Trần Diệu Chân
6-10-2015
Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được thông qua vào lúc 5g sáng, giờ địa phương Atlanta, Hoa Kỳ, ngày 5-10-2015.
12 quốc gia thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng sản lượng quốc gia GDP của khối là 28,5 ngàn tỷ USD, tương đương với 40% GDP toàn cầu, và là một thị trường với 600 triệu dân.
Sau khi kết thúc đàm phán, TPP được ghi nhận là một thỏa thuận lịch sử, mở ra một tương lai mới cho kinh tế thế giới.
Là quốc gia thành viên yếu kém nhất trong TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu biết khai thác cơ hội này. Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng đem lại các thách thức nghiêm trọng mà chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định cho tương lai lâu dài của dân tộc.
TPP và cơ hội mới
Nền kinh tế VN nói chung sẽ gia tăng xuất khẩu một số mặt hàng (hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản) do thuế suất giảm, gia tăng đầu tư ngoại quốc, tăng trưởng kinh tế, cải thiện kỹ năng và đời sống người dân (với sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh và an toàn, giá rẻ), chấm dứt nạn nhập siêu quá lớn từ hàng hóa Trung Quốc. Theo các điều kiện pháp lý, Việt Nam sẽ phải thay đổi cơ chế theo thị trường, cải tổ luật kinh tế, bảo vệ bản quyền trí tuệ, và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt.
Là thành viên TPP, Việt Nam sẽ phải cam kết thi hành hai điều không có trong WTO. Thứ nhất là cam kết công khai hóa về đầu tư công, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh và vấn đề quản trị, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước… Thứ hai là phải điều chỉnh những điều không trực tiếp mang tính thương mại nhưng có liên quan đến thương mại như quyền của người lao động, quyền thành lập công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự, bảo vệ môi trường, chống buôn bán động vật hoang dã và thực hiện công ước CITES để bảo vệ các loài động/thực vật hoang dã bị nguy cơ diệt chủng.
Những cam kết tiến đến “nền kinh tế thị trường” đúng nghĩa và tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như công nhận sự hoạt động của các công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi người lao động ... đều giúp chuyển biến xã hội VN theo hướng có lợi cho dân tộc.
Quan trọng nhất là khi Việt Nam gần gũi với Mỹ sẽ gia tăng cơ hội thoát Trung và chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Cụ thể là sự đòi hỏi của luật TPP liên quan tới những sản phẩm xuất khẩu không được sử dụng nguyên vật liệu từ các quốc gia ngoài khối, sẽ khiến VN giảm lệ thuộc nhập cảng từ Trung Quốc.
TPP và những thách thức
Trong ngắn hạn khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần tới 0% khiến doanh thu về thuế giảm, nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm do không cạnh tranh lại với phẩm chất hàng ngoại quốc, và các mặt hàng nội địa yếu kém có nguy cơ bị tiêu diệt (như ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khoáng sản, công nghiệp). Trong trung và dài hạn, VN sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng lại gia tăng.
Các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ sẽ khiến cho doanh nghiệp và người dân phải mất chi phí cao hơn cho các bản quyền nhu liệu cũng như các sáng chế liên quan đến sản xuất thuốc men.
Các công cụ điều hành kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng sẽ giảm hiệu lực vì bị phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Ngành ngân hàng sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của các tập đoàn tài chính thuộc các nước thành viên với các dịch vụ đa dạng. Các doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động chi tiêu công của chính phủ sẽ bị cạnh tranh trực tiếp khi phải đấu thầu với các nhà thầu nước ngoài thay vì cơ chế chỉ định thầu.
Nếu không chuẩn bị kỹ, những lợi thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau, dẫn đến mất kiểm soát.
Tuy TPP có đem lại một thắng lợi “tâm lý” quan trọng, đó là tạo ra niềm phấn khởi cho người dân trong tình cảnh bi đát của đất nước ngày hôm nay, nhưng do tư duy và hệ thống chính trị-kinh tế lạc hậu, Việt Nam cần thời gian, nỗ lực và thiện chí để có những thay đổi thích hợp hầu có thể đạt được những thành quả và tránh bị những thách đố mới hủy hoại, thí dụ:
1. Cường độ cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, Thái Lan và các mặt hàng chất lượng cao của hàng Âu, Mỹ, Nhật sẽ tiêu diệt hàng nội địa. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong môi trường kinh tế mang tính “ăn xổi ở thì” và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, do đó mà khi hội nhập vào TPP, doanh nghiệp Việt Nam chỉ loay hoay trong sân chơi của mình, trong khi các doanh nghiệp của những quốc gia thành viên TPP sẽ nhảy vào đầu tư ở Việt Nam để “đón sóng” TPP, nhất là các ngành da giày, dệt may - những ngành được cho là thế mạnh của VN. Việt Nam sẽ tiếp tục mất đi cơ hội chủ động kinh tế mà chỉ đi làm công cho các hãng xưởng ngoại quốc.
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải nhanh chóng tái cấu trúc nền kinh tế, qua đó đẩy mạnh phát triển khu vực tư doanh để tận dụng sự nhạy bén thị trường của giới doanh nhân, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản trị thì mới có thể tham gia vào sự cạnh tranh đầy hứa hẹn của TPP. Nếu không thì hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam tiếp tục đứng ở bảng thấp nhất trong các nước.
2. Chênh lệch giàu nghèo gia tăng do tham nhũng từ hệ thống chính trị độc tài, và sân chơi bất bình đẳng dành cho những nhóm lợi ích và quyền thế - không kịp và không thể cải sửa theo đòi hỏi của TPP. Do đó, áp lực cải tổ chính trị song song với những cải tổ kinh tế để loại trừ tham nhũng, để đáp ứng với sự cần thiết về minh bạch sổ sách, chi tiêu công, đầu tư v...v... càng gia tăng khi VN gia nhập TPP.
Chúng ta không thể ngây thơ hay ảo tưởng tin rằng khi giàu có, thịnh vượng hơn và tiếp cận với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia dân chủ thì các chính quyền độc tài sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn. Trung Quốc là một thí dụ điển hình, và VN trong suốt gần 30 năm mở cửa giao thương kinh tế với thế giới tự do, những quyền căn bản của người dân vẫn bị vi phạm trầm trọng.
Kết luận:
TPP là một công cụ nằm trong chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bằng cách dùng các ảnh hưởng kinh tế để hình thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Với tham vọng bành trướng, Trung Quốc qua chiến lược “Con Đường Tơ Lụa” sẽ nối kết 64 quốc gia trong khu vực với tổng nhân số lên đến 4,4 tỷ người, chiếm 29% GDP của cả thế giới.
Điều này cho thấy là tại Á Châu sẽ có hai thị trường lớn được hình thành song song, trong đó TPP có nhiều ưu thế hơn vì là thị trường có hai cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.
Nếu CSVN chọn lựa tiếp tục đu dây như hiện nay để tham gia vào cả hai thị trường TPP và “Con đường tơ lụa của Bắc Kinh” do tư duy “thần phục Bắc Triều” chưa thay đổi, thì việc đu dây bây giờ sẽ bị chính những thành viên TPP tạo áp lực và bị chế tài vì không chu toàn trách nhiệm. Hy vọng, TPP là một cơ hội để thoát khỏi gọng kềm Bắc Phương với những nỗ lực tranh đấu không khoan nhượng của toàn dân.
Những đòi hỏi của TPP tự chúng không bảo đảm sự tôn trọng đầy đủ quyền con người và quyền lao động ở Việt Nam nhưng là những bước cần thiết và quan trọng để đi đúng hướng.
Nhiều người hy vọng là qua Hiệp định TPP, CSVN sẽ phải công nhận quyền thành lập Công Đoàn Độc Lập của người lao động tại Việt Nam, chấm dứt sự khống chế của Tổng liên đoàn lao động như trong những năm vừa qua. Và khi Công Đoàn Độc Lập xuất hiện thì dù có luật hay không có luật về quyền lập hội, lần lượt các tổ chức, đoàn thể xã hội và chính trị sẽ ra đời hoạt động công khai như các đoàn thể xã hội dân sự hiện nay.
Nhưng cũng có người không lạc quan như thế mà cho rằng, CSVN sẽ tiếp tục trì hoãn bằng cách giao cho quốc hội nghiên cứu nhưng không bao giờ mang ra biểu quyết như tình trạng về Luật Biểu Tình, Luật về Quyền Lập Hội hiện nay. Hơn thế nữa, trong lúc cần Hoa Kỳ và Nhật Bản ủng hộ cho việc tham gia TPP, CSVN sẽ hứa làm tất cả, nhưng sau khi gia nhập rồi thì Hà Nội làm ngơ, hay đàn áp thô bạo hơn. Sự tráo trở của Hà Nội khiến cho người ta không tin vào các cam kết của CSVN.
Tuy nhiên, nếu chúng ta coi các ràng buộc về quyền của người lao động, sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong TPP là những cam kết mà các quốc gia thành viên của TPP phải thi hành, thì đó là những lý cớ tốt nhất để tiếp tục vận động tạo áp lực buộc Hà Nội phải tôn trọng.
Người dân nếu chỉ vì một chút quyền lợi kinh tế được gia tăng mà xuôi tay ngừng tranh đấu thì đất nước lại trải qua thêm 40 năm nữa không có dân chủ. Nếu chúng ta không đấu tranh, thì không đương nhiên “thoát Trung” dù gần Mỹ.
Từ bỏ quyền lực hay thực hiện một chính sách tôn trọng nhân quyền là điều mà không một chế độ độc tài nào tự ý làm nếu không có nỗ lực tranh đấu của toàn dân.
6-10-2015
Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được thông qua vào lúc 5g sáng, giờ địa phương Atlanta, Hoa Kỳ, ngày 5-10-2015.
12 quốc gia thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng sản lượng quốc gia GDP của khối là 28,5 ngàn tỷ USD, tương đương với 40% GDP toàn cầu, và là một thị trường với 600 triệu dân.
Sau khi kết thúc đàm phán, TPP được ghi nhận là một thỏa thuận lịch sử, mở ra một tương lai mới cho kinh tế thế giới.
Là quốc gia thành viên yếu kém nhất trong TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu biết khai thác cơ hội này. Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng đem lại các thách thức nghiêm trọng mà chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định cho tương lai lâu dài của dân tộc.
TPP và cơ hội mới
Nền kinh tế VN nói chung sẽ gia tăng xuất khẩu một số mặt hàng (hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản) do thuế suất giảm, gia tăng đầu tư ngoại quốc, tăng trưởng kinh tế, cải thiện kỹ năng và đời sống người dân (với sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh và an toàn, giá rẻ), chấm dứt nạn nhập siêu quá lớn từ hàng hóa Trung Quốc. Theo các điều kiện pháp lý, Việt Nam sẽ phải thay đổi cơ chế theo thị trường, cải tổ luật kinh tế, bảo vệ bản quyền trí tuệ, và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt.
Là thành viên TPP, Việt Nam sẽ phải cam kết thi hành hai điều không có trong WTO. Thứ nhất là cam kết công khai hóa về đầu tư công, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh và vấn đề quản trị, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước… Thứ hai là phải điều chỉnh những điều không trực tiếp mang tính thương mại nhưng có liên quan đến thương mại như quyền của người lao động, quyền thành lập công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự, bảo vệ môi trường, chống buôn bán động vật hoang dã và thực hiện công ước CITES để bảo vệ các loài động/thực vật hoang dã bị nguy cơ diệt chủng.
Những cam kết tiến đến “nền kinh tế thị trường” đúng nghĩa và tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như công nhận sự hoạt động của các công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi người lao động ... đều giúp chuyển biến xã hội VN theo hướng có lợi cho dân tộc.
Quan trọng nhất là khi Việt Nam gần gũi với Mỹ sẽ gia tăng cơ hội thoát Trung và chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Cụ thể là sự đòi hỏi của luật TPP liên quan tới những sản phẩm xuất khẩu không được sử dụng nguyên vật liệu từ các quốc gia ngoài khối, sẽ khiến VN giảm lệ thuộc nhập cảng từ Trung Quốc.
TPP và những thách thức
Trong ngắn hạn khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần tới 0% khiến doanh thu về thuế giảm, nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm do không cạnh tranh lại với phẩm chất hàng ngoại quốc, và các mặt hàng nội địa yếu kém có nguy cơ bị tiêu diệt (như ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khoáng sản, công nghiệp). Trong trung và dài hạn, VN sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng lại gia tăng.
Các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ sẽ khiến cho doanh nghiệp và người dân phải mất chi phí cao hơn cho các bản quyền nhu liệu cũng như các sáng chế liên quan đến sản xuất thuốc men.
Các công cụ điều hành kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng sẽ giảm hiệu lực vì bị phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Ngành ngân hàng sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của các tập đoàn tài chính thuộc các nước thành viên với các dịch vụ đa dạng. Các doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động chi tiêu công của chính phủ sẽ bị cạnh tranh trực tiếp khi phải đấu thầu với các nhà thầu nước ngoài thay vì cơ chế chỉ định thầu.
Nếu không chuẩn bị kỹ, những lợi thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau, dẫn đến mất kiểm soát.
Tuy TPP có đem lại một thắng lợi “tâm lý” quan trọng, đó là tạo ra niềm phấn khởi cho người dân trong tình cảnh bi đát của đất nước ngày hôm nay, nhưng do tư duy và hệ thống chính trị-kinh tế lạc hậu, Việt Nam cần thời gian, nỗ lực và thiện chí để có những thay đổi thích hợp hầu có thể đạt được những thành quả và tránh bị những thách đố mới hủy hoại, thí dụ:
1. Cường độ cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, Thái Lan và các mặt hàng chất lượng cao của hàng Âu, Mỹ, Nhật sẽ tiêu diệt hàng nội địa. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong môi trường kinh tế mang tính “ăn xổi ở thì” và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, do đó mà khi hội nhập vào TPP, doanh nghiệp Việt Nam chỉ loay hoay trong sân chơi của mình, trong khi các doanh nghiệp của những quốc gia thành viên TPP sẽ nhảy vào đầu tư ở Việt Nam để “đón sóng” TPP, nhất là các ngành da giày, dệt may - những ngành được cho là thế mạnh của VN. Việt Nam sẽ tiếp tục mất đi cơ hội chủ động kinh tế mà chỉ đi làm công cho các hãng xưởng ngoại quốc.
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải nhanh chóng tái cấu trúc nền kinh tế, qua đó đẩy mạnh phát triển khu vực tư doanh để tận dụng sự nhạy bén thị trường của giới doanh nhân, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản trị thì mới có thể tham gia vào sự cạnh tranh đầy hứa hẹn của TPP. Nếu không thì hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam tiếp tục đứng ở bảng thấp nhất trong các nước.
2. Chênh lệch giàu nghèo gia tăng do tham nhũng từ hệ thống chính trị độc tài, và sân chơi bất bình đẳng dành cho những nhóm lợi ích và quyền thế - không kịp và không thể cải sửa theo đòi hỏi của TPP. Do đó, áp lực cải tổ chính trị song song với những cải tổ kinh tế để loại trừ tham nhũng, để đáp ứng với sự cần thiết về minh bạch sổ sách, chi tiêu công, đầu tư v...v... càng gia tăng khi VN gia nhập TPP.
Chúng ta không thể ngây thơ hay ảo tưởng tin rằng khi giàu có, thịnh vượng hơn và tiếp cận với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia dân chủ thì các chính quyền độc tài sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn. Trung Quốc là một thí dụ điển hình, và VN trong suốt gần 30 năm mở cửa giao thương kinh tế với thế giới tự do, những quyền căn bản của người dân vẫn bị vi phạm trầm trọng.
Kết luận:
TPP là một công cụ nằm trong chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bằng cách dùng các ảnh hưởng kinh tế để hình thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Với tham vọng bành trướng, Trung Quốc qua chiến lược “Con Đường Tơ Lụa” sẽ nối kết 64 quốc gia trong khu vực với tổng nhân số lên đến 4,4 tỷ người, chiếm 29% GDP của cả thế giới.
Điều này cho thấy là tại Á Châu sẽ có hai thị trường lớn được hình thành song song, trong đó TPP có nhiều ưu thế hơn vì là thị trường có hai cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.
Nếu CSVN chọn lựa tiếp tục đu dây như hiện nay để tham gia vào cả hai thị trường TPP và “Con đường tơ lụa của Bắc Kinh” do tư duy “thần phục Bắc Triều” chưa thay đổi, thì việc đu dây bây giờ sẽ bị chính những thành viên TPP tạo áp lực và bị chế tài vì không chu toàn trách nhiệm. Hy vọng, TPP là một cơ hội để thoát khỏi gọng kềm Bắc Phương với những nỗ lực tranh đấu không khoan nhượng của toàn dân.
Những đòi hỏi của TPP tự chúng không bảo đảm sự tôn trọng đầy đủ quyền con người và quyền lao động ở Việt Nam nhưng là những bước cần thiết và quan trọng để đi đúng hướng.
Nhiều người hy vọng là qua Hiệp định TPP, CSVN sẽ phải công nhận quyền thành lập Công Đoàn Độc Lập của người lao động tại Việt Nam, chấm dứt sự khống chế của Tổng liên đoàn lao động như trong những năm vừa qua. Và khi Công Đoàn Độc Lập xuất hiện thì dù có luật hay không có luật về quyền lập hội, lần lượt các tổ chức, đoàn thể xã hội và chính trị sẽ ra đời hoạt động công khai như các đoàn thể xã hội dân sự hiện nay.
Nhưng cũng có người không lạc quan như thế mà cho rằng, CSVN sẽ tiếp tục trì hoãn bằng cách giao cho quốc hội nghiên cứu nhưng không bao giờ mang ra biểu quyết như tình trạng về Luật Biểu Tình, Luật về Quyền Lập Hội hiện nay. Hơn thế nữa, trong lúc cần Hoa Kỳ và Nhật Bản ủng hộ cho việc tham gia TPP, CSVN sẽ hứa làm tất cả, nhưng sau khi gia nhập rồi thì Hà Nội làm ngơ, hay đàn áp thô bạo hơn. Sự tráo trở của Hà Nội khiến cho người ta không tin vào các cam kết của CSVN.
Tuy nhiên, nếu chúng ta coi các ràng buộc về quyền của người lao động, sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong TPP là những cam kết mà các quốc gia thành viên của TPP phải thi hành, thì đó là những lý cớ tốt nhất để tiếp tục vận động tạo áp lực buộc Hà Nội phải tôn trọng.
Người dân nếu chỉ vì một chút quyền lợi kinh tế được gia tăng mà xuôi tay ngừng tranh đấu thì đất nước lại trải qua thêm 40 năm nữa không có dân chủ. Nếu chúng ta không đấu tranh, thì không đương nhiên “thoát Trung” dù gần Mỹ.
Từ bỏ quyền lực hay thực hiện một chính sách tôn trọng nhân quyền là điều mà không một chế độ độc tài nào tự ý làm nếu không có nỗ lực tranh đấu của toàn dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét