Nền giáo dục ở bất cứ quốc gia nào trên
thế giới, lịch sử là môn học cung cấp nhiều kiến thức nhất về khoa học
xã hội – nhân văn. Học sinh học sử nước nhà bắt đầu từ bậc tiểu học để
hiểu biết cặn kẽ lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha mình, qua đó
rèn luyện lòng yêu nước như một trách vụ thiêng liêng, cao cả không thể
thiếu của mỗi công dân. Lên những bậc cao hơn, môn lịch sử còn mở rộng
cho người học những hiểu biết căn bản lịch sử các quốc gia khắp địa cầu,
ứng dụng thiết thực vào lãnh vực kinh tế ngoại thương và bang giao quốc
tế.
Ở Việt Nam nếu chỉ tính khoảng thời gian 40 năm cầm quyền trên cả nước của đảng CSVN, nền giáo dục mang tính áp đặt của nhà nước cộng sản đem lại nhiều thất vọng về mọi mặt và đã bị dư luận trong nước phân tích, phê phán thật nhiều.
Sau năm 1975, chính sách giáo dục độc tôn của đảng xóa bỏ hoàn toàn triết lý giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Thay vào đó một nền giáo dục giáo điều nhằm mục đích đào tạo những con người tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, cộng với một mớ kiến thức què quặt về thế giới chung quanh.
Học sinh tiểu học được học môn lịch sử nước nhà qua những hình tượng, những câu chuyện về các “anh hùng cách mạng” với những chiến công bịa đặt qua hai thời kỳ chiến tranh. Không những đảng bịa đặt lịch sử mà còn ngang nhiên sửa lịch sử hay “giết” lịch sử để phục vụ độc quyền yêu nước của mình.
Do đó, trong suốt một thời gian dài hình tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” vẫn hiên ngang tồn tại trong sách vở và trong tâm trí mọi người. Mãi đến năm 2005, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam mới tiết lộ sự thật, chính Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trần Huy Liệu sau năm 1945 là người đã ngụy tạo nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi “tự tẩm xăng vào người” và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lê Văn Tám là một nhân vật không có thật, do đó chiến công vang dội của Tám cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Thực tế cho thấy, trường học ngày nay không dạy hay dạy một cách sơ sài hình ảnh và chiến công bảo vệ đất nước của các bậc tiền nhân trong suốt nhiều thời kỳ lịch sử lập quốc của nước nhà. Vì thế dù có học lịch sử nhưng học sinh chỉ nhận được những kiến thức rất lờ mờ về các nhân vật lịch sử anh hùng mà đáng lẽ ra các em phải biết rất rõ.
Với cách dạy lịch sử “tẩm xăng đốt kho đạn, lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, cũng không thể trách học sinh ngày nay coi Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai cha con, là anh em, là bạn cùng chiến đấu, là hai người khác nhau…Còn rất nhiều trường hợp cười ra nước mắt khác cho thấy kiến thức thô thiển về lịch sử nước nhà của học sinh ngày nay.
Vừa qua, trong “Chương trình giáo dục phổ thông mới”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đến các trường phổ thông trên toàn quốc để lấy ý kiến. Lập tức Dự thảo của Bộ bị nhiều giáo viên dạy Sử, các nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận xã hội chỉ trích nặng nề. Vì theo họ, Dự thảo này phạm phải một sai lầm quan trọng là không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục căn bản có tính bắt buộc.
Bản dự thảo cho thấy ở cấp tiểu học và trung học “cơ sở” môn học lịch sử được ghép vào môn “Cuộc sống quanh ta” (lớp 1, 2, 3), “Tìm hiểu xã hội” (lớp 4, 5) và “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở). Ở cấp trung học phổ thông, môn Lịch Sử và Địa Lý mới trở thành môn học độc lập. Tuy nhiên, ở cấp này nó lại là một môn “tự chọn”, không khác một sự khai tử từ từ.
Trước đây môn lịch sử đã không được người học yêu thích vì nhiều lý do, nhất là vì cách nhìn, cách dạy xơ cứng một chiều, theo cái gọi là “duy vật sử quan” của người cộng sản. Nên khi có dịp tiếp xúc, tìm hiểu sự thật lịch sử qua mạng xã hội, học sinh ngỡ ngàng vì cảm thấy mình bị đánh lừa. Con số lèo tèo một hai thí sinh chọn thi môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua chứng minh cho tâm trạng chán chường ấy.
Trở thành một môn tự chọn theo như trong Dự thảo của Bộ, thực chất là “khai tử” một môn học vô cùng thiết yếu cho công dân ngay từ lúc còn ở ghế nhà trường. Học sinh vốn sẵn chán môn sử sẽ dễ dàng tiếp tay Bộ Giáo dục chọn môn dễ học, dễ thi hơn môn sử. Như thế vô tình môn học này bị thủ tiêu không kèn không trống do tình trạng người dạy không muốn dạy, người học không muốn học và học hay không cũng không bắt buộc.
Rồi sẽ có những công dân Việt Nam lớn lên không biết, hoặc biết rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam. Nhưng ngược lại lịch sử đảng Cộng sản thì họ thuộc vanh vách. Họ cũng thông thuộc lịch sử Trung Cộng hơn lịch sử Việt Nam nhờ hàng ngày được nhồi nhét sử Tàu qua phim ảnh. Nhưng đó cũng chính là mưu đồ của đảng CSVN.
Đàng sau những thay đổi mang màu sắc cải cách nền giáo dục cho tiến bộ hơn, lịch sử dân tộc dần dần bị hạ thấp và phai mờ trong tâm trí người dân. Đến một lúc nào đó lịch sử không còn là một nhu cầu trong trường học hay trong đời sống và được thay thế bằng thứ lịch sử do đảng sáng chế, dẫn dắt với mục đích phục vụ sự tồn tại của chính mình.
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao đảng lại cố tình tiêu diệt lịch sử dân tộc bằng mọi giá? Đó chính là quyền lợi của dân tộc từ lâu mâu thuẫn nặng nề với quyền lợi của đảng. Hay nói cách khác, đảng muốn đứng trên và tồn tại ngoài lịch sử dân tộc đề độc quyền bán nước cho ngoại bang.
Ở Việt Nam nếu chỉ tính khoảng thời gian 40 năm cầm quyền trên cả nước của đảng CSVN, nền giáo dục mang tính áp đặt của nhà nước cộng sản đem lại nhiều thất vọng về mọi mặt và đã bị dư luận trong nước phân tích, phê phán thật nhiều.
Sau năm 1975, chính sách giáo dục độc tôn của đảng xóa bỏ hoàn toàn triết lý giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Thay vào đó một nền giáo dục giáo điều nhằm mục đích đào tạo những con người tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, cộng với một mớ kiến thức què quặt về thế giới chung quanh.
Học sinh tiểu học được học môn lịch sử nước nhà qua những hình tượng, những câu chuyện về các “anh hùng cách mạng” với những chiến công bịa đặt qua hai thời kỳ chiến tranh. Không những đảng bịa đặt lịch sử mà còn ngang nhiên sửa lịch sử hay “giết” lịch sử để phục vụ độc quyền yêu nước của mình.
Do đó, trong suốt một thời gian dài hình tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” vẫn hiên ngang tồn tại trong sách vở và trong tâm trí mọi người. Mãi đến năm 2005, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam mới tiết lộ sự thật, chính Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trần Huy Liệu sau năm 1945 là người đã ngụy tạo nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi “tự tẩm xăng vào người” và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lê Văn Tám là một nhân vật không có thật, do đó chiến công vang dội của Tám cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Thực tế cho thấy, trường học ngày nay không dạy hay dạy một cách sơ sài hình ảnh và chiến công bảo vệ đất nước của các bậc tiền nhân trong suốt nhiều thời kỳ lịch sử lập quốc của nước nhà. Vì thế dù có học lịch sử nhưng học sinh chỉ nhận được những kiến thức rất lờ mờ về các nhân vật lịch sử anh hùng mà đáng lẽ ra các em phải biết rất rõ.
Với cách dạy lịch sử “tẩm xăng đốt kho đạn, lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, cũng không thể trách học sinh ngày nay coi Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai cha con, là anh em, là bạn cùng chiến đấu, là hai người khác nhau…Còn rất nhiều trường hợp cười ra nước mắt khác cho thấy kiến thức thô thiển về lịch sử nước nhà của học sinh ngày nay.
Vừa qua, trong “Chương trình giáo dục phổ thông mới”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đến các trường phổ thông trên toàn quốc để lấy ý kiến. Lập tức Dự thảo của Bộ bị nhiều giáo viên dạy Sử, các nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận xã hội chỉ trích nặng nề. Vì theo họ, Dự thảo này phạm phải một sai lầm quan trọng là không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục căn bản có tính bắt buộc.
Bản dự thảo cho thấy ở cấp tiểu học và trung học “cơ sở” môn học lịch sử được ghép vào môn “Cuộc sống quanh ta” (lớp 1, 2, 3), “Tìm hiểu xã hội” (lớp 4, 5) và “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở). Ở cấp trung học phổ thông, môn Lịch Sử và Địa Lý mới trở thành môn học độc lập. Tuy nhiên, ở cấp này nó lại là một môn “tự chọn”, không khác một sự khai tử từ từ.
Trước đây môn lịch sử đã không được người học yêu thích vì nhiều lý do, nhất là vì cách nhìn, cách dạy xơ cứng một chiều, theo cái gọi là “duy vật sử quan” của người cộng sản. Nên khi có dịp tiếp xúc, tìm hiểu sự thật lịch sử qua mạng xã hội, học sinh ngỡ ngàng vì cảm thấy mình bị đánh lừa. Con số lèo tèo một hai thí sinh chọn thi môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua chứng minh cho tâm trạng chán chường ấy.
Trở thành một môn tự chọn theo như trong Dự thảo của Bộ, thực chất là “khai tử” một môn học vô cùng thiết yếu cho công dân ngay từ lúc còn ở ghế nhà trường. Học sinh vốn sẵn chán môn sử sẽ dễ dàng tiếp tay Bộ Giáo dục chọn môn dễ học, dễ thi hơn môn sử. Như thế vô tình môn học này bị thủ tiêu không kèn không trống do tình trạng người dạy không muốn dạy, người học không muốn học và học hay không cũng không bắt buộc.
Rồi sẽ có những công dân Việt Nam lớn lên không biết, hoặc biết rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam. Nhưng ngược lại lịch sử đảng Cộng sản thì họ thuộc vanh vách. Họ cũng thông thuộc lịch sử Trung Cộng hơn lịch sử Việt Nam nhờ hàng ngày được nhồi nhét sử Tàu qua phim ảnh. Nhưng đó cũng chính là mưu đồ của đảng CSVN.
Đàng sau những thay đổi mang màu sắc cải cách nền giáo dục cho tiến bộ hơn, lịch sử dân tộc dần dần bị hạ thấp và phai mờ trong tâm trí người dân. Đến một lúc nào đó lịch sử không còn là một nhu cầu trong trường học hay trong đời sống và được thay thế bằng thứ lịch sử do đảng sáng chế, dẫn dắt với mục đích phục vụ sự tồn tại của chính mình.
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao đảng lại cố tình tiêu diệt lịch sử dân tộc bằng mọi giá? Đó chính là quyền lợi của dân tộc từ lâu mâu thuẫn nặng nề với quyền lợi của đảng. Hay nói cách khác, đảng muốn đứng trên và tồn tại ngoài lịch sử dân tộc đề độc quyền bán nước cho ngoại bang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét