2009/12/29

Xuất khẩu lao động của Trung Quốc đối đầu với sự khinh miệt

Khi Trung quốc và một công ty Nhật bản đến để cùng hợp tác xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than, khu làng ở miền bắc Việt Nam này tưởng như đã đào trúng được mỏ vàng. Dân chúng đã hy vọng hàng ngàn công ăn việc làm sẽ bắt đầu tuôn chảy vào.

Bốn năm sau, các nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đã gần hoàn tất. Nhưng chỉ một vài trăm công nhân Việt Nam có việc làm. Còn lại, hầu hết là các công nhân Trung Quốc, lúc cao điểm nhất có đến khoảng 1.500 người. Hiện nay, hàng trăm con người trong số ấy vẫn còn ở đây, ngày thì lam lũ cực nhọc trong các công trường xây dựng đầy bụi bặm, hàng đêm tá túc trong những ký túc xá dơ bẩn.

"Công nhân Trung Quốc áp đảo công nhân Việt Nam ở đây", ông Nguyễn Thái Bằng, 29 tuổi, một thợ điện Việt Nam nói.

JPEG - 51.7 kb
Một lao động Trung Quốc tại phòng ở tập thể trong công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, Việt Nam

Trung Quốc, vốn nổi tiếng các hàng hoá xuất khẩu giá rẻ, ngày nay càng được biết đến nhiều hơn với việc xuất ra ngoài nguồn lao động rẻ mạt của mình. Những người di cư khắp thế giới này thường làm việc trong các khu xây dựng hoặc nơi các dự án kỹ thuật của Trung Quốc, mặc dù phạm vi công việc của họ thật đáng kinh ngạc: từ việc trồng hoa ở Hà Lan, làm thư ký tại Singapore, chăn nuôi bò ở Mông Cổ - thậm chí đến cả việc đi giao báo ở vùng Trung Đông.

Nhưng có một dòng phản ứng chống lại họ đã phát triển. Khắp nơi từ châu Á sang châu Phi, nhiều đợt chống đối và xô xát bạo lực đối với công nhân Trung Quốc đã nổ ra. Việt Nam và Ấn Độ là hai trong các quốc gia đã phải chuyển sang việc áp dụng các luật lệ lao động mới cho các công ty nước ngoài và hạn chế số lượng công nhân Trung Quốc , khiến đã gây căng thẳng mối quan hệ với Bắc Kinh.

Ở Việt Nam, những người bất đồng chính kiến và giới trí thức đang xử dụng vấn đề lao động Trung Quốc để thách thức nhà cầm quyền Đảng Cộng sản. Một luật sư kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì phê duyệt của ông cho dự án khai thác bô xít của Trung Quốc, và Quốc hội đang luôn tra vấn các giới chức cao cấp trong chính phủ về các hợp đồng với Trung Quốc, là những thay đổi hiếm thấy trong một nhà nước độc tài như thế này.

Công nhân Trung Quốc vẫn tiếp tục đi bám theo các công ty xậy dựng quốc doanh của Trung Quốc khi họ thắng các vụ thầu ở nước ngoài để xây dựng các nhà máy điện, hãng xưởng, đường sắt, đường cao tốc, đường tàu điện ngầm và các sân vận động.Theo bộ Thương mại Trung Quốc, từ tháng một-Tháng Mười năm 2009 các công ty Trung Quốc đã hoàn thành $ 58 tỉ các dự án, tăng 33 phần trăm so với cùng thời kỳ của năm 2008.

Từ Angola đến Uzbekistan, từ Iran đến Indonesia, khoảng 740.000 công nhân Trung Quốc đã xuất ngoại vào tính cho đến cuối năm 2008, trong số đó, theo bộ Thương mại cho biết, 58 phần trăm trong tổng số ấy đã xuất được khẩu ra chỉ riêng trong năm 2008. Số công nhân xuất ngoại trong năm nay cũng sẽ theo kịp tỉ lệ ấy. Các công nhân được tuyển mộ từ Trung Quốc, trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc từ các cơ quan tuyển lao động; trong đó chỉ có 500 cơ quan là có giấy phép hoạt động, còn lại nhiều cơ quan là bất hợp pháp.

Các viên chức Trung Quốc nói rằng công nhân Trung Quốc không phải chỉ luôn luôn rẻ hơn, mà còn có khuynh hướng có tay nghề cao và dễ quản lý hơn so với lao động địa phương. "Dù quý vị nói đến các lợi ích xã hội hoặc kinh tế cho các quốc gia tiếp nhận công nhân, thực ra thì các quốc gia này đã có nhiều điều tốt đẹp để nói về công nhân Trung Quốc và tay nghề của họ", ông Diao Chunhe, Giám đốc Hiệp Hội Các nhà thầu quốc tế Trung Quốc, một tổ chức chính phủ ở Bắc Kinh đã phát biểu như thế.

"Hiện nay có những làng toàn bộ là người Trung Quốc ", Phạm Chi Lan, cựu phó giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nói. "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một dự án của các công ty nước ngoài nào được thực hiện theo cách thức ấy"

Tại khu vực xây dựng phía đông bắc của thành phố cảng Hải Phòng, cả một thế giới riêng của người Trung Quốc đã bùng lên ở đấy: các loại ký túc xá sơ sài chỉ vây bằng bốn bức tường , những cửa hàng ăn với biển quảng cáo bằng tiếng Trung quốc cho món bánh bao và cơm chiên, các dịch vụ đổi tiền, những cái gọi là "khu tẩm quất" - thậm chí còn có cả một bảng đường mang tên "Lộ Quảng Tây" nhắc đến tên một tỉnh vốn là quê nhà của hầu hết các công nhân Trung Quốc ở đây.

Một đêm, tám công nhân trong đồng phục màu xanh ngồi chen chúc trong một nhà hàng chật hẹp đã được mở lên bởi một người đàn ông đến từ Quảng Tây theo yêu cầu của Công ty Xây dựng Điện lực Quảng Tây, nhà thầu phụ chính của dự án. Khuôn mặt của họ đỏ bừng từ rượu gạo Trung Quốc. "Tôi đã được gửi đến đây, và tôi đã hoàn thành nhiệm vụ yêu nước của mình", Lin Dengji, 52 tuổi phát biểu như thế.

Những cảnh tượng như vậy có thể đem đến nỗi lo cho Việt Nam, đất nước có niềm tự hào từng chống lại sự đô hộ của Trung Quốc, khởi đầu bằng sự việc thoát khỏi ách cai trị của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10. Hai nước đã giao tranh trong một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979 và hiện vẫn còn tranh chấp nhau về chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển phía Nam Trung Quốc.

Người Việt hết sức thấu hiểu về loại kinh tế tàn phá khủng khiếp từ phương bắc của mình. Năm ngoái Việt Nam có thâm hụt thương mại trị giá $ 10 tỉ với Trung Quốc. Vào tháng Bảy, theo báo Tuổi Trẻ, một tờ báo tiến bộ ở VN, một viện chức cao cấp Việt Nam tại Bộ Công an từng cho biết đã có 35.000 công nhân Trung Quốc ở Việt Nam. Tin tức này gây chấn động với nhiều người Việt Nam.

"Hiện diện Kinh tế của Trung Quốc ở Việt Nam đang ngày càng sâu hơn, lan rộng và tiến nhanh hơn là mọi người có thể nhận ra", ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia ở Hà Nội, người đã cố vấn cho vị thủ tướng trước đây đã tuyên bố như thế.

JPEG - 45.2 kb
Một lao động Trung Quốc tại một công trình xây dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam Tuy nhiên, ở một số nước, dân địa phương đã tố cáo người Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm, cư trú bất hợp pháp và tự cô lập mình bằng cách xây dựng một thế giới ảo vốn là bản sao của cuộc sống tại Trung Quốc.

Các xung đột đã nổ ra giữa người lao động Việt Nam và Trung Quốc. Vào tháng Sáu, ở Thanh Hóa, một công nhân Trung Quốc say rượu từ một nhà máy xi măng đã đánh nhau với người chồng của một phụ nữ chủ tiệm Việt Nam. Theo tin từ báo chí, người đàn ông Trung Quốc này sau đó đã quay lại với 200 đồng nghiệp, gây ra một cuộc ẩu đả cãi nhau.

Các nhà kinh tế cho rằng, một trong những lý do của sự căng thẳng, là có rất nhiều người thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp trong đất nước có 87 triệu người này. Bản thân Việt Nam cũng xuất khẩu lao động rẻ; theo tin từ một tờ báo xuất bản bởi Tổng liên đoàn Lao động VN, thì có đến nửa triệu người Việt Nam đang làm việc ở các nước ngoài.

Giận dữ có tính đại chúng đã nổ ra trong năm này từ việc một hợp đồng được cấp cho Tổng công ty Nhôm của Trung quốc bởi chính phủ Việt Nam cho phép xử dụng công nhân Trung quốc để khai thác mỏ bô xít, một trong những tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất của Việt Nam. Những nhân vật bất đồng chính kiến, các trí thức và những người ủng hộ môi trường đã phản đối. Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân đội 98 năm tuổi đã nghỉ hưu, từng viết ba lá thư ngỏ gởi đến các nhà lãnh đạo đảng để chỉ trích sự hiện diện của Trung Quốc.

Không có chính phủ nào khác trên thế giới lại quá giống nhau với Trung Quốc như chính phủ Việt Nam, rập khuôn Trung quốc từ các cơ cấu của Đảng Cộng sản, các chính sách kinh tế đến việc kiểm soát các phương tiện truyền thông. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã hết sức nỗ lực để đảm bảo cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam được êm ả. Vì thế, trong mùa hè, chính quyền trung ương đã đóng các trang nhật ký mạng, giam giữ những người bất đồng chính kiến và ra lệnh cho báo chí Việt Nam ngưng các tin tức báo cáo về lao động của Trung Quốc và vấn đề bô xít.

Tuy nhiên, trong một sự nhượng bộ trước áp lực của công chúng, chính phủ cũng đã phải xiết chặt việc thị thực nhập cảnh và các yêu cầu cấp giấy phép làm việc đối với người Trung Quốc và đã trục xuất 182 người lao động Trung Quốc khỏi một nhà máy xi măng vào tháng Sáu vì cho rằng họ đã làm việc bất hợp pháp.

Việt Nam thường cấm nhập khẩu các của công nhân không có tay nghề từ nước ngoài vào và yêu cầu nhà thầu nước ngoài phải thuê công dân của mình để thực hiện các công trình dân dụng, mặc dù quy tắc đó đôi khi bị vi phạm bởi công ty Trung Quốc – các giám đốc điều hành Trung quốc nói rằng, nạn hối lộ có thể đã thuyết phục được các viên chức ngoảnh mặt, ngó lơ đi chỗ khác.

Tại nhà máy điện Hải Phòng, các công ty Việt Nam sở hữu dự án này đã tăng thêm mối lo lắng về tiến độ công việc chậm chạp. Tiến độ chậm chạp này vốn có nguyên nhân từ phía các nhà quản lý Trung Quốc đã đẩy các quan chức chính phủ đến việc phải cho phép nhập khẩu thêm công nhân không có kỹ năng.

Người Trung Quốc ở đây ẩn náu trong các căn phòng xiêu vẹo, tách riêng ra theo nghề nghiệp : thợ hàn, thợ điện, thợ vận hành cẩu.

Một bài thơ viết trên một cánh cửa gỗ đã xác nhận tính phù phiếm của đời sống họ: "Chúng ta là những kẻ trôi nổi trên khắp thế gian. Chúng ta đã gặp, nhưng không bao giờ thực sự hiểu được nhau. "

Edward Wong, The New York Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Nguồn: The NewYork Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét