Bùi Văn Bồng
Trên các trang mạng HOT nhất mấy ngày qua là sự công khai, một hinh thức ‘minh bạch hóa’ xuất hiện “Tuyên bố Về thực thi QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ”. Mục đích đưa ra Tuyên bố này nêu rõ: “Diễn
đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế
chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là
mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của
nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân
sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức,
các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã
hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền
bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ
cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như
đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những
tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác
nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền
lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán,
quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những
vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính
danh của một nhà cầm quyền”
Từ thực tế xã hội, với những
diễn biến trong đời sống gây bức xúc lớn, hệ thống chính trị và các
chính sách, thể chế, chế tài, cách quản lý, điều hành (lãnh đạo), chất
lượng đội ngũ không còn đủ độ tin cậy, mất vai trò trước dân- nước;
phải đến một tình huống, hoàn cảnh làm cho những công dân yêu nước chân
chính, khi thấy những trì trệ, những ngáng trở lớn gây ra nguy cơ ‘sơn hà nguy biến’ mới phải đưa ra các góp ý, kiến nghị, những Tuyên bố như thế này gửi đến đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ…
Chuyển đổi ÔN HÒA thể chế chính trị ở Việt Nam
Ai cùng biết: Khi những trí thức, văn nhân, chính trị gia và những
dân thường thấy rõ một xã hội bị trì hãm quá lâu, mất dân chủ, nặng về
độc đoán, chuyên quyền, báo động sự tồn vong của đất nước, dân tộc,
người ta buộc phải lên tiếng. Đó là thực tế tất yếu khách quan.
Thế mà lãnh đạo còn vì đầu óc cá nhân vị kỷ ‘bê tông hóa tư duy’,
nặng ly sthuyết giáo điều, tư tưởng bảo thủ của hệ thống chính trị lại
rất tỉnh bơ khoác cho họ cái áo “bất đồng chính kiến” theo nghĩa phản động (chống đảng, chống chế độ)!?. “Bất đồng chính kiến” thì chắc chắn rồi, bởi nói ngược ý nhau, thậm chí khác cái gọi là ’"ý thức hệ", không đồng thuận, khó tán thành, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, bảo thủ và cấp tiến, vận động và đứng yên, giữa trung thực và giả dối, là bất đồng; có làm sao mới sinh ra sự bất đồng?
Nhưng không vì thế mà quy chụp là phản động. Phản động (lâu nay) thường
được hiểu là kẻ theo địch, theo thế lực hắc ám, tham tàn, bất nhân,
chóng lại nhà nước và nhân dân. Phản động chống đảng lãnh đao, gây những
chuyện làm mất uy tín lãnh đạo của đảng. Vậy, suy rộng ra: Hiện trạng "tự diễn biến" cua "bộ phận lớn có chức có quyền trong đảng bị suy thoái biến chất" làm
mất uy tín đảng, gọi là phản động được chưa? Sự bất đồng chính kiến nảy
sinh từ thực tiễn cuộc sống để mỗi người có quan điểm, nhãn quan, phân
tích lý giải cho đúng bản chất sự việc, hiện tượng là tất yếu. Ngay
trong một người, do tác động xã hội, khách quan, cuộc sống, do những suy
nghiệm và trải biến, quan điểm , chính kiến còn thay đổi, đó là sự bình
thường. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, không nên vì lý
do gì mà coi đó là sự bất thường hoặc nguy hại, bởi đó cũng chính là quy
luật, là đòi của sự phát triển cần phải thế...Và, qua đây, khi tiếp
nhận, ngó qua, nghe nói lại các ý kiến mang tình ’tự do dân chủ’ xin
đừng vội cho đó là ’sự ám chỉ’ hoặc nóng này bắt bẻ, suy diễn, gán ghép,
áp dặt, quy chụp mang tính chủ quan.
Họ nói từ nội tâm, từ đòi hỏi cuộc sống, từ động cơ mong xã hội phát
triển theo hướng thuận, tốt lành, thực sự của dân, xã hội phát triển
bền vững, bình đẳng, bác ái, mọi giá trị tốt đẹp của đạo đức không ngừng
đực nâng cao. Họ không có học thuyết, chẳng dùng bạo lực, không có lực
lượng vũ trang, cũng không phủ định hệ thống chính trị vốn được ngợi ca
và tuyên truyền trên lý thuyết. Họ trọng thực tế khách quan, nhìn thẳng
vào sự thật, ghi nhận các hành động. Họ chỉ sống đúng những gì mà hệ
thống hứa hẹn cho họ. Nhưng họ sẽ phản đối thói lừa mị , dối trá, chỉ
bằng rao giảng lý thuyết , khẩu hiệu và chỉ bằng sự tô vẽ. Do đó, cái
gọi là ‘bất đồng chính kiến’ ấy không cần gì hơn là đấu tranh cho quyền
dân sinh dan chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, tự
do đưa ra các góp ý, kiến nghị v.v., và vì thế trong mỗi hành động thực
tiễn, lại không ngừng vạch mặt hệ thống. Họ thực sự có ý thức xây dựng
xã hội. Có những người bị mất nhiều thời gian, sức lực , thậm chí bị
ngăn cản, dọa nạt, bắt bớ, giam cầm, nhưng họ chẳng cần làm thế để mong
nhận lấy một đồng bạc của ai, hoặc ‘ngồi’ lên cái ghế chức quyền nào.
Thế thì quy chụp bảo họ là “bọn cơ hội”, tại sao? Có áp đặt chủ quan,
phiến diện quá đáng và cố tình ‘nói lấy được hay không? Về bản chất,
những người ký tên và không ký tên nhưng ủng hộ bản Tuyên bố...này là vì
cộng đồng xã hội, vì dân chủ và phát triển, không những cho đời họ, mà
vì các thế hệ mai sau, vì tương lai, vị thế cho đất nước, dân tộc. Đó là
biểu hiện rất ‘trực quan sinh động’ của lòng yêu nước, sống vì mọi
người, trọng chân lý, lẽ phải, công bằng, mong muốn được sống trong xã
hội thực sự dân chủ, văn minh. Tất nhiên, với mấy trăm, hoặc cả nghìn
chữ ký, thì ’thiểu số’ này chẳng là các nhà lãnh đạo đương nhiệm, cũng
chưa hẳn họ muốn là ‘nhà cách mạng’ hoặc chủ đích vì một thứ danh hiệu
hay lời khen nào đó. Và tin chắc rằng mỗi người đều có cân chắc, suy
nghĩ chín chắn, có lập trường, chính kiến và tầm nhìn , không a dua!
Như Tổng thống Václav Havel đã nói: “Họ chỉ là những
người dũng cảm hơn một chút, sống trong sự thật sớm hơn một chút, và chỉ
có ý nghĩa khi đằng sau họ là một không gian của những người sống trong
sự thật. mâu thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và chân thực của
đời sống dân sự, với những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối trá
của hệ thống hậu toàn trị…”.
Một xã hội dân sự đúng nghĩa thì nhà lãnh đạo không thể tùy ý muốn
đưa người dân vào các guồng máy nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể
bù nhìn, được che đậy dưới mặt nạ ý thức hệ; rồi đẩy nhiều thế hệ đi vào
thảm họa ‘mất trí phân định’ của mỗi người, tuân theo những nhảy nhót
bầy đàn, nhào luyện cho con người phải sống đời dối trá
Chính vì thế , như cách làm của Tổng thống Václaw Havel (Tiệp Khắc
cũ) là ông đã coi trọng gắn chặt xã hội dân sự với chính trị, coi đó là
chìa khóa giải quyết những vấn đề về chính sự. Ông V. Havel đưa ra
chiến lược hoàn toàn mới: Hãy bắt đầu từ việc giải phóng đời sống dân sự
khỏi sự dối trá đang bao trùm. Chiến lược ấy được dệt nên từ những hành
vi thường nhật: Người bán rau đừng treo cái khẩu hiệu mà anh không hề
tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu cử, những công thức tuyên
truyền, quảng bá lố bịch... Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những
gì mà hệ thống giả đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự
thật...
Nhìn lại những biến thái của các loại hình xã hội kèm theo các thể
chế chính trị từ nửa thiên niên kỷ qua, thuật ngữ ‘XÃ HỘI DÂN SỰ’ xuất
hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỷ
18. Một số sử gia Trung Quốc cho rằng vấn đề xã hội dân sự đã được nhắc
đến ngay từ thời nhà Chu ở Trung Hoa. Theo quan niệm truyền thống châu
Âu, xã hội dân sự được coi là một tổ chức rộng rái với nhiều loại hình
đối trọng với chính quyền, tuy vậy cách hiểu này vẫn chưa được chấp nhận
tại Việt Nam vì những lý do phấn đâu bảo đảm “ổn định chính trị” theo
quan điểm lãnh đạo của đảng Cộng sản. .
Là điều kiện căn bản, là cơ sở cũng là bản thể của một ché độ dân chủ
thực sự là phải có xã dân sự. Khác với các cấu trúc quyền lực của một
nhà nước (nhiều loại hình, thể chế, cấu trúc), bản thân xã hội dân sự
được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà
các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, văn minh cộng
đồng. Về định hình cơ cấu, xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức
khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã,
nhóm…thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà
nước áp bức các công dân của mình. Bất kể mang danh đảng phái nào thì đó
cũng chỉ là một loại hình mang tính tự phát xã hội, không thể coi một
đảng nào là đại diện cho cả xã hội. Thế nên, khi một đảng nào đó giương
cao ngọn cờ lãnh đạo (bầu, hoặc tự lập ra, tự xưng) và chỉ coi mình là
duy nhất có quyền cao nhất trong xã hội, thì chắc chắn sẽ đi đến độc
đoán chuyên quyền, và sớm muộn sẽ bị các trào lưu, xu thế, phong trào xã
hội loại trừ, để giữ vững bản thể cần thiết của xã hội dân sự.
Theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự thuộc Trường đại học kinh
tế London: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự
nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết,
các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ
chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh
giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn
lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa
dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ
chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự
thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các
hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các
hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Xã hội dân sự là khái niệm hầu như còn rất mới và có phần khó hiểu
với nhiều người ở nước ta. Mấy năm gần đây, với nhu cầu, đòi hỏi sự cần
thiết phải có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự ở nước ta đã có những
bước tiến mới. Việc cải cách kinh tế theo hướng tự do cùng sự phát triển
của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho xã hội dân sự Việt Nam
phát triển.
Chúng ta vẫn nói vẫn hô khẩu hiệu, huấn thị rất nhiều và nhấn mạnh về sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, về Phát huy sức mạnh từ nội lực, về khuyến khích mọi sáng tạo, kêu gọi nỗ lực chủ quan, về tâm thức cộng đồng, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về hội nhập toàn cầu...Nhưng, thực tế bao
cấp vẫn còn tràn lan, tốn kém, lãng phí, nạn tham nhũng, quan liêu, cửa
quyền, vi phạm dân chủ ngày càng có dấu hiệu xấu đi, phát sinh phưc
stạp, thậm chí còn trắng trợn thách thức dư luận, đối trọng với với toàn
dân, trơ lỳ trước đảng, sự phân hóa xã hội, khoảng cách
giàu-nghèo, mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ dân với đảng bộc lộ những
độ chênh, vênh váo, đang ngày càng doãng xa, rời rạc, khối đoàn kết
lung lay, những gíá trị văn hóa và lối sống đẹp đang bị mất dần.
Thể chế chính trị vốn từng được đặt niềm tin một thời, một vài giai
đoạn theo thực trạng, bối cảnh đất nước, nay trước nhu cầu thời đại hầu
như không còn là "ưu việt", tính tiền phong của đảng lãnh đạo không được
phát huy, tư duy và hành động không còn phù hợp, lạc điệu, lỗi thời,
đang gậm nhấm làm cho cả xã hội xuống cấp về mọi mặt, đất nước chậm phát
triển. Cho nên, một khi quyền dân sự và chính trị của người dân được
thực thi một cách tự nhiên, thoải mái, đi đúng quy luật phát triển xã
hội, qua sự kiên quyết ’giã từ quá khứ, hướng tới tương lai, đoạn tuyệt
với cũ rích, giáo điều’, triệt tiêu hết mọi dối trá, không còn hô hét
khẩu hiệu ầm vang, bỏ đi các lớp sơn hào nhoáng tô vẽ bên ngoài, xây
dựng một xã hội có sức mạnh nội lực tự giác từ mỗi người thống nhất hòa
quyện trong cả cộng đồng, thì khi đó mới (tạm yên tâm) gọi là ổn định chính trị.
BVB
Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng
2013/09/25
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét