2010/07/19

19 Dân Biểu Hoa Kỳ viết thư cho Ngoại trưởng Clinton về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

Dân biểu Hoa Kỳ

Kính gửi Bà Hillary Clinton
Bộ Trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 202520
Thưa Bà Clinton,
Chúng tôi viết lá thư này gửi tới Bà trước dịp tham dự hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày từ 19 đến 23 tháng Bảy, năm 2010 tới đây và mong mỏi Bà có những biện pháp cấp thời liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là một dịp quan trọng không chỉ để đưa ra các quan ngại cấp bách đối với những nhà hoạt động dân chủ bị cầm tù, mà còn là dịp thực thi việc kết hợp các yếu tố nhân quyền vào cốt lõi các chính sách quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.
Những mong mỏi của Chính phủ Việt Nam hiện nay nhằm thu lợi từ quá trình toàn cầu hóa về kinh tế phải đi kèm với các nỗ lực tôn trọng nhân quyền. Việc thực hiện trao đổi thương mại nhưng lại tảng lờ các nền tảng công pháp quốc tế và tuân thủ những trách nhiệm căn bản về dân quyền và nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam chỉ sẽ cản trở sự phát triển của người dân Việt Nam. Việc tôn trọng nhân quyền phải được ưu tiên ngang hàng với sự phát triển của Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang giam cầm hàng trăm tù nhân mà “tội trạng” duy nhất của họ chỉ là đấu tranh một cách ôn hòa để đòi công bằng xã hội. Đặc biệt, chúng tôi quan ngại nhiều về trường hợp xoay quanh vụ bắt giữ nhà văn có tiếng và nhà đấu tranh dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, hiện vẫn đang bị tù tội. Nhà văn Thanh Thủy bị công an mật vụ hành hung và sau đó bắt giữ, nhưng thật trớ trêu, lại bị kết án ba năm rưỡi tù giam với tội danh “hành hung gây thương tích” hồi tháng Hai, 2010.
Trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy chỉ là một trong nhiều trường hợp trong đó việc tham gia vận động dân chủ bị đàn áp bằng tù tội. Chính quyền Việt Nam muốn mở nền kinh tế thị trường nhưng lại dập tắt tiếng nói của các công dân cương trực, cũng chỉ nhằm nắm giữ độc quyền chính trị.
Trong bài phát biểu biểu đầy ý nghĩa của bà hồi tháng Giêng về vấn đề tự do Internet, Bà đã đưa ra lời chỉ trích những nước “cai trị với các hình thức bưng bít”, đồng thời khuyến khích công dân mọi nơi hãy “thực thi quyền tự do ngôn luận bằng cách vượt thoát các hình thức kiểm duyệt chính trị”. Chúng tôi hoan nghênh bài phát biểu đó của Bà về Internet vì tình trạng kiểm duyệt và ngăn chặn tự do thông tin vẫn đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn Việt Nam.
Thực tế là có một Quyết định mới đây đòi hỏi mọi quán cà phê Internet và các cơ sở thương mại tại Hà Nội phải cài đặt chương trình phần mềm quản lý nội dung trong máy chủ của mình. Đây là chỉ dấu đáng báo động và chứng tỏ mối quan ngại của chúng tôi về sự đàn áp tinh vi và liên tục đối với những nhà đối kháng trên mạng. Tương tự như vậy, những tiếng nói bất đồng về chính sách phát triển quốc gia liên quan tới một dự án lớn khai thác quặng Bauxite nhôm đã gặp phải tình trạng là trang mạng liên hệ bị phá sập đi kèm với những sách nhiễu đe dọa, thậm chỉ bỏ tù.
Trong tình hình nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng đàn áp đối với các nhà hoạt động dân chủ và thực hiện những bước có tính toán để ngăn chặn phong trào tự do ngôn luận trên mạng, cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tuân thủ các luật quốc tế về nhân quyền.
Nay, với việc Bà sẽ tới Việt Nam, chúng tôi xin chân thành và hết sức mạnh mẽ đề nghị Bà hãy tận dụng cơ hội này để đưa ra các vấn đề sau với các đối tác Việt Nam của mình:
1. Yêu cầu thả tự do ngay lập tức cho các nhà đấn tranh dân chủ như Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, thả tự do chính thức và vô điều kiện cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, cùng với các nhà đấu tranh ôn hòa, các nhà hoạt động tôn giáo, các nhà dân báo và nhà bất đồng chính kiến mạng khác.
2. Đòi hỏi sự tự do truy cập tới mạng Facebook và các trang mạng xã hội tương tự và hủy bỏ Quyết định số 15 (*) - bắt buộc các điạ điểm sử dụng Internet phải cài đặt phần mềm ứng dụng để chặn các truy cập tới một số trang mạng nhất định và theo dõi hoạt động của người dùng.
3. Thực hiện một cuộc gặp gỡ với các nhà dân chủ hay thành viên gia đình của những nhà dân chủ đang trong vòng lao lý. Việc thăm gặp của Bà sẽ là nguồn động viên to lớn đối với các nhà đấu tranh và gia đình họ.
Với tư cách một thành viên đã ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (The International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR), Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng và thực thi các quyền dân sự và quyền chính trị của mọi người dân, trong đó bao gồm các quyền cơ bản - tự do ngôn luận, tự do truyền thông, bày tỏ chính kiến, tôn giáo, và tự do hội họp.
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm của Bà tới các vấn đề quan yếu nói trên. Chúng tôi mong mỏi được thảo luận thêm với Bà về các vấn đề này.
Trân trọng,
Howard Berman
DB Quốc Hội
Ileana Ros-Lehtinen
DB Quốc Hội
Loretta Sanchez
DB Quốc hội
Christopher Smith
DB Quốc hội
Zoe Lofgren
DB Quốc hội
Anh "Joseph" Cao
DB Quốc hội
Henry C. "Hank" Johnson
DB Quốc hội
Frank Wolf
DB Quốc hội
James Moran
DB Quốc hội
Michele Bachmann
DB Quốc hội
Sheila Jackson
DB Quốc hội
Daniel Lungren
DB Quốc hội
Michael Honda
DB Quốc hội
Dan Burton
DB Quốc hội
Maurice Hinchey
DB Quốc hội
David Wu
DB Quốc hội
Grace Napolitano
DB Quốc hội
Dana Rohrabacher
DB Quốc hội
Niki Tsongas
DB Quốc hội
PDF - 127.6 kb
19 Dân biểu Hoa Kỳ viết thư cho Ngoại trưởng Clinton về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét