2010/06/26

Đôi lời với Phạm Thanh Nghiên

Nguyễn Hiền

Tây Úc, ngày 19-06-2010
Kính gửi cô Phạm Thanh Nghiên,
Tôi là một người Việt đã vượt biển tìm tự do, thoát khỏi ách độc tài cộng sản Việt nam, nhưng tôi luôn tha thiết đến vận mệnh dân tộc, chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
Tôi vô cùng cảm phục tấm lòng của cô đối với những điều tôi hằng quan tâm mà chưa thể hiện bằng hành động cụ thể như cô đã làm.
Vì ngưỡng mộ và cảm phục những hành động cụ thể của cô, tôi xin phép được nhắc qua những việc mà tôi cảm kính nhất:
  1. Tháng 4 năm 2006, cô tham gia vào Khối 8406, một Tổ chức quần chúng đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, đứng chung hành ngũ những chiến sĩ hòa bình đòi hỏi dân chủ cho đất nước bằng tay không với lòng can đảm, đối đầu bất bạo động với một nhà nước độc tài, ác độc đầy đủ bạo lực trong tay.
  2. Năm 2007, cô đã sát cánh biểu tình với nông dân, khiếu kiện vì mất đất canh tác, sinh sống vào tay cán bộ nhà nước. Đây là việc làm đầy tình người, đồng cảm với người dân oan mất hết không còn gì để mất vào tay nhà nước “vô sản” ngụy dân.
  3. Tháng 3 năm 2008, cô đã cùng nhà đấu tranh Trần Đức Thạch vào Thanh Hóa thăm viếng gia đình 8 ngư dân bị “Tàu lạ” bắn chết năm 2005 trên vùng biển Việt Nam, cô đã hỗ trợ cho những gia đình nạn nhân đưa vụ nấy ra công luận đòi nhà nước Việt Nam phải đem những thủ phạm ra ánh sáng công lý. Cô đã đẩy nhà nước Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, tuyên bố đòi đem hành động của đám “Tàu lạ” ra ánh sáng thì không xong, vì sẽ bị quan thầy của chúng “đấm vỡ mõm”, mà im hơi lặng tiếng thì lại bị mang tiếng “hèn với giặc”. Sau đó mới có cụm từ “Tàu lạ” trong giới truyền thông chết nhát của nhà nước Việt Nam, không dám nói lên sự thật là tàu của quan thầy Trung Quốc của “nhà nước ta”.
  4. Cô thường xuyên lên tiếng trả lời phỏng vấn đài “Á Châu Tự do”, viết bài phê bình tình trạng nhân quyền, tham nhũng tại Việt Nam, đặc biệt cô đã đề cao, kêu gọi thảo luận rộng rãi công khai các vấn đề nhân quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ... Cô đã đâm vào tử huyệt của nhà nước độc tài, làm sao họ chấp nhận những đề nghị tâm huyết của cô.
Cuối cùng cô đã nhận lấy bản án phi lý trong phiên tòa “xử lén” hôm 29 tháng Giêng, 2010. Bản án 4 năm tù và 3 năm quản chế cho một công dân yên nước, không tấc sắt trong tay chỉ vì muốn trãi lòng mình yêu cầu những điều công bằng cho dân tộc và đất nước.
Qua hành động như vậy, cô đã can đảm lột mặt nạ nhà nước, hiện nguyên hình một tập đoàn “Hèn với giặc, ác với dân”.
Chúc cô tinh thần kiên định, sáng suốt. Dân tộc Việt không bào giờ quên những anh thư: Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân....
Kính thư,
Nguyễn Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét