Francisco J. Sanchez - The Diplomat
29/10/2015
Trong lịch sử chỉ có một vài mốc điểm để các nhà hoạch định chính
sách và giới lập pháp có cơ hội định đoạt tương lai cho nền kinh tế được
tốt hơn. TPP có tiềm năng trở thành một trong những mốc điểm đó. Hiệp
ước này được kết thúc vào đầu tháng Mười, sẽ đem lại hơn 40 phần trăm
kinh tế toàn cầu và 12 quốc gia trong vành đai Thái Bình Dương. Như thế
TPP chẳng những lập ra một tiêu chuẩn vàng son cho thương mãi, nó còn
trở thành một lực đẩy cho tương lai kinh tế toàn cầu.
Hiệp ước TPP hiện thời là một trong những thỏa thuận giao dịch toàn
diện nhất trong lịch sử và là kết quả của tiến trình làm việc hợp tác
giữa 12 quốc gia. Hiệp ước này loại bỏ thuế quan và những luật lệ trùng
dụng ngăn cản giao dịch. Cạnh đó, nó thiết lập các tiêu chuẩn hỗ tương
cho mọi thứ từ luật lệ lao động và tiêu chuẩn môi sinh, đến cách sản
xuất thịt bò như thế nào. Khi cắt đứt các thủ tục hành chính quan liêu,
TPP sẽ tạo dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhảy vào thị trường quốc tế.
Các lợi ích này sẽ tác động đến toàn thể các doanh nghiệp từ đại công
ty đa quốc gia cho đến các doanh nghiệp cỡ trung và cỡ nhỏ. Hiệp ước có
nguyên cả một chương để bảo đảm là các doanh nghiệp nhỏ và trung cấp sẽ
được hưởng lợi trong môi trường giao dịch mới.
Với hiệp ước 12 quốc gia thỏa thuận xong, vẫn còn nhiều rào cản trước
khi TPP có hiệu lực. Mỗi quốc gia thành viên phải thông qua hiệp ước
này theo tiến trình phê chuẩn nội bộ. Về vụ này thì Hoa Kỳ sẽ là một tác
nhân quan trọng. Quốc Hội Hoa Kỳ, vốn phân chia theo lằn ranh đảng
phái, phải phê chuẩn hiệp ước này trước khi cuộc bầu cử tổng thống mới
ào tới. Theo thời gian TPP sẽ càng ngày càng bị chính trị hóa và càng
khó mà được phê chuẩn. Điều này sẽ gây nguy hại cho hiệp ước nói chung.
Nếu Quốc Hội Hoa Kỳ không chịu thông qua hiệp ước thì các quốc gia cũng
có khuynh hướng tương tự. Do đó thời gian là mấu chốt quan trọng.
TPP dự phóng sẽ tạo ra nhiều lợi lộc kinh tế cho các thành viên và
cho nền kinh tế toàn cầu nói chung. Viện Nghiên Cứu Peterson gần đây ước
lượng là tác động toàn cầu của hiệp ước sẽ tạo ra thêm $300 tỉ đô la
hàng năm cho đến 2025. Đối với Hoa Kỳ có nghĩa là thêm được $123.5 tỉ đô
la xuất khẩu mỗi năm cho đến 2025. Đối với Việt Nam, hiệp ước có thể
đẩy mức tăng trưởng lên đến 11 phần trăm trong thập niên kế. Trong lúc
mà kinh tế toàn cầu có chỉ dấu chậm lại, TPP sẽ là cách hữu hiệu cho 12
quốc gia thành viên giữ được lợi thế kinh tế.
Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: The Diplomat
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét