Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mở rộng lần
thứ 48 đã được khai diễn tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, hôm 1 tháng 8
vừa qua và sẽ kéo dài trong vòng 6 ngày để bàn nhiều vấn đề, nhưng
chính yếu vẫn là chuyện tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày 29/07/2015, cũng vấn đề này đã được đem ra bàn tại Thiên Tân bên Tàu trong hội nghị cấp cao giữa Trung Quốc và ASEAN nhưng chẳng đi đến đâu. Lý do là Bắc Kinh cho rằng hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là một phần lãnh thổ của họ, còn đường 9 đoạn là phần lãnh hải của Trung Quốc nên chuyện muốn xây hay làm gì trên các lãnh đảo, lãnh hải này là quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra trong lúc hội nghị Thiên Tân nhóm họp, hãng thông tấn Tân Hoa Xã loan tin rằng Hồng quân Trung Cộng tập trận ở biển Đông với hơn 100 chiến hạm tham gia và bằng đạn thật. Điều trâng tráo của Bắc Kinh qua bản tin này là Trung Nam Hải sẽ không bảo đảm an toàn cho tàu bè nào đó lảng vảng trong vùng tập trận. (sic)
Cuộc họp ở Thiên Tân là để trao đổi ý kiến thêm về bộ "Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông" (DOC), nhưng với chủ trương của Trung Quốc về biển Đông nói trên, đã không thuyết phục khối ASEAN. Ngoại trừ Indonesia im lặng, còn Campuchia và Lào thì cho rằng mặc dù Trung Quốc không đưa ra thời hạn lúc nào sẽ áp dụng quy tắc ứng xử này, nhưng kêu gọi các quốc gia hãy duy trì nền hòa bình, ổn định ở biển Đông và như vậy là hội nghị Thiên Tân thành công rồi.
Bắc Kinh biết Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần này thế nào nước chủ nhà Malaysia sẽ cùng với Philippines và CSVN lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh cho bồi lấp các đảo nhân tạo tại Trường Sa, nên Bắc Kinh dự tính mang chuyến bay MH370 của Malaysia bị mất tích vào tháng 3 năm 2014 (trên đó có 154 hành khách Trung quốc) vừa tìm thấy xác ở đảo Reunion nằm trong Ấn Độ dương ra để tạo áp lực với Malaysia không mạnh miệng phản đối.
Tuy nhiên, vì Malaysia là nước chủ nhà, đồng thời là quốc gia có can dự vào sự tranh chấp ở Trường Sa nên ông Anifah Aman, Ngoại trưởng Malaysia cho biết vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ là phần thảo luận chính của hội nghị. Trong bài diễn văn khai mạc, Ngoại trưởng Malaysia còn tố cáo Trung Quốc đã và đang thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực quân sự và yêu cầu các quốc gia tham dự hội nghị lên tiếng về vấn đề Biển Đông.
Theo ghi nhận của các quan sát viên thì Việt Nam, Philippines và Brunei đã đáp ứng lời yêu cầu của Ngoại trưởng Malaysia, nhưng người ta chú mục nhiều nhất vào lời phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ và phản ứng của Trung Quốc.
Trước hết là phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích việc Trung Quốc cho xây các hòn đảo nhân tạo là trái phép, gây nên sự lo ngại cho các quốc gia trong vùng. Hoa Kỳ phản đối việc Bắc Kinh lấy 12 hải lý của mỗi đảo rồi nhân rộng ra để chủ trương lãnh hải của mình. Ngoại trưởng Kerry cho biết là Hoa Kỳ tiếp tục cho tàu chiến, máy bay đến gần các đảo nhân tạo đó để quan sát tình hình.
Dương Thiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, tức phó Thủ tướng đặc trách ngoại giao, trong phần mở đầu bài diễn văn đã biết dịu giọng để không bị công kích nặng nề. Dương Khiết Trì cho biết là Trung quốc đồng ý theo đề nghị của Malaysia về chuyện thiết lập một đường dây nóng giữa các Ngoại trưởng để sử dụng khi có vấn đề khẩn cấp tại Biển Đông. Họ Dương cũng hứa sẽ tích cực giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong hòa bình… nhưng tiếp tục bằng hội đàm song phương.
Đương nhiên Dương Khiết Trì đã không bỏ lỡ cơ hội khi dùng hầu hết phần cuối của bài phát biểu tấn công Hoa Kỳ và Nhật Bản đã can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Trung quốc với ASEAN về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Tại Hội nghị, Nhật Bản cũng đã tuyên bố một cách cứng rắn là sẽ hiệp tác với bất cứ quốc gia nào trong khối ASEAN để ngăn chận sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại trưởng Nhật, ông Kishida, cố tình tiết lộ trong Hội nghị rằng Nhật Bản sắp đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN viếng thăm Nhật vào tháng 9 tới.
Việc Ngoại trưởng Kishida thông báo chuyến viếng thăm Nhật Bản của ông Nguyễn Phú Trọng liền sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào Tháng 7 là có chủ đích. Đó là cho thấy CSVN đang chuyển dịch mối quan hệ từ Trung Quốc đi gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản để cùng ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Các nhà bình luận quốc tế hy vọng rằng với Malaysia là nước chủ nhà, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần này sẽ mang lại một số kết quả thực tế, đó là buộc Trung Quốc phải cho biết thời điểm nhất định để xúc tiến việc thi hành bộ "Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông" (DOC) chứ không thể thả nổi sau nhiều năm thảo luận.
Ngày 29/07/2015, cũng vấn đề này đã được đem ra bàn tại Thiên Tân bên Tàu trong hội nghị cấp cao giữa Trung Quốc và ASEAN nhưng chẳng đi đến đâu. Lý do là Bắc Kinh cho rằng hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là một phần lãnh thổ của họ, còn đường 9 đoạn là phần lãnh hải của Trung Quốc nên chuyện muốn xây hay làm gì trên các lãnh đảo, lãnh hải này là quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra trong lúc hội nghị Thiên Tân nhóm họp, hãng thông tấn Tân Hoa Xã loan tin rằng Hồng quân Trung Cộng tập trận ở biển Đông với hơn 100 chiến hạm tham gia và bằng đạn thật. Điều trâng tráo của Bắc Kinh qua bản tin này là Trung Nam Hải sẽ không bảo đảm an toàn cho tàu bè nào đó lảng vảng trong vùng tập trận. (sic)
Cuộc họp ở Thiên Tân là để trao đổi ý kiến thêm về bộ "Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông" (DOC), nhưng với chủ trương của Trung Quốc về biển Đông nói trên, đã không thuyết phục khối ASEAN. Ngoại trừ Indonesia im lặng, còn Campuchia và Lào thì cho rằng mặc dù Trung Quốc không đưa ra thời hạn lúc nào sẽ áp dụng quy tắc ứng xử này, nhưng kêu gọi các quốc gia hãy duy trì nền hòa bình, ổn định ở biển Đông và như vậy là hội nghị Thiên Tân thành công rồi.
Bắc Kinh biết Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần này thế nào nước chủ nhà Malaysia sẽ cùng với Philippines và CSVN lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh cho bồi lấp các đảo nhân tạo tại Trường Sa, nên Bắc Kinh dự tính mang chuyến bay MH370 của Malaysia bị mất tích vào tháng 3 năm 2014 (trên đó có 154 hành khách Trung quốc) vừa tìm thấy xác ở đảo Reunion nằm trong Ấn Độ dương ra để tạo áp lực với Malaysia không mạnh miệng phản đối.
Tuy nhiên, vì Malaysia là nước chủ nhà, đồng thời là quốc gia có can dự vào sự tranh chấp ở Trường Sa nên ông Anifah Aman, Ngoại trưởng Malaysia cho biết vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ là phần thảo luận chính của hội nghị. Trong bài diễn văn khai mạc, Ngoại trưởng Malaysia còn tố cáo Trung Quốc đã và đang thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực quân sự và yêu cầu các quốc gia tham dự hội nghị lên tiếng về vấn đề Biển Đông.
Theo ghi nhận của các quan sát viên thì Việt Nam, Philippines và Brunei đã đáp ứng lời yêu cầu của Ngoại trưởng Malaysia, nhưng người ta chú mục nhiều nhất vào lời phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ và phản ứng của Trung Quốc.
Trước hết là phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích việc Trung Quốc cho xây các hòn đảo nhân tạo là trái phép, gây nên sự lo ngại cho các quốc gia trong vùng. Hoa Kỳ phản đối việc Bắc Kinh lấy 12 hải lý của mỗi đảo rồi nhân rộng ra để chủ trương lãnh hải của mình. Ngoại trưởng Kerry cho biết là Hoa Kỳ tiếp tục cho tàu chiến, máy bay đến gần các đảo nhân tạo đó để quan sát tình hình.
Dương Thiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, tức phó Thủ tướng đặc trách ngoại giao, trong phần mở đầu bài diễn văn đã biết dịu giọng để không bị công kích nặng nề. Dương Khiết Trì cho biết là Trung quốc đồng ý theo đề nghị của Malaysia về chuyện thiết lập một đường dây nóng giữa các Ngoại trưởng để sử dụng khi có vấn đề khẩn cấp tại Biển Đông. Họ Dương cũng hứa sẽ tích cực giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong hòa bình… nhưng tiếp tục bằng hội đàm song phương.
Đương nhiên Dương Khiết Trì đã không bỏ lỡ cơ hội khi dùng hầu hết phần cuối của bài phát biểu tấn công Hoa Kỳ và Nhật Bản đã can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Trung quốc với ASEAN về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Tại Hội nghị, Nhật Bản cũng đã tuyên bố một cách cứng rắn là sẽ hiệp tác với bất cứ quốc gia nào trong khối ASEAN để ngăn chận sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại trưởng Nhật, ông Kishida, cố tình tiết lộ trong Hội nghị rằng Nhật Bản sắp đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN viếng thăm Nhật vào tháng 9 tới.
Việc Ngoại trưởng Kishida thông báo chuyến viếng thăm Nhật Bản của ông Nguyễn Phú Trọng liền sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào Tháng 7 là có chủ đích. Đó là cho thấy CSVN đang chuyển dịch mối quan hệ từ Trung Quốc đi gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản để cùng ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Các nhà bình luận quốc tế hy vọng rằng với Malaysia là nước chủ nhà, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần này sẽ mang lại một số kết quả thực tế, đó là buộc Trung Quốc phải cho biết thời điểm nhất định để xúc tiến việc thi hành bộ "Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông" (DOC) chứ không thể thả nổi sau nhiều năm thảo luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét