2012/04/27

Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công? (2)


Maria J.Stephan và Erica Chenoweth

(Kỳ 2, tiếp theo kỳ 1 ngày 31/03/2012)
Kiểm định lý thuyết
Ronaldo Francisco và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện rằng các cuộc trấn áp của chính quyền đều gây ra hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông” và làm tăng sự tham gia (huy động) của dân chúng cho phong trào phản kháng, trong khi một số học giả khác lại thấy có sự biến thiên trong các hiệu ứng của trấn áp đối với sự huy động dân chúng.[31] Tính khoan dung của chính quyền trong các cuộc trấn áp cũng được thấy có thể phụ thuộc vào tính chất bất bạo động hay bạo động của một phong trào phản kháng.[32] Động lực này được thể hiện ở giả thuyết 1 dưới đây.
Giả thuyết 1: Ý chí sử dụng bạo lực của chính quyền sẽ làm tăng khả năng thành công cho các phong trào bất bạo động nhưng lại gây bất lợi cho các phong trào bạo động.
Thách thức hoặc bất tuân mệnh lệnh là một hành vi không bình thường của lực lượng an ninh. Các biểu hiện của đào ngũ, ly khai trong hàng ngũ quân đội là những dấu chỉ cho thấy chính quyền không còn điều khiển được sự hợp tác hay sự tuân phục của một trụ đỡ quan trọng bậc nhất của nó nữa. Sự thách thức bất bạo động có nhiều khả năng tạo ra thiện cảm, ủng hộ trong lực lượng an ninh đối với những người phản kháng, trong khi các đấu tranh vũ trang lại dễ có khả năng làm cho các hàng ngũ an ninh siết chặt lại với nhau để chống lại phong trào phản kháng. Giả thuyết 2 sẽ giải thích dự báo này.

Nông dân chống cưỡng chế đất ở Văn Giang - Hưng Yên


DienDanCTM

Tin Nhanh số 2 (24-04-2012)
Chính quyền tiến hành cưỡng chế
Dân kiên quyết giữ đất.
Lực lượng cưỡng chế đang san bằng đất của nông dân Văn Giang

Khoảng 9 giờ sáng nay, 24-04-2012, lực lượng cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên lên đến gần 3000 người đã tiếp tục càn quét, dồn toàn bộ người dân ra khỏi khu đất cưỡng chế, và các máy ủi, máy xúc đã tiến hành san bằng cánh đồng gần 70 ha đất đai của người dân Văn Giang đã bao năm canh tác sinh sống.
Rất căm phẩn, bà con nông dân hiện vẫn bằng mọi cách phản kháng chống trả hành động đào mương lấp ruộng của lực lượng cưỡng chế, nhưng chỉ bằng đá gạch, gậy gộc chống chọi lại dùi cui mã tấu súng ống được chính quyền võ trang để đàn áp dân.
Người ta nghe thấy hàng loạt tiếng nổ súng AK vang rền từng đợt nhằm trấn áp tinh thần người dân phản kháng cưỡng chế, cùng đạn hơi cay dày đặc khu vực. Báo cáo từ xã Xuân Quan cho biết có hai người bị trúng đạn hơi cay. Một trong hai người bị đạn bắn vào chân, thương tích khá nặng. Trong khi đó, rất đông đồng bào đang còn bị đàn áp thô bạo trong vòng vây, không biết thương tích ra sao vì liên lạc rất khó.

Người nhận hoa nhân ái


Bảo Như

Người nhận hoa nhân ái
Không chỉ giữ trưng bày
Mà nhân giống, giâm cây
Liều thân mình phân phát
“What goes around, comes around” ngoài ý nghĩa “nghiệp quả” ở hiền gặp lành, có những người nói câu này trong một hàm ý khác. Họ muốn gieo rắc việc tốt, giúp đỡ người không mong đền đáp hay "gặp lành" trở lại, mà muốn góp sức cải thiện xã hội, người nhận qua cơn hoạn nạn sẽ tiếp nối, làm việc tốt, giúp lại những người khác.
Chị Trần Thị Nga, một phụ nữ trẻ với con nhỏ, một ủng hộ viên nhiệt tình trong các cuộc biểu tình cho Hoàng - Trường Sa tại Hà Nội vào mùa hè 2011, hiện thường xuyên bị đám công an khu vực chị quấy nhiễu và khủng bố, là một người "biết nhận" trong tinh thần này.

Ông Nguyễn Tấn Dũng Trên Truyền Hình Nhật


Ngô Văn

Hội nghị lần thứ 4 giữa Nhật Bản và 5 nước ở lưu vực sông Mêkông, gồm Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, đã diễn ra tại Tokyo vào hai ngày 20 & 21 tháng 4 vừa rồi.
Hiển nhiên nhân vật được truyền thông Nhật và thế giới chú ý nhiều nhất là Tổng thống Thein Sein của Miến Điện. Sau 28 bị thế giới cô lập, đây là lần đầu tiên nhân vật đứng đầu Miến Điện có mặt tại một hội nghị quốc tế tổ chức ở một quốc gia tự do, dân chủ.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có mặt trong hội nghị này. Trong vài ngày trước đó, với không khí phản đối Trung Quốc đang dâng cao tại Nhật, nhiều quan sát viên tiên đoán ông Dũng sẽ tận dụng cơ hội này để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Tuy nhiên, người ta chỉ nghe từ ông những phát biểu chung chung về những lãnh vực nhỏ và khá xa lạ như “hệ thống vận tải đa phương thức”, v.v... Chỉ sau hội nghị và đến phần họp báo, ông mới đưa ra một câu khẳng định nhưng cũng không liên quan gì đến biển Đông: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kỹ thuật cao và tính an toàn về điện hạt nhân của Nhật. Do đó chủ trương của Việt Nam là vẫn quyết định nhập hai lò phát điện hạt nhân của Nhật chứ không có gì thay đổi."

2012/04/23

Vấn đề Bạc Hy Lai của Trung Quốc


Lý Thái Hùng

Bạc Hy Lai, 63 tuổi, là con trai thứ hai của Bạc Nhất Ba từng là một công thần của chế độ Cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao.
Mới đây, họ Bạc đã không những mất tất cả quyền lực (Bí thư Thành phố Trùng Khánh, Ủy viên Bộ chính trị) mà còn mất luôn cơ hội trở thành 1 trong 9 “hoàng đế” trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bầu ra từ đại hội đảng kỳ 18 - sẽ tổ chức tháng 10 tới đây, sau khi người thân tín của họ Bạc trước đây là Vương Lập Quân chạy trốn vào Tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô hôm mồng 6 tháng 2 năm 2012.
Sự việc đã hé mở cho công luận nhìn thấy những vết nứt trong nội bộ Trung Quốc, được che giấu bởi lớp sơn cải cách kinh tế kỳ diệu từ năm 1978 cho đến nay.
JPEG - 16.6 kb
Thái tử đỏ “Bạc Hy Lai”
Vết nứt đầu tiên là qua sự thất sủng của Bạc Hy Lai, người ta thấy rõ nhóm lãnh đạo thế hệ thứ tư (Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo) và thế hệ thứ năm (Tập Cận Bình – Lý Khắc Cường) đang muốn cô lập nhóm tả khuynh đã dùng Mao để phô trương thanh thế.
Vết nứt thứ hai là qua việc bắt giữ Từ Minh, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, lãnh đạo tập đoàn công nghiệp Dalian Shide ngay sau khi vợ chồng Bạc Hy Lai bị bắt, cho thấy là Bắc Kinh đang cố triệt hạ một vài “đại gia” - những con chốt giữ tiền, giữ tài sản của những dòng họ lớn ở trong đảng – để diệt mọi mầm mống đề kháng sau này.
*

Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên


Ls. Đào Tăng Dực

Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quí độc giả một tài liệu công phu của Luật sư Đào Tăng Dực - Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam Trên Quan Điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên - để góp phần vào bản Hiến Pháp tương lai của một nước Việt Nam tự do và dân chủ.
Sau đây là phần giới thiệu của tác giả:
Năm 2012 có nhiều chỉ dẫn cho thấy tiến trình dân chủ hóa tòan cầu gia tốc, nhất là tại Trung Đông và đến Miến Điện. Có nhiều xác xuất Việt Nam cũng sẽ gia nhập vào tiến trình dân chủ hóa trong thập niên này. Chính vì thế, nhu cầu hiểu biết về luật hiến pháp trở nên quan trọng. Thông thường, chính trị học và luật học được coi là những môn phứt tạp và cần thời gian để nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu có một số khái niệm căn bản, không những giới trí thức nói riêng, mà những người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước nói chung, cũng sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ trước những danh từ chính trị và luật pháp. Từ đó nhiều công dân sẽ có khả năng đóng góp tích cực hơn cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Tại sao phải hiểu biết về luật hiến pháp chứ không phải chính trị hoặc luật pháp nói chung? Dĩ nhiên mọi sự hiểu biết thấu đáo về bất cứ môn học nào cũng đều lợi ích cho cá nhân và tập thể. Tuy nhiên đặc biệt quan trọng là luật hiến pháp, vì nơi này, chính trị và luật pháp gặp nhau. Lý do vì hiến pháp là luật pháp căn bản, quy định cấu trúc và nguyên tắc vận hành của những định chế chính trị rường cột quốc gia.

Dân biểu Canada: Hãy thả vô điều kiện các tù nhân lương tâm


Judy A. Sgro

Ngày 14 tháng 4 năm 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Bách Thảo Hà Nội, Việt Nam
Thưa Thủ Tướng:
Tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm của tôi về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mà gần đây nhất là việc bắt bớ và giam cầm tùy tiện blogger Paulus Lê Sơn, 16 nhà hoạt động trẻ, nhạc sĩ Việt Khang, và nhà hoạt động dân oan Bùi Thị Minh Hằng.
Kể từ tháng Bảy năm 2011 blogger Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cường, Thái Văn Dũng, Nguyễn Văn Duyệt, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Hồ Tấn Hòa, Trần Minh Nhật,Nguyễn Văn Oai, Hồ Văn Oanh, Hoàng Phong, Chu Mạnh Sơn, Tạ Phong Tần, và Đặng Xuân Diệu đã bị giam giữ không qua xét xử vì vai trò của họ trong các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối bất công xã hội. Mặc dầu những người này chọn phương cách phản đối ôn hòa, nhưng tất cả đã bị bắt không đúng luật lệ, và kể từ đó đã bị giam giữ không được gặp luật sư. Tương tự như vậy, Việt Khang (Võ Minh Trí) là một nhạc sĩ đã tham gia biểu tình ôn hòa trong năm 2011; các bản nhạc của anh chỉ trích công an đàn áp tàn bạo người biểu tình ôn hòa cũng như cảnh báo về vấn đề mất chủ quyền đất nước. Kể từ tháng 12 năm 2011, anh đã bị giam giữ không qua xét xử. Điều tương tự cũng đúng đối với Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động bị đưa đi "học tập cải tạo" mà không qua xét xử hay đối xử theo đúng luật lệ hiện hành.

TCBC của Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc


THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 19 tháng 4 năm 2012
của TỔ CHỨC PHỤC HƯNG VIỆT NAM
và LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC
Vào ngày 19 tháng 4 năm 2012, một số báo chí và cơ quan truyền thông của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã loan tin “Thành viên Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam bị bắt” và “Khởi tố bị can Võ Viết Dziễn về hành vi lật đổ chính quyền.”
Các bản tin trên nêu lên một số chi tiết về các hoạt động của thành viên Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc tại Đông Nam Á và tại Việt Nam đặc biệt trong dịp 30 tháng Tư sắp tới, như rải truyền đơn, phá sóng truyền thanh, hoạt động kinh doanh và đốt phá một số cơ sở hoạt động của người Hoa.
Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc minh xác:
1- Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam thành lập ngày 23/12/1978 để tiến hành công cuộc phục hưng đất nước trên căn bản xây dựng dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, song hành với nỗ lực phục hưng văn hóa dân tộc. Quốc nội là địa bàn họat động chính của Tổ Chức.
2- Trước hiểm họa đất nước bị phương Bắc thôn tính, Tổ Chức đã cùng Tập Hợp Đồng Tâm, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn, và một số nhân sĩ thành lập Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc vào ngày 28 tháng 2 năm 2010 để đẩy mạnh công cuộc cứu nguy tổ quốc.
3- Lực Lượng chủ trương phương thức đấu tranh ôn hòa, tuyệt đối tôn trọng tính mạng và tài sản của người dân, vận dụng sức mạnh quần chúng và truyền thông nhằm lọai bỏ hệ thống chính trị độc tài chuyên chế tại Việt Nam. Đài Đáp Lời Sông Núi phát thanh về Việt Nam từ 15/5/2011 là một trong những phương tiện thực hiện mục tiêu này.
4- Các thành viên Tổ Chức và Lực Lượng trong nước cũng như ngoài nước, dấn thân tranh đấu và tự nguyện hy sinh vì tấm lòng yêu nước nồng nàn, luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương và đường lối của đòan thể.
Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc cực lực lên án trước dư luận quốc tế cùng đồng bào trong và ngoài nước về các âm mưu, thủ đoạn vu khống, ngụy tạo và tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản Việt Nam nhằm triệt hạ uy tín các cá nhân và tổ chức yêu nước đang hy sinh cho Quốc Gia, Dân Tộc. Việc gán ghép tội danh khủng bố với ý đồ vô hiệu hóa sự can thiệp của quốc tế là một thủ đọan hèn hạ của Đảng CSVN.
Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do vô điều kiện cho ông Võ Viết Dziễn và tất cả những công dân yêu nước đang bị giam giữ vì tham gia công cuộc tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.
Thay mặt Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc.
Ngô Quốc Sĩ
Phát Ngôn Nhân
PO Box 6005, Torrance, CA 90504
Tel: (408)889-3824
eMails: PHVN@phvn.org - VPLL.LLCQ@gmail.com

2012/04/19

Sửa đổi hiến pháp: vừa vô ích vừa hữu ích


Lê Vĩnh

Theo kế hoạch sửa đổi hiến pháp thì vào tháng 4 này Ban Biên tập của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam báo cáo tổng kết việc thi hành và những nội dung cần bổ sung, sửa đổi đối với Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, nội dung cần sửa đổi, bổ sung như thế nào và nhằm mục tiêu gì thì đã được ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội (QH), đồng thời là Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhấn mạnh trong phiên họp đầu tiên của uỷ ban này ngày 8/8/2011 là phải “bám sát cương lĩnh của Đảng” và để “nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các văn kiện”.
Ba năm trước, trong buổi họp ngày 18/4/2009 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội, lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng, đã thông báo: Đảng đoàn Quốc Hội đã có tờ trình với Bộ Chính trị (đảng CSVN) về sửa đổi HP. Tháng 2 năm 2008, Bộ Chính Trị đã làm việc với Đảng đoàn Quốc Hội, và trả lời là “phải chờ thông qua cương lĩnh mới. Sửa HP cái gì thì phải khớp với cương lĩnh,...”.
Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ngày 1/7/2011, khi đề cập đến việc sửa đổi hiến pháp, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh rằng: “sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng....”

Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?


Maria J.Stephan và Erica Chenoweth

LTS: Thực tiễn và lý luận luôn có mối quan hệ tương tác hữu cơ với nhau. Có thể khởi phát của một vấn đề bắt đầu từ một thực tiễn nhưng muốn kiểm soát vấn đề đó một cách hệ thống và chủ động thì không thể không tìm hiểu để xây dựng một cơ sở lý luận cho những hành động thực tiễn sau đó.
Các cuộc đấu tranh bất bạo động cũng thế, đã khởi phát một cách tự nhiên, tự phát từ nhu cầu chống lại sự áp bức, nô dịch của các thế lực cường quyền. Nhưng để có những hành động đấu tranh hiệu quả - tránh thiệt hại hay tránh những hành động sai lầm và tập trung vào những hành động có lợi nhất, chúng ta không thể không tìm hiểu để trang bị cho mình một cơ sở lý luận dựa trên những phân tích khoa học thực tiễn và kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh bất bạo động đã và đang diễn.
Với tinh thần đó, Đối Thoại trân trọng giới thiệu bản chuyển ngữ sang tiếng Việt một công trình nghiên cứu về Phản kháng Dân sự (một cách gọi khác của Đấu tranh Bất bạo động) của hai học giả, Maria J.Stephan và Erica Chenoweth (1). Công trình này được công bố vào khoảng năm 2008 nhưng đến nay vẫn có tính thời sự vì các dữ liệu, phân tích của nó đã đề cập tới nhiều phong trào phản kháng bất bạo động tại châu Á, trong đó có cả Burma (Miến Điện) – một quốc gia độc tài quân sự hiện đang có những biến chuyển khá tích cực về chính trị. Vì đây là một công trình nghiên cứu nên ngôn ngữ và cách thể hiện của văn bản này có phần khô khan, khó đọc (2), nhưng chúng tôi vẫn hy vọng những người quan tâm tới hiện tình đất nước, nhất là những người có tư chất hoặc mong muốn có một tư duy chiến lược, sẽ tìm thấy ở tập nghiên cứu này những điều bổ ích. Trân trọng giới thiệu.

Ba ký giả người Việt bị cáo buộc tội chống phá nhà nước


CPJ

New York, ngày 16/4/2012 – Các thông tin vào ngày Chủ Nhật vừa qua cho biết là nhà cầm quyền Việt Nam đã cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước đối với 3 ký giả, và những người này đã bị giam giữ mỏi mòn trong tù trong nhiều tháng qua.
Hãng thông tấn AFP, trích lời của các cơ quan truyền thông nhà nước, cho biết là các ký giả Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đã bị cáo buộc với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước vì đã phổ biến tổng cộng 421 bài viết trên các trang mạng của họ với nội dung “bôi nhọ nhà nước”. Tội danh này có thể bị xử phạt tối đa 20 năm tù. Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả cho biết là ba ký giả này cũng là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, là một nhóm chủ trương tự do báo chí mà ông Nguyễn Văn Hải đã góp phần thành lập và hiện đang hoạt động ở hải ngoại.
Theo Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả thì ông Nguyễn Văn Hải, cũng được biết đến với tên Nguyễn Hoàng Hải, là chủ trang blog chính trị mang tên Điếu Cày, đã tường trình về những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cũng như những cuộc biểu tình chống rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh. Cũng theo Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả thì Ông bị bắt vào năm 2008 và vào Tháng 10 năm 2010 đã hoàn tất bản án 30 tháng tù vì tội trốn thuế, là một cáo buộc mang tính chính trị, nhưng sau đó đã tiếp tục bị giam giữ để điều tra thêm. Vào năm 2011, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả kêu gọi lập tức trả tự do cho Ông sau khi có tin là Ông đã bị thương nặng trong tù.

Blogger Nguyễn Hoàng Vy bị cấm xuất cảnh


BBC

Một người tham gia nhóm phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông (Nhóm No-U) tại TP HCM vừa bị cấm xuất cảnh.
Blogger Nguyễn Hoàng Vy, còn biết với tên An Đổ Nguyễn trên Facebook, bị câu lưu tại cửa khẩu Mộc Bài nhiều tiếng đồng hồ hôm thứ Ba 17/4, vì nghi liên quan tổ chức Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam ở hải ngoại.
Ba thành viên của Ủy ban nói trên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, đã bị xử tù từ 7 đến 9 năm hồi tháng 10/2010 vì tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân, theo Điều 89 Bộ Luậ́t Hình sự.
Sau khi được thả về nhà, blogger Nguyễn Hoàng Vy nói chuyện với BBC.

2012/04/17

Bắc Kinh khoái trá nhìn Bắc Hàn “nghịch lửa”


Ngô Văn

Mặc dù áp lực của thế giới rất nặng, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tuyên bố sẽ phóng hỏa tiễn Quang Minh Tinh 3 để đưa vệ tinh Ngân Hà 3 lên không gian (thực chất là phóng thử hỏa tiễn Teapodong) vì cho đó là quyền lợi của mình mà không một quốc gia nào cấm cản được. Ngoài việc tuyên bố hùng hồn như thế và cho phép khoảng 170 ký giả của 20 quốc gia đến Bắc Hàn để thu tin về cuộc phóng vệ tinh này, nhưng vẫn có nhiều bình luận gia dự đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ tìm một lý do nào đó để hoãn việc phóng thử tên lửa, nếu không thì phải gánh chịu sự cô lập và trừng phạt của thế giới nặng hơn trước nhiều. Nhưng dự đoán này đã không đúng.
Ngày 12/04/2012, đài truyền hình Trung ương Triều Tiên liên tục đưa tin về việc Kim Chính Ân lần lượt được Đại hội Đại biểu Nhân dân Tối cao (tức là Quốc hội) thừa nhận vào tất cả vị trí lãnh đạo số một của Bắc Triều Tiên và cảnh các chuyên viên đang nạp nhiên liệu vào hỏa tiễn Quang Minh Tinh 3, ngoài ra còn chiếu cảnh người dân Bắc Hàn ai cũng hớn hở chờ đợi giờ vệ tinh được phóng lên. Trong khi đó tại Hàn Quốc và Nhật Bản quân đội được lịnh cắm trại 100%. Các hỏa tiễn phòng không tối tân PAC-3 và SM-3 sẵn sàng ứng chiến. Những người đứng đầu các bộ, nghành liên hệ phải túc trực tại chỗ làm. Nói tóm lại không khí khẩn trương đè nặng lên hai chính phủ Nam Hàn và Nhật.

Dân quyền Thụy Ðiển chọn Ðiếu Cày là nhân vật của tháng


Người Việt

SÀI GÒN (NV) - Ngay trong lúc chính quyền cộng sản tại Việt Nam đang chuẩn bị đưa các blogger Ðiếu Cày, Anh Ba SG và Tạ Phong Tần ra tòa với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” một tổ chức báo vệ dân quyền tại Thụy Ðiển nêu gương blogger Ðiếu Cày là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng.
GIF - 33.9 kb
Trang web của tổ chức “Civil Rights Defenders” tại Thụy Ðiển, hoạt động 30 năm nay trên khắp thế giới, chọn Ðiếu Cày là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng. (Hình: civilrightsdefenders.org/Người Việt)
Ba nhân vật làm trang web “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” sẽ bị đưa ra tòa sắp tới đây. Một thân hữu của ba blogger này cho báo Người Việt biết ngày xử được cho là 17 tháng 4, nhưng tới nay vẫn chưa có thông báo chính thức theo luật định.
Trong khi đó, Tổ chức Bảo vệ Dân Quyền “Civil Rights Defenders” tại Thụy Ðiển vinh danh Ðiếu Cày, tên thật Nguyễn Văn Hải, là “Human rights defender of the month.” Tổ chức này viết:
“Ông Nguyễn Văn Hải được coi là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam. Với bút hiệu ‘Ðiếu Cày’, ông là người tiên phong khi phong trào viết blog bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2007. ‘Ðiếu Cày’ là vật dụng thường ngày dùng để hút thuốc của nông dân, và ông đã mượn tên này như để đại diện cho tầng lớp nông dân, những người nghèo và thiệt thòi nhất tại Việt Nam.”

Dự luật mới sẽ gia tăng kiểm duyệt mạng


RSF

Dự luật sẽ chấm dứt việc ẩn danh trên mạng, buộc các công ty internet ngoại quốc phải kiểm duyệt
Tổ chức "Phóng Viên Không Biên Giới" kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy hủy bỏ ngay nghị định khiến cho việc kiểm duyệt mạng gia tăng tới mức không thể chấp nhận được và làm cho tình trạng tự do ngôn luận đáng lo ngại trở nên trầm trọng hơn.
Theo những thông tin được cung cấp bởi Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ đang bị cấm ở Việt Nam, và sau kiểm chứng của RSF nơi nhiều nguồn khác, nhà cầm quyền [Việt Nam] chuẩn bị công bố, vào tháng 6/2012, một "Nghị Định về quản lý, cung cấp và sử dụng các dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng", để bổ sung cho cả một kho luật pháp đã được áp dụng để đối phó với những tiếng nói bất đồng chính kiến. Văn bản này được biên soạn với những lời lẽ cố ý mơ hồ để nhà cầm quyền tùy tiện diễn giải, tăng cường việc kiểm duyệt mạng internet và kiểm soát những người sử dụng internet bằng cách dựa trên sự hợp tác của các xí nghiệp trong lãnh vực internet, nhất là các xí nghiệp nước ngoài. Google và Facebook là những công ty ngoại quốc có thể bị ảnh hưởng.
Ký Giả Không Biên Giới kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy từ bỏ dự án này, vì nó sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hiện đã rất đáng lo ngại của tự do ngôn luận ở trong nước. Trong trường hợp này, nghị định sẽ quy án tội ác cho mọi hành động biểu hiện sự bất đồng chính kiến trên mạng cũng như mọi hành động thông truyền tin tức không đi theo đường lối chính thống do đảng cộng sản đã ấn định, và phát triển việc trao cho tư nhân quyền kiểm duyệt. Song song, nhà cầm quyền tìm cách ngăn cản các ký giả, các bloggers và đặc biệt là các cư dân mạng, đảm trách vai trò thông tin một cách an toàn nhờ dùng biệt hiệu.

2012/04/15

Người bạn ngỗng trời


V.D

Trên thế giới mạng gần đây, các Blogger tranh luận sôi nổi về đề tài thái độ chính trị, quan điểm chính trị và việc tham gia vào tổ chức chính trị. Nhân việc xem qua một bài viết của một người bạn chuyển cho với tựa đề là “Bài học từ loài ngỗng trời” tôi chợt nghiệm ra một vấn đề.
Sống trên đời ít ra chúng ta cũng cần có một người bạn tri kỷ, người bạn đấy có thể là một bạn đồng nghiệp, một người bạn thời nối khố tắm mưa. Gần hơn, đó cũng có thể là những người anh chị em trong một gia đình và cũng có thể là người phối ngẫu đang đi chung với ta trên con đường cuộc đời đầy chông gai… Cuộc sống sẽ rất nhàm chán khi chúng ta không có một người bạn để chia sẻ, tâm tình trong những lúc vui hay buồn, để an ủi động viên khi ta thất bại.
Chúng ta cũng không thể không có sai lầm, vậy những người bạn tốt là những người bạn dám nói cho ta nghe những sai lầm, khuyết điểm để chúng ta sửa chữa hoàn thiện mình hơn, đôi khi những lời nói thật đấy có làm chúng ta đau, hay tự ái do cái Tôi.
Là một người bình thường tôi cũng có rất nhiều người bạn, người tốt có, người chưa tốt cũng có và tôi không có quan niệm về người bạn xấu, có chăng là họ chưa hoàn thiện ở mình một mặt nào đó nhưng họ vẫn là một người tốt ở một số mặt mà đang ở dạng tiềm ẩn.

2012/04/12

Đảng bắt đầu ngán luật sư


Nhật Bình

Giới luật sư Việt Nam sẵn sàng chưa?
Nếu theo đúng truyền thống lãnh chỉ thị từ Thiên Triều về thi hành, thì chỉ nội trong năm 2012 này, luật sư Việt Nam sẽ phải xếp hàng giơ tay thề “còn đảng còn mình”.
Số là vào cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Tư Pháp Trung Quốc vừa chính thức tuyên bố các luật sư Trung Quốc “sẽ được yêu cầu” tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Điều lệ mới này áp dụng cho tất cả các luật sư muốn được cấp giấy phép hành nghề lần đầu tiên cũng như những luật sư đang hành nghề nhưng giấy phép hết hạn và muốn được cấp lại. Tóm tắt là TẤT CẢ luật sư muốn hành nghề thì phải thề.
Bộ Tư Pháp Trung Quốc cũng ghi rõ, các luật sư phải “cam kết thành thực làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của một người lao động về pháp luật trong hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Trung Quốc”. Họ phải thề “trung thành với tổ quốc, trung thành với nhân dân, tôn trọng vai trò lãnh đạo của Đảng CSTQ và hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Cũng theo giải thích của Bộ Tư Pháp, việc tuyên thệ này “sẽ giúp nâng cao chuẩn mực chính trị, nghề nghiệp và đạo đức của các luật sư”.

Bỏ phiếu bằng chân


Nguyễn Hưng Quốc

Nếu được bình chọn, tôi nghĩ câu nói nổi tiếng nhất ở miền Nam trước năm 1975 sẽ là câu “Đừng nghe những gì Cộng sản nói; hãy nhìn những gì Cộng sản làm”; sau năm 1975, cũng ở miền Nam, là hai câu “Người Việt bỏ phiếu bằng chân” và “Nếu được tự do, ngay cả cột đèn cũng bỏ nước ra đi.”
Câu “bỏ phiếu bằng chân” khá lý thú. Ở các nước dân chủ, người ta bỏ phiếu bằng tay. Ở Việt Nam, khi bầu cử chỉ là chuyện “chọn người xứng đáng thì cho vào hòm”, hình thức bày tỏ chính kiến một cách trung thực và quyết liệt nhất không nằm ở lá phiếu, bất cứ là lá phiếu gì, mà là ở bàn chân, ở cái nơi chúng quyết định hướng tới, dù phải vượt qua trùng trùng nguy hiểm, kể cả nguy cơ mất mạng. Do đó, có thể nói phong trào vượt biên sau năm 1975 mới thực sự là một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một cuộc trưng cầu dân ý khởi phát và được tiến hành bởi dân chúng.

Cả ngàn dân oan đồng loạt kéo về Hà Nội biểu tình đòi đất đai


DienDanCTM

Lúc 9 giờ sáng hôm nay, 10-4-2012, nông dân huyện Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội, Hà Đông, và xã Vân Hà huyện Đông Anh đã kéo về tập trung trước trụ sở tiếp dân của MTTQ ở số 46, Tràng Thi, Hà Nội biểu tình khiếu kiện đất đai bị nhà cầm quyền địa phương trưng thu.
Theo blog Nguyễn Xuân Diện, đến 10 giờ sáng, số dân oan hiện diện tại khu vực trước trụ sở tiếp dân lên đến hơn 1000 người, ngồi kín hết cả sân bên trong 46 Tràng Thi và cả bên ngoài vỉa hè, với rất nhiều biểu ngữ cầm tay cùng băng rôn tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai.
Chủ yếu là bà con nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trong dự án ECOPARK, hôm nay ra đến gần 700 người, để khiếu nại việc Chủ tịch UBND huyện Văn Giang Đặng Thị Bích Thủy ra quyết định trái pháp luật số 578 ngày 5-4-2012 về việc "áp dụng những biện pháp khác" nhằm cưỡng chế lấy đất của nông dân giao cho giới chủ đầu tư dự án, dự trù bắt đầu xúc tiến vào ngày 20-4 tới đây.
Dự án khu đô thị Ecopark được bắt đầu từ năm 2004, chiếm một diện tích trên 500 ha. Những hộ nông dân bị lấy đất sản xuất giao cho dự án chỉ được đền bù theo giá đề nghị là 43,000 đồng một mét vuông, một mức giá quá bất công.

Liều thuốc tự do


Nhọ

Trong đêm lưu diễn ở Hà Nội của Bi Rain (ca sĩ Hàn Quốc), một số fan Việt quì xuống để ngửi và hôn hít chiếc ghế mà thần tượng của mình vừa ngồi.
Thông tin này lập tức gây sóng gió trong cộng đồng mạng Việt Nam sau khi lan truyền trên Facebook. Hầu hết báo giới thể hiện sự bất bình, và nhiều người nói về một nỗi nhục dân tộc. Người ta giật tít: "choáng", "shock", "quá trớn", "crazy"... Nhiều trí thức than vãn về sự suy đồi các giá trị tinh thần. Và khi những xúc động đã tạm lắng đi, một số blogger viết bài lí giải. Tôi thấy khá nhiều lí do đã được đề cập. Chẳng hạn: sự tồi dở của nền giáo dục, sự thui chột của nền nghệ thuật Việt Nam, sự xuống cấp của đạo đức và phẩm giá con người...
Nhìn chung, hầu hết các nhà bình luận tin rằng tuổi trẻ Việt Nam ngày càng mất nết.
Nhưng kết luận ấy, theo tôi, hơi có chút vội vàng và nóng nảy. Thanh niên Việt quả thực kém cỏi so với bạn đồng lứa bốn phương. Nhưng là một sinh viên, mà nhờ công việc nhóm, có khá nhiều trải nghiệm về sự chuyển biến tâm lí qua các thế hệ, tôi vẫn khá lạc quan về triển vọng của lớp người mà mình thuộc về.
Vậy trong cuộc thảo luận sôi nổi về thực trạng của tuổi trẻ Việt Nam, xin góp cho diễn đàn một cái nhìn của người trẻ.

Chỉ dân chủ là ổn định


Ngô Nhân Dụng

Miến Ðiện được dư luận người Việt chú ý vì ở gần nước Việt Nam. Vì vậy, chúng ta đang chia mừng với 60 triệu dân Miến Ðiện, khi thấy chính quyền quân phiệt có vẻ thành thật muốn nước họ được sống trong tự do dân chủ. Nếu tình trạng này tiếp tục, trong ba, bốn năm nữa, quyền hành sẽ được chuyển giao cho một chính phủ do dân Miến Ðiện bầu lên.
Nhưng có một quốc gia khác ở tận Phi Châu cũng rất đáng quan sát và đáng khen ngợi, không thua gì Miến Ðiện. Ðó là Sénégal, một cựu thuộc địa của Pháp với 13 triệu dân, nằm bên bờ Ðại Tây Dương. Ðiều đáng khen ngợi ở Sénégal là họ vừa thực hiện một cuộc chuyển giao quyền hành trong hòa bình, nhiều người ở bên ngoài phải kinh ngạc. Trước khi dân Sénégal bỏ phiếu ngày 25 Tháng Hai, nhiều tòa đại sứ Tây phương đã khuyên kiều dân của họ hãy tạm rời xứ này, đi đâu thì đi chớ không nên ở lại. Họ tiên đoán sẽ có hỗn loạn sau cuộc bỏ phiếu. Ông tổng thống cũ thế nào cũng đắc cử vì ông rất nhiều thủ đoạn. Ứng cử viên đối lập chắc chắn sẽ tố cáo gian lận. Hai phe sẽ đổ ra đường đánh nhau, giết nhau. Có hỗn loạn thì có cướp bóc. Dân Sénégal cũng lo. Họ đã được người Pháp trao trả độc lập từ 1960. Ông tổng thống đầu tiên Léopold Senghor nổi tiếng là một thi sĩ viết tiếng Pháp, đã tạo được truyền thống tương đối dân chủ khi sau 20 năm ông tự rút lui khỏi cái ghế tổng thống, về hưu thật sự để làm thơ!
Nhưng kết quả khiến nhiều người kinh ngạc. Cựu Tổng Thống Abdoulaye Wade quả nhiên có tham quyền cố vị thật. Ông đã làm hai nhiệm kỳ rồi, đáng lẽ theo Hiến Pháp không được ứng cử nữa. Năm ngoái Quốc Hội bù nhìn của ông tu chính Hiến Pháp, cho phép ông tranh cử thêm. Ông Putin sửa Hiến Pháp Nga để kéo dài nhiệm kỳ, ông Abdoulaye Wade đâu kém gì? Ðiều ông Abdoulaye Wade không ngờ là dân chúng Sénégal đã chán chế độ tham nhũng, bất lực của ông quá rồi. Ông chỉ được 34% số phiếu trong vòng đầu, đến vòng thứ hai thì thua đối thủ, Macky Sall, một cựu thủ tướng. Ông Wade sau cùng đã hành động một cách đáng khen ngợi, ông công nhận mình đã bị dân cách chức! Ông muốn đóng vai một chính khách về hưu còn đầy đủ tư cách, hơn là một bạo chúa tham lam ngu ngốc.
Chuyển giao quyền hành là một cuộc trắc nhiệm cho tính chất ổn định của một chế độ. Nó cũng là một thử thách cho sự trưởng thành của một quốc gia. Nước Sénégal mới vượt qua được thử thách quan trọng đó; ít nhất trong năm 2012 này. Nước Miến Ðiện cũng mới vừa đi qua cuộc thử thách khác. Người dân Miến Ðiện đã dám bỏ phiếu theo lựa chọn của họ, không sợ hãi. Những người cầm quyền ở Miến Ðiện cũng đáng khen, không khác gì cựu Tổng Thống Wade ở Senegal. Họ chấp nhận kết quả phản ảnh ý nguyện của người dân.
Năm nay, bên Trung Quốc cũng sẽ diễn ra một cuộc chuyển giao quyền hành. Không phải dân chúng chọn một lớp lãnh đạo mới, vì dân Trung Hoa chưa có quyền đó. Họ sẽ phải chờ Ðại hội thứ 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc chọn lựa, rồi toàn dân sẽ được vỗ tay hoan hô. Cộng Sản Trung Quốc muốn tập trung quyền hành trong tay đảng của họ, lấy lý do là làm như vậy để bảo đảm sự ổn định, không để xáo trộn chính trị làm cho kinh tế chậm phát triển. Nhiều người Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ lý luận đó, họ đều bị bịt miệng hết.
Nhưng thật sự nền chính trị ở Trung Quốc có ổn định hay không? Qua những tin tức được lọt ra ngoài, dù đảng Cộng Sản đã kiểm soát chặt chẽ, thì không thể nói là có ổn định. Mọi người đều biết trong kỳ đại hội tới, Cộng Sản Trung Quốc sẽ chọn ông Tập Cận Bình làm chủ tịch đảng, chủ tịch nước thế chỗ Hồ Cẩm Ðào; còn ông Lý Khắc Cường sẽ lên ghế thủ tướng thay Ôn Gia Bảo. Nhưng guồng máy quyền lực ở Trung Quốc còn rất nhiều ghế mà người ta đã và đang giành giật. Nhưng ai theo dõi tin tức đều biết, trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc đang diễn ra một cuộc đấu đá giữa hai phe, bên ngoài coi bộ êm đềm nhưng bên trong không biết những cơn sóng ngầm nào sẽ bất ngờ nổi lên từ nay cho đến cuối năm. Phe thứ nhất là những “vương tôn” vào hùa với nhau vì là con cháu của những lãnh tụ đảng thời trước; họ được cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và nhóm lãnh tụ Thượng Hải hỗ trợ; họ chú trọng đến việc bảo vệ các quyền lợi với các khẩu hiệu tả phái mị dân. Phe thứ hai thường gọi là “Ðoàn Phái” vì từng tập trung trong Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản thời Hồ Cẩm Ðào cầm đầu, có khuynh hướng muốn cải cách nhanh hơn. Họ giành nhau ngồi vào những chiếc ghế trong Thường Vụ Bộ Chính Trị; trong Ban Bí Thư, trong Quân Ủy Trung Ương, vân vân.
Chúng ta đã chứng kiến cảnh một lãnh tụ phe Vương Tôn là Bạc Nhất Ba, bí thư Trùng Khánh bất ngờ mất chức. Sau đó, có tin đồn trên Internet là xe tăng kéo ra đường phố Bắc Kinh để ngăn đảo chính. Tin đảo chính bị bác bỏ, nhưng cuộc đấu lại diễn ra trên các mạng Internet. Ngay sau khi họ Bạc thất thế, một mạng tả khuynh ở Trung Quốc gọi là Utopia đã viết rất nhiều bài bênh vực ông ta (http://www.wyzxsxcom). Trên mạng này, họ tố cáo Ôn Gia Bảo vận động hạ bệ Bạc Nhất Ba theo chỉ thị của Mỹ quốc! Mạng này còn nhận định: Nếu cuộc tranh chấp quyền lực không khéo giải quyết thì “Ðảng Cộng Sản Trung Quốc có thể sẽ tách làm hai!”
Ngày hôm qua, mạng Utopia bị công an mạng ra lệnh đóng cửa trong một tháng. Lý do được đưa ra là Utopia đã nói xấu giới lãnh đạo, dèm pha đại hội đảng thứ 18 sắp tới. Người quản đốc mạng là Phạm Cảnh Cương (Fan Jinggang), hỏi bằng cớ thì công an mạng không đưa bằng cớ nào cả. Nhà nước muốn đóng là đóng, không được thắc mắc.
Nhưng cuộc tranh chấp giữa hai nhóm Ðoàn Phái và Vương Tôn không phải do vấn đề chủ trương, chính sách khác nhau. Thực chất là họ tranh giành quyền hành và lợi lộc do quyền hành đem lại. Bạc Nhất Ba tuy tự quảng cáo các chiến dịch chống băng đảng tham nhũng, và hô hào trở lại các khẩu hiệu và bài hát thời Mao Trạch Ðông làm một “Mô hình Trùng Khánh,” nhưng trong thực tế lại cầm đầu một mạng lưới tham nhũng khổng lồ. Những tin tức mới được tiết lộ sau khi Bạc mất chức cho thấy bà vợ của ông ta là Cốc Khai Lai (Gu Kailai). bị nghi ngờ liên can đến cái chết của Neil Heywood, một thương gia người Anh quốc; cái chết ở Trùng Khánh được giải thích là vì uống rượu quá chén, nhưng bị đem thiêu xác ngay.
Viên giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đã đặt câu hỏi về vụ này với Bạc Nhất Ba, nên bị cất chức. Quân sợ mất mạng, đã xin hẹn gặp lãnh sự Anh ở Trùng Khánh, rồi lại đổi ý, xin tị nạn với tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Thành Ðô, cho nó xa hơn. Hành động đó đưa tới những biến cố dây chuyền khiến Bạc Nhất Ba bị cách chức.
Nhưng phe Ðoàn Phái đã chặt chân tay của họ Bạc từ trước. Một người em vợ Bạc Nhất Ba là Thiếu Tướng Cốc Tuấn San (Gu Junshan) đã bị cất chức và bị bắt vì tội tham nhũng. Cốc Tuấn San từng đứng đầu Cục Hậu Cần, lo về tiếp liệu trong quân đội, một chức vụ tha hồ rút ruột các dự án. Người đã điều tra và truy tố San là Lưu Nguyên, một con trai của Lưu Thiếu Kỳ. Nguyên được Ðặng Tiểu Bình cứu, đưa về học ở Bắc Kinh, sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị Mao Trạch Ðông làm nhục đến chết. Năm ngoái Lưu Nguyên (Liu Yuan) mới được Hồ Cẩm Ðào đích thân thăng lên hàng tướng, và đang hy vọng sẽ được vào Quân Ủy Trung Ương trong nhiệm kỳ tới. Việc bắt giam Cốc Tuấn San xẩy ra vài ngày trước khi Bạc Nhất Ba mất chức, là một “công trạng” giúp Lưu Nguyên lên cao hơn.
Khác với những vụ điều tra và truy tố tham nhũng ở các nước dân chủ tự do, các biến cố ở Trung Quốc diễn ra hoàn toàn thầm lặng, theo truyền thống “thâm cung bí sử.” Người dân Trung Quốc chỉ được biết tin tức sau khi một phe đã hoàn toàn chịu thua phe bên kia. Việc thay bậc đổi ngôi trong hàng ngũ lãnh đạo chỉ những lãnh tụ trong đảng biết với nhau mà thôi. Từ khi thành lập nhà nước Cộng Sản Trung Quốc, chỉ có hai lần việc chuyển quyền diễn ra một cách êm thấm, là khi Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào lên. Nhưng cả hai người này đều do một tay của Ðặng Tiểu Bình chỉ đích danh chọn lựa!
Dân Trung Hoa, với dân số đông gấp 100 lần nước Sénégal, vẫn chưa có quyền quyết định chọn người lãnh đạo đất nước họ, như những người dân ở nước Phi Châu nhỏ bé kia. Ðiều khiến những người như Ôn Gia Bảo lo lắng là nếu không dân chủ hóa sớm, thì xã hội Trung Quốc sẽ bất ổn, gây chướng ngại cho việc phát triển kinh tế. Ông Ôn Gia Bảo hô hào cải tổ chính trị, không chắc đã vì ông ta yêu dân chủ tự do. Các nhà độc tài muốn dân chủ hóa, lý do chính là họ cần bảo vệ ngay địa vị và quyền lợi của gia đình, của con cháu họ. Một chế độ với những tranh chấp quyền lực trong hậu trường như ở Bắc Kinh không bảo đảm tương lai, những kẻ có tiền thấy đầy rủi ro. Bất cứ ai, sau bao năm lo tích lũy của cải, cũng có thể bị mất, như Lưu Thiếu Kỳ, như Giang Thanh, hay Bạc Nhất Ba, Cốc Tuấn San! Chỉ có một xã hội sống trong pháp luật và mọi người bình đẳng trước pháp luật mới bảo đảm được sinh mạng và tài sản cho mọi người.
Ðó cũng là lý do chính khiến chính quyền Miến Ðiện chịu trả tự do cho người dân, chấp nhận các luật chơi dân chủ. Vì chỉ chế độ Dân Chủ mới bảo đảm được đời sống ổn định, cho tất cả mọi người. Trong chế độ dân chủ, quyền hành của cả guồng máy nhà nước, của chính phủ, của công an hay quân đội, luôn luôn bị ràng buộc bởi những hạn chế ghi rõ trong Hiến Pháp, trong luật lệ. Bất cứ ai đóng vai trò lãnh đạo đều phải chịu trách nhiệm, có chức trách (accountability) do vai trò mà họ phụ trách. Nếu thiếu các yếu tố này, xã hội không thể nào ổn định.
Ngô Nhân Dụng
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=146986&zoneid=7