Người dân xứ Phù Tang hiện đang quan tâm
về việc quốc hội Nhật sửa đổi điều 9 Hiến pháp, qua đó cho phép Nhật
Bản được sử dụng quyền “Tự vệ tập thể’’, nghĩa là cho phép lực lượng Tự
Vệ Đội Nhật (quân đội Nhật) được nổ súng yểm trợ đồng minh trong lúc
tuần tra hỗn hợp khi quân bạn bị địch tấn công ở trong cũng như ngoài
lãnh thổ Nhật.
Trung Quốc đã gay gắt lên án về việc sửa đổi này và tấn công nội các của chính phủ Abe là đang chuẩn bị chiến tranh.
Bắc Kinh lên án như vậy với nhiều mục đích, trong đó nhắm đến việc kích động người dân Nhật đứng lên phản đối việc sửa đổi hiến pháp này. Sự kích động đó đã phần nào ảnh hưởng đến người dân Nhật, nhiều cuộc biểu tình phản đối sửa đổi điều 9 Hiến pháp đã và đang được tổ chức quy mô tại các thành phố lớn với những biểu ngữ như “No War’’ hay “Chúng tôi không muốn đi lính’’.
Bắc Kinh tìm mọi cách châm dầu vào lửa, trong lúc dân Nhật đang tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm ngày hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Thiên Hoàng vào tháng 8/1945.
Trong bối cảnh đó, báo đài ở Nhật Bản và Việt Nam đã loan tin Nhật Bản chuyển giao một tàu kiểm ngư cho phía Việt Nam vào ngày 05/08/2015 tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở Hải Phòng. Đây là một trong 6 tàu kiểm ngư mà Nhật đã hứa giao cho Việt Nam theo kế hoạch viện trợ ODA không bồi hoàn đã được Ngoại trưởng Nhật là ông Kishida ký kết tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2014; những tàu còn lại sẽ được bàn giao trong thời gian tới.
Được biết tàu kiểm ngư mang tên Hayato, có chiều dài 56,13m, chiều ngang 9m, trọng tải 1.079 tấn được đóng vào năm 1993, tàu có thể di chuyển liên tục 2 tháng trên biển mà không cần cung cấp thêm dầu.
Trong buổi lễ bàn giao, ông Nagai Katsuro, công sứ Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội đã nói rằng việc Nhật bàn giao các tàu kiểm ngư cho Việt Nam là muốn đẩy mạnh cơ chế giám sát cho quốc gia này trong việc yêu cầu các nước tuân thủ luật pháp trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam. Ông Nagai hy vọng là việc giao các tàu kiểm ngư này sẽ đóng góp vào việc bảo đảm pháp quyền trên vùng biển của Việt Nam, Nhật Bản mong rằng phía Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các tàu kiểm ngư này.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn đã đáp lại rằng Hà Nội sẽ sử dụng tàu hiệu quả, đúng mục đích như đã ký kết giữa hai nước.
Sự kiện Nhật Bản tham gia cùng với Hoa Kỳ tuần tra trên biển Đông và đang có kế hoạch tặng 3 máy bay tuần tra động cơ cánh quạt Beechcraft TC-90 King Air cho Phi Luật Tân và 6 tàu kiểm ngư cho Việt Nam, làm cho Bắc Kinh lo ngại.
Bắc Kinh chỉ trích chính quyền Abe đã nhúng tay quá sâu vào chuyện nội bộ giữa Trung Quốc và các nước trong vùng liên quan đến chủ quyền biển đảo. Bắc Kinh cho rằng việc Nhật chuyển giao các tàu kiểm ngư cho Việt Nam nằm trong kế hoạch gây chiến với Trung Quốc.
Khác với việc kích động người Nhật đứng lên phản đối sửa đổi điều 9 hiến pháp, việc Bắc Kinh chỉ trích Nhật đã giúp tàu kiểm ngư cho Việt Nam không làm người Nhật bận tâm, nhưng truyền thông Nhật thì đã đi tin và chỉ ra việc bất ổn ở biển Đông là do chủ trương quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc hiện nay.
Truyền thông Nhật còn giúp dư luận đất Phù Tang thấy rằng nếu Trung Quốc kiểm soát toàn bộ biển Đông thì không những quyền lợi di chuyển của tàu bè Nhật trên vùng biển này bị đe dọa nặng nề mà quần đảo Senkaku và biển Hoa Đông sẽ bị Bắc Kinh chiếm đóng ở bước kế tiếp.
Trong tình huống đó, tại Diễn đàn an ninh của ASEAN (ARF) lần thứ 22 vừa qua tại Malaysia, Ngoại trưởng Nhật, ông Kishida, đã yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng như đình chỉ việc đơn phương khai thác khí đốt ở biển Hoa đông.
Thay vì trả lời hai yêu cầu từ phía Nhật, Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc lại đặt vấn đề rằng người đứng đầu Nhật Bản cần nhận thức đúng về lịch sử. Ý của Bắc Kinh là buộc Nhật Bản nhận lỗi về cuộc thảm sát Nam Kinh và những tội phạm gây ra trong Thế chiến thứ II. Vương Nghị cho rằng chừng nào mà Thủ tướng Abe còn có cái nhìn sai về lịch sử thì chừng đó khó mà có hội đàm song phương giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nhật.
Trong lúc Nhật Bản và Trung Quốc đang có những xung đột gay gắt về tình hình an ninh trên biển Đông và Hoa Đông như vừa đề cập, ông Nguyễn Phú Trọng lại chuẩn bị dẫn một phái đoàn viếng thăm chính thức Tokyo vào đầu tháng 9 tới đây, đã phần nào giải thích lý do vì sao Bắc Kinh phải huy động dư luận tấn công chính quyền Abe khá gay gắt.
Bắc Kinh đang rất sợ CSVN ngày một đi gần hơn với Nhật để tạo thế tam giác Nhật - Việt - Mỹ ngăn chận các ý đồ bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Ngô Văn
Trung Quốc đã gay gắt lên án về việc sửa đổi này và tấn công nội các của chính phủ Abe là đang chuẩn bị chiến tranh.
Bắc Kinh lên án như vậy với nhiều mục đích, trong đó nhắm đến việc kích động người dân Nhật đứng lên phản đối việc sửa đổi hiến pháp này. Sự kích động đó đã phần nào ảnh hưởng đến người dân Nhật, nhiều cuộc biểu tình phản đối sửa đổi điều 9 Hiến pháp đã và đang được tổ chức quy mô tại các thành phố lớn với những biểu ngữ như “No War’’ hay “Chúng tôi không muốn đi lính’’.
Bắc Kinh tìm mọi cách châm dầu vào lửa, trong lúc dân Nhật đang tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm ngày hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Thiên Hoàng vào tháng 8/1945.
Trong bối cảnh đó, báo đài ở Nhật Bản và Việt Nam đã loan tin Nhật Bản chuyển giao một tàu kiểm ngư cho phía Việt Nam vào ngày 05/08/2015 tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở Hải Phòng. Đây là một trong 6 tàu kiểm ngư mà Nhật đã hứa giao cho Việt Nam theo kế hoạch viện trợ ODA không bồi hoàn đã được Ngoại trưởng Nhật là ông Kishida ký kết tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2014; những tàu còn lại sẽ được bàn giao trong thời gian tới.
Được biết tàu kiểm ngư mang tên Hayato, có chiều dài 56,13m, chiều ngang 9m, trọng tải 1.079 tấn được đóng vào năm 1993, tàu có thể di chuyển liên tục 2 tháng trên biển mà không cần cung cấp thêm dầu.
Trong buổi lễ bàn giao, ông Nagai Katsuro, công sứ Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội đã nói rằng việc Nhật bàn giao các tàu kiểm ngư cho Việt Nam là muốn đẩy mạnh cơ chế giám sát cho quốc gia này trong việc yêu cầu các nước tuân thủ luật pháp trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam. Ông Nagai hy vọng là việc giao các tàu kiểm ngư này sẽ đóng góp vào việc bảo đảm pháp quyền trên vùng biển của Việt Nam, Nhật Bản mong rằng phía Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các tàu kiểm ngư này.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn đã đáp lại rằng Hà Nội sẽ sử dụng tàu hiệu quả, đúng mục đích như đã ký kết giữa hai nước.
Sự kiện Nhật Bản tham gia cùng với Hoa Kỳ tuần tra trên biển Đông và đang có kế hoạch tặng 3 máy bay tuần tra động cơ cánh quạt Beechcraft TC-90 King Air cho Phi Luật Tân và 6 tàu kiểm ngư cho Việt Nam, làm cho Bắc Kinh lo ngại.
Bắc Kinh chỉ trích chính quyền Abe đã nhúng tay quá sâu vào chuyện nội bộ giữa Trung Quốc và các nước trong vùng liên quan đến chủ quyền biển đảo. Bắc Kinh cho rằng việc Nhật chuyển giao các tàu kiểm ngư cho Việt Nam nằm trong kế hoạch gây chiến với Trung Quốc.
Khác với việc kích động người Nhật đứng lên phản đối sửa đổi điều 9 hiến pháp, việc Bắc Kinh chỉ trích Nhật đã giúp tàu kiểm ngư cho Việt Nam không làm người Nhật bận tâm, nhưng truyền thông Nhật thì đã đi tin và chỉ ra việc bất ổn ở biển Đông là do chủ trương quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc hiện nay.
Truyền thông Nhật còn giúp dư luận đất Phù Tang thấy rằng nếu Trung Quốc kiểm soát toàn bộ biển Đông thì không những quyền lợi di chuyển của tàu bè Nhật trên vùng biển này bị đe dọa nặng nề mà quần đảo Senkaku và biển Hoa Đông sẽ bị Bắc Kinh chiếm đóng ở bước kế tiếp.
Trong tình huống đó, tại Diễn đàn an ninh của ASEAN (ARF) lần thứ 22 vừa qua tại Malaysia, Ngoại trưởng Nhật, ông Kishida, đã yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng như đình chỉ việc đơn phương khai thác khí đốt ở biển Hoa đông.
Thay vì trả lời hai yêu cầu từ phía Nhật, Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc lại đặt vấn đề rằng người đứng đầu Nhật Bản cần nhận thức đúng về lịch sử. Ý của Bắc Kinh là buộc Nhật Bản nhận lỗi về cuộc thảm sát Nam Kinh và những tội phạm gây ra trong Thế chiến thứ II. Vương Nghị cho rằng chừng nào mà Thủ tướng Abe còn có cái nhìn sai về lịch sử thì chừng đó khó mà có hội đàm song phương giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nhật.
Trong lúc Nhật Bản và Trung Quốc đang có những xung đột gay gắt về tình hình an ninh trên biển Đông và Hoa Đông như vừa đề cập, ông Nguyễn Phú Trọng lại chuẩn bị dẫn một phái đoàn viếng thăm chính thức Tokyo vào đầu tháng 9 tới đây, đã phần nào giải thích lý do vì sao Bắc Kinh phải huy động dư luận tấn công chính quyền Abe khá gay gắt.
Bắc Kinh đang rất sợ CSVN ngày một đi gần hơn với Nhật để tạo thế tam giác Nhật - Việt - Mỹ ngăn chận các ý đồ bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Ngô Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét