Gwynn Guilford - Quartz
09/16/15
Mối lo lắng lớn nhất về kinh tế của Trung Quốc không phải là thị trường chứng khoán, giá trị đồng nhân dân tệ hoặc dự trữ ngoại hối bao lớn. Mà đơn giản là các công ty Trung Quốc sản xuất hàng hóa quá nhiều hơn nhu cầu cần có.
Việc sản xuất quá tải này phí phạm sức lao động, tín dụng ngân hàng, gây ra nợ nần và kềm hãm sáng tạo. Nó cũng khiến cho việc tái quân bằng mô hình kinh tế tiêu thụ gần như không thể được. Khi kéo giá xuống tại Trung Quốc và nơi khác, nền kinh tế tư bản nhà nước đẩy giới kinh doanh khắp nơi đến chỗ khánh tận.
Để giải quyết vấn nạn này cần phải xé bỏ hệ thống gây ra nó: là việc chính phủ kiểm soát nền kinh tế qua các xí nghiệp quốc doanh. Nhưng theo kế hoạch cải tổ mới phát hành thì Tập Cận Bình không làm nổi.
Kế hoạch này không khuyến khích sự cạnh tranh của tư doanh, đừng nói chi đến việc chuyển các nguồn vốn phí phạm của quốc doanh sang giới doanh nghiệp có khả năng làm ra tiền.
Câu hỏi hóc búa của tư bản nhà nước Trung Quốc
Với hệ thống hiện thời, chính quyền bảo vệ khoảng 75.000 xí nghiệp quốc doanh trong các lãnh vực chiến lược như viễn liên, dầu, năng lượng, hàng không và ngân hàng – không sợ cạnh tranh từ tư doanh. Khoảng 80.000 xí nghiệp quốc doanh khác hoạt động trong các lãnh vực không được bảo vệ như khách sạn, bất động sản nhưng được đặc quyền vay tiền rẻ, mua đất đai. Mặc dầu cổ phần của quốc doanh đối với nền kinh tế có teo lại, xí nghiệp quốc doanh vẫn chiếm lấy phần lớn tiền vay ngân hàng, khiến các tư doanh không có nhiều cơ hội vay tiền. Khi tiêu phí nguồn vốn và không làm ra tiền như mong đợi, tư bản nhà nước Trung Quốc kéo lui tăng trưởng và gia tăng nợ nần.
Các công ty tư doanh thường có lời hơn là quốc doanh. Thế thì tại sao họ lại không cạnh tranh được với quốc doanh?
Chính sách ưu đãi đã để cho quốc doanh dành lấy vốn và nguồn lao động mà chẳng cần để ý đến lợi nhuận. Nếu có lỗ lã thì họ luôn có thể mượn thêm vốn từ ngân hàng nhà nước. Ngoài ra chính quyền còn ngăn không cho xí nghiệp quốc doanh sụp đổ, biến chúng thành những công ty “dở sống, dở chết” sống cầm hơi do nhà nước nuôi nhỏ giọt. Đơn cử vụ công ty sản xuất thép nhà nước Sinosteel xin phá sản vào năm 2014 nhưng không được phép và ngân hàng nhà nước tiếp tục cho hãng này mượn tiền.
Tư bản nhà nước Trung Quốc kiềm hãm tăng trưởng toàn cầu
Cách nuôi dưỡng như thế đã để cho các xí nghiệp quốc doanh sản xuất tràn ngập thị trường với hàng hóa và dịch vụ rẻ tiền một cách giả tạo, buộc các công ty tư nhân bị phá sản.
Không riêng tại Trung Quốc. Các xí nghiệp quốc doanh kéo giá xuống khắp nơi trên thế giới, đẩy giới sản suất nơi khác vào chỗ phá sản. Cho đến khi nào Trung Quốc làm thoát bớt lượng sản xuất thặng dư, để đầu tư tạo ra thêm lợi nhuận, thì kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp tục thiệt hại.
Giải pháp mà chính quyền Trung Quốc hứa hẹn trong kỳ họp năm 2013 là để cho thị trường đóng “vai trò quyết định” xem ai được hưởng các cơ hội và tài nguyên. Có cạnh tranh thì các công ty mới có động lực tạo ra nhiều lợi nhuận.
Nhiều kinh tế gia hy vọng là Tập Cận Bình sẽ kết hợp “vai trò quyết định” của thị trường vào kế hoạch cải tổ các xí nghiệp nhà nước.
Đã có tiền lệ cải tổ tương tự trước đây. Từ năm 1997 đến 2003, chính quyền Trung Quốc đóng cửa hoặc tư hữu hóa khoảng 60.000 xí nghiệp nhà nước hoang phí – gây thất nghiệp cho 40 triệu công nhân. Mối đe dọa bị đóng cửa hoặc bị tư hữu hóa là động cơ thúc đẩy quốc doanh phải hoạt động tốt hơn và khích động các cơ hội cho lãnh vực tư doanh – đây là một phương cách vẫn còn có thể áp dụng hữu hiệu.
Kế hoạch cải tổ yếu ớt của họ Tập
Tuy nhiên đề nghị cải tổ của Tập Cận Bình là nhằm gia tăng hiệu suất của quốc doanh qua việc quản trị điều hành hơn là dùng sức mạnh của thị trường. Nói cách khác, chính quyền chứ không phải thị trường vẫn đóng “vai trò quyết định” trong việc phân phối tài nguyên.
Hai ý chính của kế hoạch này là cổ vỏ đầu tư của tư nhân vào xí nghiệp quốc doanh và tạo vùng đệm giữa công ty nhà nước và cơ quan quản lý. Ở tầng giữa sẽ là các công ty quản trị vốn nhà nước (SCMC-state capital management companies), dựa theo mô hình của Temasek, một công ty Singapore.
Ý thứ nhất thì không có gì lạ. Kể từ đầu thập niên 90s đến nay đã có 80 phần trăm các xí nghiệp quốc doanh có tư nhân làm chủ một phần – nhưng cũng không giúp tăng hiệu suất gì hơn cả.
Còn về kế hoạch quản trị theo kiểu Singapore, chưa rõ là động lực nào sẽ giúp cho họ đặt nặng lợi nhuận lên trên chính trị. Tuy đặt ưu tiên vào hiệu suất tài chính, các công ty SCMC còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.
Niềm hy vọng lấp lánh cho tăng trưởng toàn cầu bị mờ đi bởi cái bóng khổng lồ của nền tư bản nhà nước béo phí của Tập Cận Bình.
Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: Quartz
09/16/15
Mối lo lắng lớn nhất về kinh tế của Trung Quốc không phải là thị trường chứng khoán, giá trị đồng nhân dân tệ hoặc dự trữ ngoại hối bao lớn. Mà đơn giản là các công ty Trung Quốc sản xuất hàng hóa quá nhiều hơn nhu cầu cần có.
Việc sản xuất quá tải này phí phạm sức lao động, tín dụng ngân hàng, gây ra nợ nần và kềm hãm sáng tạo. Nó cũng khiến cho việc tái quân bằng mô hình kinh tế tiêu thụ gần như không thể được. Khi kéo giá xuống tại Trung Quốc và nơi khác, nền kinh tế tư bản nhà nước đẩy giới kinh doanh khắp nơi đến chỗ khánh tận.
Để giải quyết vấn nạn này cần phải xé bỏ hệ thống gây ra nó: là việc chính phủ kiểm soát nền kinh tế qua các xí nghiệp quốc doanh. Nhưng theo kế hoạch cải tổ mới phát hành thì Tập Cận Bình không làm nổi.
Kế hoạch này không khuyến khích sự cạnh tranh của tư doanh, đừng nói chi đến việc chuyển các nguồn vốn phí phạm của quốc doanh sang giới doanh nghiệp có khả năng làm ra tiền.
Câu hỏi hóc búa của tư bản nhà nước Trung Quốc
Với hệ thống hiện thời, chính quyền bảo vệ khoảng 75.000 xí nghiệp quốc doanh trong các lãnh vực chiến lược như viễn liên, dầu, năng lượng, hàng không và ngân hàng – không sợ cạnh tranh từ tư doanh. Khoảng 80.000 xí nghiệp quốc doanh khác hoạt động trong các lãnh vực không được bảo vệ như khách sạn, bất động sản nhưng được đặc quyền vay tiền rẻ, mua đất đai. Mặc dầu cổ phần của quốc doanh đối với nền kinh tế có teo lại, xí nghiệp quốc doanh vẫn chiếm lấy phần lớn tiền vay ngân hàng, khiến các tư doanh không có nhiều cơ hội vay tiền. Khi tiêu phí nguồn vốn và không làm ra tiền như mong đợi, tư bản nhà nước Trung Quốc kéo lui tăng trưởng và gia tăng nợ nần.
Các công ty tư doanh thường có lời hơn là quốc doanh. Thế thì tại sao họ lại không cạnh tranh được với quốc doanh?
Chính sách ưu đãi đã để cho quốc doanh dành lấy vốn và nguồn lao động mà chẳng cần để ý đến lợi nhuận. Nếu có lỗ lã thì họ luôn có thể mượn thêm vốn từ ngân hàng nhà nước. Ngoài ra chính quyền còn ngăn không cho xí nghiệp quốc doanh sụp đổ, biến chúng thành những công ty “dở sống, dở chết” sống cầm hơi do nhà nước nuôi nhỏ giọt. Đơn cử vụ công ty sản xuất thép nhà nước Sinosteel xin phá sản vào năm 2014 nhưng không được phép và ngân hàng nhà nước tiếp tục cho hãng này mượn tiền.
Tư bản nhà nước Trung Quốc kiềm hãm tăng trưởng toàn cầu
Cách nuôi dưỡng như thế đã để cho các xí nghiệp quốc doanh sản xuất tràn ngập thị trường với hàng hóa và dịch vụ rẻ tiền một cách giả tạo, buộc các công ty tư nhân bị phá sản.
Không riêng tại Trung Quốc. Các xí nghiệp quốc doanh kéo giá xuống khắp nơi trên thế giới, đẩy giới sản suất nơi khác vào chỗ phá sản. Cho đến khi nào Trung Quốc làm thoát bớt lượng sản xuất thặng dư, để đầu tư tạo ra thêm lợi nhuận, thì kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp tục thiệt hại.
Giải pháp mà chính quyền Trung Quốc hứa hẹn trong kỳ họp năm 2013 là để cho thị trường đóng “vai trò quyết định” xem ai được hưởng các cơ hội và tài nguyên. Có cạnh tranh thì các công ty mới có động lực tạo ra nhiều lợi nhuận.
Nhiều kinh tế gia hy vọng là Tập Cận Bình sẽ kết hợp “vai trò quyết định” của thị trường vào kế hoạch cải tổ các xí nghiệp nhà nước.
Đã có tiền lệ cải tổ tương tự trước đây. Từ năm 1997 đến 2003, chính quyền Trung Quốc đóng cửa hoặc tư hữu hóa khoảng 60.000 xí nghiệp nhà nước hoang phí – gây thất nghiệp cho 40 triệu công nhân. Mối đe dọa bị đóng cửa hoặc bị tư hữu hóa là động cơ thúc đẩy quốc doanh phải hoạt động tốt hơn và khích động các cơ hội cho lãnh vực tư doanh – đây là một phương cách vẫn còn có thể áp dụng hữu hiệu.
Kế hoạch cải tổ yếu ớt của họ Tập
Tuy nhiên đề nghị cải tổ của Tập Cận Bình là nhằm gia tăng hiệu suất của quốc doanh qua việc quản trị điều hành hơn là dùng sức mạnh của thị trường. Nói cách khác, chính quyền chứ không phải thị trường vẫn đóng “vai trò quyết định” trong việc phân phối tài nguyên.
Hai ý chính của kế hoạch này là cổ vỏ đầu tư của tư nhân vào xí nghiệp quốc doanh và tạo vùng đệm giữa công ty nhà nước và cơ quan quản lý. Ở tầng giữa sẽ là các công ty quản trị vốn nhà nước (SCMC-state capital management companies), dựa theo mô hình của Temasek, một công ty Singapore.
Ý thứ nhất thì không có gì lạ. Kể từ đầu thập niên 90s đến nay đã có 80 phần trăm các xí nghiệp quốc doanh có tư nhân làm chủ một phần – nhưng cũng không giúp tăng hiệu suất gì hơn cả.
Còn về kế hoạch quản trị theo kiểu Singapore, chưa rõ là động lực nào sẽ giúp cho họ đặt nặng lợi nhuận lên trên chính trị. Tuy đặt ưu tiên vào hiệu suất tài chính, các công ty SCMC còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.
Niềm hy vọng lấp lánh cho tăng trưởng toàn cầu bị mờ đi bởi cái bóng khổng lồ của nền tư bản nhà nước béo phí của Tập Cận Bình.
Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: Quartz
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét