2016/04/26

19 tổ chức yêu cầu TT Obama nêu vấn đề nhân quyền khi đi VN

Trước chuyến công du Việt Nam sắp tới của Tổng Thống Obama, Đảng Việt Tân đã cùng với nhiều tổ chức nhân quyền gửi một lá thư yêu cầu Tổng Thống Obama đặt điều kiện với nhà cầm quyền CSVN phải có cải thiện nhân quyền đáng kể nếu muốn quan hệ Mỹ - Việt tiến xa hơn. Sau đây là nguyên văn lá thư gởi Tổng Thống Obama. 
BBT- Web Việt Tân

Kính gởi:
Tổng Thống Barack Obama
The White House
1600 Pennsylvania Avenue
Washington, DC 20500
Kính thưa Tổng Thống Obama,
Chúng tôi đại diện một liên minh quốc tế bao gồm nhiều tổ chức nhân quyền, quy tụ lại vì có cùng mối quan tâm chung về việc Việt Nam liên tục đàn áp các quyền con người cơ bản của người dân. Trước chuyến công du Việt Nam sắp tới của Ông, chúng tôi viết thư này để nêu lên các vấn đề rất đáng quan ngại về sự tôn trọng những quyền cơ bản, luật pháp quốc tế, và nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Trong vài tháng tới, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ xem xét việc phê chuẩn Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó Việt Nam sẽ được nâng lên thành một đối tác giao thương toàn diện. Việt Nam cần được lưu ý về tầm quan trọng của những việc cần phải làm ngay để xác định cam kết của họ đối với các tiêu chuẩn về nhân quyền trong Hiệp Định TPP.
Điều cần được quan tâm đặc biệt là việc bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà bất đồng chính kiến khi họ thực thi những quyền cơ bản về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và quyền hội họp một cách ôn hòa. Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động về quyền lao động, các bloggers, luật sư và những người ủng hộ nhân quyền đang bị giam giữ tùy tiện và bị truy tố mà không được bảo vệ theo đúng thủ tục dành cho họ theo luật quốc tế.
Ví dụ như trường hợp của Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đã nhiều lần được nêu ra bởi cộng đồng quốc tế. Hai nhà hoạt động về quyền lao động đã bị giam giữ vào tháng 2 năm 2010 (cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, được thả vì lý do sức khỏe năm 2014) vì đã đoàn thể hóa một cách ôn hòa các công nhân một nhà máy giày. Sau khi bị giam giữ gần tám tháng trước khi xét xử và sau một phiên tòa đầy rẫy những vi phạm về tiêu chuẩn xét xử công bằng, hai người đã bị kết án 7 năm và 9 năm tù với tội danh mơ hồ là phá rối an ninh quốc gia. Ngày 14 Tháng 11 năm 2012, Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc Về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã xác nhận việc giam giữ ông Chương và ông Hùng là tùy tiện và kêu gọi phải trả tự do cho họ. Việt Nam lập luận với Ủy Ban rằng việc bắt giam họ là chính đáng vì họ là thành viên của một nhóm bất hợp pháp: công đoàn độc lập của họ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đã đồng ý là trong TPP các công đoàn độc lập sẽ được hợp pháp nhưng hơn ba năm rưỡi sau quyết định của UNWGAD kêu gọi trả tự do, hai ông này vẫn bị giam giữ một cách bất công.
Cộng đồng quốc tế cũng chỉ trích việc tiếp tục giam giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo La Mã và là một trong những nhà ủng hộ cải cách dân chủ nổi bật nhất tại Việt Nam. Cha Lý đã mòn mỏi trong tù 13 năm trong vòng 15 năm qua. Gần đây nhất là trong năm 2007, ông bị bắt vì bị cáo buộc tội “làm tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia” vì đã toan tính tổ chức tẩy chay bầu cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù thực tế là Cha Lý đã bị kết án 8 năm tù và mặc dù là UNWGAD, trong phán quyết vào tháng 5 năm 2010, đã kêu gọi trả tự do cho ông, chính phủ Việt Nam vẫn không chịu trả tự do cho ông.
Những vụ hành hung các nhà hoạt động nhân quyền, thường là do nhân viên an ninh mặc thường phục, cũng đã trở nên phổ biến. Ngày 6 tháng 12 năm 2015, sau một buổi nói chuyện về quyền hiến định và quyền con người cơ bản, một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài, đã bị khoảng 20 người tấn công đánh đập một cách dã man. Mười ngày sau, 16 tháng 12 năm 2015, ông bị bắt và ngay sau đó bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Đài hiện đã bị biệt giam hơn bốn tháng trong khi chờ phiên xử cứ liên tục bị hoãn.
Rất tiếc, ngay cả khi đã thỏa thuận khi vào TPP, việc đàn áp những tiếng nói độc lập tại Việt Nam không có dấu hiệu ngưng nghỉ. Chúng tôi đặc biệt lo âu trong tuần lễ cuối của Tháng Ba khi Việt Nam kết án 7 người gồm bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền từ năm tháng đến năm năm tù. Những người này gồm blogger Nguyễn Hữu Vinh và người đồng nghiệp Nguyễn Thị Minh Thúy, nhà vận động chống tham nhũng Đinh Tất Thắng, blogger Nguyễn Đình Ngọc, các nhà đấu tranh cho quyền sở hữu ruộng đất Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, và Nguyễn Thị Trí.
Chúng tôi đánh giá cao việc Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết của mình trong việc đặt vấn đề nhân quyền với giới chức Việt Nam, đặc biệt là phát biểu gần đây của Ngoại Trưởng Kerry rằng Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục yêu cầu Việt Nam cải tổ một số điều luật thường được sử dụng để giam giữ và kết án những người bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.” Chúng tôi yêu cầu Ông, trước và trong chuyến công du, nhấn mạnh với chính phủ Việt Nam rằng việc họ từ chối không cho phép những vận động nhân quyền ôn hòa sẽ cản trở sự tiến triển trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam và đe dọa khả năng tham gia TPP của Việt Nam. Chúng tôi cũng đề nghị ông yêu cầu chính phủ Việt Nam bãi bỏ những điều luật và nghị định phủ nhận quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội và hội họp ôn hòa, thay vào đó hãy ban hành luật lệ để hệ thống hóa và bảo vệ các quyền con người cơ bản.
Thả các tù nhân chính trị sẽ là một bước quan trọng để chứng tỏ rằng Việt Nam coi trọng việc đạt mục tiêu nhân quyền. Vì vậy chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu ông, nhân cơ hội công du Việt Nam, làm sáng tỏ công khai hay trong thảo luận riêng, rằng quan hệ Mỹ – Việt trên cơ bản sẽ không tiến triển nếu không có những cải thiện đáng kể về nhân quyền, bao gồm việc phóng thích các nhà hoạt động bị giam giữ, chấm dứt việc sách nhiễu các tổ chức xã hội dân sự, và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trân trọng,
Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam
Boat People SOS
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition for a Free and Democratic Vietnam
Freedom House
Freedom Now 
Human Rights Foundation
Human Rights Watch
Lawyers for Lawyers
Lawyers Rights Watch Canada
Montagnard Human Rights Organization
PEN American Center 
PEN Centre Suisse Romand 
PEN International
Rallying For Democracy
Reporters Without Borders USA
Vietnam Human Rights Network
Vietnam for Progress
Viet Tan
********

April 26, 2016

President Barack Obama

Dear President Obama,

We represent a broad, international coalition of human rights organizations, brought together by our common concern over Vietnam’s continued repression of its citizens’ fundamental human rights. In advance of your upcoming visit to Vietnam, we write to raise issues of significant concern about the Vietnamese government’s respect for fundamental rights, international law, and human rights.

Sometime in the next few months the United States Congress will consider whether to ratify the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP), which would elevate Vietnam as a full trading partner. Vietnam must be made aware of the importance of taking action now to confirm its commitment to the human rights standards embedded in the Trans-Pacific Partnership Agreement.

Of particular concern is the imprisonment of peaceful activists and dissidents who exercise their basic rights to expression and belief and peaceable association and assembly. In Vietnam, religious leaders, labor rights activists, bloggers, lawyers, and human rights advocates are being arbitrarily detained and prosecuted without the due process protections afforded to them under international law.

The case of Doan Huy Chuong and Nguyen Hoang Quoc Hung, for example, has been repeatedly raised by the international community. The two labor activists were detained in February 2010 (along with Do Thi Minh Hanh, who was released on medical grounds in 2014) for peacefully organizing workers at a shoe factory. After being held for nearly eight months in pre-trial detention and after a trial plagued with violations of fair trial standards, the two men were convicted on vague charges of disrupting national security and sentenced to seven years and nine years in prison, respectively. On November 14, 2012, the United Nations Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) confirmed that the detention of Mr. Chuong and Mr. Hung was arbitrary and called for their release. Notably, Vietnam argued to the UNWGAD that the detention of these peaceful labor activists was justified because they were members of an illegal group: their independent union. Yet, despite Vietnam agreeing as part of the TPP that independent unions would be legal, more than three and a half years after the UNWGAD decision calling for their release, these two men remain unjustly imprisoned.

The international community has also decried the continued imprisonment of Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who remains one of Vietnam’s most prominent advocates for democratic reform. Father Ly has languished in prison for 13 out of the last 15 years. His most recent arrest in 2007 was for allegedly committing “very serious crimes that harmed national security” by attempting to organize a boycott of an upcoming election. Despite the fact that Father Ly was sentenced to eight years and despite that fact that the UNWGAD called for his release in an opinion adopted in May 2010, the government has failed to release him.

Physical assaults against rights campaigners, often by plainclothes agents, have also become common. On December 6, 2015, after giving a talk about constitutional and basic human rights, one of Vietnam’s most prominent human rights lawyers, Nguyen Van Dai, was badly beaten by about 20 assailants. Ten days later, on December 16, 2015, he was arrested and shortly thereafter charged with “conducting propaganda against the state”. Mr. Dai has now been sitting incommunicado in pre-trial detention for over four months, awaiting a continually postponed trial.

Unfortunately, even in light of the agreements it has made as part of the TPP, Vietnam’s crackdown on independent voices shows no signs of ceasing. We are particularly disturbed that in the final week of March, Vietnam convicted seven bloggers and human rights activists to prison terms ranging from seven months to five years. These include blogger Nguyen Huu Vinh, his colleague Nguyen Thi Minh Thuy, anti-corruption campaigner Dinh Tat Thang, blogger Nguyen Dinh Ngoc, and lands rights activists Ngo Thi Minh Uoc, Nguyen Thi Be Hai, and Nguyen Thi Tri.

We appreciate that the United States has openly stated its commitment to raising the issue of human rights with Vietnamese officials, particularly Secretary Kerry’s recent remarks that the United States “will continue to urge Vietnam to reform certain laws that may have been used to arrest or convict somebody for expressing a peaceful point of view.” We ask that, prior to and during your trip, you emphasize to the government of Vietnam that its continued refusal to permit peaceful advocacy for basic human rights impedes the progression of U.S.-Vietnamese relations and threatens Vietnam’s ability to participate in the TPP. We also ask that you request that the government of Vietnam repeal all laws and administrative decrees that deny freedom of expression, association, and peaceful assembly and enact laws codifying and protecting the fundamental human rights.

Releasing its political prisoners would be an important step in demonstrating that Vietnam is serious about achieving these human rights goals. We therefore strongly urge you to take the opportunity of your visit to Vietnam to make clear, both in private and in public, that U.S.-Vietnamese relationship will not fundamentally advance absent meaningful human rights improvements, including the release of imprisoned activists, an end to harassment of civil society groups, and respect for international law.

Sincerely,

Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam
Boat People SOS
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition for a Free and Democratic Vietnam
Freedom House
Freedom Now 
Human Rights Foundation
Human Rights Watch
Lawyers for Lawyers
Lawyers Rights Watch Canada
Montagnard Human Rights Organization
PEN American Center 
PEN Centre Suisse Romand 
PEN International
Rallying For Democracy
Reporters Without Borders USA
Vietnam Human Rights Network
Vietnam for Progress
Viet Tan


Nguồn: Freedom Now

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét