Trải qua nhiều thế hệ, những lãnh đạo
cộng sản Việt Nam coi ý thức hệ Mác-xít và những giáo điều của nó như
những chân lý bất di bất dịch. Trong một thời gian thật dài, dưới “ánh
sáng” của chủ nghĩa Mác-Lê, theo kiểu nói của họ, Đảng CS Đông Dương rồi
đảng Lao Động Việt Nam, đến ngày nay đảng CSVN đã dẫn dắt dân tộc Việt
Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, một mục tiêu mà ngay cả Liên Xô cho tới
ngày cáo chung cũng chưa hề xuất hiện. Sự sai lầm này chính ông Nguyễn
Phú Trọng, tổng bí thư đảng cũng đã từng thừa nhận trước cử tri của
mình: “đến cuối thế kỷ này, chẳng biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện
hay chưa?”.
Câu nói của ông Trọng cũng gieo vào lòng người nỗi ngao ngán, thất vọng ê chề với một tương lai mù mịt. Nhưng rõ ràng cho đến hôm nay, đảng lúc nào cũng bám víu lấy những giáo điều được phát triển dưới thời đại sắt máu của Staline. Trong tất cả bài viết và sách vở lý luận, những người học trò gọi là “kiệt xuất” của Hồ Chí Minh không ngừng trích dẫn những lời nói của các thánh nhân cộng sản từ Lenine đến Staline và Mao Trạch Đông như ngọn đuốc soi đường để giáo huấn cấp dưới và lòe bịp người dân.
Sự bám víu ấy cho thấy đảng đã bế tắc trong lý luận, chỉ còn có thể ăn theo những tư tưởng lỗi thời cũ rích từ đầu thế kỷ 20. Cộng với chủ nghĩa hám lợi phát triển vô độ từ khi quay lại kinh tế thị trường, đảng đã sa vào mê hồn trận của sự tha hóa, mất phương hướng chỉ đạo mà Giáo sư Hoàng Chí Bảo của Hội đồng Lý luận Trung ương đã chỉ ra trong một bài viết dài nhan đề “Xây dựng đảng về đạo đức”.
Nhà lý luận được mô tả “hàng đầu” của Hội đồng Lý luận Trung ương, vịn vào một câu nói nhằm mục đích khoa trương của Hồ Chí Minh “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” để cho rằng, muốn xây dựng đảng trong điều kiện hiện nay “phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức”.
Suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên là một trong bốn nguy cơ mà đảng CSVN thừa nhận cách nay gần 30 năm. Đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của các tầng lớp cán bộ, đảng viên; và cuối cùng là vấn nạn tham nhũng, lãng phí từ trên xuống dưới. Sau 30 năm, các nguy cơ mà đảng CSVN vạch ra không những không giảm mà còn tiến xa hơn so với bước đi chập chờn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại sao đảng CSVN càng ngày càng có nhiều nguy cơ, nhiều kẻ thù đến thế? Tại sao có tình trạng cán bộ đảng viên càng ngày càng xa rời tư tưởng chính trị Mác-Lê và chuộng lối sống tha hóa về đạo đức, vơ vét của công làm giàu bất chính?
Cho đến gần đây, báo đài quốc doanh vẫn ngày ngày ra rả chuyện trên trời dưới đất như “phấn đấu” xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Mác - Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng… Những lời lẽ sáo rỗng ấy người dân đã nghe mòn lỗ tai nhưng buộc phải tiếp tục nghe. Thế nhưng chưa bao giờ có lãnh đạo nào nhìn ra chủ nghĩa Mác-Lê trong thế kỷ này được đánh giá là đã chấm dứt vai trò đấu tranh của mình ở các nước nhược tiểu. Phần ông Hồ Chí Minh, ngay từ 1951 đã xác định bản thân mình không có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngay cả những nhà lý luận của đảng cũng chưa bao giờ thừa nhận sự tan rã tất yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Mà họ chỉ mập mờ cho rằng phong trào cách mạng thế giới “tạm thời thoái trào” để ru ngủ cán bộ. Nhưng thực tế cho thấy, từ tạm thời thoái trào ở các đảng cộng sản còn lại đến biến tướng để sụp đổ chỉ là một khoảng cách nhỏ.
Vì đảng CSVN đã thực sự suy yếu nên ông Hoàng Chí Bảo kêu gọi một lối sống đạo đức lành mạnh như tiền đề để xây dựng đảng trong sạch và vững mạnh. Ông cũng bàn về đổi mới kinh tế, nhưng sai lầm khi cho rằng “Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội”.
Thực tế cho thấy đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua không đem lại kết quả đáng kể nào cho bất cứ mô hình phát triển xã hội nào vì nó không đi đôi với thay đổi chính trị. Một chế độ khép kín đưa đến một xã hội nghẹt thở, bất trắc chưa bao giờ là động lực cho xã hội tiến lên.
Như một người nằm mơ giữa ban ngày, cây bút của Hội đồng Lý luận Trung ương kêu gọi đảng “phải vượt qua tư duy cũ về phát triển theo mô hình Xô-viết” như cách đổi mới hiệu quả nhất. Điều lạ là trong khi “kiên định” mô hình khập khiểng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ông Bảo cũng hô hào đảng trong đổi mới và hội nhập, phải “không biệt phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác”. Đây chỉ là một kiểu hô hào suông vì giáo điều Mác-Lê là lẽ sống của đảng và ý thức hệ mác-xít vẫn là chân lý sáng ngời trong tâm não của thượng tầng lãnh đạo.
Lời kêu gọi ấy trong tình huống đảng đang lâm vào tình cảnh bị phân hóa trầm trọng như con thuyền giữa hai giòng nước. Cuộc đấu đá giữa hai khuynh hướng ôm chặt lấy Bắc Kinh và khuynh hướng mở rộng cải cách dân chủ khiến đảng khó lòng giữ chặt quyền lực trong tay.
Ông Hoàng Chí Bảo cũng như bao nhiêu cây bút khác của đảng thỉnh thoảng giật mình trong cơn mê sảng, vội vàng choàng dậy nói những lời nghe ra hợp lý nhưng cũng không cứu vãn được những gì sắp sụp đổ. Dù ông có muốn đem những điều ngủ mơ ra đánh thức những lãnh đạo chóp bu đang ngủ say trong giấc mộng quyền lực và lặn hụp trong cảnh vơ vét chợ chiều, ông cũng chỉ mua lấy thất vọng ê chề.
Giáo điều Mác-Lê giờ đây chỉ còn giá trị của những khẩu hiệu treo tường trong quá khứ. Hành động của đảng hiện nay chỉ là giữ chặt ghế, ôm chặt tiền để mong đến ngày hạ cánh an toàn.
Phạm Nhật Bình
Câu nói của ông Trọng cũng gieo vào lòng người nỗi ngao ngán, thất vọng ê chề với một tương lai mù mịt. Nhưng rõ ràng cho đến hôm nay, đảng lúc nào cũng bám víu lấy những giáo điều được phát triển dưới thời đại sắt máu của Staline. Trong tất cả bài viết và sách vở lý luận, những người học trò gọi là “kiệt xuất” của Hồ Chí Minh không ngừng trích dẫn những lời nói của các thánh nhân cộng sản từ Lenine đến Staline và Mao Trạch Đông như ngọn đuốc soi đường để giáo huấn cấp dưới và lòe bịp người dân.
Sự bám víu ấy cho thấy đảng đã bế tắc trong lý luận, chỉ còn có thể ăn theo những tư tưởng lỗi thời cũ rích từ đầu thế kỷ 20. Cộng với chủ nghĩa hám lợi phát triển vô độ từ khi quay lại kinh tế thị trường, đảng đã sa vào mê hồn trận của sự tha hóa, mất phương hướng chỉ đạo mà Giáo sư Hoàng Chí Bảo của Hội đồng Lý luận Trung ương đã chỉ ra trong một bài viết dài nhan đề “Xây dựng đảng về đạo đức”.
Nhà lý luận được mô tả “hàng đầu” của Hội đồng Lý luận Trung ương, vịn vào một câu nói nhằm mục đích khoa trương của Hồ Chí Minh “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” để cho rằng, muốn xây dựng đảng trong điều kiện hiện nay “phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức”.
Suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên là một trong bốn nguy cơ mà đảng CSVN thừa nhận cách nay gần 30 năm. Đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của các tầng lớp cán bộ, đảng viên; và cuối cùng là vấn nạn tham nhũng, lãng phí từ trên xuống dưới. Sau 30 năm, các nguy cơ mà đảng CSVN vạch ra không những không giảm mà còn tiến xa hơn so với bước đi chập chờn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại sao đảng CSVN càng ngày càng có nhiều nguy cơ, nhiều kẻ thù đến thế? Tại sao có tình trạng cán bộ đảng viên càng ngày càng xa rời tư tưởng chính trị Mác-Lê và chuộng lối sống tha hóa về đạo đức, vơ vét của công làm giàu bất chính?
Cho đến gần đây, báo đài quốc doanh vẫn ngày ngày ra rả chuyện trên trời dưới đất như “phấn đấu” xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Mác - Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng… Những lời lẽ sáo rỗng ấy người dân đã nghe mòn lỗ tai nhưng buộc phải tiếp tục nghe. Thế nhưng chưa bao giờ có lãnh đạo nào nhìn ra chủ nghĩa Mác-Lê trong thế kỷ này được đánh giá là đã chấm dứt vai trò đấu tranh của mình ở các nước nhược tiểu. Phần ông Hồ Chí Minh, ngay từ 1951 đã xác định bản thân mình không có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngay cả những nhà lý luận của đảng cũng chưa bao giờ thừa nhận sự tan rã tất yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Mà họ chỉ mập mờ cho rằng phong trào cách mạng thế giới “tạm thời thoái trào” để ru ngủ cán bộ. Nhưng thực tế cho thấy, từ tạm thời thoái trào ở các đảng cộng sản còn lại đến biến tướng để sụp đổ chỉ là một khoảng cách nhỏ.
Vì đảng CSVN đã thực sự suy yếu nên ông Hoàng Chí Bảo kêu gọi một lối sống đạo đức lành mạnh như tiền đề để xây dựng đảng trong sạch và vững mạnh. Ông cũng bàn về đổi mới kinh tế, nhưng sai lầm khi cho rằng “Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội”.
Thực tế cho thấy đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua không đem lại kết quả đáng kể nào cho bất cứ mô hình phát triển xã hội nào vì nó không đi đôi với thay đổi chính trị. Một chế độ khép kín đưa đến một xã hội nghẹt thở, bất trắc chưa bao giờ là động lực cho xã hội tiến lên.
Như một người nằm mơ giữa ban ngày, cây bút của Hội đồng Lý luận Trung ương kêu gọi đảng “phải vượt qua tư duy cũ về phát triển theo mô hình Xô-viết” như cách đổi mới hiệu quả nhất. Điều lạ là trong khi “kiên định” mô hình khập khiểng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ông Bảo cũng hô hào đảng trong đổi mới và hội nhập, phải “không biệt phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác”. Đây chỉ là một kiểu hô hào suông vì giáo điều Mác-Lê là lẽ sống của đảng và ý thức hệ mác-xít vẫn là chân lý sáng ngời trong tâm não của thượng tầng lãnh đạo.
Lời kêu gọi ấy trong tình huống đảng đang lâm vào tình cảnh bị phân hóa trầm trọng như con thuyền giữa hai giòng nước. Cuộc đấu đá giữa hai khuynh hướng ôm chặt lấy Bắc Kinh và khuynh hướng mở rộng cải cách dân chủ khiến đảng khó lòng giữ chặt quyền lực trong tay.
Ông Hoàng Chí Bảo cũng như bao nhiêu cây bút khác của đảng thỉnh thoảng giật mình trong cơn mê sảng, vội vàng choàng dậy nói những lời nghe ra hợp lý nhưng cũng không cứu vãn được những gì sắp sụp đổ. Dù ông có muốn đem những điều ngủ mơ ra đánh thức những lãnh đạo chóp bu đang ngủ say trong giấc mộng quyền lực và lặn hụp trong cảnh vơ vét chợ chiều, ông cũng chỉ mua lấy thất vọng ê chề.
Giáo điều Mác-Lê giờ đây chỉ còn giá trị của những khẩu hiệu treo tường trong quá khứ. Hành động của đảng hiện nay chỉ là giữ chặt ghế, ôm chặt tiền để mong đến ngày hạ cánh an toàn.
Phạm Nhật Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét