Đọc TRUNG QUỐC: SIÊU CƯỜNG MONG MANH
(China: Fragile Superpower)
Của Nữ Tiến Sĩ Susan L. Shirk
- Ông Lý Thái Hùng
Lời Mở Đầu: Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF vào năm 2009, nền kinh tế của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với GDP là 14.26 ngàn tỉ Mỹ Kim; đứng thứ hai là Nhật Bản với 5.07 ngàn tỉ Mỹ Kim và Trung Quốc xếp ở vị trí thứ ba với 4.91 ngàn tỉ Mỹ Kim. Tuy nhiên, theo tin tức thì trong Quý II năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và với mức tăng trưởng của Trung Quốc tới 10%/năm trong khi kinh tế của Nhật chỉ tăng ở mức 2-3%/năm nên có nhiều triển vọng kinh tế Trung Quốc sẽ đứng hàng thứ hai thế giới trong năm 2010.
Tuy có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là nước nghèo. Lợi tức bình quân đầu người Trung Quốc là 3.000 Mỹ Kim trong khi người Nhật Bản là 37.800 Mỹ Kim/năm. Điều này cho thấy là kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản chỉ mang tính biểu tượng về con số chứ không có ý nghĩa về thực chất. Chính điều này, các nhà nghiên cứu đã cho rằng sự phát triển của Trung Quốc không bền vững và rất mong manh. Tại sao như vậy? Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết của tác giả Lý Thái Hùng về tập sách: "Trung Quốc - Siêu Cường Mong Manh" của Tiến sĩ Susan L. Shirk, Giáo sư Đại Học San Diego, Tiểu Bang California, Cựu Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách quan hệ Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2000.
Ban Biên Tập Trang Web Việt Tân.
I- Dẫn Nhập:
- Susan L. Shirk và sách "Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh"
Trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 có khoảng non 250 đầu sách viết về Trung Quốc của các tác giả Phương Tây. Những đầu sách này chia ra làm ba loại: 1/ Những sách viết về sự phát triển kinh tế và vị trí cường quốc của Trung Quốc trong những năm trước mặt. 2/ Những sách phân tích về sức mạnh quân sự và các chính sách bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21; 3/ Những sách viết về các vấn đề xã hội, chính trị, sắc tộc mà Trung Quốc đang phải đối phó và có nguy cơ đe dọa sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong ba loại đầu sách nói trên có thể nói đa số các học giả bỏ thời giờ nghiên cứu và viết nhiều về tình hình phát triển kinh tế vượt bực của Trung Quốc. Rất ít đầu sách phân tích về mặt tiêu cực và những khó khăn mà Trung Quốc đang đối diện. Đây cũng là điều dễ hiểu vì sự phát triển của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua, kể từ năm 1978 đã thu hút hầu hết sự chú mục của các chuyên gia quốc tế về một “kỳ tích phát triển” của thế giới đang trổi dậy, sau “kỳ tích phát triển Nhật Bản” vào thập niên 60 của Thế Kỷ 20.
Trong rừng sách ca tụng sự thành công của Trung Quốc, tác phẩm China: Fragile Superpower: How China’s Internal Polictics Could Derail its Peaceful Rise (Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh. Làm thế nào mà nội tình chính trị Trung Quốc có thể làm trật đường rầy trong sự trổi dậy Hòa Bình của Trung Quốc) của nữ Tiến Sĩ Susan L. Shirk ra đời đã gây một sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Mặc dù tác phẩm đã xuất bản từ giữa năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn còn được độc giả đón nhận một cách rộng rãi. Lý do là vì những nội dung phân tích trong tập sách này đã được chứng nghiệm là đúng xuyên qua những biến chuyển tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Nữ Tiến Sĩ Susan L Shirk là một học giả về Trung Quốc. Bà đã viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1971, trong nhóm 15 sinh viên tốt nghiệp đại học do lời mời của chính phủ Trung Quốc. Năm 1997 bà vào làm việc trong chính quyền Tổng thống Clinton với chức vụ là Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách về các vấn đề bang giao với Trung Quốc. Tác giả đã rời Bộ ngoại giao vào năm 2001 và trở về giảng dạy tại Đại học San Diego Hoa Kỳ từ năm 2006 cho đến nay.
Tác giả cho biết, khi vào làm việc trong chính quyền Clinton vào năm 1997, trong đầu bà luôn luôn ám ảnh nỗi bồn chồn về một cuộc chiến có thể bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì một năm trước đó, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đã gườm nhau về chuyện Đài Loan. Lúc đó, Trung Quốc đang tiến hành nhiều cuộc tập trận cỡ lớn, thử nghiệm hỏa tiễn trong vùng biển bên ngoài các hải cảng của Đài Loan. Mục tiêu của Trung Quốc là biểu lộ sự giận dữ của họ đối với việc Hoa Kỳ đã mời ông Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan đến viếng thăm trường đại học Cornell – nơi ông Lý Đăng Huy đã tốt nghiệp - để diễn thuyết. Đối với Bắc Kinh, việc Hoa Kỳ cho phép ông Lý Đăng Huy đến Mỹ - dù bất cứ lý do gì – đã coi như “công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập” vi phạm điều mà Hoa Kỳ đã cam kết với Trung Quốc coi Đài Loan chỉ là một đảo nhỏ của Trung Quốc mà thôi.Công việc chính của Tác giả trong chính quyền Clinton là cải thiện và tạo nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ Trung - Mỹ. Để làm tốt điều này, Tác giả cho biết là đã dành khá nhiều thì giờ quan sát và tìm hiểu những đối phó của lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề bên trong nội bộ của đảng và nhà nước. Khác với Hoa Kỳ, những lãnh tụ Trung Quốc rất quan tâm đến những diễn biến chính trị nội bộ mà họ gọi là “an ninh chính trị” ở bên trong. Theo bà, sự thay đổi chính trị nội bộ ở các quốc gia Phương Tây là điều bình thường; nhưng đối với Trung Quốc - nếu sự thay đổi vượt qua tầm kiểm soát của họ - nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng Cộng sản, mà quan trọng hơn là chính gia đình và thân nhân họ có thể sẽ mất tất cả.
Dựa theo kinh nghiệm, Tác giả cho rằng lãnh đạo Bắc Kinh thiếu an ninh chính trị (political insecurity) rất trầm trọng. Biến cố Thiên An Môn vào năm 1989 là một bài học xương máu cho họ. Theo Tác giả, mặc dù các lãnh tụ Bắc Kinh trông như những gã khổng lồ đối với chúng ta từ thế giới bên ngoài do sự thành công to lớn về mặt phục hồi kinh tế, quân đội và sức mạnh chính trị kể từ khi tung ra chính sách hiện đại hóa vào năm 1978; nhưng các lãnh tụ Bắc Kinh cảm thấy như những đứa trẻ đang sợ hãi, cố gắng một cách tuyệt vọng để bám giữ vị trí tột đỉnh trong xã hội từ những dao động của sự thay đổi kinh tế.
Những nhận xét nói trên đã là nội dung chính của tập sách Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh, mà nữ Tiến sĩ Susan đã đúc kết từ những kinh nghiệm làm việc và trao đổi với các quan chức Trung Quốc. Theo Tác giả, các lãnh tụ Trung Quốc cảm thấy thiếu “an ninh chính trị” vì những lý do:
... lãnh đạo Bắc Kinh thiếu an ninh chính trị (political insecurity) rất trầm trọng
Trước hết, những người như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Giang Trạch Dân chỉ giỏi về tổ chức; nhưng chẳng có một chút gì quyến rũ, hấp dẫn ở trong đảng, so với quá khứ hào hùng của thế hệ họ Mao, Đặng, Chu. Họ cũng nhận ra rằng, sau 30 năm cải tổ kinh tế và mở cửa đã làm đảo lộn “xã hội chuyên chính” và tạo ra những thách đố chính trị cho hệ thống cầm quyền cộng sản hiện nay. Đảng không còn khả năng theo dõi cũng như bị mất kiểm soát dân số. Hơn 100 triệu nông dân bỏ nông thôn đi vào thành phố kiếm sống. Ba phần tư lực lượng lao động làm việc ngoài hệ thống quản lý của đảng, còn gì là ý nghĩa của câu: “đảng là đại diện của giai cấp công nhân?”
Kế đến, lãnh tụ Bắc Kinh đã không còn khả năng kiểm soát thông tin như họ mong muốn mà phải chạy theo thị hiếu của người dân để tung ra hàng loạt sản phẩm tuyên truyền sao cho “coi được”. Đã hết rồi cái thời ai cũng phải đọc Nhân dân Nhật báo và xem tin tức lúc 7 giờ trên đài truyền hình đầu tiên. Hiện đã có trên 150 triệu người truy cập vào Internet để lấy thông tin từ các mạng mình muốn. Rất ít ai đọc báo và xem tin tức trên truyền hình. Vì thế mà trang mạng đã cạnh tranh nhau đưa tin và bài vở lên nhanh nhất hầu thu hút đông đảo số lượt người truy cập để câu quảng cáo. Vì thế, các lãnh tụ Bắc Kinh không còn đủ khả năng kiểm soát dân chúng tránh xa những bản tin “độc hại”.
- Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Sau cùng, sự phát triển kinh tế trong 30 năm qua, đưa Trung Quốc lên thành một trong vài nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là một kỳ tích của nhân loại; nhưng về căn bản Trung Quốc vẫn là quốc gia nghèo. Sự phân cực giàu nghèo trong xã hội hiện nay là một lo ngại lớn cho các lãnh tụ Bắc Kinh. Các lãnh tụ Bắc Kinh lo lắng sự phân cực giàu nghèo sẽ tạo ra sự xáo trộn trong xã hội là vì dân Trung Quốc tin rằng những ai giàu có, ăn trên ngồi trốc thường là những người không làm ăn lương thiện mà do tham nhũng, móc ngoặc. Trung quốc hiện có đến hàng chục trăm triệu người sống trong sự đói nghèo triền miên.
Các lãnh tụ Trung Quốc biết rất rõ sự phát triển bất cân xứng của xã hội Trung Quốc. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang cố gắng ngăn chận tình trạng xáo trộn do phân cực giàu nghèo gây ra bằng cách tung ra hàng loạt chính sách quan tâm đến việc nâng cao đời sống các hộ dân nghèo, với khẩu hiệu xây dựng Trung Quốc là “xã hội hài hòa”. Dù vậy, mặc cho mọi cố gắng theo kiểu tình thương cộng sản, chống đối của những người thất nghiệp và những nông dân bất mãn vẫn xảy ra hàng ngày. Cái lo sợ của lãnh tụ Trung Quốc là một ngày nào đó khối quần chúng bất mãn vì nghèo đói nắm tay được với những nạn nhân trong các vụ ô nhiễm môi trường đang lan tỏa trên toàn quốc vì những phát triển công nghiệp bừa bãi, tạo thành cơn địa chấn phản kháng sẽ mạnh gấp mấy chục lần biến cố Thiên An Môn năm 1989.
- Nông Dân Biểu Tình Đòi Trả Lại Ruộng Đất Bị Cướp Đoạt
Ngoài ra, theo Tác giả, một mối lo khác của các lãnh tụ Bắc Kinh là chủ nghĩa dân tộc đã trổi lên mạnh mẽ trong lúc Trung Quốc đang phục hồi sức mạnh của mình. Bắc Kinh rất lo ngại những phản ứng của quần chúng trước những yếu thế của họ đối với các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là những đối phó về các vấn đề Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chủ nghĩa dân tộc đã từng kích động lòng dân làm sụp đổ hai triều đại trước đó: Triều đại nhà Thanh (1644-1911) và Cộng hòa Trung Hoa (1911-1949). Cả hai triều đại đó đều sụp đổ do những cuộc nổi dậy của toàn dân, trong đó những thành phần nông dân và thành thị bất mãn vì những lý do nội bộ đã liên kết với nhau thành lực lượng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Những triều đại ấy sụp đổ bởi vì nhân dân thấy rằng họ quá yếu kém trong việc đối diện với sức ép bên ngoài. Các lãnh tụ Bắc Kinh không muốn tình trạng trên xảy ra cho họ và vì thế họ luôn luôn đi đầu trong chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc, nhất là khi đối kháng với Nhật và Hoa Kỳ.
Nỗi sợ hãi của các lạnh tụ Bắc Kinh về sự sống còn của họ và gia đình chính là nguyên nhân thúc đẩy cho tất cả mọi việc họ làm, trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Đây là điểm cốt lõi mà nữ tiến sĩ Susan, đã mô tả về cách hình thành thái độ của Trung Quốc đối với thế giới từ sự mong manh của chính nội tình Trung Quốc trong tác phẩm Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh.
II-Nội Dung:
Tập sách Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh đã được nữ Tiến sĩ Susan L. Shirk bắt đầu viết trong thời gian 2004-2005 khi đang nghiên cứu tại đại học Stanford, tiểu bang California. Tập sách dày khoảng 300 trang, có tất cả 9 chương:
Chương 1:
Mạnh Bên Ngoài Nhưng Mong Manh Bên Trong (Strong Abroad but Fragile at Home)
Mạnh Bên Ngoài Nhưng Mong Manh Bên Trong (Strong Abroad but Fragile at Home)
Đây là chương Tác giả mô tả những mâu thuẫn về hình dáng Trung Quốc đối với bên trong và bên ngoài. Tác giả cho rằng: những thay đổi đang tiến hành bên trong Trung Quốc đã mở ra một triển vọng lớn về hòa bình thế giới, nhưng do những tham vọng duy trì sự kiểm soát độc đoán về chính trị của các nhà lãnh đạo cộng sản sẽ có thể tạo ra những tình huống nguy hiểm hơn. Đó là lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt những nghịch lý đáng lo ngại. Quốc gia càng phát triển và càng phồn thịnh thì lãnh đạo cảm thấy không an tâm và bị nhiều thách đố. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày hôm nay dễ bị tan vỡ, chế độ độc tài rất sợ chính người dân của họ và có thể bị khuất phục để thỏa mãn những đòi hỏi của các chính phủ ngoại quốc. [1]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét