22/11/2015
Trong 13 năm trời các quốc gia Đông Nam Á đã tìm cách gầy dựng khung sườn đối thoại với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông.
Kế hoạch đó đã bị lu mờ bởi một chiến lược mới thẳng thừng hơn để đối phó với Trung Quốc: đó là củng cố liên minh giữa các quốc gia lo lắng về thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc. Các viên chức trong buổi họp tại Mã Lai cuối tuần qua đã nhìn nhận như thế.
Một nhà ngoại giao có mặt trong buổi thương thuyết cho biết, “Người ta chưa gạt ASEAN ra đâu. Nhưng một số quốc gia đang tìm các chọn lựa khác để chận không cho tình huống hiện nay trở nên tồi tệ hơn.”
Mặc dầu Trung Quốc có tham dự vào các cuộc đàm phán để lập ra “quy ước ứng xử” trên Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng bành trướng lãnh thổ họ kiểm soát, bồi đắp đảo nhân tạo. Vì thế mà những quốc gia như Phi Luật Tân và Việt Nam không muốn đàm phán nữa mà đi lập các liên minh với hy vọng sẽ làm chậm đà bành trướng của Trung Quốc.
Theo ông William Choong, một chuyên gia về an ninh trong vùng tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Singapore, “Quy ước hành xử giống như đi thi hoa hậu - chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà thiếu thực chất”.
Việc thay đổi chiến lược nói trên đúng ý với Hoa Kỳ. Tổng thống Obama ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trước khi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á hôm Chủ Nhật tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Đây là một bước tiến nữa cho chính sách “tái quân bằng” tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Hiệp ước đối tác chiến lược diễn ra tiếp theo công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông được một số quốc gia trong vùng hoanh nghênh như Mã Lai và Phi Luật Tân trong khi bị Trung Quốc lên án.
Tổng thống Obama lên tiếng trong buổi họp với các lãnh tụ quốc gia Đông Nam Á, “Vì mục tiêu ổn định trong vùng, các quốc gia tranh chấp nên ngưng ngay các nỗ lực bồi đáp, xây cất và quân sự hóa các vùng tranh chấp.”
Trên danh nghĩa chính thức, tiến trình đàm phán quy ước hành xử vẫn còn đó, chỉ để giữ thể diện cho ASEAN và Trung Quốc vì không muốn thú nhận thất bại sau bao năm trời đàm phán.
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết một số thành viên ASEAN vẫn còn thấy giá trị chiến lược của tiến trình đàm phán, và vận động để đàm phán quy ước hành xử khởi động lại vào đầu năm 2016 để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần ra là người ngăn cản tiến triển.
Phó Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin nói rằng Trung Quốc vẫn thật tâm với tiến trình này. Trong khi đó với tiến trình đàm phán thất bại không ngăn cản được việc cải tạo đảo của Trung Quốc, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung lên tiếng vào cuối buổi họp: “hơi trễ rồi.” Tuy thế ông cho biết Việt Nam vẫn muốn đồng ý với những quy định bó buộc “những gì [các quốc gia tranh chấp] không nên làm trong tương lai.” Ông kêu gọi Trung Quốc tham dự vào các cuộc thương thảo nghiêm chỉnh để có kết quả cụ thể càng sớm càng tốt.
Với tiến trình đàm phán không đi tới đâu, các đối thủ của Trung Quốc đi tìm các phương thức tin cậy khác để bảo vệ quyền lợi của họ. Chẳng hạn như Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại Hague, Hòa Lan và trong tuần rồi, ký hiệp ước chiến lược với Việt Nam và Úc. Hoa Kỳ thì hứa sẽ cung cấp thiết bị quân sự cho Manila, và Nhật cũng làm tương tự. Việt Nam thì gia tăng mối quan hệ với Tokyo và Washington.
Khi thiếu vắng một cơ chế ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa căng thẳng trong vùng Biển Đông, các viên chức cho biết là họ không thể chỉ dựa vào ASEAN mà thôi, mà còn dựa vào những chuyến tuần tra tự do hải hành tiếp tục của Hoa Kỳ.
Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược
Nguồn: The Wall Street Journal
Trong 13 năm trời các quốc gia Đông Nam Á đã tìm cách gầy dựng khung sườn đối thoại với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông.
Kế hoạch đó đã bị lu mờ bởi một chiến lược mới thẳng thừng hơn để đối phó với Trung Quốc: đó là củng cố liên minh giữa các quốc gia lo lắng về thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc. Các viên chức trong buổi họp tại Mã Lai cuối tuần qua đã nhìn nhận như thế.
Một nhà ngoại giao có mặt trong buổi thương thuyết cho biết, “Người ta chưa gạt ASEAN ra đâu. Nhưng một số quốc gia đang tìm các chọn lựa khác để chận không cho tình huống hiện nay trở nên tồi tệ hơn.”
Mặc dầu Trung Quốc có tham dự vào các cuộc đàm phán để lập ra “quy ước ứng xử” trên Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng bành trướng lãnh thổ họ kiểm soát, bồi đắp đảo nhân tạo. Vì thế mà những quốc gia như Phi Luật Tân và Việt Nam không muốn đàm phán nữa mà đi lập các liên minh với hy vọng sẽ làm chậm đà bành trướng của Trung Quốc.
Theo ông William Choong, một chuyên gia về an ninh trong vùng tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Singapore, “Quy ước hành xử giống như đi thi hoa hậu - chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà thiếu thực chất”.
Việc thay đổi chiến lược nói trên đúng ý với Hoa Kỳ. Tổng thống Obama ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trước khi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á hôm Chủ Nhật tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Đây là một bước tiến nữa cho chính sách “tái quân bằng” tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Hiệp ước đối tác chiến lược diễn ra tiếp theo công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông được một số quốc gia trong vùng hoanh nghênh như Mã Lai và Phi Luật Tân trong khi bị Trung Quốc lên án.
Tổng thống Obama lên tiếng trong buổi họp với các lãnh tụ quốc gia Đông Nam Á, “Vì mục tiêu ổn định trong vùng, các quốc gia tranh chấp nên ngưng ngay các nỗ lực bồi đáp, xây cất và quân sự hóa các vùng tranh chấp.”
Trên danh nghĩa chính thức, tiến trình đàm phán quy ước hành xử vẫn còn đó, chỉ để giữ thể diện cho ASEAN và Trung Quốc vì không muốn thú nhận thất bại sau bao năm trời đàm phán.
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết một số thành viên ASEAN vẫn còn thấy giá trị chiến lược của tiến trình đàm phán, và vận động để đàm phán quy ước hành xử khởi động lại vào đầu năm 2016 để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần ra là người ngăn cản tiến triển.
Phó Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin nói rằng Trung Quốc vẫn thật tâm với tiến trình này. Trong khi đó với tiến trình đàm phán thất bại không ngăn cản được việc cải tạo đảo của Trung Quốc, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung lên tiếng vào cuối buổi họp: “hơi trễ rồi.” Tuy thế ông cho biết Việt Nam vẫn muốn đồng ý với những quy định bó buộc “những gì [các quốc gia tranh chấp] không nên làm trong tương lai.” Ông kêu gọi Trung Quốc tham dự vào các cuộc thương thảo nghiêm chỉnh để có kết quả cụ thể càng sớm càng tốt.
Với tiến trình đàm phán không đi tới đâu, các đối thủ của Trung Quốc đi tìm các phương thức tin cậy khác để bảo vệ quyền lợi của họ. Chẳng hạn như Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại Hague, Hòa Lan và trong tuần rồi, ký hiệp ước chiến lược với Việt Nam và Úc. Hoa Kỳ thì hứa sẽ cung cấp thiết bị quân sự cho Manila, và Nhật cũng làm tương tự. Việt Nam thì gia tăng mối quan hệ với Tokyo và Washington.
Khi thiếu vắng một cơ chế ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa căng thẳng trong vùng Biển Đông, các viên chức cho biết là họ không thể chỉ dựa vào ASEAN mà thôi, mà còn dựa vào những chuyến tuần tra tự do hải hành tiếp tục của Hoa Kỳ.
Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược
Nguồn: The Wall Street Journal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét