2013/02/28

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do


Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố:
1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Biết chưa, đám không lú?


Huỳnh Ngọc chênh

Chúng mầy đòi đa đảng
là suy thoái đạo đức
Đòi tam quyền phân lập
là suy thoái đạo đức
Chúng mầy đòi bỏ điều bốn
là suy thoái đạo đức

Chúng mầy đòi quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc
là suy thoái đạo đức
Chúng mầy ưa kiến nghị
là suy thoái đạo đức
chúng mầy hay biểu tình
chống quân xâm lược
là suy thoái đạo đức

Chúng mầy suy thoái đạo đức
suy thoái chính trị
suy thoái tư tưởng
vì chúng mầy không chịu
nghe lời chúng tao
vì chúng mầy
có suy nghĩ khác chúng tao

Vài lời với Nguyễn Đắc Kiên


Nguyễn Tường Thụy

Thôi thì về, rau cháo nuôi nhau
Sống thanh thản nốt phần đời còn lại
Từ nay khỏi phải uốn cong ngòi bút
Giả thờ ơ trước số phận con người.

Hãy về thương lấy vợ Kiên ơi
Vai cô ấy từ nay thêm gánh nặng
Trẻ con sẽ bớt đi đồng quà sáng
Ly cà phê rồi xa lạ phải không Kiên.

Tôi hiểu Kiên, sống không thể ươn hèn
Vẫn biết trước tai họa rồi sẽ tới
Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan.

Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
Trước cái xấu không thể không lên tiếng
Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.

Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng
Nghe như thể đất trời rung chuyển
Tôi đã thấy tương lai đang gần đến
Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.

27/2/2013
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gđ. Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền


VRNs

(27.02.2013) – Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quý Tỵ, gia đình ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà Dương Thị Tân gặp ông Hải.
Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết.
Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đã ngăn cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một mình cháu Dũng vào thăm gặp. Khi hỏi tại sao, thì ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám thị trại”.
Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thong tin đều được bố cáo cho mọi người biết, đã gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận, nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đã thấy hả lòng hả dạ, vì trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thong tin internet thì công an phải sợ dân.

Ts Nguyễn Quốc Quân tiếp xúc đồng hương Houston


(Houston - 24/2/2013) Một buổi tiếp xúc với đồng hương tại Houston của Ts Nguyễn Quốc Quân đã diễn ra vào lúc 1 giờ trưa Chủ Nhật, ngày 24 tháng 2 năm 2013 tại phòng hội của Trung Tâm Nhà Việt, số 11360 Bellaire Blvd., trong Khu Tượng Đài Chiến Sĩ, vùng Tây Nam Houston, nơi có đông người Việt cư ngụ. Buổi sinh hoạt có sự tham dự của trên một trăm đồng hương, đại diện các hội đoàn và nhiều cơ quan truyền thông BYN TV, SGNet TV, VAN TV, Vietface TV, TNT Houston Radio, Báo Đất Mẹ, báo Thời Báo....
Sau nghi thức khai mạc, giới thiệu thành phần tham dự và lời chào mừng quan khách của ông Đặng Quốc Việt, trưởng Ban Tổ Chức, Ts Nguyễn Quốc Quân được mời lên trên để tâm tình cùng đồng hương. Được biết, ông là 1 đảng viên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, vừa ra khỏi ngục tù Cộng sản VN sau 9 tháng bị giam cầm. Ngày 17 tháng 4 năm 2012, khi vừa về tới phi trương Tân Sơn Nhất, Saigon, ông bị công an CSVN bắt giữ và bị ghép tội danh âm mưu lật đổ nhà nước VN theo điều 79 của bộ luật hình sự và chuẩn bị phiên tòa đem ông ra xét xử. Tuy nhiên CSVN bất thình lình hủy bỏ phiên tòa và trục xuất ông ra khỏi VN ngày 30 tháng 1 năm 2013 vừa qua.

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng


Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Lời bình của nhà báo Huy Đức: Tôi cực lực phản đối những người phê phán nặng lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông gọi những người góp ý sửa hiến pháp theo hướng tam quyền phân lập, đa nguyên chính trị và phi chính trị hóa quân đội là suy thoái đạo đức. Điều này chỉ làm tổn hại uy tín của cá nhân Tổng bí thư (dân gian gọi là tự bắn vào chân mình). Ông Trọng không nói thì rất ít người tin nhận thức chính trị của một nguyên thủ trong thời đại ngày nay lại chỉ như tuyên huấn huyện ủy hồi thập niên 1980s. Theo tôi, chúng ta chỉ nên phê phán Tổng bí thư về hành vi tiết lộ bí mật quốc gia là được.
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Thưa Mẹ, thưa Đảng


Thùy Linh

Thưa Mẹ!
Con là đứa con gây nhiều phiền muộn cho bố mẹ nhất vì cái tính ngang bướng. Mẹ uốn nắn nhiều mà vẫn luôn sống theo ý mình, nếu cảm thấy điều đó không ảnh hưởng tới ai. Thuần phong mĩ tục, công dung ngôn hạnh mẹ dạy cũng không làm được bao nhiêu…
Con nhất quyết không làm theo chỉ vì những gì được đám đông thừa nhận, trở thành nếp sống, tín điều. Con muốn được đi con đường mà con cảm thấy tự do, hạnh phúc và có ích dù chỉ cho vài người con yêu thương. Con biết nhiều khi mẹ không muốn con sống như vậy nhưng mẹ vẫn âm thầm chịu đựng để con được sống theo ý mình. Lúc mẹ còn sống, con ít khi chia sẻ lý do tại sao con lại như vậy? Mà có tâm sự với mẹ thì con cũng không thể nói ngọn ngành câu chuyện.
Có lẽ vì con sinh ra đã là như thế. Con không thể cố tình nhốt mình vào một khuôn đúc sẵn, để khi ra khỏi đó, hình hài con sẽ bị biến dạng tuy điều đó có lợi cho con. Con đã trung thực với cuộc sống của con cho đến lúc này. Nếu con nói điều này chắc mẹ, và bố nữa sẽ hài lòng về con, cho dù con đang làm ngược lại những gì mà bố mẹ nhọc công theo đuổi với một tâm hồn trong sáng nhưng ngây thơ, ảo tưởng…

Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư!


Nhà báo Võ Văn Tạo

Tối 25-2-2013, trong thời sự 19h, VTV1 phát đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “giáo huấn” tại Vĩnh Phú: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phươngtiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
Mô Phật! Một lần nữa, tôi nghe mà không tin vào lỗ tai mình! (lần trước, ông Trọng hể hả về chuyến đi một số nước châu Âu và Vatican: “Mình phải vị thế thế nào thì người mới thế chứ”; đã đề cập qua bài “Cái tầm của Tổng Bí thư”; nhiều người nhận xét ông Trọng như “trẻ con”).
Gác sang một bên chuyện chụp mũ, hăm dọa, trấn áp, bịt miệng, nhồi sọ… trong câu nói trên. Xin chỉ bàn đúng sai trong quan niệm về đạo đức, dưới nhãn quang của những người “cách mạng”.
Mọi đảng viên có lẽ không ai không đọc, hoặc chưa từng nghe nói đến bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Hồ Chí Minh – trong cương vị Chủ tịch Đảng Lao động VN (Đảng CSVN ngày nay). Tiêu đề bài viết này, về sau phổ biến gần như một trong nhiều khẩu hiệu của đảng.

2013/02/26

Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân


Hà Sĩ Phu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng 19-2-2013 đọc báo mạng thấy trang Anhbasam có điểm hai bài tương phản: “Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn); Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook”.
Mặc dù tôi mới ở bệnh viện về, tình trạng mắt được bác sĩ yêu cầu hết sức hạn chế đọc và viết, tôi vẫn phải “đánh liều” viết đôi điều ngắn gọn về chuyện “xung đột” âm ỉ từ lâu này (nếu có thể gọi như thế), giữa những người đáng kính, vì mấy lẽ sau đây:
- Thế hệ dấn thân theo con đường cộng sản như nhà văn TDBC bao hàm nhiều người (ở miền Bắc còn nhiều hơn miền Nam), trong đó số đã thức tỉnh ở những mức độ khác nhau, đang cố gắng làm những điều nhằm sửa lại hay chống lại thực tại sai lầm của ĐCS cũng ngày càng nhiều thêm, nhưng việc tự đánh giá giai đoạn quá khứ của mình xem chừng chưa có gì nhất trí, ổn thỏa, thanh thoát, như có những tâm trạng uẩn khúc bên trong nên phải đặt vấn đề “giải mã”.
- Việc “giải mã” cũng liên quan đến cả những người CS hiện nay đang được dư luận ca ngợi, tán thưởng (kể cả dư luận khó tính ở hải ngoại), như nghệ sĩ Kim Chi khước từ sự có mặt trong nhà ở của mình chữ ký của một kẻ cao cấp “hại nước hại dân” - vì chị tự hào mình là một người “Cộng sản chân chính”! Những đảng viên trong 72 vị khởi xướng đợt góp ý Hiến pháp hiện nay cũng vậy, chắc phần đông cũng là những người muốn hành xử như những người “Cộng sản chân chính” để phân biệt mình với loại “CS thoái hóa”. Vậy có thể tồn tại khái niệm “người CS chân chính” hay không, cũng là điều cần xác định cho rõ.

’Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân’


BBC

Đúng hai tháng sau khi bị bắt giữ, luật sư Lê Quốc Quân vẫn chưa được tiếp xúc luật sư và gia đình, các nguồn tin cho BBC biết.
Ông Quân là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng sống tại Hà Nội. Ông bị bắt hôm 27/12 với cáo buộc trốn thuế.
Trước đó gần hai tháng, người em trai ông Quân là ông Lê Đình Quản và là giám đốc công ty VietnamCredit, cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự.
‘Gia đình đau khổ’
Nói với BBC từ Hà Nội, bà Nguyễn Thị Trâm, 67 tuổi, thân mẫu ông Quân cho biết hiện nay gia đình ‘chưa biết tin tức gì hết’ về hai ông Quân và Quản.
“Gia đình có yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt tích,” bà nói, “Anh Quản bị bắt bốn tháng rồi mà họ cũng chưa cho luật sư vào gặp.”
“Gửi hết đơn ni từ chỗ ni qua chỗ khác mà mãi lâu rồi họ nói khi mô họ đi điều tra thì họ cho luật sư gặp nhưng họ chỉ nói rứa thôi,” bà nói.
“Luật sư Triển và luật sư Long bào chữa cho anh Quản đấu tranh gửi đi cấp này cấp nọ mà họ cũng nỏ cho tiếp xúc,” bà nói thêm.
Bà Trâm cũng cho biết là gia đình được phép gửi quà thăm nuôi cho hai ông Quân và Quản nhưng không được gửi trực tiếp và cũng như giá trị không quá 250.000 đồng.

Con ’chuột bạch’ khốn cùng!


Tô Văn Trường

Nhìn lại cả quá trình phản biện xã hội về dự án bô xít Tây Nguyên, rất nhiều nhà khoa học, người dân đã không tiếc thời gian, công sức nghiên cứu, tìm hiểu đi thực tế, phân tích đánh giá toàn diện dự án để khuyên can, kể cả lấy chữ ký kiên trì kiến nghị tập thể của hàng nghìn người nhưng kết quả như “đàn gảy tai trâu ” nên mới tới cơ sự này.
Mấy hôm nay bùng lên 2 sự kiện là Thủ tướng tuyên bố dừng cảng Kê Gà và thông tin là làm bauxite kiểu gì cũng lỗ! Thông tin xấu không bưng bít được nữa. Vinacomin chắc cũng hết “máu” rồi nên đang “giẫy chết” và đang bắt đầu điệp khúc “chỉ triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ ” – tức là đổ tội cho Thủ tướng đây. Trước đây, Thủ tướng đã có lần đăng đàn nói rõ dự án bô xít là chủ trương lớn của Đảng. Còn Đảng là ai và có thể đổ tội cho ai đây?!!! Ngay nhiều vị lãnh đạo chủ chốt đương chức hiện nay đã từng nói như ra lệnh cho Quốc hội "Đã quyết rồi"! Liệu có thể lôi ra công luận, và tòa án lương tâm ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, cái người cả gan ký với Tàu năm xưa đã kịp hạ cánh an toàn về cưới cô vợ trẻ hay không? Có 2 việc quan trọng cần phải làm ngay. Thứ nhất là thành lập Ban Thẩm định đánh giá độc lập xem xét lại toàn diện về dự án bô xít. Các số liệu “ma, ảo thuật” liên quan đến dự án là trách nhiệm cụ thể của ai? Dừng ngay bây giờ thì còn phúc cho dân tộc, cho dù đã đầu tư tốn kém đến đâu chăng nữa. Cần phải dừng ngay dự án để xác định rõ những kẻ tiếp tục “cố đấm ăn xôi” hay ngoan cố để vụ lợi hoặc chạy trốn trách nhiệm. Thứ hai là bài học nào từ sự kiện này có thể rút ra cho việc ra các quyết định chiến lược và lắng nghe phản biện xã hội?

12 ngày trong thế giới tâm thần


Lê Anh Hùng

Bài viết của Lê Anh Hùng sau khi được "giải cứu"
Thưa quý độc giả thân mến!
Như hôm trước Minh Hằng đã nói khi kết thúc loạt bài về "Nhật ký Lê Anh Hùng" rằng Minh Hằng muốn dừng tại đó để chờ cho chính Lê Anh Hùng viết tiếp những gì diễn ra với em trong những ngày bị an ninh , mật vụ bắt cóc đưa vào trại tâm thần
Hôm nay xin gửi đến các quý chư vị bài viết đầu tiên của em

Phần 1- Hành trình vào thế giới tâm thần

By: Lê Anh Hùng
Sáng 24/1/2013, như thường lệ, tôi tiếp tục công việc của mình tại Công ty HVT trong Khu CN Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên.
Khoảng 10h15, anh giám đốc đột nhiên vào chỗ tôi đang làm và gọi tôi ra ngoài. Tôi đi ra thì gặp 6 người lạ mặt tự xưng là công an huyện Văn Lâm và xã Tân Quang, trong đó chỉ có một người mặc quân phục cảnh sát, mang quân hàm thượng tá. Họ nói là “mời” tôi về trụ sở công an xã để làm việc về vấn đề tạm trú, tạm vắng. Anh giám đốc công ty phản đối với lý do đó là trách nhiệm của công ty và yêu cầu họ muốn làm việc thì phải có giấy mời đàng hoàng, muốn đưa người đi thì phải có biên bản, nhưng họ gạt đi. Họ hỏi tôi giấy tờ tuỳ thân, tôi bảo để tôi đi lấy CMND. Nhưng tôi mới đi được mấy bước thì họ gọi giật lại, bảo không cần nữa, rồi dẫn tôi đi. Tôi đề nghị thay bộ quần áo bảo hộ trên người họ cũng không cho. Viên thượng tá cùng một tay công an khác xách nách tôi như áp giải tội phạm. Trước sự phản đối của tôi, họ buộc phải buông tay để tôi đi tự nhiên. Họ đưa tôi lên một chiếc xe Innova rồi chở đến trụ sở UBND xã Tân Quang, cách chỗ tôi làm hơn 1km.

Suy ngẫm dưới chân tượng Đức Thánh Trần


Gs. Tương Lai

Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo in đâm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngả xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.
Theo một cách nhìn và cách nghĩ “tích cực” thì đây là một dịp cũng thật là tuyệt vời để nâng cao nhận thức cho toàn dân nhằm “quán triệt” một chủ trương, đường lối đã định hình từmột sự cam kết nào đó chưa dám nói ra. Không nói, song bằng sự câm lặng của tất cả các trang báo từ trung ương đến địa phương tuân theo cây gậy chỉ huy từ nơi cao nhất đã “nói” rất rõ ràng. Nếu lại gắn kết với cách hành xử của các thế lực cầm quyền từ to tới nhỏ đối với những vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, những nhân sĩ trí thức và những thanh niên, sinh viên yêu nước dâng hương và đặt hoa ở những nơi trang nghiêm để tưởng niệm những người con yêu của dân tộc hy sinh vì sự toàn vẹn của tổ quốc, sẽ thấy rõ mồn một ai là aiđang ngự trị trên mảnh đất thiêng thấm đẫm máu Việt Nam này. Người ta đang cố cam kết giữ “tình hữu nghị“, không muốn để những người “cùng chung ý thức hệ” phật lòng nên đã nhẫn tâm quay lưng lại với đồng chí đồng đội, cam lòng bỏ quên một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc giết hại hàng chục vạn đồng bào chiến sĩ của mình. Ai đó cố tình bỏ quên, nhưng lịch sử của dân tộc thì đã từng ghi xương khắc cốt tội ác quân xâm lược Trung Quốc đã gây nên trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, tiếp tục tội ác của bọn Pôn Pốt và bọn quan thầy Trung Quốc của chúng gây ra trên vùng biên giới phía Tây Nam năm 1978 khiến “trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi” như xưa kia cha ông chúng đã làm mà Nguyễn Trãi đã lên án trong “Bình Ngô đại cáo“. Làm sao có thể bỏ quên một cuộc chiến tranh làm đổ máu hàng chục vạn người con yêu của tổ quôc, máu người đâu phải là nước lã! Vì thế mà Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm rằng chưa được sả thịt lột da quân giặc dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa cũng cam lòng” từng viết trong “Hịch tướng sĩ ” để khơi động ý chí cứu nước của các tướng sĩ “sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan” không chịu “để tiếng xấu muôn đời” để không phải tự vấn lương tâm “còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa“?

Gần 8,000 chữ ký yêu cầu trả tự do cho 14 Thanh Niên Yêu Nước


TNCG

21.2.2013
Ngày 27 tháng 1 năm 2013, đại diện gia đình của 14 Thanh niên Công Giáo và Tin Lành công bố Bản Lên Tiếng phản đối phiên tòa phi pháp tại Vinh ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho con em của họ, hiện đã có non 8000 người ký tên ủng hộ. Đây phải nói là con số kỷ lục trong 3 tuần lễ vận động (27/1-22/2), chứng tỏ sự quan tâm rộng lớn của dư luận người Việt ở trong và ngoài nước về bản án quá nặng, quá phi lý mà CSVN đã quy chụp cho 14 thanh niên yêu nước.
Điều đáng nói trong cuộc vận động chữ ký lần này là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt (nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội) và Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên (nguyên Giám Mục Giáo Phận Vinh) đã đi tiên phong ký tên ủng hộ cuộc đấu tranh của gia đình 14 thanh niên yêu nước. Ngoài ra, tính đến nay đã có gần 70 vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo cũng đã ký tên đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do vô điều kiện cho 14 thanh niên yêu nước.
Chính sự tiên phong của quý vị lãnh đạo các tôn giáo đã thôi thúc rất nhiều người tham gia ký tên, đặc biệt là nơi quê hương của 14 thanh niên công giáo tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ngoài ra, sau khi công bố Bản Lên Tiếng, một phái đoàn đại diện gia đình 14 thanh niên yêu nước do anh Hồ Văn Lực em trai của anh Hồ Đức Hòa đã đến thành phố Sàigòn vào cuối tháng 1 năm 2013 để gặp gỡ và cảm ơn quý vị Cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Kỳ Đồng, Hòa Thượng Thích Không Tánh tại Chùa Liên Trì và quý vị Mục Sư trong Hội Thành Tin Lành Menmonite.
Ngoài ra trong thời gian vừa qua, tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại, đặc biệt tại Úc Châu, đã xuống đường vận động xin chữ ký của đồng bào Việt, Úc và các kiều dân khác đang sinh sống tại đây. Rất đông người đã nhiệt tình ký tên và sau đó đã vận động người nhà cùng ký tên. Tối ngày mai, tại thánh đường St. Felix, Sydney - Bankstown, nhóm trẻ Sóng Việt xin lễ cầu nguyện cho các Thanh Niên Công Giáo Yêu Nước và các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ đang bị nhà nước Việt Nam bắt bớ và giam cầm tại Việt Nam.

Cá không nghe muối cá ươn


Nguyễn Quang Lập

Đọc bài Bài toán bauxite sai tày hoày mà cười ra nước mắt: “Nhà máy alumin Tân Rai sắp đi vào hoạt động chính thức, mà Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn chưa lên được phương án tối ưu cho con đường vận chuyển bauxite, trong khi hiệu quả kinh tế gần như là không có.” Ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng cho biết: “Giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn… chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên dù xuất khẩu vẫn lỗ.”
Bà Phạm Chi Lan đã chi ra sự tào lao của dự án này: “Vinacomin đã không trung thực trong bài toán kinh tế bằng cách gạt một số hạng mục đầu tư ra ngoài để khẳng định, nếu làm sẽ có lãi. Nhưng lúc bắt tay vào triển khai, Vinacomin lại đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sá để vận chuyển sản phẩm ra cảng phục vụ xuất khẩu. Đó là cách tính toán rất “cùn” trong kinh doanh, bởi khi đầu tư dự án, nhà đầu tư phải tính cả chi phí vận chuyển chứ không thể bỏ ra ngoài như Vinacomin. Chưa nói xuất khẩu sản phẩm của dự án lại phụ thuộc vào một thị trường, thì hiệu quả kinh tế cũng rất bấp bênh. Tóm lại, dự án không thể đem lại hiệu quả kinh tế…”
Tóm lại như cảng Kê Gà thì dự án Bauxite ở Tân Rai cũng cần phải đình chỉ ngay, càng đâm lao theo lao càng lún sâu vào nợ nần không thể thoát ra được.

Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân


The Law Society of Upper Canada

Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt và giam cầm Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân

Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada vô cùng quan ngại về việc bắt và giam cầm Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tại Việt Nam.
Nguồn tin đáng tin cậy cho biết ngày 27 tháng 12, 2012, ông Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền kiêm blogger, đã bị công an bắt khi đưa con gái đến trường. Công an báo cho gia đình biết ông bị cáo buộc vi phạm Điều 161 Bộ luật hình sự liên quan đến trốn thuế. Nếu bị kết tội, ông sẽ phải chịu 3 năm tù giam và phải nộp phạt nặng.
Ông Lê Quốc Quân có một trang blog nhiều người đọc, viết về những vi phạm nhân quyền. Hiệp Hội Luật được biết là ông đã nhiều lần bị bắt tùy tiện và bị tiếp tục theo dõi và sách nhiễu vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Được biết, ông Lê Quốc Quân đã bị tước quyền hành nghề luật sư sau khi ông từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam năm 2007.
Hiệp Hội Luật vô cùng quan tâm đến tình trạng của những luật sự lo bảo vệ nhân quyền lại bị lọt vô tầm nhắm của chính quyền mà lẽ ra họ được quyền làm những việc đó theo luật lệ quốc tế. Điều 16 của Liên Hiệp Quốc qui định về Những nguyên tắc và Vai trò của Luật sư nêu rằng ’các chính quyền phải bảo đảm cho các luật sư có thể thực thi mọi chức năng nghề nghiệp mà không bị đe dọa, cản trợ, sách nhiễu hoặc bị ngăn cản vô cớ; bảo đảm cho các luật sư có thể tự do đi lại và tư vấn cho thân chủ của mình; và bảo đảm cho giới luật sự không bị thiệt hại, hoặc bị hăm dọa truy tố hoặc các trừng phạt về hành chánh, kinh tế hoặc những biện pháp trừng phạt khác về bất cứ hành động theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức.’

Thư ngỏ của 1 "Nông dân chân đất, mắt toét..." gửi PGS-TS-Nhà văn Nguyên Thanh Tú


Blog Phạm Viết Đào

Kính thưa: Ông PGS- Tiến sĩ- Nhà văn Nguyễn Thanh Tú,
Nguyên Phó TBT Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội
Tổ quốc Việt Nam, Dân tộc và Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn trên thế gian này trừ phi cả trái đất tự nổ tung và biến mất trong đó có Việt Nam.
Không một tổ chức nào, một chế độ nào, một đảng phái nào vv…có thể làm ảnh hưởng và thay đổi được điều này vì đó là sự tồn tại khách quan theo qui luật tự nhiên của trái đất, xã hội và của loài người. Nhân đọc bài viết của PGS.TS.Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, mấy anh em chúng tôi là những người dân bình thường và được học hành ít có trao đổi về nội dung bài viết của Tiến sĩ. Chúng tôi không có ý dám tranh luận hay phản biện chi cả mà chỉ nói nên những suy nghĩ, nhận xét và đánh giá của mình về một vài nội dung trong bài viết.
Chúng tôi cũng muốn được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú giải thích về một vài vấn đề và trả lời một số câu hỏi vì thật sự chúng tôi chưa hiểu hết; còn nhiều thắc mắc. Rất mong Tiến sỹ Thanh Tú sẽ hồi âm chứ không như GS. TS. NGUT Trần Đăng Thanh không hề trả lời hoặc hồi âm cho nhiều độc giả hỏi ông thì buồn lắm.

2013/02/21

Đảng sẽ lại bịt miệng các góp ý về Hiến pháp


Phạm Nhật Bình

Đọc văn bản đề ngày 7/2/2013 của ông Phan Trung Lý, đại diện Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thuộc Quốc Hội, trả lời các vị đứng tên trong bản Kiến Nghị 72, nhiều người đã lắc đầu ngao ngán. Có người nhận xét: "Lại trò Bô-xít tái diễn!"
Đó là thủ thuật mà giới lãnh đạo đảng và nhà nước dùng năm 2010 để đối phó với làn sóng phản đối cao độ của công chúng trước việc khai thác Bô-xít quá nguy hiểm về nhiều mặt tại Tây Nguyên. Để hạ nhiệt cấp tốc, họ thông báo tạm ngưng thi công để xem xét các kết quả thử nghiệm và nhất là lắng nghe góp ý của công chúng, đặc biệt là các chuyên gia. Nhưng liền sau đó là sự ra đời của các qui định kỳ quặc về người và cách góp ý; rồi đến các quyết định cấm góp ý; và thế là tiến trình khai thác, giao khoán những vùng chiến lược cho "công nhân" Trung Quốc vẫn diễn ra như chưa hề có các phản đối, can gián của người dân Việt.
Vụ sửa đổi hiến pháp hiện nay cũng đang đi cùng tiến trình. Màn kịch cho dân góp ý đã bắt đầu, nhưng chỉ trong vòng 3 tháng mặc dù đối với một văn bản mang tính cơ bản hàng thập niên của đất nước. Và bước thứ nhì cũng vừa được tung ra với kiểu bắt bẻ nguyên tắc rất vô lý và vô lối về nhân sự lẫn cách thức góp ý. Chính vì vậy, mà nhiều người tin rằng sẽ có quyết định bịt miệng thẳng thừng.

Sửa Hiến Pháp chứ không phải xây hầm Trú Ẩn


Huy Đức

Nếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.
Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa... buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò "phông màn" cho Đảng.
Sẽ là một sai lầm chính trị (của Đảng) nếu sửa đổi hiến pháp không phải vì cải cách mà chỉ để tự trấn an. Khi lực lượng vũ trang đã khẩu hiệu "chỉ biết còn Đảng, còn mình" mà vẫn không hết sợ hãi thì lẽ ra Đảng phải sửa cái gốc là trao quyền lực cho dân. Bảo vệ sự cầm quyền của Đảng mà bằng cách hiến định lòng trung cho quân đội và cố thủ trong điều 4 như một thứ lô cốt thì chỉ gây ra tranh cãi về tính hợp hiến của đảng độc tôn và khiến dân chúng nghĩ rằng Đảng coi mục tiêu cầm quyền cao hơn chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Nếu chỉ quan tâm tới việc phân chia quyền lực thì không cần sửa hiến pháp. Quyền lực lâu nay vẫn được phân chia một cách bất thành văn và phe nhóm thường giải quyết tốt hơn hiến pháp. Vấn đề là tại hội nghị trung ương sắp tới ông Nguyễn Bá Thanh có đủ phiếu vào Bộ chính trị, ông Vương Đình Huệ có trở thành bí thư trung ương Đảng hay không? Ông Nguyễn Bá Thanh rồi sẽ chọn con đường đi vào lịch sử như một bao công, hay với không ít tỳ vết hiện nay, sẽ bắt tay với Thủ tướng đương nhiệm, quay lưng với những người đã từng nuôi kỳ vọng?

Hình ảnh những kẻ phản bội, hỗn xược với các Anh Linh Liệt Sĩ VN

Công an gây sự, cấm cản việc đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược trước tượng đài Quyết Tử Công an hỗn láo phá gỡ vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược trước tượng đài Quang Trung.

Đến từ từ


Ngô Quốc Phương

Nỗi hãi hùng 
Đến từ từ
Bất luận bạn có biết
Bất luận trong nhà, ngoài xóm bạn lợi dụng nó
Để lấy le với nhau
Để ăn hít truyền thông
Nó đến thật
Thật từ từ
Từ từ
Khi nó tới nơi rồi
Bạn thấy chân bị mắc
Tay bị vướng
Cổ bị ngắc
Bạn không cựa được
***

Luật Biển: Gánh nặng cho hậu thế


Hoàng Công Minh – LCST

Gần đây khi thấy Phi Luật Tân ngày càng mạnh dạn đối đầu với con sói dữ Trung Quốc mà biết bao nhiêu người không khỏi chạnh lòng khi quay lại quê mình. Thật không khỏi xấu hổ khi thấy mấy "cụ" rét run lẩy bẩy - sủa to quá thì sợ bị "đàn anh TQ" bợp tai, mà không lên tiếng gì thì có ngày bị dân nó đá đít. Xin mời quý bạn xem bài của Hoàng Công Minh phơi bày "gánh nặng của hậu thế".
Ngày 21/6/2012, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển. Luật này gồm có 7 chương, 55 điều, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Có một văn kiện pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển đảo quốc gia là điều cần thiết, ấy vậy nhưng chúng tôi không tránh khỏi thất vọng khi đón nhận tin này.
Việt Nam là một quốc gia biển với tổng chiều dài bờ biển trên 3.260 km (một số tài liệu đáng tin cậy khác còn ghi là 3.350 hoặc 3.650 km). Đồng thời bờ biển Việt Nam cũng được xếp hạng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Một quốc gia biển như vậy mà bây giờ mới có Luật Biển, đó là thất vọng thứ nhất.
Điều 1 Luật Biển quy định:
“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển đảo”.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc xâm chiếm và ghép vào bản đồ của họ, nay Luật biển mới khẳng định thuộc chủ quyền Việt Nam, đó là thất vọng thứ hai.

Chuyện hỏi cung đại đội tù binh Trung Quốc ra đầu hàng quân du kích Cao Bằng tháng 3/1979


Nguyễn Nguyên Bình

Viết nhân kỉ niệm 34 năm chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Trước cuộc tấn công 17-2, bọn Tàu xấu bụng cũng đã ít nhiều để lộ âm mưu qua một số kênh khác nhau. Chúng ta chỉ bị bất ngờ về thời điểm nổ súng của chúng, chứ chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc chiến đấu với ‘anh bạn vàng hay trở mặt’. Chính vì chuẩn bị đối phó nên từ hàng năm trước, các cơ quan hữu quan ở Bộ Quốc phòng đã tìm một số cán bộ quân đội biết tiếng Trung Quốc, tập trung nghiên cứu về đối tượng tác chiến mới này. Với truyền thống coi trọng công tác vận động binh sỹ địch ra hàng để tránh đổ máu thương vong vô ích cho cả hai bên, cơ quan địch vận cũng khẩn trương vào cuộc. Hồi đó tôi cũng được điều động về giúp việc nghiên cứu trạng thái chính trị tinh thần của quân Trung Quốc ở cơ quan địch vận. Đồng thời với việc nghiên cứu, cơ quan cũng đã chuẩn bị được một loạt câu kêu gọi ngắn gọn gửi cho các đơn vị. Một trong số đó có câu “Thấu xéng chiu sâu khoan tai”. Phiên âm như vậy chưa thật chuẩn nhưng người Trung quốc nghe cũng có thể hiểu ra, đó là lời nhắn nhủ: “Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế.”
Sau khi nhận được những khẩu hiệu nhỏ đó, nhiều đơn vị đã nhanh chóng cho cán bộ chiến sĩ học thuộc để vận dụng trong chiến đấu. Thế rồi, cuộc chiến mới diễn ra chừng hai chục ngày, đến đầu tháng 3-1979, từ Cao Bằng đã có tin báo về: cả một đại đội quân Trung Quốc đã ra đầu hàng! Thật là một sự kiện hiếm hoi. Chắc đây là kết quả của lời kêu gọi “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” thì phải?

Tưởng niệm người chết để nhắc nhở người sống và sống sao cho nhân bản với nhau trong tương lai


Nguyễn Chí Đức

17/2/2013
Dạo trước ở cty tôi có hay nói chuyện phiếm với một anh đồng nghiệp là công an chuyển ngạch về các vấn đề xã hội. Có lần tôi nói với anh này rằng chuyện tôn vinh ngày thương binh liệt sỹ 27-7 của chế độ Cộng Sản chủ yếu để giáo dục cho thanh niên, các sỹ quan quân đội đang cắm chốt tại biên giới, hải đảo chắc tay súng, vững ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà thôi. Chứ còn đối với những người đã mất họ chẳng bao giờ mong và nghĩ đến một ngày nào đó được vinh danh ở các tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ. Những người ngã xuống vì tiếng gọi non sông, tình yêu quê hương đất nước mà nhập ngũ hay xung phong khi có lệnh tổng động viên chứ không phải vì chủ thuyết nào mỹ miều hay bả danh lợi gì đó. Tuy nhiên đạo lý tốt đẹp của người Việt nhằm tôn vinh những người vị quốc vong thân trong môi trường Cộng Sản cũng bị méo mó, bị toan tính nhằm mục đích chính trị cho các thành phần lãnh đạo hơn là cho đại cuộc của quốc gia-dân tộc.
Chẳng nói đâu xa, những năm gần đây chính quyền Cộng Sản có chiều hướng chỉ ca ngợi, tôn vinh những người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Pháp trong khi đối với những thương binh, liệt sĩ chống Tàu trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc rất hiếm khi được phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng và sách giao khoa dạy cho con trẻ. Nếu chẳng đặng đừng phải đề cập thì họ không dám nhắc đến 2 từ “Trung Quốc”.
Còn đối với người sống ở miền Nam hay Hải ngoại thì thực tế hiện nay phân nửa là những người có liên quan dù ít hay nhiều đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì chính quyền Cộng Sản ca ngợi thái quá về tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, đại thắng mùa xuân 1975 khiến cho cuộc chiến tranh này vẫn tiếp tục gây ra dư luận cho đến ngày hôm nay. Tôi cho rằng họ cố tình gây chia rẽ khiến cho bên thua trận bị tổn thương nhưng bên thắng trận cũng không lấy làm vẻ vang và tự hào gì khi sự thật đã được bạch hóa nhan nhản trên Internet. Ở đây tôi nhấn mạnh là thua trận vàthắng trận, chứ còn về đường lối chính trị theo xu hướng thế giới có khi phải nói ngược lại: bên thua trận thì thắng chung cuộc, còn bên thắng trận thì thua chung cuộc.
JPEG - 61.1 kb
Những người yêu nước đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài vua Quang Trung. Ảnh : JB Nguyễn Hữu Vinh

SBTN tham gia kêu gọi ký tên phóng thích các Thanh Niên Yêu Nước tại Vinh

SBTN Đài truyền hình SBTN tham gia ký tên vào bản lên tiếng đòi thả các Thanh Niên Yêu Nước và kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng. Kính mời quí độc giả theo dõi.
BBT-WebVT

2013/02/19

Tổng quát về trận chiến biên giới phía bắc năm 1979


Lê Vĩnh

“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
Phần trên là một trích đoạn trong bài viết tựa đề “Biên Giới Tháng Hai” (1979-2009) của nhà báo Huy Đức đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9/2/2009. Chỉ nội buổi sáng hôm đó bài báo này của Huy Đức đã bị rút xuống. Bài “Biên giới tháng hai” tuy không dài, nhưng đã ghi lại nhiều chi tiết sống động về cường độ của cuộc chiến tranh biên giới phiá bắc năm 1979 và tinh thần chiến đấu dũng mãnh của quân đội Việt Nam. Trích đoạn ngắn nêu trên tuy cô đọng nhưng nêu bật lên sự tàn bạo của quân đội Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện bài báo của Huy Đức bị rút xuống chỉ sau vài tiếng đồng hồ xuất hiện cũng cho thấy thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với xương máu của hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, một thái độ mà sau này càng được tô đậm thêm bằng tính chất “hèn với giặc, ác với dân” của nhà cầm quyền Hà Nội.
Trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 34 năm trước của những nhà nghiên cứu cũng như của các nhân chứng trực tiếp hoặc đã từng tham dự cuộc chiến đó. Vì vậy, bài viết này chỉ ghi lại một số những điểm nổi bật đáng chú ý liên quan đến trận chiến nhưng ít thấy được trình bày trong các bài viết liên quan.

Nhà báo Thanh Thảo: Không ai được phép xóa bỏ cuộc chiến chống TQ xâm lược năm 1979


DienDanCTM

Kính mời quí bạn đọc theo dõi phần ghi lại cuộc phỏng vấn của đài RFI với phóng viên Thanh Thảo. Đây là một tiếng nói quí hiếm trong ngày 17/2, tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979. Cuộc chiến này đã san bằng phần lớn 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, và thảm sát hàng trăm ngàn sinh mạng binh sĩ và dân chúng Việt Nam. Nhưng sự kiện lịch sử đó lại đang bị nhà cầm quyền VN cố tình xóa bỏ.
BBT-DienDanCTM
- - -
Nghe nhà báo Thanh Thảo chia sẻ suy nghĩ về cuộc chiến năm 1979:http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201302/VN_ThanhThao_170213.mp3
Nhà báo Thanh Thảo: Tôi tán thành quan điểm của Thiếu tướng Lê Văn Cương trả lời phỏng vấn trên Báo Thanh Niên khi ông đặc biệt nhấn mạnh: đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam; cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động với 60 vạn quân đánh tràn ngập tất cả các tỉnh biên dưới phía Bắc của Việt Nam. Thì đó là một cuộc chiến tranh xâm lược. Và để chống lại cuộc chiến tranh đó thì người ta gọi là "cuộc chiến tranh chống xâm lược", phải khẳng định như thế. Đã là cuộc chiến tranh chống xâm lược thì phải được đưa vào lịch sử của Việt Nam, bởi vì từ xưa đến nay tất cả chiến tranh chống xâm lược của Việt Nam đều được đưa vào sách sử. Thiếu tướng Lê Văn Cương không có đề nghị mà yêu cầu phải đưa vào sách giáo khoa, vì nếu không đưa vào sách giáo khoa thì các thế hệ trẻ lớn lên sẽ không được biết về cuộc chiến tranh này. Người ta nói đó là cuộc chiến tranh bị lãng quên. Không có cuộc chiến tranh chống xâm lược nào có thể bị lãng quên được, và trong rất nhiều năm nay thì chúng tôi luôn luôn tìm cách để trong ngày 17 tháng 2 – vào khoảng thời gian trước hoặc sau đó – có những bài viết trên báo in của Việt Nam đàng hoàng, chứ không phải trên báo mạng, để nhắc nhở về cuộc chiến tranh này.
Nhân dân ta đã từng bị hy sinh rất nhiều người trong cuộc chiến tranh đó, bị quân Trung Quốc thảm sát, thì điều đó không cho phép bất cứ một ai có thể quên được, và lãnh đạo thì càng không được phép quên.

Phim: Điều 88 công cụ trấn áp các nhà dân báo


delightfilm.com

Xin giới thiệu đến quí độc giả đoạn phim tư liệu ngắn của đạo diễn Ela Gancarz về các ký giả và nghệ sĩ Việt Nam bị cầm tù chỉ vì viết bài trên mạng, soạn nhạc hay bày tỏ quan điểm của mình qua nghệ thuật.
BBT-WebVT

Hà Nội: ngăn cản không cho vào viếng Đài Liệt Sĩ


Nguyễn Xuân Diện

Để biết rõ vụ cấm viếng đài liệt sĩ ngày 17/2/2013 tại Hà Nội, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bài tường thuật từ blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Kính mời quí độc giả theo dõi.
BBT-WebVT 

Chủ nhật, ngày 17 tháng hai năm 2013
Sáng nay, 17.2.2013, kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào, gồm các vị: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, lão thành Cách mạng; TS. Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Nhà thơ Việt Phương nguyên Thư ký của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ông Trần Đức Nguyên thanh viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS. Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Doanh nhân Nguyễn Hữu Vinh, TS Nguyễn Xuân Diện.... và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SỸ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, tới viếng Đài Tưởng nhớ Liệt sỹ tại Hà Nội.
Lực lượng bảo vệ Đài Tưởng niệm đã gây cản trở và không cho đoàn bước vào viếng. 

Cuộc chiến biên giới Việt – Trung tháng 2 năm 1979


Thủy Giang
Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25 phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Cộng đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nammột bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình. Đối với giới lãnh đạo của CS Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc”, như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn. Còn đối với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.

Bắc Kinh: Đường rút an toàn của CSVN?


Lý Thái Hùng

Từ hai năm qua, đặc biệt là từ sau Hội nghị 6 của Trung ương đảng CSVN vào tháng 10 năm 2012, lãnh đạo CSVN ở vào hai thế khó xử:
Thứ nhất là không dám đưa ra bất cứ biện pháp kỷ luật nào đối với những cán bộ lãnh đạo bị đánh giá là “suy thoái đạo đức” sau khi có kết quả ‘phê và tự phê’ để ngăn chận tình trạng tham ô nhũng lạm. Đặc biệt là Bộ chính trị đã không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng (mà còn che giấu gọi là đồng chí x) vì sợ tạo ra những cuộc “đấu đá” ngầm giữa phe ông Dũng với phe kình chống. Điều này đã được ông Nguyễn Phú Trọng nói xa gần trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội hôm mồng 1 tháng 12, 2012 rằng: “kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ….”
Thứ hai là không dám thỏa mãn những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền của Hoa Kỳ để đổi lấy việc mua vũ khí chiến lược hầu tăng cường phòng thủ trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, vì vẫn mang nặng tư duy của thời Chiến Tranh Lạnh: coi Hoa Kỳ là thù địch và sợ Hoa Kỳ thúc đẩy diễn biến hòa bình làm sụp đổ đảng từ bên trong. Điều này đã được ông Phùng Quang Thanh viết trong Tạp chí quốc phòng số tháng 12/2012 rằng: “thế lực thù địch (ám chỉ Hoa Kỳ) tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ sử dụng các chiêu bài ‘dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’, thúc đẩy ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược.”

Cuộc chiến trong yên lặng


Oanh Yến Thị Phạm

Trái với bề nổi có vẻ ổn định của thể chế chính trị và một sự "cân bằng lập lờ" của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam vẫn chất chứa những kho thuốc nổ đang được lên giây, định giờ, chờ nổ.
- Những cuộc đấu tranh công khai của các nhân sỹ, trí thức, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.
- Những cuộc bút chiến "tóe tâm huyết" của các Blogger, những nhân sỹ trí thức mà trong số đó, không hiếm những "hậu duệ, tự chối bỏ nguồn gốc đỏ" của mình, không quản an nguy, cho bản thân cũng như gia đình, để đòi hỏi những "thuộc quyền được mặc định" bởi tạo hóa, cho cả tiền đồ Dân Tộc.
Những cuộc đấu tranh "sống mái" của những nông dân vấn vành tang trắng trên đầu để đòi hỏi sự công bằng, minh bạch trong vấn đề sở hữu đất đai trên những cánh đồng Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản mù mịt khói lửa và cả tiếng súng hoa cải Tiên Lãng của gia đình họ Đoàn
Những cuộc "trải chiếu, trải lều", "trải nổi thống khổ" trong các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng, trước Văn phòng Quốc Hội phố Ngô Thì Nhậm, Trụ sở Mặt trận Tổ Quốc phổ Tràng Thi, của Dân oan mất đất.

Hãy xem hãy mở mắt ra và cấm kêu la

Nguyễn Tân Cứ

Giả đối gần như thường trực trên những phương tiện truyền thông
Những món ăn bội thực nhàm chán lây nhây trớ tráo đến lợm người
Những khuôn mặt dưa hành không thể dưa hành hơn vì quá chán ngán
Những nhan sắc không thể nào dâm đãng hơn
không thể dày mặt vì quá gợi tình

Như một thứ bánh chưng truyền hình trên Ti vi
Cùng với nhiều nhát cắt dọc ngang
đang được trưng bày trên mâm com ngày tết
Đang được trình diễn bởi những kẻ buôn dưa lê
Có nghề đã được mài dao quanh năm không bao giờ ngơi nghĩ
Như một gánh hát sơn đông đang phèn la giữa đình làng quê mộc
Như một mớ thuốc cao đơn đang hoàn tán hát ca
Cho một đàn cừu cô đơn đang nằm bệnh
Chờ mong được lột da chăn dắt suốt cuộc đời