt vào loại phản cách mạng vì đã mô tả bề trái của chế độ thay vì tô hồng, và đã góp phần đưa ông vào chốn lao tù, bị vợ con bằng hữu xa lánh. Ra tù có lúc ông đã sống như một người không nhà, kiếm ăn độ nhật bằng ngón thổi sáo mà ông đã học được từ một vị sư trong thời gian ở tù, trong khi tiếp tục ghi nhận đời sống của những người bị lọt qua các kẽ hở của cuộc cải cách kinh tế bằng hệ thống tư bản của Bắc Kinh. Tác phẩm của ông, trong số đó có nhiều cuốn là những gom góp các cuộc phỏng vấn với những người cùng đinh hay sống bên lề xã hội — những tay anh chị du thủ du thực, những người sống ngoài vòng pháp luật, các nghệ sĩ hè phố, những cựu đảng viên cộng sản, người tàn tật, phu đổ rác, hốt phân, lượm xác chết, lang vườn, phạm pháp và cả những kẻ ăn thịt người, vv… — đã được xuất bản ở Đài Loan và Hương Cảng song bị cấm tại Hoa Lục. Một số đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp và Đức (xem thư mục và chi tiết tiểu sử tại http://en.wikipedia.org/wiki/Liêu_Yiwu). Vào năm 2003, ông được giải Nhân Quyền Hellman-Hammett, và năm 2007, ông được giải Tự Do Sáng tác (Freedom to Write Award) của Trung tâm Văn bút Trung Hoa. Mặc dù buổi trao giải diễn ra ở Bắc Kinh, song ông bị chính quyền ngăn cản không cho tới dự.
Sau 16 lần xin giấy xuất cảnh song bị bác, ông Liêu quyết định đào thoát. Ngày 6 tháng 7 vừa qua ông đã tới được Đức sau khi vượt biên giới Hoa-Việt tới Hà Nội rồi đáp máy bay đi Ba Lan và sau đó tới Đức. Sau đây là bản dịch từ bản Anh ngữ bài viết của ông về hành trình vượt biên tìm tự do của ông. (Trùng Dương)
— -

2011/09/27

Bản chất đố kị tôn giáo của chế độ CSVN

Trần Đức Tường

Như thường lệ hai năm một lần, hôm 23/9/2011 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố một bản Phúc Trình về Tự Do Tôn Giáo trên thế giới. Bản phúc trình này dựa trên những dữ kiện điều tra, theo dõi về chính sách tôn giáo và những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, USCIRF đệ trình và đề nghị.
Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Của Hoa Kỳ
Năm nay, Ủy Ban này đã đề nghị với hành pháp Hoa Kỳ liệt kê một số quốc gia có chính sách vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng cần phải quan tâm đặc biệt, trong đó có 8 quốc gia đã nằm trong danh sách đen CPC từ những lần điều tra trước đây là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Nhưng ngoài những nước này Ủy Ban còn đề nghị thêm 10 quốc gia còn có nhiều vi phạm hay thiếu sót về tôn trọng tự do tôn giáo. Đó là: Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela và Việt Nam. Thực chất, sau khi khai thác bản báo cáo của Ủy Ban, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới là cơ quan quyết định ghi vô hay lấy ra khỏi danh sách CPC các quốc gia do Ủy Ban đề nghị. Cũng nên biết là Việt Nam đã từng bị nằm trong danh sách CPC hồi năm 2004 và tuy trong những lần điều tra kế tiếp Ủy Ban đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này, nhưng vì nhiều lý do kinh tế, chính trị khác chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận.

Hèn cực kỳ

DanLamBao

Một bản tin ngắn ngủi loan tin 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam trú bão trên vùng biển Hoàng Sa của mình bị cái gọi là "tàu chiến nước ngoài" xả súng xua đuổi, đâm vào thân tàu, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm… vừa mới đăng lên đã được lệnh gỡ xuống.

Ngay cả bài báo từ ban đầu cũng đã không dám hay không được viết rõ tàu chiến đuổi ngư dân VN là tàu nước nào mà vẫn phải "tàu lạ", "tàu nước ngoài", "tàu chiến nước ngoài".

2011/09/26

16 chữ vàng & 4 tốt: Ống đồng hộ mạng của lãnh đạo đảng CSVN


Nguyễn Thanh Văn

Năm 1991, sau khi bộ ba Mười - Linh - Đồng lặn lội sang Thành Đô để xin nối lại bang giao với Bắc Kinh, Giang Trạch Dân đã ban cho Hà Nội 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" để làm phương châm chỉ đạo cho điều được gọi là sự phát triển phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước Trung - Việt. Ở đây, cả ba yếu tố: đảng, đất nước và nhân dân được đánh đồng với nhau một cách nhập nhằng như những người Cộng sản vẫn làm.
Ôm lấy 16 chữ vàng, lãnh đạo Hà Nội nhất nhất thực hiện tất cả những gì phù hợp với lợi ích của 2 đảng cộng sản Tàu - Việt và những gì thuộc về nước Tàu, còn lợi ích của tổ quốc và nhân dân Việt Nam tuy vẫn được lãnh đạo đảng kể vào trong những lời tuyên bố nhưng thực tế thì trái ngược.

Đọc sách ’Chết Bởi Trung Quốc’ của Tác giả Peter W. Navarro và Greg Autry (Phần 3)


  • Lý Thái Hùng

  • Trang: 
  • 1
  • 2
  • 3
Kính mời quý độc giả theo dõi phần 3 của bài điểm sách "Chết Bởi Trung Quốc" của Bình luận gia Lý Thái Hùng.
BBT WebVT
— -
PHẦN 3:
Chương 5: Death by Currency Manipulation: Couching Tiger, Nuking Dragon.
Chết Vì Thao Túng Tiền Tệ: Hổ Thu Mình – Rồng Công Phá (Hạt Nhân).
 
Hai tác giả dẫn lời ông Eric Lorke (thuộc nhóm Vận Động Cho Tương Lai Nước Mỹ - Campaign for America’s Future) cho rằng “Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh hiệu quả đối với tiền tệ và công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh trạnh khi tỷ giả đồng Mỹ Kim với đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) bị thao túng”, để bắt đầu Chương 5 đề cập về những mánh lới thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.
Nếu đồng tiền là căn nguyên của mọi tội ác, thì việc thao túng đồng Yuan của Trung Quốc là cội nguồn của mọi sai trái trong quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung. Hơn một thập niên qua, thâm thủng mậu dịch kinh niên của Mỹ đối với Trung Quốc, đã làm chậm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ một cách đáng kể và nâng cao tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã khó có thể hút máu nền kinh tế Hoa Kỳ nếu không dở trò thao túng tiền tệ.

2011/09/23

Đời tù Việt Nam trước mắt thế giới


Trần Khải Thanh Thủy

Sau đây là bài tham luận của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại Hội Nghị "Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị" diễn ra tại New York ngày 21 & 22 tháng 9 năm 2011.
— -
Kính thưa ban tổ chức!
Thưa các nhà vận động nhân quyền!
Trước tiên cho phép tôi được thay mặt cho những tiếng nói lương tâm đang bị bóp nghẹt ở Việt Nam và thay mặt cho đảng Việt Tân để cám ơn Ban tổ chức đã tạo cho tôi cơ hội quý báu này, cho phép tôi được thuyết trình về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng như những năm tháng đắng cay mà tôi đã trải qua trong nhà tù cộng sản Việt Nam.
Để có được buổi thuyết trình này, bản thân tôi đã phải đi từ nhà tù lớn của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua bốn cửa nhà tù nhỏ và trại tạm giam, trong đó có hai lần bị biệt giam (tổng cộng hơn 10 tháng) hai lần bị giam chung cùng các tù thường phạm, từ tàng trữ hoặc buôn bán ma túy, giết người có tổ chức, trộm cướp, hiếp dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, đưa người vượt biên trái pháp luật, tiêu thụ tiền giả, nghiện hút, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc “lợi dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của công dân” v.v (tổng cộng 20 tháng).

Cái gọi là “phát triển hòa bình’’ của Trung Quốc


Lý Thái Hùng

Ngày 6 tháng 9 vừa qua, Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Bạch thư về “Phát triển Hòa Bình” của Trung Quốc, đề cập về 5 vấn đề lớn như sau: 1/ Mở ra con đường phát triển hòa bình; 2/ Mục tiêu chung việc phát triển hòa bình của Trung Quốc; 3/ Phương châm chính sách đối ngoại của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc; 4/ Phát triển hòa bình của Trung Quốc là sự chọn lựa tất yếu của lịch sử; 5/ Ý nghĩa thế giới của việc phát triển hòa bình.
Tuy được công bố nhân dịp kỷ niệm 90 năm (1921 – 2011) ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9 vừa qua, nhưng ý niệm về phát triển hòa bình đã được các giới lãnh đạo Trung Quốc nói đến khá nhiều trong những năm trước đây. Từ cuối năm 2003, ý niệm này được dùng trong nhóm từ “Trung Quốc trổi dậy trong hòa bình” như là cơ sở tư tưởng của chính sách đối ngoại, nhằm trấn an thế giới, nhất là các quốc gia láng giềng Á Châu, không lo sợ, bất an trước sự lớn mạnh quá nhanh của Trung Quốc về kinh tế lẫn quân sự vào thời kỳ này. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tỏ ra “dị ứng” với nhóm từ “trổi dậy hòa bình”, khiến cho lãnh đạo Bắc Kinh đã phải thay chữ trổi dậy thành phát triển và phổ biến Tập bạch thư “Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc” vào tháng 12 năm 2005.

14 Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi tân Đại Sứ Shear đẩy mạnh nhân quyền tại VN


Ngày 20 tháng 9 năm 2011
Ông David Shear
Đại Sứ Hoa Kỳ tại CHXHCN Việt Nam
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520
Thưa Ông Đại Sứ Shear,
Chúng tôi xin được chúc mừng Ông về việc Ông vừa được phê chuẩn là vị Đại sứ thứ năm của Hoa Kỳ tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995. Việc bổ nhiệm Ông ở đúng vào thời điểm mà Việt Nam đang theo đuổi những lợi ích kinh tế qua quan hệ song phương với Hoa Kỳ, nhưng đồng thời tiếp tục thất bại trong những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm hàng đầu: sự tôn trọng những quyền căn bản của công dân.

2011/09/21

Trung Quốc: Đảng viên cao cấp tháo gỡ độc tài?


Nguyễn Thanh Văn





Một bản tin của hãng thông tấn AP hôm 29/8 [1] cho biết, một đoạn video ghi lại cảnh Thiếu tướng Jin Yinan thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng Quốc Gia (Trung Quốc) đang trao đổi với học viên trong buổi học tập riêng cho các cán bộ cấp cao tại Học Viện Chiến Lược Quốc Phòng Quốc Gia, bị tiết lộ ra bên ngoài và đang lưu hành trên mạng Youtube, đã gây “chấn động” dư luận Trung quốc. Với giới quân sự vẫn được coi là “kín miệng” thì phim video này là sự thất bại trong việc bảo mật, vì phim này có vẻ là phim chính thức của học viện vừa kể chứ không phải do các học viên quay lén rồi tung ra ngoài. Đoạn phim video này đề cập tới nhiều chi tiết bí mật và nhạy cảm về hoạt động của điệp viên Trung Quốc tại nước ngoài. Đoạn phim thu bài thuyết trình của tướng Jin đã được loan truyền rộng rãi trên mạng. Đoạn phim bị nhà cầm quyền Trung Quốc xóa khỏi trang Tudou.com nhưng tại Youtube.com thì vẫn còn xem được.

Đồng bào khắp nơi phản đối Công hàm Phạm Văn Đồng


Kính mời quý độc giả theo dõi một số hình ảnh đồng bào phản đối Công hàm Phạm Văn Đồng khắp nơi:

Paris, Pháp Quốc

2011/09/19

Kinh tế không người lái


Ngô Nhân Dụng

Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.
Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.” Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít!

2011/09/17

Các lò nguyên tử Việt Nam sẽ ra sao khi có sóng thần?


Ngô Văn

Có lẽ do tốt nghiệp ngành Vật lý ứng dụng tại đại học nổi tiếng Tokyo Kogyo nên cựu Thủ tướng Nhật Kan Naoto, mới vừa từ chức vào cuối tháng 8/2011, đã nghiêng về phía ủng hộ phát triển điện hạt nhân. Tháng 6 năm 2010, khi mới lên nhậm chức Thủ tướng, ông Kan tuyên bố rằng ông muốn gia tăng nguồn điện hạt nhân của Nhật từ 30% lên thành 53% vào năm 2030. Nhưng chỉ một năm sau đó, ông Kan phải tuyên bố dự tính đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật vì chúng quá nguy hiểm khi có thiên tai, cụ thể như loại sóng thần vào tháng 4/2011.
Ngay sau khi ông Kan Naoto tuyên bố như trên, trong phiên họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện Quốc hội Nhật vào ngày 20/07/2011, một số dân biểu chất vấn ông Kan rằng: nếu ông đã tuyên bố sử dụng điện hạt nhân rất nguy hiểm, cần phải loại bỏ, thì dự tính bán kỹ thuật xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam có còn được xúc tiến nữa hay không. Thủ tướng Kan Naoto ấp úng trả lời theo kiểu mua thời gian rằng: “Mọi thủ tục ngoại giao đang tiến hành và tôi cũng muốn thảo luận kỹ về vấn đề này với đối tác”. Để làm rõ câu trả lời ấp úng đó, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, ông Edano, cho hay: “Chúng tôi đã trình bày cho Việt Nam biết về những nguy cơ khi xảy ra tai nạn nhà máy điện hạt nhân, điển hình là nhà máy Fukushima, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn muốn Nhật xúc tiến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam bằng mọi giá, vì vậy chúng tôi quyết định tiếp tục xúc tiến”.

Hội nghị "Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ" - TCBC số 2


THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Các Phụ Nữ Tranh Đấu Cho Nhân Quyền họp mặt tại Hội Nghị Toàn Cầu tại New York
NEW YORK - Ngày 15 Tháng 9, 2011 - Các phụ nữ dẫn đầu trong việc bảo vệ nhân quyền ở khắp thế giới sẽ tới New York để tham dự một hội nghị quan trọng được tổ chức để trùng hợp với ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị sẽ đặt trọng tâm vào những cuộc tranh đấu của phụ nữ trong nghị trình tranh đấu cho nhân quyền khi hội nghị nhóm họp vào các ngày 21-22 Tháng 9.
Những Phụ Nữ Can Trường sẽ trình bày các bài nói chuyện gồm có nhà văn Mariane Pearl, vợ của ký giả của tờ Wall Street Journal Daniel Pearl đã bị khủng bố Al Qaeda sát hại ở Pakistan năm 2001; Rebiya Kadeer, người nổi tiếng trong việc bênh vực quyền lợi của người dân Uyghur tại Trung Quốc; Grace Kwanjeh, một ký giả người Zimbabwe đã thoát chết khỏi phòng tra tấn của chế độ Mugabe; Jacqueline Kasha, một người bênh vực mạnh mẽ cho quyền của những người đồng tính luyến ái và đổi phái tính tại Uganda; Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn và cựu tù nhân người Việt Nam; và Marina Nemat, một nhà văn và phóng viên nổi tiếng người Ba Tư.

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc


Trọng Nghĩa - RFI

Vào cuối năm nay, Hoa Kỳ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng rốt ráo thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba bao gồm cả Nhật Bản; tân lãnh đạo chính quyền Tokyo cũng sẽ công du New Delhi để thắt chặt thêm quan hệ Nhật Ấn.Một thế liên hoàn đang dần hình thành để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, chính các hành động gần đây của Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Cụ thể nhất là xu hướng củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ - Úc. Vào hôm nay, cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại San Francisco để đúc kết nhiều thỏa thuận quan trọng về phương diện quốc phòng, từng được đánh giá là một bước tiến lớn nhất trong quan hệ quân sự Mỹ Úc từ 30 năm nay.

Biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam tại Nam California


Người Việt

WESTMINSTER (NV) - “Phải chấm dứt đại thảm họa này. Chúng ta phải chặn đứng chiến lược xâm lăng của Trung Cộng và hành động bán nước của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân.”
Ðó là lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo GHPGVNTNHN kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, tại cuộc biểu tình và văn nghệ “Thắp Sáng Niềm Tin” tổ chức tại Tượng Ðài Việt Mỹ, Westminster, hôm Thứ Tư.
Hòa thượng nói tiếp trước hàng ngàn đồng hương hướng về bàn thờ đặt dưới chân tượng đài, hai bên là nhiều lá cờ Việt-Mỹ bay phất phới: “Trong đêm ’Thắp Sáng Niềm Tin’ hôm nay, tôi xin cầu nguyện tất cả chúng ta có sức mạnh để cùng với người dân trong nước ngăn chặn đại thảm họa này.”
Ngay sau khi hòa thượng kết thúc, mọi người cùng hô lớn: “Ðả đảo Trung Cộng xâm lăng. Ðả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.”
Trong không khí rất hào hùng và trang nghiêm, từng đại diện trong cộng đồng lên phát biểu nói lên sự phản đối Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.

Tố cáo và lên án tội bán nước của Đảng CSVN


TUYÊN CÁO
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO NSW

TỐ CÁO VÀ LÊN ÁN TỘI BÁN NƯỚC 
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm, cha ông ta đã bao lần đánh bại âm mưu xâm lăng của giặc phương Bắc, giữ gìn từng tất đất bờ cõi quê hương. Lịch sử đã chứng minh thời nào tổ tiên của chúng ta cũng kiên cường bảo vệ giang sơn dù có phải hy sinh mạng sống, nằm gai nếm mật. Những tấm gương hy sinh lẫm liệt, những câu nói của các anh hùng dân tộc còn vang vọng nhắc nhở con cháu luôn đề phòng giặc Tàu Phương Bắc. Nhưng từ ngày có đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay, Cộng Sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của đảng Cộng Sản lên trên quyền lợi tổ quốc, nên CSVN đã lần lượt dâng biển, hiến đất cho Trung Cộng.
1. CSVN đã âm thầm để Trung Cộng xâm lấn biên giới: Những ngày đầu thành lập đảng CSVN, CSVN đã đặt bản doanh tại các căn cứ dọc theo biên giới Trung Việt. Vì muốn được sự che chở và giúp đỡ của Trung Cộng, đảng CSVN đã nhìn nhận rằng những phần lãnh thổ đó thuộc về Trung Quốc. Sau này Trung Cộng chiếm luôn nhưng vì những món nợ to lớn và sâu dày nên đảng CSVN không có một phản ứng nào. 

2011/09/15

Buổi làm việc thứ 2 với Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa



Nguyễn Xuân Diện


Thưa chư vị,
Theo lời hẹn của ông Thẩm phán Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, 10h00 sáng nay (14.9.2011) các ông Nguyễn Đăng Quang, Lê Dũng đại diện các nguyên đơn đã đến Tòa để nhận văn bản hướng dẫn (yêu cầu bổ sung hồ sơ).
Dưới đây là toàn văn Thông báo về yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:

Tám người Việt Nam được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett


Human Rights Watch

Việt Nam: Các Nhà văn được Vinh danh vì đã Dấn thân cho Nhân quyền
(Bangkok, ngày 14 tháng Chín năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có tám cây bút người Việt trong số 48 tác giả với một nhóm nhà văn đa dạng từ 24 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.
“Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.”

2011/09/14

Tưởng Niệm Các Anh Hùng Đông Tiến


Việt Tân

Kính mời quý độc giả xem hình ảnh Lễ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Đông Tiến khắp nơi:

Tuyên bố về hiện tình đất nước


Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

Tuyên bố về hiện tình đất nước


Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền 
12-09-2011

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Anh Chị Em Tín hữu Công giáo. 
Trong những tháng ngày gần đây, trên Quê hương chúng ta xảy ra nhiều biến động lớn, liên quan đến số phận đất nước nói chung cũng như đến số phận nhiều đồng bào nói riêng. Trong ý thức mình là công dân Nước Việt đồng thời là công dân Nước Trời, với tinh thần “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc”, chia sẻ buồn vui sướng khổ với Đồng bào, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi xin có những lời tuyên bố như sau: 
1- Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các cuộc xuống đường biểu tình của đồng bào thuộc nhiều giới kể từ tháng 6 đến nay tại Sài Gòn và Hà Nội. Đây là việc bày tỏ lòng yêu nước - một nhân quyền được Hiến pháp công nhận- trước nguy cơ ngoại xâm phương Bắc mà mọi con dân Việt đều có bổn phận thể hiện, bất kể phái tính, tôn giáo, giai tầng, sắc tộc, chức nghiệp... Chúng tôi hết lòng hoan nghênh những đồng bào, nhất là các bậc trí thức và các bạn thanh niên, đã xuống đường bất chấp mọi đe dọa, cấm cản, giam giữ, hành hung, vu khống của bộ máy cầm quyền. 

2011/09/12

Quá tam ba bận


Đỗ Đăng Liêu

Những cuộc cách mạng trên thế giới trong thời gian vừa qua đã cung cấp cho người Việt Nam nhiều bài học quý giá để áp dụng cho chính mình.
Nếu hai cuộc cách mạng đã thành công tại Tunisia và Ai Cập đem lại nhiều hứng khởi lạc quan thì hai cuộc cách mạng tại Libya và Syria đem lại nhiều ưu tư lo lắng.
Trong giòng thác của cuộc cách mạng hoa lài vào mùa xuân năm nay, cách mạng tại Libya khởi đầu vào ngày 15 tháng 2 bằng những cuộc biểu tình ôn hoà, và ngay lập tức đã bị các lực lượng vũ trang của đại tá Gaddafi đàn áp đẫm máu, đưa Lybia vào một cuộc nội chiến. Cho đến nay, sau 7 tháng chiến tranh tương tàn khiến cho ít nhất 50 ngàn người dân Lybia thiệt mạng cùng những con số thương vong và sự tàn phá vật chất khác không kể xiết, cuộc cách mạng của người dân Lybia vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Đối đầu với bạo lực quân sự của chính quyền độc tài Gaddafi, người dân Libya đã đáp trả bằng bạo lực. Đây là điều chẳng đặng đừng, dù rằng như thế thiệt hại sẽ trở nên to lớn hơn.

2011/09/10

’Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Chống Kỳ Thị và Áp Bức’


THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Hội nghị các tổ chức phi chính phủ toàn thế giới liên kết các nhà hoạt động nhân quyền gửi thông điệp chung đến Liên Hiệp Quốc: "Nhân quyền có giá trị toàn cầu".
NEW YORK, 6 Tháng 9, 2011 - Một liên minh các tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền sẽ tổ chức một hội nghị rộng lớn tại New York vào hai ngày 21-22 Tháng 9, 2011 để nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo thế giới đang họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là "nhân quyền có giá trị toàn cầu".
Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ Tịch của Lantos Foundation for Human Rights and Justice, một trong 20 nhóm nhân quyền trách nhiệm tổ chức hội nghị, phát biểu: "Hơn 60 năm sau ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền hứa hẹn một thế giới không còn sự bất nhân, sợ hãi và hẹp hòi, thì những quốc gia độc tài trên thế giới vẫn tiếp tục xử dụng bạo lực và hận thù đối với công dân của nước họ".
Hội nghị "Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Chống Kỳ Thị và Áp Bức" sẽ được tổ chức ngay bên cạnh Trụ Sở của Liên Hiệp Quốc tại New York cùng lúc với Khoá Họp lần thứ 66 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và kỷ niệm lần thứ 10 hội nghị Durban của Liên Hiệp Quốc về vấn đề kỳ thị chủng tộc, phân biệt đối xử và sự bài ngoại.

2011/09/09

Bất Bạo Động hay Bạo Động hay cả hai?


Trung Điền

Sau gần 6 tháng xung đột vũ trang qua sự yểm trợ mạnh mẽ của lực lượng quân sự thuộc Khối Minh Uớc Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu là Pháp và Anh, lực lượng đối kháng Libya đã chiếm được Thủ đô Tripoli và đẩy phần lớn gia đình nhà độc tài Gadhafi phải chạy trốn sang xứ Algeria sau 42 năm cai trị xứ này. Chiến thắng của phe nổi dậy vào cuối tháng 8 vừa qua đã đưa Libya trở thành quốc gia thứ ba chấm dứt ách độc tài gia đình trị tại Bắc Phi trong 9 tháng đầu của năm 2011.
Tuy nhiên, diễn tiến đưa đến thắng lợi của cuộc chính biến tại Libya hoàn toàn khác xa cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập. Phe đối kháng tại Tunisia và Ai Cập đã tuân thủ triệt để phương pháp đấu tranh bất bạo động, trong khi phe đối kháng tại Libya đã phải cầm súng chiến đấu sau khi nhà độc tài Gadhafi dùng lực lượng quân đội tấn công và đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người dân.

Trung Quốc: Đảng viên cao cấp tháo gỡ độc tài


Nguyễn Thanh Văn


Một bản tin của hãng thông tấn AP hôm 29/8 [1] cho biết, một đoạn video ghi lại cảnh Thiếu tướng Jin Yinan thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng Quốc Gia (Trung Quốc) đang trao đổi với học viên trong buổi học tập riêng cho các cán bộ cấp cao tại Học Viện Chiến Lược Quốc Phòng Quốc Gia, bị tiết lộ ra bên ngoài và đang lưu hành trên mạng Youtube, đã gây “chấn động” dư luận Trung quốc. Với giới quân sự vẫn được coi là “kín miệng” thì phim video này là sự thất bại trong việc bảo mật, vì phim này có vẻ là phim chính thức của học viện vừa kể chứ không phải do các học viên quay lén rồi tung ra ngoài. Đoạn phim video này đề cập tới nhiều chi tiết bí mật và nhạy cảm về hoạt động của điệp viên Trung Quốc tại nước ngoài. Đoạn phim thu bài thuyết trình của tướng Jin đã được loan truyền rộng rãi trên mạng. Đoạn phim bị nhà cầm quyền Trung Quốc xóa khỏi trang Tudou.com nhưng tại Youtube.com thì vẫn còn xem được. 

Thân nhân thanh niên Công giáo bị bắt cóc: Kính gởi Đức Khâm Sứ Leopoldo Girelli


Maria Phạm Thị Ngọc

VRNs (05.09.2011) - Nam Định – Đức khâm sứ Leopoldo Girelli đã bắt đầu chuyến công tác với giáo tỉnh Huế, từ ngày 03.09.2011. Cộng đoàn dân Chúa không chỉ thuộc giáo tỉnh Huế đón chào, mà Dân Chúa khắp Nam Bắc cũng hướng về ngài. Ngày hôm qua, VRNs đã phổ biến một thư ngỏ của một giáo dân Sài Gòn xin Đức khâm sứ giúp Giáo hội Việt Nam nhiều hơn về việc đào tạo giáo dân, để giáo dân có thể dấn thân hơn cho công cuộc của Chúa tại Việt Nam này.
Nối tiếp tinh thần đó, hôm nay, VRNs xin tiếp tục chuyển đến Đức khâm sứ lá thư ngỏ thứ hai của một thiếu nữ thuộc giáo phận Bùi Chu. Trong thư, người bạn trẻ này xin Đức khâm sứ giải thích cho hai điều, mà theo bạn này, những điều này có thể giúp cho giới trẻ sống được điều Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI huấn giáo cho Giáo hội VN qua cuộc Ad Limina 2009 của HĐGM VN. Hai vấn đề đó như sau:
1. “Nếu chúng con dấn thân vào một đảng phái chính trị để mưu cầu công ích cho xã hội theo đúng đường lối giáo huấn của Học thuyết xã hội Công giáo thì chúng con có phạm tội không?
2. Khi các bạn của chúng con bị bắt một cách phi pháp trong thời gian qua, mà người bắt đây là chính cơ quan công lực, thì chúng con phải làm gì? Hay phải im lặng cho bất công hoành hành, nhân phẩm con người bị đè bẹp? Chúng con có được quyền cậy nhờ các mục tử của chúng con là quý linh mục, giám mục lên tiếng bảo vệ những người trẻ đang dấn thân phục vụ Chúa trong cộng đồng xã hội Việt Nam hôm nay không?”
Sau đây kính mời quý độc giả cùng chia sẻ tâm tình với người trẻ Công giáo này.

2011/09/08

Trần Khải Thanh Thủy: Nói một lần cho tất cả


Hoàng Yên - DienDanCTM

Phóng viên Hoàng Yên trò chuyện cùng Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy tại California, Hoa Kỳ ngày 7-9-2011.
Hoàng Yên (HY): Xin hỏi, chị có phải thành viên của Việt Tân ?
Trần Khải Thanh Thủy (TKTT): Vâng, Việt Tân là sự lựa chọn của tôi.
HY: Chị có nghĩ sẽ làm mọi người thất vọng khi trả lời như vậy không?
TKTT: Có thể, nhưng số người thất vọng chỉ là thiểu số vì họ chưa hiểu gì về Việt Tân, hoặc nếu có hiểu thì vẫn chỉ là sự hiểu chưa đến nơi đến chốn. Vì thời kỳ đầu còn non trẻ, trứng nước, ngây thơ nên tổ chức Việt Tân chưa đảm đương được những trọng trách lớn lao, làm cộng đồng thất vọng. Nhưng theo thời gian và năm tháng, qua quy luật chọn lọc tự nhiên, có sinh sôi và đào thải thì ở độ tuổi trưởng thành, gần 30 này (Việt Tân thành lập 1982) đã khác rất nhiều so với thời thơ bé, vụng dại của mình. Không những có thêm văn hóa, bớt đi sự ô hợp buổi đầu, mà còn phấn đấu và trưởng thành vượt bậc. Thực sự là một sự vùng lên không ngừng của trí tuệ Việt Nam.

Việt Nam: Tra tấn, cưỡng bức lao động trong Trung tâm cai nghiện


Human Rights Watch

Các Công ty, Nhà tài trợ cần gây sức ép với Chính phủ Việt Nam để đóng cửa các Trung tâm
Ngày 7 tháng 9, 2011
(Bangkok) – Ở Việt Nam. những người bị cảnh sát bắt vì sử dụng ma túy bị quản chế không qua một quy trình tố tụng nào trong nhiều năm, bị ép buộc lao động với tiền công ít ỏi hoặc không được trả tiền, và bị tra tấn và bạo hành thân thể, theo một phúc trình Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố ngày hôm nay. Những trung tâm quản chế người nghiện do nhà nước quản lý, có chức năng “chữa trị” và “cai nghiện” ma túy thực ra chẳng mấy hơn gì các trại lao động cưỡng bức, nơi những người nghiện ma túy phải làm việc sáu ngày một tuần, với các công việc như chế biến hạt điều, sản xuất hàng may mặc hay các hàng hóa khác.
Bản báo cáo dài 121- trang, với tiêu đề “Quần đảo Cai nghiện: Lao động cưỡng bức và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở miền nam Việt Nam,” đã ghi lại trải nghiệm của những người từng bị quản chế tại 14 trung tâm cai nghiện thuộc quản lý của chính quyền Tp. HCM. Từ chối lao động, hoặc vi phạm nội quy của trung tâm sẽ bị kỷ luật, nhiều khi dưới hình thức tra tấn. Quỳnh Lưu, một cựu trại viên bị bắt quả tang khi đang tìm cách trốn khỏi trung tâm, tả lại hình phạt đối với mình: “Trước tiên họ đánh vào hai chân để tôi không chạy đi được nữa… [Sau đó] họ chích điện bằng dùi cui điện [và] nhốt tôi vào phòng kỷ luật suốt một tháng.”

Câu chuyện tuyên truyền... trước ngày 2/9


Trần Anh Tuấn - RadioCTM

Những gì của lịch sử, hãy gọi đúng vai trò của nó trong giai đoạn lịch sử đó. Giống như thời đại Computer thì không nên mãi tôn thờ việc phát minh ra rìu đá của thời kỳ nguyên thủy.
Sáng, chạy một đoạn ngắn chưa hết nửa vòng Quận 1, thấy cơ man những băng rôn, áp phích xanh đỏ với những nội dung tương tự nhau. Biết là những câu vô thưởng vô phạt, không con dấu đỏ để khẳng định tính chính danh nhưng vẫn thấy trong lòng nổi lên một nỗi hậm hực không phải là không có lý:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH, MUÔN NĂM
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA
Một khẩu hiệu rổn rảng treo ở khu vực gần nhà thờ Đức Bà:
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG QUYẾT ĐỊNH MỌI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Cái đảng đẻ ra một bộ máy tham nhũng hàng đầu thế giới?
Cái đảng với 3 triệu phần tử đang thay nhau và thi nhau chỉ lối cho gần 90 triệu nhân dân đẩy ghe thuyền ra chống lại máy bay, tàu ngầm của “Bọn Tư bản thối nát”?
Cái đảng đang cùng người đồng chí Trung Quốc của mình quyết liệt đưa hai dân tộc tiến lên thiên đàng CNXH nhằm thủ tiêu chính khái niệm Dân tộc và Quốc gia (theo học thuyết Mác)?