2011/11/30

Liên Hiệp Quốc phán quyết Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ người tùy tiện

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****

Thông Cáo Báo Chí
 
Liên Hiệp Quốc phán quyết Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ người tùy tiện
Trong thư đề ngày 28 tháng 11 năm 2011, Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention) đã thông báo phán quyết liên quan đến việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ và xử án bảy người trong tháng 5 vừa qua gồm:
  • Mục sư Dương Kim Khải
  • Bà Trần Thị Thúy
  • Bà Phạm Ngọc Hoa
  • Ông Nguyễn Thành Tâm
  • Ông Phạm Văn Thông
  • Ông Nguyễn Chí Thành
  • Ông Cao Văn Tỉnh
Theo đơn khiếu nại gửi tới Ủy Ban thì khi kết án và giam giữ bảy người này, nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhân quyền, quyền tự do tham gia đoàn thể, và quyền tự do tham gia sinh hoạt dân sự của họ. Sau nhiều tháng điều tra, Ủy Ban đã chính thức đưa ra phán quyết vào ngày 2 tháng 9 năm 2011 với những điểm chính gồm:
  • Nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhiều điều khoản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Đặc biệt, Ủy Ban đã phán quyết việc CSVN dùng lý cớ những người này tham gia hoặc có dính líu tới đảng Việt Tân để kết án họ là một sự vi phạm của quyền tự do tham gia đảng phái và sinh hoạt chính trị.
  • Ủy Ban cũng đã phán quyết việc CSVN dùng Điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) của luật hình sự để kết án những người này là không đúng với những qui định của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Nhất là khi hoạt động của những người này hoàn toàn mang tính ôn hoà và nhằm mục đích thực thi những quyền dân sự của họ.
  • CSVN đã vi phạm nhân quyền khi ngăn trở không cho những người này được gặp luật sư của họ, không cho luật sư được tham khảo hồ sơ tố tụng, và đã ngăn cản không cho quần chúng và thân nhân của họ được tham gia phiên xử.
Toàn văn quyết định của Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện được đăng tải tại địa chỉ www.viettan.org/unwgad.
Sự phán quyết này là một chiến thắng chung của phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, đem lại cơ hội gia tăng áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền CSVN. Cũng như phán quyết vào tháng trước của Ủy Ban về việc CSVN đã bắt giữ Luật sư Cù Huy Hà Vũ một cách vô căn cứ, phán quyết lần này đặt tiền lệ để dựa vào đó những vụ giam giữ nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam vì Điều 79 hoặc các tội chính trị khác sẽ phải được khiếu nại và đem ra Ủy Ban để phán quyết.
Đảng Việt Tân sẽ cố gắng hợp sức cùng với những tổ chức dân chủ khác, những nhà đấu tranh trong và ngoài nước để đối phó với thủ đoạn đàn áp của nhà cầm quyền CSVN; đó là lạm dụng hệ thống pháp luật để chà đạp nhân quyền của dân tộc.
Ngày 29 tháng 11 năm 2011
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy:             +1 (202) 470-0845      
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước


PDF - 98.3 kb
VT_TCBC_20111129

Thân ếch

Trần Khải Thanh Thủy

Xưa ông bà mình có câu: “Thuốc có cam thảo, nước có lão thần”. Ý nói thuốc phải có cam thảo mới dung hòa được các vị thuốc, để các vị thuốc không công nhau đồng thời cam thảo còn giúp các vị thuốc ngấm vào từng mạch máu tế bào. Ngược lại, nước phải có các lão thần can gián để vua, quan không làm những điều hôn quân vô đạo, trái nước, ngược gió, cũng không sa đà đắm đuối vào chuyện mây mưa chăn gối với các cung tần mỹ nữ mà bỏ quên bàn dân thiên hạ. Có như thế thì triều đình mới bền vững, xã tắc mới yên ổn.
Vậy mà ở Việt Nam hiện tại, 500 đại biểu quốc hội, quanh đi quẩn lại chỉ vài tên tuổi: Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc...dám bày tỏ thái độ trong các cuộc họp quốc hội, còn lại hơn 490 đại biểu khác là nghị gật, theo kiểu: “Im lặng là vàng”, “Im lặng là đồng ý”. Hoặc: “Ý quốc hội là ý Trời”, còn bọn họ tuy giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước, từ chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh, bộ trưởng bộ nọ, kia v.v đều là những “tín đồ” ngoan đạo. Trời bảo múa thì múa, bảo thu hồ lô, gậy gộc vào cất kỹ trong bị cũng thu — bỏ mặc vận nước gian nan, mặc cho dân tình chết ngẹn với bao nhiêu con người tài chí uất hận... Họ chỉ cần biết miễn bổng lộc vẫn còn và khẩu phần dạ dày của họ không bị vơi như hàng triệu “dân ngu cu đen” là được.

2011/11/29

Phiên tòa phúc thẩm xử Giảng viên Phạm Minh Hoàng 17 tháng tù

DienDanCTM

Phiên tòa phúc thẩm xét xử giảng viên Phạm Minh Hoàng đã diễn ra từ 8g đến 11g sáng ngày Thứ Ba, 29 tháng 12, 2011 tại Tòa án Nhân dân Tối cao Tp.HCM. Kết quả của phiên tòa là ông Phạm Minh Hoàng bị xử phạt 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế tại gia.
Trong phiên tòa sơ thẩm trước đó vào ngày 10 tháng 8, 2011 tại Sài Gòn, ông Phạm Minh Hoàng, một thành viên của Đảng Việt Tân hoạt động tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua, đã bị tuyên án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền.
Việc bắt giữ và kết án tù ông Phạm Minh Hoàng, với quốc tịch Pháp, đã gây căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao Việt-Pháp trong suốt thời gian qua. Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới cũng đã lên tiếng chỉ trích việc nhà nước CSVN bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, một blogger với bút danh Phan Kiến Quốc, và đòi trả tự do cho ông.
Với nhiều áp lực đến từ các tổ chức NGO, từ chính quyền Pháp, từ cộng đồng người Việt đã khiến kết quả phiên tòa phúc thẩm thay đổi so với bản án ban đầu. Được biết trong phiên tòa sáng thứ Ba, phía viện kiểm sát đề nghị mức án là 18 đến 20 tháng. Tòa nghị án khoảng 30 phút trước khi đưa ra kết quả nói trên.
Với bản án mới 17 tháng có nghĩa là ông Phạm Minh Hoàng sẽ ra khỏi tù trong tháng 1/2012 để đoàn tụ với gia đình và bị quản chế 3 năm sau đó.
Qua trao đổi, chị Lê Thị Kiều Oanh cho biết cảm tưởng là gia đình rất vui mừng sẽ được đoàn tụ với ông Hoàng vào dịp Tết sắp đến, nhưng theo chị thì anh Hoàng là người yêu nước và vô tội. Do đó lẽ ra không thể có bất cứ bản án nào đối với anh.
http://diendanctm.blogspot.com/2011/11/phien-xu-phuc-pham-giang-vien-pham-minh.html

Ông Lý Thái Hùng: Phải thực hiện cho bằng được Mùa Xuân Dân Chủ Á Châu

Lý Thái Hùng

Bài phát biểu của Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tại Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu, Tokyo - Ngày 26/11/2011 
Kính chào toàn thể quý vị,
Trước hết, thay mặt cho những người đang tranh đấu cho một nền dân chủ tự do thật sự tại Việt Nam xin cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho phép chúng tôi cùng với quý vị đại diện các dân tộc yêu chuộng dân chủ như Tây Tạng, Miến Điện, Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Nội Mông, Bắc Triều Tiên tham dự và phát biểu trong Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Cho Á Châu hôm nay tại Tokyo, ngày 26 tháng 11 năm 2011.
Chúng tôi cũng xin kính chào quý vị Chính giới, quý vị Đại diện các Tổ chức xã hội và Nghiệp đoàn, cùng với các thân hữu Nhật Bản trong ngày Hội Dân Chủ hôm nay. Quý vị là những người đã kiên trì đóng góp cho công cuộc dân chủ hóa Á Châu trong nhiều thập niên vừa qua. Chính quý vị đã thể hiện vai trò và trách nhiệm của một cường quốc dân chủ hàng đầu tại Á Châu, và Ngày Hội Dân Chủ này sẽ phải là khởi điểm để dấy lên một làn sóng Dân Chủ mới tại Á Châu như cuộc cách mạng Hoa Lài đã diễn ra tại vùng Bắc Phi vào đầu năm nay.
JPEG - 27 kb
Ông Lý Thái Hùng đang phát biểu tại Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu.
Ngày Hội Dân Chủ này phải là một xuất phát chuẩn bị cho Mùa Xuân Dân Chủ Á Châu vào những năm trước mặt như Mùa Xuân Á Rập 2011 đã đến với các dân tộc Tunisia, Egypt, Libya, và sắp tới là Syria.
Xin mời quý vị cho một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn Ban Tổ Chức và cùng nhau hướng về Mùa Xuân Dân Chủ Á Châu - một điểm đến tất yếu của nhân loại.
Kính thưa quý vị,
Chúng ta đang sống trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, một khu vực đã trở thành động lực chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21. Khu vực này chiếm hơn 60% dân số thế giới, chi phối quá nửa nền kinh tế toàn cầu, với 4 cường quốc gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Dương đang nối kết thế giới bằng vận chuyển và chiến lược quan trọng. Thế nhưng khu vực này lại là nơi mà quyền con người bị xâm phạm nặng nề nhất và gần 2 tỷ người đang phải sống trong sự cai trị độc tài và áp bức của những chế độ phi dân chủ tại Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Miến Điện, Lào, Kampuchia và Trung Quốc bao gồm cả Tây Tạng và Tân Cương.

Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu tại Nhật Bản thành công mỹ mãn

Âu Minh Dũng

*Công Bố Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Hóa Á Châu 2011.

*Thành Lập Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu.

Tokyo (Âu Minh Dũng) - Dưới chủ đề “Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á Châu” do Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu Nhật Bản vận động và tổ chức, Hội Nghị đã diễn ra tốt đẹp vào hai ngày 25 và 26 tháng 11 vừa qua tại Tokyo.
Theo đánh giá của Ký Giả Watanabe, Nhật Báo Sankei Shimbun (một trong ba Nhật Báo hàng đầu tại Nhật), Hội Nghị đã diễn ra trong một bối cảnh rất đặc biệt với 3 nét đặc thù của tình hình: 1/ Sự bùng nổ của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi vào đầu năm 2011; 2/ Hoa Kỳ tích cực trở lại vùng Á Châu Thái Bình Dương kể từ tháng 8 năm 2011; 3/ Những biến thái dân chủ hóa gần đây tại Miến Điện. Hơn nữa sự kiện Nhật Bản đứng ra tổ chức một Hội Nghị về dân chủ cho Á Châu sau nhiều năm im lặng là một tín hiệu khích lệ, cho thấy là dư luận Nhật bắt đầu chú ý đến việc hỗ trợ những phong trào dân chủ hóa tại một số quốc gia độc tài ở Á Châu.
Hội Nghị bắt đầu bằng một Hội Thảo Chính Trị về hiện tình và các nỗ lực đấu tranh của các lực lượng dân chủ tại Trung Quốc và Việt Nam diễn ra vào lúc 6 giờ chiều đến 9 giờ tối ngày 25 tháng 11, tại Viện Đại Học Takusoku, Tokyo, quy tụ khoảng 200 giáo sư, bình luận gia và đại diện các đoàn thể, nghiệp đoàn tham dự. Hai diễn giả chính của buổi Hội thảo chính trị là ông Thừa Văn Lập (Xu Wenli), chủ tịch đảng Dân Chủ Trung Quốc và ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, cả hai đến từ Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Araki, chủ tịch Trung Tâm Quan hệ Quốc tế thuộc viện Đại Học Takusoku đã thay mặt Ban tổ chức trình bày mục tiêu của buổi hội thảo là nhằm giúp cho giới chính trị Nhật hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra tại Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi diễn giả đã chia xẻ khoảng 20 phút về tình hình và các nỗ lực tranh đấu của lực lượng mình và sau đó là phần trả lời những câu hỏi, quan tâm của cử tọa. Đa số các quan tâm xoáy nhiều vào một số vấn đề liên quan đến đàn áp sắc tộc tại Tân Cương, Tây Tạng, quan hệ Việt Trung và những xung đột biển Đông và nhất là chủ trương “trổi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Đa số cử tọa trong buổi Hội thảo đều đồng ý rằng vấn đề dân chủ hóa tại Trung Quốc và Việt Nam là chìa khóa quan trọng để xây dựng một Á Châu Thái Bình Dương ổn định và phát triển.
Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu chính thức khai mạc vào lúc 11 giờ sáng ngày 26 tháng 11 tại khuôn viên vận động trường Olympic Komazawa, Tokyo, quy tụ đông đảo đại diện các đảng phái, đoàn thể xã hội và nhất là lực lượng nghiệp đoàn Lao động Nhật Bản cùng với đồng bào Việt Nam cư ngụ ở Tokyo và vùng phụ cận. Sau phần chào mừng Hội nghị với các màn trình diễn ca, vũ của các dân tộc Miến Điện, Uyghur, Nội Mông, Tây Tạng và Việt Nam, Bình luận gia Kasei, cố vấn các quan hệ đối ngoại cho Thủ tướng Nhật, chủ tịch Ủy ban Dân chủ hóa Á Châu đã đọc diễn văn khai mạc. Ông Kasei nhấn mạnh rằng việc tổ chức Hội Nghị này là một minh chứng cho thấy Nhật Bản không thể tiếp tục làm ngơ và đứng bên ngoài những diễn biến dân chủ hóa của Á Châu sau những biến động dân chủ hóa tại Bắc Phi.
Nữ Thượng Nghị Sĩ Yamatani Eriko, Chủ tịch Ủy ban môi trường Thượng Viện, đại diện cho hai chính đảng Dân Chủ (đang cầm quyền) và đảng Tự Do Dân Chủ chia xẻ rằng Nhật Bản tuy quan tâm và đề cao các giá trị nhân quyền, dân chủ nhưng đã thiếu sự tích cực lên tiếng công khai và hỗ trợ các cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại các nước độc tài Á Châu. Sự thiếu sót này nay đã được điền khuyết bằng sự ra đời của Ủy ban dân chủ hóa Á Châu với Hội nghị Dân chủ hóa 2011 là một khởi điểm cần được quảng bá rộng lớn hơn nữa trong dư luận người Nhật để có những vận động mạnh mẽ hơn trong tương lai. Thượng Nghị Sĩ Yamatani cho biết là bà sẽ tích cực vận động quốc hội để có những lên tiếng cụ thể ủng hộ các hoạt động của Ủy ban dân chủ hóa Á Châu.
Hội nghị đã tiếp tục với phần phát biểu theo thứ tự sau đây của đại diện các dân tộc đang bị chế độ độc tài áp bức tại Á Châu.
JPEG - 63.5 kb
Thành phần lãnh đạo Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu Từ Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu 26/11/2011 tại Tokyo. Từ trái qua phải: ông Ihman Mahimut (Uyghur), Lý Thái Hùng (Việt Nam), ông Tin Win (Miến Điện), Tiến sĩ Pima Gyalpo (Tây Tạng) và 3 thành viên Ban tổ chức Hội Nghị.

2011/11/28

Sắp đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền: Nghĩ đến vợ con của những người tù

Ls. Nguyễn Văn Đài

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Thưa Quí vị,
Mỗi năm khi đến ngày quốc tế nhân quyền, người ta thường nhắc đến và tôn vinh những người đấu tranh cho nhân quyền, những người tù lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù. Trong bài viết và cũng là lá thư này, tôi nhắc đến vợ, con, bố mẹ của những người tù lương tâm ở Việt Nam. Tại sao tôi gọi họ là những người tù lương tâm bởi những gì họ nói, họ viết, họ làm đều xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của họ với nhân dân và đất nước. Họ không có các mục đích cá nhân hay mục đích chính trị trong lời nói, bài viết hay việc làm của họ. Những gì họ nói, họ viết, họ làm đều là các quyền con người về chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo vệ. Được chính phủ Việt Nam thường xuyên tuyên bố tôn trọng và bảo đảm thực thi trong cuộc sống.

Hình ảnh cuộc biểu tình ngày 27/11/2011

Kính mời quý độc giả xem một số hình ảnh thu thập tại hiện trường của Quế Hương, Hồng Ân và Hoàng Vũ.
WebVT

Tổ chức HRW: Tiếng nói blogger Phạm Minh Hoàng đáng được lắng nghe

DienDanCTM

Hôm nay, 28-11-2011, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW - Human Rights Watch) ở New York lại tiếp tục lên tiếng đòi nhà cầm quyền Việt Nam hãy "thả ngay lập tức blogger Phạm Minh Hoàng và hủy bỏ bản án đã dành cho ông trong phiên tòa phúc thẩm vụ này".
Trong bản thông cáo đưa ra trước một ngày vụ xử phúc thẩm giảng sư đại học Phạm Minh Hoàng, dự trù diễn ra vào sáng ngày 29-11 tới đây, tổ chức HRW nói rằng “Việt Nam vẫn bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận bằng cách áp dụng các điều luật về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa”. Theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức HWR, thì “Tiếng nói của những nhà hoạt động ôn hòa như ông Phạm Minh Hoàng xứng đáng được đồng bào của mình lắng nghe, thay vì bị tòa án khóa miệng.”

2011/11/27

Cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 27/11/2011

Chuyện nóng hổi – Liệu sáng nay sẽ có biểu tình quanh Bờ Hồ không, diễn biến sẽ ra sao? Ta hãy ráng chờ ….
Và đây là những bức ảnh đầu tiên do TS Nguyễn Xuân Diện gửi đến từ Bờ Hồ. Chưa rõ những chiếc xe bus này có phải dành để hốt người biểu tình “ủng hộ Thủ tướng”?
8h50′ – Bờ Hồ yên ắng. Công an chủ yếu tập trung quanh khuôn viên tượng Lý Thái Tổ. Lác đác một số “biểu tình viên” quanh Hồ.
9h – Biểu tình bắt đầu … Xe cảnh sát hú còi, loa inh ỏi. Một xe bus hốt người biểu tình đang đi ngược chiều đường Đinh Tiên Hoàng …
JPEG - 62.9 kb
Tại khu hàm cá mập vẫn có 3 xe bus huy động chờ sẵn.

Dân biểu Hayes lên tiếng bênh vực cho 15 thanh niên sinh viên Vinh tại Quốc Hội Úc

Chris Hayes

Bài phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes tại Quốc Hội Úc

Thứ Ba ngày 22 Tháng 11, 2011
Là thành viên của Quốc Hội tôi đã cam kết công khai lên án những vi phạm trắng trợn quyền thiết yếu của con người. Tôi đã dùng cơ hội này nhiều lần, đặc biệt tại Quốc Hội, để nói lên quan điểm của tôi về nhân quyền tại Việt Nam. Mặc dù chúng ta có thể gọi Việt Nam là một nước láng giềng ở Đông Nam Á và là một đối tác kinh doanh quan trọng, tôi thật sự kinh ngạc rằng hiện nay có hơn 400 người đang bị tống giam tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của con người. Tối nay tôi muốn đề cập đặc biệt đến việc bắt giữ gần đây 15 thanh niên hoạt động dân chủ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Một số các nhà hoạt động này là thành viên của nhóm Bảo Vệ Sự Sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đến từ khu vực trung bắc Việt Nam, từ Thanh Hóa và Nghệ An.

2011/11/25

ACAT lên tiếng đòi tự do cho Gs. Phạm Minh Hoàng

ACAT

Thông Cáo Báo Chí

Paris, 23-11-2011 - Nhà đấu tranh người Pháp gốc Việt, blogger Phạm Minh Hoàng sẽ bị mang ra xử trong phiên tòa phúc thẩm ngày 29 tháng 11 năm 2011. Tổ chức ACAT-Pháp đòi hỏi ông có quyền được xét xử một cách công minh và phải được phóng thích.
Tại Việt Nam, một sự phê bình nhẹ nhàng về chính sách nhà nước có thể bị coi như là "mưu toan lật đổ chính quyền" và có thể bị tù nhiều năm.
Phạm Minh Hoàng, nhà đấu tranh và giáo sư về môn toán ứng dụng tại Đại Học Bách Khoa TP. HCM, đã đăng những bài trên blog của ông cổ vũ cho quyền con người và tự do tại Việt Nam.
Việc này khiến ông bị kết án ba năm tù và ba năm quản chế trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 10 tháng tám năm ngoái. Trong phiên xử, chánh án của phiên tòa đã cho rằng những bài viết của ông "bôi nhọ hình ảnh của quốc gia" và "có ý đồ lật đổ chính quyền nhân dân".
Phiên xử phúc thẩm sẽ diễn ra tại Toà Án Nhân Dân Tối Cao thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày thứ ba, 29 tháng 11 năm 2011.

Định bệnh tâm thần cho điều 4 Hiến pháp

Trần Anh Tuấn

Nếu “độc tài và tham lam” như một số báo chí lề trái nhận định thì chẳng nói làm gì. Chỉ e rằng đó là một thứ “niềm tin” đã ăn sâu vào trong máu của những vị luôn coi mình là đấng cứu tinh của thế giới.
Điều 4 của đương kim Hiến pháp ghi rằng “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Nghe đâu thực tế không diễn ra cuộc giao dịch giữa nhà nước và nhân dân để có kết quả là bản hợp đồng năm 1992 này. Phía ra giá không cho phép mặc cả bằng thảo luận hay trưng cầu dân ý. Nói một cách khác, nhà sản xuất ép khách hàng phải tiêu thụ sản phẩm thông qua hai cái bóng của con ngáo ộp là quân đội và công an...

Biểu tình được hợp pháp hóa tại Miến Điện

DienDanCTM (Bản tin 24-11-2011)
Miến Điện vừa tiến thêm một bước cải cách trên bước đường dân chủ hóa khi thông qua luật biểu tình, xác nhận người dân được biểu tình ôn hòa.
Luật biểu tình được quốc hội nước này thông qua hôm nay, 24-11-2011, theo đó dân chúng Miến Điện được phép biểu tình với quy định chỉ cần báo trước 5 ngày, và những người biểu tình được phép cầm cờ, và biểu tượng của đảng phái nhưng phải tránh biểu tình tại những cơ sở chính quyền, trường học, bệnh viện, và các đại sứ quán.
Theo lời một dân biểu Miến Điện, có một điều khoản trong dự luật biểu tình là "cấm người biểu tình hô khẩu hiệu", nhưng đã bị bác bỏ. Sau khi được quốc hội thông qua, luật biểu tình còn chờ được Tổng thống Thein Sein ký phê chuẩn để có hiệu lực.
Trong hàng chục năm qua, các cuộc biểu tình ở nước này đều bị đàn áp. Người ta còn nhớ, cách đây 4 năm, một đợt biểu tình quy mô do các vị sư sãi Miến Điện dẫn đầu, thu hút đến cả trăm ngàn người tham dự trên đường phố Rangoon, đã bị đàn áp đẫm máu với hàng chục người thiệt mạng, và hằng trăm nhà sư bị bắt đến nay vẫn còn bị giam giữ.
JPEG - 59.7 kb
Các nhà sư cùng với người dân Miến Điện biểu tình trên đường phố năm 2007.
Chính quyền mới hiện nay được chuyển giao từ tập đoàn quân sự Miến Điện hồi tháng 3-2011 vừa qua do tổng thống Thein Sein lãnh đạo. Trong những tháng gần đây chính quyền Thein Sein đã có nhiều chuyển hướng chính trị mà người ta đánh giá là đang từng bước dân chủ hóa và đang tìm cách tách dần khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Đó là quyết định cho đình chỉ dự án đập thủy điện do Trung Quốc đầu tư, cùng những động thái liên tiếp sau đó như quyết định trả tự do cho các tù nhân chính trị, tuyên bố "không cần thiết phải duy trì kiểm duyệt thông tin"..., và gần đây nhất là việc chính phủ Thein Sein ký phê chuẩn đạo luật cho dân Miến Điện được tự do thành lập công đoàn và đình công, theo đúng pháp luật. Ngoài ra, giới lãnh đạo mới của Miến Điện cũng đã bắt đầu đối thoại trực tìếp với nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cho phép đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà được đăng ký tự do hoạt động trở lại.

2011/11/24

Kinh hoàng kiến thức Đại Biểu Nhân Dân

Nhật Bình

Ít có cuộc thảo luận nào tại quốc hội lại làm người dân, nhất là dân mạng, điên tiết như buổi họp ngày 17/11/2011. Chủ đề của buổi này là chương trình xây dựng luật pháp, đặc biệt về luật biểu tình. Giữa những khuôn mặt ngồi ngáp vặt, “ruồi bu không muốn đuổi”, của các đại biểu như vẫn thường thấy trên đài trên mạng, bỗng nhiên xuất hiện Đại biểu Hoàng Hữu Phước đứng lên đọc một bài tham luận soạn sẵn dài như sớ táo quân, với nhiều câu phán tóe lửa về lý do tại sao không nên có Luật biểu tình và Luật lập hội. Ông cũng kiên quyết đòi loại bỏ hai dự án luật này ra khỏi chương trình nghị sự của quốc hội trong suốt khóa 13.
Được biết, ông Phước đại diện cho một đơn vị cử tri tại Sài Gòn. Ông còn là Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Mỹ-Á. Theo lý lịch chính thức, ông có bằng cử nhân Anh văn, thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Phát triển nhân lực. Ông từng là giáo sư Đại học ngoại ngữ Hà Nội và một số văn bằng, chức tước khác nữa.
Nhưng càng thêm thời gian sau bài phát biểu của ông tại Quốc hội ngày 17/11/2011, người ta càng nghi ngờ về bản lý lịch hoành tráng đó. Có người trên mạng xã hội Facebook gọi ông là “Phước té giếng” với đầy đủ lý lẽ chứng minh. Ông Phước đã làm gì, nói gì ngày 17/11?

Âu Minh Dũng

(Tokyo 22/11/2011) - Như trong bản tin ngày 16 tháng 11, chúng tôi đã tường trình một số chi tiết liên quan đến việc chính giới Nhật như cựu Thủ Tướng Abe Shinzo, Bộ trưởng nội chính Kawabata Tatsuo và cựu Bộ trưởng giáo dục Nakano Kansei và một số trí thức Nhật đứng ra tổ chức một Hội Nghị Dân Chủ Á Châu dưới chủ đề “Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á Châu” vào ngày 25 và 26 tháng 11 tới đây tại Tokyo.
Ngày 25 tháng 11 là một Hội thảo về tình hình chính trị Á Châu, tổ chức tại Viện Đại Học Takusoku từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Ngày 26 tháng 11 là Hội nghị khoáng đại tại khuôn viên vận động trường Olympic Komazawa, Tokyo, dự trù quy tụ 3000 người tham dự, khai mạc từ 10 giờ sáng đến 3 giờ 30 chiều gồm có 2 phần. Buổi sáng là phần giao lưu, thưởng lãm vũ dân tộc các nước. Buổi chiều là phần chính của chương trình với các bài tham luận từ các chính giới và trí thức Nhật cùng với 7 diễn giả đại diện các dân tộc Á Châu gồm: Ông Xu Wenli, Chủ tịch Đảng Dân Chủ Trung Quốc (đảng đối kháng lớn nhất tại nội địa Trung Quốc hiện nay); ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân; Hòa Thượng Ajia Rinpoche, đại diện Hội Phật Giáo Nội Mông; ông Bema Garupo, đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng; ông Memmet Tohti, đại diện Lực lượng Dân chủ Uyghur (đại diện bà Rebiya Kadeer, thủ lãnh lực lượng dân chủ Uyghur); Ông Tin Win, đại diện Liên đoàn Dân chủ vì Quốc gia Miến Điện; Giáo sư Hoàng Văn Hùng, đại diện Khối dân chủ Đài Loan.

2011/11/22

Xót đau cho nghị sĩ nước mình!

Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân – thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?
JPEG - 32.1 kb
ĐB Hoàng Hữu Phước
Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C. Gần đây, nếu tìm dẫn chứng thì có vô số, chỉ xin dẫn ra một cuốn sách giáo khoa viết về biểu tình năm 1848. Sách giáo khoa Lịch sử thế giới cận đại, H. 1998, trang 133 viết: “Chính phủ (Pháp) ra lệnh cấm “bữa tiệc” của những người đòi cải cách tuyển cử định tổ chức vào ngày 22.2 (1848 – HVT). Quần chúng trả lời lệnh đó bằng thái độ kiên quyết đấu tranh, tiến hành một cuộc BIỂU TÌNH (chúng tôi nhấn mạnh – HVT) lớn tại Paris… Nhiều cuộc xung đột nổ ra giữa cảnh sát, binh lính với những người BIỂU TÌNH”.

Nhật Bản tổ chức Hội Nghị Dân Chủ Á Châu

Âu Minh Dũng

Trước những phấn chấn về cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi vào đầu năm nay, một số thành viên của hai đảng Dân chủ Nhật Bản (đảng cầm quyền) và đảng Tự Do Dân Chủ Nhật Bản, qua sự hậu thuẫn của cựu Thủ Tướng Abe Shinzo, Bộ trưởng nội chính Kawabata Tatsuo, cựu Bộ trưởng giáo dục Nakano Kansei và một số trí thức Nhật đã vận động tổ chức một Hội Nghị Dân Chủ Á Châu dưới chủ đề “Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á Châu”, diễn ra vào ngày 26 tháng 11 năm 2011 tại Tokyo.
Trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 11 vừa qua tại Phòng khánh tiết của Bộ Ngoại Giao Nhật, Giáo sư Kasei, Chủ tịch Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu và cũng là Trưởng ban tổ chức Hội Nghị cho biết mục tiêu của Hội Nghị này là để người Nhật Bản lắng nghe quan điểm và các nỗ lực tranh đấu cho công cuộc dân chủ hóa của các dân tộc Miến Điện, Việt Nam, Tây Tạng, Uyghur,…. đồng thời bày tỏ sự ủng hộ với các nỗ lực nói trên nhằm thực hiện Mùa Xuân Dân Chủ tại Á Châu sớm thành công. Cuộc họp báo đã thu hút sự tham dự đông đảo của các ký giả Nhật và ngoại quốc vì đây là một điều chưa từng xảy ra trong 30 năm vừa qua, đối với những cuộc vận động tự do dân chủ cho Á Châu từ Nhật Bản.

2011/11/21

Nhớ Phạm Thanh Nghiên

Trần Khải Thanh Thủy

Nghiên thân yêu!
Sacramento đang mùa mưa ẩm ướt, tiết trời thu se lạnh, cảnh vật mấy hôm nay tự nhiên vừa ủ rũ vừa trầm tư. Trước đó, thiên nhiên nơi đây luôn hài hòa, nay trở lên buồn lắng. Khung cảnh mùa thu sao mà mênh mang, da diết lạ thường.
Từ sâu sa trong mỗi tế bào của chị như có hiện tượng thức giấc, những ký ức đắm chìm, bao kỷ niệm vùi lấp giờ bỗng bật mình trỗi dậy với tất cả sức mạnh của chồi non tơ tràn căng sức sống...
Chị nhớ em qúa chừng, nhớ gương mặt sống động, nghịch ngợm của em khi kể chuyện vui, tếu. Nhớ những nét căm hờn còn đọng lại trên ánh mắt, khóe miệng giận dữ của em mỗi khi gặp phải điều bất như ý. Mà trời ơi, trong nhà tù cộng sản thì điều bất như ý là chuyện xảy ra không chỉ từng ngày mà là từng phút, từng giây.
Nhớ đôi dép trái em đi, bộ quần áo tù em mặc, không hề như những người tù thường phạm hoặc chính trị khác, mà chỉ riêng em mới có. Đơn giản vì từ khi sinh ra trên đời, biết xỏ chân vào đôi dép để đi cho sạch, em đã quen đi trái. Nhiều khi bị bạn bè, gia đình phản đối, em cố đi lại cho đúng như mọi người thì lại bị những cạnh sắc của nhựa cứa vào làm đau nhức. Thế là thói quen tâm lý luôn chiến thắng thói quen hành động, em lại tiếp tục xỏ trái dép như cũ.

Tâm thư cầu nguyện cho Thái Hà, cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

Kính Thưa Quý Vị Đồng Hương, Quý Cộng Đồng và Quý Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới,
Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Phong Trào, Đoàn Thể,
Trước những biến cố đau thương tại Giáo Xứ Thái Hà và những sự kiện Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền không được tôn trọng tại Việt Nam, đồng thời, những nguy cơ đe dọa mất nước do Trung Cộng gây nên, được đăng tải trên các trang mạng truyền thông, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam chúng con nhận thức với trách nhiệm Truyền Thông Công Giáo kính gửi đến toàn thể Quý Vị Tâm Thư Cầu Nguyện này.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn tất cả Quý Vị, đã cầu nguyện, yêu thương nâng đỡ và đồng hành với Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam chúng con trong suốt những năm vừa qua, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng Việt Nam Công Giáo tốt đẹp trong yêu thương đoàn kết và gắn bó, đồng thời, tích cực cầu nguyện và hiệp thông với Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong những hoàn cảnh cụ thể đặc biệt.

2011/11/18

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” của tác giả Peter W. Navarro và Greg Autry (PHẦN 9 - HẾT)


Lý Thái Hùng

Lời Mở Đầu: Đây là chương cuối cùng, trong một loạt 16 chương của tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death By China) mà Bình luận gia Lý Thái Hùng đã tóm lược và giới thiệu đến quý độc giả trong 2 tháng vừa qua. Ngoài 16 chương này, Bình luận gia Lý Thái Hùng sẽ có một bài nhận định tổng hợp về Nguy Cơ Trung Quốc Đối Với Việt Nam, khi mà Trung Quốc đang trổi dậy và làm cho Siêu Cường Hoa Kỳ khốn đốn như qua sự phân tích của hai tác giả Peter W. Navarro và Greg Autry.
Sống bên cạnh xứ láng giềng khổng lồ mang đầu óc bành trướng bá quyền, chúng ta không thể không lo lắng về những thủ đoạn thực dân của Bắc Kinh. Sự lấn chiếm biên giới qua cuộc chiến đẫm máu vào năm 1979 và nhất là những xung đột trên Biển Đông cho chúng ta thấy rõ ý đồ xâm lăng và thực dân của Trung Quốc đối với nước ta càng ngày càng rõ ràng.
Chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã gửi E Mail đóng góp ý kiến cũng như góp phần tán phát tập điểm sách Chết Bởi Trung Quốc của Bình luận gia Lý Thái Hùng đến cho nhiều người. Chúng tôi hy vọng là qua tập điểm sách này, quý vị sẽ hiểu rõ hơn vì sao chúng ta phải chống Trung Quốc.
Ban Biên Tập Trang Nhà Việt Tân
— -
PHẦN 9 VÀ HẾT

Chương 16: Life with China: How to Survive and Prosper in the Dragon’s Century.
Sống Với Trung Quốc: Làm Thế Nào Sống Còn và Thịnh Vượng Trong Kỷ Nguyên Con Rồng.


Như chúng tôi đã hứa ở đầu cuốn sách sẽ cung ứng cho quý vị một số hướng dẫn để sống còn (survival guide) và kế hoạch hành động (action plan). Do đó trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loạt những chọn lựa cá nhân, những quyết định và những hành động liên quan đến chính sách của chính quyền có thể được tiến hành để bảo vệ bạn và gia đình từ những sản phẩm thiếu an toàn của Trung Quốc, và để mang lại một quan hệ thịnh vượng giữa chúng ta với Trung Quốc thay vì nguy hiểm như hiện nay.