2011/09/26

Đọc sách ’Chết Bởi Trung Quốc’ của Tác giả Peter W. Navarro và Greg Autry (Phần 3)


  • Lý Thái Hùng

  • Trang: 
  • 1
  • 2
  • 3
Kính mời quý độc giả theo dõi phần 3 của bài điểm sách "Chết Bởi Trung Quốc" của Bình luận gia Lý Thái Hùng.
BBT WebVT
— -
PHẦN 3:
Chương 5: Death by Currency Manipulation: Couching Tiger, Nuking Dragon.
Chết Vì Thao Túng Tiền Tệ: Hổ Thu Mình – Rồng Công Phá (Hạt Nhân).
 
Hai tác giả dẫn lời ông Eric Lorke (thuộc nhóm Vận Động Cho Tương Lai Nước Mỹ - Campaign for America’s Future) cho rằng “Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh hiệu quả đối với tiền tệ và công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh trạnh khi tỷ giả đồng Mỹ Kim với đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) bị thao túng”, để bắt đầu Chương 5 đề cập về những mánh lới thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.
Nếu đồng tiền là căn nguyên của mọi tội ác, thì việc thao túng đồng Yuan của Trung Quốc là cội nguồn của mọi sai trái trong quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung. Hơn một thập niên qua, thâm thủng mậu dịch kinh niên của Mỹ đối với Trung Quốc, đã làm chậm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ một cách đáng kể và nâng cao tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã khó có thể hút máu nền kinh tế Hoa Kỳ nếu không dở trò thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” đồng Yuan đối với đồng Mỹ Kim ở một hối xuất cố định thấp hơn giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này đã làm suy thoái nền kinh tế Hoa Kỳ, điều cốt yếu cần hiểu là nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị chi phối bởi bốn yếu tố: tiêu thụ (Consumption), đầu tư kinh doanh (business Investment), chi tiêu công (Goverment spending) và tổng mậu dịch (net export = xuất khẩu - nhập khẩu). Biểu thị bằng toán học, Tổng sản lượng quốc gia GDP = C + I + G + (X-M).
Động lực tăng trưởng sau cùng - tổng mậu dịch - là quan trọng nhất khi chúng ta bàn về thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Và dưới đây là một nhận xét quan trọng nhấn mạnh đến vai trò của tổng mậu dịch trong nền kinh tế của chúng ta:
Khi Hoa Kỳ lâm vào thâm hụt mậu dịch kinh niên với Trung Quốc, điều đó làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ [GDP giảm khi (X-M) mang dấu âm]. Nhịp độ tăng trưởng chậm hơn này, kế đến, sẽ kéo giảm số lượng công việc làm mà Hoa Kỳ tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Hoa Kỳ chịu đựng sự tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao thì Trung Quốc được hưởng kết quả ngược lại. Con Rồng vươn lên trong khi Hoa Kỳ suy thoái.
Tác giả đặt ra một số câu hỏi: Thâm thủng mậu dịch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lớn đến mức nào? Hoa Kỳ đã mất bao nhiêu việc khi lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc? Tại sao việc thao túng tiền tệ lại là lý do chính khiến Hoa Kỳ không thể giảm bớt thâm thủng mậu dịch một cách đáng kể? Theo tác giả thì nếu trả lời suông sẻ ba câu hỏi này thì Hoa Kỳ mới mong thoát ra khỏi bẫy thao túng tiền tệ của Trung Quốc.
Kích Thước Thâm Thủng Mậu Dịch Hoa Kỳ
Nếu xét trên kích thước tuyệt đối (absolutue size), Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu tới 1 tỷ Mỹ Kim hằng ngày; đúng như vậy, quý vị không đọc lầm hay đánh máy lầm: 1 Tỷ chứ không phải 1 Triệu.
Nếu xét trên kích thước tương đối (relative size), thân thủng mậu dịch Trung - Mỹ thật đáng kinh ngạc. Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng số thâm thủng mậu dịch hàng năm về hàng hóa của Hoa Kỳ với thế giới và hơn 75% nếu không tính những nhập khẩu dầu hỏa. Sau đây là một kết luận hợp lý về chính sách rút tỉa từ những thống kê:
Nếu Hoa Kỳ muốn giảm tổng thể thâm thủng mậu dịch để gia tăng tốc độ tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm hơn, điểm khởi đầu tốt nhất là phải cải tổ chính sách tiền tệ với Trung Quốc.
Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ, điều này cũng làm người ta điên đầu (this, too, is mindboggling). Hơn một thập niên qua, sự thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã lấy mất gần 0.5% tỷ lệ tăng trưởng của Tổng sản lượng nội địa (GDP) hàng năm.
Trong khi con số không có vẻ gì là lớn, nó lại tượng trưng cho một hậu quả tích lũy khiến kinh tế Hoa Kỳ đã không thể nào tạo ra hàng triệu việc làm lẽ ra phải có. Nếu chúng ta có những việc làm đó ngay bây giờ, cộng thêm hàng triệu việc làm sản xuất mà những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc đã hủy diệt, chúng ta sẽ không nhìn thấy những đạo quân thất nghiệp sắp hàng vây quanh những tòa nhà chính phủ, những số lượng nhà cửa bị niêm phong và những nhà máy bỏ trống để cỏ mọc hoang. Thay vào đó, chúng ta đang bon bon tiến về phía trước.
Xin chú thích thêm, những con số thống kê đầy kinh ngạc này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp ngân hàng nổi tiếng. Khi người ta hỏi Sutton tại sao hắn cướp ngân hàng, câu trả lời trứ danh của hắn là: “Vì đó là nơi để tiền”. Tương tự, tìm tới nguồn gốc để giải quyết vấn đề, chính sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi Hoa Kỳ có nhiều hy vọng nhất để cắt giảm thâm thủng mậu dịch – và khôi phục sự tăng trưởng kinh tế vững chãi.
Trung Quốc làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng Nhân dân tệ với đồng Mỹ Kim ở một tỉ giá rất thấp dưới giá trị thực: Khoảng 6 Tệ ăn một Mỹ Kim. Đồng Yuan hạ giá này cung cấp một trợ cấp béo bở cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong khi đánh một mức thuế rất nặng lên những hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Kết quả của thủ đoạn thao túng tiền tệ này, phối hợp đồng bộ với những thủ đoạn bất chính khác mà chúng tôi đã đưa ra, đưa đến những thâm thủng mậu dịch kinh niên mà chúng tôi đã tính toán và đo lường.
Đây là điểm thao túng tiền tệ then chốt: sự bất cân xứng trong cán cân chi phó mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc không bao giờ có thể kéo dài trong một thế giới tự do mậu dịch hoàn toàn tôn trọng luật chơi, trong đó Trung Quốc phải cho phép đồng tiền của họ hoạt động tự do bên cạnh những tiền tệ khác như đồng Euro, đồng Yen của Nhật, đồng Frank của Thụy Sĩ, đồng Real của Ấn Độ và đồng Dollar của Hoa Kỳ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch mang đặc tính thả nổi hối xuất để thị trường quyết định, sự mất cân xứng cán cân chi phó mậu dịch Mỹ - Trung không bao giờ xảy ra, bởi vì khi mức thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ xảy ra, đồng Dollar sẽ giảm giá so với đồng Yuan. Khi đồng dollar mất gá, hàng xuất của Hoa kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về lại vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng Yuan vào đồng Mỹ kim, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh tự do mậu dịch, thậm chí còn phá hoại khung điều hành tự do mậu dịch toàn cầu xây dựng trên hứa hẹn phúc lợi hỗ tương.
Trung Quốc Tấn Công Hoa Kỳ Như Thế Nào?
Theo bản tin của tờ London Telegraph cho biết như sau: “Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch được phối hợp gồm những đe dọa đối với Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ sẽ có thể thanh ký số trái phiếu khổng lồ mà họ đang có, nếu Hoa Thịnh Đốn áp dụng biện pháp trừng phạt...Được mô tả như là “phương án hạt nhân” trong báo chí, một hành động như thế có thể sẽ làm cho đồng Mỹ Kim sụp đổ... Nó cũng sẽ khiến tăng vọt trái phiếu Hoa Kỳ, gây thiệt hại lớn cho thị trường địa ốc và có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ suy thoái hơn.”
Điều khá tệ hại là thủ đoạn thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ngay từ đầu bằng cách hủy hoại hàng triệu công việc làm. Điều tệ hại hơn nữa, “Cái chết bởi sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc” lại kéo theo “Cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Trọng tâm của vấn đề là sự đe dọa của các tay diều hâu chiến tranh đang điều hành ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Những tay diều hâu này gọi đó là “phương án hạt nhân tài chánh” và nó bao gồm xử dụng ngoại tệ dồi dào của Trung Quốc để khuynh đảo các ngân hàng, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ.
Để hiểu mối đe dọa “đánh gục gã khổng lồ” của Trung Quốc trên phương diện hệ thống tài chánh là xác thực đến mức nào, chúng ta sẽ không phí công khi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Đơn giản là quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩn Trung Quốc, sau đó các đồng đô la này sẽ vượt đại dương. Tại điểm này, để duy trì chính sách neo chặt đồng Mỹ kim với đồng Yuan, Trung Quốc phải nhanh chóng hối chuyển “số đô la Walmark” của chúng ta trở lại nước Mỹ bằng cách mua những sản phẩm tài chánh như công khố phiếu, bất động sản hay những công ty của Hoa Kỳ, nếu không, áp lực ngược sẽ đẩy đồng Yuan lên giá.
Bây giờ, trò tiểu xảo hấp dẫn nhất trong thủ thuật thao túng tiền tệ sẽ là: Trước khi chính quyền Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô la Walmark nào của Hoa Kỳ, họ phải giành quyền kiểm soát những đồng đô la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tích lũy chúng. Điều này đòi hỏi một tiến trình vòng vèo được gọi là “quá trình thanh lý” (sterilization).
Để thanh lý những đô la Walmark của Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua công khố phiếu của chính phủ Trung Quốc, định giá bằng Mỹ Kim. Khi giao đồng Mỹ Kim, các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được khoảng 4% tiền lời trên những trái phiếu thanh lý này. Sau đó, chính quyền Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những đồng Mỹ Kim này vào công khố phiếu của Hoa Kỳ với lãi xuất ít hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi xuất cho mỗi Mỹ Kim được thanh lý, và khoản lỗ này lên đến hàng tỷ Mỹ Kim.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ngân Hàng Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Đó là vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong việc tạo công ăn việc làm để duy trì ổn định chính trị và độc quyền cai trị quốc gia hơn là thực sự kiếm tiền. Đó là một trong những khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ và chủ nghĩa tư bản đã bị nhà nước Trung Quốc bóp méo qua chủ trương “lợi mình - hại người” (beggar thy neighbor”. Và trong trò thao túng tiền tệ tận diệt này, nhiều việc làm mà Trung Quốc có được chính là những việc làm mà nền kinh tế Hoa Kỳ mất đi.
Thật vậy, tiến trình thao túng tiền tệ này của Trung Quốc đã đưa đến sự tích lũy ngoại hối hơn 2 ngàn tỷ Mỹ Kim nằm trong tay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức là ngân hàng cho vay của người Mỹ. Nếu nhìn tổng thể trên tổng số đáng kinh ngạc này, nó cao hơn tổng sản lượng quốc gia của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng GDP của Vương quốc Anh. Nó cũng lớn hơn GDP của ba nước Nam Hàn, Mễ Tây Cơ và Ireland gộp lại.
Ý nghĩa của tổng số đáng kinh ngạc này là: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát của những đại công ty Hoa Kỳ được liệt kê trên Chỉ Số Dow Jonse của thị trường chứng khoán, bao gồm cả những đại công ty Microsoft, Exxon và Walmark, và vẫn còn dư tiền để mua đứt trên 50% cổ phần - tức quyền quyết định - của Apple, Intel và Ford.
Chính khối lượng tích lũy ngoại hối khổng lồ đó bây giờ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc đủ sức đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chánh Hoa Kỳ. Như Huệ Phấn thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô la, sự rớt giá thê thảm của đồng Mỹ Kim sẽ rảy ra. Và như phần trích dẫn ở chương đầu này đã mô tả, một sự sụp đổ đồng đô la sẽ “khiến tăng vọt trái phiếu (bond yield) Hoa Kỳ, làm chao đảo thị trường địa ốc và có thể đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái”.
Trong thực tế, đã có chứng cứ rõ ràng rằng một Chú Sam khúm mún đã bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thật của phương án tấn công hạt nhân tài chánh từ phía Trung Quốc. Đúng thế, giờ đây bất cứ lúc nào mà Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội hay Đại diện phòng thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thực thi mậu dịch bất bình đẳng, Trung Quốc liền phản pháo bằng cách đe dọa bán tháo – và trong vài trường hợp có bán tháo thực sự - dự trữ đồng Mỹ Kim. Quả thực, sự hiện hữu của mối “đe dọa hạt nhân tài chánh” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng tài chánh trong suốt thập niên qua, từ Hank Paulson dưới trào ông Bush cho đến Timothy Geithner dưới trào Obama.
  • Trang: 
  • 1
  • 2
  • 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét