’Bất tuân dân sự ở thế kỷ 21’: Làm thế nào các blogger Việt Nam tránh sự kiểm soát
30/9/2013
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh chụp hình trong lúc tham gia cuộc biểu tình
chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 22 tháng 7, 2012 (Alfonso Le / Reuters)
Mọi việc càng trở nên khó khăn hơn cho trên 30 triệu người sử dụng mạng tại quốc gia này khi nhà cầm quyền bắt đầu thực thi Nghị quyết 72 vào ngày 1 tháng 9 năm nay. Một trong số những vấn đề là lời lẽ mơ hồ của nghị quyết về việc cấm ấn hành các tài liệu được coi là “chống lại” Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc “gây phương hại đến an ninh quốc gia”. Các định nghĩa về những điều khoản bị cấm lại càng mông lung một cách khó hiểu chẳng hạn như, nó có thể bao gồm các bản tin, mà 16 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam sẽ vi phạm nếu họ thảo luận, hoặc trích dẫn nguồn của các bản tin này. Ngoài ra, một sắc lệnh cấm sử dụng những nền nhắn tin ngắn như WhatsApp, Viber và Line cũng đã được đề xuất.
Nghị quyết 72 sẽ hoàn toàn về sự thực thi có chọn lựa, để theo dõi những nhân vật mà nhà cầm quyền không ưa và để bắt giữ họ vì tội loan truyền tin tức qua các mạng xã hội,” ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Á châu của HRW nói. Nhưng những blogger và các nhà hoạt động không nhường bước trước quyết tâm càng ngày càng gia tăng của nhà cầm quyền trong việc bịt miệng quyền tự do ngôn luận. Thay vào đó, họ đang trở nên khôn ngoan hơn về cách thức truyền đạt thông điệp. Việt Tân, một tổ chức ủng hộ dân chủ đã tiên phong trong việc sử dụng văn phòng trụ sở của họ tại Hoa Thịnh Đốn để cung cấp những bài học trực tuyến về cách né tránh sự kiểm soát trên không gian mạng. Từ năm 2009, Việt Tân đã đào tạo hàng trăm nhà hoạt động trực tuyến qua Skype, hoặc đôi khi trực tiếp. Các blogger được dạy cách giao tiếp an toàn bằng cách mã hóa các tin nhắn và các tập tin, cách xóa sạch các dữ liệu tác hại từ máy tính của họ và làm thế nào để dấu kín địa chỉ IP qua một loạt các kỹ năng. Nhóm này còn đã từng lập ra trang blog nofirewall.blogspot.com, một loại Cẩm nang của Người Vô Chính phủ cho các nhà hoạt động trực tuyến, bao gồm một loạt các lời khuyên hữu ích (tuy vậy, trong số này không hề có lời hướng dẫn cách phá các trang web của chính phủ vì Việt Tân chủ trương bất bạo động).
Nhóm này cũng hy vọng hướng dẫn những người Việt Nam bình thường về việc an toàn trên không gian mạng. Họ đã sản xuất một đoạn phim nhạc nhái theo bản nhạc “Sexy Back” của Justin Timberlake, trong đó hướng dẫn người xem làm thế nào để "mang lại Facebook" từ đằng sau một bức tường lửa, và họ cũng đã đưa ra một phim diễu hoạt hình về Romeo và Juliet, trong đó nêu ra sự nguy hiểm của các trò lừa đảo mạng (phishing) và việc sử dụng các phần mềm trình duyệt web không khóa kín. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Hà Nội coi Việt Tân là một tổ chức phá hoại. Vào tháng Giêng vừa qua, 14 nhà hoạt động bị lãnh nhiều bản án tù dài hạn sau khi tham dự một buổi học tập do Việt Tân tổ chức tại Bangkok, với lời cáo buộc của nhà cầm quyền rằng sự tham gia của họ đã lên tới mức "mưu toan lật đổ chính quyền."
"Đảng Cộng sản kiểm soát tất cả và có thể bắt giữ bất cứ ai chỉ trích họ," Nguyễn Văn Đài, một blogger nổi tiếng và cũng là một luật sư nói. Ông Đài đã bị cầm tù bốn năm vào năm 2007 vì tội giảng dạy sinh viên về quyền con người và còn đang tiếp tục bị quản chế tại gia cho đến năm 2015. "Các cơ quan an ninh đưa cán bộ đến đe dọa gia đình của các blogger và các nhà hoạt động dân chủ. Họ cũng gây áp lực trên các nơi làm việc của họ, vì vậy hầu hết các nhà bất đồng chính kiến đều bị mất việc làm. "
Tuy nhiên, việc đàn áp kể trên chỉ làm tăng thêm quyết tâm của nhiều nhà hoạt động trực tuyến. "Với tất cả các phương tiện truyền thông bị kiểm soát bởi nhà nước Việt Nam, thì các blogger đã trở thành cơ quan truyền thông trên thực tế," theo ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Việt Tân. "Nhà cầm quyền muốn đè bẹp quyền tự do phát biểu và có cả một tỷ kỹ thuật đàn áp, nhưng họ sẽ thất bại vì ý chí tuyệt đối của người Việt Nam trong việc muốn có tiếng nói và việc sử dụng công nghệ hiện đại." Theo ông Duy, vượt qua những hạn chế trên Internet "chính là bất tuân dân sự của thế kỷ 21".
Mặc dù nhà cầm quyền cố gắng hạn chế kỹ thuật (thí dụ, trì hoãn việc thiết lập các mạng di động 4G), việc sử dụng điện thoại thông minh cũng đã tăng cao, với Việt Nam là một trong các thị trường phát triển nhanh thứ hai trên thế giới. Như các đối tác của họ ở các nước khác, các nhà hoạt động Việt Nam đã sử dụng rất nhiều điện thoại thông minh để chia sẻ hình ảnh và để đăng các bài blog ngắn. Để giúp đỡ họ, Việt Tân đã tung ra một số apps ứng dụng để cung cấp tin tức, thủ thuật đào tạo và truy cập vào mạng Tor - một ứng dụng đại diện (proxy) miễn phí để đảm bảo các dòng truy cập web từ điện thoại di động không bị truy dò.
Bất chấp việc nhà cầm quyền tăng cường-uy lực pháp lý, các tài trợ cho việc giám sát quy mô vẫn còn khá hiếm vì quốc gia này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Khi nói đến thế giới blog và mạng truyền thông xã hội, phần lớn các bộ lọc được giao khoán cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Tuy nhiên, Masashi Crete-Nishihata, giám đốc nghiên cứu tại Citizen Lab (Phòng Thí nghiệm Công dân), một cơ quan giám sát công nghệ có trụ sở tại Toronto, trong một cuộc nghiên cứu mới đây cho biết mặc dù Việt Nam hạn chế truy cập các trang web bằng một số phương pháp, sự thành công còn tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ ISP được dùng.
Các nhà bất đồng chính kiến vẫn hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ lên án cái ’văn hóa’ giám sát đang leo thang của Hà Nội và kêu gọi sửa đổi - đặc biệt là khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán về các thỏa hiệp hợp thương đầy lợi nhuận với EU và Mỹ. Nhưng họ sẽ phải chờ đợi rất lâu. "Hà Nội đang trông chờ vào sự tự mãn của các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam, những người đang tiếp tục nói rất ít về cuộc đàn áp này," ông Robertson nói.
Jason Vu chuyển ngữ
Nguồn: Time
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét