2009/07/30

Cảnh Báo Gấp về Hộp Thư Liên Lạc Việt Tân


Chúng tôi kính thông báo đến tất cả quí vị quan tâm một số dữ kiện như sau:

- Cho mọi liên lạc từ Đảng Việt Tân và với Đảng Việt Tân, chúng tôi chỉ dùng một tên miền (domain name) là viettan.org . Xin lưu ý 3 mẫu tự chót là “org“.

- Mọi tên miền khác đều KHÔNG phải là email của đảng Việt Tân. Hôm nay, ngày 30/7/2009 nhiều quí vị nhận được email gởi đi từ hộp thư lienlac@viettan.biz . Chúng tôi xin xác định đó KHÔNG phải là hộp thư của Đảng Việt Tân.

- Khi có các thư từ đáng nghi ngờ về xuất xứ, xin quí vị vui lòng kiểm chứng với chúng tôi tại địa chỉ LIENLAC@VIETTAN.ORG

Trân trọng,
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
30/7/2009

2009/07/24

Hãy vận động cho Tự Do Internet tại Việt Nam


Ngày 23 tháng 7 năm 2009

Thông Cáo Báo Chí

Hãy vận động cho Tự Do Internet tại Việt Nam

Đảng Việt Tân xin kêu gọi đồng bào tại Hoa Kỳ hãy vận động các vị Dân Biểu Hạ Viện tham gia bảo trợ Nghị Quyết H.Res 672 vừa được Dân Biểu Loretta Sanchez đệ nạp. Đây là một văn kiện kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải phóng thích các blogger đang bị cầm tù và tôn trọng quyền tự do Internet.

Trong một quốc gia mà các phương tiện truyền thông cơ hữu đều nằm trong tay nhà cầm quyền, Internet đã trở thành phương tiện để người dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin và ý kiến mà không bị kiểm duyệt bởi nhà nước. Hiện đã có trên 20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, trong số này có nhiều blogger hoạt động rất tích cực.

Vì nhu cầu kiểm soát thông tin để bảo vệ quyền lực, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp kiểm soát các trang blog của người dân, khủng bố phong trào dân báo và bỏ tù các nhà đấu tranh hoạt động qua mạng Internet. Chính quyền Hà Nội cho biết là họ sẽ yêu cầu những công ty tin học, kể cả những công ty lớn ngoại quốc như Yahoo, Google, Microsoft, phải hợp tác với họ để gia tăng kiểm soát Internet.

Nếu Nghị Quyết H.Res 672 được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quốc Hội Hoa Kỳ, đó sẽ là một tín hiệu rõ rệt để khuyến cáo chính quyền CSVN phải hủy bỏ những điều luật phi lý nhằm giới hạn quyền tự do Internet. Nếu Hà Nội muốn trở thành một thành viên xứng đáng của cộng đồng thế giới thì họ phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, phóng thích tất cả những blogger và các nhà đấu tranh trên mạng Internet đang bị cầm tù dù đã bầy tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.

Vì nhận thấy vai trò quan trọng của mạng Internet trong nỗ lực tạo dựng một nền truyền thông độc lập và phát huy các sinh hoạt tự do trên mạng, Đảng Việt Tân đã phát động một cuộc vận động cho Tự Do Internet tại Việt Nam. Để có thêm dữ kiện và tham gia hỗ trợ, xin tham khảo trang nhà: www.viettan.org/tudointernet.

Ngày 23 tháng 7 năm 2009
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

**** Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Từ nền luật pháp rừng rú tới tình trạng tỵ nạn giáo dục


Theo tin loan tải trên trang điện báo “Tuổi Trẻ Online” ngày 29/6/2009 thì Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam thi hành biện pháp áp lực lên các Luật Sư có vấn đề với Đảng CS. Lời lẽ của bản thông cáo tất nhiên là nhẹ nhàng hoa mỹ hơn. Thay vì viết “Thủ Tướng chỉ thị” thì viết rằng “Thủ Tướng có ý kiến”, và thay vì nói thẳng là những ai “có vấn đề với đảng CSVN”, thì lại lòng vòng thêm vào nào là “tác động xấu đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích hợp pháp của cơ quan” v.v và v.v. Nhưng dầu có vòng vo hoa mỹ thế nào đi nữa, thì mọi người cũng thừa hiểu là thông cáo này chỉ là lời phụ họa cho hành động của Nguyễn Đăng Trừng, một đảng viên đảng CSVN trong vai trò Chủ Nhiệm Luật Sư Đoàn Thành Phố Sài Gòn. Nguyễn Đăng Trừng đã khai trừ LS Lê Công Định khỏi danh sách luật sư của Đoàn vào ngày 22/6, nghĩa là 9 ngày sau khi Ls Định bị công an bắt.

Việc khai trừ Ls Lê Công Định không phải là một hành động dựa vào pháp lý, vì Ls Định mới bị Công An bắt giữ, chưa hề bị kết án. Việc khai trừ cũng chẳng để răn đe ai, vì sau khi bị công an ập vào nhà khám xét và tống giam, Ls Định đã không được sống như một người dân thường. Nay có thêm “lệnh” của ông Chủ Nhiệm Luật Sư Đoàn là không còn được ra cãi trước toà, thì cũng chẳng làm ông cực khổ thêm, hay khiến các luật sư khác thêm sợ hãi. Điều này chẳng khác gì người bị chó cắn chẩy máu, nay bị rách thêm một miếng quần, nhằm nhò gì!

Hành động của Nguyễn Đăng Trừng, trong vai trò Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư, chỉ cho thấy rõ hơn vai trò của đương sự là đại diện cho đảng CSVN để chế ngự giới luật sư VN, chứ không phải là của một vị Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn như trong các xã hội văn minh; và xóa tên Ls Lê Công Định khỏi luật sư đoàn chỉ là hành động đánh người ngã ngựa để ra oai. Một hành động nhỏ nhen, không tự trọng, thể hiện tư cách của hầu hết các cán bộ CS đang nắm chức quyền trong chế độ.

Việc Thủ Tướng Chính Phủ ra lệnh cho Luật Sư Đoàn phải thế này hay thế kia, và người đứng đầu tổ chức luật sư tự ý xoá tên đồng nghiệp của mình – dầu đương sự mới chỉ bị công an bắt – chỉ xẩy ra trong chế độ độc tài gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Cũng cần phải nói thêm là, trong chế độ XHCN của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ Nhiệm Nguyễn Đăng Trừng, thì bất cứ ai và bất cứ lúc nào, người dân cũng có thể bị gọi ra đồn công an “làm việc” và bị bắt tạm giam…

Người ta thường gọi luật của CS là luật rừng, nghe riết thành quen tai và dễ chấp nhận bị lừa bởi câu “chuyện bất công ở đâu chẳng có”. Nhưng có những điều vô lý trắng trợn, chỉ hiện hữu dưới chế độ CS. Tỷ dụ như điều 4 Hiến Pháp. Còn gì trắng trợn hơn sự việc các ông CS long trọng tuyên bố là đảng Cộng Sản của các ông ấy lãnh đạo nước Việt Nam, rồi ai không đồng ý thì là… chống lại nước Việt Nam. Chuyện vô lý này họ ngang nhiên duy trì, mặc dầu nó mâu thuẫn với vô số điều khác trong bản Hiến Pháp của họ, một bản Hiến Pháp viết ra cũng chỉ để lừa dối người khác.

Những người Dân Chủ không thể nào giải thích được cho người Cộng Sản, mà phải theo châm ngôn của dân nhậu VN là “lấy mỡ chó rán chó”. Phải mang cái Lưỡi Bò Trung Cộng ra mà ví với điều 4 Hiến Pháp thì may ra người CSVN mới hiểu. Trung cộng chúng chẳng cần Luật Biển về hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm. Chúng muốn chiếm là chiếm, và gọi cả mấy triệu cây số vuông biển ở giữa Việt Nam, Philipin, Nam Dương, Mã Lai là biển riêng của chúng… Căn bản luật pháp của điều 4 Hiến Pháp CSVN chính là căn bản Hải Phận Lưỡi Bò của CS Trung Hoa. Và khi CSVN dùng du đãng đập phá tài sản của Giáo Sứ Thái Hà để chiếm đoạt đất đai thì CSTH dùng tầu của chúng húc chìm tầu đánh cá của ngư dân VN để chiếm đoạt lãnh hải.

CSVN độc quyền sở hữu đất nước Việt Nam, nhưng họ lại bất lực trước sự xâm lăng của ngoại bang. Vì vậy, nay đã đến lúc CSVN phải trả lại chủ quyền đất nước cho người dân Việt Nam, vì chỉ có dân tộc VN mới có khả năng bảo vệ lãnh thổ như tổ tiên chúng ta đã làm.

Ngay cạnh bài thông báo về việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Luật Sư Đoàn, trang điện báo của Tuổi Trẻ Online có một bài viết khác nhan đề: “Tỵ nạn giáo dục”. Bài báo này nói về hoàn cảnh và nhu cầu các gia đình phải khổ sở tìm cách gửi con em ra ngoại quốc theo học với kết luận như sau:

“Chắc không nhiều những nơi trên trái đất này người ta tiễn con đi học bằng nỗi ngậm ngùi: tôi không vọng ngoại, không sính ngoại, không chơi tiền, tôi chỉ muốn con mình được một chữ học đúng nghĩa.”

Đây là hậu quả của chế độ độc tài, phải bưng bít thông tin, nhồi nhét tuyên truyền để đảng CSVN độc quyền chính trị và kinh tế… Hậu quả là họ đã tạo ra một xã hội vô học. Muốn ra khỏi thảm cảnh này, phải chấm dứt độc tài để phát triển giáo dục và cùng nhau giữ nước; “Tỵ nạn giáo dục” không thể là giải pháp cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

Hoàng Cơ Định

2009/07/19

Còn ai KHÔNG chống nhà nước CHXHCNVN?


Đọc xong bản Kết luận Điều tra dài hơn 6500 chữ của Bộ Công An CSVN về 6 nhà dân chủ bị bắt vào tháng 9/2008, người ta vẫn không hiểu nổi thực sự họ đã làm gì sai trái. Nói cách khác, nếu gọi các dẫn chứng trong tài liệu này là chứng cớ phạm pháp, thì có lẽ chẳng ai đang sống tại Việt Nam mà lại không phạm tội “đã hoặc đang chống lại nhà nước CHXHCNVN”.

Thật vậy, nhóm chữ “chống nhà nước CHXHCNVN” được nhắc đi nhắc lại đến 40 lần trong bản điều tra, như là cách để cố tạo ấn tượng mà Bộ Công An CSVN muốn gán ghép, khi mà bản điều tra không đưa ra được bất cứ lý lẽ hay bằng chứng thuyết phục nào. Toàn bộ sự việc khá đơn giản. Các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Nguyễn Mạnh Sơn đã bàn tính thực hiện và giúp nhau treo một biểu ngữ tại cầu vượt Lai Cách, thuộc tỉnh Hải Dương, vào ngày 7/9/2008 với nội dung: “Khối 8406. Lạm phát, dân nghèo khó là do chính quyền cộng sản; mất dân chủ, tự do, nhân quyền là do chính quyền cộng sản, yêu cầu đa nguyên, đa đảng”. Bên cạnh đó, cả 6 nhà dân chủ này đều tàng trữ, viết và đăng trên mạng Internet một số những bài phân tích ý nghĩa các biến cố lịch sử cận đại của đất nước, cùng nhiều bài khác phân tích về nguyên nhân các tệ nạn đang lan tràn trong xã hội Việt Nam và tình trạng dâng nhượng dần đất, biển, đảo, v.v. cho Trung Quốc; mà trong đó những người lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN vừa chẳng có khả năng tự giải phẫu để chấm dứt tình trạng tham nhũng trong tận xương tủy của họ, vừa phải chịu trách nhiệm chính về việc mất đất mất biển. Toàn bộ sự kiện chỉ có thế! Tại các nước tự do, dân chủ, tất cả những việc vừa kể đều chỉ là các sinh hoạt bình thường của học sinh trung học và đại học, được nhà trường khuyến khích.

Chính vì vậy mà công luận thế giới không thể hiểu nổi:

- Tại sao một đảng luôn tuyên bố họ là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước Việt Nam, mà lại không nhận trách nhiệm về tình trạng lạm phát, nghèo khó, tụt hậu, băng hoại hiện nay? Các phân tích nguyên nhân những sự tiêu cực đó sai chỗ nào?

- Tại sao một nhà nước sau hơn 30 năm diệt trừ tham nhũng, và đã rất nhiều lần thú nhận tệ trạng này chỉ tăng chứ không giảm; nay lại truy tố những người chỉ ra sự bất lực đó?

- Tại sao người Việt suy nghĩ và kêu gọi mọi người cùng soi rọi lại lịch sử Việt, lại bị coi là hành vi “chống nhà nước CHXHCNVN”?

- Và tại sao ngay cả sự tuyên nhận “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” mà cũng bị kết án là “chống nhà nước CHXHCNVN”? Như vậy, nhà nước đó là… nhà nước Tàu hay Việt?

- v.v…

Quan trọng hơn nữa, nếu xem các bài nhận xét, phê bình, vạch ra sự thật lịch sử của 6 nhà dân chủ nêu trên là phạm pháp, thì Bộ Công An phải bắt thêm rất nhiều thành phần cũng phạm pháp tương tự. Trước hết là tất cả nhân viên các báo, đài, vì đã đăng tải nhiều bài vở công nhận những tệ nạn xã hội, đặc biệt là các vụ tham nhũng. Kế đến là các nhà nghiên cứu sử sách, vì đã dám tìm hiểu, phân tích thêm những sự kiện mà Đảng đã từng đưa ra quan điểm. Sau đó, là bắt các đại biểu quốc hội đã dám phát biểu nêu vấn đề với nhà nước, và bắt luôn những đại biểu khác đã cầm đọc các bài phát biểu đó. Nhưng, có lẽ “phạm pháp nặng nhất” và cần phải bắt nhất, là các lãnh tụ đảng và nhà nước; hễ đọc diễn văn là họ phê phán khuyết điểm của hết cơ quan này đến ban ngành nọ. Vì lời nói của họ có trọng lượng, nên “sự nói xấu nhà nước CHXHCNVN” của họ được loan tải rộng rãi hơn. Và còn nhiều thành phần khác nữa, chẳng hạn dân vỉa hè uống cà phê chửi đổng nhà nước… Tuy những chửi bới đó chưa được hệ thống hoá, nhưng đều vi phạm điều 88 bộ luật hình sự.

Nếu Bộ Công An không bắt các thành phần nêu trên thì cả thế giới đều thấy rõ điều 88 bộ luật hình sự chỉ là cái cớ để nhà nước CSVN dùng luật pháp của chế độ độc tài một cách tuỳ tiện nhằm khủng bố các tiếng nói công chính.

Cũng qua bản kết luận điều tra này, Bộ Công An xác nhận với thế giới câu khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là… khẩu hiệu xuông. Trong thực tế người dân chẳng được quyền “đề biết, để bàn”, chứ đừng nói đến “để kiểm tra”. Vì ngay cả việc “dân biết” thì người dân cũng đã không được “biết” nhiều điều cần biết; hoặc chỉ được biết theo cách nhà nước muốn. Nếu tự tìm hiểu thêm thì mọi công dân đều có thể bị chụp mũ theo luật 88 tội tàng trữ “tài liệu có nội dung chống nhà nước”, ngay cả khi tài liệu đó do chính mình viết ra… Qua đến khâu “dân bàn” thì càng khó hơn. Nếu dân muốn “bàn” với nhiều người dân khác thì “bàn” bằng cách nào? Khi mà cả 700 tờ báo, đài đều chỉ có một tổng biên tập? Một vài nhà báo vừa mới vào đề, chưa kịp “bàn”, đã bị thu hồi thẻ nhà báo, hay bị “chuyển công tác”. Tóm lại, những phản biện cần thiết đều không có chỗ “để bàn”, còn các lời bàn xuôi thì đã có cả một đội ngũ thợ viết chăm lo. Từ đó mới hiểu tại sao 6 nhà dân chủ đành phải dùng cách treo biểu ngữ và tung tờ rơi.

Chính vì vậy, bản kết luận điều tra này sẽ là một bằng cớ trên giấy trắng mực đen về mức độ vi phạm trắng trợn của lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đối với quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam.

Sau hết, về tính chuyên môn nghề nghiệp, ai đọc bản kết luận điều tra này đều thấy rõ sự cố tình bôi bẩn ý nghĩa việc làm của 6 nghi can, bằng cách gắn liền từng người, từng hoạt động của họ với các khoản tiền vài trăm ngàn đồng VN, nhằm cố tạo ấn tượng là họ làm chỉ vì tiền. Nhưng chính vì sự gán ghép những món tiền cỏn con này và sự khủng bố của guồng máy công an, mà công luận quốc tế, đặc biệt là giới điều tra cảnh sát, thấy ngay sự khôi hài, hạ cấp, và non nớt của bản điều tra do một ban ngành chuyên môn của CSVN làm ra.

Chắc chắn không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới tự do đều sẽ thấy 6 nhà dân chủ – Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Nguyễn Mạnh Sơn – không chỉ hành xử đúng đắn quyền tự do ngôn luận của mình, mà còn là những người tiên phong trong nhận thức: “chống những người cầm quyền bất xứng không phải là chống lại đất nước”. Ngược lại, chính vì thiết tha với vận mạng đất nước mà họ phải chặn đứng bàn tay của những kẻ cầm quyền bất xứng, đang bán rẻ giang sơn và coi thường dân tộc. Trong những năm tháng trước mặt, chính những kẻ sắp áp đặt các bản án bất công lên những nhà ái quốc này; từng tên một, sẽ phải ra đứng trước tòa của toàn dân về những trò khủng bố người yêu nước hôm nay!

Vũ Thạch

2009/07/16

Đừng Để Việt Nam Trở Thành Tân Cương Hay Tây Tạng


Sau mấy ngày ra tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người Uyghur, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố trật tự ở thủ phủ Urumqui của khu tự trị Tân Cương đã được vãn hồi, và lực lượng an ninh đang truy lùng những kẻ mà họ gọi là “chủ mưu gây rối loạn nhằm gây ra sự phân liệt sự thống nhất đất nước, chia rẻ sự đoàn kết dân tộc Trung Quốc”.

Trước những rối loạn tại Tân Cương, ông Hồ Cẩm Đào đã phải bỏ ngang hội nghị Thượng đỉnh G-8 mở rộng tại Ý Đại Lợi, để về Bắc Kinh giải quyết. Điều này cho thấy tình hình đã trở nên nghiêm trọng ngoài dự tưởng nên họ Hồ mới phải làm như vậy, cho dù biết rằng, như thế là công khai thừa nhận có sự chống đối của người dân Uyghur ở Tân Cương.

Thế nhưng, một số tin tức từ thượng tầng lãnh đạo Trung quốc vừa bị tiết lộ ra bên ngoài cho biết, ông Hồ Cẩm Đào quyết định trở về vì có sự bất đồng ý kiến giữa các ủy viên bộ Chính trị trong cách giải quyết vấn đề Tân Cương, chứ không chỉ đơn thuần là tình hình ở thủ phủ Urumqui trở nên nghiêm trọng hơn.

Vừa về đến Bắc Kinh vào ngày 8/7/2009 thì tối hôm đó ông Hồ Cẩm Đào cho triệu tập ngay một phiên họp khẩn của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để ra chỉ thị. Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ông Hồ Cẩm Đào ra lệnh phạt thật nặng, từ tử hình đến chung thân, cho bất kỳ cá nhân nào nghe theo những thế lực được gọi là “phản động” để gây ra cuộc bạo loạn vừa rồi ở Tân Cương. Ngoài ra ông Hồ Cẩm Đào cũng ra lệnh đẩy mạnh công tác cải tạo tư tưởng đối với tất cả người dân Uyghur.

Thật ra, khi đang còn ở Ý, đích thân ông Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh đưa thêm lực lượng công an vũ trang vào Tân Cương nằm chờ, và khi họp xong Bộ Chính trị là tiến hành ngay một chiến dịch khủng bố người Uyghur. Công an đi gõ cửa từng nhà, lùng bắt những người Uyghur nằm trong danh sách bị tình nghi là chủ động các cuộc biểu tình vừa rồi ở Urumqi. Chẳng có một quốc gia nào để ý đến chuyện Bắc Kinh cáo buộc các tổ chức người Uyghur ở hải ngoại, đặc biệt là gán ghép Liên đoàn Uyghur do bà Rebuya Kadeer làm Chủ tịch là khủng bố. Ngược lại, kẻ khủng bố mà cả thế giới nhận ra chính là chính quyền cộng sản Trung quốc, qua những hình ảnh công an đi gõ cửa từng nhà lùng bắt người Uyghur. Hầu hết các nước đều lên án việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp người dân Uyghur và kêu gọi Bắc Kinh hãy ngưng ngay hành động đàn áp, vì giải quyết vấn đề bằng bạo lực sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt, nếu không muốn nói là có tác dụng ngược. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh nặng nhất. Thủ tướng nước này là ông Recep Tayyip Erdogan gọi đây là hành động diệt chủng. Bộ trưởng Công thương Thổ Nhĩ Kỳ thì kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung quốc. Cho đến giờ này, Bắc Kinh chưa có phản ứng gì đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng có một vài nước lên tiếng ủng hộ sự đàn áp của Bắc Kinh, mà mau mắn nhất vẫn là chính quyền Hà Nội. Ngày 8/7 vừa qua, ông Lê Dũng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao nhà cầm quyền CSVN chính thức lên tiếng nói rằng, Hà Nội tin tưởng là những biện pháp mà chính phủ Trung quốc đã và đang áp dụng để ổn định trật tự ở Urumqi là đúng, là hợp lý….

Tại sao người dân Tây Tạng và Uyghur chẳng hề có một tấc sắt trong tay mà vẫn dám đứng lên chống lại chính quyền cộng sản Trung quốc, cho dù biết rằng sẽ bị đàn áp rất khốc liệt? Lý do dơn giản vì cả hai dân tộc này quá uất hận chính sách cai trị và đồng hoá của Bắc Kinh. Tây Tạng và Tân Cương tuy được gọi là những khu tự trị, nhưng bị chính quyền Trung ương Bắc Kinh cai trị trực tiếp, mọi quyết định đều nằm trong tay các Bí thư địa phương nhận chỉ thị từ Bắc Kinh. Hai xứ này tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, nhưng hầu hết người dân đều nghèo khổ. Những ưu đãi đều được dành cho người Hán được di dân đến đó trong chính sách đồng hoá của Bắc Kinh. Trước khi Trung Cộng chiếm đóng Tân Cương vào năm 1949, người Hán ở đó chỉ chiếm 6 phần trăm dân số, nay đã lên đến hơn 40 phần trăm.

Ngày xưa nếu Việt Nam mà không có các bậc tiền nhân giữ nước như hai bà Trưng, vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt… thì có lẽ bây giờ số phận Việt tộc chắc cũng không hơn gì dân tộc Uyghur hay Tây Tạng. Vậy mà ngày nay, những người lãnh đạo đảng CSVN lại đang mở đường cho Trung Quốc xâm thực Việt Nam. Cứ theo đà này thì rồi đây không chừng Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện hay một khu tự trị của Trung quốc. Từ kinh nghiệm của mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã sớm ý thức được hiểm hoạ này. Vì vậy mà đã và đang có những phong trào đấu tranh mãnh liệt của nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam để ngăn chặn hiểm hoạ xâm thực từ phương bắc, mà ưu tiên hàng đầu là chấm dứt sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đang tiếp tay cho chính sách xâm thực và Hán hoá của Trung Quốc.

Ngô Văn

Đừng Để Việt Nam Trở Thành Tân Cương Hay Tây Tạng

Sau mấy ngày ra tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người Uyghur, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố trật tự ở thủ phủ Urumqui của khu tự trị Tân Cương đã được vãn hồi, và lực lượng an ninh đang truy lùng những kẻ mà họ gọi là “chủ mưu gây rối loạn nhằm gây ra sự phân liệt sự thống nhất đất nước, chia rẻ sự đoàn kết dân tộc Trung Quốc”.

Trước những rối loạn tại Tân Cương, ông Hồ Cẩm Đào đã phải bỏ ngang hội nghị Thượng đỉnh G-8 mở rộng tại Ý Đại Lợi, để về Bắc Kinh giải quyết. Điều này cho thấy tình hình đã trở nên nghiêm trọng ngoài dự tưởng nên họ Hồ mới phải làm như vậy, cho dù biết rằng, như thế là công khai thừa nhận có sự chống đối của người dân Uyghur ở Tân Cương.

Thế nhưng, một số tin tức từ thượng tầng lãnh đạo Trung quốc vừa bị tiết lộ ra bên ngoài cho biết, ông Hồ Cẩm Đào quyết định trở về vì có sự bất đồng ý kiến giữa các ủy viên bộ Chính trị trong cách giải quyết vấn đề Tân Cương, chứ không chỉ đơn thuần là tình hình ở thủ phủ Urumqui trở nên nghiêm trọng hơn.

Vừa về đến Bắc Kinh vào ngày 8/7/2009 thì tối hôm đó ông Hồ Cẩm Đào cho triệu tập ngay một phiên họp khẩn của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để ra chỉ thị. Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ông Hồ Cẩm Đào ra lệnh phạt thật nặng, từ tử hình đến chung thân, cho bất kỳ cá nhân nào nghe theo những thế lực được gọi là “phản động” để gây ra cuộc bạo loạn vừa rồi ở Tân Cương. Ngoài ra ông Hồ Cẩm Đào cũng ra lệnh đẩy mạnh công tác cải tạo tư tưởng đối với tất cả người dân Uyghur.

Thật ra, khi đang còn ở Ý, đích thân ông Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh đưa thêm lực lượng công an vũ trang vào Tân Cương nằm chờ, và khi họp xong Bộ Chính trị là tiến hành ngay một chiến dịch khủng bố người Uyghur. Công an đi gõ cửa từng nhà, lùng bắt những người Uyghur nằm trong danh sách bị tình nghi là chủ động các cuộc biểu tình vừa rồi ở Urumqi. Chẳng có một quốc gia nào để ý đến chuyện Bắc Kinh cáo buộc các tổ chức người Uyghur ở hải ngoại, đặc biệt là gán ghép Liên đoàn Uyghur do bà Rebuya Kadeer làm Chủ tịch là khủng bố. Ngược lại, kẻ khủng bố mà cả thế giới nhận ra chính là chính quyền cộng sản Trung quốc, qua những hình ảnh công an đi gõ cửa từng nhà lùng bắt người Uyghur. Hầu hết các nước đều lên án việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp người dân Uyghur và kêu gọi Bắc Kinh hãy ngưng ngay hành động đàn áp, vì giải quyết vấn đề bằng bạo lực sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt, nếu không muốn nói là có tác dụng ngược. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh nặng nhất. Thủ tướng nước này là ông Recep Tayyip Erdogan gọi đây là hành động diệt chủng. Bộ trưởng Công thương Thổ Nhĩ Kỳ thì kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung quốc. Cho đến giờ này, Bắc Kinh chưa có phản ứng gì đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng có một vài nước lên tiếng ủng hộ sự đàn áp của Bắc Kinh, mà mau mắn nhất vẫn là chính quyền Hà Nội. Ngày 8/7 vừa qua, ông Lê Dũng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao nhà cầm quyền CSVN chính thức lên tiếng nói rằng, Hà Nội tin tưởng là những biện pháp mà chính phủ Trung quốc đã và đang áp dụng để ổn định trật tự ở Urumqi là đúng, là hợp lý….

Tại sao người dân Tây Tạng và Uyghur chẳng hề có một tấc sắt trong tay mà vẫn dám đứng lên chống lại chính quyền cộng sản Trung quốc, cho dù biết rằng sẽ bị đàn áp rất khốc liệt? Lý do dơn giản vì cả hai dân tộc này quá uất hận chính sách cai trị và đồng hoá của Bắc Kinh. Tây Tạng và Tân Cương tuy được gọi là những khu tự trị, nhưng bị chính quyền Trung ương Bắc Kinh cai trị trực tiếp, mọi quyết định đều nằm trong tay các Bí thư địa phương nhận chỉ thị từ Bắc Kinh. Hai xứ này tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, nhưng hầu hết người dân đều nghèo khổ. Những ưu đãi đều được dành cho người Hán được di dân đến đó trong chính sách đồng hoá của Bắc Kinh. Trước khi Trung Cộng chiếm đóng Tân Cương vào năm 1949, người Hán ở đó chỉ chiếm 6 phần trăm dân số, nay đã lên đến hơn 40 phần trăm.

Ngày xưa nếu Việt Nam mà không có các bậc tiền nhân giữ nước như hai bà Trưng, vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt… thì có lẽ bây giờ số phận Việt tộc chắc cũng không hơn gì dân tộc Uyghur hay Tây Tạng. Vậy mà ngày nay, những người lãnh đạo đảng CSVN lại đang mở đường cho Trung Quốc xâm thực Việt Nam. Cứ theo đà này thì rồi đây không chừng Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện hay một khu tự trị của Trung quốc. Từ kinh nghiệm của mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã sớm ý thức được hiểm hoạ này. Vì vậy mà đã và đang có những phong trào đấu tranh mãnh liệt của nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam để ngăn chặn hiểm hoạ xâm thực từ phương bắc, mà ưu tiên hàng đầu là chấm dứt sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đang tiếp tay cho chính sách xâm thực và Hán hoá của Trung Quốc.

Ngô Văn

2009/07/13

Hà Nội Vẫn Triệt Để Tôn Trọng Công Hàm Phạm Văn Đồng


Xem đoạn video ngư dân ta van lạy trước họng súng của bọn hải quân Trung Quốc, người Việt Nam không ai là không cảm thấy nhục nhã và căm hận đến bầm gan tím ruột. Nhục nhã và căm hận!…. Nhưng, căm hận ai? Và vì đâu mà nên nông nỗi này mới là điều cần phải xác định cho rõ. Vì nếu nhìn vấn đề sai trật thì cách giải quyết cũng sẽ sai trật.

Vấn đề là, các vùng biển mà dân ta bị làm nhục là nơi mà Trung Quốc nói đó là biển của họ, và họ chỉ thi hành luật pháp của nước họ. Còn Cộng Sản Việt Nam cũng nói đó là biển của Việt Nam. Tình trạng “sư nói sư phải, vải nói vải hay” này đã diễn ra từ mấy chục năm nay, và là những tranh chấp quốc tế, nhưng Hà Nội không dám đưa ra quốc tế để giải quyết. Còn Trung Quốc thì ngày càng ngang ngược lấn tới. Vì vậy cần phải xem xét lại vấn đề từ đầu để nhận biết nguyên nhân.

Bài này không nhắc tới các giai đoạn lịch sử trước khi có sự hiện diện của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (vì các giai đoạn đó không liên hệ đến họ), mà chỉ đề cập đến cách hành xử của nhà nước này đối với những tranh chấp trên biển Đông từ khi họ nắm quyền cho đến nay. Một cách ngắn gọn, người ta có thể thấy những điều này qua bài viết “Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng”, của ông Lê Minh Nghĩa, cố Trưởng ban Ban Biên giới (1), mà nội dung tương tự cũng đã được một số báo chí của Đảng đăng lại gần đây. Qua đó, ở phần “Về các vấn đề biển Đông”, cho đến trước năm 1975, Ông Lê Minh Nghĩa chỉ nêu ra được những khẳng định và xác lập chủ quyền trên biển Đông của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà không đưa ra được bất cứ một hành động tương tự nào của nhà nước Cộng Sản Việt Nam; mặc dù ông có nhắc đến lời tuyên bố ngày 15/8/1951 của Thủ tướng Trung Quốc, ông Chu Ân Lai cho rằng, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (theo lối gọi của Trung Quốc) là của nước Tàu. Tuy có nhắc đến việc Trung Quồc chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng ông không đề cập gì về phản ứng của Nhà cầm quyền Hà Nội trước việc này; Ông cũng làm như không biết là đã từng có trận tử chiến của hải quân Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Hoàng Sa. Ông không hề nhắc đến cuốn bạch thư năm 1974 về Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà với những bằng chứng lịch sử và khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với 2 quần đảo này (2). Ông cũng không nói gì về các nỗ lực đấu tranh của Việt Nam Cộng Hoà trên các diễn đàn quốc tế để giành lại Hoàng Sa (3), và không hề đả động gì đến sự kiện tại Hội Nghị Quốc Tế về luật biển tại Caracas, nước Venezuela (tháng 6 năm 1974) trước những bằng chứng hiển nhiên của phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa Trường Sa, thì Trung Quốc không đưa ra được một bằng chứng nào, họ chỉ có thể tung ra vài tuyên bố lăng mạ hạ cấp và bỏ phòng họp đi ra…..

Có người sẽ cho rằng, trước năm 1975 Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hoà, thì Cộng Sản Việt Nam không có trách nhiệm liên hệ, nên ông Lê Minh Nghĩa không đề cập đến. Nhưng nếu thế thì sẽ phải giải thích như thế nào về các dữ kiện sau đây:

Theo thông tấn xã (CSVN) thì ngày 15/06/1956, trong buổi tiếp tân dành cho viên xử lý thường vụ Tham Tán đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Li Shimin, thứ trưởng Ngoại Giao chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức là cộng sản Việt Nam), Ung Văn Khiêm đã chính thức xác nhận là “Dựa vào những tài liệu mà phía Việt Nam có trong tay, các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), xét về mặt lịch sử, là thuộc về Trung Quốc”. Cùng có mặt trong buổi tiếp tân này, Lê Lộc, xử lý thường vụ giám đốc Phòng Á Châu Sự Vụ, đã nói thêm: “Trên mặt lịch sử, các đảo Tây Sa và Nam Sa đã là đất đai của Trung Quốc từ dưới đời Nhà Tống (960-1279)“. (4)

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải của họ là 12 hải lý, áp dụng cho các vùng lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó kể cả các quần đảo Dongsha, Xisha (Tây Sa, tức Hoàng Sa của Việt Nam), Zhongsha, Nansha (Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam). Mười ngày sau đó, ông Phạm Văn Đồng, đại diện cho chính phủ do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc một công hàm xác nhận “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Cộng Sản Việt Nam) công nhận và ủng hộ công bố của chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong bản công bố ngày 4 tháng 9 năm 1958″. Nói cách khác, qua công hàm này cộng sản Việt Nam đã chính thức xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Điều cần nhấn mạnh là, ông Phạm văn Đồng, nhân danh nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã chẳng những “ghi nhận”, “tán thành”, mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận của Trung Quốc, như đã được xác định trong bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, mà Trung Quốc đã đưa ra.

Trở lại bài viết của ông Lê Minh Nghĩa, thì từ năm 1975 trở đi, Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc đã có một số những đàm phán về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, bài viết của ông Lê Minh Nghiã cũng như thực tế cho thấy, chưa bao giờ Hà Nội có động thái nào để chính thức phủ nhận những tuyên bố của các giới chức Cộng Sản Việt Nam và công hàm của ông Phạm Văn Đồng nêu trên. Như thế có nghĩa là chúng vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên trước sự im lặng gần như tuyệt đối của cả 15 thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN hay những tuyên bố chiếu lệ của người phát ngôn Bộ ngoại Giao VN. Xin nhắc lại, là ông bộ trưởng ngoại giao chưa hề dám mở lời phản đối Trung Quốc. Và thế là Trung Quốc tiếp tục dùng bản công hàm Phạm Văn Đồng như là một bằng chứng vững chắc nhất để xác định chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, gần đây, qua những cuộc đàn áp thanh niên sinh viên yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược; hoặc bắt bớ các nhà dân chủ lên tiếng phản đối Trung Quốc, và các lệnh lạc của nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu ngư dân Việt Nam hãy tránh xa các vùng biển Trung Quốc chiếm đoạt, phải chăng là những hành động mà Hà Nội muốn thể hiện cho Bắc Kinh biết là họ vẫn đang thực hiện những điều đã cam kết trong công hàm Phạm Văn Đồng. Đó là “ghi nhận”, “tán thành” Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc; đồng thời chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” lãnh hải đó của Trung Quốc?

Do đó, sở dĩ Trung Quốc đã có thể làm nhục được ngư dân Việt Nam trên biển Đông, mà người Việt Nam chỉ biết ngậm hờn không làm gì được, là vì chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dâng những vùng biền đó cho Trung Quốc, và còn hứa sẽ “triệt để tôn trọng” sự giao nhượng này. Với kinh nghiệm đau thương ở biển Đông, nếu chính quyền cộng sản Việt nam vẫn tiếp tục tồn tại để tạo thêm điều kiện cho Trung Quốc làm nhục dân tộc Việt Nam, thì viễn tượng một ngày nào đó đài truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh đồng bào Tây Nguyên (hay ở những nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam) lạy lục quân Trung Quốc xin tha mạng chỉ còn là vấn đề thời gian.

(1) http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai12/200712_LeMinhNghia.htm

(2) Bach_Thu_VNCH

(3) Nhớ lại và suy ngẫm về vụ Hải Chiến Hoàng Sa (1974),Vương Văn Bắc, Cựu Tổng trưởng ngoại Giao VNCH (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91173). Trong bài viết này, ông Vương Văn Bắc cũng đề cập đến nhiều nỗ lực (nhưng thất bại) của VNCH tiếp xúc và kêu gọi CSVN hãy cùng chống lại hoạ xâm lược của Trung Quốc.

(4) “Reassessing South Vietnam”, Frank Ching, Far East Economic Review, 02-10-1994

Lê Vĩnh – Nguyễn Thanh Văn

Biến Cố Tân Cương


Ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Trung Quốc đã phải bỏ ngang việc tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G8 tổ chức tại Ý Đại Lợi năm nay, để quay trở về Bắc Kinh hôm mồng 8 tháng 7, một ngày sau khi xảy ra vụ đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của người Uyghur (người Trung Quốc phiên âm tiếng Hán đọc là người Duy Ngô Nhĩ) tại thủ phủ Urumqi, khu tự trị Tân Cương. Sự vội vã này cho thấy là Bắc Kinh rất lo sợ biến động Tân Cương có thể lan rộng trên toàn quốc. Chính sự lo sợ này, Bắc Kinh đã đưa ngay quân đội vào đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa của người Uyghur vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, khiến cho gần 160 người bị giết chết, hơn 1000 người khác bị thương.

Cho đến nay, sau hơn 1 tuần lễ xảy ra vụ biến động, người ta chưa biết chính xác những gì xảy ra hôm chủ nhật mồng 7 tháng 7 cũng như nguyên nhân trực tiếp của vụ nổi dậy này. Bắc Kinh thì cho là hàng ngàn người Uyghur đã làm loạn theo sự xúi giục của bà Rebiya Kadeer, một lãnh tụ của phong trào dân chủ người Uyghur đang tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, bà Kadeer cho biết là do chính sách Hán hóa tại Tân Cương của Bắc Kinh đã tạo ra làn sóng bất mãn ngấm ngầm giữa người Uyghur và người Hán sống tại Tân Cương trong nhiều năm qua. Cao điểm của sự xung đột này là Bắc Kinh đã không giải quyết thỏa đáng về việc hai người Uyghur bị thiệt mạng trong cuộc ẩu đả giữa công nhân người Hán và người Uyghur tại một xí nghiệp phía Nam Trung Quốc hồi tháng 6 năm nay.

Dù cuộc biến động vừa qua xảy ra dưới bất cứ nguyên nhân nào, tình hình Tân Cương với sự đấu tranh kiên trì của người Uyghur nhằm chống lại chính sách Hán hóa của Bắc Kinh đồng thời giành lại độc lập cho Tân Cương đang là một đe dọa lớn cho Bắc Kinh. Người Uyghur thuộc sắc dân Thổ sống gần gũi với nhiều sắc dân khác ở Trung Á từ lâu đời. Năm 1933, người Uyghur đã giành độc lập tại Tân Cương và thành lập nước Cộng Hòa Đông Thổ (East Turkestan); nhưng đến tháng 10 năm 1949 thì quốc gia này bị vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm, sát nhập vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và biến thành khu tự trị Tân Cương. Số phận của người Uyghur tại khu tự trị Tân Cương cũng giống như người Tây Tạng sống trong khu tự trị Tây Tạng – tuy cả hai có diện tích chiếm một phần tư Trung Quốc – nhưng đang bị tiêu diệt dần dần bởi chính sách Hán hóa của Bắc Kinh và hiện trở thành một sắc dân thu hẹp dần trong hai khu tự trị này. Vào năm 1949, người Uyghur và người Tây Tạng chiếm đa số ở Tân Cương và Tibet, người Hán chỉ chiếm dưới 10%; nhưng 60 năm sau, người Hán lại chiếm đến gần 40% ở hai khu tự trị này.

Từ nhiều thập niên qua, chính sách đồng hóa của Bắc Kinh đã được khéo léo che đậy bởi cái gọi là “tiến lên thiên đường xã hội chủ nghĩa” để buộc người Uyghur phải sống và học cách văn minh của người Hán, đặc biệt là hạn chế những phong tục tập quán của đạo Hồi. Chính sách đồng hóa này không chỉ tạo ra sự căm phẫn nơi người Uyghur ở Tân Cương hay người Tây Tạng ở Tibet mà còn có người Mông Cổ ở khu tự trị Nội Mông và nhiều sắc tộc khác. Trung Quốc hiện có 56 sắc tộc thiểu số chiếm 10% dân số Trung Quốc. Mặc dù chỉ chiếm 10% dân số, các nhóm sắc tộc lại sinh sống ở những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên chiếm 60% trên cả nước. Đồng thời họ chiếm đến 90% số dân nông thôn hoặc thành phố, thị trấn biên giới từ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông đến Vân Nam. Đây là khu vực mà các sắc tộc chen chúc nhau sinh sống nhưng bị rất nhiều thiệt thòi trong 30 năm mở cửa vừa qua của Trung Quốc (1978-2009).

Trong khi đó, nhà cầm quyền Trung Quốc lại che dấu cuộc khủng hoảng sắc tộc do chính sách Hán hóa gây ra bằng chiêu bài đổ lỗi cho những xúi giục nổi loạn của các thế lực người Uyghur hay người Tây Tạng ở bên ngoài. Bắc Kinh đã nguỵ biện cho rằng hầu hết người Uyghur, người Tây Tạng, người Mông Cổ, người Hán và các sắc tộc khác đều thỏa mãn với những chương trình cải tổ của Bắc Kinh trong ba thập niên qua.

Bắc Kinh càng hung hăng đổ lỗi cho các sắc dân tại hải ngoại, dư luận càng nhìn thấy rõ chân tướng diệt chủng của chế độ này, như Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyid Erdogan đã tuyên bố rằng “Sự kiện Tân Cương là một kiểu diệt chủng của Bắc Kinh”, khi ông trên đường về lại Thổ Nhĩ Kỳ từ Ý Đại Lợi sau khi dự cuộc họp Thượng Định G 8.

Mặc dù hiện nay nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố là đã kiểm soát tình hình ở Tân Cương, nhưng

đã có hàng ngàn người Uyghur – đa số là người lao động di dân sắc tộc Hán – đã đổ xô ra nhà ga để tìm cách rời khỏi thủ phủ Urumqi vì sợ là những cuộc xung đột sắc tộc có thể tái diễn trong thời gian tới. Trong khi đó, Bắc Kinh lại ra lệnh cho các nhà báo ngoại quốc phải rời khỏi Thủ phủ Urumqi và thành phố Kashgar, thành phố lớn thứ hai nằm ở cực Tây của Tân Cương vì lý do an ninh. Ông Hồ Cẩm Đào và Thường vụ chính trị Bộ của đảng Cộng sản Trung Quốc đang lo ngại những cuộc xuống đường quy mô khác của người Uyghur có thể sẽ xảy ra nhân đánh dấu 60 năm ngày Vệ binh Trung Cộng xâm chiếm Tân Cương vào tháng 10 năm 1949. Hiện giờ, các căng thẳng sắc tộc chưa thật sự là mối nguy hại có thể làm tan rã chế độ Cộng sản tại Trung Quốc, nhưng đây là mối đe dọa ẩn chứa nhiều nguy cơ làm bùng nổ phong trào ly khai của các sắc tộc tại Trung Quốc; trong đó ba sắc tộc Uyghur, Tây Tạng, và Nội Mông nắm vị trí quyết định của tiến trình này.

Trung Điền

Ngày 13 tháng 7 năm 2009

2009/07/08

Đàn Áp Không Thể Hiện Sức Mạnh


Trong bốn tuần lễ vừa qua tình hình Việt Nam có nhiều sự kiện đáng ghi nhận. Vào đầu tháng 6, CSVN “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định, một nhân vật chẳng những được nhiều người Việt ở trong và ngoài nước biết đến, mà còn là khuôn mặt quen thuộc của nhiều chính giới ngoại quốc. Trước vụ bắt ông Định, nhà nước đã bắt giam ông Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân ở Sài Gòn. Sau vụ bắt ông Định, họ bắt thêm 3 người nữa là ông Lê Thăng Long, bà Trần Thị Thu và bà Lê Thị Thu Thu. Trong số những vụ bắt bớ vào dịp này, việc bắt ông Lê Công Định làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ hải ngoại cũng như quốc tế. Nhưng chỉ một tuần sau đó, công an tuyên bố luật sư Định đã nhận tội và xin khoan hồng. Đầu tháng 7, có thêm 2 người nữa bị bắt giữ, đó là anh Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim, mà nhà nước nói rằng họ có bằng chứng buộc tội căn cứ theo lời khai của luật sư Định.

Trước những vụ bắt bớ này, nhiều người đã nhận định về một “làn sóng đàn áp mới”, mà con số người bị bắt giữ sẽ nhanh chóng vượt qua con số 7 tính đến hôm nay. Tuy nhiên, đã biết về bản chất của chế độ độc tài, người ta hiểu rằng việc đàn áp những người đối kháng vốn là nhiệm vụ trường kỳ của guồng máy công an. Để bảo vệ ngôi vị thống trị, họ không thể dung nạp những tiếng nói đối kháng. Và vì thế, việc bắt giữ những người yêu dân chủ chỉ là công việc trước hay sau. Nếu nó phải ngưng nghỉ là do áp lực của quốc tế và người dân, chứ chẳng phải là do sự bầy tỏ thiện ý của chế độ. Dư luận cũng đưa ra nhiều dự đoán về nguyên do của những vụ bắt bớ này.

Dự đoán đầu tiên, căn cứ vào những chi tiết do công an phổ biến, cho rằng việc bắt giữ nhằm ngăn chặn sự ra đời của đảng Lao Động và đảng Xã Hội, có nguy cơ phá vỡ bối cảnh độc quyền chính trị của đảng cộng sản hiện nay. Báo chí nhà nước nói rằng luật sư Định đã tham dự một khoá huấn luyện bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức ở Thái Lan. Ông cũng tham gia và là thành viên cao cấp của đảng Dân Chủ Việt Nam, góp phần soạn thảo một bản “tân hiến pháp” cho đảng này. Từ những chứng cứ trên, cơ quan công tố CSVN đã ký lệnh truy tố ông Định về tội danh “chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”, căn cứ theo điều 88 của bộ luật hình sự CSVN.

Sự truy tố này cho thấy CSVN đã “tiến bộ giật lùi”. So với thủ đoạn giấu súng đạn vào vali của du khách để vu vạ là bắt được khủng bố của 2 năm về trước, thì lý luận “khủng bố bằng đấu tranh bất bạo động” lần này vừa ngớ ngẩn vừa thiếu kín đáo. Cũng như thế, việc gán ghép hành động chuẩn bị sự ra đời của 2 đảng Lao Động và Xã Hội là “chống phá nhà nước” vừa cho thấy sự bế tắc của cơ quan tuyên truyền nhà nước, vừa thể hiện trắng trợn thái độ khinh thường trình độ nhận thức của người dân. Nó còn cho thấy sự phá sản của chính sách “một mình một chợ” của đảng cộng sản. Hơn nửa thế kỷ trước, họ đã nhào nặn lên 2 đảng Dân Chủ và Xã Hội để làm bình bông trang trí cho sự cầm quyền độc tài của đảng cộng sản, tha hồ tô vẽ cho 2 đảng bù nhìn này những vai trò kệch cỡm. Ngày nay, như ngôn ngữ dân gian thường nói: “âm binh đã vật lại phù thủy”, cộng sản chẳng những đã phải thủ tiêu 2 đảng bù nhìn nói trên, núp dưới tấm bảng “không cần đa đảng”, mà vẫn nơm nớp lo sợ những người dân chủ xây dựng đảng phái chính trị để hình thành bối cảnh sinh hoạt đa nguyên. Tình hình đúng là đã xoay chuyển 180 độ, nghiêng thuận lợi về phong trào dân chủ.

Một dự đoán khác căn cứ vào những biến chuyển hiện nay ở Việt Nam, mà đề tài bauxite chiếm vị trí hàng đầu. Có thể nói sau Hoàng Sa, Trường Sa, thì Bauxite Tây nguyên là vấn đề được người Việt quan tâm hơn hết, và cũng là chủ đề khiến nhiều thành phần người Việt khác nhau, trong đó có cả cán bộ, đảng viên cộng sản, có lập trường gần gũi với nhau nhất. Lập trường đó là kiên quyết chống đối thái độ khiếp nhược của CSVN trước Trung cộng. CSVN đã để mất Hoàng Sa, Trường Sa, và nay vùng Tây nguyên cũng có nguy cơ bị Trung cộng khống chế. Hình ảnh lính Trung cộng trấn đóng những hòn đảo ngoài biển Đông, và nay, những “tô giới” của Trung cộng xuất hiện ở Sài Gòn, Hải Phòng, Đăk Nông… khiến lòng căm phẫn của người dân đã lên đến cao độ. Trong bối cảnh đó, vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi kiện thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Đây là lần đầu tiên một giới chức cao cấp nhất của CSVN bị khởi kiện đích danh và công khai, và về một chủ đề đang nóng bỏng. Cho dù “luật rừng” của CSVN khiến người ta dễ liên tưởng đây là một vụ “con kiến kiện củ khoai”, nhưng hành động của luật sư Cù Huy Hà Vũ đã thể hiện thái độ “không sợ hãi” của người dân trong nước. Đây là yếu tố căn bản để từ đó người dân Việt Nam sẽ đứng lên đòi lại quyền làm chủ đất nước của mình. Như thế, trong khi chế độ chưa tìm được cách hoá giải thế kẹt hiểm hóc này, thì việc bắt giữ luật sư Lê Công Định được coi là để lái dư luận về một hướng khác, ít nguy hiểm hơn.

Cho dù phát xuất từ động lực nào, việc bắt bớ của CSVN cũng chỉ cho thấy hoàn cảnh suy yếu của họ. Từ xa xưa, việc “trị nước” vẫn cốt ở chuyện “yên dân”, và một vị vua nhân đức vẫn thường được ca ngợi đến muôn đời. Ngược lại, những chế độ bạo tàn thường chấm dứt ngay sau khoảng thời gian họ xử dụng hết mọi hình thức bạo lực. Có một bài học mà những nhà độc tài chỉ hiểu ra được khi họ đã bị mất ngôi: đó là khi người ta không còn sợ hãi, thì không bạo lực nào có thể đàn áp được họ. Nhìn lại còn đường phát triển của phong trào dân chủ Việt Nam, dù là con đường thiên lý và không ít chông gai, nhưng những tổn thất không bao giờ làm cho những người yêu nước sờn lòng. Trong một chế độ mà nhà tù nhiều hơn trường học như ở Việt Nam hiện nay, những người yêu dân chủ không phải là không nhìn thấy những gian nguy, bất trắc đang chờ đợi họ, nhưng như anh Đỗ Nam Hải đã từng nói: “tôi thà bước vào nhà tù nhỏ để dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi nhà tù lớn”, hay như một nhà dân chủ khác, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã viết ngay bài “Hãy bắt tôi đi” chỉ 3 ngày sau khi công an tống giam luật sư Lê Công Định, thì người ta sẽ hiểu rằng, nếu CSVN định xử dụng những vụ bắt bớ hiện nay để ngăn chặn hay đe dọa những người yêu nước, thì họ đã chỉ làm một việc phản tác dụng.

Với hiểm họa Trung cộng càng ngày càng thể hiện trước mắt qua những hành động ngang ngược như cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Đông, bắt giữ ngư phủ để đòi tiền chuộc, và ngày hôm qua, viên tham tán toà đại sứ Trung cộng tại Hà Nội đã lớn tiếng dậy dỗ đòi “khuyến cáo, nhắc nhở, cảnh thị” báo VietnamNet của CSVN, vì tờ này đã tường thuật một cuộc thảo luận phê bình “hàng Trung quốc kém chất lượng”, thì những ai còn có một chút hồn Việt Nam mà không khỏi cảm thấy tủi nhục? Như thế, trước sự sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước, và để Việt Nam được có một ngày mai tươi sáng, bạo lực nào có thể ngăn cản được những tấm lòng như của nhà tranh đấu trẻ Nguyễn Tiến Trung?

Cũng có dự đoán cho rằng việc bắt giữ những người dân chủ vừa qua là để khoả lấp dư luận đang chú mục vào những vụ tham nhũng trên thượng tầng lãnh đạo, vừa bị liên tiếp phanh phui. Nếu quả như vậy thì việc đàn áp những người đối kháng chỉ làm cho người dân thấy rõ thêm là tình trạng tham nhũng chỉ chấm dứt cùng lúc với chế độ cưu mang nó. Với những phanh phui của quốc tế vừa qua, những con hạm gộc đã bị Nhật Bản lôi ra với vụ PCI, Đức phơi bầy vụ công ty Siemens phải “lót tay” cho cán bộ cộng sản, Úc tố cáo vụ hối lộ in tiền Polymer, Mỹ vừa cáo giác vụ Nexus, và Nguyễn Tấn Dũng bị tố ăn 150 triệu đô la trong vụ bauxite… thì chính những người đảng viên cộng sản cũng thấy rõ là chế độ này không còn lý do gì để tiếp tục thống trị người dân.

Nói tóm lại, càng phải xử dụng đến bạo lực, đàn áp, chế độ cộng sản càng phơi bầy tình trạng suy yếu của mình. Và điều đó càng nêu cao chính nghĩa của đường lối đấu tranh bất bạo động của phong trào dân chủ. Sức nóng của ngọn lửa trong tim có khả năng nung chẩy sắt thép của súng đạn. Vấn đề của tất cả mọi người chúng ta là triệu người cùng góp một bàn tay, để xô ngã hòn đá tảng đang cản bước tiến của dân tộc. Tương lai của Việt Nam cần bàn tay của tất cả mọi người, không riêng chỉ những nhà đấu tranh đang ở trong hay ngoài nhà tù nhỏ.

Trần Hùng

08/07/2009

2009/07/04

Giới Thiệu Cẩm Nang Y Tế Bô-xít


Trước mối hiểm họa lớn đang ập xuống hàng triệu đồng bào ruột thịt của chúng ta tại Tây Nguyên và hạ lưu sông Đồng Nai, Đảng Việt Tân xin trân trọng giới thiệu tập Cẩm Nang Y Tế Đối Phó với các Nguy Hại do Khai Thác Bô-xít, với mong ước:

• Góp phần giảm thiểu các thiệt hại, thương đau cho các nạn nhân,

• Nâng cao mức hiểu biết chung về tầm tác hại của việc khai thác bô-xít lên sinh mạng con người mà giới cầm quyền hiện nay đang cố giấu diếm.

Kính mong đồng bào mọi nơi, mọi giới tiếp tay quảng bá. Chúng tôi cũng mong đón nhận các phê bình, góp ý, chỉ dẫn từ các chuyên gia trong ngành môi sinh, y tế và quặng mỏ để bổ túc vào các ấn bản tương lai.

Ngày 3 tháng 7 năm 2009
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

* * * * *

(Trích Lời Mở Đầu)
” …
Trước tình trạng nhân dân bị dấu nhẹm thông tin cho đến khi các dự án bô-xít đã khởi công và thái độ bất chấp của Bộ Chính Trị CSVN, chúng tôi thiết nghĩ người Việt chúng ta cần làm gấp rút hai việc song song: vừa ra sức chặn đứng các quyết định nguy hiểm của giới cầm quyền, vừa phải nghĩ cách bảo vệ những đồng bào đang sinh sống tại Tây Nguyên — những nạn nhân trực tiếp của bô-xít trong những tuần, tháng trước mắt.

Trong tinh thần đó, chúng tôi, một nhóm anh chị em đảng viên Việt Tân đang làm việc trong ngành y tế và ngành khai thác quặng mỏ, gấp rút tổng hợp những dữ kiện, kinh nghiệm từ các cơ quan y tế Mỹ và Canada cũng như từ công nghệ sản xuất nhôm ở Canada và Úc. Trong cẩm nang này, chúng tôi liệt kê những bệnh trạng do việc khai thác bô-xít và tinh luyện nhôm gây ra, với những chỉ dấu để nhận dạng và đối phó.
Hy vọng cẩm nang khiêm nhượng này, sẽ giúp ích phần nào cho đồng bào đang sinh sống quanh các vùng khai thác và nhà máy, cũng như đồng bào sống trong vùng hạ lưu của các giòng nước từ khu chế xuất bô-xít thải ra.

Chúng tôi cũng hy vọng cẩm nang này sẽ là bước khởi đầu cho những tài liệu y tế khác ngày một hữu ích hơn cho đồng bào ruột thịt của chúng ta tại Tây Nguyên.

Thay mặt nhóm biên soạn
Bác sĩ Trần Đức Tường


Thành Kính Phân Ưu Nhà Ái Quốc Nguyễn Hộ


Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Xin trân trọng gởi lời Thành Kính Phân Ưu đến

Quí Tang Quyến,
Quí Cựu Thành Viên Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ,
Quí Cựu Cộng Tác Viên Báo Truyền Thống Kháng Chiến,
và Những Vị Chia Xẻ Cùng Lý Tưởng

trong ngày từ giã Nhà Ái Quốc NGUYỄN HỘ.

Cụ đã không chấp nhận im tiếng để hưởng bổng lộc suốt đời còn lại,
nhưng đã can đảm đứng thẳng theo tiếng lương tâm,
công nhận trước toàn dân sự chọn lựa lầm lẫn của đời mình,
dứt khoát từ bỏ đảng CSVN khi biết rõ bản chất của họ,
dũng cảm cảnh báo dân tộc về tương lai băng hoại dưới chế độ độc tài,
và vì thế, Cụ đã chấp nhận cảnh giam cầm tại gia đến hơi thở cuối cùng.

Đảng Việt Tân xin bày tỏ niềm vinh hạnh đã được chia xẻ những tâm tư và cộng tác với Cụ Nguyễn Hộ trong công cuộc tranh đấu cho tương lai dân tộc.


2009/07/02

Tại Sao Việt Cộng Chụp Mũ Việt Tân Là Khủng Bố?


Trong thời gian qua, Tổng cục an ninh thuộc Bộ công an Cộng sản Việt Nam đã đạo diễn liên tiếp một số vở kịch chụp mũ những tổ chức đấu tranh tại hải ngoại là những “nhóm khủng bố”. Trong những tổ chức này, bộ công an Cộng sản Việt Nam chiếu cố nhiều đến đảng Việt Tân. Ngay cả trong việc dàn dựng cái gọi là lời phát biểu nhận tội và xin khoan hồng của Luật sư Lê Công Định hôm 18 tháng 6 năm 2009, bộ công an cũng cố nhét hai chữ khủng bố vào để Luật sư Lê Công Định phải đọc là đã có tham dự khóa tập huấn về đấu tranh bất bạo động do “đảng khủng bố Việt Tân” tổ chức.

Vì cố gán ghép chữ “khủng bố” cho đảng Việt Tân, bộ công an đã bất chấp những điều phi lý và mâu thuẫn trong sự dàn dựng của họ. Một đàng thì họ bắt Luật sư Lê Công Định nói theo những cáo buộc của công an: đảng Việt Tân là khủng bố, nhưng lại đồng thời buộc anh thú nhận là đã tham dự khóa tập huấn về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức, và đưa ra tài liệu “Từ Độc Tài tới Dân Chủ” của Tiến sĩ Gene Sharp do Việt Tân dịch qua tiếng Việt – một tài liệu nghiên cứu về phương pháp đấu tranh bất bạo động – như là một dẫn chứng “khủng bố” của Việt Tân. Tại sao Tổng cục an ninh của Bộ công an lại dàn dựng quá kém như vậy? Phải chăng, họ đã cùng đường trong việc tìm kiếm bằng chứng “khủng bố” của đảng Việt Tân!

Động lực gì khiến CSVN đã phải cố gắng gán ghép và làm trò cười cho thế giới như vậy?

Thứ nhất, dùng chữ khủng bố để gán ghép cho đảng Việt Tân và một số tổ chức khác, đồng thời còn thú nhận là đã khai báo cho Cảnh sát quốc tế để… nhờ truy lùng dùm Cộng sản Việt Nam, cho thấy là bộ công an muốn tạo ấn tượng trong dư luận quốc tế rằng đảng Việt Tân là một lực lượng đấu tranh vũ trang nguy hiểm. Thế nhưng khi các báo chí quốc tế và đại diện của một số quốc gia hỏi Bộ công an về những bằng chứng nào cho thấy đảng Việt Tân là khủng bố thì Cộng sản Việt Nam đã không đưa ra được. Thậm chí khi bị nhiều báo chí quốc tế dí hỏi, bộ công an đã trả lời rằng: những hoạt động của đảng Việt Tân đã “khủng bố tinh thần” của những nhân sự đang phục vụ trong guồng máy của chế độ. Thật tội nghiệp và đáng thương thay cho guồng máy đang khủng bố nhân dân lại dễ dàng bị uy hiếp bởi những người tay không tấc sắt với chủ trương đấu tranh bất bạo động!

Thứ hai, gán ghép hình ảnh khủng bố lên đảng Viêt Tân, bộ công an còn nhắm đến khối quảng đại quần chúng ở trong nước, hy vọng là vì bị bưng bít thông tin nên họ sẽ không nhìn ra được trò hề của chế độ, sẽ lo sợ và tránh né không dám tham gia, liên hệ, hợp tác hay ủng hộ đảng Việt Tân. Mục tiêu của Bộ công an là cô lập đảng Việt Tân với các nhà đấu tranh và với các đoàn thể quần chúng. Đây là thủ đoạn rất gian manh của Bộ công an nhằm vô hiệu hóa sự xuất hiện vận động đồng bào đấu tranh của đảng Việt Tân tại Việt Nam. Trước đây, vì không có những luồng thông tin nào khác ngoài những tin tức do báo, đài của chế độ loan tải, người dân sẽ bán tín bán nghi và chọn phản ứng đứng ngoài cuộc đấu tranh. Ngày nay, nhờ có mạng Internet và các đài Việt ngữ như BBC, VOA, RFA, Chân Trời Mới (CTM) loan tải tin tức vào Việt Nam nên những thủ đoạn chụp mũ nói trên của bộ công an đã không còn hiệu nghiệm.

Thứ ba, tạo một hình ảnh bạo lực nơi các tổ chức đấu tranh để Bộ công an tự nâng giá vai trò của họ lên mức quan trọng trong việc bảo vệ chế độ, từ đó có thể xin Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cấp cho họ những ưu đãi về ngân khoản, nhân sự, kể cả một số quyền hạn để tạo thành một vương quốc riêng. Đây là những thủ thuật của Bộ công an nhằm tranh giành sự ảnh hưởng ở trong đảng đối với những bộ phận khác trước cái gọi là chống “diễn biến hòa bình” từ những thế lực bên ngoài mà họ thường hay rêu rao.

Tất cả những dàn dựng này, trong thực tế chỉ là để tô vẽ sự quan trọng của bộ công an trong bối cảnh suy thoái của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, và cố gắng kéo dài ngày tàn của chế độ mà thôi. Khi họ gán ghép đảng Việt Tân là khủng bố, rồi lại nói rằng đảng Việt Tân đã tổ chức những buổi huấn luyện về đấu tranh bất bạo động, cho thấy Bộ công an đang bị rơi vào tình thế loạn chiêu. Đấu tranh bất bạo động là một phương pháp đấu tranh bằng mọi phương tiện – ngoại trừ súng ống và những hành động giết người, bạo loạn – để đạt một mục tiêu nào đó, hoàn toàn khác xa với phương thức đấu tranh bằng vũ lực, khủng bố mà chính Cộng sản Việt Nam đang áp dụng để đàn áp dân oan, tấn công các nhà dân chủ như hiện nay.

Nếu nói về hành vi khủng bố thì chính đảng Cộng sản Việt Nam mới là tập đoàn khủng bố, chuyên sử dụng bạo lực để đàn áp và thủ tiêu những người không đồng ý kiến qua rất nhiều vụ án khủng bố nổi tiếng trong lịch sử như vụ Cải cách ruộng đất, vụ Nhân văn giai phẩm, vụ Đánh công thương nghiệp miền Bắc, vụ Tết Mậu Thân, vụ Tập trung cải tạo, vụ Kinh tế mới, vụ đánh tư sản mại bản miền Nam sau năm 1975, vụ cưỡng bức người Hoa tại miền Nam…. đã giết hại hàng triệu người dân vô tội, phải chết oan uổng qua những vụ án dã man nói trên.

Trong khi đó, đảng Việt Tân từ ngày thành lập vào năm 1982 cho đến nay đã tiến hành cuộc đấu tranh vận dụng: Lấy chính nghĩa dân tộc để vận động toàn dân vùng lên chấm dứt ách độc tài cộng sản bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Đấu tranh bất bạo động là một phương thức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều dân tộc tranh đấu ở nhiều nơi, qua nhiều thời kỳ lịch sử nhân loại, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Ngày nay người ta hay nhắc đến cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thánh Gandhi, phong trào dân quyền của Người Mỹ Đa Đen dưới sự lãnh đạo của Mục Sư Martin Luther King, hay phong trào dân chủ của Người Ba Lan dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan Lech Walesa.

Bộ công an Cộng sản Việt Nam cố tình chụp mũ đảng Việt Tân là khủng bố vì họ đang lo sợ và muốn tìm cách ngăn chận sự lan rộng các ảnh hưởng của đảng Việt Tân trong nhiều giới quần chúng ở trong nước. Công an biết rất rõ sự ảnh hưởng này là vì phương thức đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đề nghị đến mọi người quá hữu hiệu và gây lúng túng cho chế độ. Chính vì thế họ nghĩ đơn giản rằng chụp cho đảng Việt Tân cái mũ khủng bố là xong, mọi người sẽ xa lánh. Chính thái độ kiêu ngạo và coi thường dư luận của bộ công an qua việc chụp cho đảng Việt Tân là khủng bố, đã không làm giảm đi sự ủng hộ của đồng bào đối với các hoạt động của đảng Việt Tân mà còn giúp cho mọi người nhìn thấy rằng hơn lúc nào hết, đấu tranh bất bạo động là phương thức khả thi nhất để chấm dứt ách cai trị độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam.

Trung Điền

Ngày 2 tháng 7 năm 2009