2009/11/30

Nhìn Thấy Gì Từ Một Hội Nghị?


Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra nhiều cuộc hội nghị. Ngày 26-11 có cuộc đối thoại thường niên với các nhà tài trợ liên quan đến lãnh vực y khoa, năm nay mang chủ đề “Vấn đề tham nhũng trong nghành Y”. Cùng thời gian nói trên, trong 2 ngày 26 và 27-11 có cuộc hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực" do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức. Ngày 3 và 4-12 tới, sẽ có Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16….

Những hội nghị này đều mang đẳng cấp quốc tế, vì có tham dự viên đến từ nhiều nước, và đều bàn thảo về những chủ đề lớn, vượt ra ngoài biên cương của một quốc gia. Tuy nhiên, những hội nghị mang danh là quốc tế này lại không được truyền thông người Việt nói đến nhiều bằng một hội nghị khác chỉ quy tụ những người cùng một nguồn gốc Việt Nam. Danh xưng của hội nghị này được gọi bằng nhiều tên. Báo chí quốc doanh gọi nó là “Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất”. Có tờ báo nhà nước quá mẫn cán khoác cho nó cái tên “Hội nghị Diên Hồng”. Trong khi đó, ở ngoài hải ngoại, báo, đài gọi nó là “Hội nghị doanh nhân và Việt kiều”, hoặc “Đại hội chiêu hồi người Việt ở nước ngoài”, diễn ra trong 3 ngày từ 21 đến 23-11.

Dù mang tên là gì, người ta cũng không khó khăn lắm mới hiểu được rằng nó do nhà nước dàn dựng lên để nhằm tranh thủ khối 4 triệu người Việt đang sinh sống xa quê hương. Tất cả những phương tiện tuyên truyền của nhà nước đã xử dụng hết công xuất để quảng cáo cho cuộc gặp mặt được gọi là “lịch sử” này, lần đầu tiên từ khi chấm dứt chiến tranh đã gần 35 năm. Tất cả những từ ngữ trân trọng nhất, lịch sự nhất đã được xử dụng để gọi tham dự viên từ nước ngoài, là những người trước đây đã bị gán cho những danh hiệu tồi tệ nhất. Để đạt được mục tiêu, đảng cộng sản sẵn sàng đổi trắng thay đen, ngụy biện tráo trở. Điều này không mới.

Nhà nước cũng đã đổ ra một số tiền không nhỏ lên đến hàng chục triệu đô la để tổ chức hội nghị này, bao gồm chi phí di chuyển, tiền khách sạn, tiệc tùng, văn nghệ giải trí, in tài liệu tuyên truyền… Chắc hẳn đảng cộng sản cho rằng đó là số tiền đầu tư thích đáng để mong thu lại những món lợi không nhỏ. Lượng kiều hối do người Việt từ nước ngoài gửi về trung bình 7 tỷ đô la mỗi năm có lẽ chưa tương xứng với số 4 triệu người có cuộc sống sung túc ở khắp nơi. Nhưng hơn thế nữa, Hà Nội mong mỏi thu hút được số chất xám lớn lao trong số gần nửa triệu trí thức, chuyên viên mọi nghành nghề đang sở hữu kiến thức khoa học kỹ thuật tại các nước Tây phương.

Ban tổ chức thông báo chương trình 3 ngày họp có 4 hội nghị chuyên đề:

1- Xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước;

2- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

3- Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước

4- Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Và cũng để cho xứng với tầm vóc được tuyên truyền là “lịch sử”, con số tham dự viên được thông tấn xã CSVN cho biết lên tới 1500 người, trong đó có 900 là từ hải ngoại.

Với tất cả những nỗ lực và tốn kém như nói trên, CSVN đã hầu như không thu đạt được gì, nếu không nói rằng nó chỉ đưa đến những phản tác dụng. Nguyên nhân vì những trò tiểu xảo quá ấu trĩ, và trên hết vì đường lối của Hà Nội vẫn không có gì thay đổi, vẫn ngoan cố bám víu vào chính sách độc tài nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho mình.

Để tạo hình ảnh hào nhoáng cho hội nghị, CSVN chủ tâm quy tụ hàng ngàn người về từ hải ngoại, và khoác cho họ danh nghĩa “đại biểu”. Theo những nguồn tin xác thực thì Hà Nội đã phải huy động cán bộ và thân nhân từ những cơ sở ngoại giao ở ngoại quốc về cho đủ con số đó. Số người thực sự là “Việt kiều” sinh sống ở nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, được chọn lựa trong số có ràng buộc làm ăn ở trong nước, hoặc một số người đang làm công việc giáo dục, từ thiện, chứ không hề được một tập thể người Việt tỵ nạn nào đề cử. Nêu lên điều này để cho thấy hội nghị không hề phản ảnh quan điểm của cộng đồng người Việt tại hải ngoại như 2 chữ “đại biểu” đã bị lạm dụng.

Tính chất bù nhìn của hội nghị còn được thấy rõ hơn qua việc các tham dự viên chỉ được ngồi nghe cán bộ cộng sản khoa trương về những thành tích không có thật… vì thế 4 chủ đề của hội nghị như nói ở trên, hay buổi thông tin của bộ ngoại giao về đề tài nhậy cảm “vấn đề chủ quyền, biên giới, hải đảo”, thực chất chỉ là những buổi đọc báo Nhân Dân, không ai được thắc mắc, tìm hiểu hay “phản biện”.

Với những cung cách như trên, những người hiểu chuyện cho rằng sự thất bại của hội nghị đã là tiền định.

Người ta có thể nhìn thấy sự thất bại đó qua những phân tích thuần lý.

Dân chủ đối với đất nước Việt Nam bây giờ là một nhu cầu bức thiết, một yếu tố sống còn, chứ không phải là khẩu hiệu đấu tranh, hay chỉ là một khát vọng.

Chính vì không có dân chủ nên Việt Nam mới lâm vào tình trạng lạc hậu mà người dân trong và ngoài nước đã thấy hiển hiện qua cuộc sống hàng ngày: môi trường sống bị ô nhiễm, độc hại; nền giáo dục sai lầm chạy theo thành tích, phô trương; tình trạng tham nhũng lan tràn khắp nơi, và tình trạng băng hoại luân lý, đạo đức làm ruỗng nát xã hội… Tình trạng đất nước lạc hậu như nói trên lại không phải là nguy cơ duy nhất, dù nó có đủ khả năng hủy hoại một dân tộc. Ngày nay, Việt Nam còn phải đương đầu với một mối nguy to hơn nữa: đó là âm mưu xâm thực của Trung cộng. Mối nguy này không còn là nguy cơ tiềm ẩn nữa, mà đã là một thực tại không thể chối cãi. Nếu việc đất đai, biển cả, nguồn lợi của Việt Nam bị lấn chiếm đã là nỗi bất bình của mọi người, thì việc người dân Việt bị sát hại ngay trên đất, biển của mình, chính là niềm tủi nhục của toàn thể dân tộc.

Thái độ khiếp nhược đó là do chính quyền độc tài không được sự hậu thuẫn của toàn dân. Vì thế dân chủ chính là nền tảng để giải quyết vấn đề của đất nước hiện nay. Ngày nào thể chế chính trị vẫn là độc tài, thì cho dù nhà nước có đề ra những chính sách chiêu dụ tinh vi đến cỡ nào, họ cũng vẫn không thể nào huy động được sự đóng góp của toàn thể người dân.

Sự thất bại của hội nghị ngoài ra còn nhìn thấy được từ phiá của chính những người tham dự.

Ngoài thành phần tham dự viên là cán bộ và thân nhân, một số lớn khách tham dự “cho thỏa tính tò mò” như nhận xét của một blogger trong nước. Họ được nhà nước mời mọc và chi trả mọi phí tổn để làm diễn viên bất đắc dĩ trong một màn kịch rẻ tiền. Họ đã đến để giải trí và ra về một cách vô tư, không để lại dấu vết. Một tuần lễ sau khi chấm dứt hội nghị, người ta mới thấy xuất hiện độc nhất một bài cảm tưởng, một thành quả mà nhà nước chắc chắn không lấy gì làm hãnh diện.

Về từ miền tây nước Mỹ, nhà “đại biểu” này hân hoan khoe những sự tiếp đón “trọng thị” mà ông ta được hưởng. Nào là được “sĩ quan cấp tá đón tiếp thân mật, vui vẻ”, nào là “được chào nghiêm chỉnh với nụ cười”, rồi lại được “chào đón thân mật” ở khách sạn. Chưa hết, khi di chuyển đến hội trường còn “có xe cảnh sát hú còi mở đường”, và được “những anh công an chính trị luôn nở nụ cười, bắt tay”…

Từ đầu đến cuối, người ta không thấy tác giả thao thức đến những nghịch cảnh của đất nước đầy rẫy ngay trước mắt, hay chia sẻ nỗi cùng cực của người dân mà chỉ cần vén tấm màn che cửa kính xe người ta đã nhìn thấy đầy đường.

Quả là hổ danh cho 2 chữ “trí thức” mà những thành phần này tự khoác cho mình. Tất cả những bộc lộ trong bài viết chỉ nói lên ước mơ “tiên thiên hạ chi lạc” để được đồng hành với những tên cán bộ hưởng thụ trên nỗi khổ đau của thiên hạ.

Chắc chắn là đảng CSVN, những người đang xử dụng họ, cũng biết là không thể trông chờ những thành phần này làm bất cứ việc gì ngoài vai trò của một con rối.

Đó là những hình ảnh rõ rệt nhất phản ảnh về cuộc hội nghị mà CSVN tổ chức lần đầu tiên để mong tranh thủ người Việt hải ngoại. Có thể nói kết quả là con số không!

Những người trí thức Việt Nam chân chính trong cộng đồng hải ngoại luôn mong mỏi cống hiến tài năng của mình để xây dựng đất nước Việt Nam văn minh và tiến bộ. Nếu suy nghĩ tri thức đòi hỏi sự tự do, thì nhân cách của người trí thức luôn nhắc nhở họ phải đồng hành với người dân thực sự của đất nước, chứ không phải tiếp tay cho chính quyền độc đoán đang áp bức nhân dân.

Và cũng chính từ nỗi niềm đó mà những người trí thức ở hải ngoại đã tích cực chia sẻ niềm đau cùng những nhà trí thức ở trong nước khi họ bị chính quyền độc tài ngăn chặn thô bạo khiến IDS phải giải thể, Tia Sáng bị đóng mạng…

Người dân sẽ biết rằng họ có thể kỳ vọng vào những nhân cách nào!

Trần Hùng

Một số cảm nhận về hai chữ “Dân Chủ”

Xin tự giới thiệu, người viết bài này chỉ là một kẻ ham mê đọc sách, ham mê tìm hiểu lịch sử. Về chính trị, người viết hoàn toàn thờ ơ và thậm chí “không ưa” gì lắm.

GIF - 24.2 kbKỹ sư Nguyễn Đăng Cao Đại

Tất cả những gì tôi viết ra dưới đây, đều chỉ xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam và đảm bảo, được viết ra từ suy nghĩ thật của lòng mình, nghĩ sao nói vậy. Tôi muốn bày tỏ chính kiến của riêng bản thân mình với ước mong sao cho nước nhà sớm có dân chủ, tự do, thịnh vượng thật sự mà thôi.

Trước tiên, muốn có cảm nhận về hai chữ “DÂN CHỦ” thì phải hiểu “Dân Chủ là gì?”. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, nhất là đối với những người “phi chính trị” (dân làm kỹ thuật, dân hoạt động kinh doanh, dân công chức văn phòng…vv…chẳng hạn). Chính vì vậy mà thay vì dùng những từ ngữ quá to lớn, tôi chỉ xin trình bày cách hiểu của tôi về khái niệm thế nào là “dân chủ” dưới góc nhìn của một thường dân. Qua đó, hy vọng ngay cả dân trong giới “phi chính trị” cũng nắm được cơ bản khái niệm nhạy cảm này.

“Dân Chủ”, nói ngắn gọn là một hình thức xã hội mà “Toàn bộ Quyền Lực nằm trong tay người dân, bộ máy quyền lực của nhà nước, chính quyền do nhân dân trực tiếp điều hành. Và nhà nước ấy phải là nhà nước pháp trị thật sự. Các quyền dân chủ tự do, nhân quyền của nhân dân trong toàn xã hội được nhà nước pháp quyền ấy thực thi và tôn trọng một cách đầy đủ, toàn diện nhất…”.

Tuy nhiên, trong thực tế, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Để xác định một đất nước có dân chủ hay không thì phải xem xét nhiều vấn đề. Người dân được làm gì và không được làm gì? Quan hệ giữa người dân và nhà nước, chính quyền là quan hệ gì? Trên thế giới hiện nay, nước nào là có mức dân chủ cao nhất? Nước nào hoàn toàn không có, mà thể chế chính trị của họ chỉ thực ra là bản chất một chế độ độc tài mà thôi? Nước nào chỉ hô hào ta có Dân Chủ, nhưng trên thực tế thì mức độ dân chủ rất thấp hoặc không hề có chút dân chủ tự do gì cả? Và đời sống “dân chủ” trong một xã hội có cần thiết không? Một quốc gia không có “dân chủ” có phát triển được hay không? Hoặc “dân chủ” có gây rối loạn cho xã hội không? Dân chủ có xâm hại đến chủ quyền đất nước và an ninh quốc gia hay không? Dân chủ có gây mất đoàn kết không, có làm chia rẽ dân tộc không?...vv và vv…Có biết bao câu hỏi được đặt ra liên quan xoay quanh khái niệm này mà trong suy nghĩ của người viết và cũng như của biết bao bạn đọc cứ lởn vởn trong tâm trí của tôi và của biết bao người quan tâm đến giá trị thiêng liêng này…

Theo ý kiến của riêng tôi thì có ba lập luận mà chúng ta thường nghe và cần làm rõ như sau:

Lập luận thứ nhất là: “Tại đất nước Việt Nam hiện nay, vì dân trí còn thấp, do đó chưa nên có dân chủ, nếu có dân chủ sẽ loạn mất, sẽ làm mất ổn định chính trị dẫn đến môi trường xã hội bị hỗn loạn thì làm sao có cơ hội cho mở mang và phát triển đất nước nữa…”. Nếu vậy, thì có lẽ chúng ta cần phải đặt ra một số vấn đề tiếp theo để thử đi sâu phân tích chẳng hạn như sau:

Đầu tiên, giả sử lập luận trên là đúng thì có nghĩa, là khi dân trí cao hơn mới được quyền thực thi dân chủ, tự do. Vậy dân trí cao là cao cỡ nào? Phải quy định mức nào là mức dân trí cao, để đặt ra mục tiêu mà còn phấn đấu cho bằng được. Nếu không có chuẩn cụ thể thì mai mốt dân trí đã cao lắm rồi, chúng ta vẫn nói “chưa cao” thì biết đâu mà lần. (?!) Đồng thời, trách nhiệm nâng cao dân trí chính là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo đất nước chứ không phải trách nhiệm ấy của người dân hay ai đó chung chung vô hình. Vậy các nhà lãnh đạo quốc gia phải cam kết với xã hội, với nhân dân trong bao nhiêu năm nữa thì dân trí sẽ cao đến mức cả xã hội sẽ được hưởng quyền có dân chủ, tự do…? Không thể nói chung chung mà phải nói rõ cụ thể là trong bao lâu nữa. Nếu cứ thả nổi thì một trăm, thậm chí một nghìn năm sau chúng ta vẫn nói: “Vì dân trí trong xã hội còn rất thấp nên chưa nên có dân chủ, chưa thể thực thi dân chủ được…”. Như vậy là, với lập luận kiểu cách này thì có nghĩa là nhà cầm quyền chỉ muốn biện minh cho việc từ chối mãi mãi không trao trả lại cho nhân dân, cho cả dân tộc quyền được sống trong một xã hội có tự do, dân chủ thật sự mà thôi. Cũng có thể nói rằng, nếu cứ kéo dài tình trạng đó lâu dài, thì chính lãnh đạo mãi mãi vẫn nợ nhân dân món nợ dân chủ, tự do. Và đó là bi kịch buồn thật “vĩ đại”, bởi vì chính nhân dân, chứ không phải ai khác, đã dùng xương máu, mồ hôi để xây dựng nên Nhà Nước “của dân, do dân và vì dân” hiện nay.

Dù sao thì đó cũng chỉ là giả sử lập luận trên đúng thôi. Thật ra lập luận trên cũng không thuyết phục lắm. Vì chính dân trí Việt Nam trước đây so với các nước ngay trong khu vực Đông Nam Á là hoàn toàn không thua kém. So với các nước như Mã Lai, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin… tôi cho rằng từ xa xưa, dân trí nước ta nếu không cao hơn thì cũng bằng dân trí của nhân dân các quốc gia trên đây. Trong khi ở các nước đó, từ lâu rồi, mức độ dân chủ của họ cao hơn của nước ta, và hiện nay, dân trí xã hội ta đã tụt hậu khá xa so với họ. Do đó, nói vì dân trí thấp nên chưa thể có dân chủ là không cơ sở. Ngược lại, vì thiếu dân chủ nên giáo dục (và kể cả mọi mặt) của ta đang tụt hậu rất đáng buồn. (đọc bài: “Giáo dục – cho tôi được nói thẳng” của giáo sư Hoàng Tụy). Từ đó dẫn đến dân trí nước ta cũng càng ngày tụt hậu so với các nước ngay trong khu vực và các nước dân chủ, văn minh khác trên toàn thế giới. Vì vậy nếu nói là: “Ở Việt nam ta, vì mức độ dân chủ chưa cao nên dân trí bị thấp so với các nước ngang hàng” thì nghe đúng hơn, thuyết phục hơn.

Nói đến đây tôi xin dẫn chứng đôi dòng để chúng ta liên hệ so sánh mới rút ra được kết luận dứt khoát là: “Thể chế chính trị văn minh, tự do dân chủ sẽ là môi trường và bối cảnh tốt đẹp, đầy thuận lợi để mỗi cá nhân con người phát triển thăng hoa rạng rỡ như thế nào. Ngược lại nếu con người phải sống, phải tồn tại trong hoàn cảnh một đất nước có thể chế độc tài, không dân chủ thì con người sẽ ắt bị thui chột tài năng, thậm chí các quyền con người, quyền công dân bị chà đạp, bị xâm phạm nghiêm trọng…vv…”. Từ đó chúng ta sẽ thấy đời sống dân chủ cho một xã hội vô cùng quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa sống còn như thế nào đối với xã hội và mọi công dân.

Chúng ta đều biết trên thế giới ngoài các nước trong hệ thống các quốc gia dân chủ có truyền thống lâu đời như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Ca na đa, Úc Châu…không kể đến, thì chúng ta còn chứng kiến biết bao các nước khác tuy có nền kinh tế còn chậm phát triển, thậm chí rất nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam, có nước còn kém cả Việt Nam. Thế nhưng xã hội và nhân dân nước họ đều đang được hưởng dân chủ, tự do, nhân quyền thực sự, đang từng bước được hoàn thiện và đương nhiên đất nước họ đang hội nhập toàn diện vào sinh hoạt của cộng đồng nhân loại tiến bộ. Trong danh sách các quốc gia này có các nứơc ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh như: Ấn Độ, Philipin, Paksitan, Băngđalet, Nê Pan, Dămbia, Kênia, Nigiêria, Brazil, Argentina….nhiều lắm nhiều lắm không thể thống kê hết. Còn trường hợp của nước Cu Ba XHCN thì sao? Chính Việt Nam ta còn phải viện trợ gạo cho họ để cứu đói, tặng họ máy tính (computer) để góp phần xóa mù thông tin!!!

Lập luận thứ hai là: “Ở Việt Nam ta vẫn có dân chủ chứ, nhưng nhân dân không thể tự lãnh đạo nên Đảng Cộng Sản thay mặt nhân dân lãnh đạo đất nước để thực thi dân chủ cho toàn thể xã hội…”. Điều này thật ra chỉ đúng ở điểm “nhân dân không thể tự lãnh đạo” nhưng lại sai ở rất nhiều các điểm khác rất căn bản.

Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, không làm gì có chuyện người dân tự lãnh đạo quốc gia được. Luôn luôn phải có người đại diện đứng ra để lãnh đạo đất nước. Người này tất nhiên có quyền lực rất lớn (vẫn trong khuôn khổ luật pháp), nhưng trách nhiệm cũng rất nặng. Ta sẽ nhìn nhận bản chất vấn đề này thông qua việc xem xét một vấn đề nhỏ hơn như sự phân tích dưới đây để sáng tỏ thì sẽ thấy rất rõ.

Ở các công ty cổ phần, người chủ thật sự của công ty là Ban Quản Trị. Những người này bỏ vốn (tiền bạc, tài sản…) để thành lập công ty kinh doanh. Vì là một Ban nhiều người nên họ phải chọn ra một người đại diện để lãnh đạo công ty đó. Người được chọn (Tổng Giám Đốc - TGD) là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động và kết quả lợi nhuận của công ty. Nhưng TGD không phải là chủ công ty. Chủ thật sự của công ty là Ban Quản Trị. Khi ông ta làm việc không hiệu quả, Ban Quản Trị quyết định họp lại và cách chức ông ta. Điều quan trọng nhất là chỗ này. Người lãnh đạo công ty (Tổng Giám Đốc) hoàn toàn có thể bị chủ nhân của công ty (Ban Quản Trị) sa thải để thay thế vị TGĐ khác tài năng hơn, điều hành công việc làm ăn của công ty có hiệu quả hơn.

Nói ví dụ vậy cho dễ hiểu. Ở một quốc gia cũng tương tự vậy. Nếu mức độ dân chủ đủ cao, thì ông chủ của đất nước là nhân dân, tương tự như Ban Quản Trị của một công ty. Nhân dân bỏ vốn (tài nguyên, trí lực, con người…) và chọn ra người đại diện để lãnh đạo đất nước. Người lãnh đạo này giống như là Tổng Giám Đốc của công ty vậy. Nếu ông này lãnh đạo kém, đưa đất nước tụt hậu thì sẽ bị Nhân Dân thay thế, và chọn người khác, thông qua tự do bầu cử.

So sánh như vậy để thấy rằng, người dân làm chủ đất nước, thì phải được quyền chọn, được quyền bầu ra người lãnh đạo cho họ. Nếu nhân dân không được chọn người thay mặt dân lãnh đạo thì chưa thể là dân chủ mức độ cao được.

Lập luận thứ ba là: “Sau hơn 34 năm thống nhất đất nước, chúng ta đã phát triển về mọi mặt. Và nếu so sánh tình hình nước ta hiện nay với cách đây 34 năm, kết luận rằng đất nước chúng ta đang được ĐCSVN lãnh đạo đi rất đúng hướng, không cần thiết bàn về dân chủ nữa ”…

Đúng và hoàn toàn đúng là hiện nay, đất nước chúng ta có những mặt lớn mạnh hơn 34 năm trước rất nhiều. Nhưng nếu vì vậy mà cho rằng chúng ta đang đúng hướng là không ổn chút nào và khá chủ quan.

Hãy lấy ví dụ để liên hệ so sánh thì lập luận trên đây sẽ khó lòng đứng vững được, chẳng hạn, một đứa trẻ sinh ra, được cho ăn cháo loãng, ăn củ mì, ăn cơm độn bo bo thì đứa trẻ ấy vẫn sống, vẫn lớn lên. Sau 34 năm, đứa trẻ ấy rồi cũng trở thành một thanh niên, và chắc chắn anh thanh niên kia khỏe hơn, lớn hơn chính đứa trẻ đó 34 năm trước. Nhưng không có nghĩa là chúng ta đã nuôi đứa trẻ đúng hướng được!

Một đứa trẻ khác được nuôi đúng hướng, được chăm sóc y tế chu đáo, được cho uống sữa giàu dinh dưỡng, được ăn thịt, ăn cá, ăn đủ chất xơ… Nó còn được giáo dục, được học hành tử tế, nhân cách, phẩm chất đạo đức được phát triển toàn diện có nề nếp. Khi đó, sau hơn 34 năm, bảo đảm đứa trẻ sẽ thành anh thanh niên tuyệt vời hơn anh thanh niên kia rất nhiều. Nói đến đây chúng ta hãy liên tưởng đến một vài các sự kiện gần đây được các cơ quan truyền thông quốc tế, hải ngoại và cả trong nước loan tin khá ấn tượng. Đó là mới rồi sự kiện lần đầu tiên ở ngay tại CHLB Đức thống nhất, trong chính phủ của nữ thủ tướng Angela Merkel đã lựa chọn ông Philipp Roesler 36 tuổi, một thanh niên gốc Việt trở thành Bộ trưởng y tế mà ông này vốn nguồn gốc từ hơn 3 thập niên trước đã được xin về từ trại trẻ mồ côi ở Long Khánh thuộc tỉnh Khánh Hoà (ĐT: Khánh Hưng, Ba Xuyên) khi cha mẹ bé đều đã chết cả vì bom đạn trong chiến tranh. Thế mà, nhờ được sự nuôi dưỡng, chăm sóc y tế, giáo dục trong môi trường tốt, đầy đủ tại nước Đức hùng cường nên tài năng con người này đã được bộc lộ và phát triển đến kỳ diệu như thế đó.

Trường hợp khác là trung tá Lê Bá Hùng, chỉ huy hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ rất tối tân với hơn 300 sĩ quan và thủy thủ đoàn thì viên sĩ quan trẻ này cũng chỉ từ một đứa bé lúc 5 tuổi được tầu chiến Mỹ vớt lên trên biển Đông khi cả gia đình anh trôi dạt ngoài khơi sau khi cuộc chiến tại Nam Việt Nam kết thúc sau ngày 30/4/1975. Ấy thế mà cũng chỉ sau hơn 34 năm từ số phận một đứa bé cùng cả gia đình thuyền nhân khốn khổ này tưởng như phải bỏ mạng giữa đại dương thì nay do được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường một quốc gia thịnh vượng, dân chủ như Hoa Kỳ mà anh đã học hành thành đạt để trưởng thành lên một sĩ quan của hải quân một siêu cường hùng mạnh bậc nhất trên thế giới…vv…

Một trường hợp khác nữa khá danh tiếng, đó là vị dân biểu trong Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ gốc người Việt Nam duy nhất thuộc đảng Cộng hòa - Josheph Cao Quang Ánh của Hạ viện trong nhiệm kỳ hiện nay. Ông hiện là một trong những tiếng nói quan trọng trong cơ quan lập pháp của quốc gia giàu mạnh nhất trên địa cầu. Tên tuổi ông là niềm kiêu hãnh và tự hào lớn lao của cộng đồng người Việt định cư tại cường quốc số 1 này, cũng như của chung những người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới. Ai đâu có thể ngờ rằng, hơn 34 năm về trước vị dân biểu này chỉ là đứa trẻ lên 8 tuổi phải xa gia đình, xa cha mẹ để vượt biển rời miền Nam Việt Nam đi tỵ nạn chính trị. Thế mà sau mấy chục năm được nuôi dưỡng, giáo dục, học tập trong môi trường lành mạnh, đầy đủ tiện nghi nên ông đã trưởng thành vượt bậc để vượt qua biết bao những chính trị gia sừng sỏ, đầy kinh nghiệm, cả những trí thức gốc da trắng lừng danh khác để có mặt trên chính trường nước Mỹ đầy quyền uy như hiện nay…

Còn vô số những trường hợp khác trong cộng đồng người Việt định cư ở hải ngoại đã thành đạt, thành danh trên đủ các lãnh vực từ chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật….không sao kể hết trong khuôn khổ bài viết ngắn này. Chính họ đã làm vẻ vang rạng rỡ truyền thống văn hiến ngàn đời của dân tộc ta. Thật đáng tự hào biết bao về con người Việt Nam, về Con Hồng Cháu Lạc! Nói đến các ví dụ này càng thấy rõ vấn đề được nêu lên là đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục thì sẽ có sự phát triển đúng hướng, rất tốt, còn ngược lại chỉ là sự phát triển què quặt trong hoang dã thiếu sự chăm lo, quan tâm vun xới của con người mà thôi. Và từ đó mới thấy rằng các yếu tố lãnh đạo, môi trường, thể chế chính trị của một quốc gia thật vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết như thế nào trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của con người nói riêng.

Vậy, khi muốn xem xét, ta phải xem trên 3 yếu tố:

Một là, trong cùng khoảng thời gian hơn 34 năm, đất nước người ta đã phát triển như thế nào, so với đất nước chúng ta. (chỉ so với các nước trong khu vực thuộc khối ASEAN thôi, không cần so với Nhật, Mỹ, Pháp, Anh…)

Hai là, trong cùng khoảng thời gian hơn 34 năm đó, với tố chất của dân tộc Việt, nếu chúng ta đi đúng hướng, thì chúng ta sẽ phát triển nhanh gấp mấy lần so với thực tế đã qua. Rất đơn giản, chúng ta so tốc độ phát triển trong 10 năm trước đổi mới (1975-1986) với khoảng thời gian sau đổi mới là thấy rõ quan điểm này.

Ba là, với sự phát triển như kiểu hiện nay, ai là người hưởng lợi nhiều nhất. Sự phát triển đó có đồng đều giữa nông thôn và thành thị không? Giữa trí thức và lao động tay chân? Giữa dân thường và cán bộ nhà nước ra sao?

Ba câu hỏi trên thuộc lĩnh vực mà tôi cũng không thể trả lời thỏa đáng được. Cần một nghiên cứu, thống kê, thu thập số liệu ở tầm quốc gia để trả lời. Ở đây, tôi chỉ có ý muốn nói rằng lập luận “sau hơn 34 năm thống nhất đất nước, chúng ta đã phát triển về mọi mặt. Và so sánh tình hình nước ta hiện nay với cách đây 34 năm, kết luận rằng chúng ta đang đi rất đúng hướng” là không thỏa đáng, không chính xác và không thuyết phục lắm.

Tạm kết luận

Khái niệm về “Dân Chủ” là một hình thức xã hội mà “Toàn bộ Quyền Lực nằm trong tay người dân”, tức Người Dân là chủ thực sự đất nước thông qua Tổng tuyển cử tự do trong minh bạch, công bằng và có cạnh tranh lành mạnh.

Một số lập luận không chặt chẽ, dễ gây ngộ nhận và mang tính ngụy biện giả trá. Vì thế rất cần có câu trả lời rõ ràng, khoa học hơn.

Tiến trình dân chủ hóa đất nước ta hiện nay nhất là trong mấy năm gần đay cũng có chút đỉnh tiến bộ và theo hướng tích cực, nhưng quá chậm chạp và không đáp ứng được nhu cầu lành mạnh, chính đáng của đại bộ phận nhân dân trong toàn xã hội. Và tiến trình này cũng không theo kịp các chuyển biến tích cực của bối cảnh quốc tế và trào lưu tiến bộ của thời đại đòi hỏi bức thiết trong quá trình hội nhập của nước ta vào sinh hoạt của cộng đồng quốc tế văn minh tiến bộ. Do đó, tốc độ phát triển của nước ta vừa chậm chạp, vừa không toàn diện, vừa không chắc chắn và không được đảm bảo bền vững lâu dài.

Quyền nổi bật nhất thể hiện cho được một xã hội có “Dân chủ” chính là quyền nhân dân được tự do chọn người lãnh đạo, tự do ứng cử và bầu cử. Khi chưa có quyền này thì mọi chuyện khác đều không có ý nghĩa gì cả.

Nguyễn Đại

Nguồn: Doi-Thoai.com

Cầu nguyện cho Việt Nam: Số phận Cha Nguyễn Văn Lý


Cầu nguyện cho Việt Nam
Hoàn cảnh của Cha Nguyễn Văn Lý

Ngày 29 tháng 11 năm 2009

Trong lúc đang cầu nguyện vào một buổi sáng mới đây, Cha Nguyễn Văn Lý đã đột quỵ bất tỉnh trên nền nhà lao. Đây là lần đột quỵ thứ nhì chỉ trong vòng 4 tháng đã khiến Cha bị bất toại một nửa thân mình. Cha Lý gặp nạn trong một hoàn cảnh đơn côi bên trong trại giam, không có người thân bên cạnh.

Vị linh mục Công giáo 63 tuổi này là một trong những nhà đấu tranh kiên cường nhất. Hơn ba thập niên, Ngài đã liên tục tranh đấu đòi hỏi tự do ngôn luận và tôn giáo, và đó chính là niềm tin thôi thúc Ngài đòi hỏi phải có một nền tự do dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Vào năm 2006, Ngài đồng sáng lập Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ. Ngay năm sau, Ngài bị nhà nước cộng sản bắt giam vì tội danh tuyên truyền nói xấu chế độ và bị biệt giam. Đây không phải là đầu tiên Cha bị bắt giam, mà hồi năm 1977 Cha cũng đã ngồi tù 16 năm rồi.

Việc bắt giam Cha Lý cho thấy chính quyền Hà Nội đi giựt lùi so với một ít tiến triển trước đó; một khuynh hướng đang gia tăng qua việc gần đây chính quyền tăng cường bắt giam các nhà báo, chủ Blog và các nhà đấu tranh dân chủ lên tiếng chỉ trích chế độ độc tài. Trong số những người bị bắt giam trong năm nay có Luật sư Lê Công Định, một vị luật sư tài giỏi đã từng nhận bào chữa cho nhiều nhà đấu tranh trước khi ông bị bắt hồi tháng 6.

Tình trạng sức khoẻ hiện nay của Cha Lý thật đáng quan ngại. Gia đinh của Ngài, kể cả chị gái và các cháu trai không được trại tù thông báo khi Cha bị đột quỵ lần thứ nhất hồi tháng Bảy vừa qua. Sau lần bị đột quỵ lần thứ nhì mới đây, Cha được đưa vào bệnh viện mà lúc nào chung quanh cũng có đến 5 công an túc trực canh gác. Trong khi một số thân nhân của Ngài được phép vào thăm thì tất cả các tu sĩ linh mục không được phép vào thăm Ngài. Lối kiểm soát gắt gao nghiêm ngặt này hầu như được áp dụng cho tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam, và càng ngặt nghèo hơn đối với Cha Lý bởi vì chính quyền lo sợ khả năng siêu phàm của Ngài, có thể lôi kéo người khác, thậm chí giáo hóa cả những tên cai ngục.

Việc đối xử tàn tệ với Cha Lý đã khiến cả cộng đồng thế giới quan tâm. Hồi tháng Bảy vừa qua, 37 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đã gởi thư đến chủ tịch Nguyễn Minh Triết, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho Cha Lý cũng như yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình sức khoẻ của Cha. Và ngay sau khi biết tin Cha bị đột quỵ lần này, một lần nữa chính phủ Hoa Kỳ, cũng như các thành viên của chính phú Úc cũng đã lên tiếng yêu cầu chữa trị bệnh và trả tự do cho Ngài. Theo hồ sơ nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, mặc dầu Việt Nam liên tục vi phạm nhân quyền, nhưng lại được bộ này rút tên khỏi danh sách "quốc gia cần quan tâm đặc biệt".

Hoàn cảnh của Cha Lý hiện nay cho thấy Việt Nam liên tục vi phạm nhân quyền có hệ thống; Những vị phạm này vẫn tiếp diễn trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới. Chính quyền Hà Nội có thể gầy dựng lại uy tín bằng cách phải lập tức thả ngay Cha Lý và để thân nhân Ngài chăm sóc sức khỏe cho Ngài. Làm được điều này thì Hà Nội mới thể hiện được chính sách nhân đạo, cũng như nguyên tắc tuân thủ luật lệ quốc tế. Tất cả các quốc gia yêu chuộng nhân quyền đều phải có bổn phận mạnh mẽ đặt vấn đề về trường hợp của Cha Lý và trường hợp của các tù nhân chính trị khác.

Bà Turner là Tổng Giám Đốc điều hành của tổ chức Freedom Now có văn phòng tại Washington, và cũng là luật sư quốc tế cho Cha Lý.

Maran Turner

Wall Street Journal
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703499404574564862023730976.html?mod=googlenews_wsj

(Lê Minh phỏng dịch)

"CSVN cần phải làm gương trong việc bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy tự do ngôn luận"

Gary Humphries
Thượng Nghị Sĩ của ACT – Lãnh Thổ Thủ Đô Úc
148 Bunda Street Canberra ACT 2600
Điện thoại: (02) 6247 6444
Fax: (02) 6257 4140
Email: senator.humphries@aph.gov.au

Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Hoàng Hoa Thám
Hà Nội
VIỆT NAM

Ref: PJ – NGUY

Kính thưa Ông Nguyễn Minh Triết,

Tôi viết thư nầy để bày tỏ mối quan tâm của tôi đối với các phiên toà gần đây xét xử và tuyên án tù giam cho chín nhà hoạt động dân chủ.

Những vị nầy gồm có nhà thơ Trần Đức Thạch, giáo sư trung học Vũ Hùng, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên đại học Ngô Quỳnh, cựu thành viên đảng cộng sản Nguyễn Mạnh Sơn, nhà văn tiểu luận Nguyễn Văn Tính, nhà hoạt động chủ quyền đất đai Nguyễn Văn Túc, và thợ điện Nguyễn Kim Nhàn. Họ bị tuyên án từ hai đến sáu năm tù giam.

Các nhà hoạt động bị buộc trọng tội hình sự chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận, mà đáng lý phải được hiến pháp Việt Nam bảo vệ. Đây rõ ràng là một vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết. Tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy. Tôi được thông báo bà Thủy và phu quân bị công an thường phục hành hung và bắt giữ trong lúc di chuyển tới dự phiên toà để ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ đã nêu trên. Tôi được biết từ khi bị giam cầm, điều kiện sức khoẻ của bà Thủy bị sa sút hẳn đi với bệnh tiểu đường và tình trạng tim ngày càng trầm trọng hơn vì sự chăm sóc y tế trong tù quá tồi tệ.

Tôi rất lo âu đến tình trạng sức khoẻ của bà ấy và cần sự trợ giúp của Ông, bằng cách can thiệp để bảo đảm cuộc điều tra công bằng về việc ngược đãi bà Thủy và gia đình. Đồng thời, tôi kêu gọi Ông nên lập tức phóng thích tất cả nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù vì Việt Nam đang chuẩn bị chủ toạ cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vào năm 2010; và vì thế cần làm gương trong việc bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy tự do ngôn luận.

Trân trọng,

Gary Humphries
Thượng Nghị Sĩ của ACT - Lãnh Thổ Thủ Đô Úc
25 Tháng 11, 2009

***********

Gary Humphries
Thượng Nghị Sĩ của ACT – Lãnh Thổ Thủ Đô Úc
148 Bunda Street Canberra ACT 2600
Điện thoại: (02) 6247 6444
Fax: (02) 6257 4140
Email: senator.humphries@aph.gov.au

Dân Biểu Liên Bang Stephen Smith
Tổng Trưởng Ngoại Giao
Quốc Hội Úc
CANBERRA

Ref: PJ – NGUY

Kính thưa Ông Stephen Smith,

Tôi viết thư nầy để bày tỏ mối quan tâm của tôi đối với việc giam cầm chín nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam gần đây.

Những vị nầy gồm có nhà thơ Trần Đức Thạch, giáo sư trung học Vũ Hùng, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên đại học Ngô Quỳnh, cựu thành viên đảng cộng sản Nguyễn Mạnh Sơn, nhà văn tiểu luận Nguyễn Văn Tính, nhà hoạt động chủ quyền đất đai Nguyễn Văn Túc, và thợ điện Nguyễn Kim Nhàn. Họ bị tuyên án từ hai đến sáu năm tù giam.

Các nhà hoạt động bị buộc trọng tội hình sự chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận, mà đáng lý phải được hiến pháp Việt Nam bảo vệ. Đây rõ ràng là một vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết. Tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy. Tôi được thông báo bà Thủy và phu quân bị công an thường phục hành hung và bắt giữ trong lúc di chuyển tới dự phiên toà để ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ đã nêu trên. Tôi được biết từ khi bị giam cầm, điều kiện sức khoẻ của bà Thủy bị sa sút hẳn đi với bệnh tiểu đường và tình trạng tim ngày càng trầm trọng hơn vì sự chăm sóc y tế trong tù quá tồi tệ.

Tôi rất lo âu cho tình trạng sức khoẻ của bà ấy và cần đến sự giúp đỡ của Ông, xuyên qua Đại sứ quán của chúng ta tại Việt Nam, để điều tra về việc ngược đãi bà Thủy và gia đình.

Tôi rất mong nhận được sự hồi âm.

Trân trọng,

Gary Humphries
Thượng Nghị Sĩ của ACT - Lãnh Thổ Thủ Đô Úc

25 Tháng 11, 2009

Nghị quyết Quốc hội Âu châu 26.11.09 về tình trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam

[STRASBOURG-FRANCE] Trong phiên toàn thể ngày 26.11.2009 Quốc hội Âu châu đã đạt đa số tuyệt đối cho Nghị Quyết về tình trạng Nhân quyền chung cho hai quốc gia Việt Nam và Lào. Phần dành cho cho Việt Nam, Nghị Quyết đã có đến 10 điều Can cứu chính thức ghi theo thứ tự từ A đến J. Và 7 Quyết nghị ghi theo số thứ tự từ 1 đến 7.

Riêng vấn đề Tăng thân tu viện Bát Nhã đã có tới 2 điều Can cứu, và 2 điểm Quyết nghị:

- Các điều khoản về Can cứu đó là: 1) Đề cập tới sự làm ngơ của Chính quyền trước những kêu cứu của tu sinh bị đánh đập tấn công rất hung bạo, cướp đoạt tài sản và xua đuổi tu sinh ra khỏi tu viện của họ. Sau khi nhóm tu sinh tìm tới chùa Phước Huệ ẩn trú lại bị hăm dọa sẽ tiếp tục bị hành hung nếu không rời chỗ này. Chính quyền đã viện cớ rằng tu sinh không có giấy phép tạm trú, để đuổi họ ra khỏi tu viện. 2) Việc đàn áp này liên quan đến Đề nghị 10 điểm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Việt Nam năm 2007, phần nói về cải tổ luật về Tôn giáo.

- Về phần Quyết nghị, điểm thứ 2/7: lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng tình trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất bình an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN); Và điểm thứ 4/7: Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhã và các nơi khác;

Quốc hội Âu châu:

- thông qua cuộc họp thượng đỉnh thứ 15 của ASEAN hôm 23 và 24 tháng 10 năm 2009.

- thông qua cuộc khai mạc ngày 23.10.2009 của Ủy Ban Liên Chánh Phủ về nhân quyền của ASEAN.

- thông qua báo cáo hằng năm của Cộng đồng Âu Châu về nhân quyền năm 2008.

- thông qua những thương thuyết hiện thời với sự đồng ý mới về đối tác và hợp tác, một bên là Việt Nam và một bên là cuộc đối thoại của Hội Đồng Âu Châu về nhân quyền mỗi sáu tháng một lần giữa Công Đồng Âu Châu và chính quyền Việt Nam.

A. Xét rằng Chính quyền Việt Nam đã chối từ đáp ứng những khuyến cáo ghi trong những cứu xét tổng quát thường kỳ của Hội Đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009 hầu nâng cao báo cáo có tiến bộ hơn trong lãnh vực nhân quyền,

B. Xét rằng hằng trăm người đã bị giam cầm ở Việt Nam vì đức tin tôn giáo của họ hoặc vì những ý kiến chính trị, nhất là các người đạo Ky Tô miền núi, một linh mục, một mục sư Tin Lành Mennonite, những tín hữu Cao Đài và Phật tử Hoà Hảo,

C. Xét rằng ngày 27 tháng 9 năm 2009 hằng trăm tu sinh Phật giáo ở Tu Viện Bát Nhã bị đánh đập và tấn công rất hung bạo, tu viện của họ bị đập phá trong khi Chính quyền hoàn toàn không ngó ngàn những tiếng kêu cứu của họ; xét rằng sau khi các tu sinh này tìm nơi ẩn trú nơi Chùa Phước Huệ thì họ lại bị hăm dọa sẽ bị hành hung nếu không rời chỗ này; xét rằng các tu sinh Phật giáo đang bị Chính quyền đuổi ra vì chính quyền viện cớ họ đã lưu trú tại đây không có xin tạm trú hay không xin phép tạm trú trước đó.

D. Xét rằng sự tấn công tu viện này được nhiều người biềt rõ là vì nó dính líu đến 10 điểm mà Thiền Sư Nhất Hạnh đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi VN năm 2007 về phần nên cải tổ về luật tôn giáo,

E. Xét rằng tất cả những nhóm người có tín ngưỡng ở Việt Nam đều phải được phép tu hành và bị cai quản bởi một cơ quan do Chính quyền chỉ định và chỉ được hoạt động trong sự điều hành của Ban Tôn Giáo Nhà Nước này và xét rằng một số lớn các nhóm tôn giáo nào muốn độc lập với Chính quyền đều phải bị giải tán hoặc liên tục bị gây khó khăn,

F. Xét rằng những giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hầu hết như bị cầm tù, bắt đầu bằng ngài Tăng Thống Thích Quảng Độ (81 tuổi), người chống đối nhà nước nổi tiếng nhất, người đã bị cầm tù hơn 27 năm hiện đang ở Thiền viện Thanh Minh ở TP Hồ Chí Minh,

G. Xét rằng Bà Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Việt Nam, gương mặt đàn đầu của phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mới vừa bị bắt lại sau 9 tháng bị cầm tù năm 2007, rằng bà bị bệnh tiểu đường trầm trọng mặc dù thế chính quyền cũng không chịu thả bà ra dù là với tiền bảo lãnh mà cũng không cho bà được trị bệnh,

H. Xét rằng rất nhiều tù nhân tư tưởng như Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Bình Thanh, tất cả đều bị tù vì tội « tuyên truyền chống chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam » bị từ chối không cho y sĩ được vào tù chăm sóc trong khi tình trạng sức khỏe của họ cần được cấp cứu,

I. Xét rằng trong khi vắng mặt những tổ chức độc lập phục vụ cho nhân quyền tại chỗ, những nhà lãnh đạo tôn giáo thường giữ vai trò chở che cho nhân quyền và tranh đấu cho có thêm bao dung và thêm kính trọng những nguyên tắc dân chủ,

J. Xét rằng nhân sự kiện Việt Nam sẽ nhận vai trò chủ tịch các nước Đông Nam Á Châu (ASEAN) năm 2010, Việt Nam cần làm gương cải thiện cách hành sử trên lĩnh vực tới nhân quyền, rằng chính quyền có thể bắt đầu bằng cách thả vài trăm người đã chống đối chính quyền một cách ôn hòa, tín hữu của một số giáo hội độc lập tranh đấu cho dân chủ đã bị nhà nước Việt Nam bất cần là đã vi phạm luật quốc tế, cứ bắt cầm tù họ dưới chiêu bài không căn cứ là vì an ninh quốc gia nhưng thật ra họ chỉ thốt lên những lời chống đối ôn hòa.

Việt Nam :

1. Cấp thiết đề nghị Chính quyền nên dừng lại tất cả những hình thức đàn áp những người đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do tín tưởng hay tín ngưỡng vào tôn giáo họ và tự do hội họp, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam; yêu cầu Chính Quyền Việt Nam tuân thủ theo những cam kết quốc tế có nghĩa là phải công nhận tất cả những cộng đồng tu học và sự tu tập tự do theo tôn giáo của họ và trả lại tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, của Giáo Hội Công Giáo và những tài sản của những cộng đồng tu học khác mà Chính Quyền đã ngang nhiên chiếm hữu;

2. Chúng tôi lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng tình trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất bình an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN);

3. Yêu cầu Hội Đồng các Chính quyền Âu Châu và Hội Đồng các Ban Ngành các nước Âu Châu trong quá trình thương thuyết để trong tương lai đối tác và hợp tác với Việt Nam phải ghi thêm những điều khoản cột chặt hơn, không được mơ hồ, về nhân quyền và dân chủ, ghi thêm làm thế nào mà việc thực hiện những dự án hợp tác phải đi chung với sự chấm dứt vi phạm dân chủ và nhân quyền;

4. Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhã và các nơi khác;

5. Đòi hỏi Chính Quyền Việt Nam, trả tự do vô điều kiện cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ và cho tái lập quyền sinh hoạt hợp pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các vị giáo phẩm của họ;

6. Yêu cầu chính quyền (Vietnam) thiết lập một Ủy Ban độc lập có mặt trên toàn quốc để lo về nhân quyền, để tiếp nhận và điều tra những tin tức về tra tấn hoặc những lạm dụng quyền hành của nhân viên nhà nước, kể cả nhân viên các sở công an, và khởi xướng những phương cách đưa tới bải bỏ án tử hình;

7. Yêu cầu Chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, chính thức mời thường xuyên những báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, nhất là những người lo về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, về tình trạng tra tấn và bảo vệ nhân quyền và bạo hành với phụ nữ, cũng như làm việc với Nhóm Liên Hiệp Quốc lo về những bắt bớ trái phép.

(Từ mục thứ 8 đến mục thứ 13 là dành cho Lào quốc xin không dịch ra đây).

Các phương diện chung

14. Khuyến khích chính quyền thả ngay tức thì và không điều kiện tất cà những người tranh đấu cho nhân quyền, những người tù chính trị, những người tù tư tưởng, bởi vì sự bắt bớ họ là một vi phạm nhân quyền; thỉnh cầu chính quyền bảo đảm sự bình an về thân và về tâm lý của họ trong mọi trường hợp và cung cấp cho những người cần được điều trị được quyền chăm sóc sức khoẻ của họ bởi những y sĩ độc lập;

15. Mời Hội Đồng Âu Châu và Ủy Hội Âu Châu tiến hành sự đánh giá chi tiết chính sách thực thi dân chủ và nhân quyền ở Lào và Việt Nam từ ngày ký tên đối tác và hợp tác với Âu Châu và làm một biên bản cho Quốc Hội;

16. Đặc nhiệm cho Chủ tịch Hội Đồng chuyển giao quyết nghị này cho Hôi Đồng, cho Ủy Hội, cho các Chính Phủ và cho các Quốc Hội những nước thành viên Âu Châu, cho hai Chính Phủ và hai Quốc Hôi Việt Nam và Lào, cho văn phòng ASEAN, cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền.

Quốc hội Âu châu

Nguồn : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/113_nghi-quyet.htm

2009/11/29

Ước gì Chính phủ có nhiều Phùng Liên Đoàn…!


Đọc bài báo của bác Phùng Liên Đoàn, Điện hạt nhân: Bài học từ 127 nhà máy… (Bauxitevietnam, 22.11.2009), mới chợt hiểu ra rằng cái nghề sử nhai lại, ăn theo của tôi, nói cả ngàn câu không bằng một điều bác nói. Tôi chỉ ước ao, giá như các dự án, chính sách của Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng tính toán đủ lẽ, đủ mọi đường và nhiều cách như bác.

Cha mẹ giỏi thì đời con đỡ khổ. Lãnh đạo tài thì vận nước hưng vinh. Đó là quy luật của muôn đời. Mushuhito (Meiji) năm 1858, khi ông 19 tuổi, đã đem đến cho nước Nhật sự đổi thay vô tiền khoáng hậu: Một nước mà tài nguyên hầu như chỉ có bão tố và động đất, đúng 100 năm sau (1968) đã làm được như lời thề của ông – Học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây sau 100 năm.

Bài học của Nhật Bản cũng như bài học từ vở bi kịch nổi tiếng của Sophocles (thế kỷ V tr. CN) – Eudipe làm vua (Eudipus The King), từ Hy Lạp, là bài học về trách nhiệm của nhà lãnh đạo. Nếu thật sự vì dân thì nhà lãnh đạo thời nay hay thời xưa đều phải lo đủ mọi đường, sao cho cuộc sống của người dân tốt nhất cho dù nhà lãnh đạo có bị nhiều mất mát. Cách tính và những gì mà Phùng Liên Đoàn đã đưa ra trước bàn dân thiên hạ là cách lo toan chỉnh chu và nhân văn hết mực. Bác Phùng Liên Đoàn đã lo cho dân (việc làm), lo cho nước (những hậu hoạ và nợ nần vô lý, trong khi có cách thức khác tốt hơn), lo cho cả ngày mai khỏi bất trắc, tai ương…

Tôi đọc mà cứ nghĩ rằng ước gì Chính phủ của ta hiện nay có một vài người (chỉ cần một vài thôi) tâm huyết, nhìn xa, hiểu rộng như Phùng Liên Đoàn trong cách nghĩ về điện hạt nhân. Chắc chắn khi đó vận nước sẽ thay đổi, vì cuộc đời chẳng khác gì một bàn cờ, chỉ tính sai một nước đi thôi, thực tế sẽ là sụp đổ và thảm hoạ. Nếu (xin lỗi nếu tôi hiểu sai) điện hạt nhân là cái bánh ngon và to nhất, chưa từng có bao giờ nên không thể không có, không thể không “ăn”, thì trước khi ăn cái bánh màu mỡ đến mức khó lường ấy, cũng nên tính cho kỹ, cho hết các hậu hoạ – ít nhất là cho đủ “một số đời”. Vì sao nước thì nghèo mà cái gì cũng muốn làm to, hoành tráng, ước vọng thật nhiều bằng gánh nặng nợ nần? Cứ hy sinh tương lai để thoả mãn tham vọng của hiện tại là tư duy theo lối nào? Chẳng có người cha có lương tâm nào sau khi chết lại để một núi nợ và nguy hiểm cho con cái. Đó là nguyên tắc của sự trường tồn. Vẫn biết các nhà lãnh đạo thời nay coi người dân chẳng khác gì những con số, nhưng cứ hoài vọng rất mỏng manh rằng, ít nhất các vị, trong một thời điểm lắng lại nào đó, ở một nơi nào đó, bất chợt nghĩ đến hậu vận nước nhà.

Đã có ai ở Việt Nam đi chui nhủi hết nhà máy điện hạt nhân này đến nhà máy điện hạt nhân khác như Phùng Liên Đoàn hay chưa? Nếu chưa, tại sao không mời về để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm? Tại sao lấy cái tư duy từ vai cày để đo cung cách chế tạo xe hơi? Chúng ta cứ bàn, cứ thảo luận về điều mà mình không hề biết rõ, đó là cung cách mà cha ông đã nói: Người mù sờ voi. Một Chính phủ điều hành vận mạng quốc gia mà không hiểu hết những bất trắc khó lường, những gánh nặng kinh tế cuả đất nước thì làm sao có thể đoan chắc được rằng đất nước sẽ mạnh giàu?

Huế, 22.11.2009
H.V.T
HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

— -

Điện hạt nhân: Bài học từ 127 nhà máy phải bỏ dở và 10 phương pháp tạo dựng việc làm cho người dân Việt Nam

Phùng Liên Đoàn [1]

Trong quá trình làm việc xây dựng và đánh giá điện hạt nhân tại Mỹ, tôi đã được chứng kiến và đôi khi tham dự sự kiện 127 lò điện hạt nhân với công suất 140,000 MWe được đặt mua, xây dựng, nhưng phải bỏ dở.

Các lò ĐHN là thuộc thế hệ II, loại PWR, BWR, HTGR. Lò loại FBR thuộc thế hệ I còn thử nghiệm. Nhà máy có đánh dấu * là đang xây mà phải bỏ.

Tài liệu tham khảo

Tôi xin đính kèm các tài liệu sau:

Bảng liệt kê 127 lò ĐHN thế hệ II của hơn 50 hãng điện đã phải bỏ giữa những năm 1970-1990. Mỗi lần bỏ như vậy, hãng điện tốn kém giữa 100 triệu USD và 1 tỉ USD, tùy trường hợp còn trong vòng thiết kế hay đã xây dựng dở dang.

Sơ đồ nguyên tắc của ba loại nhà máy ĐHN loại PWR, BWR và LMFBR bị bỏ dở. Tôi đã có cơ hội thiết kế cả 3 loại và đã làm việc với nhiều người có tiếng tăm phát minh hoặc thiết kế các loại lò này.

Hình chụp một nhà máy “thành công” và hai nhà máy bỏ dở của WPPSS (Washington Public Power Supply System.)

127 nhà máy điện hạt nhân bị bỏ dở tại Mỹ
JPEG - 102.2 kb
JPEG - 101.2 kb
JPEG - 118.6 kb
JPEG - 81.9 kb
JPEG - 78.4 kb
JPEG - 72.2 kb
JPEG - 102.9 kb
JPEG - 78.5 kb
JPEG - 117.1 kb
JPEG - 74.7 kb
JPEG - 115 kb
JPEG - 84.4 kb
JPEG - 29.3 kb

(a) Chú thích: Công ty chế tạo và loại lò là như sau:

B&W: Babcock and Wilcox, PWR – nước nén dưới áp suất 150 atm

CE: Combustion Engineering, PWR – nước nén dưới áp suất 150 atm

W: Westinghouse, PWR – nước nén dưới áp suất

GE: General Electric, BWR – nước sôi dưới áp suất 70 atm

DOE, PMC & TVA: LWFBR – loại neutron nhanh, tải nhiệt bằng Na đang ở thời kỳ thử nghiệm (thế hệ I)

Nguyên nhân việc phí phạm ngân sách

Nguyên nhân chính Mỹ phải bỏ dở nhiều nhà máy ĐHN thế hệ II gồm:

Quá tự tin và nghe lời các nhà kinh tế và kỹ thuật “dự đoán” sự cần điện trong tương lai. Họ đều dùng dữ kiện trong 5-10 năm trong quá khứ rồi tích lũy lên cho 10-20 năm trong tương lai. Phương pháp này không bao gồm rất nhiều yếu tố mà họ không biết rõ về khả năng của kỹ thuật và của người dân. Giá điện càng tăng và kỹ thuật càng tân tiến thì người ta dùng càng ít năng lượng. Tỉ số E/GNP của các nước đang mở mang có thể là 2 trong khi càng văn minh thì càng nhỏ lại. Tỉ số này của Nhật và Pháp có thể là 0.8.

Quá tin tưởng vào nguồn năng lượng ĐHN: rất mới, rất to lớn và rất hấp dẫn mà lại không làm ô nhiễm khí quyển.

Không biết rằng có cả trăm ngàn chi tiết của nhà máy cần phải thiết kế đúng chuẩn mực và bị giám sát chặt chẽ – sai một ly cũng không được châm chế; vì thế trong quá trình giám sát, có cả 5,000 – 10,000 chi tiết phải làm lại, gây tốn kém về nhân lực, vật lực, và thời gian.

Không biết sự rắc rối của kiện tụng: quan tòa và luật sư không để ý tới vấn đề thời gian, trong khi đó giá thành của nhà máy ĐHN cứ tăng lên như diều với thời gian.

Khi thương thuyết, không coi trọng sự kiện giá nhà máy là giá loại “mì ăn liền”, nhưng khi xây thì phải trả tiền lãi trên số tiền vay; vì thế, càng xây lâu thì giá “đầu tư” càng cao, trong khi đó kinh tế không thể phát triển liền liền 15% mỗi năm.
Hai nhà máy ĐHN 2 x 1100 MW xây dở dang nằm chết ở Satsop gần thủ đô Olympia của tiểu bang Washington. Hai tháp lớn là dùng để tải nhiệt cho tua bin tạo điện. Hai lò hạt nhân sẽ nằm trong hai nhà vòm nhỏ hơn (chỉ cao khoảng 100m), một vòm còn chưa có mái. Hai nhà máy này tính tốn 6.2 tỉ USD, nhưng sau đó tăng giá thành hơn 12 tỉ, cho nên phải bỏ dở. Hiện nay có một nhà máy đốt hơi khí 600 MW tọa lạc tại đây
Nhà máy ĐHN Bellefonte của TVA tại biên giới ba tiểu bang Alabama, Tennessee và Georgia, 2 x 1235 MWe PWR, cách nơi tôi ở khoảng 150 cây số đã bị bỏ dở 30 năm, sau khi xây cất tốn kém 3 tỉ USD (năm 1980, đáng giá 10 tỉ USD ngày nay). Tôi đã đi thăm nhà máy này khi đang xây cất.

Nhà máy Marble Hill, 2 x 1130 MWe PWR, tại Indiana bị bỏ dở năm 1974, sau khi đã tiêu tốn 2.8 tỉ USD (12.7 tỉ USD ngày nay)

Nhà máy Perry, 2 x 1205 MWe, nằm trên biển hồ Erie cạnh tỉnh Cleveland, tốn kém 6 tỉ USD năm 1994 (8.6 tỉ ngày nay) mà chỉ hoàn thành được một lò. Lò thứ hai, Perry 2, bị bỏ dở. Chính vì thế mà chỉ thấy một tháp làm nguội nước hoạt động.

Vài hậu quả

Mỗi hãng điện của Mỹ trong bảng liệt kê lớn giữa 10,000 MWe–40,000 MWe, nghĩa là tương đương với Điện Lực Việt Nam. Chỉ có hai hãng – WPPSS và TVA (Washington Public Power Supply System và Tennessee Valley Authority) là có tính cách bán công; số còn lại đều là tư. Công ty tôi làm việc có dịch vụ xây nhà máy WPPSS-3, và tôi đã từng chui trong lòng lò Browns Ferry 2 của TVA và Oconee 2 của Duke mà muôn thuở sẽ không ai chui được như vậy nữa vì phóng xạ nay rất cao. Họ đều bị lỗ nặng, và chứng khoán thị trường của họ xuống giá rất thấp giữa những năm 1979-1990 vì họ không có đủ tiền lời để trả cho các cổ đông thành ra người ta đem tiền đầu tư vào nơi khác. Riêng WPPSS, đại diện cho hơn 70 công ty điện nhỏ thuộc loại “làng, huyện” thì lỗ 2.3 tỉ USD (năm 1990, tương đương với 3.8 tỉ năm 2009) , đưa nhiều làng huyện vào tình trạng phá sản. Một ông chánh án phán rằng WPPSS “không có quyền đại diện cho các làng huyện đi vay”, thành ra các làng huyện “không có trách nhiệm”. Sự kiện này đưa tới việc WPPSS phải “phủi nợ” đối với cả trăm ngàn người dân Mỹ cho họ vay nợ, gây một xúc động to lớn dẫn tới hơn 400 vụ kiện cáo. Đến năm 1990, người cho vay không những không có đồng tiền lãi nào mà chỉ còn có thể thu hồi 10% tới 30% tiền của mình. WPPSS phải đổi tên thành Northwest Energy và phải tăng giá thủy điện 40% để trả nợ tới năm 2018 (hơn 46 năm từ năm 1972). Chỉ có mấy ông bà luật sư được béo bở suốt 10-20 năm kiện tụng.

Thế Nhật, Hàn và Đài Loan thì sao?

Các nước này khi bắt đầu làm nhà máy ĐHN thì đã ở trình độ kỹ nghệ cao, dân sinh cao, và đã học được kinh nghiệm của Mỹ. Họ đã xuất khẩu xe hơi (Toyota xuất khẩu từ năm 1960), máy ảnh (máy ảnh Nhật được khắp quốc tế dùng, đè bẹp máy ảnh Đức), đồng hồ (ngang ngửa vói Thụy Sĩ), TV (Sony và Samsung hầu như ai cũng dùng), điện tử (kinh tế Đài Loan năm 1970 gần bằng toàn thể kinh tế trong lục địa có dông dân gấp trăm lần), đóng tàu. Người dân của họ đã có thâu nhập ở trình độ 2000 USD (Hàn), 3000 USD (Đài Loan), 8000 USD (Nhật) ở thập kỷ 1970-1980. Không nước nào có nhiều tài nguyên năng lượng và không nước nào xuất khẩu nguyên liệu thô như than, bauxite, gỗ. Họ cần năng lượng, họ có hạ tầng cơ sở, và người dân họ được ăn học nhiều hơn người dân ta.

Hoàn cảnh nước ta

Trong hoàn cảnh hiện tại, nước ta thu nhập bình quân đầu người chưa đạt được 800 USD. 70-80% người dân còn sống rất lam lũ trong những căn nhà lẹp xẹp, không có điện, không có nhà vệ sinh. Ta nhập khẩu toàn vật dụng kỹ thuật cao, như máy móc, xe hơi, xe gắn máy, máy ảnh, TV, máy điện toán, điện thoại cầm tay, thức ăn uống đắt tiền, ngay cả xăng dầu. Trong khi đó ta xuất dầu thô, gạo, cà phê, gỗ, than, bauxite. Ngân sách của ta năm nào cũng nhập siêu, nếu không có đô la của các nước cho vay và của Việt kiều gửi về thì ta không thể có nếp sống phồn hoa giống như ta chứng kiến ở Hà Nội và Sài Gòn. Đáng buồn và đáng hổ thẹn nhất là hầu hết thanh niên thanh nữ ta đều muốn “xuất ngoại”; cả triệu phụ nữ ta mong muốn lấy chồng ngoại quốc mà không biết sẽ bị đối xử như tôi đòi; và cả triệu thanh niên thanh nữ của ta cầm nhà cửa đất đai để “được” đi “xuất khẩu lao động” rồi bị tư bản chèn ép như nô lệ. Trong bối cảnh đó, ta nên xét lại làm cách nào gây thêm nội lực để tạo hạnh phúc và lòng tự tin cho người dân ta, cho con cháu ta.

Điện hạt nhân Việt Nam

Một chương trình làm nhà máy điện hạt nhân như dự kiến từ nay tới năm 2020 sẽ đưa đất nước đi sâu vào sự hãnh diện giả tạo, bởi vì hầu như 100% nhân lực cao cấp, vật liệu cao cấp, thiết bị cao cấp, ngay cả nhiên liệu hạt nhân và sự xử lý nhiên liệu thì ta đều phụ thuộc vào nước ngoài, không dùng đến trí tuệ Việt Nam. Ngay cả tiền đầu tư ta cũng phải đi vay. Tôi cầu mong những nhà làm chính sách của ta nên nghĩ rằng khi nhà máy ĐHN xây xong thì chúng ta phần lớn đã già hoặc đã chết. Chúng có sản xuất điện không thì ta không biết, nhưng số tiền to lớn 20-30 tỉ nợ nần thì con cháu ta sẽ phải trả hoặc sẽ phải cầu khẩn quốc tế “giảm nợ.” Xưa kia, tôi thường nghe những người đi vay nợ ở làng quê năn nỉ người giàu có: ”Cụ cứ cho cháu mượn đi, sau này nếu cháu không trả được thì cái ‘út’ nhà cháu lên hầu cụ để trừ nợ!” Chẳng lẽ ta muốn hoàn cảnh tương tự xẩy ra cho con cháu ta trong tương lai, hoặc bắt chúng đào xới nguyên liệu thô của quốc gia đem bán, hoặc xuất khẩu cả 5 –10 triệu thanh niên thanh nữ của ta đi làm tôi mọi cho người trên thế giới?

Đứng về phương diện quốc phòng, trước tình hình hòa bình bấp bênh với các nước láng giềng, một hệ thống nhà máy ĐHN sẽ là mục tiêu đầu tiên bị phá hoại, và sẽ bị phá hoại rất dễ. Trong trường hợp đó, không những việc bảo vệ tổ quốc bị yếu hẳn đi, mà ví dụ có hòa bình vãn hồi thì kinh tế của ta cũng bị thui chột nhiều chục năm.

Ngân sách phiêu lưu cho điện hạt nhân có thể dùng tạo điện nội hóa và tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người dân

Nhưng ta có nhiều phương pháp thực hiện đầy đủ điện cho người dân trong tương lai mà chưa cần đến nhà máy ĐHN. Ngoài những dự án thủy điện và điện từ than đá có sẵn, ta có thể phát triển những phương pháp quản trị điện nhạy bén hơn và sử dụng điện thông minh hơn. Ta cần dùng các phương pháp rất Việt Nam, với trí tuệ và vật lực Việt Nam, nhân bản hơn, nhanh chóng hơn, và rẻ tiền hơn dự án ĐHN. Trong một bài phỏng vấn, tôi đã đề cập 10 phương pháp như sau:

1. Tránh mất điện vì dây điện nhỏ và chằng chịt. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để mắc nối lại hệ thống phân phối điện chằng chịt ở Hà Nội, Saigon, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn thể các thành phố. Dùng dây điện có điện trở thấp (nghĩa là to hơn, tốn tiền hơn) và khuyến khích như vậy trong cả triệu căn nhà. Hiện ta mất mát điện khoảng 11% vì hiệu ứng Ohm (nhiều hơn nếu tính sự mất điện trong cả triệu nhà vì dây điện quá nhỏ), trong khi các nước Âu Châu và Mỹ chỉ mất khoảng 6% và Israel chỉ mất khoảng 3%. Với phương pháp này ta cũng tránh được nhiều nạn cháy chết người và thiệt hại tài sản lớn. Ta cũng tạo được nhiều trăm ngàn công việc cho người dân.

2. Dùng đèn neon loại mới. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để mua bóng đèn neon (loại neon mới không cần phải hình ống) hoặc lập xưởng chế tạo bóng đèn neon rồi bán rẻ cho người dân. Việc này sẽ tiết kiệm khá nhiều điện trong vòng 1-3 năm và người dân sẽ nhẹ gánh hơn khi giá điện liên tục gia tăng. Củng sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều trăm ngàn người.

3. Sử dụng máy điều hòa không khí hữu hiệu hơn: Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN giúp các công sở và nhà tư có máy điều hòa dùng cửa sổ có hai lớp kính và bịt kín các lỗ hổng để máy làm lạnh không khí dùng ít điện thôi mà không ảnh hưởng tới khí hậu mát mẻ. Chỉ mua mới các máy lạnh có dùng “ống dẫn nhiệt” (heat pipe) do một người Việt là Đinh Khánh chế tạo (www.heatpipetechnology.com), lấy hơi nước trong không khí ra trước việc làm lạnh không khí, và như vậy tốn ít điện hơn. Các công tác này sẽ giúp tạo rất nhiều dịch vụ kinh tế và công việc cho cả triệu người.

4. Dùng nhà máy than tốt hơn. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để khuyến khích và đặt giải thưởng cho cán bộ và công nhân các nhà máy đốt than học hỏi cách điều hành với năng suất 90%-95%. Đầu tư thiết bị tẩy SOx và hút bụi trước khi cho khói tuôn ra ống khói. Tôi không tin có người nói “ta phải nhập khẩu than.” Báo cáo mới nhất của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết ta quản lý mỏ than rất kém, “được 3 mất 7”. Một tỉ tấn than sẽ giúp ta có 8000 MWe nhà máy chạy liền 30 năm, ngang ngửa với 8000 MWe ĐHN, như vậy điện do các nhà máy than này sẽ rẻ hơn ĐHN nhiều, mà than là nguyên liệu của ta, giúp tránh phải dùng 50 tỉ USD ngoại tệ. Phương pháp này giúp tạo công ăn việc làm cho cả triệu người tại mỏ than, tại nhà máy, trên các tầu chở than, và tại các bến bốc than.

5. Quản lý thủy điện tốt hơn. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để sửa sang các đập nước, huấn luyện người điều hành về dự toán thời tiết, huấn luyện họ cộng tác với nhau, vét sâu hồ chứa nước, tu bổ phương pháp ngăn ngừa, điều hành lũ lụt và giúp đỡ người dân có biện pháp phòng vệ nước lũ ở hạ nguồn. Đồng thời tăng gia trồng rừng trên thượng nguồn. Việc này sẽ tránh được những thiệt hại xả lũ năm 2009 và gây thêm hạnh phúc cho người dân sống gần đập nước. Việc này cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều chục ngàn người và huấn luyện cho chuyên viên của ta nhạy bén hơn về truyền thông, thực hiện công nghệ, và bảo vệ môi trường.

6. Dùng phương pháp trữ điện tại các đập nước. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN nghiên cứu việc lập các hồ dự trữ điện tại các đập nước (phương pháp này gọi là pumped storage) để vừa tránh sự cố lũ lụt, vừa làm tăng lợi ích giữa ngày và đêm của các đập nước. Như vậy ta vừa tránh lũ lụt cho người dân vừa tạo thêm công ăn việc làm tại các đập thủy điện.

7. Tìm kiếm khí đốt. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để thăm dò và phát triển khí đốt bằng phương pháp khoan ngang ở nhiều độ sâu, với mục đích tìm nhiều hơi khí như mới phát triển vài năm nay tại Mỹ. Việc này sử dụng tốt trí tuệ Việt Nam, kích thích giáo dục áp dụng vào đời sống quanh ta, và giúp phát triển từng địa phương. Kỹ nghệ dùng khí đốt sẽ tạo công ăn việc làm cho cả triệu người.

8. Sản xuất điện ở tầm nhỏ. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN giúp từng địa phương tìm cách tạo điện và nhiên liệu ngay ở địa phương của mình. Nếu làm nhỏ ở địa phương thì mạng lưới điện sẽ bền vững hơn và đường dây 500 KV Bắc Nam có công dụng hơn. Hiện ta có làm nhưng quản lý chưa tốt. Nhưng ta nên có phương pháp thống nhất chia sẻ kiến thức và nêu cao tinh thần minh bạch để các lỗi lầm do tính tùy tiện được giảm thiểu. Ta nên khuyến khích người dân đóng góp ý kiến theo tinh thần của Pháp Lệnh Dân Chủ mà Quốc Hội đã ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2007.

9. Tiết kiệm than củi và nấu cơm bằng gió. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN giúp người dân dùng bếp ít tốn than củi giống như ở Trung Quốc. Dùng các quạt gió nhỏ để thắp sáng ban đêm. Tôi nghĩ, tuy trên thế giới chưa thấy nói, nhưng trí thức của ta có thể thí nghiệm dùng các “chong chóng nhỏ nhưng quay suốt ngày đêm cộng với một dynamo (giống xe đạp) rồi trữ điện vào một bình điện (giống như bình điện xe hơi)” và như vậy người dân quê có triển vọng nấu cơm bằng gió! Thế giới chưa làm vì họ dùng rất nhiều điện, trong khi người nghèo của ta sẽ sử dụng tốt khi chỉ có một bình điện nhỏ “trời cho” mỗi ngày. Kỹ nghệ “chong chóng điện” sẽ rất Việt Nam và lợi cho kinh tế Việt Nam. Việc này sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người.

10. Áp dụng chính sách phân biệt giá điện. Dùng vài phần trăm tiền nhà máy ĐHN để có các phương pháp và thiết bị thực hiện chính sách dùng càng nhiều điện thì giá điện càng cao; dùng điện ban ngày thì đắt hơn dùng điện ban đêm; dùng điện sản xuất thì rẻ hơn dùng điện ăn chơi. Như vậy là điều hòa tốt việc sản xuất điện không lên xuống quá mức, khuyến khích không phung phí điện và người giầu dùng nhiều điện thì phải trả nhiều hơn người nghèo. Chắc Việt Nam đã có chính sách này nhưng tôi không có dữ kiện. Căn bản thông suốt trong các phương pháp tôi đề nghị là chính phủ chỉ nên làm chính sách, còn các chi tiết thì phải để thị trường tiếp tay. Ta cần cách quản lý tốt dựa trên sức mạnh và sự khéo léo của sự cạnh tranh với kỷ luật thanh liêm, công bình và minh bạch. ĐHN là một kỹ thuật không biết tha thứ những người và những quốc gia xử dụng nó không đến nơi đến chốn. Ta không nên chơi sóc đĩa với tương lai của con cháu ta mà xác suất rất cao là ĐHN sẽ không thương tiếc sự hối hận của ta.

Chú thích

1. Ông Phùng Liên Đoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường. Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ. Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác. Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự phục sinh của ĐHN. Ông Đoàn tốt nghiệp cử nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT. Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967. Ông Đoàn và gia đình đã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam.

2. Về vấn đề Điện hạt nhân tại Việt Nam, ông Đoàn đã có những ý kiến sau:

o Giảm thiểu 15 rủi ro của nhà máy điện hạt nhân, http://www.bauxitevietnam.info/c/15546.html

o Điện hạt nhân sẽ tăng gấp ba, http://www.bauxitevietnam.info/c/17478.html

o Đừng sợ nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm, hãy lo con cháu ta mắc nợ dài dài, http://www.bauxitevietnam.info/c/18007.html

o Phỏng vấn: Điện hạt nhân không phải là chuyện để đua đòi, http://bauxitevietnam.info/18107/dien-hat-nhan-khong-phai-la-chuyen-de-dua-doi/

o Phỏng vấn: 10 phương pháp không cần ĐHN mà vẫn giúp Việt Nam tăng thêm nội lực, http://bauxitevietnam.info/18186/10-phuong-phap-khong-can-dien-hat-nhan-ma-van-giup-viet-nam-tang-them-noi-luc/

3. Nguyễn Thành Sơn: “Ngành than sau 15 năm phát triển – “được” 3 “mất” 7″, http://bauxitevietnam.info/17870/nganh-than-sau-15-nam-phat-trien-duoc-3-mat-7/

Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

2009/11/28

Bộ mặt khác của Trung Quốc mà TT Obama không nhìn thấy


Các nhà trí thức bất đồng chính kiến đã trở nên gần gũi với Cơ Đốc giáo

(Bắc Kinh) - Ở phía Đông Bắc của thành phố này, không xa khách sạn Friendship cũ cho lắm, có một rạp chiếu bóng nhỏ chuyên trình chiếu những phim hoạt họa. Là một kiến trúc bình dị trên một đường phố bình dị, rạp chiếu bóng này là một nơi du khách khó có thể biết đến, nói chi đến một vị tổng thống viếng thăm. Nhưng nếu TT Barrack Obama muốn hiểu một điều gì đó rất thật về Trung Quốc, ông ấy nên sử dụng thời gian viếng thăm của mình tại nơi này thay vì tham dự nhiều dạ tiệc tầm cỡ quốc tế khác nhau, chụp hình ở Cấm Thành, và có mặt ở những buổi gặp gỡ người dân đã được sắp xếp chu đáo trong suốt chuyến thăm viếng tuần nay.

Đúng 10 giờ sáng Chủ Nhật, hơn 500 thành viên của giáo hội Shouwang tụ tập đông đủ ở rạp chiếu bóng này để dự một buổi lễ. Giáo hội Shouwang, do mục sư Jin Tianming sáng lập năm 1993, là một trong những giáo hội bất chính quy lớn nhất Bắc Kinh với gần 800 giáo dân. Nhưng cho đến cuối tuần qua, họ chưa bao giờ có được con số giáo dân nhiều đến thế cùng tụ họp trong một tòa nhà ở Bắc Kinh.

Giáo hội Shouwang ở Trung Quốc được biết đến như một giáo hội "tư gia", có nghĩa là nó là một tổ chức bất chính quy trong một đất nước mà tất cả những tổ chức tôn giáo đều phải đăng ký với Ban Quản Trị Sự Vụ Tôn Giáo Quốc Gia (State Administration for Religious Affairs). Chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận khoảng 10 triệu tín đồ Tin Lành và 4 triệu tín đồ Công Giáo thuộc các giáo hội đã chính thức ghi danh, chuyên về các hoạt động tín ngưỡng và ban truyền giáo điều yêu nước.

Nhưng các nhà quan sát ở Trung Quốc và hải ngoại đều tin rằng số người Trung Quốc thuộc các giáo hội bất chính quy giờ có thể vượt qua con số 100 triệu người. Con số này đã nhanh chóng gia tăng khi càng ngày càng nhiều người Trung Quốc, điển hình là những dân cư trí thức thành thị, bắt đầu quay mặt với chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ.

Cuộc sống đối với những giáo hội bất chính quy này không bao giờ được trôi trãi, và gần đây đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Phỏng theo tổ chức từ thiện Công Giáo China Aid, đây là kết quả của một chỉ thị được ban hành vào tháng Tám. Tại sao giới lãnh đạo Trung Quốc đầy quyền uy lại sợ những giáo hội này khi phần đông không dính dáng gì đến chính trị? Có thể là tại vì họ [lãnh đạo TQ] đã trở nên e ngại hơn về sức mạnh chính trị của tôn giáo trước những biến động mà họ đã đối đầu với tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng và tín đồ Hồi giáo ở Xinjiang. Hay có thể là vì các nhà trí thức bất đồng chính kiến, như luật sư nhân quyền Gao Zhisheng đã bị bỏ tù, hay có khuynh hướng thiên về Công Giáo?

Dù lý do là gì đi chăng nữa, giáo hội Shouwang trong những tuần lễ gần đây đã phải cử hành lễ ngoài trời, kể cả trong bão tuyết, vì những nỗ lực tìm kiếm một nơi để hành lễ nhiều lần bị từ chối. Hai mươi phút sau giờ hành lễ hôm Chủ Nhật, Mục sư Tianming tuyên bố rằng "có nhiều anh chị em của chúng ta đã bị giữ lại tại cư gia và họ không thể đến dự lễ. Nhưng tất cả chúng ta là một trong vòng tay của Chúa, nên chúng ta sẽ chờ họ đến để khai lễ."

Sau thêm một giờ cầu nguyện và ca hát, đám đông tụ họp vui mừng vỗ tay - một trong số những tín đồ bị giam tại gia đã có thể ra khỏi nhà và đến dự lễ. Buổi lễ đã được bắt đầu; và trước khi kết thúc, thêm một tín đồ thâm niên nữa đã đến được. Chủ Nhật tuần trước, chính mục sư Tianming đã bị giữ tại cư gia.

Câu chuyện này không có gì lạ đối với Bắc Kinh. Đầu tháng này, lực lượng an ninh đã khóa cửa thánh đường Wanbang ở Thượng Hải và giải tán đám đông 2,000 tín đồ. Tại quận Shanxi, các vị đứng đầu một trong những giáo hội "tư gia" lớn nhất Trung Quốc, với hơn mấy mươi giáo phận và mấy mươi nghìn tín đồ, đã bị bắt giữ trong một đợt đàn áp đã trở nên tồi tệ hơn kể từ tháng Chín. Chính giáo hội Shouwang đáng lẽ cũng không được phép cử hành Thánh lễ ở rạp chiếu bóng nếu không phải vì chuyến viếng thăm của TT Obama đã cho giới lãnh đạo TQ một lý do để tránh gây khuấy động.

Giờ ông Obama đã rời khỏi TQ sau một chuyến viếng thăm gây nhiều chú ý bởi những lưu tâm về sự nhạy cảm của giới lãnh đạo TQ. Trong hành trình tìm sự vững bền và "sự hài hòa", những nhà lãnh đạo này vẫn tiếp tục hạn chế các quyền tự do căn bản. Đóng cửa các giáo hội bất chính quy này là một phần của khuynh hướng đó.

Nhưng tự do tín ngưỡng là quyền căn bản mà chính những nhà cầm quyền tàn bạo nhất của lịch sử cũng không có khả năng hủy bỏ hoàn toàn: Đế quốc La Mã đã không làm được đối với Công Giáo khi xưa; chủ nghĩa CS đã không làm được trong mọi nỗ lực dùng Sử thay thế Thánh Thần của họ; Joshep Stalin, Mao Trạch Đông, và Kim Il Sung, đã không làm được khi cố gắng dùng bản thân họ thay thế Thánh Thần. Cho nên dù giáo hội Shouwang không có nơi để hành lễ trong ngày Chủ Nhật sắp tới, giáo hội vẫn sẽ còn đó, càng vững lòng vào đức tin của mình hơn nữa. Đây là một bộ mặt của Trung Quốc - một bộ mặt mà Ông Obama đã chọn không nhìn thấy - một bộ mặt rồi đây sẽ quyết định tương lai của đất nước đó.

Leslie Hook
The Wall Street Journal

KDchuyển ngữ

Bà Hook là một cây viết cho một trang biên tập của tờ Wall Street Journal Á Châu.

Nguồn: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704431804574539120649781240.html

2009/11/26

Hà Nội Tiếp Tục Lội Ngược Dòng Toàn Cầu Hóa


Một trong những nét đặc thù nhất của Thế Kỷ 21 chính là sự xuất hiện của mạng Internet. Chính nó đã làm bùng nổ cuộc cách mạng tin học, với dòng chảy Toàn Cầu Hóa. Nhưng điểm quan trọng của Internet là đã không chỉ làm cho khoảng cách của loài người ngắn lại mà còn có thể trao đổi và nhận biết những gì đang xảy ra trong tích tắc. Ông Thomas Friedman, trong tác phẩm nổi tiếng The World Is Flat” (Thế Giới Phẳng) xuất bản vào năm 2005 đã đánh giá rằng, sự ra đời của Internet đã làm cho thế giới biến từ tròn sang phẳng. Mọi trao đổi, giao dịch của loài người ngày nay - ở bất cứ đâu và lúc nào - đều được nối kết trên một màn ảnh phẳng.

Sự xuất hiện của mạng Internet đã đưa lãnh vực TIN HỌC trở thành một yếu tính quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế quốc gia. Nói cách khác, trí tuệ và hội nhập đã trở thành một nền tảng căn bản cho việc xây dựng một nền kinh tế mới cho những quốc gia nào biết đầu tư vào tin học. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Hàn… là những quốc gia tiêu biểu của nỗ lực nói trên.

Cách đây vài năm, khi đón nhà tỷ phú Bill Gates viếng thăm Việt Nam và đón nhận hãng Intel đầu tư xây dựng một công trường tại Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã nói đến ước mơ phát triển ngành tin học Việt Nam thành một mũi nhọn của nền kinh tế. Không biết cho đến nay nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thực hiện được ước mơ đó như thế nào và kết quả ra sao, nhưng qua một số biện pháp của Bộ thông tin và Truyền thông thì thấy là họ đang lội ngược dòng.

Tháng 8 năm 2008, Hà Nội ban hành Nghị Định 97 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Đến tháng 3 năm 2009, Hà Nội lại ra tiếp Nghị Định 28 quy định về việc xử phạt hành chánh trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet.

Với quy định nói trên, bước đầu tiên là Hà Nội đã ra tay kiểm soát các trang Blog (trang nhật ký điện tử).

Từ mùa Hè năm nay, Cộng sản Việt Nam đã một mặt bắt giữ một số Bloggers như Người Buôn Gió, Đoan Trang, Mẹ Nấm với lý do xâm phạm an ninh quốc gia, mặt khác trấn áp một số Bloggers như Osin, Đào Hiếu và buộc nhiều Bloggers khác phải ngưng trang Blog hoặc phải thay đổi nội dung không đụng đến các vấn đề tế nhị với Trung Quốc.

Bước thứ hai là từ giữa tháng 11 trở đi, Hà Nội đã gửi thông tư đến các công ty tin học như FPT và VNPT thông báo về việc kiểm soát những dịch vụ liên quan đến Facebook, Twitter, Youtube. Trong buổi trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội vào ngày 17 tháng 11 vừa qua, Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã nói là sẽ tăng cường kiểm soát mạng Internet vì cho là mạng này đang bị lợi dụng để tán phát những thông tin “độc hại và có dụng ý xấu” chống lại chế độ.

Cùng thời gian này, Tổng Thống Mỹ Barack Obama, trong buổi nói chuyện với sinh viên tại Thành Phố Thượng Hải, Trung Quốc đã cho rằng, tự do Internet - như nước Mỹ với sự chấp nhận các luồng thông tin và phê phán khác nhau của người dân - sẽ giúp cho chính quyền mạnh hơn và xã hội phát triển tốt hơn.

Phát biểu của ông Lê Doãn Hợp và ông Barack Obama cho thấy tầm nhìn về tự do Internet của Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn hoàn toàn khác nhau. Một bên thì ca tụng tự do Internet là động lực của phát triển xã hội. Đàng khác thì lo sợ đó là căn nguyên của sự tan rã chế độ độc tài. Sự kiện này cho thấy là tầm kích của một chính quyền tuỳ thuộc rất nhiều vào bản lãnh chính trị của giới lãnh đạo có đủ tự tin để lắng nghe những phê phán, góp ý của quần chúng hay không. Tự do Internet và tự do truyền thông còn là nguyên động lực giúp tạo ra những thay đổi tốt trong xã hội dựa trên tinh thấn trách nhiệm của mỗi công dân.

Hiện nay có khoảng 25 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam. Trong số này có hơn 3 triệu người sử dụng Blog và hơn 1 triệu người khác đang sử dụng Facebook, Twitter để quảng bá những suy nghĩ, quan tâm của mình đến bạn bè liên hệ. Điều này cho thấy là nhu cầu thông tin và liên lạc của người dân ngày một mở rộng và xã hội Việt Nam không còn là xã hội đóng kín như dưới thời toàn trị. Người dân Việt Nam ngày nay, tuy không phải là đa số, đã tìm cách sử dụng những phương tiện hiện đại của nhân loại để vươn ra với thế giới bên ngoài. Đây là tiến trình tất yếu của toàn cầu hóa ngày nay.

Sự kiện Cộng sản Việt Nam tìm cách kiểm soát những trao đổi của người dân trên mạng Internet từ các trang Blog đến Facebook, Twitter là một nỗ lực vô vọng vì:

Một là sự lưu thông của mạng Internet ngày nay được ví như một dòng thác lũ. Hà Nội chỉ có thể làm cho dòng chảy chậm đi một chút ở thời gian đầu, nhưng chắc chắn là họ sẽ bị cuốn trôi theo dòng thác khi mà số người sử dụng ngày càng gia tăng.

Hai là sự rập khuôn bắt chước Trung Quốc từ cấm các trang Blog cho đến cấm dùng Facebook, Youtube… cho thấy là Hà Nội và Bắc Kinh đã tự cô lập chính mình và chắc chắn sẽ bị đào thải trước sức mạnh quật khởi của người dân khi họ bị đẩy quá giới hạn chịu đựng.

Tóm lại, viêc ngăn chận mạng Internet và kiểm soát các trang Blog, Facebook sẽ chỉ làm cho Hà Nội tiếp tục suy yếu chứ không an toàn như họ mong đợi. Những hành động ngăn chận của Hà Nội không chỉ làm cho người dân thêm căm phẫn mà còn khiến cho các đảng viên, cán bộ Việt cộng khi nhìn thấy lãnh đạo nói một đàng (hội nhập vào dòng chảy toàn cầu hóa) nhưng lại làm một nẻo (kiểm soát những phương tiện giúp người dân tham gia vào tiến trình hội nhập). Hàng triệu người sử dụng Internet ở trong và ngoài Việt Nam sẽ không ngồi yên để cho Hà Nội muốn làm gì thì làm. Năm 2010 sẽ là năm bùng nổ trận chiến Internet tại Việt Nam. Đây là trận chiến khởi đầu cho ngày tàn của một chế độ bạo tàn, ngu dốt và đang đi ngược lại với sự tiến hóa của nhân loại.

Trung Điền

2009/11/25

Hội nghị Người Việt ở nước ngoài: nhạt nhẽo, không có thực chất


Kết quả hội nghị Người Việt ở nước ngoài: Cuộc họp nhạt nhẽo, không có thực chất

Một cuộc họp "lớn" người Việt ở nước ngoài với nhà cầm quyền trong nước vừa diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23-11 ở Hànội. Báo trong nước sính dùng chữ nghĩa huênh hoang cho rằng đây là "Hội nghị Diên Hồng"(!) thời đổi mới.

Cuộc họp này, mục đích thật sự là gì? thái độ người Việt nước ngoài ra sao? Nay đã kết thúc, kết quả ra sao, có thành sự kiện lớn, "cú hích" đáng kể?

Trước hết tại hội nghị, chính quyền trong nước vẫn tránh né 1 vấn đề cơ bản nhất. Vì sao có hiện tượng thuyền nhân hồi 1975 - 1980, để số người Việt ở nước ngoài tăng vọt - nay lên gần 4 triệu - với một số khá lớn bà con ta bỏ xác trong đại dương? Chính quyền trong nước chưa bao giờ nhìn nhận ngay thẳng bi kịch lớn này, chưa có một lời nhận tội, nhận lỗi, nhận sai lầm hay khuyết điểm, hay chí ít là tỏ ra làm tiếc, hối hận, hay nhận phần trách nhiệm của mình đã để xảy ra sự kiện bi thảm dân tộc chứ từng có này.

Tại sao Nhật hoàng, thủ tướng Nhật biết cúi đầu xin lỗi nhân dân châu Á và thế giới về những tội ác chiến tranh, cả đến Giáo hoàng cũng xin lỗi nhân dân châu Âu và thế giới vì từng cộng tác với phát xít Hit-le trong thế chiến 2.

Còn nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, ngược lại, còn rắp tâm thực hiện việc phá các tấm bảng, mộ chí và di tích kỷ niệm các thuyền nhân bỏ mình trên biển và trong các trại tỵ nạn ở Nam Dương, Mã lai... Thế là coi bà con là "núm ruột nối dài", là "anh chị em ruột thịt", là "tình đồng chủng, nghĩa đồng bào" ư? Thế là "đại đoàn kết", là "bỏ qua quá khứ, nhìn tới tương lai" ư? Như vậy mà dẫn đến Hội Nghị Diên Hồng mới được ư?

Chỉ cần đặt vấn đề xem qua cuộc hội nghị lớn này, Bộ chính trị 14 người hiện nắm trọn quyền sinh sát của đất nước, không chia sẻ cho một ai khác, tóm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nắm trọn quyền chuyên chính và dụng cụ đàn áp: quân đội, công an, cảnh sát, toà án, nhà tù, - 14 người không hề được dân bầu qua một lá phiếu nào - hiện coi trọng hay khinh rẻ bà con ta ở nước ngoài? Hãy xét họ qua việc làm chứ không qua lời nói. Chỉ cần xét cho kỹ: họ coi trọng con người hay coi trọng của cải của bà con ta ở hải ngoại. Họ trọng Người hay trọng Của, như sách kinh điển của người xưa về ứng xử giữa con người với nhau hay đặt ra.

Nếu trọng Người, bộ chính trị cộng sản và bộ máy của họ ắt nhân dịp này tỏ ra trọng chất xám, lắng nghe mọi ý kiến xây dựng ngay thật, đối thoại bình đẳng với bà con ta, thẳng thắn công nhận những sai lầm, minh bạch giải tỏa những băn khoăn vướng mắc của bà con ta trên tinh thần quý trọng, tin cậy nhau trong đại gia đình Việt nam thuận hòa, êm ấm. Suốt những ngày qua không hề có biểu hiện nào như thế!

Tiết mục quan trọng nhất là nghe ông chủ tịch nước đọc diễn văn dài thòng kiểu đại ngôn, rồi nghe một thứ trưởng trưởng ban Người Việt ở nước ngoài đọc báo cáo chỉ kể lể những điều hay ho tốt đẹp, toàn một màu hồng, nhằm cuối cùng là kêu gọi đông đảo bà con ta mang thật nhiều tiền của trở về.

Xong phần chính ồn ào, các đại biểu được chia nhỏ để cùng nhau "trao đổi, đối thoại" với đại diện nhà cầm quyền, thực tế là 2 bên khen ngợi, tâng bốc nhau, theo kiểu mặc áo thụng vái nhau như trên sân khấu, mọi chuyện êm ả, dĩ hoà vi quý! Để còn ăn nhậu, cụng ly, xem nhảy múa, nghe ca hát, trao tặng phẩm...

Nếu trọng Người, họ đã không có những biểu hiện cao ngạo của người thắng trận, của kẻ cầm quyền như thế. Vẫn là thái độ kiêu căng vô lối của kẻ tài giỏi tuyệt đối(!), không cần nghe ai, ngăn cản phản biện, chỉ có một chiều dạy bảo, ban ơn, ban phát bằng khen, huân chương; những điều này, chỉ có những người thiếu nhân cách và thiếu tự trọng mới có thể cúi đầu tiếp nhận.

Do nhà cầm quyền trong nước vẫn một mực không trọng con Người, không tôn trọng Nhân quyền, không tôn trọng quyền Dân chủ Tự do của người Việt trong và ngoài nước, do đó trong hội nghị đã không hề có đối thoại bình đẳng, không hề có giải đáp thỏa đáng vô vàn thắc mắc chính đáng của các đại biểu, của bà con ta về lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo, về bảo vệ ngư dân, về chống tham nhũng, về khai thác bô-xít, về viện IDS, về mạng Tia Sáng, về Nghị quyết 97...

Vẫn là thái độ trịch thượng một chiều, đảng cho biết đến đâu thì được biết đến đó. Biết trước điều đó, nên tuyệt đại đa số bà con gốc Việt ở nước ngoài vẫn thờ ơ, ngán ngẩm ngay từ trước cuộc họp; cũng do đó nhà cầm quyền cộng sản vừa qua chỉ huy động nổi một phần cực nhỏ chất xám, hiểu biết, kỹ thuật, kinh nghiệm và quá ít ỏi tiền của (chỉ chừng 2 tỷ đôla đầu tư của 4 triệu người (!) trong hàng mấy chục năm qua), trong khi vốn liếng của bà con ta là cực kỳ phong phú, phải nói là vô tận, là khổng lồ, như một kho vàng ròng cực quý của cả 2, 3 thế hệ người Việt hải ngoại, tất cả vẫn ở ngoài tầm huy động của nhà cầm quyền độc đoán.

Nhân dịp này, cần chỉ rõ chiếc đũa thần đang nằm trong tay Bộ chính trị Hànội để đánh thức kho báu vô tận ấy, nhưng họ đã bỏ qua thời cơ. Chỉ cần 14 con người ấy - trên đỉnh cao quyền lực tuyệt đối - tỏ ra thật lòng đặt quyền lợi nhân dân lên cao nhất, khiêm tốn nhìn nhận những lầm lẫn thiếu sót, trả lại cho xã hội quyền tự do công dân như hiến pháp quy định, để xã hội ta được hưởng mọi quyền tự do như đông đảo nhân dân các nước khác, chỉ cần như ở Thái lan, Nam Dương hay Phi luật Tân chẳng hạn, có tự do bầu ứng cử tự do báo chí như ở các nước ấy, thì chuyện thần kỳ sẽ xảy ra ngay.

Lúc ấy, chỉ lúc ấy, bà con ta sẽ tự khắc rủ nhau mang mọi tài sản về nước để giúp quê hương, Tổ quốc, không chút e ngại đắn đo; chất xám, tri thức, tay nghề, kinh nghiệm, vốn kinh doanh hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, hằng vài chục tỷ đôla cũng không quá khó, sẽ đổ về nước để bù lại bao thời gian đã mất, để bù lại bao thời cơ bị bỏ lỡ, để cho Tổ quốc Việt nam thật sự "RA KHƠI" và thật sự "CẤT CÁNH", thu hẹp nhanh những cách biệt đáng tủi hổ so với các nước láng giềng và cả các nước văn minh. Không được vậy thì "ra khơi", "cất cánh" chỉ là ảo giác, nói cho vui, để vỗ tay, để lừa nhau, cho nhau ăn bánh vẽ...

Văn hoá Việt nam cũng là ở đó. Cuộc hội nghị này đã có riêng một diễn đàn về Văn hoá Dân tộc. Nhưng diễn đàn này đã bỏ qua một vấn đề văn hoá cấp bách, quan trọng là làm sao đưa chế độ thống trị của duy nhất một đảng chuyển lên một nấc văn minh cao hơn là chế độ dân chủ của toàn dân, với tiêu biểu là lá phiếu tự do của người công dân được suy nghĩ tự do, lập hội tự do theo hiến pháp. Bởi vì không có gì vô văn hoá, phản văn hóa hơn là người Việt nam với nhau lại cậy độc quyền về quyền lực để tịch thu quyền tự do của nhau, của bà con ruột thịt của mình, thống trị anh chị em cùng chung máu thịt chỉ vì lợi ích phe nhóm, đảng phái riêng, với những cuộc bầu cử tiền chế "đảng chọn, dân giả vờ bàu" nhàm chán, đáng hổ thẹn mà vẫn cứ làm để thành trò cười!

Cuối cùng, do Người là vốn quý nhất, Người làm ra của, nên nếu khinh Người mà trọng của thì cuối cùng sẽ mất sạch cả Người lẫn của, để trắng tay và đổ vỡ, như chế độ xô viết ở Liên xô cũ, như "chủ nghĩa xã hội hiện thực" bất nhân phi nghĩa chà đạp quyền tự do công dân, từng vang bóng một thời ở Đông Âu và sụp đổ 20 năm trước.

Qua cuộc họp nhạt nhẽo, hình thức thiếu thực chất vừa qua, có thể rút ra kết luận là nếu chế độ độc quyền đảng trị vẫn chứng nào tất nấy, khinh thị con người, khinh thị sự thật và lẽ phải, khinh thị nhân dân, chỉ mong huy động tiền bạc của bà con gốc Việt, thì cuộc họp người Việt ở nước ngòai, dù có hơn 1 ngàn hay mấy ngàn người dự, chỉ là phung phí công sức, thời gian và tiền của của đất nước, kết quả ít ỏi, nghèo nàn, không tạo nên một "cú hích" cần thiết nào cho sự nghiệp phát triển đất nước, là lẽ đương nhiên.

Danh nghĩa "Hội nghị Diên Hồng" càng thêm nhạt nhẽo, vô duyên và mỉa mai vậy!

Bùi Tín
Paris 24-11-2009

Siết chặt kiểm soát truyền thông, ngại phật lòng Trung Quốc


Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, không muốn báo chí trong nước làm phật lòng Bắc Kinh.

Hồi tháng rồi, sau khi công bố bảng xếp hạng tự do báo chí tòan cầu năm 2009, Giám đốc điều hành Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đặc trách khu vực Á Châu, ông Vincent Brossel, lưu ý rằng nhà nước Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, không chấp nhận báo chí tư nhân, ngăn chận những vấn đề nhậy cảm, ngại làm phật lòng Bắc Kinh.

Chận mạng Facebook

Trong những ngày qua, cư dân mạng Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong việc truy cập trang web Facebook - mạng xã hội nơi hơn một triệu người từng liên lạc, tâm sự cũng như chia sẻ đủ lọai thông tin, và con số này đang trên đà gia tăng nhanh chóng.

Một nguồn tin của đài truyền hình CNN hôm mùng 10 tháng này tựa đề “Việt Nam ngăn chận Facebook”, mở đầu rằng “Hôm 27 tháng 8, 2009, Bộ Công an VN đã gởi thông báo chính thức tới những nhà cung cấp dịch vụ Internet chủ chốt tại Việt Nam, ra lệnh họ ngăn chận cư dân mạng truy cập 8 websites, kể cả mạng Facebook”.

Vẫn theo tin này thì chỉ thị vừa nói nêu rõ “vì lý do an ninh cũng như nhằm chống lại các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước”. Nguồn tin cho biết thêm rằng “hành động kiểm duyệt này cho thấy rõ chính phủ Việt Nam nhìn nhận mối đe dọa do Facebook gây ra”.

Hãng thông tấn AP mới đây cũng đề cập tới việc một nhân viên kỹ thuật thuộc công ty điện tóan truyền số liệu VDC tiết lộ nhà nước Việt Nam đã yêu cầu công ty này phải ngăn chận Facebook.

Mạng Facebook gặp khó khăn vào lúc Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Dõan Hợp lên tiếng tại Quốc Hội rằng việc quản lý Internet và Website tại Việt Nam là vấn đề lớn mà Bộ rất quan tâm.

Theo tin của báo điện tử Saigòn Giải phóng Online, thì khi trả lời các đại biểu Quốc hội, ông Lê Dõan Hợp cho biết trong năm 2009 này, Bộ Thông tin và Truyền thông “đã chỉ đạo các Sở tăng cường thanh tra, kiểm tra các đại lý Internet”, và “Bộ trưởng Lê Dõan Hợp hứa sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan ngăn chận những nguồn thông tin xấu; tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông...”.

Sẽ còn chặt hơn

Báo điện tử Người Lao Động hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi cũng trích dẫn lời bộ trưởng Lê Dõan Hợp than phiền rằng “các quy định của pháp luật về quản lý Internet đã khá đầy đủ. Song trên thực tế, ngành thông tin tuyền thông dù đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và xử lý vi phạm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý”. Và ông nói thêm rằng “Sắp tới phải quản lý chặt chẽ hơn...”

Về vấn đề này, LS Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội lên tiếng mới đây với đài ACTD như sau:

“Nước Việt Nam tìm mọi cách dựng lên bức tường lửa, hoặc quy định bắt buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet dựng lên bức tường lửa để ngăn chận những trang web, đặc biệt những trang web tiếng Việt của nước ngòai, hoặc những bloggers VN, mà theo quan điểm nhà nước là độc hại hay không có lợi cho họ”.

Hành động tiếp tục đàn áp phương tiện truyền thông như vừa nói khiến người ta quan ngại rằng Việt Nam lại theo chân Trung Quốc làm im hơi bặt tiếng những trang web bị gán cho là “tuyên truyền chống đảng và nhà nước”, như Facebook, Twitter, Youtube.

Cách nay ít lâu, qua bài tựa đề “quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”, được Tạp chí Cộng sản phổ biến, ông Lê Dõan Hợp cho biết “Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về tăng cường quản lý báo chí trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí sẽ tiếp tục hòan thiện các văn bản pháp luật về báo chí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các cơ quan báo chí và nhà báo có sai phạm...”

Và việc “xử lý nghiêm minh các cơ quan báo chí và nhà báo có sai phạm...” đó đã diễn ra – theo chiều hướng ngày càng đáng ngại. Chẳng hạn như, chính những nhà báo dám phanh phui vụ tham nhũng nghiêm trọng PMU18 đã bị đuổi việc hay phải ngồi tù, hoặc báo Du Lịch bị Bộ Thông tin và Truyền thông đình bản vì, theo lời Bộ này, “lãnh đạo báo Du lịch không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp, nhậy cảm, cho đăng những thông tin trên số báo Tết Kỷ Sửu 2009...”.

Tránh phật lòng Bắc Kinh

Nhưng thực ra, đó chỉ là những bài viết bày tỏ lòng ái quốc, như bài “Tản Mạn đảo Xa” của phóng viên Trung Bảo nói lên lòng yêu nước của giới trẻ trong cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh lấn chiếm Hòang Sa và Trường Sa của VN, và bài thơ “Hận Nam Quan” của Hòang Cầm.

Hồi tháng 6 năm nay, giới lãnh đạo Việt Nam ca ngợi vai trò báo chí trong nước nhân thời điểm đánh dấu 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhất là trong việc phục vụ quốc gia, dân tộc, chống tham nhũng.

Cổng thông tin của Chính phủ trích dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý rằng “Thông tin trên báo chí phải phát xuất từ cái tâm trong sáng của nhà báo vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân...”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định rằng báo chí Việt Nam “...còn tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng...”, trong khi ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng lên tiếng với Hội Nhà báo Việt Nam rằng trong những năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã “...tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng...”

Từ Paris, Pháp Quốc, nhà báo lão thành Bùi Tín, nhận xét: “...Ở Việt Nam chỉ khi nào đảng cho phép vụ nào đó thì nhà báo mới được nói đến. Thậm chí có những vụ tham nhũng mà người ta không được nói đến, những vụ tham nhũng , ăn hối lộ của phía Nhật Bản đó, là người ta cấm không được nói. Nếu mà ai nói đến thì coi như bị thổi còi, bị phạt rất nặng. Cái đó là gì ? Là ngăn cản chống tham nhũng”.

Hôm mùng 10 tháng rồi, khi tham dự lễ khai trương Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng “Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những phương tiện khoa học, kỹ thuật quan trọng. Website Chính phủ, nay là Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ra đời đáp ứng nhu cầu tất yếu, khách quan của cuộc sống... đem lại nhiều tiện ích cho các tầng lớp nhân dân... Hình thành nhịp cầu trực tuyến gắn bó mật thiết Chính phủ với nhân dân.

Từ Hà Nội, LS Cù Huy Hà Vũ lên tiếng với phái viên Đổ Hiếu của Đài ACTD như sau: “Nhà nước Việt Nam, từ hồi nào tới giờ, có thể nói là đáng xấu hổ, vô đạo đức ở cái chỗ là nói một đàng làm một nẻo. Nói là nói vậy thôi, như không nên kiểm soát, để cho người dân có quyền tự do phát ngôn, tự do tư tưởng. Nhưng trên thực tế, họ ra sức tìm mọi cách bịt thông tin, tìm mọi cách để đưa người dân Việt Nam trở lại thời kỳ lạc hậu”.

Hồi tháng rồi, tổ chức Phóng viên Không Biên Giới trụ sở tại Paris, Pháp Quốc, phổ biến bảng xếp hạng về tự do báo chí tòan cầu năm 2009, xếp hạng VN thứ 166 trên 175 quốc gia, tức Việt Nam thuộc trong 10 nước đứng cuối bảng, bị xem là kẻ thù của báo chí, Internet.

Theo ông Vincent Brossel, Giám đốc Điều hành RSF đặc trách khu vực Á Châu, thì trong thời gian gần đây, nhà nước độc đảng Việt Nam đã gia tăng đàn áp, bắt giam, phạt tù nhiều nhà báo, bloggers, những nhà dân chủ, những cây bút đấu tranh cho tự do tư tưởng, đặc biệt là những người dám công khai nói lên sự thật liên quan việc Hà Nội nhượng bộ Bắc Kinh về lãnh thổ, lãnh hải, bauxite Tây Nguyên...

Thanh Quang, phóng viên RFA, 2009-11-24