David Pilling – Financial Times
28/10/2015
28/10/2015
Tổng thống Robert Mugabe, nhà độc tài của xứ Zimbabwe, vừa được trao Giải Khổng Tử, giải mà người ta thường gọi là “Giải Phản Nobel Hòa Bình”. Ủy ban trao giải là một hiệp hội có trụ sở tại Hồng Kông. Ủy ban khen ngợi ông Mugabe, 91 tuổi, có công xây dựng đất nước và phục vụ cho Phi Châu.
Giải Khổng Tử này được thành lập cách đây 5 năm về trước như là một phản ứng hờn dỗi với việc trao giải Nobel Hòa Bình cho Liu Xiaobo, một nhà đối kháng Trung Quốc đang bị cầm tù vì cổ võ cho dân chủ. Những người nhận giải trước đó có tổng thống Nga, Vladimir Putin, và cựu lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Việc chọn ông Mugabe đoạt giải chỉ làm nổi bật hơn danh tiếng của giải này là một loại chửi cha các giá trị của phương Tây.
Giải này là một thí dụ nhỏ, tuy kỳ quái, của một chiều hướng rộng hơn. Chậm rãi nhưng chắc chắn, đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách thiết lập một cách nhìn song hành với cách nhìn thế giới theo nhãn quan Tây phương. Gần một trăm năm qua, các khái niệm của Hoa Kỳ về dân chủ, quyền tự chủ cá nhân và pháp quyền được xem như phổ quát. Trung Quốc đang bắt đầu thách đố việc đó. Trải qua cả ngàn năm kinh nghiệm gìn giữ một quốc gia rộng lớn cả lục địa, các tín điều của Trung Quốc nặng về giữ ổn định và một chính quyền mạnh. Đối với Bắc Kinh, 30 năm vừa qua đã minh chứng tiến triển vật chất và lãnh đạo có khả năng quan trọng hơn dân chủ trong việc gầy dựng an sinh xã hội con người.
Giải này là một thí dụ nhỏ, tuy kỳ quái, của một chiều hướng rộng hơn. Chậm rãi nhưng chắc chắn, đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách thiết lập một cách nhìn song hành với cách nhìn thế giới theo nhãn quan Tây phương. Gần một trăm năm qua, các khái niệm của Hoa Kỳ về dân chủ, quyền tự chủ cá nhân và pháp quyền được xem như phổ quát. Trung Quốc đang bắt đầu thách đố việc đó. Trải qua cả ngàn năm kinh nghiệm gìn giữ một quốc gia rộng lớn cả lục địa, các tín điều của Trung Quốc nặng về giữ ổn định và một chính quyền mạnh. Đối với Bắc Kinh, 30 năm vừa qua đã minh chứng tiến triển vật chất và lãnh đạo có khả năng quan trọng hơn dân chủ trong việc gầy dựng an sinh xã hội con người.
Bắc Kinh đang tích lũy đều đặn khả năng cần thiết để kể chuyện theo cách của họ. Từ năm 2011, CCTV, đài TV nhà nước, bắt đầu bành trướng chương trình tiếng Anh, mở thêm 70 văn phòng khắp thế giới. Từ năm 2004, hàng trăm Học Viện Khổng Tử, lập ra trên hàng chục quốc gia để xiển dương ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Các thường dân cũng nhào vào cuộc. Năm 2009, Rao Jin, một sinh viên bất mãn với cách đưa tin của các đài Hoa Kỳ về Tây Tạng, mở trang anti-cnn.com để ghi lại những việc mà anh ta cho là nói láo và thành kiến của truyền thông tây phương. Nhờ thế mà cái nhìn của phương Tây về Trung Quốc có thay đổi. Cách đây mười năm chẳng ai biết đến Trịnh Hòa (Zheng He), một đô đốc hoạn hoan dẫn đầu một đoàn thuyền thám hiểm hùng hậu đi tận đến Phi Châu ở thế kỷ 15. Bây giờ thì các chuyến hải hành của Trịnh Hòa được khâm phục.
Trở về chuyện ngày nay, cho đến gần đây ít ai biết đến bản đồ chín gạch khoanh gần hết vùng biển Đông. Bây giờ thì đường chín gạch này được dùng để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, xây đảo nhân tạo, và thách thức sự tự do hải hành mà Hoa Kỳ cổ xúy.
Khát khao của Bắc Kinh muốn tạo dựng sự việc theo ý mình là hệ quả dễ hiểu của sự trổi dậy lớn mạnh. Họ muốn tác động trong những tầm ảnh hưởng khác. Trong lãnh vực tài chánh, họ muốn một đơn vị tiền tệ khác, nhân dân tệ, thách thức đồng đô la. Định chế mới như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á được thành lập song hành với định chế Bretton Woods chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Ban phát giải thưởng cho ông Mugabe biểu lộ ước muốn đứng cùng phe với bất cứ ai, dù tệ hại cách mấy, không ưa nhãn quan tây phương. Tuy đúng là Giải Khổng Tử không phải là giải chính thức của nhà nước. Nhưng không có một tổ chức nào mượn danh nghĩa Khổng Tử dám ban phát giải thưởng mà không có sự đồng tình từ Bắc Kinh.
Có một số chỉ dấu tế nhị về nỗ lực nhìn đời theo lối Trung Quốc khi họ Tập thăm Luân Đôn. Trong một bài diễn văn tại Quốc Hội, ông ta khen chủ nhà đã lập ra quốc hội vào thế kỷ thứ 13, nhưng rồi nói thêm là 3.300 năm trước đó Trung Quốc đã lập quốc đặt “quyền lợi của người dân lên trên hết” và xiển dương cái mà ông ta gọi là pháp trị. Bất kể vị hoàng đế mà ông nhắc đến là huyền thoại.
Trung Quốc muốn nói với cả thế giới là thời điểm của họ đã đến. Nỗ lực này bị khập khiễng bởi một cái nhìn khác của Bắc Kinh: rằng họ là nạn nhân của 150 năm nhục nhã. Là một cường quốc kinh tế lại mang cái nhìn của một nạn nhân thật là một điều trái ngược. Bắc Kinh bị mắc kẹt giữa hình bóng cũ của một anh khổng bị đả thương và một hình ảnh mới của một cường quốc trổi dậy có khả năng tạo ra thời thế. Giải thưởng trao cho ông Mugabe cho thấy là tiến trình chuyển tiếp này chưa hoàn tất.
Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: Financial Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét