Trung Điền
Dư luận đang quan tâm về cái chết bí ẩn của em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi,
tại bệnh viện Bạch Mai hôm mồng 10 tháng 10, sau khi được đưa đến từ
trại giam của bộ Công an vào chiều mồng 8 tháng 10.
Mặc dù đoàn pháp y của quân đội đã đến khám nghiệm, nhưng cho đến nay
nhà cầm quyền CSVN chưa công bố nguyên nhân gây ra cái chết cho em Dư.
Trong khi đó, công an lại ngăn cản mẹ em, bà Đỗ Thị Mai, vào thăm con
tại bệnh viện. Đến lúc em Dư mất, bà Mai cũng không nhận được bất cứ
giấy tờ gì về vụ tử vong của con trai mình. Sự kiện này đã gây ra một
làn sóng phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng mạng không chỉ tại Hà Nội mà ở
khắp mọi nơi.
Khi hay tin em Dư mất tối mồng 10 tháng 10, đã có hàng trăm người gồm
các nhà đấu tranh cho dân chủ, bà con dân oan rủ nhau tụ họp tại bệnh
Bạch Mai để hỗ trợ tinh thần cho bà Đỗ Thị Mai.
Đặc biệt hiện có 3 văn phòng luật sư và 5 luật sư tham gia tố tụng để giúp cho bà Đỗ Thị Mai đi tìm công lý cho cháu Dư.
Mãi cho đến ngày 13 tháng 10, báo công an và đài truyền hình Việt Nam
mới đưa tin về vụ tử vong của em Đỗ Đăng Dư; nhưng nội dung lại dựa
theo “kịch bản” của công an Hà Nội.
Báo Công An loan tải rằng em Dư đã bị tạm giam 2 tháng vào ngày
7/8/2015 vì đã ăn trộm số tiền 1 triệu 500 đồng của nhà hàng xóm ở Thôn
Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ; nhưng em đã trả lại.
Ngày 13/8, công an Chương Mỹ đã chuyển em Dư lên trại tạm giam số 3,
thuộc công an Hà Nội. Khi vào trại giam này, em Dư bị nhốt chung với 3
bị can khác là Vũ Văn Bình (SN 1998), Nguyễn Nam Trường (SN 1998), Lê
Đức Anh (SN 1998).
Sáng ngày 4/10, Dư, Bình, Trường và Đức ăn sáng tại buồng giam. Theo
lịch phân công, sau khi ăn xong, Dư phải rửa bát cho các bị can cùng
buồng. Vì em Dư rửa bát bẩn nên Bình đã đánh và đá Dư khiến em bị xỉu.
Cán bộ quản giáo phát hiện và đưa em Dư cấp cứu ở bệnh viện Hà Đông. Sau
một ngày nằm ở đây, bệnh tình em Dư có vẻ nguy kịch, công an đã đưa lên
bệnh viện Bạch Mai và em đã tử vong vào ngày 10/10.
Theo báo Công an thì tất cả những diễn tiến nói trên, công an Huyện
Chương Mỹ đều báo cáo cho công an Thành phố Hà Nội và Bộ công an. Đặc
biệt là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang – dù đang bận tham dự Hội nghị
lần thứ 12 Trung ương đảng – cũng đã chỉ thị điều tra vụ em Dư bị đánh.
Ngày 8/10 công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội
cố ý gây thương tích, 2 ngày trước khi em Dư tử vong.
Qua nội dung tường thuật như trên của báo Công an và đài truyền hình Việt Nam đã nảy sinh 3 nghi vấn:
Thứ nhất là trong suốt thời gian em Dư được đưa vào bệnh viện
Hà Đông sáng mồng 4/10 rồi bệnh viện Bạch Mai mồng 6/10 và cho đến lúc
tử vong mồng 10/10, công an đã không cho gia đình, nhất là mẹ em Dư là
bà Đỗ Thị Mai gặp mặt, trong khi lại âm thầm xúc tiến việc truy tố bị
can Vũ Văn Bình. Phải chăng Bình đang trở thành một nạn nhân thứ hai -
bị dùng như một con dê tế thần để che đậy các hành vi sát nhân của công
an? Dựa vào các thương tích trầm trọng trên cơ thể Dư, một người như
Bình khó có thể tạo ra những vết thương chết người như vậy.
Thứ hai là khi em Dư tử vong vào ngày 10/10, công an Hà Nội đã
không có bất cứ một thông báo nào về sự kiện này. Mãi đến ba ngày sau,
khi mà cộng đồng mạng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và các luật sư nhập
cuộc, thì báo công an mới loan tin và đổ hết trách nhiệm cho Vũ Văn Bình
về tội danh “cố ý gây thương tích”. Phải chăng Bộ công an đã coi thường
sự kiện này ngay từ đầu và ngụy tạo kịch bản em Dư bị đánh để trốn
trách nhiệm.
Thứ ba là trước sự kiện dư luận cả nước quan tâm về cái chết
của em Đỗ Đăng Dư mà công an Hà Nội không hề có một cuộc họp báo chính
thức, hoặc tỏ ra một hành động tối thiểu nào để xoa dịu nỗi đau của
người mẹ mất con là bà Đỗ Thị Mai. Trong khi báo công an lại viết những
lời hoa mỹ nào là công an Hà Nội phối hợp với Viện kiểm sát thành phố
chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra, một mặt phối hợp cơ quan y tế
và gia đình tích cực cứu chữa, điều trị cho em Dư (sic).
Trách nhiệm gây ra cái chết của em Đỗ Đăng Dư đang nằm trong ban quản lý trại giam 3, công an Hà Nội.
Ngoài những truy cứu về hình sự gây ra cái chết của em Dư, vấn đề
then chốt nhất chính là sự coi thường công luận của công an Hà Nội nói
riêng và bộ máy công an nói chung, khi có gần 300 người đã chết trong
lúc tạm giam, tạm giữ trong thời gian qua.
Điều này cho thấy là sự bạo hành của công an đã và đang đe dọa sinh mệnh của các công dân khi bị bắt giữ vì bất cứ lý do gì.
Việc các luật sư và cộng đồng mạng đứng lên đòi công lý cho em Đỗ
Đăng Dư hiện nay chính là bước đầu khơi dậy tinh thần đấu tranh chống
lại sự bạo hành của công an - trong trại giam lẫn bên ngoài xã hội.
Trung Điền
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét