Đoàn Hùng
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ở Quốc hội hôm 22 tháng 10 vừa qua, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư đã nêu lên ba mối lo của chính ông về tương lai của Việt Nam.
Mối lo đầu tiên là tại sao công nghệ của Trung Quốc mạnh trong khi Việt Nam lại quá yếu, không những không đủ sức cạnh tranh mà theo ông Vinh là không có gì đáng nói.
Ông Vinh đánh giá rằng Trung Quốc có công nghệ cao nên ăn cắp công nghệ rất giỏi và từ đó có thể chế biến ra những sản phẩm cạnh tranh với các đại công ty. Trong khi đó, các công ty của Việt Nam không những kém về công nghệ mà còn lười biếng học hỏi. Ông Vinh than rằng nhiều công ty Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ cho bớt tốn kém nhưng các công ty của Việt Nam không đủ sức tiếp thu.
Sự yếu kém của nền công nghệ Việt Nam ở mức các kỹ sư sau 10 năm ra trường không chế nổi con ốc, cho thấy là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lạc hậu tới mức nào, và làm sao có đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 không hơn gì 10 năm trước đây và có khi còn tệ hơn. Ông Vinh đã than rằng: “... thời bao cấp, ta còn rất nhiều nhà máy cơ khí, giờ tất cả đều thành khu đô thị. Nền tảng sản xuất của đất nước ngày càng mất đi.”
Mối lo thứ hai là tạo sao Việt Nam là nước nông nghiệp, có rất nhiều sản phẩm sản lượng đứng đầu thế giới trước đây, nhưng giá trị gia tăng rất thấp, không cạnh tranh nổi trên thị trường thế giới.
Ông Vinh cho rằng chính sách phân đất cho các hộ gia đình trong quá khứ, đã trở thành một cản trở lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam khi đất canh tác bị chia quá nhỏ không thể tạo thành những sản xuất quy mô lớn.
Để vực lại nền nông nghiệp, theo ông Vinh thì phải thực hiện hai việc: thứ nhất là nông nghiệp phải đi vào chất lượng, bắt đầu từ giống, và thứ hai là phải canh tác quy mô lớn.
Hai đề nghị này của ông Vinh vẫn chưa ổn vì:
1. Để gia tăng chất lượng nông phẩm, cần phải có 3 yếu tố: giống tốt, phân bón và thủy lợi. Việt Nam hiện nay yếu kém về cả 3 mặt này do không được nhà nước quan tâm đúng mức. Việt Nam phải chú trọng thiết lập những trung tâm nghiên cứu thực sự với sự đóng góp tự do của các chuyên gia nông nghiệp thì họa may mới thay đổi được chất lượng canh tác.
2. Diện tích canh tác của Nhật Bản không hơn Việt Nam là bao nhiêu, nhưng chỉ 3% dân số nhật Bản làm nông nghiệp mà vẫn cung cấp đầy đủ cái ăn với chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân. Điều này cho thấy, không phải có đất rộng, canh tác quy mô là sẽ vực dậy nền nông nghiệp mà chính quyền phải có một chính sách phát triển nông thôn thực tiễn, khoa học và phải để cho người dân thực sự làm chủ trên những mảnh đất canh tác của mình.
Mối lo thứ ba là hết tiền nếu không tái cơ cấu lại ngân sách.
Ông Vinh lo ngại rằng tình hình thiếu hụt ngân sách không thể bảo đảm cho phát triển bền vững. Ông đã vẽ ra hình ảnh ngân sách vô cùng bi đát như sau:
Ngân sách của nhà nước CSVN năm 2014 là 255.750 tỷ đồng. Số tiền này chi cho ngân sách các địa phương là 131.200 tỷ đồng (chiếm 52%) do các địa phương tự quản lý.
Ngân sách trung ương còn lại 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài còn lại 45.000 tỷ đồng. Với ngân sách 45.000 tỷ đồng này, còn phải trả nợ quốc tế đáo hạn nên trung ương không còn tiền để chi trả hay đầu tư bất cứ thứ gì.
Ông Bùi Quang Vinh đã nêu ra một thí dụ là để xây dựng khoảng 50% xã đạt tiêu chuẩn phát triển nông thôn mới, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị phần ngân sách Trung ương phải đầu tư 120.000 tỷ đồng, địa phương là 130.000 tỷ. Nhưng phần Trung ương, bàn mãi mới chỉ được 40.000 tỷ, giờ còn thiếu 80.000 tỷ nữa.
Sự thiếu hụt ngân sách đã xảy ra hàng năm và theo ông Vinh thì hiện nay khối lượng vay lớn gấp đôi so với số lượng vay trả được. Ví dụ năm 2015 trả nợ chỉ được 150.000 tỷ nhưng lại vay bội chi ngân sách 226.00 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ là 85.000 tỷ đồng. Nghĩa là sự vận hành ngân sách
của CSVN luôn luôn dựa trên vay mượn chồng chất để nuôi bộ máy quan liêu kồng kềnh.
*
Ba mối lo về tương lai Việt Nam mà ông Vinh đề cập, trong thực tế không phải là 3 nguy cơ sinh tử cho Việt Nam mà chỉ nói lên sự yếu kém của lãnh đạo CSVN trong việc điều hành quốc gia. Ba mối lo này có thể cải sửa nhanh chóng, nếu nhà cầm quyền CSVN chấp thuận một diễn trình thay đổi dựa trên ba điều:
Thứ nhất là phải nói thật với toàn dân về tình trạng nguy kịch của nền kinh tế và sự lệ thuộc vào Bắc Kinh như thế nào. Cho đến nay những báo cáo của chính phủ chỉ toàn là màu hồng với những từ ngữ: khắc phục, đạt chỉ tiêu, nợ vẫn còn ở mức an toàn. Trong khi báo cáo của ông Bùi Quang Vinh thì hoàn toàn trái ngược với bức tranh mầu hồng này, và lại rất phù hợp với thực tế ảm đạm đen tối của nền kinh tế - có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào.
Thứ hai là Việt Nam phải mạnh dạn trong việc hợp tác gần hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản để không chỉ thoát ra khỏi vòng kiềm chế của Trung Quốc, mà còn để nâng cao sự tin tưởng hầu có thể khai dụng hiệu quả sự yểm trợ của hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản cho nhu cầu phát triển, canh tân Việt Nam. Việt Nam nên thật sự chuyển trục về phương Tây.
Thứ ba là Việt Nam nên chính thức đoạn tuyệt với chủ thuyết Mác-Lênin, giã từ xã hội chủ nghĩa để thực sự bước vào thế giới văn minh tiến bộ. Thế giới của những thập niên tới không còn dựa trên lý thuyết viển vông mà là thực dụng, khoa học và chính xác. Ngày nào còn vin vào cái xác ma chủ nghĩa Mác-Lê để duy trì quyền lực độc tôn-độc đảng, thì đất nước không những không thể phát triển mà sẽ còn tiếp tục tuột dốc và phá sản mọi mặt. Trên con đường mòn lạc hậu, Việt Nam sẽ chỉ có thể ngơ ngác đứng nhìn thế giới lao vùn vụt về phía trước, và con dân Việt Nam tiếp tục kiếp lao nô lầm than để trả nợ.
Thực hiện ba điều này mới nói lên thực tâm cải sửa và đồng hành cùng nhân dân để cứu nguy đất nước.
Đoàn Hùng
29/10/2015
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ở Quốc hội hôm 22 tháng 10 vừa qua, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư đã nêu lên ba mối lo của chính ông về tương lai của Việt Nam.
Mối lo đầu tiên là tại sao công nghệ của Trung Quốc mạnh trong khi Việt Nam lại quá yếu, không những không đủ sức cạnh tranh mà theo ông Vinh là không có gì đáng nói.
Ông Vinh đánh giá rằng Trung Quốc có công nghệ cao nên ăn cắp công nghệ rất giỏi và từ đó có thể chế biến ra những sản phẩm cạnh tranh với các đại công ty. Trong khi đó, các công ty của Việt Nam không những kém về công nghệ mà còn lười biếng học hỏi. Ông Vinh than rằng nhiều công ty Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ cho bớt tốn kém nhưng các công ty của Việt Nam không đủ sức tiếp thu.
Sự yếu kém của nền công nghệ Việt Nam ở mức các kỹ sư sau 10 năm ra trường không chế nổi con ốc, cho thấy là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lạc hậu tới mức nào, và làm sao có đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 không hơn gì 10 năm trước đây và có khi còn tệ hơn. Ông Vinh đã than rằng: “... thời bao cấp, ta còn rất nhiều nhà máy cơ khí, giờ tất cả đều thành khu đô thị. Nền tảng sản xuất của đất nước ngày càng mất đi.”
Mối lo thứ hai là tạo sao Việt Nam là nước nông nghiệp, có rất nhiều sản phẩm sản lượng đứng đầu thế giới trước đây, nhưng giá trị gia tăng rất thấp, không cạnh tranh nổi trên thị trường thế giới.
Ông Vinh cho rằng chính sách phân đất cho các hộ gia đình trong quá khứ, đã trở thành một cản trở lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam khi đất canh tác bị chia quá nhỏ không thể tạo thành những sản xuất quy mô lớn.
Để vực lại nền nông nghiệp, theo ông Vinh thì phải thực hiện hai việc: thứ nhất là nông nghiệp phải đi vào chất lượng, bắt đầu từ giống, và thứ hai là phải canh tác quy mô lớn.
Hai đề nghị này của ông Vinh vẫn chưa ổn vì:
1. Để gia tăng chất lượng nông phẩm, cần phải có 3 yếu tố: giống tốt, phân bón và thủy lợi. Việt Nam hiện nay yếu kém về cả 3 mặt này do không được nhà nước quan tâm đúng mức. Việt Nam phải chú trọng thiết lập những trung tâm nghiên cứu thực sự với sự đóng góp tự do của các chuyên gia nông nghiệp thì họa may mới thay đổi được chất lượng canh tác.
2. Diện tích canh tác của Nhật Bản không hơn Việt Nam là bao nhiêu, nhưng chỉ 3% dân số nhật Bản làm nông nghiệp mà vẫn cung cấp đầy đủ cái ăn với chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân. Điều này cho thấy, không phải có đất rộng, canh tác quy mô là sẽ vực dậy nền nông nghiệp mà chính quyền phải có một chính sách phát triển nông thôn thực tiễn, khoa học và phải để cho người dân thực sự làm chủ trên những mảnh đất canh tác của mình.
Mối lo thứ ba là hết tiền nếu không tái cơ cấu lại ngân sách.
Ông Vinh lo ngại rằng tình hình thiếu hụt ngân sách không thể bảo đảm cho phát triển bền vững. Ông đã vẽ ra hình ảnh ngân sách vô cùng bi đát như sau:
Ngân sách của nhà nước CSVN năm 2014 là 255.750 tỷ đồng. Số tiền này chi cho ngân sách các địa phương là 131.200 tỷ đồng (chiếm 52%) do các địa phương tự quản lý.
Ngân sách trung ương còn lại 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài còn lại 45.000 tỷ đồng. Với ngân sách 45.000 tỷ đồng này, còn phải trả nợ quốc tế đáo hạn nên trung ương không còn tiền để chi trả hay đầu tư bất cứ thứ gì.
Ông Bùi Quang Vinh đã nêu ra một thí dụ là để xây dựng khoảng 50% xã đạt tiêu chuẩn phát triển nông thôn mới, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị phần ngân sách Trung ương phải đầu tư 120.000 tỷ đồng, địa phương là 130.000 tỷ. Nhưng phần Trung ương, bàn mãi mới chỉ được 40.000 tỷ, giờ còn thiếu 80.000 tỷ nữa.
Sự thiếu hụt ngân sách đã xảy ra hàng năm và theo ông Vinh thì hiện nay khối lượng vay lớn gấp đôi so với số lượng vay trả được. Ví dụ năm 2015 trả nợ chỉ được 150.000 tỷ nhưng lại vay bội chi ngân sách 226.00 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ là 85.000 tỷ đồng. Nghĩa là sự vận hành ngân sách
của CSVN luôn luôn dựa trên vay mượn chồng chất để nuôi bộ máy quan liêu kồng kềnh.
*
Ba mối lo về tương lai Việt Nam mà ông Vinh đề cập, trong thực tế không phải là 3 nguy cơ sinh tử cho Việt Nam mà chỉ nói lên sự yếu kém của lãnh đạo CSVN trong việc điều hành quốc gia. Ba mối lo này có thể cải sửa nhanh chóng, nếu nhà cầm quyền CSVN chấp thuận một diễn trình thay đổi dựa trên ba điều:
Thứ nhất là phải nói thật với toàn dân về tình trạng nguy kịch của nền kinh tế và sự lệ thuộc vào Bắc Kinh như thế nào. Cho đến nay những báo cáo của chính phủ chỉ toàn là màu hồng với những từ ngữ: khắc phục, đạt chỉ tiêu, nợ vẫn còn ở mức an toàn. Trong khi báo cáo của ông Bùi Quang Vinh thì hoàn toàn trái ngược với bức tranh mầu hồng này, và lại rất phù hợp với thực tế ảm đạm đen tối của nền kinh tế - có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào.
Thứ hai là Việt Nam phải mạnh dạn trong việc hợp tác gần hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản để không chỉ thoát ra khỏi vòng kiềm chế của Trung Quốc, mà còn để nâng cao sự tin tưởng hầu có thể khai dụng hiệu quả sự yểm trợ của hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản cho nhu cầu phát triển, canh tân Việt Nam. Việt Nam nên thật sự chuyển trục về phương Tây.
Thứ ba là Việt Nam nên chính thức đoạn tuyệt với chủ thuyết Mác-Lênin, giã từ xã hội chủ nghĩa để thực sự bước vào thế giới văn minh tiến bộ. Thế giới của những thập niên tới không còn dựa trên lý thuyết viển vông mà là thực dụng, khoa học và chính xác. Ngày nào còn vin vào cái xác ma chủ nghĩa Mác-Lê để duy trì quyền lực độc tôn-độc đảng, thì đất nước không những không thể phát triển mà sẽ còn tiếp tục tuột dốc và phá sản mọi mặt. Trên con đường mòn lạc hậu, Việt Nam sẽ chỉ có thể ngơ ngác đứng nhìn thế giới lao vùn vụt về phía trước, và con dân Việt Nam tiếp tục kiếp lao nô lầm than để trả nợ.
Thực hiện ba điều này mới nói lên thực tâm cải sửa và đồng hành cùng nhân dân để cứu nguy đất nước.
Đoàn Hùng
29/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét