9/8/2015
Radio Chân Trời Mới (Lê Quyên): Trước tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng do những hành động bá quyền của Trung Quốc trong việc bồi đắp các đảo nhân tạo cũng như đưa 100 chiến hạm tập trận và bắn bằng đạn thật trên Biển Đông, Đảng Việt Tân đã công bố Quan điểm về việc Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông.
Trong bản quan điểm này, đảng Việt Tân đưa ra một số quan niệm trong việc tạo sức mạnh đoàn thể dân tộc và liên kết với các quốc gia trong vùng để giải quyết bài toán nan giải về Biển Đông hiện nay. Để tìm hiểu về các quan niệm này, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, trong chương trình hôm nay.
Lê Quyên: Thưa ông, nhìn lại những căng thẳng của tình hình Biển Đông hiện nay do chính sách bá quyền của Trung Cộng gây nên, thì đâu là những khó khăn đã cản trở các nỗ lực giải quyết những tranh chấp giữa các nước trong khu vực?
Lý Thái Hùng: Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông chính là do chủ trương bành trướng của Bắc Kinh, với mục tiêu mà Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 11 năm 2013 là xây dựng chiến lược “một vành đai, một con đường” tức là xây dựng vành đai kinh tế xuyên qua con đường tơ lụa trên đất liền và một con đường tơ lụa trên biển, để:
1/ Xây dựng Trung Quốc thành trung tâm địa dư-chính trị-kinh tế toàn cầu, độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa đường lưỡi bò họ đã đưa ra từ thập niên 90.
2/ Đối đầu lại “chiến lược xoay trục” của Hoa Kỳ, đồng thời đối trọng với TPP và TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) do Mỹ chi phối, nhằm giành vị trí lãnh đạo số 1 của thế giới từ tay Hoa Kỳ.
Nhưng nếu chỉ có thế, thì nhân loại cũng dễ giải quyết và vấn đề Biển Đông đã không trở thành một bài toán nan giải như hiện nay. Hiện nay có ba khó khăn cho bài toán Biển Đông.
Thứ nhất là khối ASEAN là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp những căng thẳng ở Biển Đông nhưng lại ở những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Do đó mà 10 quốc gia trong khối ASEAN đặt các ưu tiên giải quyết khác nhau. Chính vì yếu tố này mà Bắc Kinh đã khai thác và khuynh loát nội bộ ASEAN để không có sự thống nhất trong phương cách giải quyết như hiến chương ASEAN đòi hỏi, khiến sự đoàn kết của ASEAN chỉ là khẩu hiệu. Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ các nước khác của ASEAN đã khiến ASEAN tự bó tay trong việc tạo áp lực buộc Trung Quốc phải nghiêm chỉnh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là một ví dụ.
Thứ hai là CSVN tuy đang trên đà hợp tác với Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản để tăng cường các áp lực ngăn chận Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo, nhưng Hà Nội vẫn chưa thể hiện một quan điểm dứt khoát chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong bài toán Biển Đông, Việt Nam giữ vị trí trung tâm; trong đó, vịnh Cam Ranh là nơi có thể làm bàn đạp ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc quanh vùng Trường Sa. Nhưng do chủ trương Ba Không nhu nhược và phi lý, Hà Nội đã tự trói tay mình không dám có những động thái nào mạnh mẽ để ngăn chận các tàu chiến Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và chủ quyền nước ta trên Biển Đông.
Thứ ba là Hoa Kỳ chưa nỗ lực hết sức để tạo áp lực toàn diện buộc Bắc Kinh ngưng xâm chiếm Biển Đông, vì Hoa Kỳ sợ Bắc Kinh trả đũa do vẫn còn quá nhiều liên hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Tổng thống Obama đang bận tâm giải quyết các điểm nóng cấp thời tại Âu Châu và Trung Đông nên không còn nhiều điều kiện để có thể tiến hành các chính sách mang tính chất áp lực mạnh lên Bắc Kinh, mà chỉ lên tiếng cảnh cáo chừng mực. Rốt cuộc là trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama, Trung Quốc đã đọc được “tư tưởng tự giải giới của ông Obama”, nên đã có những hành động ngang ngược như hiên nay.
Nói tóm lại, mặc dù có 3 khó khăn cho bài toán Biển Đông, nhưng nhìn chung, chỉ cần một khó khăn nào đó được tháo gỡ thì phong trào chống sự bành trướng của Bắc Kinh sẽ bộc phát mạnh mẽ. Mắc xích quan trọng của nỗ lực này chính là lãnh đạo Hà Nội.
Lê Quyên: Trong bối cảnh có những khó khăn như vậy, đảng Việt Tân đã có những nhận định như thế nào về tình hình Biển Đông hiện nay?
Lý Thái Hùng: Sự kiện Trung Quốc đã và đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông từ năm 2014 cho đến nay là một vấn đề nghiêm trọng.
Thứ nhất là tổng diện tích bồi đắp 7 đảo nhân tạo, theo cơ quan CSIS, lên đến 12,82 cây số vuông, tương đương với 1/3 diện tích thành phố Manila, Phi Luật Tân.
Thứ hai là theo một báo cáo của CNN, Trung Quốc đã xây một đài chỉ huy hàng không và một trạm radar cảnh báo tại bãi đá Chữ Thập.
Từ đó đảng Việt Tân có ba nhận định về việc Trung Quốc lộ rõ tham vọng kiểm soát và khống chế giao thương trên Biển Đông, với nhiều hậu quả tai hại như sau:
Đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không: Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quan trọng với một nửa tổng số tàu chở hàng trên toàn thế giới phải đi qua đây. Các căn cứ quân sự và sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân Trung Cộng trên Biển Đông sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng, và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của cả vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Đe dọa sự ổn định trong vùng: Thái độ hung hăng của Trung Cộng, sẵn sàng dùng tàu chiến để thị uy và gây thiệt hại cho tàu đánh cá, tàu khảo sát và kể cả tàu chiến của một số quốc gia, chính là đầu mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng. Từ những xung đột nhỏ bùng nổ thành những tranh chấp cục bộ, dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, các căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế của đất nước.
Cướp đoạt các nguồn tài nguyên đáng kể gồm ngư nghiệp, dầu hỏa và khí đốt: Biển Đông được đánh giá là nguồn lợi rất lớn cho các ngành thủy sản, đồng thời có tiềm năng cao về dầu hỏa và khí đốt. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây là những nguồn tài nguyên cần thiết cho tương lai của đất nước. Vì vậy sự cướp đoạt của Trung Cộng bằng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế, là một thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta.
Với ba nhận định nói trên, đảng Việt Tân cho rằng đã đến lúc các lực lượng dân tộc phải hợp tác để cùng nhau góp phần bảo vệ hòa bình trên Biển Đông.
Lê Quyên: Trong bản quan điểm, đảng Việt Tân đã nêu lên 5 nỗ lực mà một chính quyền thực sự của dân và vì dân phải làm để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tại sao lại chỉ có 5 nỗ lực cần phải tiến hành mà không nhiều hơn hay ít hơn thưa ông?
Lý Thái Hùng: Đương nhiên trong việc bảo vệ chủ quyền và nền hòa bình trên Biển Đông, chúng ta phải tiến hành nhiều nỗ lực khác nhau, trong đó việc khai dụng tiềm lực của cộng đồng hải ngoại cũng là một nỗ lực rất quan trọng trên mặt quốc tế. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc và nhất là tạo đoàn kết trong cộng đồng dân tộc để bảo vệ biển đảo, đảng Việt Tân quan niệm: một chính quyền thực tâm vì dân tộc sẽ phải tiến hành 5 nỗ lực sau đây:
Thứ nhất là bảo vệ ngư dân, đặc biệt là phải lập tức tăng cường lực lượng hải quân tuần tra trên biển để chống lại sự tấn công và khủng bố của tàu hải giám Trung Quốc. Sự kiện Hoa Kỳ tặng 18 triệu Mỹ Kim hay Nhật Bản giúp 5 Tàu cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển để tuần tra trên Biển Đông cho thấy là Hoa Kỳ, Nhật Bản đã đánh giá cao nhu cầu bảo vệ ngư dân. Khi một chính quyền có khả năng bảo vệ và làm cho ngư dân an tâm đánh bắt thủy sản trên biển của mình, tức là đã thể hiện lòng quan tâm vì dân, đã phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý báu của cha ông để lại.
Thứ hai là tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo. Nói cách khác là cho thấy việc bảo vệ biển đảo không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là của toàn dân. Mọi người đều có quyền và có bổn phận tham gia; từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ họp trong và ngoài nước để phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh như chính quyền Philippines đã làm rất thành công.
Thứ ba là dùng luật pháp quốc tế để buộc Trung Quốc phải dừng lại các ý đồ bành trướng trên Biển Đông. Sự kiện Phi Luật Tân đang kiện Trung Cộng tại Tòa án trọng tài quốc tế về chủ trương đường lưỡi bò là một biện pháp gây rất nhiều lúng túng cho Bắc Kinh. Biện pháp này nhằm một mặt, phủ nhận chủ trương đối thoại song phương của Bắc Kinh; mặt khác dùng luật lệ quốc tế để kềm hãm sự hung hăng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.
Thứ tư là Biển Đông không chỉ liên hệ tới 5 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan - đang tranh chấp về quần đảo Trường Sa - mà còn liên hệ đến những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc Châu…. đang di chuyển hàng hóa, tàu bè qua lại trên Biển Đông. Do đó thúc đẩy sự hợp tác giữa những quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông, không chỉ để gia tăng sức mạnh bảo vệ sự ổn định, mà còn dùng áp lực quốc tế để buộc Bắc Kinh phải chấp nhận nguyên tắc đàm phán thảo luận đa phương.
Thứ năm là việc ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua đã tạo cho sự quan hệ gần hơn giữa Hoa Kỳ và CSVN; nhưng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh vốn chi phối lên tình hình chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua, CSVN cần phải duyệt xét lại những ký kết không còn thích hợp, thiếu bình đẳng, có ảnh hưởng tai hại lên đất nước. Nếu cần sẽ phải hủy bỏ những hợp tác không còn thích hợp trên các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa và xã hội, điển hình là công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Nói tóm lại, 5 nỗ lực mà đảng Việt Tân đưa ra chỉ là những nỗ lực tối thiểu, nhưng cần thiết, để minh định lập trường và quan điểm trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Lê Quyên: Trong 5 nỗ lực đóng góp vào việc duy trình hòa bình Biển Đông, theo đảng Việt Tân thì lãnh vực nào là quan trọng nhất trong tình hình hiện nay?
Lý Thái Hùng: Nếu nhìn trên mặt quyền lợi và tình nghĩa dân tộc thì lãnh vực đầu tiên: bảo vệ ngư dân là nỗ lực mà đảng Việt Tân cho là phải ưu tiên tiến hành trong tình hình hiện nay. Khi chính quyền ưu tiên bảo vệ mạng sống và nếp sống truyền thống, tức quyền đánh bắt hải sản, của ngư dân mình trước sự khống chế, đe dọa của đối phương, thì tất nhiên sẽ nhận được sự ủng hộ của quần chúng để có thể tích cực đương đầu với kẻ gây hấn, xâm lược.
Nếu nhìn trên mặt chiến lược thì lãnh vực thứ tư: hợp tác với các quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông là nỗ lực quan trọng. Vì qua sự hợp tác này chúng ta mới có thể tận dụng những cơ chế quốc tế như ASEAN, tăng cường hợp tác hải quân giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Châu để tuần tra Biển Đông, bảo vệ an toàn hàng hải chung và nhất là ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.
Lê Quyên: Trước khi công bố bản quan điểm này, đảng Việt Tân đã có những hoạt động gì đóng góp vào công cuộc tranh đấu bảo vệ biển đảo trong thời gian vừa qua, thưa ông?
Lý Thái Hùng: Từ nhiều năm nay, đảng Việt Tân rất quan tâm về tình hình Biển Đông. Đặc biệt là vào năm 1988 khi Trung Cộng xâm chiếm 7 đảo và bãi đá chìm trong quần đảo Trường Sa, đảng Việt Tân đã lên tiếng và tham gia các cuộc biểu tình phản đối.
Gần đây nhất kể từ năm 2007, khi Bắc Kinh cho lập Huyện Tam Sa để quản trị 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đảng Việt Tân đã một mặt tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong và ngoài nước, đồng thời phát động chiến dịch kẻ sáu chữ HS.TS.VN ở nhiều nơi tại Việt Nam hầu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm trận hải chiến Trường Sa vào ngày 14/3, các đảng viên Việt Tân đã xuất hiện công khai tại Cầu Thê Húc, Hồ Hoàn Kiếm để phát áo mũ có ghi hàng chữ HS.TS.VN.
Cũng trong năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đảng viên Việt Tân đã xuất hiện tại Công Viên Lý Thái Tổ, giữa thủ đô Hà Nội vào ngày 9 tháng 10, để phát áo mũ HS.TS.VN và tuyên đọc bản thông điệp cảnh báo về Nguy cơ Bắc Thuộc Lần Thứ V.
Tháng 6 năm 2014, nhằm phản đối hành động bạo ngược của Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, đảng Việt Tân, hệ thống truyền hình SBTN cùng với Cộng đồng người Việt quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn đã phối hợp tổ chức một cuộc diễn hành phản đối Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn, quy tụ hơn 5000 đồng hương từ nhiều tiểu bang và Canada về tham dự.
Trên đây chỉ là một số nỗ lực tiêu biểu mà đảng viên Việt Tân đã sát cánh cùng đồng bào trong và ngoài nước góp phần vào công cuộc tranh đấu bảo vệ biển đảo. Việt Tân cũng đã thực hiện những chuyến công tác thăm hỏi và giúp đỡ bà con ngư dân tại miền Trung đã bị tàu Trung Cộng tấn công trong những năm vừa qua.
Song song với những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, đảng Việt Tân cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ của thế giới về vấn đề chủ quyền biển đảo tại Việt Nam, quyền được biểu tình yêu nước và bảo vệ bờ cõi, vận động sự hỗ trợ và liên kết với chính quyền các quốc gia có cùng quan tâm về vấn đề Biển Đông.
Lê Quyên: Xin cảm ông Lý Thái Hùng.
Radio Chân Trời Mới (Lê Quyên): Trước tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng do những hành động bá quyền của Trung Quốc trong việc bồi đắp các đảo nhân tạo cũng như đưa 100 chiến hạm tập trận và bắn bằng đạn thật trên Biển Đông, Đảng Việt Tân đã công bố Quan điểm về việc Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông.
Trong bản quan điểm này, đảng Việt Tân đưa ra một số quan niệm trong việc tạo sức mạnh đoàn thể dân tộc và liên kết với các quốc gia trong vùng để giải quyết bài toán nan giải về Biển Đông hiện nay. Để tìm hiểu về các quan niệm này, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, trong chương trình hôm nay.
Lê Quyên: Thưa ông, nhìn lại những căng thẳng của tình hình Biển Đông hiện nay do chính sách bá quyền của Trung Cộng gây nên, thì đâu là những khó khăn đã cản trở các nỗ lực giải quyết những tranh chấp giữa các nước trong khu vực?
Lý Thái Hùng: Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông chính là do chủ trương bành trướng của Bắc Kinh, với mục tiêu mà Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 11 năm 2013 là xây dựng chiến lược “một vành đai, một con đường” tức là xây dựng vành đai kinh tế xuyên qua con đường tơ lụa trên đất liền và một con đường tơ lụa trên biển, để:
1/ Xây dựng Trung Quốc thành trung tâm địa dư-chính trị-kinh tế toàn cầu, độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa đường lưỡi bò họ đã đưa ra từ thập niên 90.
2/ Đối đầu lại “chiến lược xoay trục” của Hoa Kỳ, đồng thời đối trọng với TPP và TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) do Mỹ chi phối, nhằm giành vị trí lãnh đạo số 1 của thế giới từ tay Hoa Kỳ.
Nhưng nếu chỉ có thế, thì nhân loại cũng dễ giải quyết và vấn đề Biển Đông đã không trở thành một bài toán nan giải như hiện nay. Hiện nay có ba khó khăn cho bài toán Biển Đông.
Thứ nhất là khối ASEAN là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp những căng thẳng ở Biển Đông nhưng lại ở những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Do đó mà 10 quốc gia trong khối ASEAN đặt các ưu tiên giải quyết khác nhau. Chính vì yếu tố này mà Bắc Kinh đã khai thác và khuynh loát nội bộ ASEAN để không có sự thống nhất trong phương cách giải quyết như hiến chương ASEAN đòi hỏi, khiến sự đoàn kết của ASEAN chỉ là khẩu hiệu. Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ các nước khác của ASEAN đã khiến ASEAN tự bó tay trong việc tạo áp lực buộc Trung Quốc phải nghiêm chỉnh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là một ví dụ.
Thứ hai là CSVN tuy đang trên đà hợp tác với Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản để tăng cường các áp lực ngăn chận Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo, nhưng Hà Nội vẫn chưa thể hiện một quan điểm dứt khoát chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong bài toán Biển Đông, Việt Nam giữ vị trí trung tâm; trong đó, vịnh Cam Ranh là nơi có thể làm bàn đạp ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc quanh vùng Trường Sa. Nhưng do chủ trương Ba Không nhu nhược và phi lý, Hà Nội đã tự trói tay mình không dám có những động thái nào mạnh mẽ để ngăn chận các tàu chiến Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và chủ quyền nước ta trên Biển Đông.
Thứ ba là Hoa Kỳ chưa nỗ lực hết sức để tạo áp lực toàn diện buộc Bắc Kinh ngưng xâm chiếm Biển Đông, vì Hoa Kỳ sợ Bắc Kinh trả đũa do vẫn còn quá nhiều liên hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Tổng thống Obama đang bận tâm giải quyết các điểm nóng cấp thời tại Âu Châu và Trung Đông nên không còn nhiều điều kiện để có thể tiến hành các chính sách mang tính chất áp lực mạnh lên Bắc Kinh, mà chỉ lên tiếng cảnh cáo chừng mực. Rốt cuộc là trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama, Trung Quốc đã đọc được “tư tưởng tự giải giới của ông Obama”, nên đã có những hành động ngang ngược như hiên nay.
Nói tóm lại, mặc dù có 3 khó khăn cho bài toán Biển Đông, nhưng nhìn chung, chỉ cần một khó khăn nào đó được tháo gỡ thì phong trào chống sự bành trướng của Bắc Kinh sẽ bộc phát mạnh mẽ. Mắc xích quan trọng của nỗ lực này chính là lãnh đạo Hà Nội.
Lê Quyên: Trong bối cảnh có những khó khăn như vậy, đảng Việt Tân đã có những nhận định như thế nào về tình hình Biển Đông hiện nay?
Lý Thái Hùng: Sự kiện Trung Quốc đã và đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông từ năm 2014 cho đến nay là một vấn đề nghiêm trọng.
Thứ nhất là tổng diện tích bồi đắp 7 đảo nhân tạo, theo cơ quan CSIS, lên đến 12,82 cây số vuông, tương đương với 1/3 diện tích thành phố Manila, Phi Luật Tân.
Thứ hai là theo một báo cáo của CNN, Trung Quốc đã xây một đài chỉ huy hàng không và một trạm radar cảnh báo tại bãi đá Chữ Thập.
Từ đó đảng Việt Tân có ba nhận định về việc Trung Quốc lộ rõ tham vọng kiểm soát và khống chế giao thương trên Biển Đông, với nhiều hậu quả tai hại như sau:
Đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không: Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quan trọng với một nửa tổng số tàu chở hàng trên toàn thế giới phải đi qua đây. Các căn cứ quân sự và sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân Trung Cộng trên Biển Đông sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng, và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của cả vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Đe dọa sự ổn định trong vùng: Thái độ hung hăng của Trung Cộng, sẵn sàng dùng tàu chiến để thị uy và gây thiệt hại cho tàu đánh cá, tàu khảo sát và kể cả tàu chiến của một số quốc gia, chính là đầu mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng. Từ những xung đột nhỏ bùng nổ thành những tranh chấp cục bộ, dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, các căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế của đất nước.
Cướp đoạt các nguồn tài nguyên đáng kể gồm ngư nghiệp, dầu hỏa và khí đốt: Biển Đông được đánh giá là nguồn lợi rất lớn cho các ngành thủy sản, đồng thời có tiềm năng cao về dầu hỏa và khí đốt. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây là những nguồn tài nguyên cần thiết cho tương lai của đất nước. Vì vậy sự cướp đoạt của Trung Cộng bằng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế, là một thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta.
Với ba nhận định nói trên, đảng Việt Tân cho rằng đã đến lúc các lực lượng dân tộc phải hợp tác để cùng nhau góp phần bảo vệ hòa bình trên Biển Đông.
Lê Quyên: Trong bản quan điểm, đảng Việt Tân đã nêu lên 5 nỗ lực mà một chính quyền thực sự của dân và vì dân phải làm để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tại sao lại chỉ có 5 nỗ lực cần phải tiến hành mà không nhiều hơn hay ít hơn thưa ông?
Lý Thái Hùng: Đương nhiên trong việc bảo vệ chủ quyền và nền hòa bình trên Biển Đông, chúng ta phải tiến hành nhiều nỗ lực khác nhau, trong đó việc khai dụng tiềm lực của cộng đồng hải ngoại cũng là một nỗ lực rất quan trọng trên mặt quốc tế. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc và nhất là tạo đoàn kết trong cộng đồng dân tộc để bảo vệ biển đảo, đảng Việt Tân quan niệm: một chính quyền thực tâm vì dân tộc sẽ phải tiến hành 5 nỗ lực sau đây:
Thứ nhất là bảo vệ ngư dân, đặc biệt là phải lập tức tăng cường lực lượng hải quân tuần tra trên biển để chống lại sự tấn công và khủng bố của tàu hải giám Trung Quốc. Sự kiện Hoa Kỳ tặng 18 triệu Mỹ Kim hay Nhật Bản giúp 5 Tàu cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển để tuần tra trên Biển Đông cho thấy là Hoa Kỳ, Nhật Bản đã đánh giá cao nhu cầu bảo vệ ngư dân. Khi một chính quyền có khả năng bảo vệ và làm cho ngư dân an tâm đánh bắt thủy sản trên biển của mình, tức là đã thể hiện lòng quan tâm vì dân, đã phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý báu của cha ông để lại.
Thứ hai là tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo. Nói cách khác là cho thấy việc bảo vệ biển đảo không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là của toàn dân. Mọi người đều có quyền và có bổn phận tham gia; từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ họp trong và ngoài nước để phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh như chính quyền Philippines đã làm rất thành công.
Thứ ba là dùng luật pháp quốc tế để buộc Trung Quốc phải dừng lại các ý đồ bành trướng trên Biển Đông. Sự kiện Phi Luật Tân đang kiện Trung Cộng tại Tòa án trọng tài quốc tế về chủ trương đường lưỡi bò là một biện pháp gây rất nhiều lúng túng cho Bắc Kinh. Biện pháp này nhằm một mặt, phủ nhận chủ trương đối thoại song phương của Bắc Kinh; mặt khác dùng luật lệ quốc tế để kềm hãm sự hung hăng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.
Thứ tư là Biển Đông không chỉ liên hệ tới 5 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan - đang tranh chấp về quần đảo Trường Sa - mà còn liên hệ đến những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc Châu…. đang di chuyển hàng hóa, tàu bè qua lại trên Biển Đông. Do đó thúc đẩy sự hợp tác giữa những quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông, không chỉ để gia tăng sức mạnh bảo vệ sự ổn định, mà còn dùng áp lực quốc tế để buộc Bắc Kinh phải chấp nhận nguyên tắc đàm phán thảo luận đa phương.
Thứ năm là việc ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua đã tạo cho sự quan hệ gần hơn giữa Hoa Kỳ và CSVN; nhưng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh vốn chi phối lên tình hình chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua, CSVN cần phải duyệt xét lại những ký kết không còn thích hợp, thiếu bình đẳng, có ảnh hưởng tai hại lên đất nước. Nếu cần sẽ phải hủy bỏ những hợp tác không còn thích hợp trên các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa và xã hội, điển hình là công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Nói tóm lại, 5 nỗ lực mà đảng Việt Tân đưa ra chỉ là những nỗ lực tối thiểu, nhưng cần thiết, để minh định lập trường và quan điểm trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Lê Quyên: Trong 5 nỗ lực đóng góp vào việc duy trình hòa bình Biển Đông, theo đảng Việt Tân thì lãnh vực nào là quan trọng nhất trong tình hình hiện nay?
Lý Thái Hùng: Nếu nhìn trên mặt quyền lợi và tình nghĩa dân tộc thì lãnh vực đầu tiên: bảo vệ ngư dân là nỗ lực mà đảng Việt Tân cho là phải ưu tiên tiến hành trong tình hình hiện nay. Khi chính quyền ưu tiên bảo vệ mạng sống và nếp sống truyền thống, tức quyền đánh bắt hải sản, của ngư dân mình trước sự khống chế, đe dọa của đối phương, thì tất nhiên sẽ nhận được sự ủng hộ của quần chúng để có thể tích cực đương đầu với kẻ gây hấn, xâm lược.
Nếu nhìn trên mặt chiến lược thì lãnh vực thứ tư: hợp tác với các quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông là nỗ lực quan trọng. Vì qua sự hợp tác này chúng ta mới có thể tận dụng những cơ chế quốc tế như ASEAN, tăng cường hợp tác hải quân giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Châu để tuần tra Biển Đông, bảo vệ an toàn hàng hải chung và nhất là ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.
Lê Quyên: Trước khi công bố bản quan điểm này, đảng Việt Tân đã có những hoạt động gì đóng góp vào công cuộc tranh đấu bảo vệ biển đảo trong thời gian vừa qua, thưa ông?
Lý Thái Hùng: Từ nhiều năm nay, đảng Việt Tân rất quan tâm về tình hình Biển Đông. Đặc biệt là vào năm 1988 khi Trung Cộng xâm chiếm 7 đảo và bãi đá chìm trong quần đảo Trường Sa, đảng Việt Tân đã lên tiếng và tham gia các cuộc biểu tình phản đối.
Gần đây nhất kể từ năm 2007, khi Bắc Kinh cho lập Huyện Tam Sa để quản trị 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đảng Việt Tân đã một mặt tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong và ngoài nước, đồng thời phát động chiến dịch kẻ sáu chữ HS.TS.VN ở nhiều nơi tại Việt Nam hầu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm trận hải chiến Trường Sa vào ngày 14/3, các đảng viên Việt Tân đã xuất hiện công khai tại Cầu Thê Húc, Hồ Hoàn Kiếm để phát áo mũ có ghi hàng chữ HS.TS.VN.
Cũng trong năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đảng viên Việt Tân đã xuất hiện tại Công Viên Lý Thái Tổ, giữa thủ đô Hà Nội vào ngày 9 tháng 10, để phát áo mũ HS.TS.VN và tuyên đọc bản thông điệp cảnh báo về Nguy cơ Bắc Thuộc Lần Thứ V.
Tháng 6 năm 2014, nhằm phản đối hành động bạo ngược của Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, đảng Việt Tân, hệ thống truyền hình SBTN cùng với Cộng đồng người Việt quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn đã phối hợp tổ chức một cuộc diễn hành phản đối Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn, quy tụ hơn 5000 đồng hương từ nhiều tiểu bang và Canada về tham dự.
Trên đây chỉ là một số nỗ lực tiêu biểu mà đảng viên Việt Tân đã sát cánh cùng đồng bào trong và ngoài nước góp phần vào công cuộc tranh đấu bảo vệ biển đảo. Việt Tân cũng đã thực hiện những chuyến công tác thăm hỏi và giúp đỡ bà con ngư dân tại miền Trung đã bị tàu Trung Cộng tấn công trong những năm vừa qua.
Song song với những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, đảng Việt Tân cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ của thế giới về vấn đề chủ quyền biển đảo tại Việt Nam, quyền được biểu tình yêu nước và bảo vệ bờ cõi, vận động sự hỗ trợ và liên kết với chính quyền các quốc gia có cùng quan tâm về vấn đề Biển Đông.
Lê Quyên: Xin cảm ông Lý Thái Hùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét