2015/08/24

Lãnh đạo Trung Quốc bất lực trước sức công phá của thị trường


Fergus Ryan từ Bắc Kinh - The Guardian, 24/08/2015

 Ấn tượng có khả năng chế ngự thị trường của nhà cầm quyền cộng sản bị kinh tế tư bản hoang dã đập vỡ.

Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, đang cất công để tạo hình ảnh của người lãnh tụ quyền uy nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Cuối tuần rồi cả thành phố Bắc Kinh ngừng đọng vì hàng đoàn binh lính, xe tăng và các phương tiện quân sự khác đổ vào thủ đô chuẩn bị cho cuộc diễn binh sắp tới.

Nhưng chỉ một ngày sau khi những hình ảnh quân sự vĩ đại đó lan rộng trên mạng xã hội thì trên mạng chỉ toàn là tin tức về sự tuột dốc choáng váng của sàn chứng khoán. Nỗ lực của nhà nước để nâng đỡ giá cổ phần không hiệu quả, sàn chứng khoán sụp đổ nặng nhất kể từ 2007.

Lễ kỷ niệm chiến thắng sắp tới vào ngày 3 tháng Chín được dàn dựng để phô trương quyền lực và uy tín của họ Tập và rõ ràng là nhắm vào đối tượng trong nước. Nhưng khi dính đến kinh tế thì càng ngày độ tín nhiệm của Tập Cận Bình và chính quyền càng bị tả tơi. Uy tín của Bắc Kinh tạo dựng trong suốt nhiều năm tăng trưởng kinh tế như là những nhà quản lý kinh tế đầy khả năng và khéo léo giờ đây tan vỡ sau cuộc giải cứu thị trường chứng khoán kéo dài hai tháng bị vấp ngã.

Khác với mọi nơi, thị trường chứng khoán Trung Quốc không đi liền với cơ bản kinh tế của đất nước. Sự tuộc dốc nhanh chóng cho thấy cảm tính thị trường đã ngã nhào qua sườn núi.

Các thị trường trên thế giới vừa mới xiểng niểng với dữ kiện tuần rồi cho thấy chỉ số sản suất của Trung Quốc đi xuống mức thấp nhất từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia có cảm tưởng là bây giờ chính quyền có nói gì có làm gì cũng không còn tác dụng gì nữa vì thị trường tự nó điều chỉnh theo thực tế.

Cuối tuần qua chính quyền tuyên bố là các quỹ đầu tư hưu bổng có thể đầu tư 30% vốn vào thị trường chứng khoán để ngăn ngừa sàn chứng khoàn tiếp tục sụp đổ. Nhưng rồi biện pháp này cũng không ngăn được thất bại và khiến giới phân tích thấy sự tuyệt vọng của chính quyền.

Biện pháp nói trên rất nhiều rủi ro. Dùng vốn của quỹ hưu bổng để nâng đỡ giá cổ phần có thể gặp nhiều nguy cơ và biến bong bóng thị trường chứng khoán thành một cơn khủng hoảng hưu bổng, theo lời của giáo sư kinh tế Christopher Balding thuộc Đại học Bắc Kinh.

Trong khi đó những ai theo dõi phát biểu của Tập Cận Bình thì sẽ thắc mắc là có gì mà phải lo lắng. Trong bài diễn văn với giới lãnh đạo tỉnh Cát Lâm tháng rồi, Tập Cận Bình cho biết là viễn ảnh kinh tế còn tươi sáng. Theo Tân Hoa Xã thì Tập Cận Bình khẳng định là kinh tế Trung Quốc tốt không có gì thay đổi, có sự linh động, có tiềm năng lớn và còn chỗ để tăng trưởng. Tin tưởng là tăng trưởng kinh tế vẫn còn tương lai hứa hẹn.

Quả thật không phải các chỉ số kinh tế nào gần đây nhất cũng tệ hại cả. Ngành phục vụ vẫn vững mạnh. Ngành thương mại qua mạng (e-commerce) vẫn tiếp tục bành trướng. Tuy nhiên tiến trình chuyển tiếp từ mô hình đầu tư nhiều vào công nghiệp nặng sang một nền kinh tế dịch vụ và tiêu thụ gặp nhiều gập ghềnh.

Andrew Horden, kinh tế gia đặc trách vùng với IMA Asia cho biết là thế giới phải làm quen với một Trung Quốc trồi sụt với tăng trưởng thấp. Chuyển tiếp một nền kinh tế lớn như thế nào không là điều dễ dàng.

Hiện tình của thị trường cho thấy giới đầu tư mất tin tưởng vào những chính sách của chính quyền công bố. Việc phá giá nhân dân tệ bất ngờ trong tháng này là chỉ dấu cho thấy chính quyền lo lắng.
Khi chính quyền không ra tay để ngăn chận tình trạng náo động của thị trường hôm thứ Hai dường như cho thấy họ đã chịu thua sau khi làm đủ mọi cách để đối phó với vấn đề.

Tuần rồi báo nhà nước có bài bình luận khá thẳng thắng mô tả sự chống đối mãnh liệt bên trong đảng Cộng Sản với những cải cách của Tập Cận Bình. Bài báo viết, “Cuộc cải cách sâu rộng để đạt đến việc tái phối trí vấn đề huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này và làm cho nó vững mạnh. Vậy mà tầm vóc của sự chống đối ở mức không thể tưởng tượng được.”

Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược

Nguồn: The Guardian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét