2010/01/26

Chính quyền Việt Nam xử dụng bạo lực chống người Công Giáo

Báo La Croix

25/01/2010
Tuyết Đan phỏng dịch

Đức Tổng Giám Mục Hà Nội từ chối phản ứng, để không cho nhà cầm quyền cơ hội chỉ trích.
Một cây thánh giá bị đập vỡ vụn. Một nhà báo Công Giáo bị hành hung. Một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bị đánh ngất xỉu trên đường. Từ ba tuần lễ nay, giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội, đã là mục tiêu của những hành vi khiêu khích của nhà cầm quyền.
Mặc dù những vụ bạo động kể trên, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, vẫn giữ im lặng. Ngài đã không có một lời trách cứ công khai nào, nhân danh cá nhân ngài, đối với những thủ phạm các cuộc tấn công này. Ngài cũng không ký tên trên bất cứ một bản thông cáo nào để lên án những căng thẳng này. Ngài đã chọn cách để vị Chánh Văn Phòng của ngài chấp bút.
"Theo chỗ chúng tôi suy nghĩ thì nhà cầm quyền Việt Nam đang tìm cách gài Đức Tổng Giám Mục dính vào vụ việc này. Họ đang kiếm một lý cớ nhằm đẩy ngài ra khỏI Hà Nội" , ông Tiếp [1], một luật sư Công Giáo phát biểu. Cũng theo vị luạt sư này, Đức Tổng Giám Mục đã cố ý không trả lời những khiêu khích trên. Ngài muốn đúng ở ngoài. Hình như ngài đã rời thủ đô cách đây 2 tuần lễ, trong lúc tình hình giáo xứ Đồng Chiên đang sôi động.
Các lực lượng công an đã không dành thờI gian điều đình
Ngày 6 tháng 1, vào khoảng 2 giờ sáng, hàng trăm cảnh sát đã bao vây Núi Thờ, nằm trong phạm vi giáo xứ này của thủ dô. Họ đã phá huỷ cây Thánh Giá xây ở trên ngọn. Lý Do ? Công trình xây cất này là trái phép. Giáo HộI khẳng định Núi Thờ thuộc quyền sở hữu của giáo xứ. Được báo động giữa đêm khua, giáo dân đã tìm cách ngăn cản cuộc phá hủy. Hai người trong đám đông đã bị thương nặng. Khoảng chục ngườI khác đã bị bắt giữ.
JPEG - 23.1 kb
Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, ngày 23/11/2009 tại Sở Kiện, gần Hà Nội, nhân lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 đánh dấu 350 năm Giáo Hội Công GiáoViệt Nam.
(AFP/Hoàng Định Nam)
"Tôi nhìn thấy 2 bình hơi cay và rất nhiều vỏ đạn rải rác khắp nơi, cha Khoa, một linh mục từ Hà Nội đã tới đây rất sớm kể lại. Tôi nhìn thấy nhiều quần áo vấy máu. Tôi còn thấy những phụ nữ và trẻ em bị thương trên đầu".
Theo giới Công Giáo Hà Nội thì nhà cầm quyền sẵn sàng sử dụng bạo lực như thế để ép đức Tổng Giám Mục phản ứng để có cớ tấn công ngài sau đó. Họ ghi nhận rằng các lục lượng công an đã không để thời gian cho giáo dân thương thuyết hầu ngăn chặn sự xúc phạm thánh địa. Một nhân chứng cho biết "Họ muốn đánh thế thôi"
Giáo dân tự tổ chức để phản đối
Họ cũng nhận thấy rằng nhà cầm quyền không sẵn sàng đối thoại. "Một vị giám mục đã đề nghị xây lại cây Thánh Giá ở một chỗ ít lộ liễu, luật sư Tiếp giải thích. Nhà cầm quyền không trả lời. Và những bạo hành tiếp diễn". Một nhà báo Công Giáo đi làm phóng sự đã bị hành hung. Tu sĩ Tặng, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã bị đánh và bị đuổi ra khỏi giáo xứ Đồng Chiêm. Thày bị ngất xỉu và chỉ tỉnh lại một giờ sau khi bị đòn.
Có lẽ vì thận trọng, đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã chọn phương thức đứng ngoải xa để không châm dầu thêm cho chiến dịch bôi nhọ mà ngài đã phải hứng chịu trong suốt 2 năm vừa qua. Những lời tuyên bố của ngài đã thường xuyên bị hệ thống truyền thông của Nhà Nước bóp méo, xuyên tạc. Dường như nhà cầm quyền không thể tha thứ cho ngài về sự đối kháng của giáo dân Hà Nội, từ năm 2007, đã từ chối không khoan nhượng trong vụ Tòa Khâm Sứ và một số mẫu đất ở giáo xứ Thái Hà bị Nhà Nước cướp đoạt.
Ngày hôm nay, giáo dân đã hiểu rõ sự tự chế của vị tổng giám mục của mình. Họ đã tự động tổ chức để phản đối chống lại bạo lực. Trong một kiến nghị thư gửi nhà cầm quyền, giáo xứ Đồng Chiêm đã yêu cầu ngưng việc bao vây, cô lập nhà thờ và trả tự do cho những người bị vô cớ bắt giữ.
"Chúng tôi cần được dẫn dắt"
Giáo dân cũng đấu tranh trên mạng Internet. "Tôi nói với những chứng nhân hãy chụp hình những cảnh hành hung" Cha Khoa, người đã đưa những hình ảnh đó lên mạng, giải thích. Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, họ luôn thóa mạ truyền thông nước ngoài đã loan lại những thông tin đó. Họ gào thét lên rằng "Không có bách hại Công Giáo ở Đồng Chiêm."
Tuy nhiên, dù sao thì giáo dân Đồng Chiêm cũng ân hận về sự vắng mặt của vị Tổng Giám Mục của họ. "Chúng tôi cần được dẫn dắt vì đôi khi chúng tôi quá hăng", một giáo dân, đã từng xuống đường tại Tòa Khâm Sứ năm 2007, thú nhận. Tại Tòa Khâm, người này đã dám vượt tường trướng mặt lực lượng công an. Hôm nay, anh ta tự đo lường ảnh hưởng của cử chỉ bất chợt của mình. Và anh mong muốn rằng cuộc phản kháng ở Đồng Chiêm có tổ chức hơn, hầu hữu hiệu hơn.
Rémy FAVRE (từ Phnom Penh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét