2012/06/30

Giáo điểm Con Cuông tiếp tục bị quấy phá, linh mục và giáo dân bị ngăn cản cử hành Thánh lễ


GPVO

28.06.2012
Chúng ta còn nhớ, vào lúc 14 giờ ngày 13/11/2011, chính quyền huyện Con Cuông đã huy động lực lượng trên 300 người, trong đó có công an, dân phòng…, đến tại ngôi Nhà nguyện ở Giáo điểm Con Cuông gây hỗn loạn đang khi linh mục và giáo dân dâng lễ.
Hơn nửa tháng sau, vào lúc 0 giờ 30, ngày 30/11/2011, một quả mìn tự chế đã được ném vào Nhà nguyện, làm hỏng trần nhà, cửa sổ và nền nhà nguyện.
Sau các vụ việc trên, chính quyền huyện Con Cuông đã phủ nhận trách nhiệm. Chính quyền tỉnh Nghệ An cử công an đến điều tra vụ việc. Nhưng cho đến nay, thủ phạm gây ra vụ nổ vẫn bặt vô âm tín?!
Sau vụ nổ mìn, giáo dân Con Cuông ít bị quấy nhiễu hơn trong việc hành đạo, và Thánh lễ được cử hành mỗi tuần trong bầu khí an bình nơi ngôi nhà nguyện này.
Cho đến gần đây, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu được bề trên sai về quản nhiệm giáo xứ Quan Lãng thay linh mục Giuse Phạm Ngọc Quang, thì “bệnh cũ tái phát” nơi chính quyền Con Cuông.
Chúa nhật Lễ Chúa Ba Ngôi ngày 03/6/2012, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu đến dâng lễ, một đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc chính quyền huyện Con Cuông, chính quyền xã Yên Khê, thôn Trung Hương, đứng đầu là ông Trần Văn Phúc, chủ tịch mặt trận huyện Con Cuông, được điều động để ngăn chặn, gây nhiễu, làm ồn không cho linh mục dâng lễ. Nhưng để đáp ứng lợi ích của giáo dân linh mục Giuse Ngô Văn Hậu vẫn tiến hành dâng lễ cho bà con.

DB Úc: Cáo buộc Ts. Nguyễn Quốc Quân về tội ’khủng bố’ là hoàn toàn bịa đặt và không có cơ sở


DB Luke A Donnellan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Hoa Thám
Bà Đình
Hà Nội
Việt Nam
Ngày 16 tháng Năm, 2012
Kính gửi Thủ Tướng Chính Phủ,
V/v: Kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quốc Quân
Việc giam giữ ông Nguyễn Quốc Quân vào ngày 17 tháng 4 vừa qua là trường hợp mới nhất trong việc "cai trị bằng pháp luật", qua đó nhà cầm quyên Việt Nam sử dụng các quy định an ninh quốc gia mơ hồ như cái cớ để bắt giữ những ai cổ võ cho tự do tôn giáo và chính trị một cách ôn hòa.
Nhiều tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới đã lên án hành động bắt giam ông, cũng như việc giam giữ tùy tiện một công dân của Hoa Kỳ là không thể chấp nhận được.
Các hoạt động ôn hòa và sự cổ võ cho nền dân chủ của ông được nhiều người biết đến, và việc cáo buộc tội ’khủng bố’ dành cho ông Quân của nhà cầm quyền Việt Nam là hoàn toàn bịa đặt và không có cơ sở.
Tôi ủng hộ sự trả tự do ngay lập tức cho ông để ông có thể đoàn tụ với vợ và hai người con trai của mình.
Trân trọng
Dân Biểu Luke A Donnellan
PDF - 252.9 kb
DB Donnellan len tieng cho Ts Nguyen Quoc Quan

Sứ quán Hoa Kỳ sẽ mời các nhà dân chủ tham dự Ngày Độc Lập 4 Tháng 7


DienDanCTM

Ông David S. Adams, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, vừa gởi thư thông báo đến dân biểu Frank Wolf bức công điện với nội dung như sau:
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Washington, D.C. 20520
Ngày 26 tháng 6 năm 2012
Thưa Ông Wolf:
Cám ơn ông đã gởi bức thư đề ngày 6 tháng 6 theo sau cuộc điện đàm giữa ông và Đại sứ Shear vào tháng trước liên quan đến buổi điều trần của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos về Việt Nam và trường hợp của Tiến sĩ Richard Nguyễn (Nguyễn Quốc Quân).
Chúng tôi vẫn đang tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn. Cùng lúc với việc nâng cấp trường hợp này lên với các viên chức cấp cao của Việt Nam, các nhân viên lãnh sự quán của chúng ta cũng sẽ tiếp tục cung cấp mọi sự trợ giúp thích đáng cho Tiến Sĩ Nguyễn. Đích thân Đại sứ Shear đã nói chuyện với bà Ngô Mai Hương, vợ Tiến sĩ Nguyễn, và những viên chức cao cấp thuộc Lãnh sự quán tại TP HCM vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với bà.
Đại sứ Shear vẫn tiếp tục giao kết với các nhà ủng hộ xã hội dân sự, các nhà vận động cho pháp quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, và sẽ chào mừng các vị này đến dự buổi liên hoan Ngày 4 Tháng 7 của Sứ Quán. Đây là một trong nhiều cách để chúng tôi thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ cập nhật và gởi đến ông cũng như ban điều hành của ông những tiến triển liên quan đến Tiến sĩ Nguyễn. Xin đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nếu có điều gì chúng tôi có thể làm để hỗ trợ thêm.
Chân thành,
(Ký tên)
David S. Adams
Trợ lý Ngoại Trưởng
Đặc trách Lập Pháp Vụ
PDF - 324.9 kb
Su quan HK moi cac nha dan chu tham du Ngay Doc Lap 4 thang 7

2012/06/28

Internet - Một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN


Đỗ Hoàng Điềm

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài tham luận của ông Đỗ Hoàng Điềm trong Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế tại Hán Thành ngày 22-24 tháng 6 vừa qua.
BBT-WebVT
— -
Ngày 23 tháng 6, 2012
Chào quý vị.
Tôi nghĩ rằng, cho đến nay có lẽ tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng Internet đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của con người một cách sâu sắc.
Trong trường hợp của Việt Nam, một mặt Internet đã thực sự tạo ra một cơ hội rất lớn lao cho người dân Việt Nam, mặt khác cũng tạo ra một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN.
Internet là một cơ hội vì hai lý do. Đối với phong trào dân chủ, với 30 triệu người, tức một phần ba dân số Việt Nam ngày nay, sử dụng internet; các nhà dân báo, qua các trang blog đã tạo ra một khối truyền thông tự do ngoài luồng. Qua internet, ngày nay người dân có thể thuật lại những gì xảy ra xung quanh họ, từ một hành động tàn bạo của công an cho đến hành vi tham nhũng của một quan chức.
Các trang mạng truyền thông xã hội như Facebook đã tạo ra một xã hội dân sự ngoài luồng, nơi mà quyền tự do lập hội và tự do hội họp được phát triển. Vì vậy, có thể nói rằng Internet đã thực sự giúp mở rộng không gian chính trị ở Việt Nam. Internet tạo ra một nền tảng để tự do tư tưởng và hoạt động dân sự có thể diễn ra, và điều này đã tạo nên sức mạnh cho người dân Việt Nam. Kế đến, với vai trò quan trọng trong phát triển mậu dịch, thương mại và đầu tư, internet cũng là một cơ hội cho thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Kinh nghiệm ’China Risk’ của các hãng Nhật ở Hoa Lục


Ngô Văn

Sau nhiều cuộc biểu tình lớn bài Nhật tại Trung quốc vào năm 2005, các xí nghiệp Nhật đang có hãng xưởng tại đây bắt đầu cảm thấy bất an và khởi động kế hoạch rút ra khỏi quốc gia này để dời sang các nước tại Đông Nam Á.
Trong thời gian gần đây, khi tiền điện ở Nhật tăng vọt đối với các xí nghiệp sản xuất vì tất cả các nhà máy điện hạt nhân được lệnh ngưng hoạt động hàng loạt theo sau tai nạn tại lò nguyên tử Fukushima, nhiều hãng Nhật tìm cách dời xưởng sản xuất sang nước khác. Tuy nhiên, đại đa số các hãng này không dám nghĩ tới Trung Quốc nữa. Một từ ngữ tiếng Anh mới được giới điều hành các đại công ty và tư vấn nhắc đến nhiều trong các bàn thảo kế hoạch chiến lược là "China risk". Hai chữ ngắn gọn này bao gồm đầy đủ các kinh nghiệm cay đắng của nhiều công ty nước ngoài đã được ghi lại với đầy đủ dữ liệu. Nay chỉ cần dùng 2 chữ "China risk", cả người nói lẫn người nghe đủ biết các loại rủi ro nào và mức độ tệ hại đến đâu chứ không cần dẫn giải gì thêm. Và thường thì hiện nay, 2 chữ này đã đủ để một công ty Nhật rẽ sang ngã khác, không tiến vào Hoa Lục nữa.
Có hai loại rủi ro lớn nhất đã trở thành thông lệ hàng mấy thập niên. Thứ nhất là các chiến dịch bài ngoại do chính giới lãnh đạo Bắc Kinh phát động bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu chuyển hướng dư luận ra khỏi một vấn nạn lớn, một thiên tai lớn, hay một vụ tai tiếng của một quan chức lớn nào đó của đảng. Và nếu chiến dịch bài ngoại nào nhắm trực tiếp vào nước Nhật thì các hãng Nhật trên đất Tàu càng bị thiệt hại hơn nữa. Rủi ro lớn thứ nhì là các sản phẩm trí tuệ không được bảo vệ. Các sáng chế của mọi hãng xưởng ngoại quốc, chứ không riêng gì hãng Nhật, đều bị đánh cắp nhanh chóng và chuyển cho các hãng Tàu chuyên làm "hàng nhái". Văn phòng nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bản quyền luôn ca bài "không đủ người để áp dụng luật lệ" và làm ngơ các hãng sản xuất ngay trong khu vực chung quanh văn phòng. Chỉ thỉnh thoảng mới làm một cảnh xe ủi đất cán lên một số dĩa CD, DVD để báo đài chụp hình, quay phim.

Khai trí, chấn khí để đòi lại quyền làm người


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

25 tháng 6, 2012
Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu. Phan Châu Trinh và các đồng chí của cụ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã khởi xướng ra phong trào Duy Tân để kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền làm người.
Các cụ đã mở nhiều trường học để nâng cao dân trí và khai sáng cho người dân thấy rằng quyền làm người của mình đã bị bọn cường quyền tước đoạt như thế nào, làm thế nào để đòi lại và đòi lại được thì làm thế nào để bảo vệ.
Theo các cụ, muốn đòi lại thì phải chấn khí từ niềm tự tin vào trí tuệ được khai sáng của mình, tạo ra sự dũng cảm, tập hợp lực lượng, xây dựng tinh thần dân chủ, đấu tranh lại với cường quyền đòi lại dân quyền đồng thời với chủ quyền quốc gia.
Khi đã đòi lại được trọn vẹn quyền làm người thì để bảo vệ nó, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ với ba quyền phân lập rõ ràng. Chỉ có một nhà nước pháp quyền thực sự như vậy do người dân dựng lên mới đảm bảo bền vững quyền làm người trọn vẹn của người dân.
Quyền làm người của toàn dân là cái gì đó còn quý báu hơn vàng nên luôn là món mồi béo bở kích thích sự thèm muốn của những kẻ cầm quyền. Bọn cầm quyền phong kiến trong hàng ngàn năm trên toàn thế giới chưa bao giờ nghĩ đến việc trả lại cho người dân những quyền cơ bản để làm người. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, một chế độ khác thay thế nếu không theo định chế dân chủ, không tam quyền phân lập hoặc dân chủ trá hình sẽ tạo cơ hội cho cá nhân hay một nhóm cá nhân cầm quyền nổi lên lòng thèm khát, tái tước đoạt quyền làm người của toàn dân.

Thông Bạch kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm cứu nguy đất nước


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn
Phật lịch 2556 - Số: 08/VTT/TB/TT

THÔNG BẠCH
kêu kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm cứu nguy đất nước

Kính Gửi:
Quí vị Lãnh đạo các Tôn giáo, các Nhân sĩ, Trí thức, các Đảng phái, các Đoàn thể, Tổ chức, Sinh viên học sinh và toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Kinh thưa Quí liệt vị,
Đã hàng ngàn năm qua, Trung quốc luôn xâm lăng tổ quốc Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng Đại Hán này.
Hiện nay, các hải đảo Hoàng sa, Trường sa và một phần lãnh thổ Miền Bắc đã bị Trung cộng xâm chiếm. Các vùng Cao nguyên Trung phần và rừng núi 10 Tỉnh trên toàn quốc đã bị Trung cộng tìm cách lấn chiếm dưới hình thức khai thác Bau-xít hay thuê đất trồng rừng dài hạn 50 năm trở lên.

HT Thích Quảng Độ

Trung cộng đã lập Huyện Tam sa bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam.
Từ năm 2005 đến nay, Trung cộng đã nhiều lần bắn giết, cướp bóc tàu thuyền, tài sản của ngư dân Việt Nam. Trung cộng lại còn bắt giam ngư dân, đòi tiền chuộc như những nhóm thảo khấu.
Hành động xâm lăng của Trung cộng rất ngang nhiên trắng trợn. Nhưng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị kẹt trong thoả thuận “16 chữ vàng và 4 tôt”, không phân rõ bạn thù, nên chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, làm cho Trung cộng được trớn, ngày càng xâm chiếm các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nhiều hơn, mạnh tay hơn.
Nhưng biên giới phía Bắc lại bị bỏ ngõ, mặc tình cho người Hoa tự do xâm nhập vào lãnh thổ nước ta mà Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không kiểm soát được.
Người Hoa đã thành lập các khu phố Tàu, khu khai thác biệt lập không ai vào được, ở Bình dương, Lâm đồng và nhiều nơi khác.
Nay, Trung cộng lại còn ngang nhiên cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.
Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012, để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước.
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, các anh hùng liệt nữ phù hộ cho đất nước Việt Nam thoát khỏi ách ngoại xâm.
Cầu chúc toàn dân Việt Nam thành công trong ý chí và hành động.
Sài gòn, ngày 28.6.2012.
Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
Đệ Ngũ Tăng Thống
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

Bình Nhưỡng có đòi nợ được Hà Nội không?


Ngô Quảng - DienDanCTM

Để giải tỏa sự cô lập của thế giới, chính quyền Bình Nhưỡng dưới sự lãnh đạo của tân lãnh tụ Kim Chính Ân đã tung ra một chiến dịch vận động quốc tế ủng hộ Bắc Triều Tiên. Nhưng vận động quốc gia nào là điều rất khó ngoại trừ một số nước trong vùng như Trung quốc, Lào, Miến Điện và Việt Nam. Gọi là vận động chứ thật ra để đi xin tiền. Vì không thể xin tiền Trung Quốc thêm được nữa nên ba nước Lào-Miến-Việt là đích nhắm của Bắc Triều Tiên. Một đoàn đại biểu do ông Kim Yong Il, tức Kim Anh Nhật, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, Trưởng ban Quốc tế Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, làm trưởng đoàn đã sang thăm hữu nghị 3 nước này từ ngày 5 đến ngày 20 tháng 6 vừa qua. Trong mấy ngày lưu lại Việt Nam, phái đoàn Bắc Triều Tiên của ông Kim đã được ông Lê Hồng Anh, ông Hoàng Bình Quân đón tiếp và sau đó phái đoàn đi thăm một số địa phương để gọi là tìm hiểu về chương trình "Nông thôn mới’" của Việt Nam.
Không mấy ai ngạc nhiên khi báo đài của Bình Nhưỡng và Hà Nội ca tụng hết lời cuộc gặp gỡ này. Phía Bắc Triều Tiên khẳng định lập trường nhất quán của mình tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp với đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Ông Kim cũng chuyển lời thăm hỏi thắm thiết của lãnh tụ trẻ Kim Chính Ân đến ông Nguyễn Phú Trọng. Phía Hà Nội ca tụng nhân dân Bắc Triều Tiên đã chọn được lãnh tụ trẻ anh minh và quả quyết rằng Đảng và nhân dân Triều Tiên nhất định sẽ xây dựng được một nhà nước xã hội chủ nghĩa thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Kim Chính Ân. Báo đài Việt Nam còn lên tiếng phản đối mạnh mẽ mọi hình thức phong tỏa, cô lập, cấm vận và can thiệp vào chuyện nội bộ Bắc Triều Tiên.

Phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm về Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tề lần 3 tại Hán Thành


Thùy An - RadioCTM

RadioCTM trên YouTube: http://youtu.be/-UGjjbyiiQg
Thùy An xin thân ái chào quý thính giả đài Chân Trời Mới. Kính thưa quý vị một Hội nghị về truyền thông, xã hội, tự do Internet được tổ chức tại Seoul, Nam Hàn, vào những ngày 22, 23 và 24 tháng 6 năm 2012. Được biết đây là một Hội nghị quốc tế được tổ chức bởi East-West Center. Hội Nghị đã quy tụ nhiều diễn giả và tham dự viên từ các Chính phủ như: Hoa Kỳ, Nam Hàn, một số các NGO quốc tế và trong vùng cũng như truyền thông, các công ty Internet như Google. Sau đây, xin kính mời quý vị theo dõi phần trao đổi của chúng tôi với ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, là một trong những diễn giả tham dự trong Hội nghị này.
Thùy An: Chúng tôi là Thùy An, xin kính chào ông. Dạ, mời ông lên tiếng cùng quý thính giả ạ.
JPEG - 35.3 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm tại Hội Nghị Truyền Thông Lần 3 tại Hán Thành
Đỗ Hoàng Điềm: Chúng tôi xin kính chào quý thính giả và xin kính chào chị Thùy An.
Thùy An: Xin ông Đỗ Hoàng Điềm có thể cho quý thính giả được biết về diễn tiến cũng như mục tiêu của hội nghị này được không ạ.
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, đây là một hội nghị truyền thông có tầm vóc quốc tế và được tổ chức tại Hàn Quốc trong 3 ngày như chị Thùy An vừa mới nói. Mục tiêu chính là để quy tụ một số ký giả thuộc nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, một số những tổ chức NGO phi chính phủ, cũng như một số những người hoạt động về nhân quyền và dân chủ; gặp nhau để trao đổi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và để thảo luận về một số đề tài liên quan đến lãnh vực truyền thông. Ngày Thứ Sáu là ngày đầu của hội nghị, và chủ đề của cả ngày Thứ Sáu tập trung vào việc cổ võ ảnh hưởng và sự liên quan của mạng xã hội trong việc loan tải những thông tin trung thực. Ngày Thứ Bẩy, 23 Tây, nguyên một ngày hôm đó, chủ đề chính xoay quanh vấn đề làm sao bảo vệ được quyền tự do xử dụng mạng, tự do thông tin trên mạng. Và ngày Chủ Nhật, 24 Tây tập trung vào vấn đề liên quan đến tình trạng của Bắc Hàn, cũng như mối tương quan giữa Bắc Hàn và Nam Hàn, để giải quyết vấn đề Bắc Hàn đang có những chương trình vũ khí nguyên tử hạt nhân. Đó là nội dung tổng quát của 2 ngày rưỡi hội nghị. Tôi cũng xin nói thêm, thành phần tham dự hội nghị lần này khá đông. Trên 200 người tham dự hội nghị lần này đến từ 27 quốc gia khác nhau và như tôi đã nói lúc nãy, thành phần tham dự rất đa dạng, nhiều thành phần, nhiều giới khác nhau và đa số là những người có tên tuổi, tiếng tăm trong lãnh vực hoạt động của họ. Một cách tổng quát, đó là nội dung chủ đề chính trong hơn 2 ngày rưỡi hội nghị. 

TQ tiếp tục chỉ trích Luật Biển VN


BBC

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục loạt bài chỉ trích việc Quốc hội Việt Nam hôm 21/6 thông qua Luật Biển.
Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.
Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.
Bài báo viết: "Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm".
Thứ Năm tuần trước, cơ quan lập pháp của Việt Nam đã thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay lập tức, Quốc hội Trung Quốc cùng nhiều cơ quan ngôn luận nước này đăng đàn đả kích, đồng thời đòi Việt Nam ngay lập tức sửa lại điều luật mà Trung Quốc gọi là "sai trái".
Đáp lại, Việt Nam chính thức bác bỏ chỉ trích của Trung Quốc và cũng phản đối việc Trung Quốc Quốc thông qua việc thành lập thành phố Tam Sa quản lý các vùng tại Biển Đông, trong có Hoàng Sa và Trường Sa.
China Daily bình luận: "Không có gì phi lý hơn việc tìm cách chiếm cái của người khác làm của mình". Báo này cũng ví Luật Biển của Việt Nam với hành động "cướp giật".
"Hà Nội sẽ trở thành trò cười nếu như tưởng rằng cái điều luật sai lầm của mình có thể hợp lý hóa tuyên bố chủ quyền của họ."

Công nghiệp nặng thời đại: Mài lưỡi gỗ


Đinh Tấn Lực

thằng cuội ngồi gốc cây đa
giận mình dối chú lừa cha thua người
mà mang tiếng xấu đời đời
trong khi thầy nó bao người hoan hô
thơ Nguyễn Hữu Nhật
Lê Doãn Hợp nhất định là một danh nhân. Bởi đã tuôn rất nhiều danh ngôn.
Chưa ai quên định nghĩa “Quản lý là quản có lý”. Hay định danh “Giáo trí – Cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí”. Hay định hướng “Làm kinh tế bằng văn hóa” (các bộ trưởng đều thành doanh gia bán bằng/ghế/giấy phép). Hay, định tính cho bộ máy công quyền là “Chậm, Chờ, Chán, Chạy”. Hay, định vị bản lĩnh chính mình là “Tâm, Trí, Tín, Tình”. Hay, định lượng tự thân: “Lương là của vợ – Nhà là của con – Sức khỏe là của mình”. Hay, định giá “Cán bộ thì cần có 4 chịu và 4 biết: Chịu học, chịu đọc, chịu nghe, chịu đi; Biết viết, biết nói, biết làm, biết điều”. Hay, định thức thời đại: “Phụ nữ Việt Nam có hai thiên chức quan trọng nhất là làm Vợ và làm Mẹ”. Hay định luật Báo Chí Có Lề buộc báo chí phải chấp hành luật giao thông trên con lộ truyền thông… với định suất 10 chữ “Trung thực, Nhanh nhạy, Dũng cảm, Sáng tạo, Hướng thiện”.
Từ phát biểu lúc nhậm chức bộ trưởng 4T: “Tôi hạn chế việc đứng ngoài báo chí để quản lý báo chí”, với “Quyết tâm làm Bộ Thông tin và Truyền thông sáng giá”.

Nội dung Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế tại Hán Thành


BBT-WebVT

Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế Lần 3 với chủ đề “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương” đã diễn ra tại Hán Thành trong 3 ngày 22-24 tháng 6. Hội Nghị do Trung Tâm Đông-Tây (East-West Center) tổ chức với sự tham dự của khoảng 300 người đến từ 27 quốc gia bao gồm nhiều ký giả thuộc nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ.
Các chủ đề lớn trong ba ngày Hội Nghị xoay quanh các lãnh vực: tầm ảnh hưởng và quan trọng của mạng xã hội trong việc loan tải những thông tin trung thực; làm thế nào bảo vệ được quyền tự do sử dụng mạng và tự do thông tin trên mạng.
JPEG - 29.9 kb
Ông Riyaad Minty
Ông Riyaad Minty, trưởng Ban truyền thông xã hội mạng của đài Al Jazeera đã mở đầu Hội nghị qua chủ đề "Cuộc cách mạng khởi đi từ một từ khóa" (“A Hashtag That Started The Revolution"). Ông cho rằng truyền thông dòng chính không còn nắm độc quyền thông tin nữa. Qua phương tiện truyền thông xã hội, người dân có khả năng đưa tin và nhận tin theo hình thái riêng của họ. Truyền thông xã hội có thể giúp dấy động những cuộc cách mạng như ở Tunisia, Ai Cập; và có thể chuyển tải thông tin nhậm lẹ như trong vụ nổ lò nguyên tử Fukushima tại Nhật. Tuy truyền thông xã hội có khả năng cung cấp dữ kiện nguyên thủy nhậm lẹ nhưng lại thiếu khả năng thu xếp dữ kiện vào khung cảnh. Truyền thông cổ điển có thể bổ xung cho truyền thông xã hội trong khía cạnh trên và cả hai có thể kết hợp lại trong tương lai.

DB Úc lên tiếng cho Ts. Nguyễn Quốc Quân và các nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam cầm


Ian M Britza

Ngày 18 tháng Sáu 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Văn phòng Nhà nước
1 Bách Thảo
Hà Nội, Việt Nam
Thưa ông Thủ tướng,
Tôi được biết về sự gia tăng đáng báo động về những việc bắt giữ tùy tiện ở quốc gia của ông trong năm qua. Gần đây nhất là việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ bền bỉ và cũng là nhà Toán học, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vào ngày 17 tháng 4 năm 2012. Được biết rằng không có chứng cớ gì để buộc tội Tiến sĩ Quân, ông vẫn còn bị giam giữ mà không bị buộc tội, không được tiếp cận với luật sư và không được gia đình thăm viếng. Vợ của ông, bà Ngô Hương Mai và hai con đang mòn mỏi trông chờ ông được trả tự do ngay. Là thành viên của Đảng Việt Tân không phải là một lý do để bị bỏ tù.
Tôi xin được nhắc nhở ông rằng việc tống giam như vậy vi phạm Công ước Quốc tế về Dân sự và Quyền chính trị cũng như bản Tuyên bố Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Tôi xin được nhắc ông thêm một lần nữa về phiên tòa và sự kết án gân đây của 4 trong số 17 người Công giáo và Tin lành. Tôi kinh ngạc khi được biết Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Hoàng Phong đã bị kết án vào ngày 14 tháng 5 năm 2012 trong một phiên tòa kín với điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước". Tôi cũng xin lưu ý về 13 người còn lại; Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Trần Vũ Anh Bình, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, và Lê Văn Sơn. Tất cả những người này đã bị bắt giữ tùy tiện và không có luật sư đại diện kể từ khi bị bắt giam lần đầu vào ngày 30 tháng 7 năm 2011.
Tôi rất thất vọng khi tiếp tục nhận tin tức về các vụ bắt bớ tùy tiện vẫn đang tiếp diễn. Theo các tổ chức nhân quyền, những nhà hoạt động trẻ này là những blogger có tiếng tăm, những nhà hoạt động cộng đồng, và là những giáo dân sùng đạo. Theo các nguồn tin từ gia đình, lệnh bắt giam của họ không hề được thông báo chính thức hoặc được giải thích lý do.
Tôi yêu cầu chính phủ của ông cung cấp cho những người bị giam giữ sự bảo vệ mà Công Ước đảm bảo. Tôi yêu cầu họ được tiếp xúc không hạn chế với các luật sư, được gia đình và bạn bè thăm viếng, và rằng sức khỏe và sự an toàn của họ được đảm bảo.
Tôi vẫn luôn quan ngại về những trường hợp khác đang diễn ra đã không được Chính phủ của ông giải quyết một cách thuận lợi, mặc cho mối quan tâm quốc tế. Tôi đang nói đến các nhà bảo vệ nhân quyền nổi bật như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Công Định, Mục sư Dương Kim Khải, Vi Đức Hồi, blogger Điếu Cày, nhạc sĩ Việt Khang, và còn nhiều người khác nữa.
Chúng tôi kêu gọi ông hãy ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền này và đưa họ về lại với gia đình và cộng đồng của họ.
Cảm ơn cho sự quan tâm của ông.
Trân trọng
Ian M Britza MLA
Dân biểu Quốc hội Tây Úc
PDF - 1.3 Mb
Thư DB Ian Brtiza gửi đến Nguyễn Tấn Dũng

DB Úc lên tiếng cho Ts. Nguyễn Quốc Quân và các nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam cầm


Ian M Britza

Ngày 18 tháng Sáu 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Văn phòng Nhà nước
1 Bách Thảo
Hà Nội, Việt Nam
Thưa ông Thủ tướng,
Tôi được biết về sự gia tăng đáng báo động về những việc bắt giữ tùy tiện ở quốc gia của ông trong năm qua. Gần đây nhất là việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ bền bỉ và cũng là nhà Toán học, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vào ngày 17 tháng 4 năm 2012. Được biết rằng không có chứng cớ gì để buộc tội Tiến sĩ Quân, ông vẫn còn bị giam giữ mà không bị buộc tội, không được tiếp cận với luật sư và không được gia đình thăm viếng. Vợ của ông, bà Ngô Hương Mai và hai con đang mòn mỏi trông chờ ông được trả tự do ngay. Là thành viên của Đảng Việt Tân không phải là một lý do để bị bỏ tù.
Tôi xin được nhắc nhở ông rằng việc tống giam như vậy vi phạm Công ước Quốc tế về Dân sự và Quyền chính trị cũng như bản Tuyên bố Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Tôi xin được nhắc ông thêm một lần nữa về phiên tòa và sự kết án gân đây của 4 trong số 17 người Công giáo và Tin lành. Tôi kinh ngạc khi được biết Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Hoàng Phong đã bị kết án vào ngày 14 tháng 5 năm 2012 trong một phiên tòa kín với điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước". Tôi cũng xin lưu ý về 13 người còn lại; Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Trần Vũ Anh Bình, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, và Lê Văn Sơn. Tất cả những người này đã bị bắt giữ tùy tiện và không có luật sư đại diện kể từ khi bị bắt giam lần đầu vào ngày 30 tháng 7 năm 2011.
Tôi rất thất vọng khi tiếp tục nhận tin tức về các vụ bắt bớ tùy tiện vẫn đang tiếp diễn. Theo các tổ chức nhân quyền, những nhà hoạt động trẻ này là những blogger có tiếng tăm, những nhà hoạt động cộng đồng, và là những giáo dân sùng đạo. Theo các nguồn tin từ gia đình, lệnh bắt giam của họ không hề được thông báo chính thức hoặc được giải thích lý do.
Tôi yêu cầu chính phủ của ông cung cấp cho những người bị giam giữ sự bảo vệ mà Công Ước đảm bảo. Tôi yêu cầu họ được tiếp xúc không hạn chế với các luật sư, được gia đình và bạn bè thăm viếng, và rằng sức khỏe và sự an toàn của họ được đảm bảo.
Tôi vẫn luôn quan ngại về những trường hợp khác đang diễn ra đã không được Chính phủ của ông giải quyết một cách thuận lợi, mặc cho mối quan tâm quốc tế. Tôi đang nói đến các nhà bảo vệ nhân quyền nổi bật như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Công Định, Mục sư Dương Kim Khải, Vi Đức Hồi, blogger Điếu Cày, nhạc sĩ Việt Khang, và còn nhiều người khác nữa.
Chúng tôi kêu gọi ông hãy ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền này và đưa họ về lại với gia đình và cộng đồng của họ.
Cảm ơn cho sự quan tâm của ông.
Trân trọng
Ian M Britza MLA
Dân biểu Quốc hội Tây Úc
PDF - 1.3 Mb
Thư DB Ian Brtiza gửi đến Nguyễn Tấn Dũng

2012/06/25

Ngôi sao hy vọng của dân tộc Miến Điện


Valentin Flauraud – Hoàng Trường

Trong thời gian gần đây, song song với những chuyến công du đến Thái Lan bà Aung San Suu Kyi cũng đến những quốc gia Tây phương như Thụy Sĩ, Pháp, Anh và Na Uy, nơi bà được trao tặng giải thưởng Nobel Hoà Bình cao quý vào năm 1991 mà không có cơ hội đi nhận. Bà được chính giới và công luận đón nhận như một ngôi sao chiếu sáng trên nền trời nhân bản, như một biểu tượng của tự do dân chủ. Bà được ví như là một Mandela của dân tộc Miến Điện.
Thật vậy, Bà Suu Kyi không chỉ là một biểu tượng cho khát vọng dân chủ của dân tộc Miến Điện mà còn là một thách thức đối với những lãnh đạo quân phiệt Miến đã nắm quyền cai trị đất nước này hơn nửa thế kỷ qua.
Như tiền định, bà Suu Kyi là hiện thân của niềm hy vọng của dân tộc Miến Điện từ khi mới sinh ra. Cha của Bà, ông Aung San, người thành lập quân đội Miến khi nước này còn là một thuộc địa của Anh, là một anh hùng dân tộc. Ông Aung San bị sát hại vào năm 1947 khi Bà Suu Kyi mới 2 tuổi.
Năm 1962, khi bà Suu Kyi mới 17 tuổi, xẩy ra cuộc đảo chính của quân đội thiết lập một chính thể quân phiệt tại Miến Điện.
Bà Suu Kyi đi du học ở Ấn Độ và thành hôn với tiến sĩ Michael Aris và sống ở Anh Quốc với chồng con. Vào năm 1988, 26 năm sau, nhân dịp trở về Miến Điện để thăm viếng người mẹ hấp hối, bà Suu Kyi bị lôi cuốn vào phong trào đòi dân chủ của người dân Miến.

2012/06/23

Tù cải tạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bắc Hàn


Blaine Harden

Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn. (DienDanCTM)

Quằn quại vì đói và bạo tàn, Shin In Geun đã phản bội người mẹ và rồi nhìn bà bị treo cổ.
JPEG - 15 kb
Shin In Geun, người tù đào thoát khỏi ngục tù cải tạo Bắc Hàn.
CHÍN NĂM SAU khi nhìn cảnh mẹ bị treo cổ, Shin In Geun chui luồn qua hàng rào điện bao quanh Trại Tù 14 và chạy xuyên qua tuyết vào vùng hoang dã Bắc Hàn. Đó là ngày 2 tháng giêng năm 2005. Trước đó, không có ai sinh ra trong một nhà tù chính trị Bắc Hàn đã trốn thoát khỏi trại tù. Theo những gì có thể xác định được thì Shin là người độc nhất làm việc đó. Khi đó anh 23 tuổi và không quen biết một ai bên ngoài trại tù. Trong vòng một tháng, anh đã đi bộ tới Trung Quốc. Trong vòng hai năm anh sống ở Nam Hàn. Bốn năm sau, anh sống ở miền nam California.
Shin ở cùng lứa tuổi với Kim Jong Un, người con thứ ba mập mạp của Kim Jong Il, là người lãnh đạo thừa kế của người cha khi ông ta qua đời năm 2011. Shin đã được sinh ra là một nô lệ và lớn lên bên trong hàng rào kẽm gai điện cao thế. Bà mẹ thường hay đánh đập anh và anh coi người mẹ như là đối thủ về thực phẩm. Cha anh, được những người canh gác cho phép ngủ với mẹ anh năm đêm trong một năm, thì không quan tâm gì tới anh. Người anh lớn đối với anh là một người xa lạ. Những đứa trẻ trong trại tù đều không đáng tin cậy và hay bắt nạt. Điều đầu tiên mà Shin học được là làm sao để tồn tại bằng cách chỉ điểm tất cả những đứa khác. Những từ ngữ như tình yêu, lòng nhân đạo, gia đình đều là vô nghĩa.

Một hội thảo giành lại sự thật cho VNCH


Tâm Việt - Việt Báo

Hai ngày 11 và 12 tháng Sáu vừa qua, Viện Đại-học Cornell đã tổ-chức một cuộc hội-thảo thật ý nghĩa, quy tụ 10 diễn-giả gốc từ miền Nam Việt-nam và gần 50 giáo-sư người Hoa-kỳ đang giảng dạy về Việt-nam (và chiến-tranh VN) trên khắp nước Mỹ, Canada và Pháp.
Những tiếng nói bị lãng quên
Cuộc hội-thảo hai ngày mang tên “Voices from the South” (“Những tiếng nói từ miền Nam”) là một nỗ lực của Giáo-sư Sử-học Keith W. Taylor, khoa-trưởng Khoa Á-đông-học tại Cornell, nhằm đem lại một vài sự thực bị lãng quên/xuyên tạc trong mấy chục năm qua. Mở đầu buổi hội-thảo vào sáng thứ Hai, 11/6, G.S. Taylor cho rằng những người viết về lịch-sử VN và chiến-tranh VN trong hàng chục năm qua đã không mấy quan tâm đến những tiếng nói của miền Nam VN, nhất là của thời Đệ-nhị Cộng-hoà. Thì đây, cuộc hội-thảo này sẽ nhằm khoả lấp được phần nào những thiếu sót của sử-học về VN trong hàng chục năm qua. Nếu trong tiếng Anh đã có những sách viết về thời Đệ-nhất Cộng-hoà của Tổng-thống Ngô Đình Diệm thì những sách viết về thời Đệ-nhị Cộng-hoà (1967-1975) phải nói là rất hiếm, gần như không có.
Vì những lý-do trên, cuộc hội-thảo đã mời một số nhân-chứng cuối cùng của thời Đệ-nhị Cộng-hoà để cho họ có thể giúp ta nhìn lại vấn-đề một cách chính-xác hơn.
Được tài-trợ bởi một ngân-quỹ của sáng-hội Einaudi, cuộc hội-thảo đã cho các tham-dự-viên cơ-hội nghe một số tiếng nói của những người đã thực-sự đóng những vai trò đáng kể trong giai-đoạn 10 năm sau cùng của Việt-nam Cộng-hoà.
JPEG - 54.2 kb
Tấm hình 11 người diễn thuyết tại University Cornell Symposium các ngày 11-12 June 2012. Từ trái qua phải, các ông: Nguyễn Đức Cường, Lữ Lan, Trần Văn Sơn, Trần Quang Minh, Trang Sĩ Tấn, Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhã, Phan Quang Tuệ, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Kỳ Thoại.

2012/06/19

Tại sao cứ nhất định đàm phán song phương với Trung Quốc


Lê Vĩnh - Phan Nhật Bình

Việc Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vừa khai trương trang mạng bằng tiếng Tàu ngày 19/6/2012 đang làm nhiều người bực tức và thắc mắc. Ngay cả nếu một ban ngành liên quan đến ngoại giao hay tuyên truyền mở trang tiếng Tàu như vậy trên đất Việt thì đã là chuyện quá quái gỡ. Nay giới lãnh đạo lại mở riêng một trang tiếng Tàu của quân đội Việt Nam thì để phục vụ thật sự cho mục tiêu gì?
Để tìm câu trả lời, có lẽ phải bắt đầu bằng việc lùi về 2 tuần trước đó. Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia, Đại tướng Phùng Quang Thanh hôm 29/5 tuyên bố: “Tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kềm chế”. Lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trong bối cảnh suốt những năm vừa qua Trung Quốc ngày càng tạo thêm những căng thẳng trên Biển Đông, có vẻ muốn đưa ra một lời khuyên nhủ có lý có tình cho các bên đang tranh chấp. Tuy nhiên, nếu đi sâu thêm vào vấn đề Biển Đông nói riêng, và vào những mối quan hệ khác giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, thì người ta sẽ thấy thêm những thông điệp quan trọng khác qua những khuyên nhủ “có lý có tình” vừa kể của tướng Phùng Quang Thanh, hay đúng hơn là của đảng Cộng Sản Việt Nam về các vấn đề Việt – Trung.

Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế lần 3 tại Hán Thành, Nam Hàn


BBT-WebVT

Vào các ngày 22-24 tháng 6 sắp tới, Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế Lần 3 sẽ diễn ra tại Đại học Yonsei, Hán Thành, do Trung Tâm Đông-Tây (East-West Center) đứng ra tổ chức. Chủ đề lần này sẽ là: “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương”.
Hội Nghị sẽ quy tụ trên 300 phóng viên và chuyên gia truyền thông, đến từ khoảng 30 quốc gia để trao đổi về những vấn đề trong vùng cũng như những thách đố và xu hướng chung của ngành truyền thông qua lăng kính các phương tiện truyền thông hiện đại.
Đại diện Đảng Việt Tân tham dự Hội Nghị là ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng, và cô Nguyễn Trinh. Ông Đỗ Hoàng Điềm sẽ trình bày về tình trạng các bloggers và các nhà vận động mạng đang càng ngày càng bị kiểm soát ngặt nghèo hơn tại Việt Nam. Cô Nguyễn Trinh sẽ trình bày về ảnh hưởng của sinh hoạt mạng xã hội lên các tổ chức phi chính phủ và chính quyền các quốc gia.
Trung Tâm Đông-Tây, có trụ sở chính tại Honululu, Hawaii, là một tổ chức chuyên về giáo dục và nghiên cứu, được thành lập bởi Quốc Hội Hoa Kỳ vào năm 1960 để thắt chặt mối quan hệ và tạo sự cảm thông giữa các quốc gia tại Á Châu, Thái Bình Dương và Hoa Kỳ.
Diễn tiến Hội Nghị sẽ được cập nhật và loan tải tại trang nhà của Trung Tâm Đông-Tây.
BBT-WebVT

Công an lại xua du đảng bạo hành tôn giáo


GPVO

Một vụ đàn áp giáo dân tại giáo điểm Quỳ Châu, hạt Phủ Quỳ, Giáo phận Vinh
GPVO - Vào lúc 7 giờ sáng ngày 11/06/2012, tất cả các linh mục trong hạt Phủ Quỳ cùng giáo dân trên địa bàn huyện Quỳ Châu và bà con láng giềng tập trung về gia đình ông Nguyễn Văn Vị thuộc Bản Bình 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu để cùng dâng Thánh Lễ cầu bình an cho gia đình nhân dịp vừa hoàn thành ngôi nhà mới.
Khi các linh mục và giáo dân tập trung tại nhà ông Nguyễn Văn Vị, về phía chính quyền địa phương có công an huyện Quỳ Châu, công an xã Châu Bình và đại diện một số Ban ngành của xã Châu Bình, cụ thể là bà Đài Duệ - trưởng hội phụ nữ xã Châu Bình; bà Phong - chủ tịch mặt trận xã Châu Bình; ông Bứng - già làng; ông Phòng; ông Sách là dân bản và một số người khác đến gia đình ông Vị quan sát và đề nghị gia đình không được tổ chức mừng lễ thánh Antôn, nhưng ông Nguyễn Văn Vị, chủ nhà nói, chúng tôi không tổ chức mừng lễ thánh Antôn mà chỉ mời các Cha lên mừng tân gia – dâng thánh lễ cầu bình an cho gia đình. Lúc đó, bà Phong - chủ tịch mặt trận xã Châu Bình yêu cầu gia đình tháo gỡ băng rôn (băng rôn này đã được treo trước để Mừng Lễ Thánh Antôn, tờ trình gửi huyện Quỳ Châu, xin cử hành vào ngày 13/6/2012), thì mới được dâng Thánh Lễ. Gia đình ông Nguyễn Văn Vị cùng Ban hành giáo đồng ý tháo gỡ băng rôn.

Đấu tranh công khai & bán công khai


Blogger Đinh Tấn Lực

Tám mươi năm trước, tháng 7/1936, ủy viên BCH Quốc Tế Cộng Sản Lê Hồng Phong triệu tập một buổi họp tại HongKong, triển khai Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản để thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, khởi động một phong trào quần chúng công khai đấu tranh với thực dân Pháp, yêu sách đòi tự do dân chủ và đời sống áo cơm, lấy tên là Phong Trào Đại Hội Đông Dương.
Đến tháng 9/1936, riêng Nam Kỳ thiết kế 600 ủy ban hành động của nhiều thành phần quần chúng. Kết quả vào cuối năm 1936 là 361 cuộc bãi công, quy mô nhất là cuộc đình công của ba vạn công nhân mỏ than Hồng Gai-Cảm Phả. Pháp phải trả tự do cho 1532 tù chính trị.
Đầu năm 1937, hai vạn công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn biểu tình đón phái viên của Pháp sang thẩm định tình hình Đông Dương, với những khẩu hiệu: Hoan nghênh Mặt trận nhân dân Pháp; đòi tự do dân chủ, tự do lập hội, thi hành luật lao động, bỏ thuế thân, toàn xá chính trị phạm… Mặt khác, bên trong, là việc thành lập những Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên phản đế, Hội cứu tế bình dân… thậm chí, các Hội cấy lúa, Hội lợp nhà… để đoàn ngũ hóa hàng triệu người vào những mục tiêu phúc lợi cụ thể.

Hôm nay máu nông dân Văn Giang lại đổ!


Nguyễn Xuân Diện

Sáng nay, dưới sự bảo kê của đám xã hội đen được Vihajico thuê, máy móc thi công của Việt Hưng đã tiếp tục lấn chiếm, xúc phá ruộng của bà con xã Xuân quan.
Nông dân đã thông báo cho nhau biết và ra ruộng giữ ruộng đất của mình, máy móc thi công của doanh nghiệp sau khi đã đào múc được một đoạn mương đã phải bỏ chạy khi bà con kéo ra. Nông dân giữ lại một máy tại hiện trường và yêu cầu san trả lại mương do chúng múc trộm. 
Dân lại phải kéo nhau ra giữ đất.

Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?


Iris Vinh Hayes

Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc? Tại Sao Dân Tộc Cần Được Giải Phóng? Và Giải Phóng Dân Tộc Khỏi cái Gì? (bài 2)
Khi hát (hay nghe) bài Quốc Ca của Việt Nam hôm nay, với những lời “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước... Đường vinh quang xây xác quân thù,” có bao giờ nhân dân Việt Nam tự hỏi chính mình: cờ in máu chiến thắng có thực sự mang hồn nước của dân Việt, có thực sự là hồn nước của người Việt? Con đường xây bằng xác quân thù có thực sự là con đường vinh quang của nước Việt?
Khi hát (hay nghe) “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành, toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình,” trong bài Quốc Tế Ca, nhân dân Việt Nam có nhận ra chăng ĐCSVN, nói riêng và ĐCS trên khắp thế giới nói chung, đã khơi dậy sự hận thù cao độ qua cái gọi là “đấu tranh giai cấp” và rồi lợi dụng máu xương của tất cả mọi người chỉ nhằm thỏa mãn một khát vọng cực kỳ thấp hèn là “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” chứ chẳng phải cho một lý tưởng sáng ngời nào cả? Nói một cách khác, nó chỉ là khát vọng ăn cướp tài sản của người khác. Một sự thật trần trụi không che dấu!
Quá khứ đã đầy những bất hạnh. Tương lai của đất nước và dân tộc, nếu không có một sự thay đổi triệt để và toàn diện, chắc chắn cũng sẽ đầy bất hạnh. Lý do? Vì sự chiêu cảm của cái hồn nước đầy máu tanh, của cái con đường xây bằng xác người và của cái khát vọng cướp giật mà ĐCSVN và nhân dân Việt Nam đã chọn. Những gì tệ hại đang diễn ra trên đất nước hôm nay không nằm ngoài quy luật nhân quả, quả bất thiện sinh ra từ cái nhân bất thiện.

2012/06/14

Ước làm người Tàu trên đất Việt!


Hà Sĩ Phu

Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Bắc Son vừa khẳng định Việt Nam không cho phép ra báo chí tư nhân. Thấy vậy, cứ tưởng rằng nhà nước ta còn quyết một bề “vô sản chuyên chính”. Nhưng không phải thế, theo một bản tin của báo Người lao động ngày 13/6/2012 thì chỉ sau một vài động tác làm xiếc, cuối cùng một tư nhân Trung Quốc đã “chiếm lĩnh truyền hình cáp Quy Nhơn”, thậm chí có thể “sản xuất chương trình” (!), làm những việc mà chính Trung tâm Truyền hình cáp Quy Nhơn cũng không được phép!
Sự nhạy cảm chính trị "bậc thầy" của một Đảng Cộng sản biến đâu mất, hay đã dùng để ứng phó với dân chúng hết rồi? “Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong” nơi nhân dân ư?
Xâu chuỗi một loạt các sự kiện cùng tính chất như vụ bauxite Tây Nguyên, cho "thuê" đất rừng ở vùng biên giới nhạy cảm, cho "doanh nhân" Trung Quốc "nuôi cá" ở cảng Cam Ranh… vân vân, thì một đầu óc đui mù cũng phải bật lên hai chữ: TRUNG QUỐC! Mà Trung Quốc là ai? Xin thưa chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đây là “kẻ thù truyền kiếp” chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta! Điều này cả thế giới đều biết, người Việt Nam nào cũng từng biết, chẳng lẽ chỉ những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay (từ bộ trưởng trở lên) lại bỗng dưng không biết?

Trời bằng vung... made in China


Ngô Quảng - DienDanCTM

Nếu so sánh với các nước trong vùng Đông Nam Á thì hiện nay sức mạnh quân sự của Philippines còn thua nhiều nước, nhưng quốc gia này vẫn đã và đang đương đầu chống lại bá quyền Bắc Kinh đang xâm lấn biển đảo của họ với một thái độ rất dứt khoát, quyết không để mất một tất đất, tất biển vào tay Trung quốc. Điển hình là việc Philippines chiến đấu bảo vệ tới cùng không để Trung quốc chiếm bãi cạn Scarborough của họ.
Người Phi gọi bãi cạn Scarborough là bãi Panatag. Bãi này cách tỉnh Zambales của Phi chừng 124 hải lý, trong khi đó cách đảo Hải Nam của Trung quốc hơn 550 hải lý. Chưa cần nói đến những tài liệu lịch sử dẫn chứng, chỉ nhìn về mặt địa lý đã thấy rõ ràng bãi cạn Scarborough là lãnh thổ bất khả xâm của Philippines. Vì chưa chiếm được bãi này nên bá quyền Bắc Kinh căm lắm, tìm đủ mọi cách "đánh võ mồm".
Việc nhà nước Bắc Kinh chỉ thị cho truyền thông của họ đánh xà láng Philippines là chuyện chẳng có gì đáng nói, nhưng người ta quá đỗi ngạc nhiên khi nghe ông Đới Bỉnh Quốc — Ủy viên Quốc vụ viện, người nắm quyền lực về Ngoại giao của Trung quốc trên cả Ngoại trưởng — phát biểu như một anh du đãng tại buổi họp của Hiệp hội Đối Ngoại Thân hữu Nhân dân Trung quốc vào cuối tháng 5/2012 ở Bắc Kinh: "Một nước nhỏ như Philippines tốt nhất là đừng giỡn mặt với Trung quốc!".

Lại khen theo kiểu ban tuyên giáo


Hoàng Tứ Duy

BBT WebVT: Vào ngày 7/6/2012, tờ Asia Times Online đà đăng một bài viết của độc giả đóng góp, sau đó bài này được chuyển sang Việt ngữ. Để tránh những hiểu lầm không cần thiết, Đảng Việt Tân đã trả lời Asia Times Online như sau:
Thư gởi Ban Biên Tập Báo Asia Times Online
Cây bút Adam Boutzan đã viết một lời khen trá hình để tấn công Đảng Việt Tân khi cột chúng tôi với một bản tường trình tình báo mà ông ta cho là của nhà nước Việt Nam liên quan đến những âm mưu diễn biến hòa bình của Hoa Kỳ.
Mặc dù chúng tôi cám ơn ông Boutzan đã cho rằng Việt Tân có "khả năng ngụy tạo và quảng bá" loại tài liệu như thế, nhưng chúng tôi hoàn toàn không có liên hệ gì đến chiến dịch thông tin giả mà ông ta tưởng tượng đó.
Những giả thuyết âm mưu hậu trường luôn rất ăn khách, nhưng ngành báo chí chuyên nghiệp đòi hỏi loại tường thuật mang nhiều tính trách nhiệm hơn.
Chưa cần xét đến tính xác thực của cái gọi là tài liệu tính báo đó, tôi đã có thể nói chắc rằng những thay đổi dân chủ tại Việt Nam không cần đến sự "thúc đẩy" từ Hoa Kỳ. Những đổi thay thực sự tại Việt Nam – một khi xảy ra – sẽ đến từ nỗ lực của chính người dân Việt Nam.
Hoàng Tứ Duy
Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân