Lê Quốc Trinh
Cả tuần nay nín thở theo dõi tin tức về chuyện nứt nẻ của đập thuỷ điện Sông Tranh (Quảng Nam), tôi cảm thấy có chuyện gì bất ổn giấu giếm bên trong công trình đồ sộ tốn kém nhưng chứa đầy nhiều nguy cơ cho dân chúng miền Trung sống dưới hạ lưu.
Trong khi chờ đợi báo cáo chính thức của Nhà Nước, tôi xin mạn phép nêu lên đây vài điểm quan ngại của một kỹ sư cơ khí, sống và làm việc trong công nghiệp xây dựng tại Bắc Mỹ. Theo thông tin sơ khởi tôi lượm lặt được từ nhiều nguồn trên báo Mạng trong nước, đập thuỷ điện Sông Tranh do cty Nhà Nước EVN đứng ra chủ trì xây dựng gần làng Trà My tỉnh Quảng Nam, có sức chứa hơn 750 triệu mét khối nước. Con đập chính, nơi thoát nước chứa nhiều tổ máy phát điện, có chiều cao 96m, dài 640m là nơi phát hiện nhiều vết nứt quan trọng từ mấy tuần qua. Quan sát bức ảnh chụp tại chỗ của đoàn thanh tra cho thấy hai chỗ nước chảy liên tục xối xả như suối ở hai bên đập chính, và không xa lắm vài vết nứt xuất hiện nước phun lên thành vòi cao hơn cả thước. Bao nhiêu hình ảnh đó khiến tôi càng thêm lo ngại cho số phận của hàng chục ngàn hộ dân vùng hạ lưu, nếu đại hoạ xảy ra. Tôi xin nêu ra đây vài nhận xét có tính khoa học kỹ thuật tổng quát:
1)- Ở vài chỗ, nước phun lên thành vòi cao cả thước, chứng tỏ áp xuất nước rất cao, có nghĩa vết nứt nẻ đang lan dần xuống sâu (càng sâu thì áp lực Archimede càng mạnh). Với áp xuất cả trăm psi (lb/in2) làm sao mà hoá chất ximăng nào có thể trám từ bên ngoài chịu đựng cho thấu?
3)- Phương pháp dùng máy khoan đục lỗ tròn để chận vết nứt lan toả thêm, theo thiển ý, có lẽ không mấy hiệu nghiệm. Tôi là kỹ sư cơ khí đã từng sử dụng phương pháp này để sửa chữa những lò nung kim loại trong kỹ nghệ luyện kim (đường kính lò 4m, dài 30m) khi vết nứt nẻ xuất hiện. Lỗ khoan xuyên qua lớp thép dày 15mm chính là để giải toả sự ức chế (stress, contrainte) bên trong kim loại, không cho nó tiếp tục rạn nứt thêm. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời để tránh nguy cơ đổ vỡ trước mắt. Đập thuỷ điện là một khối bêtông cốt sắt dày cả chục thước, làm sao khoan xuyên qua bề dầy đó để giảm stress cho được. Khó hiểu thật!
4)- Nếu nhà thầu thật tình muốn trám bịt lỗ rò, thì có lẽ phương án hiệu quả nhất là cho thợ lặn mang đủ thiết bị an toàn và dụng cụ hiện đại, lặn sâu bên trong con đập rồi trám (ximăng epoxy chẳng hạn) ngay những vết nứt (nếu phát hiện được). Bởi vì áp xuất nước bắt nguồn từ bên trong đập. Đây mới chỉ là ý tưởng cấp thời của dân cơ khí, thiết tưởng kỹ sư công chánh biết rõ hơn tôi nhiều, họ có thể cung cấp thêm nhiều dữ liệu và phưong án tu sửa hiệu quả nhất. Tôi tin vậy.
Trong khi chờ đợi các chuyên gia trong nước cho ý kiến tôi chỉ muốn nêu lên vài nhận xét tổng quát để chia sẻ nỗi lo âu với người dân trong nước, tuyệt nhiên không dám "múa rìu qua mắt thợ". Sực nghĩ đến "đường hầm Thủ Thiêm" mới khai trương hồi cuối năm 2011, cũng từng bị phát hiện thấm nước trước và sau khi hạ thuỷ hợp long (2010), tôi đành chấp tay cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho người dân VN tai qua nạn khỏi.
Lê Quốc Trinh, kỹ sư cơ khí
Canada (23/03/2012)
Canada (23/03/2012)
- Hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được phép.
- Tại các vị trí công nhân thi công trám, bịt ở phía hạ lưu đập chính thuỷ điện Sông Tranh 2, từng dòng nước tiếp tục bắn ra thành “vòi rồng” với cường độ mạnh.
- Nước chảy xuyên qua thân đập với cường độ mạnh như dòng suối. Ảnh: Thanh Trà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét