RSF
Ba năm rưỡi tù cho một nhà văn nữ bị hành hung bỗng trở thành "hung thủ": Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) tố cáo vụ án dàn dựng từ đầu tới cuốiNgày 5 tháng 2, 2010
Tổ Chức RSF tố cáo quyết định của các thẩm phán tòa án Hà Nội, hôm 5/2/2010, đã kết án ba năm rưỡi tù giam đối với bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn và một nhà tranh đấu cho Nhân Quyền. Sự phân tích những chứng cớ sử dụng để buộc tội chứng minh rõ ràng là bản cáo trạng đối với bà và chồng bà, ông Đỗ Bá Tân, đã được công an dựng đứng từ đầu đến cuối. Bà Trần Khải Thanh Thủy không hành hung ai cả. Trái lại, bà và chồng bà đã là nạn nhân của sự bạo hành đến từ các lực lượng công an khiến cho cuộc sống của họ bị điêu đứng trong nhiều năm nay.
Ngày 5/2 vừa qua, một phiên tòa đã xét xử bà Trần Khải Thanh Thủy về tội "đả thương người khác" sau một cuộc gọi là xô sát ngày 8/10/2009. Hôm đó, bà Thủy đi Hải Phòng để dự phiên tòa xử 6 nhà dân chủ. Nhưng công an đã chặn đường và áp giải bà về tận nhà tại Hà Nội. Chiều hôm đó, hai kẻ lạ mặt, có thể là bọn côn đồ có ăn công ký với công an, đã xâm nhập gia cư vợ chồng bà và đã dùng gạch đánh bà. Bị thương tích, bà Thủy và ông chồng đã tới bệnh viện. Chính tại đây họ đã bị công an bắt. Ngày hôm sau, truyền thông Nhà Nước khẳng định là bà Trần Khải Thanh Thủy và Ông Đỗ Bá tân hành hung hàng xóm.
Trong hồ sơ công an, có một tấm ảnh được coi như của một trong những người hàng xóm bị ông bà hành hung. Nhưng sau khi phân tích tấm hình đó thì thấy nó đã được chụp từ năm 2005 chứ không phải là tháng 10/2009 như luận cứ của công an (xin xem hình và kết quả phân tích). Một trong những sĩ quan trách nhiệm điều tra chính trị, đại tá Vũ Công Long, đã dựng đứng từ đầu đến cuối những lời cáo buộc bạo hành đối với nhà đấu tranh nổi danh về những bài viết của bà. Thay vì xét xử chiếu theo điều 88 trừng phạt những người bất đồng chính kiến, công an đã muốn kết tội bà vi phạm điều 104 bộ luật hình sự.
"Qua vụ xét xử và bản án thô bỉ này, người ta thấy tiềm ẩn manh tâm của nhà cầm quyền là bịt miệng lâu dài một tiếng nói đối nghịch đã không hề ngưng nghỉ trong việc bảo vệ Nhân Quyền một cách ôn hòa. Trước sự can trường của bà Trần KhảI Thanh Thủy, người ta đã thấy cái ma giáo của các cơ quan công an", RSF khẳng định.
Tổ chức RSF vừa gửi tớ các vị lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu (EU), đặc biệt là bà Catherine Ashton và văn phòng Chủ Tịch Tây Ban Nha, một văn thư yêu cầu ngưng đối thoại về Nhân Quyền với Việt Nam, để phản đốI việc giam giữ các nhà dân chủ. Ít nhất có 21 phóng viên và nhà dân báo đang bị tù đày tại Việt Nam.
Ngày 19/10/2009, bà Trần KhảI Thanh Thủy đã bị chuyển về trại tù Hoa Lư, gần Hà Nội. Bà Thủy đang bị bệnh đái đường và lao phổi nặng, và đã bị nhà chức trách trại tù từ chối không cho săn sóc y tế. Hồi tháng 11/2009, RSF đã lên tiếng tố cáo thái độ tội ác của nhà cầm quyền đã không làm gì để cải thiện tình trạng sa sút về sức khỏe của bà Trần Khải Thanh Thủy: http://www.rsf.org/Un-journaliste-detenu-victime-d.html.
Bà Trần KhảI Thanh Thủy đã từng bị bắt giam năm 2007 vì đã đưa lên mạng internet và trên báo chí đốI kháng nhiều bài viết đả kích chế độ: http://www.rsf.org/spip.php?page=article&id_article=21873. Bà được trả tự do vào tháng 2/2008, nhưng công an chính trị vẫn thường xuyên theo dõi và sách nhiễu bà.
Vài tuần trước đây, một nhà văn nữ khác, cô Phạm Thanh Nghiên, đã bị kết án 4 năm tù tại Hải Phòng. Cô bị buộc tội "tuyên truyền" chống chế độ, chiếu theo điều 88 bộ luật hình sự.
Vincent Brossel
Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
33 1 44 83 84 70
Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
33 1 44 83 84 70
http://www.rsf.org/Trois-ans-et-demie-de-prison-pour.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét