Theo tờ The Age hôm nay 21/11 cho biết cảnh sát liên bang Úc đã tiến hành lục soát tư gia các thành viên ban giám đốc và tổng hành dinh tại Melbourne của công ty Securency, một công ty con của RBA (Ngân Hàng Dự trữ Trung Ương Úc), là công ty can dự vào vụ hối lộ lớn nhất nước Úc, có liên quan đến vụ làm ăn in tiền nhựa Polymer cho Việt Nam và một số nước khác.
Ngay sau khi có được trát tòa, hôm thứ Năm 19/11 cảnh sát liên bang Úc đã ập vào tư gia của Myles Curtis và John Ellery, là Tổng Giám đốc và Thư Ký của Securency, để lục soát, tìm kiếm bằng chứng liên quan đến vụ án RBA. Tuy nhiên, cảnh sát chưa tiến hành thẩm vấn cũng như không bắt giữ ai trong số này.
Không chỉ có Cảnh sát Liên bang Úc, mà Văn Phòng Điều tra Gian lận Anh Quốc cũng vào cuộc vụ án này, bởi vì có 2 quan chức cao cấp bên ngành tiếp thị của Securency đóng đô và làm việc toàn thời tại Anh Quốc.
Việc điều tra của cảnh sát Úc chỉ thực sự bắt đầu vào tháng 5 năm nay sau khi báo The Age có loạt bài phóng sự điều tra chuyện bê bối của Securency qua việc hối lộ các quan chức nhà nước Việt Nam, Nigeria và Mã Lai để có được hợp đồng làm ăn béo bở trong việc cung cấp nguyên vật liệu và in tiền Polymer cho các nước này. Hầu hết các hợp đồng làm ăn có được đều nhờ mối lái thông qua các tay trung gian người bản xứ, và Securency đã phải trả một số tiền "huê hồng" rất lớn cho các cá nhân/công ty trung gian này. Trong số này, vụ làm ăn với Việt Nam được xem là nghiêm trọng nhất bởi vì khoản tiền "huê hồng" mà Securency trả cho phía môi giới Việt Nam là công ty CFTD, lên đến 12 triệu đô la Úc và cũng là khoản tiền lớn nhất. Để hợp thức hóa việc chi thu số tiền này, phía Securency đã quyết toán là khoản tiên chi cho việc thuê công ty CFTD của ông Tổng Mafia Lương Ngọc Anh thực hiện công việc “dịch thuật, sắp xếp chỗ ở khách sạn, họp hành, đưa đón,...”. Có lẽ do người Úc "khó tánh" hơn người Việt Nam, không dễ dàng tin vào câu chuyện này cho nên vụ việc đã bị moi ra, đổ bể và được đưa ra ánh sáng công lý.
Trong bản thông cáo báo chí tối hôm qua, hội đồng quản trị của Securency thừa nhận là các vu hối lộ kiểu này đã từng bị một nhân viên của công ty tố cáo vào năm 2007. Khi đó công ty Kiểm toán KPMG cũng phát hiện và có báo cáo lại nhưng ban quản trị Securency chỉ cho điều tra qua loa tố cáo này mà không làm tới nơi tới chốn. Ngoài ra, ban Giám đốc cũng không báo cáo vụ việc lên hội đồng quản trị của Securency và RBA. Bản thông cáo báo chí còn xác nhận quan điểm của hội đồng quản trị của Securency là "không chấp nhận cách làm việc như vậy của ban giám đốc công ty".
Ngoài nước Úc ra thì hiện nay Việt Nam là nước có số lượng tiền Polymer lưu hành nhiều nhất trong số 28 quốc gia có lưu hành tiền Polymer, hơn cả Nigeria. Trong khi các nước còn lại như Mã Lai, Ba Tây,... cũng chỉ in và lưu hành tiền Polymer có giới hạn, chưa đại trà lắm hoặc là chỉ là lưu hành loại tiền Polymer lưu niệm mà thôi.
Một khi Cảnh sát liên bang Úc đã vào cuộc thì chắc chắn vụ RBA được điều tra ổn thỏa và các thành viên ban điều hành công ty Securency sẽ bị cáo buộc tội hối lộ nghiêm trọng, và như vậy vụ này sẽ là vụ án hối lộ ở hải ngoại lớn nhất của Úc từ trước tới nay, đang được công luận Úc lưu tâm đến. Theo luật pháp Úc thì việc đưa hối lộ các quan chức nước sở tại để kiếm lời hoặc được "tạo điều kiện thuận lợi" trong công việc làm ăn là một trọng tội, và bản án dành cho tội danh này có thể lên đến 10 năm tù cộng thêm phạt tiền nặng.
Ban điều hành Securency đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc hành xử của công ty vì đã chuyển hàng triệu đô la vào tài khoản ở Thụy Sĩ của các tay môi giới đứng trung gian trong các hợp đồng làm ăn này. Rất nhiều trong số những tên trung gian này đã từng dính líu vào các vụ xì-căng-đan tham nhũng hối lộ trước đây. Đến tháng 5 vừa rồi thì hội đồng quản trị RBA đã chuyển vụ việc qua Cảnh sát liên bang Úc để nhờ điều tra.
Trước đó vào năm 2007, sau khi công ty kiểm toán đánh động một vụ việc tương tự thì RBA đã ra lệnh công ty con của mình là công ty in tiền Polymer "Note Printing Australia" phải ngay lập tức tống cổ toàn bộ các tay môi giới. Tuy nhiên, RBA lại để Securency tiếp tục chi trả hàng triệu đô la tiền huê hồng cho những tay trung gian để có được các hợp đồng làm ăn.
- Lương Ngọc Anh, TGĐ Cty CFTD và cựu Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy
Nổi bật hơn hết trong các tay trung gian này là công ty CFTD của ông Tổng Mafia Lương Ngọc Anh. Giới ngoại giao Úc cho rằng Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An CSVN, có mối quan hệ làm ăn khắng khít với các quan chức trong bộ này, bên Bộ Ngoại Giao cũng như các quan chức ngoại giao tại Tòa đại sứ VC tại Úc, nơi ông ta từng theo học trước đây. Các mối quan hệ làm ăn trực tiếp trong vụ này của Lương Ngọc Anh phải kể đến mối quan hệ với Ngân Hàng Nhà Nước VN thông qua Lê Đức Minh, giám đốc công ty BankTech, một công ty con của Công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD), cũng là con trai của Lê Đức Thúy là Thống đốc Ngân hàng khi đó. Ngoài ra Lương Ngọc Anh còn có mối quan hệ với các quan chức thuộc văn phòng chính phủ dưới triều đại của hai Thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng.
Nay vụ RBA đã được công luận Úc chiếu cố, cảnh sát liên bang Úc bắt đầu "sờ gáy" các quan chức điều hành công ty Securency, có lẽ các quan chức CSVN có liên can trong vụ này cũng bắt đầu lo lắng chăng? Có lẽ là không, bởi vì nếu diễn giải theo cách trả lời của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại quốc hội hôm 19/11 là "không cho phép lấy chứng cứ do nước ngoài cung cấp để bụôc tội công dân Việt Nam" thì có lẽ còn lâu lắm các quan chức CSVN mới bị buộc tội.
Thế thì phải nói rằng, "Thưa các đồng chí chi bộ, thưa các đồng chí chưa bị xộ (khám), xin các đồng chí yên tâm tiếp tục công tác cho đến khi ... hạ cánh an toàn".
Úc Châu ngày 21/11/2009
Lê Minh
Mấy hôm nay hai chữ Việt Nam (Có lẽ phải nói chính xác hơn là CSVN) "được mùa" trên báo chí Úc, bởi vì:
1/. Hôm thứ Năm 19/11/2009, trong lúc đi tuần tra dọc con đường Hughes, gần khu thị tứ Cabramatta của người Việt tại Sydney thì cảnh sát để ý thấy một người đàn ông Việt Nam trông khả nghi, bèn dừng lại kiểm tra thì phát hiện $1.5 triệu đô tiền mặt trong cốp xe chiếc Mercedes 2 cửa bóng loáng của ông ta. Tiếp tục lục soát căn nhà của y ở gần đó, trên cùng con đường này thì lại phát hiện thêm $250,000 đô la tiền mặt.
2/. Hôm qua thứ Sáu 20/11, tại phi trường Sydney cảnh sát Úc đã bắt giữ một người Úc gốc Việt, vừa từ Việt Nam trở lại Úc, vì có đem theo trong đống hành lý một lô hàng là con cờ Đô-Mi-Nô và mạc-chược mà bên trong có chứa một số lượng bạch phiến 5.5kgs có giá trị lên đến $1.25 triệu đô la.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét