2016/02/29

Tự ứng cử - một bước tiến dài

Vũ Thạch



Những tia hy vọng cuối cùng vào Đại Hội 12 vừa tắt lịm thì tin tức dồn dập nổi lên về mức tụt hậu mới của đất nước. Theo chỉ số thống kê trên nhiều mặt vào đầu năm 2016, Việt Nam nay không chỉ thua Thái Lan, Phi, Mã Lai, Nam Dương, mà còn rớt xuống một tầng thấp mới -- chính thức thua cả Lào và Campuchia. Rất đông người Việt Nam đang túa sang 2 nước này để tìm kiếm "tương lai".

2016/02/28

Thái Hà dâng Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An và TNLT bị khủng bố, đàn áp

J. B. Nguyễn Hữu Vinh


Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình tháng 2/2016 tại Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà đã dành cho chủ đề Cầu nguyện cho Đan viện Thiên An (Huế) đang bị nhà cầm quyền Thừa Thiên - Huế tìm mọi cách bách hại và xâm chiếm trái phép. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật đang bị khủng bố, triệt đường sống bởi nhà cầm quyền Tỉnh Lâm Đồng cũng như các TNLT khác đang bị giam giữ, bách hại bằng nhiều hình thức khác nhau.

2016/02/23

Ký kết gia nhập TPP rồi sao nữa?



Phạm Nhật Bình


Sau 5 năm với nhiều vòng đàm phán gay go, cuối cùng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã được 12 quốc gia ký kết ngày 4 Tháng 2 Năm 2016 tại New Zealand (Tân Tây Lan), trong đó có Việt Nam.

Sự kiện kinh tế thế giới này kết hợp 12 quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ thành một vành đai kinh tế qui mô mà khi bước vào hiệu lực, có thể mang lại lợi nhuận thương mại nhiều tỷ đô-la cho các nước thành viên. Ngoài ra, ý nghĩa chính trị của Hiệp Định còn là một mắt xích hỗ trợ thiết yếu cho chiến lược trở lại Á Châu của Hoa Kỳ trong tình hình Trung Cộng ngày càng tỏ ra nhiều tham vọng bành trướng trên Biển Đông.

Lên án côn đồ - được bảo kê - tấn công cá nhân và gia đình phóng viên Trần Minh Nhật

Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn
và Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Sài Gòn

Sài Gòn 24.02.2016
 
TUYÊN BỐ Về trường hợp côn đồ - được bảo kê - tấn công cá nhân và gia đình anh Trần Minh Nhật


Cựu Tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Minh Nhật, sống tại xã Đạ Đờn-huyện Lâm Hà-tỉnh Lâm Đồng, một trong những phóng viên của Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP) do một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Văn phòng Công lý Hòa bình (CLHB) thuộc DCCT Sài Gòn thành lập, bị côn đồ – được bảo kê bởi công an tỉnh Lâm Đồng- tấn công không chỉ cá nhân Minh Nhật mà còn cả gia đình, cụ thể:

2016/02/21

Đất nhiều nắng (Sunnylands) và vùng nước đục

The Economist
21/2/2016


Việc Trung Quốc đưa nhiều người dân ra khỏi mức khó nghèo và quốc gia trở nên hùng mạnh nhanh chóng là một điều đáng lưu ý. Đáng lưu ý không kém là thái độ của Hoa Kỳ, đương kim siêu cường, xem việc trỗi dậy của Trung Quốc là một cơ hội hơn là mối đe dọa. Tuy thế tại Biển Đông nơi có 30% lượng giao thương thế giới qua lại thì Trung Quốc lại có cơ nguy gây hại cho sự sắp xếp ôn hòa này. Cách hành xử của Trung Quốc tại đây đã xem thường luật pháp quốc tế, làm các láng giềng sợ hãi và gia tăng rủi ro đụng độ với một số quốc gia đó và với chính Hoa Kỳ. Nếu nhớ lại khẩu hiệu của chính họ về ổn định và hòa bình thì Trung Quốc nên nhượng bước.

2016/02/20

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động cho tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy

Ngày 19 Tháng Hai, 2016

KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP

Ngày càng lo ngại về sức khỏe của nhà hoạt động đang bị giam cầm



Tình hình sức khoẻ của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy ngày càng đáng lo ngại vì bà bị từ chối không cho chữa trị, mặc dầu đã yêu cầu nhiều lần với nhà chức trách. Bà được chẩn đoán bị bướu tử cung và hiện rất đau đớn đến độ phải cần có người dìu mới đi đứng được. Bà được bảo là sẽ không được chữa bệnh cho đến khi nào "thú nhận" tội bị cáo buộc.

Trần Thị Thúy đang chịu bản án 8 năm tù sau khi bị kết án "hoạt động nhằm lật đổ" theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Bà bị bắt vào Tháng Tám, 2010 và bị xét xử cùng với sáu nhà hoạt động khác tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bến Tre ngày 30 Tháng Năm, 2011. Theo bản án, bà sẽ ra tù vào Tháng Tám, 2018.

Bà Thúy bị bệnh vào khoảng Tháng Tư, 2015 trong lúc bị giam tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ trại giam chẩn đoán bà bị bướu tử cung nhưng đã không được chữa trị. Một viên chức trại giam bảo bà phải thú nhận tội danh hoặc "chết trong tù". Bà đi đứng khó khăn, phải chóng nạng hoặc người khác dìu. Bà cũng bị cao huyết áp và phải uống thuốc. Bà được gia đình cung cấp thuốc cổ truyền. Trần Thị Thúy đang trong tình trạng vô cùng đau đớn thể xác và có cho gia đình biết trong những tháng gần đây có những lúc cảm thấy mình sắp chết.

Việc khước từ không cho điều trị cũng như cố tình gây đau đớn và đau khổ để buộc bà nhận tội là một hình thức tra tấn, và vì vậy là một vi phạm Công Ước Chống Tra Tấn mà nhà cầm quyền đã ký kết và có hiệu lực kể từ Tháng Hai, 2015.

Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và một nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân. Theo bản cáo trạng, bà cùng sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tham gia hoặc liên hệ đến Việt Tân, một tổ chức hoạt động ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Bà đã từ chối "nhận tội" về những cáo buộc đối với mình, mặc dù phải hứng chịu muôn điều khó khăn. Trần Thị Thúy hiện đang bị giam tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, cách xa gia đình khoảng 900 km; mỗi chuyến thăm nuôi đi về mất ba ngày.

Lời kêu gọi có thể gởi thẳng đến trại giam để đòi bà Thúy phải được điều trị.

Hãy viết thư ngay lập tức bằng tiếng Việt, Anh ngữ hoặc bằng ngôn ngữ của bạn:

- Đòi giới chức trách trả tự do ngay lập và tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Thúy vì bà là một tù nhân lương tâm bị giam cầm chỉ vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền ôn hòa;

- Kêu gọi giới chức trách phải cho bà Thúy chăm sóc sức khỏe ngay lập tức, kể cả vào bệnh viện điều trị nếu cần thiết.

XIN GỞI LỜI KÊU GỌI TRƯỚC NGÀY 1 THÁNG TƯ, 2016

Minister of Public Security
Gen Tran Dai Quang

Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street, Hoan Kiem district
Ha Noi, Viet Nam
Online contact form:
http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english

Prison Supervisor
Colonel Phan Đình Hoàn

Phân trại số 2
Trại giam An Phước
Bình Dương province, Viet Nam

Head of Prisons Department
Major General Phạm Đức Chấn

Ministry of Public Security
44 Yết Kiêu Street, Hoàn Kiếm district
Ha Noi, VIET NAM
Online contact form:
http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english
Nguồn: Amnesty International

2016/02/19

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands đã đạt được gì?

Prashanth Parameswaran - The Diplomat
18/02/2016

Ảnh: Reuters
Trong tuần này tổng thống Obama tiếp đón các nguyên thủ quốc gia ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tổ chức ở Sunnylands, California. Hội nghị đã đạt được những gì?

Sự kiện Hội nghị được tổ chức tự chính nó là một thành quả đáng kể đối với vị trị hiện thời và tương lai của Đông Nam Á và ASEAN tại Hoa Kỳ. Chính sách Châu Á thường bị chi phối bởi những quan tâm liên quan đến vùng Đông Bắc Á Châu. Việc tổ chức hội nghị chỉ cho ASEAN lần đầu tại Hoa Kỳ là một biểu hiện quan trọng của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay can dự vào Đông Nam Á và là tín hiệu rõ rệt cho chính quyền kế vị về tầm quan trọng của ASEAN.

Quốc hội hay hội nghị đảng viên mở rộng?


Phạm Nhật Bình


Bầu cử quốc hội từ lâu không được quần chúng quan tâm, cho dù nó được nhà nước tôn vinh là “cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Cứ mỗi 5 năm một lần, quốc hội được đảng Cộng sản Việt Nam cho “bầu” lại 500 đại biểu, mà hầu hết là đảng viên cộng sản với một số ít người ngoài đảng làm cây cảnh.

Năm nay theo chỉ đạo từ trước của Bộ Chính Trị, cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016. Theo thông lệ, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương làm nhiệm vụ của mình bằng việc tổ chức cái gọi là “Hội nghị hiệp thương” để chọn người “xứng đáng” giới thiệu làm đại biểu. Phải có Mặt Trận Tổ Quốc nhúng tay vào mới được ra ứng cử … gọi là hợp pháp theo ý của đảng CSVN. Cơ chế hiệp thương ấy được chấp nhận và tồn tại như chuyện bình thường, tuy không có nước nào có.

2016/02/18

Thời điểm nguy cấp cho Washington và Bắc Kinh tại Biển Đông

Dan De Luc, Keith Johnson - Foreign Policy

Các giàn phóng hỏa tiễn phòng không loại HQ-9 của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc trong buổi diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 3 tháng Chín, 2015 nhân kỷ niệm 70 năm sau chiến thắng kết thúc Thế Chiến Thứ Hai. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)

Khi đưa hỏa tiễn phòng không vào vùng đảo tranh chấp tại Biển Đông trong tháng này, Bắc Kinh đã làm tình hình nóng hơn trong việc đối đầu với Hoa Kỳ và với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sắp tới đây sẽ làm tình hình căng thẳng hơn nữa.

2016/02/17

Ông Thăng ơi, dân họ réo ông kìa!

Cánh Cò

Thật là một ngày đầy kịch tính. Vở kịch cho tới lúc này vẫn chưa mất hết tính thời sự và hấp dẫn bởi không ai đoán được kết cục của nó ra sao. Người thì tin vai ác vẫn…ác kẻ thì cho rằng đã đến lúc phải thay đổi cách nghĩ về lịch sử cũng như vai trò của quần chúng. Vở kịch được các vai diễn xuất sắc, chỉ có một vai đang được khán giả chờ xem nhất lại …không ra sân khấu. Thất vọng, khán giả réo tên ông liên tục, trong tiếng réo ấy văng vẳng có tiếng chửi, bảo ông đang lừa tiền vé của người nghèo.

2016/02/16

Tưởng niệm các anh hùng và đồng bào đã hy sinh trong Cuộc chiến Biên giới 1979

Sau đây là hình ảnh Lễ tưởng niệm các anh hùng và nạn nhân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đúng 37 năm về trước. Mời quý bạn đọc theo dõi.
BBT - Web Việt Tân

TẠI HÀ NỘI

 




Nguồn ảnh: FB Paulus Thanh Hoang


TẠI SÀI GÒN




Tại tượng đài Trần Hưng Đạo, lực lượng an ninh đã dùng dù che chắn vòng hoa lại và giật phá biểu ngữ có dòng chữ tri ân các Anh hùng tử sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương.
 Nguồn ảnh: Việt Quân



 


Chỉ là một đảng cướp toàn diện!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 237 (15-02-2016)


Đại hội cộng đảng lần thứ 12 đã cho toàn dân thấy rõ thêm bộ mặt của thế lực cai trị này. Nó lộ ra qua nhiều điểm. Trước hết, phát biểu xanh rờn “Dân chủ đến thế là cùng” mà Nguyễn Phú Trọng đưa ra khi bế mạc như muốn tổng kết tinh thần cuộc bầu chọn, từ tứ trụ đến bộ chính trị và giàn ủy viên trung ương, câu ấy chẳng che giấu nổi sự kiện đó là một cuộc tranh giành quyền lực đầy lợi ích phe nhóm, toan tính ăn chia và mưu mô thủ đoạn trên chính cơ thể Dân tộc.

Cốt lõi đen tối của ASEAN

Joshua Kurlantzick - Project Syndicate
12/02/2016

Nhân viên chuẩn bị phòng họp cho Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới tại Sunnylands, California. (Ảnh: AP)

Tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới ở California, Tổng thống Obama sẽ gặp các lãnh đạo của 10 quốc gia trong vùng quan trọng nhất Châu Á: đó là Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện này, buổi họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đầu tiên tại Hoa Kỳ, được rao như là chỉ dấu của Hoa Kỳ quan tâm đến Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là khi mời các thành viên ASEAN, Hoa Kỳ đã để lợi ích lấn át các nguyên tắc của mình.

2016/02/14

80 phần trăm của con số không: những tuyên nhận ảo của Trung Quốc trên Biển Đông

Steven Stashwick - The Diplomat


Thi sĩ người Pháp Baudelaire từng nói rằng đòn ma mãnh nhất của quỹ vương là làm chúng ta tin rằng hắn không hiện hữu. Đòn ma mãnh nhất của Trung Quốc có thể là làm chúng ta tin rằng những tuyên nhận của họ trên Biển Đông là thật. Những phát biểu chính thức về “chủ quyền không thể chối cãi trên Biển Đông” nghe như lập trường chắc nịch của Trung Quốc. Và việc Trung Quốc chiếm đóng nhiều hòn đảo trong vùng, cảnh sát biển rượt đuổi các tàu đánh cá nước ngoài, và các công trình bồi đắp đảo quy mô cho thấy sự hiện diện thường trực trong vùng. 

2016/02/12

Không giao thương nếu không có tự do thông tin

Christophe Deloire và Hoàng Tứ Duy - Huffington Post
12/2/2016


Thượng đỉnh Sunnylands: Giới chức Hà Nội phải cam kết cải thiện tự do thông tin để được hiệp ước giao thương

Tổng thống Obama sẽ tiếp đón các nguyên thủ của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands, California vào hai ngày 15 và 16 tháng Hai. Nhiều quốc gia đến dự, luôn cả Việt Nam, đã ký kết vào TPP vào ngày 4 tháng Hai. Với TPP chắc chắn là một chủ đề nóng tại hội nghị, Tổng thống Obama phải dùng cơ hội này để nêu rõ là việc thực thi hiệp ước này không thể thành công nếu không có cải thiện thật sự về nhân quyền trong vùng.

Đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông: Đa Phương Hóa Tự Do Hải Hành là bước kế tiếp

Mira Rapp-Hooper - Foreign Affairs
8/2/2016

Chiến hạm USS Curtis Wilbur trong chuyến công tác tự do hải hành vào cuối tháng Giêng vừa qua (Ảnh: Inquirer).

Vào ngày 29 tháng Giêng, chiến hạm USS Curtis Wilbur đi ngang phạm vi 12 hải lý của đảo Triton, đang dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc và cả Đài Loan và Việt Nam đều tuyên nhận chủ quyền. Cũng như chuyến công tác tự do hải hành trước đó vào tháng Mười, chuyến hải hành của Wilbur nhằm phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền lãnh hải mà Hoa Kỳ và một số quốc gia Đông Nam Á xem là quá đáng. Nhưng khác với chuyến công tác trước đó của chiến hạm USS Lassen mà giới chuyên gia đánh giá là không đạt, chuyến công tác này gửi một thông điệp pháp lý rõ rệt đến Bắc Kinh và mọi giới. Đồng thời còn cho thấy một số chỉ dấu hỗ trợ quan trọng từ các quốc gia trong vùng cho các chuyến công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ.

2016/02/11

35 Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi đặt Nhân Quyền vào nghị trình họp thượng đỉnh với ASEAN

Chân Trời Mới Media


WASHINGTON D.C – Hôm 10 tháng Hai, 2016, 35 Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đồng ký tên trong lá thư gửi cho Tổng Thống Barack Obama, kêu gọi Ông đặt nhân quyền thành một vấn đề chính trong nghị trình cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN diễn ra trong tuần tới tại California.

2016/02/10

Đón Xuân Bính Thân không quên các Tù Nhân Lương Tâm


Anh chị em Việt Tân đón Xuân Bính Thân với ước vọng một mùa Xuân dân chủ, tự do và an lành cho dân tộc. Mời quý độc giả xem hình ảnh đón Xuân khắp nơi.
BBT - Web Việt Tân

Washington DC, Hoa Kỳ

Các công tác tự do hải hành có nguy cơ gây rắc rối tại Biển Đông

Bill Hayton


Vào ngày 30 tháng Giêng, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến công tác “tự do hải hành” thứ nhì tại Biển Đông trong vòng 4 tháng. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gọi công tác này “cố tình khiêu khích … vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm” nhưng khó làm Hoa Kỳ sờn lòng. Sẽ có thêm nhiều công tác như thế vì Hoa Kỳ cho rằng họ đang bảo vệ “trật tự của luật pháp quốc tế” để chống lại những nỗ lực của Trung Quốc và các quốc gia khác sửa lại luật biển. Các công tác này có thể sẽ lấn thêm vào các lãnh vực mà Trung Quốc cho là nhạy cảm và gia tăng nguy cơ đụng độ.

2016/02/07

Viễn cảnh tình hình đấu tranh năm Bính Thân

Chân Trời Mới Media




Thanh Thảo: Chỉ còn vài hôm nữa, người Việt ở trong và ngoài nước đón một mùa xuân mới theo truyền thông dân tộc - Xuân Bính Thân.

Nhân dịp đầu năm và cũng là lúc đất nước vừa trải qua một diễn biến mang đầy kịch tính liên quan đến Đại hội lần thứ 12 của đảng CSVN, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều lên cục diện Việt Nam trong thời gian tới.

Đảng mạo nhận và chiếm đoạt quyền lãnh đạo

Phạm Nhật Bình


Đại hội 12 đã chấm dứt từ ngày 28 Tháng Giêng, nhưng trên các diễn đàn nó vẫn tiếp diễn và phơi bày thêm nhiều góc cạnh còn ẩn khuất của một đại hội tranh giành ngôi thứ quyết liệt.

Những hoạt động rầm rộ trong đại hội của một đảng mạo nhận là đảng cầm quyền đã làm tiêu tốn rất nhiều triệu đô-la. Trong bối cảnh ảm đạm của gánh nặng nợ nần, ngân sách cạn kiệt, sự hoang phí cho cuộc đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo không khỏi làm người dân chua xót. Một câu hỏi được đặt ra: Đại hội đảng có thực sự là một sự kiện lịch sử của đất nước hay chỉ là một đấu trường, cơ hội cho những kẻ tham quyền cố vị?

2016/02/05

Thư đầu năm Bính Thân 2016 kính gửi Đồng Bào Việt Nam

Lý Thái Hùng


Kính thưa đồng bào,

Thấm thoát một mùa Xuân mới – Xuân Bính Thân – lại về trên khắp thế gian.

Kể từ Xuân Ất Mão 1975, khi lãnh đạo miền Bắc xua các đợt tấn công vũ lực và thôn tính toàn bộ miền Nam Việt Nam vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có một cái Tết trên một đất nước tự do dân chủ đúng nghĩa.

Những lời chúc nhau hạnh phúc, an bình trên một đất nước gọi là “thống nhất và chấm dứt chiến tranh” vào mỗi dịp xuân về đã thay bằng những lời cầu chúc cho dân tộc ta luôn luôn có đầy đủ nghị lực và quyết tâm, sớm mang lại tự do dân chủ thật sự cho mọi người, mọi nhà.

Trong tinh thần đó, trước thềm Xuân Bính Thân, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, chúng tôi kính gửi đến đồng bào lời chúc năm mới, trong quyết tâm đoàn kết để sớm tạo những thay đổi tích cực trên đất nước Việt Nam.

Kính thưa đồng bào,

Diễn tiến của sự thay đổi tích cực này đã và đang mở ra nhiều cơ hội, nhất là khi chúng ta có dịp chứng kiến sự đấu đá không khoan nhượng giữa hai phe: phe đảng đứng đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng và phe chính phủ đứng đầu bởi ông Nguyễn Tấn Dũng qua Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 12.

Mặc dù Đại Hội 12 đã kết thúc với phe đảng toàn thắng khi ông Nguyễn Phú Trọng, dù đã 72 tuổi tiếp tục giữ ghế Tổng Bí Thư thêm một nhiệm kỳ; nhưng sự đấu đá đã không chấm dứt mà có thể tạo ra những đợt sóng ngầm trên thượng tầng lãnh đạo lẫn trong nội bộ đảng viên.

Trên thượng tầng lãnh đạo, với bản chất giáo điều, ôm chặt chủ nghĩa Mác Lê-nin, Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục dựa vào Bắc Kinh để kiểm soát quyền lực như nhiệm kỳ vừa qua. Trong khi đó, Nguyễn Tấn Dũng trở về đất Kiên Giang, dùng Phú Quốc như một cơ ngơi riêng đã cho xây dựng trong những vừa năm qua, tập hợp các nhóm lợi ích tạo ra những đợt sóng ngầm chống lại phe nhóm của ông Trọng.

Trong nội bộ đảng, hơn bao giờ hết sự phân hóa giữa các tầng lớp đảng viên sẽ xảy ra một cách cùng cực khi một số đảng viên cảm thấy thất vọng trước sự kiện Nguyễn Tấn Dũng thua cuộc. Ngược lại, một thành phần đảng viên khác lại hả hê vui mừng Nguyễn Phú Trọng giành được ghế Tổng Bí Thư, vì lo sợ các nhóm lợi ích vây chung quanh Nguyễn Tấn Dũng khuynh loát, đe dọa quyền lực của phe đảng.

Nhưng điểm đáng nói trong nội bộ đảng chính là sự xung đột về quyền lợi đã trở thành hạt nhân chính đưa đến sự phân hóa ngày một trầm trọng giữa các ban ngành, giữa trung ương và địa phương và giữa cơ sở đảng với các đoàn thể ngoại vi.

Nói cách khác là đảng Cộng sản Việt Nam, hậu Đại Hội 12 đã và đang khởi đầu một tiến trình phân hóa khi sự đấu đá quyền và lợi giữa các phe đã không còn có thể thỏa hiệp, hay tương nhượng nhau được nữa.

Kính thưa đồng bào,

Đứng trước sự phân hóa của đảng Cộng sản Việt Nam nói trên, chúng ta đổi diện hai vấn đề:

Thứ nhất là các phe sẽ tung ra những thông tin thật giả lẫn lộn để qua đó khuynh loát dư luận hầu tấn công vào đối thủ tạo ra tình trạng bát nháo trên cộng đồng mạng. Đây là điều mà chúng ta cần phải cảnh giác để không cho Dư luận viên của chế độ CSVN kích lên những hỏa mù, gây tản lực đấu tranh.

Thứ hai là hơn lúc nào cần nhận thức rằng không có phe nào “đổi mới, cải cách” hay “giáo điều, bảo thủ” trong thượng tầng lãnh đạo. Tất cả các phe đều chỉ muốn duy trì độc quyền cai trị của đảng để phục vụ cho những quyền lợi riêng tư của mỗi phe. Khi mà sự đấu đá nội bộ lên cao, chính là lúc mà các phe tung ra những phát biểu hay hứa hẹn cải cách, đổi mới để lung lạc hàng ngũ đấu tranh mà thôi.

Nếu nhìn chiều ngược lại, sự phân hóa nói trên đã mở ra nhiều cơ hội cho phong trào dân chủ tại Việt Nam. Dễ thấy nhất là khi chế độ bị yếu đi và không còn là khối thuần nhất thì sự đàn áp, khống chế sức đấu tranh của người dân giảm rất nhiều theo tỷ lệ thuận với thời gian.

Mặc dù chế độ Hà Nội đã dùng các đòn trấn áp bẩn thỉu như sai khiến xã hội đen tấn công các nhà dân chủ, tung công an theo dõi, sách nhiễu những gia đình; nhưng phải nói là hoàn toàn thất bại. Lý do đơn giản là người dân đã nhìn thấy chế độ Hà Nội ruỗng nát và trong thời kỳ suy thoái cũng như sự sụp đổ chỉ còn là thời gian.

Tuyên bố từ bỏ đảng CSVN của Giáo sư Nguyễn Đình Cống ngay sau khi kết thúc Đại Hội 12 đã là tín hiệu khởi đầu sự suy thoái của đảng CSVN.

Hơn thế nữa, hàng ngũ của những người đấu tranh đã mở rộng và đa dạng. Có thể nói là chưa bao giờ phong trào dân chủ tại Việt Nam lại có sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần như hiện nay. Những nỗ lực đấu tranh này đã chứng tỏ khả năng tồn tại trước sự trù dập của chế độ và đang từng bước lớn mạnh.

Chắc chắn dân tộc Việt Nam cũng sẽ có ngày mang tự do dân chủ thật sự đến với đất nước như dân tộc Miến Điến qua sự lãnh đạo của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ và bà Aung Sann Suu Kyi đã thành công trong việc kiểm soát quốc hội và chính quyền Miến trong những ngày tháng đầu năm 2016 vừa qua.

Với niềm tin vào tương lai tươi sáng của tiền đồ dân tộc, một lần nữa, trước thềm Xuân Bính Thân, thay mặt đảng Việt Tân, chúng tôi xin kính gửi đến đồng bào lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và mọi sự may mắn.

Trân trọng kính chào đồng bào.

Lý Thái Hùng
Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân

2016/02/03

Vì sao Nguyễn Tấn Dũng thất bại?

Lê Vĩnh

Tuy chưa có một cuộc khảo sát tường tận nào nhưng có thể nói, trong mấy chóp bu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) thì có lẽ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người duy nhất biết về tác động của truyền thông, đặc biệt là truyền thông ngoại quốc trên các vấn đề. Trong mấy năm vừa qua, năm nào ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuê một vài trang mạng ngoại quốc để đăng bài bằng Anh Ngữ tâng bốc ông. Ông cũng là người kêu gọi nội các của ông phải lưu tâm đến sự tác động của mạng xã hội.

2016/02/02

Dân chủ đến thế này là cùng

Phạm Nhật Bình


Một ngày sau khi được Trung ương đảng khóa XII dồn đến gần 100% phiếu mà ông Trọng gọi là “bất ngờ” để giữ ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Trọng đã có một số phát biểu khiến mọi người ngao ngán trong cuộc họp báo sáng 28 Tháng Giêng vừa qua.

2016/02/01

Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng CSVN



Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống vừa thông báo từ bỏ đảng CSVN. Ông cho rằng "chủ nghĩa Mác-Lênin là độc hại và chủ nghĩa cộng sản là ảo tưởng". Sau đây là thư thông báo từ bỏ đảng của Giáo sư Nguyễn Đình Cống.
BBT - Web Việt Tân



THÔNG BÁO TỪ BỎ ĐẢNG

Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.

Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.

Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách .

Nguồn: FB Nguyễn Đình Cống